Tải bản đầy đủ (.pdf) (93 trang)

Phong trào sinh viên, học sinh ở các đô thị miền nam trong kháng chiến chống mỹ giai đoạn 1965 1968

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.01 MB, 93 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

TRẦN THỊ ĐÔNG THI

PHONG TRÀO SINH VIÊN, HỌC SINH
Ở CÁC ĐÔ THỊ MIỀN NAM TRONG KHÁNG CHIẾN
CHỐNG MỸ GIAI ĐOẠN 1965 - 1968

LUẬN VĂN THẠC SĨ SỬ HỌC

Thừa Thiên Huế, 2017


ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

TRẦN THỊ ĐÔNG THI

PHONG TRÀO SINH VIÊN, HỌC SINH
Ở CÁC ĐÔ THỊ MIỀN NAM TRONG KHÁNG CHIẾN
CHỐNG MỸ GIAI ĐOẠN 1965 - 1968

Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam
Mã số: 60 22 03 13

LUẬN VĂN THẠC SĨ SỬ HỌC
Người hướng dẫn khoa học
TS. Nguyễn Văn Hoa

Thừa Thiên Huế, 2017



i


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu và kết
quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực, được các đồng tác giả cho phép sử
dụng và chưa từng được công bố trong bất kì một công trình nào khác.

Huế, tháng 8 năm 2017
Tác giả

Trần Thị Đông Thi

ii


Lời Cảm Ơn
Với những tình cảm chân thành và lòng biết ơn sâu sắc nhất, tôi xin trân trọng
cảm ơn:
Tiến sĩ Nguyễn Văn Hoa, người thầy, người hướng dẫn khoa học đã tận tình
chỉ bảo và giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn.
Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II Thành phố Hồ Chí Minh, Chi cục Văn thư Lưu trữ tỉnh Thừa Thiên Huế. Khoa Lịch sử, Phòng Đào tạo sau Đại học Trường
Đại học Sư phạm Huế đã quan tâm, giúp đỡ, tạo điều kiện cho tôi trong thời gian
học tập và thực hiện luận văn.
Qúy thầy cô giáo, gia đình, bạn bè đã động viên, tạo điều kiện thuận lợi cho
tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn.
Tuy đã cố gắng trong quá trình thực hiện, nhưng khả năng còn hạn chế nên
không thể tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được sự chỉ dẫn góp ý và

giúp đỡ quý báu của quý thầy cô giáo và các bạn.
Huế, tháng 9 năm 2017
Tác giả
Trần Thị Đông Thi

iii


MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa ................................................................................................................ i
Lời cam đoan ...............................................................................................................ii
Lời cảm ơn ................................................................................................................. iii
Mục lục ........................................................................................................................ 1
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 3
1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................3
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ..................................................................................4
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................9
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu......................................................................9
5. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu ......................................................10
6. Đóng góp của luận văn .....................................................................................10
7. Bố cục của luận văn ..........................................................................................10
CHƯƠNG 1. NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN PHONG TRÀO SINH
VIÊN, HỌC SINH Ở CÁC ĐÔ THỊ MIỀN NAM TRONG KHÁNG CHIẾN
CHỐNG MỸ GIAI ĐOẠN 1965 - 1968 ...............................................................12
1.1. Chính sách của Mỹ và chính quyền Sài Gòn đối với sinh viên,
học sinh ở các đô thị miền Nam ...........................................................................12
1.2. Truyền thống yêu nước và cách mạng của sinh viên, học sinh ở các đô thị
miền Nam trước năm 1965 ...................................................................................17
1.3. Chủ trương của Đảng đối với phong trào sinh viên, học sinh ở các đô thị

miền Nam ..............................................................................................................26
CHƯƠNG 2. DIỄN BIẾN PHONG TRÀO SINH VIÊN, HỌC SINH Ở CÁC
ĐÔ THỊ MIỀN NAM TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ GIAI ĐOẠN
1965 - 1968 ...............................................................................................................31
2.1. Giai đoạn 1: Đấu tranh tố cáo Mỹ mở rộng chiến tranh, chống chế độ quân
sự hóa học đường và vận động hòa bình (từ 8 - 3 - 1965 đến 11 - 3 - 1966) .......31
2.2. Giai đoạn 2: Đấu tranh đòi thành lập chính quyền dân cử và triệu tập Quốc hội
lập pháp (từ 12 - 3 - 1966 đến 22 - 6 - 1966) .........................................................37
1


2.3. Giai đoạn 3: Khôi phục phong trào, phát huy tinh thần dân chủ, bảo vệ nền
văn hóa dân tộc, chuẩn bị và tham gia cuộc tổng tiến công và nổi dậy xuân mậu
thân 1968 (từ tháng 6 - 1966 đến tháng 5 - 1968) ...............................................51
CHƯƠNG 3. TÍNH CHẤT, ĐẶC ĐIỂM VÀ Ý NGHĨA LỊCH SỬ CỦA
PHONG TRÀO .......................................................................................................59
3.1. Tính chất của phong trào ...............................................................................60
3.1.1. Tính chất dân tộc ....................................................................................60
3.1.2. Tính chất dân chủ ...................................................................................63
3.2. Đặc điểm của phong trào ............................................................................... 66
3.2.1. Phong trào có quy mô rộng lớn, hình thức đấu tranh phong phú và đa
dạng ..................................................................................................................66
3.2.2. Nhiều tổ chức chính trị - quân sự cùng với các loại báo chí ra đời trong
suốt tiến trình của phong trào ...........................................................................70
3.2.3. Phong trào diễn ra quyết liệt...................................................................68
3.3. Ý nghĩa lịch sử...........................................................................................72
3.3.1. Phong trào chứng minh tinh thần đấu tranh bất khuất của sinh viên, học
sinh ở các đô thị miền Nam, kế thừa truyền thống yêu nước của dân tộc .......72
3.3.2. Phong trào góp phần giác ngộ chính trị trong sinh viên và học sinh,
đồng thời là một trong những nhân tố thúc đẩy cách mạng miền Nam phát

triển ...................................................................................................................74
3.3.3. Phong trào góp phần chứng minh tính đúng đắn của phương châm đấu
tranh “hai chân, ba mũi”, “ba mũi giáp công”, làm phong phú thêm những
bài học kinh nghiệm đối với sự nghiệp giữ nước và dựng nước của dân tộc ..75
KẾT LUẬN .............................................................................................................. 78
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 82

2


MỞ ĐẦU

1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong thời kỳ 1954 -1975, khi miền Nam nằm dưới ách thống trị của đế quốc
Mỹ và chính quyền Sài Gòn, đô thị là một trong ba vùng chiến lược của cách mạng
miền Nam. Nơi đây đã diễn ra nhiều phong trào đấu tranh chính trị hết sức sôi nổi
và quyết liệt, trong đó có phong trào sinh viên, học sinh. Trên thực tế, phong trào
sinh viên, học sinh ở các đô thị miền Nam trong kháng chiến chống Mỹ đã thể hiện
khát vọng độc lập dân tộc, thống nhất đất nước, để lại dấu ấn sâu sắc trong lịch sử
dân tộc.
Trong những năm 1965 - 1968, khi đế quốc Mỹ đẩy mạnh cuộc chiến tranh
xâm lược Việt Nam với việc đưa quân trực tiếp tham chiến trên chiến trường miền
Nam (3-1965), phong trào sinh viên, học sinh có những bước phát triển cao hơn và
có sự thay đổi về chất. Đây là giai đoạn phong trào phát triển rộng khắp trên toàn
miền Nam với nhiều hình thức đấu tranh đa dạng, phong phú với đòn tấn công trực
diện vào quân Mỹ xâm lược. Phong trào là một mũi tiến công sắc bén, làm lung lay
chính quyền Sài Gòn, góp phần phá sản chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của Mỹ,
buộc Mỹ và chính quyền Sài Gòn phải ngồi vào bàn đàm phán với Việt Nam Dân
chủ Cộng hòa ở Paris.
Tuy nhiên, cho đến nay, việc nghiên cứu chủ đề này vẫn chưa được giới sử

học quan tâm, nghiên cứu một cách toàn diện và có hệ thống. Trong giới hạn của
luận văn, việc nghiên cứu vấn đề: “Phong trào sinh viên, học sinh ở các đô thị miền
Nam trong kháng chiến chống Mỹ giai đoạn 1965 - 1968” là việc làm vừa có ý
nghĩa khoa học vừa có ý nghĩa thực tiễn.
Về ý nghĩa khoa học, luận văn giúp hiểu rõ chính sách của Mỹ và chính
quyền Sài Gòn ở miền Nam nói chung, đối với sinh viên, học sinh trong giai đoạn
Mỹ tiến hành chiến lược “Chiến tranh cục bộ” (1965 – 1968) nói riêng; hiểu rõ chủ
trương của Đảng đối với phong trào sinh viên, học sinh, đặc biệt là phương châm
3


đấu tranh “hai chân, ba mũi”, “ba mũi giáp công” - sáng tạo của Đảng ở miền
Nam; hiểu rõ diễn biến, tính chất, đặc điểm và ý nghĩa lịch sử của phong trào sinh
viên, học sinh trong giai đoạn 1965 - 1968. Từ đó, luận văn sẽ làm rõ những đóng
góp của sinh viên, học sinh trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước nói chung,
giai đoạn 1965-1968 nói riêng.
Về ý nghĩa thực tiễn, đề tài sẽ góp thêm những tư liệu vào việc nghiên cứu
lịch sử kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954 – 1975), lịch sử Đoàn Thanh niên
các tỉnh, thành phố miền Nam từ vĩ tuyến 17 trở vào và phong trào sinh viên, học
sinh ở các đô thị miền Nam. Mặt khác, đề tài góp thêm cứ liệu vào việc giáo dục
truyền thống yêu nước và cách mạng, nhất là đối với sinh viên, học sinh hôm nay và
mai sau, nhằm nâng cao lòng tự hào dân tộc, không ngừng vươn lên vì sự nghiệp
“Dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh”, đồng thời rút ra các
bài học kinh nghiệm quý báu trong việc hoạch định đường lối xây dựng khối đại
đoàn kết dân tộc của Đảng và Nhà nước ta hiện nay.
Với ý nghĩa đó, tôi chọn vấn đề “Phong trào sinh viên, học sinh ở các đô thị
miền Nam trong kháng chiến chống Mỹ giai đoạn 1965 - 1968” làm đề tài luận văn
Thạc sĩ của mình.
2. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ
Là một trong những phong trào đấu tranh tiêu biểu của cách mạng miền Nam

giai đoạn 1965 – 1968, phong trào sinh viên, học sinh đã thu hút sự quan tâm, chú ý
của một số nhà nghiên cứu, học giả với các công trình đã được xuất bản.
2.1. Ở trong nước, vấn đề này ít nhiều được đề cập trong các công trình sau:
Các công trình mang tính chất chuyên khảo như: Thích Nữ Diệu Không
(1966), “Pháp nạn 1966”, tác giả xuất bản, Huế. Nét cơ bản nhất xuyên suốt tác
phẩm này là tác giả đã tập trung phân tích các nguyên nhân cơ bản làm bùng nổ
phong trào, đó là chính sách xâm lược của Mỹ và âm mưu thiết lập chế độ độc tài
quân phiệt của chính quyền Sài Gòn do Nguyễn Văn Thiệu và Nguyễn Cao Kỳ
đứng đầu. Bên cạnh đó, công trình đã trình bày cụ thể diễn biến, kết quả của phong
trào Phật giáo năm 1966, trong đó có đề cập tới phong trào sinh viên, học sinh giai
đoạn này. Tiêu biểu cho thể loại này giai đoạn trước năm 1975, ở miền Bắc có bộ
4


sách “Miền Nam giữ vững thành đồng” (5 tập) của Trần Văn Giàu (1970), NXB
Khoa học Xã hội, Hà Nội. Công trình là một tác phẩm đề cập đến nhiều lĩnh vực
của đời sống xã hội, từ chính trị, kinh tế, quân sự, văn hóa v.v…, các phong trào
đấu tranh của đồng bào đô thị miền Nam, trong đó có phong trào sinh viên, học sinh
cũng được tác giả đề cập trong tập IV của bộ sách này. Công trình phản ánh khí thế
đấu tranh quyết liệt của mọi tầng lớp nhân dân chống lại cuộc chiến tranh xâm lược
của Mỹ, từ Tăng Ni, Phật tử đến công nhân, binh lính, sinh viên, học sinh ở miền Nam.
Tuy nhiên, nguồn tư liệu về phía Mỹ và chính quyền Sài Gòn chưa được tác giả khai
thác đầy đủ.
Sau ngày đất nước thống nhất (1975), liên quan đến đề tài có một số công
trình như: Hồ Hữu Nhựt (Chủ biên) (1984), Phong trào đấu tranh chống Mỹ của
giáo chức, học sinh, sinh viên Sài Gòn, NXB Thành phố Hồ Chí Minh, tác phẩm đã
trình bày một số nét về chính sách giáo dục thực dân mới của Mỹ ở miền Nam và
các giai đoạn đấu tranh của giáo chức, học sinh, sinh viên Sài Gòn chống lại chính
sách giáo dục thực dân mới; Nhiều tác giả (2000), Theo nhịp khúc lên đàng, NXB
Trẻ, Hồ Chí Minh, là công trình kỷ niệm 50 năm ngày truyền thống học sinh, sinh

viên Việt Nam (1950 - 2000). Nhìn chung, các công trình này đã mô tả một cách
khái quát về phong trào sinh viên, học sinh Sài Gòn trong phong trào đấu tranh
chung của quần chúng nhân dân, trong đó có giai đoạn 1965 - 1968.
Lê Cung (2001), Phong trào đô thị Huế trong kháng chiến chống Mỹ 1954 1975, NXB Thuận Hóa, Huế, là công trình nghiên cứu chuyên sâu về phong trào đô
thị Huế trong kháng chiến chống Mỹ 1954 - 1975, trong đó có đề cập đến phong
trào sinh viên, học sinh Huế giai đoạn 1965 - 1968. Nhiều tác giả (2005), Về phong
trào đấu tranh thống nhất nước nhà, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, là công trình
nghiên cứu chuyên sâu, khoa học về phong trào đấu tranh chống Mỹ, cứu nước của
quần chúng nhân dân, trong đó có đề cập ít nhiều đến nội dung của luận văn. Trần
Bá Đệ (Chủ biên) (2009), Một số chuyên đề lịch sử Việt Nam, NXB Đại học Quốc
gia Hà Nội, Hà Nội, trong đó có chuyên đề 7: Phong trào sinh viên, học sinh các đô
thị miền Nam trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 - 1975) của PGS. TS
Lê Cung đã đề cập một cách có hệ thống, toàn diện về phong trào sinh viên, học
5


sinh đô thị miền Nam trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 - 1975), trong
đó có giai đoạn 1965 - 1968. Lê Cung (2014), Phong trào Phật giáo niền Nam Việt
Nam (1964 - 1968), NXB Thuận Hóa, Huế, là công trình nghiên cứu chuyên sâu, có
hệ thống về nguyên nhân, diễn biến, tính chất, đặc điểm, ý nghĩa của phong trào
Phật giáo miền Nam trong giai đoạn 1964 - 1968, đồng thời đưa ra một số luận
điểm khoa học có liên quan đến nội dung luận văn. Lê Cung (Chủ biên) (2015), Về
phong trào đô thị miền Nam, NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, là tác phầm
gồm nhiều bài viết của các tác giả với nội dung chủ yếu đề cập đến phong trào đô
thị miền Nam trong kháng chiến chống Mỹ 1954 - 1975, trong đó có một số bài viết
với nội dung đề cập trực tiếp đến phong trào sinh viên, học sinh giai đoạn 1965 1968. Nhiều tác giả (2015), Lịch sử phong trào đô thị Huế 1954 - 1975, NXB Trẻ,
Hồ Chí Minh, là công trình nghiên cứu chuyên sâu có hệ thống về phong trào đô thị
Huế trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước với nhiều tư liệu quan trọng liên quan
đến nội dung luận văn.
Các công trình lịch sử địa phương có liên quan đến luận văn như: Ban Tổng kết

chiến tranh chiến trường Trị - Thiên Huế (1985), Chiến trường Trị - Thiên Huế trong
kháng chiến chống Mỹ, cứu nước toàn thắng, NXB Thuận Hóa, Huế, viết về quá
trình nhân dân Trị - Thiên Huế kháng chiến chống Mỹ, cứu nước; Thành Đoàn Huế
(1989), Những sự kiện lịch sử trong phong trào đấu tranh đô thị của thanh niên, sinh
viên, học sinh Huế (1954 - 1975), Huế, đã liệt kê một cách cụ thể các sự kiện liên
quan đến cuộc đấu tranh của thanh niên, sinh viên, học sinh Huế trong cuộc kháng
chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 - 1975); Ban Chấp hành Đảng bộ Thừa Thiên Huế
(1995), Thừa Thiên Huế kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 - 1975), NXB Chính
trị Quốc gia, Hà Nội, tuy chưa đề cập một cách cụ thể về phong trào đấu tranh của
sinh viên, học sinh Huế trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước giai đoạn 1965 1968 nhưng đã khái quát được phong trào đô thị Huế trong kháng chiến chống Mỹ;
Ban Chấp hành Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh (2000),
Lịch sử Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh, Tập II (1954 - 1975), NXB Thành phố Hồ
Chí Minh trình bày về chủ trương của Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh và phong
trào đấu tranh chống Mỹ và chính quyền Sài Gòn của nhân dân Sài Gòn - Gia Định từ
6


sau Hiệp định Genève 1954 đến ngày Sài Gòn hoàn toàn giải phóng (30-4-1975);
Thành đoàn Thành phố Hồ Chí Minh (2001), Lược sử Đoàn và phong trào thanh niên
thành phố Hồ Chí Minh (1954 - 1975), NXB Trẻ, Hồ Chí Minh đã trình bày khá cụ
thể về phong trào đấu tranh của sinh viên, học sinh Sài Gòn trong kháng chiến chống
Mỹ, trong đó có giai đoạn 1965 - 1968; Ban Chấp hành Đảng bộ Nha Trang (1996),
Lịch sử Đảng bộ Nha Trang (1925 - 1975), NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, đề cập
đến phong trào cách mạng của nhân dân thành phố Nha Trang giai đoạn 1925 - 1975;
Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Đà Nẵng (1997), Lịch sử Đảng bộ thành phố Đà
Nẵng, Tập II (1954 - 1975), NXB Đà Nẵng, đề cập khá đầy đủ về phong trào cách
mạng của nhân dân Đà Nẵng từ 1954 đến 1975.
Bên cạnh đó, còn phải kể đến một số luận văn Thạc sĩ có nội dung liên quan
đến luận văn như: Phạm Thị Quỳnh Dao (2004), Phong trào Phật giáo miền Nam
Việt Nam năm 1966, Trường Đại học Khoa học - Đại học Huế, nghiên cứu về phong

trào Phật giáo miền Nam năm 1966, trong đó có đề cập đến sự tham gia của sinh
viên, học sinh Huế; Nguyễn Tiến (2006), Phong trào đô thị Quảng Nam - Đà Nẵng
trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước giai đoạn 1965 - 1968, Trường Đại
học Sư phạm - Đại học Huế, đã đề cập một cách rõ nét phong trào đô thị Quảng
Nam - Đà Nẵng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, giai đoạn 1965 - 1968, trong đó
có phong trào sinh viên, học sinh; Bạch Thị Nguyệt (2016), Phong trào sinh viên,
học sinh Huế trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước từ 1963 đến 1968,
Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế, đã cung cấp một cách có hệ thống về các
chính sách của Mỹ và chính quyền Sài Gòn, chủ trương của Đảng và phong trào
sinh viên, học sinh Huế trong kháng chiến chống Mỹ, giai đoạn 1965 - 1968, cung
cấp một số tư liệu liên quan đến nội dung luận văn. Các công trình trên đi sâu
nghiên cứu phong trào đô thị miền Nam và cung cấp thêm nhiều tư liệu liên quan
đến luận văn.
Các bài báo khoa học đăng trên các tạp chí khoa học chuyên ngành như: Lê
Cung (1992), “Một trăm ngày đấu tranh chính trị (3/1966 - 6/1966) ở các đô thị
miền Nam trong thời kỳ Mỹ tiến hành “Chiến tranh cục bộ” (1965 - 1968)”, Kỷ yếu
Hội thảo giảng dạy Lịch sử của Đại học Sư phạm Huế; “Phong trào đấu tranh đòi
7


dân sinh, dân chủ sau Hiệp định Geneve 1954”, Tạp chí Huế xưa và nay, số 34,
1999; “Về nguyên nhân của phong trào thanh niên, sinh viên, học sinh Huế trong
những năm 1964 - 1966”, Tạp chí Lịch sử Quân sự, số 2, 2001; “Phong trào đô thị
Huế trong kháng chiến chống Mỹ (1954 - 1975) - 30 năm nhìn lại”, Tạp chí Lịch sử
Quân sự, số 162, 2005; “Phong trào đấu tranh ở đô thị miền Nam Việt Nam năm
1966”, Tạp chí Lịch sử Quân sự, số 174, 2006;… Trần Huy Thanh (2005), “Trụ sở
Tổng hội sinh viên Huế trong phong trào đô thị thời chống Mỹ”, Tạp chí Huế xưa
và nay, số 68; Trịnh Thị Hồng Hạnh (2010), “Đấu tranh chính trị trong cuộc kháng
chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 - 1975)”, Tạp chí Lịch sử Đảng, số 6; … Những
công trình trên đã cung cấp những tư liệu quý giá về phong trào đô thị Huế trong

đó có các cuộc đấu tranh của thanh niên, sinh viên, học sinh Huế trong kháng chiến
chống Mỹ, cứu nước, giai đoạn 1965 - 1968.
2.2. Ở nước ngoài: Jerrold Schecter (1967), The New Face of Buddha, John
Weatherhill, Tokyo, Japan; Đỗ Mậu (1993), Việt Nam máu lửa quê hương tôi, NXB
Văn nghệ Westminter, CA, USA; Robert S. McNamara (1995), Nhìn lại quá khứ Tấm thảm kịch và những bài học về Việt Nam (Hồ Chính Hạnh, Huy Bình, Thu
Thủy, Minh Nga dịch), NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội; Robert Topmiller (2002),
Unleashed Lotus, The Buddhist Peace Movement in South Vietnam (1964 - 1966),
University Kentucky Press, USA, (tác phẩm này đã được Minh Thiện Thiện Chỉnh
dịch và phát hành ở nước ta, không ghi rõ nhà xuất bản). Những công trình này đề
cập đến những chính sách và thủ đoạn của Nhà Trắng đối với cuộc chiến tranh Việt
Nam, cũng như những nguyên nhân thất bại của Mỹ ở miền Nam Việt Nam.
Nhìn chung, tất cả những công trình trên ở những mức độ khác nhau đều đề
cập đến phong trào đô thị miền Nam, trong đó có phong trào sinh viên, học sinh
trong kháng chiến chống Mỹ, giai đoạn 1965 - 1968, cung cấp khá nhiều tư liệu cần
thiết, quan trọng và góp phần đáng kể để tác giả có thể hoàn thành luận văn.

8


3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

3.1. Đối tượng nghiên cứu là phong trào sinh viên, học sinh ở các đô thị
miền Nam trong kháng chiến chống Mỹ giai đoạn 1965 - 1968.
3.2. Phạm vi nghiên cứu:
+ Về thời gian: Từ năm 1965 đến năm 1968. Cụ thể là, mốc mở đầu là ngày
8-3-1965, khi đơn vị đầu tiên của quân đội Mỹ đổ bộ vào miền Nam, cụ thể là Đà
Nẵng, mở đầu chiến lược“Chiến tranh cục bộ”; mốc kết thúc là ngày 13-5-1968,
Mỹ cử đại diện đàm phán với Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại Paris qua
đó thừa nhận sự thất bại của “Chiến tranh cục bộ”. Tuy nhiên, hai mốc thời gian
nói trên không có nghĩa không cho phép luận văn mở rộng ra phía trước hoặc lùi

dần về phía sau khi làm rõ nội dung đề tài.
+ Về không gian: Phong trào sinh viên, học sinh ở các đô thị miền Nam Việt
Nam. Miền Nam ở đây phải được hiểu là hai miền Nam Bắc với mốc phân giới ở vĩ
tuyến 17 theo quy định của Hiệp định Genève (21-7-1954), nhưng luận văn chỉ tập
trung đề cập phong trào sinh viên, học sinh ở các đô thị lớn như Sài Gòn, Huế, Đà
Nẵng, Đà Lạt, Nha Trang và Cần Thơ.
4. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
4.1. Mục đích nghiên cứu: Tái hiện một cách đầy đủ và có hệ thống về Phong
trào sinh viên, học sinh ở các đô thị miền Nam trong kháng chiến chống Mỹ giai
đoạn 1965 - 1968.
4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu: Trên cơ sở khai thác, thu thập, tổng hợp những tài
liệu có liên quan đến phong trào sinh viên, học sinh ở các đô thị miền Nam trong
kháng chiến chống Mỹ giai đoạn 1965 – 1968, luận văn có nhiệm vụ nghiên cứu:
- Những nhân tố tác động đến phong trào sinh viên, học sinh ở các đô thị
miền Nam trong kháng chiến chống Mỹ giai đoạn 1965 - 1968.
- Diễn biến phong trào sinh viên, học sinh ở các đô thị miền Nam trong
kháng chiến chống Mỹ giai đoạn 1965 - 1968.
- Tính chất, đặc điểm và ý nghĩa lịch sử của phong trào

9


5. NGUỒN TƯ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
5.1. Nguồn tư liệu: Chủ yếu là những tư liệu thành văn bao gồm một số sách
đã xuất bản như đã trình bày ở phần lịch sử nghiên cứu vấn đề, hồi ký của những
nhân vật từng tham gia phong trào, những bài viết đăng trên tạp chí. Đặc biệt, đề tài
sử dụng một số lượng lớn tài liệu hiện lưu trữ tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II, Hồ
Chí Minh; báo chí Sài Gòn trước năm 1975; các tài liệu của Ban Tuyên giáo và
Thành Đoàn Huế, Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Nha Trang; các biên bản, báo cáo, chỉ
thị, nghị quyết lưu trữ tại Chi cục Văn thư Lưu trữ tỉnh Thừa Thiên Huế.

5.2. Phương pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng phương pháp lịch sử, kết
hợp phương pháp logic, trình bày nội dung theo từng vấn đề. Ngoài ra, luận văn còn
sử dụng phương pháp phân tích, so sánh, đối chiếu, tổng hợp để rút ra kết luận khoa
học chính xác.
6. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN
Thứ nhất, luận văn là một công trình nghiên cứu tương đối có hệ thống và đầy
đủ về phong trào sinh viên, học sinh ở các đô thị miền Nam trong kháng chiến
chống Mỹ giai đoạn 1965 - 1968.
Thứ hai, luận văn làm rõ âm mưu và thủ đoạn của Mỹ và chính quyền Sài Gòn
đối với sinh viên, học sinh ở các đô thị miền Nam trong chiến lược “Chiến tranh
cục bộ”, chủ trương của Đảng và diễn biến phong trào sinh viên, học sinh ở các đô
thị miền Nam giai đoạn 1965 - 1968.
Thứ ba, luận văn góp thêm tư liệu vào việc nghiên cứu lịch sử cách mạng
miền Nam trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, trước hết là ở các thành phố lớn
như: Huế, Đà Nẵng, Đà Lạt, Nha Trang, Cần Thơ và Sài Gòn, qua đó góp phần phát
huy truyền thống yêu nước và cách mạng của nhân dân ta trong sự nghiệp đổi mới
hiện nay.
7. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN
Ngoài phần mở đầu ( trang), kết luận ( trang), tài liệu tham khảo
( trang) và phụ lục, nội dung luận văn gồm 3 chương:
10


Chương 1: Những nhân tố tác động đến phong trào sinh viên, học sinh ở các
đô thị miền Nam trong kháng chiến chống Mỹ giai đoạn 1965 - 1968 (21trang).
Chương 2: Diễn biến phong trào sinh viên, học sinh ở các đô thị miền Nam
trong kháng chiến chống Mỹ giai đoạn 1965 - 1968 (29 trang)
Chương 3: Tính chất, đặc điểm và ý nghĩa lịch sử của phong trào (18 trang)

11



Chương 1
NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN PHONG TRÀO
SINH VIÊN, HỌC SINH Ở CÁC ĐÔ THỊ MIỀN NAM
TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ GIAI ĐOẠN 1965 - 1968
1.1. CHÍNH SÁCH CỦA MỸ VÀ CHÍNH QUYỀN SÀI GÒN ĐỐI VỚI SINH
VIÊN, HỌC SINH Ở CÁC ĐÔ THỊ MIỀN NAM
Với những đòn tiến công quân sự liên tục trên toàn chiến trường miền Nam
vào cuối năm 1964 - đầu năm 1965, lực lượng cách mạng giành được những thắng
lợi quan trọng, như Bình Giã (12-1964), An Lão (12-1964), Ba Gia (6-1965), Đồng
Xoài (6-1965). Những thắng lợi đó khiến cho chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” mà
Mỹ tiến hành trong suốt gần 5 năm qua đứng trước nguy cơ phá sản. Điều này cũng
cho thấy sự bất lực, yếu kém của quân đội Việt Nam cộng hòa - một công cụ được
Mỹ dày công huấn luyện, trong việc tác chiến nhằm giành lấy ưu thế trước đối
phương. Trong khi đó, tình hình trên chính trường Sài Gòn chẳng sáng sủa gì hơn.
Trong vòng 18 tháng (từ 11-1963 đến 6-1965) đã xảy ra 12 cuộc đảo chính lớn nhỏ,
8 lần thay đổi Chính phủ, 4 lần thay đổi Hiến pháp.
Những điều trên đây cho thấy tình hình miền Nam Việt Nam trở nên xấu đi,
Chính quyền Sài Gòn rơi vào tình trạng hỗn loạn, phần lãnh thổ do họ kiểm soát
đang ngày càng bị thu hẹp; ngược lại khả năng giành và củng cố quyền lực của lực
lượng cách mạng ở miền Nam dần rộng mở.
Nhằm cứu lấy chính quyền Sài Gòn cũng là cứu lấy mục tiêu mà chính quyền
Mỹ theo đuổi ở miền Nam Việt Nam trong suốt một thập kỷ đã qua, Nhà Trắng
buộc phải tính tới phương án thay đổi căn bản chiến lược chiến tranh, nếu như
không muốn nhận lấy kết cục bi thảm. Ngay trong thông điệp nhậm chức Tổng
thống (20-1-1965), L. Johnson tuyên bố: “Mỹ phải có hành động mạnh mẽ hơn để
ngăn chặn sự sụp đổ hoàn toàn của quân đội Việt Nam Cộng hòa và chính quyền
miền Nam, giữ vững Nam Việt Nam” [11, tr. 352]. Hầu như ngay sau tuyên bố,
L. Johnson nhanh chóng đi tới quyết định chuyển đổi chiến lược từ “Chiến tranh

đặc biệt” sang “Chiến tranh cục bộ”.
12


Tiến hành “Chiến tranh cục bộ” ở miền Nam, Nhà Trắng đưa quân trực tiếp
tham chiến. Song, để che đậy hành vi xâm lược, đánh lừa dư luận thế giới cốt làm
sao thực hiện cho bằng được “chủ nghĩa thực dân kiểu mới”, chính giới Mỹ vẫn hết
sức nâng đỡ chính quyền tay sai, tăng cường sử dụng quân đội bản xứ phục vụ cho
kế hoạch “tìm và diệt”, “bình định” vốn được vạch ra từ đầu. Thế nhưng, do hệ quả
của việc thất bại quân sự liên tiếp trên chiến trường trong những năm 1964-1965
khiến cho tinh thần binh lính bản xứ chán nản, thất vọng. Tâm lý xáo động, bất an.
Hiện tượng đào ngũ, rã đám trong hàng ngũ quân đội Việt Nam cộng hòa diễn ra
đồng loạt. Đó là chưa kể tới số quân nhân bị thương vong, mất tích ngày càng nhiều
sau các trận càn. Điều này dẫn tới quân số binh lính của Sài Gòn đang suy giảm. Để
bù đắp tổn thất quân số, Mỹ thúc ép chính quyền Sài Gòn đẩy mạnh việc đôn quân,
bắt lính, tổng động viên. Với hy vọng có được quân số đông và nhân lực phục vụ
chiến tranh, ngoài các thành phần xã hội khác, đối tượng mà nhà chức trách còn
hướng tới là tầng lớp thanh niên, trong đó sinh viên và học sinh.
Triển khai kế hoạch, chính quyền Sài Gòn tiến hành bãi bỏ lệ miễn dịch, hoãn
dịch đối với sinh viên, thực hiện hàng ngũ hóa học sinh. Để cho những đối tượng
này có nhiều thời gian huấn luyện thao tác chiến đấu, giới cầm quyền buộc các
trường học phải giảm tiết học trên lớp, từ một buổi xuống còn học 2 giờ, 1 giờ mỗi
ngày [40, tr. 239]. Hầu như mọi hoạt động của học đường đều bị cuốn vào guồng
máy chiến tranh, quân sự hóa. Chẳng những vậy, Mỹ và Thiệu – Kỳ ra sức tận dụng
mọi hình thức, phương tiện sẵn có để tuyên truyền tới thanh niên. Bằng việc sử
dụng ngôn từ hoa mỹ, dựng lên viễn cảnh oai hùng của quân nhân trong chiến đấu
và thuyết phục phụ huynh, nhà cầm quyền cốt khuyến khích, động viên sinh viên,
học sinh tham gia nhập ngũ. Trong một tài liệu đề ngày 23-3-1965 của chính phủ
Việt Nam Cộng hòa chỉ thị cho các địa phương, đã nói rõ: “Phổ biến sâu rộng các
sắc luật và thông cáo của chính phủ về nghĩa vụ quân dịch bằng mọi hình thức, mọi

phương tiện; mở các lớp học tập trong giới thanh niên và phụ huynh về nghĩa vụ
quân dịch; tổ chức những chuyến thăm của chính quyền, đoàn thể để tuyên truyền,
khuyến khích thanh niên đi lính; cử binh sĩ nói chuyện với thanh niên về đời sống
kiêu hùng trong quân đội; tổ chức quần chúng tiễn đưa thân mật, tặng quà thanh
13


niên lên đường quân dịch” [76, tr. 2]. Với những sinh viên, học sinh có tư tưởng
“cứng đầu”, nhà chức trách điều động binh lính tiến hành cưỡng bức, thúc ép bằng
cách vây ráp số đông xung quanh nhà nhằm tạo áp lực với gia đình có con em trong
độ tuổi thanh niên đi lính hoặc bắt người thân của họ chấp nhận ký vào đơn nhập
ngũ tự nguyện, vốn được chính quyền soạn sẵn.
Một thực tế diễn ra trong thời kỳ “Chiến tranh cục bộ” là để đánh lạc hướng
thanh niên, trong đó có sinh viên, học sinh tham gia vào cuộc đấu tranh giải phóng
dân tộc, thống nhất Tổ quốc, Mỹ và chính quyền Sài Gòn du nhập ồ ạt vào các đô
thị miền Nam những sản phẩm văn hóa đồi trụy. Nói cách khác, những thứ đi ngược
với thuần phong mỹ tục, trái với luân thường đạo lý của dân tộc được dung dưỡng.
Sách báo, phim ảnh khiêu dâm tràn ngập thị trường. Với các tạp chí được nhà cầm
quyền cho phép lưu hành thì “không có một tạp chí mà không có một vài bức ảnh
lõa thể được in ngay trên trang bìa” [40, tr. 226]. Tại Sài Gòn, bên cạnh phim “con
heo”, báo ảnh chuyên in hình phụ nữ khỏa thân bày bán khắp vỉa hè. Các hiệu sách
ở trung tâm thành phố, người ta thấy nhan nhản những tiểu thuyết yêu miêu tả lối
sống thác loạn và những truyện khiêu dâm, bạo lực. Tình cảnh tương tự cũng không
mấy hiếm gặp ở các đô thị khác, như Huế, Đà Nẵng, Đà Lạt, v.v… Những hình ảnh
đồi trụy đó thúc đẩy bản năng “tính dục” trong giới trẻ, khiến cho họ nhanh chóng
sa ngã vào lối sống sa đọa, hủ bại, thiếu phương hướng trong cuộc sống, đẩy tới tình
cảnh “sống hôm nay chẳng biết ngày mai”.
Mặt khác, sự có mặt đông đảo của quân đội Mỹ khắp miền Nam kéo theo sự
mọc lên ngày càng nhiều quán rượu và nhà chứa xung quanh các căn cứ quân sự
của Mỹ. Nó tạo nên “lối sống chạy theo vật chất và giá trị đồng đô-la Mỹ. Phong

trào hippy xuất hiện ở Sài Gòn đã có những ảnh hưởng tai hại trong thanh niên,
học sinh, sinh viên” [57, tr. 90]. Một bộ phận không nhỏ trong giới trẻ bắt chước
lính viễn chinh hút cần sa, ma túy. Về tình trạng này, tờ “Chính luận” (7-8-1965)
viết: “Không thiếu gì những cảnh thiếu niên mới nứt mắt, con nhà khá giả chưa hề
tự lập, hãy còn ăn bám vào gia đình mà cả gan hút đến 5, 7 điếu thuốc phiện và
chơi bời nhảy nhót; thậm chí có cả một số em học sinh mới 14, 15 tuổi cả trai lẫn
gái đã biết chích moóc-phin vào người cho đỡ cơn nghiện” [40, tr. 218]. Để có tiền
14


thỏa mãn cơn nghiện, một số không nhỏ trong tầng lớp thanh thiếu niên sẵn sàng lao
vào trộm cắp, lừa đảo, cướp giật, v.v… Điều tất yếu là số người phạm pháp ở lứa
tuổi vị thành niên trở nên đông đảo. Theo thống kê được công bố ngày 20-8-1966
của Tổng trưởng Xã hội chính quyền Sài Gòn, ở các thành thị có đến hơn hai mươi
vạn thiếu niên du đãng [40, tr.217]. Tệ hơn nữa là một số trong đối tượng này gia
nhập các băng đảng xã hội đen trở thành bọn “đầu trâu mặt ngựa” đâm thuê chém
mướn ghê tay. Tại các thành thị miền Nam xuất hiện các tổ chức xã hội đen, như:
Ngôi sao đêm, Ó đen, Bàn tay máu, Trái tim bạc, Hổ xám, Áo rằn, Sọ người, Hội
C.T.Y (cướp tình yêu) v.v...
Lối sống buông thả cùng với vấn nạn du côn, du đãng trong giới trẻ không chỉ
làm đảo lộn an ninh ở khía cạnh xã hội mà còn thâm nhập ngược trở lại vào trường
học khiến cho đạo đức người học xuống cấp, kỷ luật học đường bị buông lỏng.
Cảnh tượng người ngay phải sợ kẻ gian, thầy giáo lại sợ học trò, v.v… là không
phải chuyện hi hữu. Báo cáo Hội thảo về giáo dục của Vùng II Chiến thuật tổ chức
tại Nha Trang, ngày 28 và 29-11-1968, thừa nhận rằng: “Những đứa trẻ trong
trắng, ngây thơ của bậc tiểu học, những thư sinh cần mẫn, ngoan hiền của bậc
trung học đã mất đi một phần lớn nề nếp, tác phong. Kỷ luật học đường thật là sa
sút, số học sinh cao bồi, du đảng ngày càng tăng, số thiếu nhi phạm pháp ngày
càng nhiều” [8, tr. 4].
Tất cả những điều trên đã “gây ra biết bao nhiêu thảm cảnh gia đình đổ vỡ

hạnh phúc, bao nhiêu chuyện bi đát thương tâm. Qua các báo hàng ngày, không
ngày nào là không có những vụ án mạng vì tình, những vụ tự tử, đâm chém, bắn
giết lẫn nhau vì giành nhau một người đẹp…” [12, tr. 112].
Bên cạnh việc nhấn chìm tuổi trẻ vào hố sâu trụy lạc, buông lỏng ý chí chiến
đấu, nhà chức trách Sài Gòn dùng chiến tranh tâm lý xuyên tạc cách mạng, chống
Cộng để thanh niên, học sinh, sinh viên hiểu sai lạc bản chất của cách mạng và miền
Bắc xã hội Chủ nghĩa. Thâm độc hơn, giới cầm quyền khuyến khích tập quán tiêu
dùng hàng ngoại quốc, làm cho thanh niên có quan niệm theo cộng sản sẽ bị sống
kham khổ [58, tr. 254]. Bằng nhiều hình thức, đối phương gây cho thanh niên quan
niệm mơ hồ, tư tưởng đau buồn đối với số phận quốc gia nhược tiểu hoặc chỉ có
15


tinh thần yêu nước chung chung, không phân biệt được rõ trắng đen, chính nghĩa và
phi nghĩa. Một số không ít học sinh, sinh viên tỏ ra bất lực, hoài nghi thời thế và rơi
vào con đường “Cách mạng xã hội chủ nghĩa không cộng sản” [58, tr. 254].
Một điều dễ nhận thấy ở miền Nam, lính viễn chinh Mỹ và chư hầu có mặt
càng đông đảo thì nạn “đôla đỏ”1 chi phối nền kinh tế ở đây ngày càng lớn. Nạn
“đôla đỏ” khiến tình trạng lạm phát xảy ra. Hiện tượng lạm phát phi mã dai dẳng.
Tờ Nữu ước thời báo (ngày 4-5-1966) viết: “Có lẽ kẻ địch ngoan cố nhất ở Nam
Việt Nam không phải là Việt cộng, mà là nạn lạm phát” [40, tr. 208]. Lạm phát làm
cho vật giá các mặt hàng thiết yếu tăng vọt. Là những đối tượng sống phụ thuộc gia
đình, sinh viên, học sinh ở các thành thị phải gánh chịu mức chi phí sinh hoạt hàng
ngày cùng với trang thiết bị hỗ trợ học tập với mức cao hơn so với thời gian trước.
Bên cạnh đó, họ còn phải hứng chịu sự cắt giảm các nguồn hỗ trợ, trợ cấp từ phía
nhà trường, chính quyền. Chất lượng và hiệu quả học tập đối với người học đi
xuống, bởi theo như Hội nghị về giáo dục Vùng chiến thuật II chỉ rõ: “Một bộ phận
giáo viên không dốc hết công sức và tâm huyết cho việc giảng dạy, vì cuộc sống khá
bấp bênh, bị tình hình kinh tế, tài chính của lương hướng so với thời giá chi phối,
họ (giáo viên - TG chú thích) bị khủng hoảng vì chuyện nay ở mai đi phục vụ cho

nhu cầu quốc phòng” [8, tr. 4]. Cuộc sống của những người theo con chữ chịu tác
động không nhỏ từ tình hình thời cuộc.
Cần phải thấy ngay rằng, để phục vụ đội quân viễn chinh chiến đấu trên chiến
trường miền Nam, nhu cầu đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, cơ sở lưu trú trở nên hết

Trước năm 1965, theo quy định tỷ giá hối đoái của chính quyền Sài Gòn, 1 đồng đô la xanh của
Mỹ đổi được 60 đồng tiền Sài Gòn. Kể từ năm 1965 trở đi, khi quân Mỹ và đồng minh vào miền
Nam, họ không dùng đồng đô la xanh mà thay vào đó bằng đô la đỏ. Đô la đỏ chỉ là một tín phiếu,
người giữ nó không thể đổi để lấy vàng nhưng lại có giá trị khá lớn so với tiền Sài Gòn. Theo thỏa
thuận giữa Mỹ và chính quyền Sài Gòn thì 1 đô la đỏ bằng 118 đồng tiền Sài Gòn, gần gấp 2 đôla
xanh. Như vậy, lính Mỹ tiêu 1 đôla đỏ trên thị trường miền Nam thì chính quyền Sài Gòn phải bù
thêm 58 đồng tiền Sài Gòn. Lính Mỹ vào miền Nam càng đông thì gánh nặng ngân sách của chính
phủ Sài Gòn bù càng nhiều. Vì ngân sách phải bao 58 đồng cho mỗi đô la đỏ, mà muốn có 58 đồng
đó thì nhà đương cục phải lấy bằng cách đánh thuế hoặc lấy bằng cách in giấy bạc. In giấy bạc càng
nhiều thì xảy ra tình trạng lạm phát. Vật giá leo thang. Điều này cũng có thể hiểu, 58 đồng tiền Sài
Gòn của nhân dân dùng để nuôi lính Mỹ.
1

16


sức cấp bách. Do tình hình lạm phát diễn ra nên phần lớn nguồn kinh phí được nhà
đương cục ưu tiên tập trung giải quyết vấn đề đặt ra. Điều này khiến ngân sách đầu
tư cơ sở giáo dục trở nên ít ỏi. Hạ tầng và trang thiết bị xuống cấp trầm trọng.
Phòng học thiếu hụt. Theo thống kê của Bộ Giáo dục chính quyền Sài Gòn (tháng 71965), tại các đô thị trên toàn quốc cần thêm 300 phòng học [65, tr. 120]. Tình trạng
học sinh học 3 ca trong một ngày là phổ biến.
Một thực tế mà người miền Nam đương thời, trong đó có sinh viên, học sinh
chứng kiến hàng ngày là nạn người Mỹ khinh thị người Việt Nam, kí giả Mác Cơlô
trong bài bình luận trên tờ Le Figaro ngày 15-2-1967 nhận xét: “Ở tất cả các giới
dân sự hay quân sự miền Nam Việt Nam không ngớt nổi lên những lời khiếu nại,

than vãn rằng: “họ không tôn trọng độc lập của chúng ta”, “họ coi đây như đất
chiếm đóng của họ”, “Nam Việt Nam trở thành bang thứ 52 của nước Mỹ”
[40, tr. 220-221].
Có thể khẳng định rằng, những chính sách của Mỹ và chính quyền Sài Gòn thi
hành ở miền Nam trong giai đoạn 1965-1968 gây ra xáo trộn đời sống xã hội, thậm
chí làm băng hoại, xói mòn những giá trị đạo đức, truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
Sâu xa hơn, những giá trị độc lập, tự do của người dân Việt Nam bị đối phương
khước từ, chối bỏ. Điều tất yếu, các cuộc đấu tranh chống Mỹ và chính quyền tay
sai trên nhiều lĩnh vực khác nhau của nhân dân Việt Nam liên tiếp diễn ra, trong đó
có phong trào đấu tranh của sinh viên, học sinh ở các đô thị miền Nam.
1.2. TRUYỀN THỐNG YÊU NƯỚC VÀ CÁCH MẠNG CỦA SINH VIÊN,
HỌC SINH Ở CÁC ĐÔ THỊ MIỀN NAM TRƯỚC NĂM 1965
Lịch sử dân tộc từng ghi nhận chân xác rằng, mỗi khi đất nước đối mặt với
nạn ngoại xâm, ách thống trị của ngoại bang thì mọi tầng lớp nhân dân đều đoàn kết
nhất trí đứng dậy chống trả, giáng cho kẻ thù những đòn chí mạng, buộc chúng phải
từ bỏ mục đích theo đuổi một cách tự nguyện. Truyền thống đó được tiếp nối và
phát huy khi dân tộc Việt Nam đánh mất chủ quyền vào tay người Pháp (1884) với
biết bao lớp người đã chiến đấu, ngã xuống vì khát vọng: ĐỘC LẬP - TỰ DO.
Mang trong mình dòng máu Lạc Hồng, với lòng yêu nước nồng nàn và lòng tự
17


tôn dân tộc sâu sắc, thanh niên Việt Nam trong đó có học sinh, sinh viên đã trăn trở,
đau đáu trước nỗi đau của đồng bào, trước vận mệnh của Tổ quốc và giống nòi,
trước nỗi nhục mất nước. Họ là một trong những tầng lớp sớm thức tỉnh về sự áp
bức của chủ nghĩa thực dân Pháp, đồng thời tiếp thu chọn lọc những trào lưu tư
tưởng tiến bộ của thời đại. Từ trong mạch nguồn đó, tuổi trẻ học đường cùng với
cha ông đã tiến hành đấu tranh bằng nhiều phương thức khác nhau ngỏ hầu cứu
nước, giải nguy hiểm họa vong quốc.
Ngay khi ngồi trên ghế nhà trường, năm 1908, cậu học sinh trường Quốc Học

- Nguyễn Tất Thành tham gia hưởng ứng phong trào chống thuế Trung Kỳ diễn ra ở
Huế. Giữa Sài Gòn vào đầu năm 1950, hình ảnh người học sinh trường Pétrus Ký,
Trần Văn Ơn xuống đường kêu gọi các bạn đồng khóa biểu tình, hô vang khẩu hiệu
đòi nhà cầm quyền Pháp trả lại chủ quyền cho dân tộc Việt Nam, thực hiện quyền
bình đẳng đối với học sinh thuộc địa. Kết cục hành động yêu nước đó không mang
lại hiệu quả tức thời nhưng có tác động cổ vũ cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc
của nhân dân Việt Nam tiến lên phía trước với những thắng lợi liên tiếp mà đỉnh
cao là chiến thắng Điện Biên Phủ lịch sử (1954), buộc thực dân Pháp phải ký hiệp
định Genève.
Với âm mưu chia cắt lâu dài đất nước Việt Nam, Nhà Trắng đi từ việc không
thừa nhận đến chỗ phá hoại những điều khoản quy định trong Hiệp định Genève,
trong đó rõ nhất là khước từ hiệp thương Tổng tuyển cử thống nhất hai miền Nam
Bắc, dựng lên chính phủ bù nhìn thân Mỹ tại miền Nam Việt Nam. Ngày 7-7-1954,
tại Sài Gòn, với sự hậu thuẫn của giới chóp bu Washington, Ngô Đình Diệm chính
thức chấp chánh. Với mục tiêu biến miền Nam Việt Nam trở thành pháo đài chống
Cộng ở khu vực Đông Nam Á, tiền đồn của thế giới tự do tại Viễn Đông, Mỹ và
chính quyền Ngô Đình Diệm cho thi hành hàng loạt chính sách đi ngược lại lợi ích
dân tộc, tiến hành chống phá cách mạng. Cùng với tầng lớp khác, sinh viên, học
sinh là những đối tượng mà chính quyền Sài Gòn hướng tới để thu phục “nhân
tâm” cốt tách họ ra khỏi truyền thống dân tộc, ra khỏi quỹ đạo cách mạng. Do đó,
Mỹ cùng với chính quyền tay sai đã áp đặt một đường lối giáo dục nhằm biến hệ
thống nhà trường miền Nam thành những công cụ cho những quốc sách, như “tố
18


cộng, diệt cộng”, “dinh điền”, “khu trù mật”, “ấp chiến lược”, mà thực chất là góp
vào mục tiêu tiêu diệt kháng chiến, tiêu diệt cách mạng. Trần Hữu Thế, nguyên là
Bộ trưởng Bộ Giáo dục miền Nam, năm 1958 đã phát biểu: “Nhà trường không
phải là một cái tháp ngà cô lập hay một nhà máy sản xuất văn bằng. Trong xã hội
mới, nhà trường là của cộng đồng, sống cho cộng đồng, do đó giáo chức không chỉ

có nhiệm vụ đối với con em mà còn có nhiệm vụ đối với cộng đồng. Nghĩa là nhà
trường không phải chỉ lo giáo dục con em mà còn phải thực hiện tất cả các quốc
sách chống cộng, tố cộng đồng dân lập, khu dinh điền, khu trù mật” [37, tr. 312].
Dưới con mắt của chính quyền Sài Gòn, sinh viên và học sinh phải là “tuyến đầu”
góp phần đẩy lùi chủ nghĩa cộng sản. Quan điểm này thể hiện rõ trong bài phát biểu
của Ngô Đình Diệm trước đông đảo sinh viên tại buổi lễ khai giảng đầu tiên của
Viện Đại học Huế (12-11-1957): “Những tinh hoa này (sinh viên – TG chú thích)
phải được coi là thành trì kiên cố nhất và mạnh mẽ nhất trước sự đe dọa tàn bạo
của một học thuyết ngoại lai duy vật”; rằng: “Thanh niên phải sáng suốt nhận định
trách nhiệm của mình và luôn luôn cố gắng trau dồi đức độ và học thức về kỹ thuật.
Lấy đức độ để phát huy văn hóa nước nhà, lấy kỹ thuật để chen vai thích cánh với
các nước khác trong trào lưu tiến bộ của nhân loại ngày nay. Có như thế, thanh
niên mới bảo vệ được nền văn hóa cổ truyền chống lại sức xâm nhập của thuyết
ngoại lai duy vật và vong bản. Có như thế, thanh niên tại nơi đây, một thanh niên
tiền tuyến của khu vực tự do dân chủ, mới có thể là những chiến sĩ tiền phong chống
độc tài cộng sản” [23, tr. 61].
Đi đôi với đường lối giáo dục phản động về nội dung là cả một đường lối phản
động về mặt tổ chức. Mỹ và chính quyền Ngô Đình Diệm đặt nhà trường dưới sự
kiểm soát gắt gao của tổ chức mật thám; thực hiện chính sách chia rẽ giữa học sinh,
sinh viên lương và giáo, giữa học sinh Thiên Chúa giáo và Phật giáo; chia rẽ giữa
học sinh di cư và học sinh quê quán ở miền Nam; giữa học sinh Kinh và Thượng;
phân biệt giữa trường công và tư. Dưới nhiều hình thức và biện pháp khác nhau, Mỹ
và chính quyền Ngô Đình Diệm đánh lộn sòng giữa chính nghĩa và phi nghĩa, làm
cho thật hư lẫn lộn, v.v…
19


Chính sách giáo dục thực dân của Mỹ - Diệm vừa trình bày ở trên là nguyên
nhân sâu xa làm bùng nổ phong trào đấu tranh của sinh viên, học sinh miền Nam.
Năm 1955, học sinh các trường trung học Sài Gòn đã sôi nổi gây dư luận chống chế

độ hà khắc của Mỹ - Diệm, đòi phát huy tự do tư tưởng. Đầu năm 1957, học sinh
của 115 trường ở miền Nam họp đại hội đòi cải tiến việc giảng dạy. Tháng 2-1958,
lợi dụng chiêu bài “cải tổ giáo dục” của Diệm, 200 học sinh thuộc 15 trường công
và tư ở Sài Gòn đã biểu tình, kéo đến “Nha giám đốc học vụ” đấu tranh với các
khẩu hiểu: Đòi dùng tiếng Việt làm chuyển ngữ ở bậc đại học, đòi sửa đổi nội dung
chương trình giảng dạy cho thích hợp với một nền giáo dục dân tộc, độc lập và thi
hành cải cách dân chủ ở nhà trường; đòi giải quyết nạn thiếu trường, thiếu lớp, cải
thiện đời sống giáo chức, trợ cấp cho học sinh nghèo, nâng cao ngân sách giáo dục.
Tại Huế, từ năm 1960, một số tổ chức biến tướng của Đảng được thành lập,
như Nhóm chuyển ngữ ở trường Đại học Khoa học (1960), đấu tranh đòi sử dụng
tiếng Việt trong giảng dạy; nhóm Văn nghệ ở Đại học Văn khoa (1961), rồi Hội Cờ
tướng, v.v… Có thực lực hơn cả là Đoàn sinh viên Phật tử thành lập tháng 3-1962.
Cùng với các tổ chức trên, một số hình thức đấu tranh bước đầu xuất hiện. Trong
đêm trình diễn văn nghệ kỉ niệm thành lập trường Quốc học Huế (26-12-1960), tên
tuổi Chủ tịch Hồ Chí Minh và các đồng chí Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp, các
nhà thơ Xuân Diệu, Huy Cận được công khai trong danh sách cựu học sinh của
trường. Trong sinh viên, một số cuộc Hội thảo được tổ chức như: Hội thảo của 200
sinh viên trường Đại học Khoa học (1960) chống lệnh tổng động viên; Hội thảo của
sinh viên các trường thuộc Viện Đại học Huế tại Giảng đường C trường Đại học
Khoa học (1962) lên án chính sách giáo dục phản dân tộc của chính quyền Ngô
Đình Diệm, v.v…
Từ trong thực tiễn của phong trào, ý thức đoàn kết, tương trợ trong giới sinh
viên, học sinh ngày càng được phát triển và củng cố. Sự kiện quan trọng đánh dấu
bước tiến mới của phong trào là sự ra đời Hội Liên hiệp sinh viên, học sinh giải
phóng miền Nam ngày 9-1-1961. Tuyên ngôn của Hội vạch rõ: “Chiến đấu lẻ tẻ và
riêng rẽ không thể thu thắng lợi được. Có tinh thần dũng cảm chưa đủ, mà phải có
tổ chức. Hơn bao giờ hết, một tổ chức đoàn kết rộng rãi tất cả học sinh, sinh viên
20



yêu nước ở miền Nam với một cương lĩnh hành động thống nhất trở thành đòi hỏi
khẩn thiết nhất đối với giới học sinh, sinh viên… Hội Liên hiệp sinh viên, học sinh
giải phóng miền Nam Việt Nam là tổ chức cách mạng và yêu nước của sinh viên,
học sinh nhằm đoàn kết anh chị em trong giới, không phân biệt tôn giáo, xu hướng
chính trị, giai cấp, dân tộc để cùng nhau chiến đấu cho nguyện vọng của giới sinh
viên, học sinh và cùng với các tầng lớp nhân dân khác phấn đấu cho nghĩa vụ thần
thánh của dân tộc là giải phóng miền Nam khỏi cảnh địa ngục trần gian hiện nay.
Đồng thời, Hội rèn luyện cho học sinh, sinh viên lý tưởng chiến đấu của người
thanh niên trong thế hệ mới, giáo dục chủ nghĩa anh hùng cách mạng, tạo điều kiện
để trở thành những người trí thức yêu nước, thanh khiết, hữu dụng đối với đất
nước” [37, tr. 316-317].
Trong năm 1962, phong trào sinh viên, học sinh tiếp tục diễn ra. Nổi bật nhất
là phong trào đấu tranh kéo dài trong nhiều tháng của sinh viên, học sinh chống
chính quyền Sài Gòn xử “vụ án Lê Quang Vịnh”. Ngày 23-5-1962, Tòa án quân sự
đặc biệt Sài Gòn khép Lê Quang Vịnh vào án tử hình với tội danh được gán, mưu
sát đại sứ Mỹ - Nolting. Phản ứng trước bản án bất công, gần 1 vạn sinh viên, học
sinh và phụ huynh ở Sài Gòn, Chợ Lớn, Tân An họp mít tinh, biểu tình dài năm sáu
cây số phản đối vụ án. Trước sức ép của dư luận, chính quyền Ngô Đình Diệm phải
giảm án cho Lê Quang Vịnh từ tử hình xuống chung thân, đày đi Côn Đảo.
Sang năm 1963, sinh viên, học sinh ở các đô thị miền Nam đã tham gia tích
cực trong phong trào đấu tranh chống chính quyền Ngô Đình Diệm kỳ thị Phật giáo.
Vào dịp lễ Phật đản 1963, chính quyền Ngô Đình Diệm ra lệnh cấm treo cờ Phật
giáo. Lập tức, phong trào Phật giáo bùng nổ. Tại Huế, chiều ngày 7-5-1963, quần
chúng Phật tử, trong đó có đa số là thanh niên, sinh viên, học sinh bao vây tỉnh tòa
Thừa Thiên, đòi chính quyền Ngô Đình Diệm hủy bỏ lệnh cấm treo cờ Phật giáo
trong dịp lễ Phật đản. Chính quyền Diệm buộc phải nhượng bộ để cho cờ Phật giáo
được treo trở lại.
Tối ngày 8-5-1963, chính quyền Ngô Đình Diệm gây ra vụ thảm sát đẫm máu
tại đài phát thanh Huế làm 8 thanh, thiếu niên Phật tử bị chết và nhiều người khác bị
thương. Phong trào Phật giáo từ đây lan rộng ra khắp các đô thị miền Nam với yêu

21


×