Tải bản đầy đủ (.pdf) (94 trang)

Song tính trữ tình, tự sự trong thơ nôm đường luật thế kỉ xviii xix

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.76 MB, 94 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

PHAN THỊ THANH THANH

SONG TÍNH TRỮ TÌNH, TỰ SỰ TRONG THƠ
NÔM ĐƯỜNG LUẬT THẾ KỈ XVIII-XIX

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN

HUẾ, NĂM 2016


ĐẠI HỌC HUẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

PHAN THỊ THANH THANH

SONG TÍNH TRỮ TÌNH, TỰ SỰ TRONG THƠ
NÔM ĐƯỜNG LUẬT THẾ KỈ XVIII-XIX
Chuyên ngành: VĂN HỌC VIỆT NAM
Mã số : 60220121

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:
TS NGÔ THỜI ĐÔN

HUẾ, NĂM 2016


MỤC LỤC


Trang phụ bìa……………………………………………………………………...i
Lời cam đoan……………………………………………………………….……ii
Lời cảm ơn ……………………………………………………………………...iii
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
1. Mục đích, ý nghĩa đề tài: ....................................................................................1
2. Lịch sử vấn đề .....................................................................................................2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................5
4. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................5
5. Đóng góp của luận văn .......................................................................................6
6. Bố cục luận văn ...................................................................................................6
NỘI DUNG ................................................................................................................7
CHƢƠNG 1. THƠ NÔM ĐƢỜNG LUẬT THẾ KỈ XVIII – XIX – DIỆN MẠO
VÀ THÀNH TỰU ......................................................................................................7
1.1. Diện mạo thơ Nôm Đường luật thế kỉ XVIII -XIX .........................................7
1.2. Thành tựu của thơ Nôm Đường luật thế kỉ XVIII-XIX.................................12
CHƢƠNG 2. YẾU TỐ TRỮ TÌNH, TỰ SỰ TRONG THƠ NÔM ĐƢỜNG
LUẬT THẾ KỈ XVIII –XIX NHÌN TỪ HỆ ĐỀ TÀI VÀ CÁI TÔI TRỮ TÌNH
...................................................................................................................................22
2.1. Hệ đề tài .........................................................................................................22
2.1.1. Đề tài tình yêu ........................................................................................22
2.1.2. Đề tài về thân phận người phụ nữ ..........................................................25
2.1.3. Đề tài về thiên nhiên ...............................................................................29
2.1.4. Đề tài thế sự ............................................................................................34
2.1.5. Triết lý nhân sinh và khí tiết nhà Nho ....................................................37
2.1.5.1. Triết lý nhân sinh ............................................................................37
2.1.5.2.Khí tiết nhà Nho ...............................................................................40
2.2. Cái tôi trữ tình trong thơ Nôm Đường luật ...................................................42
2.2.1. Cái tôi trữ tình thế sự ..............................................................................43
2.2.2 Cái tôi trữ tình đời tư ...............................................................................46



CHƢƠNG 3. YẾU TỐ TRỮ TÌNH, TỰ SỰ TRONG THƠ NÔM ĐƢỜNG
LUẬT THẾ KỈ XVIII –XIX NHÌN TỪ PHƢƠNG THỨC THỂ HIỆN ..........52
3.1. Ngôn ngữ .......................................................................................................52
3.1.1 Ngôn ngữ dân tộc ....................................................................................52
3.1.2 Ngôn ngữ hiện thực kết hợp với trào phúng............................................58
3.1.3 Ngôn ngữ bộc lộ sắc thái cá nhân ............................................................65
3.1.4 Ngôn ngữ mang dấu ấn của văn học dân gian .........................................71
3.2. Giọng điệu thơ ...............................................................................................77
KẾT LUẬN ..............................................................................................................85

TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................. 87


MỞ ĐẦU
1. Mục đích, ý nghĩa đề tài:
1.1. Thơ ca Việt sáng tác trong thời trung đại được viết bằng chữ Hán và chữ
Nôm, trong đó bộ phận thơ chữ Nôm càng về sau càng có nhiều thành tựu. Thơ
Nôm Đường luật là một đỉnh cao của văn học trung đại Việt Nam. Đây là một thể
loại ngoại nhập và sáng tạo lại, là hiện tượng giao lưu, tiếp biến văn hóa văn học
trung đại Trung Quốc và văn học trung đại Việt Nam. Thơ Nôm Đường luật có thể
ra đời vào khoảng thế kỉ XIII, từ đầu thế kỉ XIV trở đi nền văn học chữ Nôm nói
chung và thơ chữ Nôm nói riêng mới phát triển đáng kể. Thơ Nôm Đường luật tồn
tại các thể gồm: thất ngôn bát cú, thất ngôn tứ tuyệt, ngũ ngôn bát cú, ngũ ngôn tứ
tuyệt, ngũ ngôn bài luật. Thơ Nôm Đường luật là những bài thơ được viết bằng chữ
Nôm theo thể Đường luật (gồm cả những bài theo thể Đường luật hoàn chỉnh và
những bài theo thể đường luật phá cách – những bài có xen câu lục ngôn vào thơ
thất ngôn). Tuy nhiên để thưởng thức được cái hay, cái đẹp của những tác phẩm thơ
Nôm Đường luật thế kỉ XVIII – XIX cần phải nắm rõ bản chất thơ Nôm Đường luật
về phương diện nội dung và cả hình thức nghệ thuật. Một trong những yếu tố tạo

nên cái hay của mỗi bài thơ Nôm Đường luật là sự kết hợp hài hòa giữa “yếu tố tự
sự ” và “yếu tố trữ tình”. Hai yếu tố này hòa quyện, đan xen vào nhau tạo nên giá
trị của mỗi tác phẩm thơ Nôm Đường luật. Mỗi một yếu tố có những giá trị biểu
đạt, biểu cảm, giá trị thẩm mỹ khác nhau. Có thể nói rằng tinh hoa Đường Thi đã
được vận dụng vào Việt Nam một cách có chọn lọc, ít nhiều thấm nhuần vào tư
tưởng thơ ca Việt Nam làm phong phú thêm cho nền văn học Việt Nam và khi tiếp
nhận các nhà thơ Việt Nam đã chuyển nó thành của riêng mình phù hợp với nền văn
hóa của dân tộc.
Nhà nghiên cứu Lã Nhâm Thìn nhận xét:“ Thơ Nôm Đường luật là một thể
loại độc đáo bậc nhất của văn học Việt Nam. Một thể loại có nguồn gốc ngoại lai
nhưng trong quá trình phát triển lại trở thành thể loại văn học dân tộc…Thơ Nôm
Đường luật cũng là một trong những thể loại có thành tựu lớn vào bậc nhất của văn
học Việt Nam…nhiều tác giả nức danh nhất văn học Việt Nam là tác giả thơ Nôm
Đường luật, nhiều đỉnh cao giá trị của văn học dân tộc thuộc về thơ Nôm Đường
luật...” [ 49, tr. 5 ]
1


Trong các loại hình văn học chữ Nôm của nền văn học trung đại Việt Nam,
thơ Nôm Đường luật có vị trí vô cùng quan trọng. Vị trí ấy được khẳng định dựa
trên quá trình phát triển trong suốt bảy thế kỷ,từ thế kỷ XIII đến hết thế kỉ XIX.
1.2. Trong tiến trình phát triển của thơ Nôm Đường luật, trải qua nhiều thăng
trầm, đến thế kỷ XV được đánh giá là thế kỷ của thơ Nôm Đường Luật, với sự xuất
hiện hai cột mốc, đứng ở vị trí hàng đầu là Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi và
Hồng Đức quốc âm thi tập của Lê Thánh Tông. Từ đây dòng thơ Nôm Đường Luật
chính thức tồn tại và phát triển với tư cách là một loại hình nghệ thuật dân tộc độc
đáo. Đến thế kỉ XVIII và XIX thơ Nôm Đường luật phát triển mạnh với các nhà thơ
như: Hồ Xuân Hương, Trần Tế Xương, Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Công Trứ,
Nguyễn Khuyến… làm phong phú thêm và tạo bước khởi sắc cho thơ Nôm Đường
luật giai đoạn văn học này.

Nằm trong hướng nghiên cứu từ góc độ song tính trữ tình, tự sự, luận văn tập
trung nghiên cứu thơ Nôm Đường luật thế kỉ XVIII- XIX, các tác giả tiêu biểu là :
Hồ Xuân Hương, Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Khuyến, Trần
Tế Xương mà điểm trọng yếu là tìm hiểu và xác định những đặc điểm của nó về nội
dung và nghệ thuật của 4 tác giả : Hồ Xuân Hương,Nguyễn Công Trứ, Nguyễn
Khuyến, Trần Tế Xương. Để tiến đến mục đích đó, luận văn cũng phát họa quá
trình phát triển, tái hiện lại diện mạo thơ Nôm Đường luật trong văn học trung đại
Việt Nam thế kỉ XVIII - XIX. Thông qua việc khảo sát các nhà thơ này, luận văn
góp phần chỉ ra mối quan hệ giữa yếu tố tự sự và yếu tố trữ tình trong thơ Nôm
Đường luật giai đoạn này.
Nghiên cứu thơ Nôm Đường luật từ góc độ yếu tố tự sự và trữ tình không
phải là việc làm mới, nhưng đứng ở thế kỷ XXI, thế kỷ giao lưu và hội nhập thì việc
nhìn lại di sản văn học đỉnh cao của dân tộc trong quá khứ để xem xét, đánh giá một
cách khoa học, khách quan là một việc làm có ý nghĩa và cần thiết. Vì vậy, tôi quyết
định chọn đề tài: “Song tính trữ tình, tự sự trong thơ Nôm Đường luật thế kỉ
XVIII-XIX” làm luận văn thạc sĩ .
2. Lịch sử vấn đề
Trong lịch sử văn học Việt Nam, thơ Nôm Đường luật có vị trí quan trọng
bởi những đóng góp to lớn của nó đối với sự phát triển của văn học dân tộc về cả
hai phương diện thực tiễn sáng tác và ý nghĩa lí luận. Vì vậy, rất nhiều nhà nghiên
2


cứu tìm tòi và khám phá giá trị nội dung và nghệ thuật của nó. Nhiều công trình
nghiên cứu của các tác giả trong nước đã quan tâm đến hiện tượng văn học này.
Năm 1943, cuốn Việt Nam văn học sử yếu của Dương Quảng Hàm xuất hiện
lần đầu. Trong công trình này, từ sự phân tích, tác giả đã rút ra kết luận quan trọng:
" Văn Nôm của ta về thế kỷ thứ XIX, so với trước, thật có tiến bộ nhiều (...) các thể
thơ, hát nói, song thất, lục bát đều có phần khởi sắc và các văn sĩ ta đã nhiều khi
thoát ly cái ảnh hưởng của thơ văn Tàu mà diễn đạt tư tưởng, tính tình một cách

thành thực để sáng tạo một nền văn đặc biệt của dân tộc ta" [ 17, tr. 399]
Nhà nghiên cứu Trần Đình Sử gọi đó là “văn chương tự tình”, xem như một
cách đối lập với “văn chương trữ tình”, cách gọi đó đã hàm chứa và mặc nhiên thừa
nhận sự tồn tại của yếu tố tự sự, trữ tình trong những tác phẩm. Muốn giải bày thổ
lộ tình cảm không có con đường nào khác ngoài việc phải kể ra, thuật lại những sự
việc liên quan đến tình cảm ấy.
Dựa vào quan điểm thi pháp học của Jakobson, Đỗ Đức Hiểu đã tìm hiểu ý
nghĩa thơ Nôm Đường luật của Hồ Xuân Hương từ cấu trúc biểu đạt trong bài Thế
giới thơ Nôm Hồ Xuân Hương và ông kết luận "Hồ Xuân Hương sáng tạo một
phong cách thơ Đường luật mới" [20, tr.87]
Đặc biệt, trong cuốn chuyên luận Thơ Nôm Đường luật, Lã Nhâm Thìn đã
nhìn nhận, nghiên cứu về những điều kiện cho sự hình thành và phát triển của thơ
Nôm Đường luật. Khái quát quá trình phát triển của thơ Nôm Đường luật trong lịch
sử văn học Việt Nam. Đồng thời, tác giả cũng đề cập đến hệ thống chủ đề, đề tài,
ngôn ngữ…
Sự xuất hiện văn học chữ Nôm nói chung và thơ Nôm Đường luật nói riêng
là bước phát triển mới thể hiện tinh thần tự lập, tự cường về mặt văn hóa của dân
tộc Việt trong tương quan với văn hóa, văn học Trung Quốc. Điều khẳng định này
được thể hiện qua sự vận động và phát triển của dòng thơ Nôm Đường luật thời
trung đại theo hướng : Vừa kế thừa Đường luật Hán, vừa tiếp biến và sáng tạo theo
tinh thần dân tộc hóa, dân chủ hóa thể loại.
Lã Nhâm Thìn cho rằng: “Thơ Nôm Đường luật là một hiện tượng vừa tiêu
biểu, vừa độc đáo. Tiêu biểu ở chỗ phản ánh những điều kiện, bản chất quy luật của
quá trình giao lưu tiếp nhận văn học. Độc đáo bởi thơ Nôm Đường luật tuy mô

3


phỏng thể thơ ngoại lai nhưng lại có vị trí xứng đáng bên cạnh các thể thơ dân
tộc”… [49, tr.21]

Lã Nhâm Thìn kết luận " Có thể thấy bội số chung nhỏ nhất của các yếu
tố cấu thành thơ Nôm Đường luật là tính chất đời thường, sự giản dị, tinh thần tự do
và xu hướng tâm trạng hóa. Nói một cách khái quát và ngắn gọn, mã của thơ Nôm
Đường luật được xác định bởi tính chất Nôm của thể loại" ... [ 48, tr.142-143]
Trương Chính trong bài viết Cha ông ta đã vận dụng các thể loại văn học
Trung Quốc như thế nào vào thơ Nôm nhận định: “Cha ông ta khi chuyển sang sáng
tác bằng chữ Nôm, đồng thời cũng muốn cởi xiềng xích ra, bắt đầu từ Nguyễn
Thuyên...Nếu Hàn luật là thứ thơ Nôm ta thấy thịnh hành ở thế kỉ XV, từ Nguyễn
Trãi cho đến đời Hồng Đức thì nó không phải hoàn toàn là thơ luật Đường”[4, tr.3].
Trong quá trình nghiên cứu nhiều nhà nghiên cứu văn học nhận thấy thơ
Nôm Đường luật không chỉ áp dụng luật Đường mà nó còn là sự giao lưu, tiếp biến
các thể loại của văn học Trung Quốc để tìm ra một lối riêng làm phong phú thêm
cho thơ ca Việt Nam.
“ Thơ Nôm Đường luật là sự kết hợp hài hòa giữa “yếu tố Nôm” và “yếu tố
Đường luật”. Hai yếu tố này hòa quyện, đan xen vào nhau tạo nên giá trị của mỗi
tác phẩm thơ Nôm Đường luật. Mỗi một yếu tố có những giá trị biểu đạt thẩm mỹ
khác nhau nhưng cũng có tính độc lập tương đối, có thể tách ra để nhận diện đặc
điểm của thể loại...” [50, tr.141].. Tuy nhiên, trong một bài thơ Nôm Đường luật
thường có cả hai yếu tố trên. Tất nhiên mức độ đậm nhạt không giống nhau trong
từng bài thơ và từng tác giả thể hiện. Đa số khi đến với thơ Nôm Đường luật người
đọc đều thấy được giá trị biểu đạt, giá trị biểu cảm, giá trị thẩm mĩ của từng yếu tố,
đồng thời thấy được sự hòa quyện yếu tố tự sự, trữ tình trong thơ làm nên giá trị
chung của thơ Nôm Đường luật.
Thơ Nôm Đường luật được hình thành khá sớm, có thể bắt đầu từ thế kỉ XIV
qua Quốc Âm thi tập của Nguyễn Trãi, tuy nhiên mãi đến thế kỉ XVIII, XIX thời kì
đỉnh cao của thơ Nôm Đường luật mới phát triển khởi sắc trở lại bởi hiện tượng thơ
Hồ Xuân Hương,Trần Tế Xương, Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Khuyến. Trần
Thanh Đạm nhận định: "Riêng thể thơ luật, tính từ Hồ Xuân Hương, Bà huyện
Thanh quan cho đến các bài thơ trường thiên liên hoàn của Nguyễn Đình Chiểu
(Điếu Trương Định, Điếu Phan Tòng) , các bài xướng họa giữa Tôn Thọ Tường và

4


Phan Văn Trị đến các tác phẩm của Nguyễn Khuyến, Tú Xương về sau, chúng ta
cũng chứng kiến một sự nở rộ, đa dạng về nghệ thuật …[12, tr.13]
Nhiều công trình nghiên cứu bàn riêng về thành tựu thơ Nôm Đường luật của
các tác giả trong giai đoạn này; nhiều luận án Tiến sĩ, luận văn cao học viết về giả
trị của thơ Nôm Đường luật trong văn học trung đại Việt Nam nói chung và thơ
Nôm Đường luật giai đoạn thế kỷ XVIII – XIX, nhưng hiếm có công trình nào quan
tâm đến mối quan hệ giữa yếu tố trữ tình và yếu tố tự sự trong thơ Nôm Đường luật
của chặng đường này.
Trên cơ sở những tiếp thu thành tựu nghiên cứu của những người đi trước và
coi đây là những khám phá mang tính chất tiên phong để định hướng cho việc tham
khảo và nghiên cứu, chúng tôi đi vào khảo sát và nghiên cứu tìm hiểu song tính tự
sự, trữ tình trong thơ Nôm Đường luật thế kỉ XVIII – XIX ( khảo sát các nhà thơ
Nôm tiêu biểu của thế kỉ XVIII – XIX như: Hồ Xuân Hương, Trần Tế Xương,
Nguyễn Khuyến, Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Đình Chiểu. Tuy nhiên, luận văn tập
trung chính vào 4 tác giả: Hồ Xuân Hương, Nguyễn Công Trứ, Nguyễn khuyến,
Trần Tế Xương ) với mong muốn chỉ ra mối quan hệ về tính tự sự, trữ tình trong thơ
Nôm Đường luật thế kỉ XVIII – XIX. Trên cơ sở thấy được vai trò và vị trí của các
nhà thơ Nôm Đường luật thế kỉ XVIII – XIX trong tiến trình tiếp thu và Việt hóa
thơ ca dân tộc, tạo nên diện mạo thơ Nôm Đường luật giai đoạn này.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu Thơ Nôm Đường
luật thế kỷ XVIII- XIX. Tuy nhiên, do yêu cầu của đề tài nên chỉ tập trung ở song
tính trữ tình, tự sự trong thơ Nôm Đường luật của các tác giả tiêu biểu: Hồ Xuân
Hương, Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Khuyễn, Trần Tế Xương.
3.2. Phạm vi nghiên cứu:
Luận văn giới hạn phạm vi nghiên cứu song tính trữ tình, tự sự của các nhà
thơ Nôm tiêu biểu thế kỉ XVIII – XIX. Các bình diện được chọn khảo sát bao gồm:

hệ thống đề tài, cái tôi trữ tình, ngôn ngữ và giọng điệu.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để thực hiện luận văn, chúng tôi sử dụng phối hợp các phương pháp chính:
- Phương pháp lịch sử - loại hình : Phương pháp này được vận dụng để tìm
hiểu quá trình phát triển, đặc điểm của loại hình thơ Nôm Đường luật.
5


- Phương pháp cấu trúc - hệ thống: Nhìn các yếu tố trong thơ Nôm Đường
luật trong tính chính thể, bao gồm các yếu tố trong hệ thống thể loại.
- Phương pháp so sánh - đối chiếu : dùng để nghiên cứu những nét tương
đồng và riêng biệt trong tư duy nghệ thuật, phương thức thể hiện của các nhà thơ.
- Ngoài ra luận văn còn sử dụng các lý thuyết thi pháp học, văn hóa học…
khi trình bày những vấn đề cụ thể.
- Vấn đề sử dụng văn bản: Luận văn chủ yếu sử dụng những văn bản đã
được phiên âm và những văn bản này đã được nhiều người thừa nhận.
5. Đóng góp của luận văn
- Đề tài “Song tính trữ tình, tự sự trong thơ Nôm Đường luật thế kỉ XVIIIXIX” bằng cách tiếp cận từ nội dung (hệ đề tài, cái tôi trữ tình) và các phương diện
hình thức như ngôn ngữ, giọng điệu. Hy vọng sẽ chỉ ra được những đổi mới thơ
Nôm Đường luật trên các bình diện chủ yếu góp phần dân tộc hóa thể thơ này, mở
rộng khả năng tiếp nhận của người đọc trong thời trung đại.
Kết quả của Luận văn cũng góp phần khẳng định những thành tựu của văn
học chữ Nôm nói chung và thơ Nôm Đường luật nói riêng trong tiến trình phát triển
của văn học trung đại Việt Nam.
6. Bố cục luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, phần Nội dung chính gồm
3 chương:
Chương 1: Thơ Nôm Đường luật thế kỉ XVIII – XIX diện mạo và thành tựu.
Chương 2: Yếu tố trữ tình, tự sự trong thơ Nôm Đường luật thế kỉ XVIII –
XIX nhìn từ hệ đề tài và cái tôi trữ tình.

Chương 3: Yếu tố trữ tình, tự sự trong thơ Nôm Đường luật thế kỉ XVIII –
XIX nhìn từ phương thức thể hiện.

6


NỘI DUNG
CHƢƠNG 1
THƠ NÔM ĐƢỜNG LUẬT
THẾ KỈ XVIII – XIX – DIỆN MẠO VÀ THÀNH TỰU
1.1. Diện mạo thơ Nôm Đƣờng luật thế kỉ XVIII-XIX
“ ...Thơ Nôm Đường luật là bao hàm những bài thơ viết bằng chữ Nôm theo
luật Đường hoàn chỉnh có cả những bài viết theo thơ luật Đường phá cách- những
bài có chen câu ngũ ngôn,lục ngôn vào bài thơ thất ngôn... ” [48,tr.141]
Nhà nghiên cứu Lã Nhâm Thìn cho rằng : “…, diện mạo thơ Nôm Đường
luật là diện mạo dường như không có tuổi ấu thơ chập chững cũng như không có
tuổi già…” [49, tr. 5]
Từ thế kỉ XIII đến thế kỉ XVII, thơ Nôm Đường luật không phải là không có
những thành tựu. “ ...Nhìn chung đó là năm thế kỉ phát triển có nhiều thành tựu của
thơ Nôm Đường luật. Tuy nhiên trong năm thế kỉ đó, thơ Nôm Đường luật đã qua
hai chặng có những đặc điểm riêng khá rõ. Giai đoạn Nguyễn Trãi đến Hồ Xuân
Hương là giai đoạn đi từ thể nghiệm đến ổn định đồng thời cũng là giai đoạn phát
triển rực rỡ nhất của thể thơ này. Giai đoạn sau Hồ Xuân Hương là giai đoạn tiếp
tục sự phát triển của thơ Nôm Đường luật, thành tựu không bằng trước nhưng vẫn
có những đóng góp to lớn…” [ 49, tr.39]
Văn học Việt Nam thế kỉ XVIII - XIX vẫn gồm hai bộ phận văn học chữ
Hán và văn học chữ Nôm, cả hai đều phát triển, tuy nhiên giai đoạn này nền văn
học chữ Nôm phát triển rực rỡ hơn sau hơn một thế kỉ không có gì đặc sắc. Ngày
nay nói đến thành tựu văn học Việt Nam thế kỉ XVIII – XIX, chủ yếu nói đến văn
học chữ Nôm, mặc dù văn học chữ Hán không phải là không có những thành tựu

đáng kể.
Diện mạo của thơ Nôm Đường luật được khởi sắc là phải kể đến các tác giả
tiêu biểu của thơ Nôm Đường luật giai đoạn này như: Hồ Xuân Hương, Nguyễn
Đình Chiểu, Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Khuyến, Trần Tế Xương.
Lã Nhâm Thìn nhận xét: “ Hồ Xuân Hương gần như là trường hợp duy nhất
không viết với bất cứ một ánh sáng của học thuyết tôn giáo nào, không một học
thuyết chính trị nào từ phía trên dọi xuống. Hồ Xuân Hương là sự giải tỏa hoàn toàn
7


khỏi giáo điều phong kiến…Với thơ Hồ Xuân Hương, thơ Đường luật không còn ở
địa vị “đẳng cấp trên” trong hệ thống thể loại văn học trung đại, và với nhà thơ, thể
thơ Đường luật đã xa phong cách trữ tình trang nghiêm cao qúy để đi vào cuộc sống
đời thường…” [49, tr.46] .
Hồ Xuân Hương tố cáo chế độ đa thê và nổi đau thân phận của người phụ nữ.
Bài thơ “Làm lẽ ” của Hồ Xuân Hương đả kích mạnh mẽ vào chế độ đa thê và là
tiếng nói đòi quyền sống, quyền hạnh phúc lứa đôi cho người phụ nữ :
Kẻ đắp chăn bông, kẻ lạnh lùng.
Chém cha cái kiếp lấy chồng chung
Năm thì mười họa hay chăng chớ
Một tháng đôi lần có cũng không
Cố đấm ăn xôi, xôi lại hẩm
Cầm bằng làm mướn, mướn không công,
Thân này ví biết dường này nhỉ
Thà trước thôi đành ở vậy xong.
(Làm lẽ - Hồ Xuân Hương)
“Với Hồ Xuân Hương, thơ Nôm Đường luật tiếp tục xu hướng dân tộc hóa
đồng thời chuyển nhanh trên con đường dân chủ hóa nội dung và hình thức thể loại.
Xu hướng dân chủ hóa thể thơ Đường luật là xu hướng mạnh mẽ nhất trong sáng tác
của Hồ Xuân Hương. Với Hồ Xuân Hương, thơ Nôm Đường luật không còn địa vị

ở đẳng cấp trên trong hệ thống thể loại văn học trung đại, và với nhà thơ, thể thơ
Đường luật đã rời xa phong cách trữ tình trang nghiêm, cao quý để đi thẳng vào
cuộc sống đời thường, đó là một cuộc cách tân đầy ý nghĩa” [49, tr.46]
Góp phần tạo nên diện mạo thơ Nôm Đường luật thế kỉ XIX là Nguyễn Công
Trứ, nhà thơ thể hiện chí nam nhi, cảnh nghèo…thơ Nôm Nguyễn Công Trứ mang
đậm dấu ấn thời đại rõ nét, sáng tác của Nguyễn Công Trứ toàn thơ Nôm, chỉ có
một bài chữ Hán là bài Tự Trào. Cách diễn đạt của Nguyễn Công Trứ trong thơ
Nôm bình dị, mộc mạc, lời thơ gần gũi với người dân, nhiều bài thơ mang dáng vóc
của bài ca dao, tục ngữ :
Một lưng một vốc kém chi mô,
Cho biết chanh chua khế cũng chua.
Ðã chắc bữa trưa chừa bữa tối,
8


Mà tham con giếc tiếc con rô.
Trăm điều đổ tội cho nhà oản,
Nhiều sãi không ai đóng cửa chùa.
Khó bó cái khôn còn nói khéo,
Dầu ai có quấy vấy nên hồ.
(Trò Đời - Nguyễn Công Trứ)
Đến giai đoạn nửa thế kỉ XIX đất nước có những biến động lớn, thực dân
Pháp bắt đầu xâm lược nước ta. Nguyễn Đình Chiểu là nhà thơ yêu nước chống
Pháp, người có tấm gương sáng về lòng yêu nước và trách nhiệm của người cầm
bút trong ý thức sáng tác của mình :
Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm
Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà
(Dương Từ - Hà Mậu)
Những bài thơ Nôm của Nguyễn Đình Chiểu phản ánh kịp thời những sự
kiện lớn của lịch sử dân tộc, thể hiện tấm lòng yêu nước của các nghĩa sĩ, và người

nông dân yêu nước.Tinh thần yêu nước, chống Pháp của Nguyễn Đình Chiểu vẫn
còn sáng mãi trong lòng người dân Nam Bộ ông mãi mãi là “Ngôi sao sáng trên
bầu trời Nam Bộ”
Một gương mặt tiêu biểu tạo nên diện mạo thơ Nôm Đường luật thập kỉ cuối
cùng của thế kỉ XIX là Nguyễn Khuyến – Thơ Nguyễn Khuyến có sự kết hợp giữa
trào phúng và trữ tình tạo nên những vần thơ mang diện mạo riêng:
Đã bấy lâu nay, bác tới nhà
Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa
Ao sâu nước cả, khôn chài cá
Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà
Cải chửa ra hoa, cà mới nụ
Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa
Đầu trò tiếp khách, trầu không có
Bác đến chơi đây ta với ta
(Bạn đến chơi nhà – Nguyễn Khuyến)
Thơ Nôm Nguyễn Khuyến để lại ấn tượng sâu sắc, là nhà thơ của làng mạc
và dân quê và là nhà thơ cổ điển của mùa thu làng cảnh Việt Nam. “Tài năng của
9


Nguyễn Khuyến là ở chỗ, ông chiếm lĩnh được thơ Đường luật, chiếm lĩnh được
quan niệm “thi trung hữu họa”, chiếm lĩnh được khả năng diễn đạt đến đỉnh cao
trong khả năng gắn bó với quê hương đất nước” [2, tr.283]
Trần Tế Xương sáng tác vào những thập niên cuối thế kỷ XIX, là nhà thơ
tiêu biểu trong dòng thơ Nôm Đường luật giai đoạn này. Ông tiếp tục xu hướng trào
phúng và trữ tình như Nguyễn Khuyến, trào phúng của Nguyễn Khuyến là trào
phúng ở nông thôn, nhưng với Tú Xương là xã hội thực dân phong kiến ở thành thị.
Nhà thơ Tú Xương không nhằm vào mục đích ngôn chí, thuật hoài mà thể hiện sự
ung dung tự tại của một nhà Nho trước một xã hội đảo điên và thể hiện cái ngông
nghênh tự mãn của một con người thị dân:

Ở phố Hàng Nâu có phỗng sành
Mặt thời lơ láo, mắt thời xanh
Vuốt râu nịnh vợ, con bu nó
Quắc mắt khinh đời, cái bộ anh.
Bài bạc kiệu cờ cao nhất xứ
Rượu chè trai gái đủ tam khoanh.
Thế mà vẫn nghĩ rằng ta giỏi
Cứ việc ăn chơi, chẳng học hành.
(Tự cười mình- Trần Tế Xương)
“Tú Xương có tinh thần dân tộc rất sâu sắc…con người của Tú Xương là
con người ưu thời mẫn thế, mang tâm trạng u uất của một kẻ mất nước và hoa sen
trong tâm hồn luôn luôn bị vẫy bùn lên. Trằn trọc, trăn trở linh hồn cùng thân thể”
[9, tr.246 ]
Thơ bắt nguồn từ chính cuộc sống, các nhà thơ không chỉ bằng lòng với việc
dùng chữ Hán để sáng tác mà tích cực sử dụng chữ Nôm, dùng ngôn ngữ dân tộc để
sáng tác, do dó bộ phận văn học chữ Nôm phát triển mạnh mẽ. Việc dùng chữ Nôm
cũng là biểu hiện lòng tự hào về dân tộc, đề cao tiếng nói của dân tộc. Trong thể thơ
Nôm Đường luật thế kỉ XVIII – XIX chúng ta gặp những đề tài phổ biến của văn
học giai đoạn trước, đó là thể tài vịnh sử và vịnh thiên nhiên, nhưng giai đoạn này
các nhà thơ không còn ngụ ý của những bài học về đạo đức. Nhà thơ viết về thiên
nhiên là để nói lên xúc cảm của mình trước những đối tượng ấy, đồng thời qua đó
bộc lộ nhận thức của mình về những vấn đề của cuộc sống. Đề tài cơ bản trong thơ
10


Nôm Đường luật giai đoạn này chủ yếu là những vấn đề thiết yếu của cuộc sống,
các nhà thơ viết về chiến tranh phong kiến, những tai họa của nó như trong thơ
Nôm Đường luật của Nguyễn Đình Chiểu hay các nhà thơ viết về sự thối nát của
giai cấp phong kiến thống trị, về cuộc sống khổ cực của nhân dân trong thơ Nguyễn
Khuyến, Trần Tế Xương. Thơ Nôm Đường luật đã bắt đầu thoát khỏi loại thơ Thi

ngôn chí để quay trở lại phản ánh hiện thực đời sống đa dạng của con người. Do
thay đổi cảm quan thơ, nên mặc dù sáng tác bằng thể thơ Đường luật, một thể thơ
vốn có nhiều quy phạm chặt chẽ, gắn với quan niệm của nhà Nho, nhưng các nhà
thơ viết thơ Nôm Đường luật ở Việt nam đã sáng tạo lại và có những cách tân đáng
kể, đưa thơ về gần với cuộc sống hơn. Đây cũng là quá trình dân tộc hóa và dân chủ
hóa thể thơ Đường luật ở Việt Nam. Thành tựu của thơ Việt Nam ở thời kỳ này có
những đóng góp tích cực của các nhà thơ Nôm Đường luật như Hồ Xuân Hương,
Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Khuyến, Trần Tế Xương...
Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm
Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà.
(Dương Từ - Hà Mậu, Nguyễn Đình Chiểu)
Hai câu thơ mang đến cho ta một quan niệm văn chương thời trung đại, đó là
quan niệm “văn dĩ tải đạo”. Nguyễn Đình Chiểu là nhà thơ mù ông không thể cầm
giáo và đánh giặc thì ông sẽ cầm bút để tấn công địch trên mặt trận tư tưởng tinh thần.
Có thể nói rằng tính chất thời sự đã chi phối đời sống dân tộc và làm thay đổi
diện mạo thơ Nôm Đường luật thế kỉ XIX, giai đoạn thế kỉ XVIII thơ Nôm Đường
luật thường hướng vào đời sống riêng tư của con người như giải phóng tình cảm cá
nhân, khát vọng tình yêu, quyền sống của con người và đấu tranh chống lại các thế
lực vùi dập con người, tiêu biểu trong thơ Hồ Xuân Hương, hay cảm quan hoài cổ
trong thơ Bà Huyện Thanh Quan…nhưng tất cả những nội dung trên bước sang thế
kỉ XIX dường như biến mất để nhường bước cho sự phát triển một chủ đề mới có
tính thời sự hơn. Đó là chủ để yêu nước trong thơ văn cụ thể là văn chương yêu
nước chống Pháp trong thơ Nguyễn Đình Chiểu. Ông đã thay đổi chủ đề văn học
cho thời kì này đó là không đề cập đến nội dung giáo huấn đạo đức chung chung
cho con người mà nhà thơ chuyển sang đề tài phản ánh cuộc sống của những người
dân trong nổi đau đất nước bị chia cắt, kêu gọi nhân dân đứng lên chống giặc, dù
thay đổi nội dung nhưng truyền thống nhân đạo và hiện thực thì vẫn luôn tồn tại và
11



manh nha sang thế kỉ XIX, nó đã trở thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ đó là
truyền thống yêu nước. Dù truyền thống này không phải là mới nhưng truyền thống
này đi vào thơ Nôm Đường luật của các nhà thơ Nôm tiêu biểu của thế kỉ này một
diện mạo mới đó là văn học phục vụ chính trị và khi thơ Nôm Đường luật là công
cụ đấu tranh chống xâm lược.
Với Hồ Xuân Hương và Trần Tế Xương theo xu hướng dân tộc hóa và thậm
chí trên con đường đi đến hiện đại hóa văn học, đặc biệt là Hồ Xuân Hương theo xu
hướng dân chủ hóa thể thơ Đường luật một cách mạnh mẽ trong nền văn học trung
đại Việt Nam.
Trần Tế Xương, Nguyễn Khuyến là hai tác giả đã chuyển thơ Nôm Đường
luật từ văn học trung đại sang văn học cận – hiện đại. Do sự phát triển của xã hội,
để đáp ứng nhu cầu phản ánh và nhu cầu thưởng thức mới, văn học dân tộc xuất
hiện những thể loại khác thực hiện tốt chức năng xã hội và chức năng thẩm mĩ mà
Đường luật Nôm không vươn tới. Sinh mệnh nghệ thuật của thơ Nôm Đường luật
chấm dứt khi chữ Nôm không còn được dùng trong sáng tác.
Thơ Nôm Đường luật giai đoạn cuối thế kỉ XIX có thành tựu nổi bật đó là sự
kế thừa truyền thống và cách tân làm cho lối diễn dạt bớt chung chung, ước lệ mà
thay vào đó các nhà thơ bám sát đời sống như thơ trào phúng của Trần Tế Xương và
Nguyễn Khuyến tố cáo hiện thực, tạo nên tiếng cười và chất sống của nó có phần nổi
rõ hơn trong thơ trữ tình, các bài thơ tố cáo hiện thực xã hội xuất phát từ hiện thực
đời sống để khi đọc thơ ta có thể hiểu được những vấn đề cuộc sống đâng đặt ra.
Trong thơ Nôm Đường luật từ thế kỉ XVIII – XIX, chúng ta thấy các nhà thơ
đã kết hợp hài hòa các yếu tố tự sự và trữ tình, làm cho trung đại Việt Nam thoát
dần ra khỏi loại thơ Tự tình để chuyển sang loại thơ trữ tình, đưa thơ về gần với đời
sống, có khả năng biểu đạt những trạng thái đa dạng của tâm hồn người Việt. “Điều
quan trọng nhất là thơ Nôm Đường luật đã mang một chức năng văn học mới, chức
năng thẫm mĩ mới, khẳng định sự tồn tại không thể thay thế của thể loại này trong
lịch sử văn học Việt Nam. Cốt lõi của quá trình thơ Nôm Đường luật là quá trình
tạo thành chức năng văn học, chức năng thẫm mĩ mới của thể loại” [49, tr.51]
1.2. Thành tựu của thơ Nôm Đƣờng luật thế kỉ XVIII-XIX

Văn học trung đại giai đoạn thế kỉ XVIII – XIX phát triển rực rỡ và đây
được coi là giai đoạn phát triển mạnh của văn học trung đại Việt Nam, thành công
12


cả về mặt nội dung, nghệ thuật và cả thể loại cũng như có sự chuyển biến trong tư
tưởng sáng tác của các nhà thơ. Bộ phận văn học chữ Nôm lúc này phát triển nhanh,
đặc biệt là thể thơ Nôm Đường luật, góp phần thể hiện phong phú những nội dung
mà thời đại đang đặt ra và có những cách tân đáng kể về mặt hình thức biểu hiện.
Góp phần tạo nên thành tựu rực rỡ của thơ Nôm Đường luật giai đoạn này phải kể
đến các tên tuổi tiêu biểu Hồ Xuân Hương, Bà Huyện Thanh Quan, Nguyễn Đình
Chiểu, Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Khuyến, Trần Tế Xương…
Thơ Nôm Đường luật thường diễn tả tâm trạng hay một cảm xúc nào đó của
nhà thơ trước cuộc sống. Dung lượng của thể loại hạn chế và cách luật chặt chẽ.
Tuy nhiên các nhà thơ sáng tác thơ Nôm Đường luật không chấp nhận những quy
phạm của thể loại, tìm cách phá vỡ quy phạm ở những phương diện có thể thay đổi
được để thể hiện khả năng sáng tạo dồi dào của họ và đưa thơ về gần với hiện thực
đời sống. Nhiều nhà thơ đã có những cách nhìn mới về hiện thực cuộc sống, về con
người. Cái nhìn đa dạng đã bắt đầu được khơi mở tạo ra những biến đổi mới trong
thế giới nghệ thuật thơ. Dưới ngòi bút của Bà chúa thơ Nôm Hồ Xuân Hương, thơ
Nôm Đường luật được vận dụng theo hướng dân tộc hóa triệt để trong khuôn khổ
thể tài cho phép, bà vận dụng những câu thơ đối nhau trong thể thơ Nôm Đường
luật để tạo ra những thế đối lập, tương phản dùng vào mục đích chính trào phúng và
đả kích những bất công, thối nát của xã hội. Bà đã đưa một thể thơ vốn đài các,
trang trọng sang một nội dung thông tục, hàng ngày của cuộc sống vào văn học một
cách tự nhiên, bộc lộ khát vọng thành thực trong cuộc sống. Thơ Nôm Đường luật
của bà Huyện Thanh Quan lại xuất hiện dưới dạng cổ điển, niêm luật chặt chẽ, nội
dung trang nhã và âm hưởng thơ dồi dào, hấp dẫn. Điều này tạo cho diện mạo thơ
Nôm Đường luật một nét riêng, độc đáo nhưng không kém phần sâu sắc. “Là một
thể loại văn học, thơ Nôm Đường luật có “sinh mệnh nghệ thuật” riêng. Về cơ bản

“ Sinh mệnh nghệ thuật ” thơ Nôm Đường luật chấm dứt khi chữ Nôm Không còn
được dùng trong sáng tác… ” [49 tr.51]
Nhìn chung thơ Nôm Đường luật giai đoạn này phát triển rực rỡ cả về số
lượng lẫn chất lượng và đạt được nhiều thành tựu nghệ thuật đáng kể đánh dấu một
mốc son sáng chói cho văn học trung đại Việt Nam. Lã Nhâm Thìn chia làm ba giai
đoạn: giai đoạn hình thành, giai đoạn phát triển và giai đoạn cuối, phát triển trong
bảy thế kỉ từ thế kỉ XIII đến hết thế kỉ XIX. Trong quá trình phát triển thơ Nôm
13


Đường luật các nhà thơ trung đại không ngừng tiếp thu những tinh hoa Đường luật
của Trung Quốc, họ biết Việt hóa sáng tạo chứ không hề rập khuôn sao chép một
cách máy móc, điều này đã tạo dấu ấn riêng của con người, đất nước và bản sắc văn
hóa Việt.
Giai đoạn văn học Việt Nam thế kỉ XVIII - XIX, các nhà thơ phản ảnh đời
sống đa dạng của người Việt, vì vậy họ không bằng lòng với việc dùng chữ Hán để
sáng tác thơ văn tích cực sử dụng chữ Nôm, văn tự ghi âm tiếng Việt để phù hợp
với tư duy và cảm quan của người Việt, kể cả người sáng tác lẫn người tiếp nhận.
Có thể nói sự phát triển của tiếng Việt ở giai đoạn này đã phát triển mạnh, đủ khả
năng để phản ánh các hiện tượng, sự vật đa dạng trong đời sống. Hệ thống chữ Nôm
cũng tương đối hoàn thiện, đủ khả năng để thơ Nôm có những thành tựu. Thành
kiến nôm na mách qué, vốn tồn tại ở chặng đường trước đã được các nhà thơ vượt
qua và chứng minh sức sống của loại hình văn học Nôm nói chúng và thơ chữ Nôm
nói riêng. Trong bối cảnh đó các nhà thơ sáng tác nhiều bài thơ Đường luật bằng
chữ Nôm và được truyền tụng và được người đọc tiếp nhận rộng rãi. Đây là điều
kiện cho thơ Nôm Đường luật phát triển ở thế kỷ XVIII và thế kỷ XIX. Nhiều bình
diện của thơ Nôm Đường luật giai đoạn này đã có những thay đổi đáng kể.
“ Hệ thống đề tài, chủ đề trong Thơ Nôm Đường luật thế kỉ XVIII – XIX
còn thực hiện quá trình cách tân và sáng tạo theo xu hướng dân chủ hóa, dân tộc
hóa thể loại. Nói cách khác, phần cách tân, sáng tạo của Thơ Nôm Đường luật trong

tương quan với sự vận động và phát triển cả nội dung và hình thức là kết quả của sự
trưởng thành của ý thức dân tộc. Sự ra đời và quá trình vận động, phát triển của
dòng Thơ Nôm Đường luật từng bước khẳng định vị thế của mình với tư cách là
một thể loại văn học dân tộc.” [66]
Hiện tượng đưa yếu tố dân gian vào thơ Nôm Đường luật, cũng như vấn đề
dân tộc hóa, dân chủ hóa trong thơ Nôm Đường luật đã trở thành một vấn đề phổ
biến trong thơ Nôm Đường luật thế kỉ XVIII - XIX. Giai đoạn này địa vị văn học
chữ Nôm và những thể loại văn học dân tộc như thơ Nôm viết theo thể Đường luật
đạt đến đỉnh cao.Trong văn học chữ Nôm thế kỉ XVIII – XIX ít có văn xuôi nghệ
thuật, thơ vẫn là chủ yếu, thơ Nôm trữ tình ở thời gian này chủ yếu được viết bằng
thể Đường luật, hát nói và song thất lục bát, còn thơ tự sự được viết bằng thể lục
bát. Các nhà thơ Nôm Đường luật đã biết vận dụng hài hòa các yếu tố tự sự và trữ
14


tình vào trong thơ một cách nhuần nhuyễn, tạo ra khả năng đa dạng cho thể loại, mở
rộng khả năng phản ánh thế giới hiện thực. Dưới ngòi bút của Hồ Xuân Hương,
Trần Tế Xương, Bà Huyện Thanh Quan… thơ Nôm Đường luật được vận dụng theo
hướng dân tộc hóa triệt để trong khuôn khổ mà thể tài cho phép:
Quả cau nho nhỏ miếng trầu hôi
Này của Xuân Hương mới quệt rồi
Có phải duyên nhau thì thắm lại
Đừng xanh như lá bạc như vôi
(Mời trầu – Hồ Xuân Hương)
Bài thơ Mời trầu vẫn trong khuôn khổ thơ thất ngôn tứ tuyệt, nhưng vóc
dáng là chữ Nôm, một hồn thơ dân tộc Việt Nam. Thứ chữ “nôm na mách qué” đó
đã tạo một cái nhìn mới đầy cá tính nganh ngạnh, điều này tạo nên hiện tượng thơ
độc đáo Hồ Xuân Hương. Tuy nhiên xã hội phong kiến thời bấy giờ chưa chấp nhận
“cái tôi ” với lời xưng danh trực tiếp “Xuân Hương” như vậy. Nhưng người phụ nữ
bản lĩnh ở đây lại dám tin vào chính mình và khẳng định cái tôi cá tính bướng bỉnh,

gai góc đầy bản lĩnh và có phần cao ngạo với thói đời bạc bẽo. Hành động “mới
quệt ” hết sức khiêm tốn, chân thành và thẳng thắn pha chút ngông ngạo đã tạo nên
bản sắc riêng của con người cá tính Hồ Xuân Hương. Miếng trầu có thể không khéo
léo trong cách têm, thậm chí là“ miếng trầu hôi”, nhưng trên tất cả là tấm chân tình
dám nói thẳng vào thực tại và là lời mời chân thành nhất.
Ý thức về thân phận, thương thân, xót thân thấm thía nhất, đó là cách tự
khẳng định mình. Hay ý thức về “thân phận” trong thơ Hồ Xuân Hương:
Ghé mắt trông ngang thấy bảng treo
Kìa đền thái thú đứng cheo leo
Ví đây đổi phận làm trai được
Thì sự anh hùng há bấy nhiêu!
( Đề đền Sầm Nghi Đống – Hồ Xuân Hương)
Quan niệm về chừ “Tài” trong thơ Nguyễn Du
…Chữ tài chữ mệnh dồi dào cả hai,
Có tài mà cậy chi tài,
Chữ tài liền với chữ tai một vần.
Đã mang lấy nghiệp vào thân,
15


Cũng đừng trách lẫn trời gần trời xa.
Thiện căn ở tại lòng ta,
Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài.
Lời quê chắp nhặt dông dài,
Mua vui cũng được một vài trống canh…
(Truyện Kiều – Nguyễn Du)
Tiếng cười tự trào thể hiện sự kết hợp giữa tự sự, trữ tình trong thơ Nôm
Đường luật của Nguyễn Khuyến:
Cũng chẳng giàu mà cũng chẳng sang,
Chẳng gầy, chẳng béo chỉ làng nhàng,

Cờ đương dở cuộc không còn nước,
Bạc chửa thâu canh đã chạy làng.
Mở miệng nói ra gàn bát sách,
Mềm môi chén mãi tít cung thang.
Nghĩ mình lại gớm cho mình nhỉ,
Thế cũng bia xanh, cũng bảng vàng.
(Tự Trào – Nguyễn Khuyến)
Trong những tác phẩm thơ Nôm Đường luật các nhà thơ thường phản ánh
những vấn đề về tư tưởng, tình cảm và những mối quan hệ xã hội cũng như phản
ánh đời sống tâm hồn của con người Việt Nam. Trong văn học Việt Nam thế kỉ XIX
các nhà thơ Nôm kế thừa truyền thống văn học dân tộc ở giai đoạn trước, sáng tạo
trong một bối cảnh lịch sử mới. “…Ý thức dân tộc trước cuộc chiến đấu chống
ngoại xâm chính là ngọn nguồn cho sự thống nhất và ý thức dân tộc cũng là ngọn
nguồn cho sự phong phú của văn học giai đoạn này…” [32, tr.625].
Nhà thơ miền Nam Nguyễn Đình Chiểu đã tạo được tiếng vang lớn với các
bài thơ phản ánh cuộc đấu tranh quyết liệt của nhân dân Nam Bộ chống Pháp, sự hy
sinh của nghĩa sĩ, nghĩa dân. Nhà thơ Miền Bắc Nguyễn Khuyến tạo được dấu ấn
cho mảng thơ Nôm Đường luật về đề tài quê hương làng cảnh, dân tình Việt Nam,
đó nổi ưu thời mẫn thế trước bi kịch của lịch sử và bi kịch của chính nhà Nho. Thơ
Nôm giai đoạn này khai thác các vấn đề hướng vào con người, làm cho văn học gần
gũi với đời sống con người, các nhà thơ Nôm không bàn về triết lý đạo đức thời

16


phong kiến mà đi sâu vào cuộc sống con người với những nổi buồn vui, gắn bó với
nổi đau thương và cả hạnh phúc của con người.
Thơ Nôm Đường luật dù là thể loại ngoại lai, thể loại văn học tiếp thu từ nền
văn học Trung Quốc, nhưng các nhà thơ Việt Nam trên cơ sở tiếp thu và sáng tạo lại
khiến thơ Nôm Đường luật Việt Nam mang sắc thái của dân tộc Việt Nam như câu

thơ bảy từ xen câu sáu từ hoặc câu sáu từ xen câu bảy từ:
Quân thân chưa báo lòng canh cánh,
Tình phụ cơm trời áo cha.
(Ngôn Chí 7, Nguyễn Trãi)
Bán lợi, buôn danh nào nhượng kẻ,
Chẳng nên mặc cả một đôi lời.
(Chợ Trời, Hồ Xuân Hương)
Chẳng phải Ngô/ chẳng phải ta,
Đầu thì trọc lốc, áo không tà.
(Sư hổ mang, Hồ Xuân Hương)
Thực tế này đã chứng tỏ cha ông ta trên cơ sở vay mượn đã dần biến thành
cái mới tạo bản sắc riêng, dấu ấn riêng trong thơ Nôm Đường luật Việt Nam. Trong
quá trình kế thừa và phát triển thơ Nôm Đường luật, các nhà thơ còn thực hiện quá
trình cách tân và sáng tạo theo xu hướng hiện đại hóa, dân chủ hóa nhưng vẫn luôn
đảm bảo bản sắc của dân tộc, tạo nên thành tựu lớn cho văn học Việt Nam trung đại.
Thơ Nôm Đường luật ở chặng đường trước thường hướng đến các đề tài, chủ
đề mang tính ước lệ, quy phạm như: vịnh năm canh, thiên nhiên: phong hoa, tuyết,
nguyệt nhằm thể hiện thú hưởng ngoạn của một bậc trí nhân quân tử, đồng thời gắn
với tư tưởng sùng cổ và mục đích giáo huấn chủ yếu theo tinh thần Nho giáo. Thơ
Nôm Đường luật giai đoạn thế kỉ XVIII – XIX đã đi theo hướng chủ đề mới, không
bị ràng buộc bởi những quy tắc cũ, nghĩa là các nhà thơ đã sử dụng các loại đề tài
gần gũi với cuộc sống đời thường, bắt nguồn những vấn đề từ thực tế cuộc sống,
đặc biệt là thân phận người phụ nữ được nói đến nhiều nhất trong thơ Nôm Đường
luật giai đoạn văn học này. Họ là những con người có thân phận vô cùng nhỏ bé,
cuộc đời của họ long đong lận đận. Họ phải sống trong một chế độ xã hội phong
kiến lạc hậu, trọng nam khinh nữ, người phụ nữ không có chỗ đứng và địa vị trong

17



xã hội. Vì vậy, những người phụ nữ có tài như Hồ Xuân Hương thường không được
coi trọng và luôn luôn chịu nhiều bất hạnh, tình duyên lận đận:
Thân em vừa trắng lại vừa tròn,
Bảy nổi, ba chìm với nước non
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son
(Bánh trôi nước – Hồ Xuân Hương )
Canh khuya văng vẳng trống canh dồn
Trơ cái hồng nhan với nước non
(Tự tình II – Hồ Xuân Hương )
Kẻ đắp chăn bông kẻ lạnh lùng
Chém cha cái kiếp lấy chồng chung.
Năm thì mười họa hay chăng chớ,
Một tháng đôi lần có cũng không,
Cố đấm ăn xôi, xôi lại hẩm
Cầm bằng làm mướn, mướn không công.
(Làm lẽ - Hồ Xuân Hương)
Thơ Tú Xương giai đoạn còn phản ánh đời tư, viết về người vợ thân yêu của
mình. Tú Xương lấy vợ từ năm 16 tuổi, bà là Phạm Thị Mẫn, sinh ra từ một dòng họ
nổi tiếng nhiều người đỗ đạt. Bà đã đi vào thơ Tú Xương như một nhân vật điển
hình của người phụ nữ Việt Nam tần tảo, thủy chung. Tú Xương đã phá vỡ quy
phạm của văn học phong kiến, đưa vào thơ hình ảnh của người vợ đời thường, thậm
chí làm thơ ca ngợi vợ và người ta còn gọi là “thơ tế sống vợ” :
Quanh năm buôn bán ở mom sông
Nuôi đủ năm con với một chồng
Lặn lội thân cò khi quảng vắng
Eo sèo mặt nước buổi đò đông
Một duyên hai nợ, âu đành phận
Năm nắng mười mưa, dám quản công
Cha mẹ thói đời ăn ở bạc

Có chồng hờ hửng cũng như không
(Thương vợ, Trần Tế Xương)
18


Và có khi Tú Xương tự nhận mình là người nịnh vợ:
Ở phố Hàng Nâu có phỗng sành
Mặt thời lơ láo, mắt thời xanh
Vuốt râu nịnh vợ, con bu nó
Quắc mắt khinh đời, cái bộ anh.
Bài bạc kiệu cờ cao nhất xứ
Rượu chè trai gái đủ tam khoanh.
Thế mà vẫn nghĩ rằng ta giỏi
Cứ việc ăn chơi, chẳng học hành.
(Tự cười mình – Trần Tế Xương)
Nhà thơ đã đưa vợ mình ra để tế sống, ông ăn lương của vợ, làm thầy đồ dài
lưng tốn vải ngay trong nhà mình. Đưa vợ ra đùa vui chính là cách để quên bớt đi
cái nghèo, cái cơ cực của cuộc đời nhà thơ; cũng chính là cách bày tỏ lòng yêu
thương trân trọng quý mến vợ, thể hiện tấm lòng chân thật nhất của một kẻ bất đắc
chí trong đời.
Hệ thống ngôn ngữ thơ mộc mạc giản dị, bình dân gần gũi với đời sống nhân
dân và con người Việt Nam chứ không tuân thủ theo quy định ngôn ngữ, hình ảnh
ước lệ, trang trọng như thơ ở chặng đường trước:
Quả cau nho nhỏ miếng trầu hôi
Này của Xuân Hương mới quệt rồi
Có phải duyên nhau thì thắm lại,
Đừng xanh như lá bạc như vôi.
(Mời trầu – Hồ Xuân Hương)
Bốn cột khen ai khéo khéo trồng
Người thì lên đánh, kẻ ngồi trông

Trai đu gối hạc khom khom cật
Gái uốn lưng ong ngửa ngửa lòng
Bốn mảnh quần hồng bay phất phới
Hai hàng chân ngọc duỗi song song
Chơi xuân ai biết xuân chăng tá
Cột nhổ đi rồi, lỗ bỏ không
(Đánh đu- Hồ Xuân Hương)
19


Ngoài ra “tự trào” cũng là nội dung thơ Nôm Đường luật giai đoạn này, đặc
biệt của thế kỉ XIX, mặc dù trước đó vào thế kỉ XVIII đã xuất hiện ở thơ Nguyễn
Bỉnh Khiêm nhưng đó là nụ cười nhẹ nhàng, thâm thúy. Ở đây tự trào, tự phủ nhận
như là đặc điểm quan trọng tạo dấu ấn riêng trong thơ Nôm Đường luật thế kỉ XIX,
là giai đoạn cuối cùng của thơ Nôm Đường luật nhưng vẫn có thành tựu rực rỡ với
hai tác gỉa lớn cuối cùng : Nguyễn Khuyến, Trần Tế Xương.Thơ tự trào các nhà thơ
thường viết về cái nghèo, tự giễu mình, than nợ, tiếp tục xu hướng trào phúng của
thơ Nôm Đường luật, kết hợp trào phúng với trữ tình để tạo nên tiếng cười hóm
hỉnh, chua cay. Đó là sự tự cảm nhận về sự bất lực của những con người có ý thức,
nhân cách lớn, tự trách mình quá kém cõi, tầm thường trong hoàn cảnh nước mất
nhà tan :
Có ai muốn biết tuổi tên gì,
Vừa chẵn hai mươi, gọi chú Lì.
Năm bảy bài thơ ngâm lếu láo,
Một vài câu kệ tụng a ê
Tranh vờn sơn thủy màu lem luốc,
Bầu giốc càn khôn giọng bét be.
Miễn được ngày nào ngang dọc đã,
Sống thì nuôi lấy, chết chôn đi!
(Tự Trào- Phạm Thái)

Cái khó theo nhau mãi thế thôi
Có ai, hay chỉ một mình tôi?
Bạc đâu ra miệng mà mong được?
Tiền chữa vào tay đã hết rồi
Van nợ lắm khi tràn nước mắt
Chạy ăn từng bữa toát mồ hôi
Biết thân thuở trước đi làm quách
Chẳng kí, không thông, cũng cậu, bồi
(Than nghèo- Trần Tế Xương)
Với Nguyễn Khuyến và Trần Tế Xương, nghệ thuật của thơ Nôm Đường luật
được mở rộng và thơ Nôm đã trở thành chức năng phản ánh xã hội với những tình
tiết sinh động phong phú chứ không chỉ bó hẹp trong “trữ tình thế sự ” nên người
20


đọc thấy được xã hội thị dân trong thơ Tú Xương, chất mộc mạc làng quê trong thơ
Nguyễn Khuyến. Hai tác giả này đã góp phần cho thơ Nôm Đường luật giai đoạn
cuối có được dấu ấn riêng.
Thơ Nôm Đường luật hình thành và phát triển từ khoảng thế kỉ XIII và kết
thúc khoảng cuối thế kỉ XIX với các cây bút tiêu biểu như Nguyễn Khuyến, Trần Tế
Xương. Từ khi hình thành và phát triển trải qua nhiều bước thăng trầm, nhưng phát
triển đỉnh cao là ở chặng đường này. Thơ Nôm Đường luật của Bà Huyện Thanh
Quan, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Công Trứ Nguyễn Khuyến, Trần Tế Xương đã
thực sự ghi dấu ấn riêng trong tiến trình văn học chữ Nôm nới chung và thơ Việt nói
riêng. Thành tựu của thơ Nôm Đường luật chứng tỏ khả năng tiếp biến và sáng tạo
của các nhà thơ Việt Nam trên cơ sở ý thức dân tộc và bản lĩnh của người Việt.

21



×