Tải bản đầy đủ (.pdf) (134 trang)

Phát triển năng lực giải thích các hiện tượng và quá trình tự nhiên cho học sinh trong dạy học địa lý lớp 10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.76 MB, 134 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

PHAN THỊ CẨM GIANG

PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIẢI THÍCH CÁC HIỆN
TƯỢNG VÀ QUÁ TRÌNH TỰ NHIÊN CHO HỌC SINH
TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ LỚP 10

LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC
THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG

Thừa Thiên Huế, năm 2018


ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

PHAN THỊ CẨM GIANG

PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIẢI THÍCH CÁC HIỆN
TƯỢNG VÀ QUÁ TRÌNH TỰ NHIÊN CHO HỌC SINH
TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ LỚP 10

Chuyên ngành: Lý luận và Phương pháp dạy học bộ môn Địa lí
Mã số: 81 40 111

LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC
THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. NGUYỄN ĐỨC VŨ



Thừa Thiên Huế, năm 2018

i


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi,
các số liệu và kết quả nghiên cứu ghi trong luận văn là trung thực,
được các đồng tác giả cho phép sử dụng và chưa từng được công bố
trong bất kỳ một công trình nào khác.
Tác giả

PHAN THỊ CẨM GIANG

ii


Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn, sự tri ân sâu sắc tới Thầy giáo
PGS.TS Nguyễn Đức Vũ - Trường ĐHSP Huế là người đã trực
tiếp giảng dạy, hướng dẫn khoa học, giúp đỡ, động viên và tạo mọi điều
kiện để tôi nghiên cứu và thực hiện đề tài luận văn.
Chân thành cảm ơn quý thầy giáo, cô giáo trong khoa Địa lí đã trực
tiếp giảng dạy, chia sẻ, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu.
Xin được gởi lời cảm ơn đến:
Trường Đại học sư phạm và phòng Đào tạo sau Đại học - Đại học
sư phạm Huế, Đại học Huế.
Ban Giám Hiệu, Thầy cô giáo, đồng nghiệp và các em học sinh các
trường: THPT Nguyễn Du (Hà Tĩnh), THPT Quảng Ninh,
THPT Hoàng Hoa Thám (Quảng Bình), THPT Vĩnh Linh,

THPT Cửa Tùng, Trường THPT Đông Hà (Quảng Trị),
THPT Hai Bà Trưng, THPT Cao Thắng (TP Huế), THPT
Thái Phiên (TP Đà Nẵng) đã giúp đỡ tôi trong quá trình điều tra, khảo
sát và thực hiện một số nội dung liên quan đến đề tài luận văn.
Gia đình, bạn bè, những người thân yêu luôn ủng hộ, động viên và
giúp đỡ để tôi hoàn thành việc học tập và nghiên cứu.
Xin nhận ở nơi tôi lời chúc sức khỏe, hạnh phúc và thành đạt. Xin
cảm ơn!
Tác giả
Phan Thị Cẩm Giang

iii


MỤC LỤC
Trang phụ bìa ........................................................................................................... i
Lời cam đoan ........................................................................................................... ii
Lời cảm ơn ............................................................................................................. iii
Mục lục ................................................................................................................... 1
Danh mục các chữ viết tắt........................................................................................ 4
Danh mục các sơ đồ, đồ thị, hình vẽ, các bảng ......................................................... 5
MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 7
1. Lí do chọn đề tài .............................................................................................. 7
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................... 9
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu.................................................................. 9
4. Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................... 9
5. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 10
6. Lịch sử nghiên cứu ........................................................................................ 11
NỘI DUNG .......................................................................................................... 14
Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC PHÁT TRIỂN NĂNG

LỰC GIẢI THÍCH CÁC HIỆN TƯỢNG VÀ QUÁ TRÌNH TỰ NHIÊN CHO HỌC
SINH TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ LỚP 10 ............................................................. 14
1.1. Năng lực và dạy học phát triển năng lực ..................................................... 14
1.1.1. Năng lực .............................................................................................. 14
1.1.2. Dạy học phát triển năng lực ................................................................. 18
1.2. Các hiện tượng và quá trình tự nhiên trong Địa lí lớp 10 ............................. 19
1.3. Năng lực giải thích các hiện tượng và quá trình tự nhiên............................. 22
1.4. Đặc điểm chương trình và sách giáo khoa Địa lí lớp 10 .............................. 23
1.4.1. Mục tiêu của chương trình Địa lí lớp 10 .............................................. 23
1.4.2. Cấu trúc chương trình Địa lí lớp 10 ..................................................... 24
1.4.3. Đặc điểm sách giáo khoa Địa lí lớp 10................................................. 25
1.5. Thực trạng dạy học phát triển năng lực giải thích các hiện tượng và quá trình tự
nhiên cho học sinh trong môn Địa lí lớp 10 ở một số trường THPT hiện nay ......... 26
1.5.1. Mục đích khảo sát điều tra ................................................................... 26

1


1.5.2. Nội dung khảo sát điều tra ................................................................... 26
1.5.3. Tổ chức khảo sát điều tra ..................................................................... 26
1.5.4. Kết quả điều tra ................................................................................... 26
1.5.3. Đánh giá chung về thực trạng dạy học phát triển năng lực giải thích các
hiện tượng và quá trình tự nhiên cho học sinh trong môn Địa lí lớp 10 ......... 35
Chương 2. PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIẢI THÍCH CÁC HIỆN TƯỢNG VÀ
QUÁ TRÌNH TỰ NHIÊN TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ LỚP 10 ............................ 38
2.1. Biểu hiện của năng lực giải thích các hiện tượng và quá trình tự nhiên trong
dạy học Địa lí lớp 10 ......................................................................................... 38
2.2. Các nguyên tắc xác định phương pháp phát triển năng lực giải thích các hiện
tượng và quá trình tự nhiên cho học sinh trong dạy học Địa lí lớp 10 ................ 43
2.2.1. Đảm bảo tính sư phạm ......................................................................... 43

2.2.2. Đảm bảo tính khoa học, tính vừa sức và phát huy tính tích cực, sáng tạo
của HS .......................................................................................................... 43
2.2.3. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống và tính liên hệ thực tiễn ................. 44
2.2.4. Nguyên tắc đảm bảo tăng cường các hoạt động học tập của học sinh ... 45
2.3. Phương pháp phát triển năng lực giải thích các hiện tượng và quá trình tự
nhiên cho học sinh trong dạy học Địa lí lớp 10 ................................................. 45
2.3.1. Quy trình chung ................................................................................... 45
2.3.2. Một số phương pháp dạy học phát triển năng lực giải thích các hiện
tượng và quá trình tự nhiên cho học sinh trong dạy học Địa lí lớp 10 ............ 52
2.3.2.1. Phương pháp dạy học giải quyết vấn đề ........................................ 52
2.3.2.2. Phương pháp đàm thoại gợi mở .................................................... 55
2.3.2.3. Phương pháp thảo luận ................................................................. 56
2.3.2.4. Phương pháp bản đồ ..................................................................... 58
2.4. Thí dụ mẫu minh hoạ về phát triển năng lực giải thích các hiện tượng và quá
trình tự nhiên trong bài dạy học Địa lí lớp 10 .................................................... 60
2.4.1. Giáo án dạy học 1 (trên lớp) ................................................................ 60
2.4.2. Giáo án dạy học 2 (Ngoài lớp) ............................................................. 69

2


Chương 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM ............................................................ 81
3.1. Mục tiêu thực nghiệm sư phạm ................................................................... 81
3.2. Nguyên tắc tiến hành thực nghiệm .............................................................. 81
3.3. Nội dung thực nghiệm sư phạm .................................................................. 81
3.4. Tổ chức thực nghiệm .................................................................................. 82
3.4.1. Chọn lớp thực nghiệm ......................................................................... 82
3.4.2. Phương pháp thực nghiệm ................................................................... 82
3.4.3. Tiến hành thực nghiệm ........................................................................ 83
3.5. Kết quả thực nghiệm................................................................................... 83

3.5.1. Kết quả định lượng .............................................................................. 83
3.5.1.1. Phân tích kết quả trước thực nghiệm ............................................. 84
3.4.1.2. Phân tích kết quả sau thực nghiệm ................................................ 86
3.5.2. Kết quả định tính ................................................................................. 89
3.5.3. Kết luận chung .................................................................................... 90
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................................. 91
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 93
PHỤ LỤC

3


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Chữ nguyên nghĩa

CNH - HĐH

:

Công nghiệp hóa - hiện đại hóa

CNTT

:

Công nghệ thông tin

ĐC


:

Đối chứng

ĐLTN

:

Địa lí tự nhiên

ĐMPPDH

:

Đổi mới phương pháp dạy học

GV

:

Giáo viên

HS

:

Học sinh

KT - XH


:

Kinh tế - xã hội

MT

:

Mặt Trời

PPDH

:

Phương pháp dạy học



:

Trái Đất

THPT

:

Trung học phổ thông

TN


:

Thực nghiệm

SGK

:

Sách giáo khoa

4


DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ, HÌNH VẼ, CÁC BẢNG
Sơ đồ 1.1. Mô hình phát triển năng lực .................................................................. 18
Sơ đồ 2.1. Quy trình phát triển năng lực giải thích các hiện tượng và quá trình
tự nhiên ............................................................................................... 46
Sơ đồ 2.2. Quy trình hướng dấn học sinh giải quyết vấn đề ................................... 53
Hình 3.1. Biểu đồ so sánh kết quả trước thực nghiệm của lớp TN và ĐC ............... 85
Hình 3.2. Biểu đồ so sánh kết quả sau thực nghiệm của lớp TN và ĐC .................. 87
Bảng 1.1. Kết quả khảo sát nhận thức của GV về sự cần thiết phát triển năng lực giải
thích các hiện tượng và quá trình tự nhiên trong dạy học Địa lí lớp 10 ........ 27
Bảng 1.2. Mức độ quan trọng của việc phát triển năng lực giải thích các hiện tượng
và quá trình tự nhiên trong dạy học Địa lí lớp 10 .................................. 28
Bảng 1.3. Các vấn đề được GV quan tâm khi phát triển năng lực giải thích các hiện
tượng và quá trình tự nhiên trong dạy học Địa lí lớp 10 ........................ 29
Bảng 1.4. Kết quả khảo sát về sở thích của HS khi tham gia học phần ĐLTN 10... 30
Bảng 1.5. Kết quả khảo sát nguyện vọng của HS khi học phần ĐTTN 10 .............. 31
Bảng 1.6. Kết quả khảo sát tình hình tổ chức các tình huống học tập phát triển năng

lực giải thích các hiện tượng và quá trình tự nhiên cho học sinh trong dạy
Địa lí lớp 10.......................................................................................... 32
Bảng 1.7. Mức độ thường xuyên tổ chức phát triển năng lực giải thích các hiện
tượng và quá trình tự nhiên cho HS trong các khâu của quá trình dạy học
môn Địa lí lớp 10 .................................................................................. 33
Bảng 1.8. Mức độ thường xuyên được tham gia các tình huống tổ chức thực hiện phát
triển năng lực giải thích các hiện tượng và quá trình tự nhiên của HS ......... 34
Bảng 1.9. Mức độ năng lực giải thích các hiện tượng và quá trình tự nhiên của HS ..... 34
Bảng 2.1. Biểu hiện của năng lực giải thích các hiện tượng và quá trình tự nhiên
trong dạy học Địa lí lớp 10 ................................................................... 38
Bảng 2.2. Cách thức đánh giá kết quả thực hiện năng lực giải thích các hiện tượng
và quá trình tự nhiên trong dạy học Địa lí lớp 10 .................................. 50
5


Bảng 3.1. Danh sách trường, GV, lớp tham gia thực nghiệm sư phạm ................... 82
Bảng 3.2. Phân phối tần suất điểm kiểm tra trước TN của lớp ĐC và lớp TN ........ 84
Bảng 3.3. Phân phối tần suất tổng hợp điểm kiểm tra trước thực nghiệm ............... 84
Bảng 3.4. Tổng hợp điểm trung bình, độ lệch chuẩn và giá trị p của T-test giữa các
lớp TN và ĐC trước thực nghiệm ......................................................... 85
Bảng 3.5. Phân phối tần suất điểm kiểm tra sau TN của lớp ĐC và lớp TN ........... 86
Bảng 3.6. Phân phối tần suất tổng hợp điểm kiểm tra sau thực nghiệm .................. 87
Bảng 3.7. Tổng hợp điểm trung bình và độ lệch chuẩn và giá trị p của t-test giữa
các lớp TN và ĐC sau thực nghiệm ...................................................... 88

6


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài

Sự phát triển kinh tế xã hội trong bối cảnh hội nhập quốc tế với những ảnh
hưởng của toàn cầu hoá và xã hội tri thức đã đặt ra những yêu cầu mới đối với giáo
dục. Nghị quyết 29 - NQ/TW ngày 4 tháng 11 năm 2013 về đổi mới căn bản, toàn
diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH HĐH) trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN) và
hội nhập quốc tế khẳng định "Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị
kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học". Tất cả các
yếu tố của quá trình dạy học như mục tiêu, chương trình, phương pháp dạy học,
cách thức kiểm tra đánh giá và công tác quản lí giáo đều phải hướng đến cái đích
chung là hình thành và phát triển năng lực cho học sinh (HS).
Một trong những mục tiêu về kĩ năng của môn Địa lí phổ thông đã được ghi
rõ trong Chương trình giáo dục phổ thông môn Địa lí ban hành theo Quyết định số
16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05 tháng 5 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và
Đào tạo là “Hình thành và phát triển ở học sinh kĩ năng vận dụng tri thức Địa lí để
giải thích các hiện tượng, sự vật Địa lí và bước đầu tham gia giải quyết những vấn
đề của cuộc sống phù hợp với khả năng của học sinh”. Việc vận dụng tri thức Địa lí
vào giải thích các hiện tượng, sự vật trong môi trường làm cho kiến thức Địa lí gắn
bó với cuộc sống, thiết thực hơn với HS; từ đó làm tăng tính hấp dẫn của bộ môn,
tạo tình cảm và hứng thú học tập Địa lí cho HS.
Môn Địa lí lớp 10 cung cấp cho HS những kiến thức đại cương chung nhất,
khái quát về các hiện tượng, quá trình Địa lí, nêu ra một số quy luật và tác động của
chúng về mặt Địa lí, các mối quan hệ giữa các hiện tượng quá trình Địa lí, giữa tự
nhiên với xã hội và con người. Trong đó nội dung phần tự nhiên đại cương tương
đối trừu tượng, các kiến thức Địa lí không những có tính không gian mà còn có liên
hệ với thực tiễn cuộc sống và có sự tích hợp kiến thức của nhiều môn học khác. Do
đó trong quá trình học, HS cần phải tư duy, rèn luyện nhiều loại kĩ năng, phải biết
vận dụng mối liên hệ tương hỗ và nhân quả trong thiên nhiên để giải thích được cơ

7



chế hoạt động của các hiện tượng, quá trình tự nhiên phức tạp; vận dụng quy luật
Địa lí chung để giải thích một số đặc điểm của sự vật, hiện tượng tự nhiên và lý giải
sự cần thiết phải thích nghi thông minh với tự nhiên. Điều này đồng nghĩa với yêu
cầu cần phải phát triển năng lực giải thích các hiện tượng, quá trình tự nhiên cho HS
trong dạy học Địa lí lớp 10.
Mặt khác về nhận thức trong dạy học theo định hướng năng lực cần chú
trọng nhiều hơn đến các mức độ vận dụng và nhận thức bậc cao như phân tích, tổng
hợp, đánh giá; giảm bớt mức độ nhận biết. Căn cứ vào 4 mức độ yêu cầu cần đạt về
chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ trong môn Địa lí thì năng lực giải thích các hiện
tượng, quá trình tự nhiên thuộc cấp độ thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phát
triển năng lực giải thích các hiện tượng, quá trình tự nhiên giúp HS hiểu sâu, chính
xác nội dung kiến thức - kĩ năng từ đó có khả năng giải quyết các vấn đề Địa lí
trong học tập và trong cuộc sống; là cơ sở để tìm hiểu đặc điểm Địa lí của từng quốc
gia, từng khu vực riêng biệt cũng như đất nước Việt Nam ở những lớp trên. Phát
triển năng lực giải thích các hiện tượng, quá trình tự nhiên góp phần thay đổi cách
thức giáo dục nặng về truyền thụ và tái hiện kiến thức sang chú trọng bồi dưỡng khả
năng phân tích, giải quyết vấn đề và thích ứng với các điều kiện cụ thể từ đó việc
dạy học Địa lí có tính hiệu quả và thực tiễn hơn.
Việc hình thành và phát triển năng lực giải thích các hiện tượng, quá trình tự
nhiên là một tất yếu khách quan một mặt do chính bản thân nội dung dạy học quy
định, một mặt là cơ hội để tiến hành dạy học theo định hướng năng lực, nhằm góp
phần nâng cao hiệu quả dạy học môn Địa lí 10 và đặc biệt có ý nghĩa quan trọng
trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi bộ môn.
Tuy nhiên thực tế kết quả điều tra cho thấy năng lực giải thích các hiện tượng,
quá trình tự nhiên trong môn Địa lí 10 của HS còn nhiều hạn chế, một phần do giáo
viên ít đầu tư về thời gian, công sức để phát triển năng lực này; một phần do HS có thói
quen học tập thụ động một chiều, đối phó với kiểm tra thi cử; nội dung chương trình
còn nặng về cung cấp thông tin, nhồi nhét kiến thức; phương pháp giảng dạy chưa chú
trọng phát triển năng lực cho HS; chưa xác định được các phương pháp có tính khoa
học, thực tiễn và khả thi để phát triển năng lực. Điều đó dẫn đến vấn đề HS chưa hiểu


8


sâu, chính xác nội dung bài học, khả năng giải thích các hiện tượng, quá trình tự nhiên
trong chương trình và xung quanh môi trường chưa cao, ảnh hưởng đến chất lượng
giáo dục nói chung và chất lượng giảng dạy bộ môn Địa lí nói riêng.
Từ những lí do trên tác giả đã lựa chọn đề tài: "Phát triển năng lực giải thích
các hiện tượng và quá trình tự nhiên cho học sinh trong dạy học Địa lí lớp 10" để
nghiên cứu.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
Xác định được các phương pháp có tính khoa học, thực tiễn và khả thi phát
triển năng lực giải thích các hiện tượng và quá trình tự nhiên cho HS trong dạy học
Địa lí lớp 10, góp phần đổi mới dạy học môn Địa lí theo hướng phát triển năng lực.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hoá lí luận về phát triển năng lực giải thích các hiện tượng và quá
trình tự nhiên cho học sinh trong dạy học Địa lí lớp 10.
- Khảo sát điều tra thực tế về thực trạng năng lực giải thích các hiện tượng và
quá trình tự nhiên cho học sinh trong dạy học Địa lí lớp 10 ở một số trường phổ
thông rút ra cơ sở thực tiễn của vấn đề nghiên cứu.
- Xác định được các phương pháp có tính khoa học, thực tiễn và khả thi phát
triển năng lực giải thích các hiện tượng và quá trình tự nhiên cho học sinh trong dạy
học Địa lí lớp 10.
- Thực nghiệm sư phạm (TNSP) nhằm kiểm chứng hiệu quả của các phương
pháp phát triển năng lực giải thích các hiện tượng và quá trình tự nhiên cho học sinh
trong dạy học Địa lí lớp 10 đã lựa chọn.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu Quá trình dạy học môn Địa lí lớp 10 THPT.
3.2. Đối tượng nghiên cứu

Năng lực giải thích các hiện tượng và quá trình tự nhiên.
4. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nghiên cứu: Phần Địa lí tự nhiên (ĐLTN) lớp 10 THPT.
- Địa bàn nghiên cứu: Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Huế, Đà Nẵng.

9


5. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu đề tài, tác giả đã vận dụng, phối hợp các nhóm
phương pháp sau:
5.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lí thuyết
- Phương pháp hệ thống cấu trúc: Phương pháp này coi quá trình dạy học là
một hệ thống, tồn tại và phát triển trong mối quan hệ tương hỗ. Nghiên cứu chương
trình Địa lí lớp 10 trong mối quan hệ với toàn bộ chương trình Địa lí phổ thông,
nghiên cứu khả năng nhận thức của HS và điều kiện dạy học Địa lí lớp 10 hiện tại
để có cơ sở xác định các phương pháp phát triển năng lực giải thích các hiện tượng
và quá trình tự nhiên cho HS trong dạy học Địa lí lớp 10 có hiệu quả.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp tài liệu: Phương pháp này nghiên cứu,
tổng hợp các tài liệu trong và ngoài nước, các giáo trình, luận văn, tài liệu tập huấn,
bồi dưỡng giáo viên, vấn đề liên quan đến đề tài.
5.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp điều tra giáo dục:
+ Mục đích: Tìm hiểu thực trạng phát triển năng lực giải thích các hiện tượng
và quá trình tự nhiên cho HS trong dạy học Địa lí lớp 10 ở các trường phổ thông.
+ Nội dung:
Đối với giáo viên (GV): Điều tra về nhận thức dạy học phát triển năng lực
giải thích các hiện tượng và quá trình tự nhiên cho HS trong dạy học Địa lí lớp 10;
về thực trạng phát triển năng lực giải thích các hiện tượng và quá trình tự nhiên cho
HS trong quá trình dạy học, kiểm tra đánh giá môn Địa lí lớp 10.

Đối với HS: Khảo sát về tình hình phát triển năng lực giải thích các hiện
tượng và quá trình tự nhiên cho học sinh trong môn Địa lí lớp 10 qua phiếu.
+ Phương pháp điều tra: Xây dựng phiếu hỏi ý kiến GV, HS và tiến hành
điều tra về thực trạng phát triển năng lực giải thích các hiện tượng và quá trình tự
nhiên cho học sinh trong dạy học Địa lí lớp 10.
- Phương pháp chuyên gia: Tác giả đã tham khảo lấy ý kiến và thảo luận với
các chuyên gia giáo dục, người hướng dẫn khoa học, giảng viên, giáo viên...những

10


người quan tâm, có nhiều kiến thức, kinh nghiệm trong dạy học Địa lí lớp 10 nhằm
chỉnh sửa thiếu sót trong quá trình thực hiện, hoàn thiện các nội dung của đề tài.
- Phương pháp thực nghiệm:
+ Mục đích: Đánh giá tính khoa học, thực tiễn và khả thi của các phương pháp
phát triển năng lực giải thích các hiện tượng và quá trình tự nhiên cho HS trong dạy
học Địa lí lớp 10 được đề xuất trong đề tài.
+ Phương pháp
Thiết kế giáo án có sử dụng các phương pháp phát triển năng lực giải thích
các hiện tượng và quá trình tự nhiên, kinh tế xã hội cho HS trong dạy học Địa lí lớp
10 đã đề xuất trong đề tài.
GV tiến hành lên lớp theo giáo án có sử dụng phương pháp phát triển năng
lực giải thích các hiện tượng và quá trình tự nhiên đã đề xuất trong đề tài sau đó cho
HS làm bài kiểm tra để đánh giá mức độ hiệu quả khi sử dụng phương pháp đề xuất
với các phương pháp thông thường khác.
- Phương pháp quan sát sư phạm: Sử dụng phương pháp này để thu thập thông
tin hỗ trợ cho việc đánh giá về thực trạng và đánh giá kết quả thực nghiệm.
- Phương pháp thống kê toán học: Sử dụng để thực hiện các tính toán liên
quan đến điều tra thực tế về thực trạng phát triển năng lực giải thích các hiện tượng
và quá trình tự nhiên cho HS trong dạy học Địa lí lớp 10 và TNSP nhằm đưa ra

những phân tích, kết quả nghiên cứu mang tính định lượng.
6. Lịch sử nghiên cứu
6.1. Trên thế giới
Trong những thập niên gần đây, sự phát triển của khoa học, kĩ thuật và công
nghệ đã làm tri thức của loài người tăng lên nhanh chóng, đồng thời mỗi con người
có thể tiếp cận dễ dàng với khối lượng thông tin rất lớn và mang tính cập nhật. Bài
toán đặt ra là làm thế nào để giải quyết mâu thuẫn giữa khối lượng tri thức khổng lồ
và thời lượng chương trình có hạn. Trong bối cảnh đó nhiều nước trên thế giới đã
chọn câu trả lời là đổi mới giáo dục theo hướng dạy học phát triển năng lực. Trên
thế giới đã có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề dạy học phát triển năng lực.

11


Từ những năm 90 của thế kỉ XX, đã có các nghiên cứu về dạy học định
hướng năng lực của các nhà giáo dục người Pháp, Nga, Hoa Kì, Nhật Bản... như
J.A. Komexki, J Juxo, K.D. Ynixiki, J. Dewey...
Nhà giáo dục Xavier Roegiers với “ Khoa sư phạm tích hợp hay làm thế nào
để phát triển các năng lực ở nhà trường” Nhà xuất bản Giáo dục, 1976 đã nghiên
cứu đưa ra được khái niệm năng lực “Năng lực là sự tích hợp các kĩ năng tác động
một cách tự nhiên lên các nội dung trong một loạt tình huống cho trước để giải
quyết những vấn đề cho những tình huống đã đặt ra tác động lên các nội dung
trong một tình huống có ý nghĩa” và bàn về cách thức phát triển các năng lực.
Trong “Lý luận và phương pháp dạy học hiện đại” của Trần Khánh Đức,
Nhà xuất bản Đại học Quốc Gia Hà Nội năm 2013 nhà giáo dục L. Vygotsky đã
đưa ra lí thuyết về hoạt động dạy và học, ông cho rằng "người học có thể được
nâng cao năng lực dần thông qua việc kết hợp giữa lí thuyết và thực hành, việc
vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn là một yêu cầu rất cần thiết trong hoạt
động học [7, tr.26] Tác giả đã coi trọng việc vận dụng kiến thức vào thực tiễn để
hình thành năng lực cho HS.

Các công trình nghiên cứu của các tác giả nói trên đều xác định những tiền
đề lí thuyết của dạy học phát triển năng lực nói chung. Tuy nhiên chưa có tác giả
nào đề cập đến vấn đề phát triển năng lực giải thích các hiện tượng, quá trình tự
nhiên cho HS.
6.2. Ở Việt Nam
Ở Việt Nam đã có nhiều tài liệu, các công trình nghiên cứu... của nhiều tác
giả nghiên cứu về vấn đề dạy học định hướng phát triển năng lực.
1. Dự án Việt - Bỉ (2010), Tài liệu dạy và học tích cực một số phương pháp
và kỹ thuật dạy học. Tài liệu đã đề cập một số lí luận cơ bản về dạy học tích cực,
một số kĩ thuật, phương pháp dạy học (PPDH) tích cực và vấn đề đánh giá năng lực.
Tài liệu đưa ra các quan điểm “Các tác động của giáo dục mà chúng ta đang tìm
kiếm là sự phát triển năng lực và quá trình học tập có ý nghĩa”, “Năng lực có thể
quan sát được thông qua hành vi giải quyết vấn đề, trong các cuộc thảo luận và
năng lực để nhìn nhận lại một quyết định đã được đưa ra...Kiến thức, kĩ năng và
thái độ là những điều kiện của năng lực...”.

12


2. Bộ GD và ĐT (2014), Tài liệu tập huấn Dạy học và kiểm tra đánh giá kết
quả học tập theo định hướng phát triển năng lực học sinh môn Địa lí cấp THPT. Tài
liệu đã xác định các năng lực chuyên biệt của môn Địa lí và các phương pháp, kĩ
thuật và hình thức tổ chức dạy học định hướng phát triển năng lực.
3. Bộ GD và ĐT (2014), Tài liệu tập huấn Xây dựng các chuyên đề dạy học
và kiểm tra đánh giá kết quả học tập theo định hướng phát triển năng lực học sinh
môn Địa lí. Tài liệu đã xác định cơ sở, định hướng, qui trình, cấu trúc một chuyên
đề dạy học định hướng phát triển năng lực HS.
4. Bernd Meier, Nguyễn Văn Cường (2014), Giáo trình Lí luận dạy học hiện
đại. Các tác giả đã đề cập đến vấn đề phát triển năng lực, các đặc điểm quan trọng
của bài tập định hướng năng lực và xây dựng bài tập định hướng năng lực.

5. Nguyễn Đức Vũ (2017), Bài báo khoa học Kiểm tra đánh giá trong môn
Địa lí theo định hướng phát triển năng lực. Tác giả đã nêu rõ cách xây dựng các câu
hỏi kiểm tra đánh giá theo định hướng năng lực trong môn Địa lí.
6. Nguyễn Đức Vũ (2014) với “Một số vấn đề về đổi mới dạy học môn Địa lí
theo định hướng năng lực”, Trường Đại học Sư phạm Huế đã trình bày những vấn
đề về đổi mới tất cả yếu tố của quá trình dạy học như mục tiêu, chương trình,
PPDH, cách thức kiểm tra đánh giá và công tác quản lí theo định hướng phát triển
năng lực HS.
7. Nguyễn Đức Vũ (2015), Tài liệu bồi dưỡng giáo viên THPT tỉnh An
Giang Nâng cao năng lực vận dụng kiến thức và giải quyết vấn đề thực tiễn trong
dạy học môn Địa lí THPT. Tác giả đưa ra các vấn đề chung về dạy học định hướng
năng lực và các môđun về cách thức phát triển năng lực vận dụng kiến thức và giải
quyết vấn đề thực tiễn trong dạy học môn Địa lí THPT.
Các công trình nghiên cứu trên xác định những tiền đề lí thuyết của dạy học
phát triển năng lực trong môn Địa lí. Tuy nhiên chưa có công trình nào nghiên cứu
về vấn đề phát triển năng lực giải thích các hiện tượng và quá trình tự nhiên cho học
sinh trong dạy học Địa lí lớp 10. Đây là nhiệm vụ mà đề tài cần giải quyết.

13


NỘI DUNG
Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC PHÁT TRIỂN
NĂNG LỰC GIẢI THÍCH CÁC HIỆN TƯỢNG VÀ QUÁ TRÌNH TỰ
NHIÊN CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ LỚP 10
1.1. Năng lực và dạy học phát triển năng lực
1.1.1. Năng lực
a. Đinh
̣ nghiã năng lực
Năng lực được định nghĩa theo rất nhiều cách khác nhau.

- Nhóm lấy dấu hiệu tố chất tâm lý để định nghĩa.
Xem xét năng lực là tổng hợp các đặc điểm, thuộc tính tâm lí của cá nhân,
các tác giả Trần Trọng Thủy và Nguyễn Quang Uẩn đưa ra khái niệm “Năng lực là
một thuộc tính tích hợp của nhân cách, là tổ hợp các đặc tính tâm lý của cá nhân
phù hợp với những yêu cầu đặc trưng của một hoạt động xác định, đảm bảo cho
hoạt động đó có kết quả tốt đẹp” [10, tr.33].
"Năng lực là một thuộc tính tâm lý phức hợp, là điểm hội tụ của nhiều yếu tố
như tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, kinh nghiệm, sự sẵn sàng hành động và trách nhiệm",
“Năng lực là tổ hợp các kỹ năng của cá nhân đảm bảo thực hiện được một dạng hoạt
động nào đó”, “Năng lực được thể hiện như một hệ thống khả năng, sự thành thạo
hoặc những kĩ năng thiết yếu, có thể giúp con người đủ điều kiện vươn tới một mục
đích cụ thể” [20, tr.7-8].
- Nhóm lấy dấu hiệu các yếu tố tạo thành khả năng hành động để định nghĩa.
Quan niệm năng lực là các kĩ năng kĩ xão có được của mỗi người. Tác giả
F.E. Weinert (2001) cho rằng "Năng lực là những kĩ năng kĩ xão học được hoặc sẵn
có của cá thể nhằm giải quyết các tình huống xác định, cũng như sự sẵn sàng về
động cơ và khả năng vận dụng các cách giải quyết vấn đề một cách trách nhiệm và
hiệu quả trong những tình huống linh hoạt" [7, tr.68].
Quan niệm năng lực là khả năng hoạt động, các tác giả Nguyễn Văn Cường
và Bernd Meier định nghĩa "Năng lực là khả năng thực hiện có trách nhiệm và hiệu
quả những hành động, giải quyết các nhiệm vụ, vấn đề trong những tình huống

14


khác nhau thuộc các lĩnh vực nghề nghiệp, xã hội hay cá nhân trên cơ sở hiểu biết,
kỹ năng, kỹ xảo và kinh nghiệm cũng như sự sẵn sàng hành động" [1, tr.68].
Tác giả Denys Tremblay quan niệm rằng: "Năng lực là khả năng hành động,
đạt được thành công và chứng minh sự tiến bộ nhờ vào khả năng huy động và sử
dụng hiệu quả nhiều nguồn lực tích hợp của cá nhân khi giải quyết các vấn đề của

cuộc sống" [10, tr.33].
Trong tài liệu BDGV THPT tỉnh An Giang, năm 2015 tác giả Nguyễn Đức
Vũ nêu ra các quan niệm: “Năng lực là khả năng vận dụng những kiến thức, kinh
nghiệm, kĩ năng, thái độ và hứng thú để hành động một cách phù hợp và có hiệu
quả trong các tình huống đa dạng của cuộc sống”. “Năng lực là khả năng làm chủ
những hệ thống kiến thức, kĩ năng, thái độ và vận hành (kết nối) chúng một cách
hợp lý vào thực hiện thành công nhiệm vụ hoặc giải quyết hiệu quả vấn đề đặt ra
của cuộc sống”. “Năng lực được xem như là những khả năng cơ bản dựa trên cơ sở
tri thức, kinh nghiệm, các giá trị và thiên hướng của một con người được phát triển
thông qua thực hành giáo dục” [20, tr.8].
Như vâ ̣y, các ý kiế n đề u cho rằng năng lực gắn liền với khả năng hành động,
là khả năng thực hiện có ý thức dựa trên kiến thức và kĩ năng.
Các cách diễn đa ̣t trên đề u chỉ ra năng lực có một số đặc điểm chung, cơ bản:
- Đề cập tới xu thế đạt được một kết quả nào đó của một công việc cụ thể, do
một con người cụ thể thực hiện (năng lực học tập, năng lực tư duy, năng lực tự quản
lý bản thân…); không tồn tại năng lực chung chung.
- Có sự tác động của một cá nhân cụ thể tới một đối tượng cụ thể (kiến thức,
quan hệ xã hội…) để có một sản phẩm nhất định; do đó có thể phân biệt người này
với người khác.
- Năng lực là một yếu tố cấu thành trong một hoạt động cụ thể. Năng lực chỉ
tồn tại trong quá trình vận động, phát triển của một hoạt động cụ thể. Vì vậy, năng
lực vừa là mục tiêu, vừa là kết quả hoạt động, nó là điều kiện của hoạt động, nhưng
cũng phát triển trong chính hoạt động đó. Quá trình dạy học hình thành, rèn luyện,
phát triển năng lực ở cá nhân tất yếu phải đưa cá nhân tham gia vào các hoạt động.
Bản chất của năng lực là khả năng của chủ thể kết hợp một cách linh hoạt, có tổ

15


chức hợp lí các kiến thức, kĩ năng với thái độ, giá trị, động cơ, nhằm đáp ứng những

yêu cầu phức hợp của một hoạt động, bảo đảm cho hoạt động đó đạt kết quả tốt đẹp
trong một bối cảnh (tình huống) nhất định. Biểu hiện của năng lực là biết sử dụng
các nội dung và các kĩ năng trong một tình huống có ý nghĩa, chứ không ở tiếp thu
lượng tri thức rời rạc [20, tr.8-9].
b. Cấ u trúc năng lực
* Theo mô hình năng lực của các nhà sư phạm Đức
Cấu trúc chung của năng lực hành động được mô tả là sự kết hợp của 4 năng
lực thành phần sau:
Năng lực chuyên môn (Professional competency): Là khả năng thực hiện các
nhiệm vụ chuyên môn, khả năng đánh giá kết quả chuyên môn một cách độc lập, có
phương pháp và chính xác. Trong đó bao gồm cả khả năng tư duy lô gic, phân tích,
tổng hợp, trừu tượng hoá, khả năng nhận biết các mối quan hệ hệ thống và quá
trình. Năng lực chuyên môn hiểu theo nghĩa hẹp là năng lực "nội dung chuyên
môn", theo nghĩa rộng bao gồm cả năng lực phương pháp chuyên môn.
Năng lực phương pháp (Methodical competency): Là khả năng hành động có
kế hoạch, định hướng mục đích trong việc giải quyết các nhiệm vụ và vấn đề. Năng
lực phương pháp bao gồm năng lực phương pháp chung và phương pháp chuyên
môn. Trung tâm của phương pháp nhận thức là những khả năng tiếp nhận, xử lý,
đánh giá, truyền thụ và trình bày tri thức.
Năng lực xã hội (Social competency): Là khả năng đạt được mục đích trong
những tình huống xã hội
Năng lực cá thể (Induvidual competency): Là khả năng xác định, đánh giá
được những cơ hội phát triển, những giới hạn của cá nhân, phát triển năng khiếu cá
nhân, xây dựng và thực hiện kế hoạch phát triển cá nhân, những quan điểm, chuẩn
giá trị đạo đức và động cơ chi phối các ứng xử và hành vi.
Từ cấu trúc của năng lực cho thấy da ̣y ho ̣c định hướng phát triển năng lực
không chỉ nhằm mục tiêu phát triển năng lực chuyên môn bao gồm tri thức, kỹ năng
chuyên môn mà còn phát triển năng lực phương pháp, năng lực xã hội và năng lực
cá thể. Những năng lực trên không tách rời nhau mà có mối quan hệ chặt chẽ. Năng
lực hành động được hình thành trên cơ sở có sự kết hợp các năng lực.


16


* Theo mô hình năng lực theo OECD
Trong các chương trình dạy học hiện nay của các nước thuộc OECD,
người ta phân chia năng lực thành hai nhóm chính, đó là các năng lực chung
(general competence) và các năng lực năng lực chuyên biệt (specific competence).
Năng lực chung là những năng lực cơ bản, thiết yếu hoặc cốt lõi... làm
nền tảng cho mọi hoạt động của con người trong cuộc sống và lao động nghề
nghiệp như: năng lực nhận thức, năng lực trí tuệ, năng lực về ngôn ngữ và tính
toán, năng lực giao tiếp, năng lực vận động... Các năng lực này được hình
thành và phát triển dựa trên bản năng di truyền của con người, quá trình giáo
dục và trải nghiệm trong cuộc sống; đáp ứng yêu cầu của nhiều loại hình hoạt
động khác nhau. Năng lực này được hình thành và phát triển do nhiều môn học,
liên quan đến nhiều môn học.
Năng lực chuyên biệt là những năng lực được hình thành và phát triển trên cơ
sở các năng lực chung theo định hướng chuyên sâu, riêng biệt trong các loại hình
hoạt động, công việc hoặc tình huống, môi trường đặc thù, cần thiết cho những hoạt
động chuyên biệt, đáp ứng yêu cầu hạn hẹp hơn của một hoạt động như điạ li,́ lich
̣
sử, toán ho ̣c, âm nhạc, thể thao… [20, tr 9-10].
c. Quá trình hình thành năng lực
Theo Đỗ Hương Trà [11, tr9], quá trình hình thành năng lực được mô hình
hóa bằng sơ đồ 1.1 gồm các bước:
1 – Tiếp nhận thông tin
2 – Xử lí thông tin (thể hiện hiểu biết/ kiến thức)
3 – Áp dụng/vận dụng kiến thức (thể hiện khả năng)
4 – Thái độ và hành động
5 – Sự kết hợp đầy đủ các yếu tố trên để tạo thành năng lực ở người học.

6 – Kết hợp nhiều năng lực và tính trách nhiệm tạo ra sự chuyên nghiệp
7 – Kết hợp với kinh nghiệm/trải nghiệm thể hiện năng lực nghề.

17


Sơ đồ 1.1. Mô hình phát triển năng lực [11, tr9]
1.1.2. Dạy học phát triển năng lực
Dạy học phát triển năng lực HS đang được xem là một nhiệm vụ quan trọng
trong dạy học ở các nhà trường phổ thông. Việc dạy học các môn học cần hướng
đến mục tiêu phát triển khả năng thực hiện các hành động có ý nghĩa đối với HS
trên cơ sở kiến thức, kĩ năng đã được hình thành. Dạy học phát triển năng lực tạo ra
môi trường, bối cảnh cụ thể để HS thực hiện các hoạt động vận dụng kiến thức, sử
dụng kĩ năng và thể hiện thái độ của mình đối với các vấn đề học tập.
Để thực hiện việc dạy học phát triển năng lực HS trong nhà trường phổ
thông cần thực hiện đồng bộ các vấn đề sau: [10, tr.34].
- Mục tiêu dạy học: Da ̣y ho ̣c tiếp cận theo hướng này giúp HS không chỉ biết
học thuộc, ghi nhớ mà còn phải biết làm thông qua các hoạt động cụ thể, sử dụng
những tri thức học được để giải quyết các tình huống do cuộc sống đặt ra, nói cách
khác phải gắn với thực tiễn đời sống. HS biết làm gì từ những điều đã biết?
- Nội dung dạy học: Lựa chọn có chủ đích trong khối kiến thức rất lớn, rất
phong phú của các lĩnh vực khoa học những nội dung phù hợp với lứa tuổi (tâm lý,
kỹ năng, nhận thức…) của HS phổ thông, gần với cuộc sống, thiết thực tham gia
vào quá trình hình thành phẩm chất và năng lực của người lao động mới. Nội dung
dạy học không chỉ giới hạn trong tri thức và kỹ năng chuyên môn mà gồm những
nhóm nội dung nhằm phát triển các lĩnh vực năng lực.
- Phương pháp dạy học (PPDH): Cải tiến các PPDH truyền thống, tăng
cường các PPDH mới, hiện đại; ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) và sử dụng
các PPDH trải nghiệm nhằm tích cực hoá HS về hoạt động trí tuệ và rèn luyện năng
lực giải quyết vấn đề gắn với những tình huống của cuộc sống; đồng thời gắn hoạt


18


động trí tuệ với hoạt động thực hành, thực tiễn; tăng cường việc học tập trong
nhóm, đổi mới quan hệ GV - HS theo hướng cộng tác có ý nghĩa quan trọng nhằm
phát triển năng lực xã hội. Da ̣y ho ̣c theo đinh
̣ hướng năng lực đòi hỏi GV là người
cố vấn, tổ chức, hướng dẫn HS tự nhận thức, tự nghiên cứu để có kiến thức, đặc biệt
là có các kỹ năng để vận dụng kiến thức vào đời sống, nhằm hình thành năng lực và
phẩm chất của con người lao động mới. Cách tổ chức dạy học này sẽ hướng tới việc
rèn năng lực cho HS, giúp HS biết cách chủ động học theo nhóm và tự học, vận
dụng kiến thức vào thực tiễn, hình thành năng lực tự quản bản thân và tự quản tập
thể (theo nhóm, lớp).
- Hình thức tổ chức dạy học: Đa dạng hóa các hình thức dạy học, tăng cường
các hình thức dạy học ngoài giờ lên lớp; nhiệm vụ học tập của HS không chỉ được
thực hiện trên lớp mà được thực hiện trong nhiều hình thức học tập khác nhau.
- Kiểm tra đánh giá: Việc đánh giá kết quả học tập không lấy việc kiểm tra
khả năng tái hiện kiến thức đã học làm trung tâm của việc đánh giá. Đánh giá kết
quả học tập chú trọng khả năng vận dụng sáng tạo tri thức trong những tình huống
ứng dụng khác nhau. Các câu hỏi yêu cầu sử dụng kiến thức, kỹ năng tổng hợp, vốn
sống và hiểu biết xã hội để trả lời, không phải máy móc theo khuôn mẫu có sẵn. Do
đó cần sử dụng các công cụ và tiêu chí đánh giá hoạt động học tập của HS ở nhiều
góc độ khác nhau. Sử dụng nhiều phương pháp đánh giá khác nhau trên cơ sở nội
dung, hình thức hoạt động học tập cụ thể; coi trọng việc đánh giá quá trình, kĩ năng,
thái độ HS.
1.2. Các hiện tượng và quá trình tự nhiên trong Địa lí lớp 10
Có rất nhiều hiện tượng và quá trình tự nhiên mà HS tiếp nhận trong quá
trình học tập cũng như trong thực tiễn như hiện tượng ngày và đêm luân phiên nhau
trên TĐ, hiện tượng ngày đêm dài ngắn khác nhau trên TĐ, vật thể chuyển động

trên TĐ bị lệch hướng, các đới gió hành tinh và địa phương, quá trình hình thành
địa hình Kartơ, các quá trình phong hoá, bóc mòn, bồi tụ, hiện tượng triều cường,
triều kém, các hiện tượng ngưng tụ hơi nước, mây, mưa, lưu lượng nước và tốc độ
dòng chảy của các sông ... Đồng thời có rất nhiều hiện tượng, quá trình tự nhiên
trong thực tế, ở môi trường xung quanh liên quan với nội dung chương trình học

19


của các em như hiện tượng lũ trên các sông ở miền trung Việt Nam lên rất nhanh,
hiện tượng chênh lệch thời gian thủy triều lên tại một địa điểm ngày hôm sau muộn
hơn ngày hôm trước khoảng 52 phút ở các vùng biển có chế độ nhật triều, hiện
tượng nhiệt độ cao nhất trong một ngày vào lúc 13 giờ, gió Ô Quy Hồ ở Sa Pa-Lào
Cai bản chất là gió phơn nhưng không nóng...
Nhìn chung, các hiện tượng và quá trình tự nhiên trên đều có một số đặc
điểm chung, cơ bản sau:
- Có tính lãnh thổ
Quá trình hình thành địa hình cacxtơ thường xảy ra ở các khu vực nhiệt đới
ẩm. Quá trình phong hoá lí học xảy ra mạnh ở các miền khí hậu khô nóng và miền
khí hậu lạnh còn phong hoá hoá học diễn ra mạnh ở các miền khí hậu nhiệt đới ẩm.
Hiện tượng gió tín phong khô thổi từ áp cao cận chí tuyến về áp thấp xích đạo còn
gió tây ôn đới ẩm thổi từ áp cao chí tuyến về áp thấp ôn đới...
- Có mối liên hệ tương hỗ và nhân quả
Giữa các sự vật, hiện tượng và quá trình Địa lí đều có mối liên hệ tương hỗ
hoặc tương quan phụ thuộc một chiều (nhân – quả).
+ Có những mối liên hệ đơn giản (chỉ có một nguyên nhân và một kết quả),
ví dụ: mối liên hệ giữa độ cao địa hình và nhiệt độ không khí, nhiệt độ và khí áp, độ
ẩm và khí áp, cấu tạo của đá và nước ngầm, chế độ mưa và nhiệt với chế độ nước
sông, dòng biển với lượng mưa ven bờ đại dương, đá mẹ và thổ nhưỡng, khí hậu và
sự phân bố sinh vật…

+ Có những mối liên hệ nhân quả phức tạp (một nguyên nhân gây ra nhiều
kết quả, hay nhiều nguyên nhân gây ra một kết quả), ví dụ: vận động tự quay quanh
trục của TĐ đã gây ra các hệ quả như sự luân phiên ngày đêm, chuyển động biểu
kiến hằng ngày của các thiên thể, giờ trên TĐ, sự lệch hướng chuyển động của các
vật thể; hay sự phân bố nhiệt độ trên TĐ chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố, hình
dạng và vị trí của TĐ so với Mặt Trời, sự phân bố lục địa và biển, các dòng biển
nóng và lạnh…. Các nguyên nhân và kết quả liên tục kế tiếp nhau tạo ra một chuỗi
mối liên hệ nhân quả, ví dụ: ở thảo nguyên với khí hậu lục địa nửa khô hạn có thực
vật chủ yếu là cỏ, tạo nên đất đen có tầng mùn dày; ở sườn núi, khi lên cao, nhiệt

20


độ, lượng mưa và áp suất không khí thay đổi, do đó sinh vật phân bố theo từng vành
đai thẳng đứng cũng khác nhau; địa hình có tác động đến sự phân bố lại lượng nhiệt
và ẩm trong đá mẹ, nhiệt và ẩm đó có tác động đến chiều hướng và cường độ của
quá trình hình thành đất…
- Có sự tích hợp kiến thức của các môn học khác như Vật lí, Hoá học, Sinh học,
Lịch sử...
Hiện tượng triều cường, triều kém. Vận dụng kiến thức môn Vật lí về lực hấp
dẫn để giải thích về hiện tượng thủy triều; Hiện tượng cộng hưởng lực hấp dẫn và
hiện tượng triệt tiêu lực hấp dẫn của Mặt Trăng và Mặt Trời sinh ra hiện tượng triều
cường và triều kém. Công thức lực hấp dẫn Fhd= k

M
(k: hằng số hấp dẫn; M: khối
D2

lượng; D: khoảng cách). Khối lượng Mặt Trời bằng 27.106 lần khối lượng Mặt
Trăng. Nhưng khoảng cách giữa tâm Mặt Trời và tâm TĐ lại lớn hơn 400 lần

khoảng cách từ tâm Mặt Trăng đến tâm TĐ nên lực tạo triều của Mặt Trời nhỏ hơn
lực tạo triều của Mặt Trăng là 2,17 lần. Do đó thủy triều trên TĐ chịu tác dụng chủ
yếu của Mặt Trăng.

Hiện tượng ngày địa cực, đêm địa cực. Dùng hình vẽ và toán hình để giải
thích. Do trục TĐ hợp với đường phân chia sáng tối (ngày đêm) một góc dao động từ
00 đến 23027' nên góc phụ với góc hợp bởi 2 đường trục TĐ và đường phân chia sáng
tối là góc dao động từ 900 đến 66033'. Khu vực này giới hạn từ vòng cực về phía cực.
Kết luận: từ vòng cực về phía cực có hiện tượng ngày địa cực, đêm địa cực.

Sự hình thành dạng địa hình cacxtơ. Vận dụng kiến thức hoá học để giải
thích ở khu vực đá dễ thấm nước, dễ hoà tan như đá vôi, thạch cao.. tác động của
21


×