Tải bản đầy đủ (.pdf) (64 trang)

Tích hợp giáo dục phẩm chất trung thực và trách nhiệm qua dạy học tập đọc lớp 4, 5

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.13 MB, 64 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

LUẬN VĂN THẠC SĨ

NGUYỄN THỊ NGÂN

TÍCH HỢP GIÁO DỤC PHẨM CHẤT
TRUNG THỰC VÀ TRÁCH NHIỆM
QUA DẠY HỌC TẬP ĐỌC LỚP 4, 5

GIÁO DỤC HỌC (GIÁO DỤC TIỂU HỌC)

Thừa Thiên Huế, 12/2017
1


ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

LUẬN VĂN THẠC SĨ

NGUYỄN THỊ NGÂN

TÍCH HỢP GIÁO DỤC PHẨM CHẤT
TRUNG THỰC VÀ TRÁCH NHIỆM
QUA DẠY HỌC TẬP ĐỌC LỚP 4, 5

Chuyên ngành: Giáo dục học (Giáo dục Tiểu học)
Mã số: 60 14 01 01


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. TRẦN THỊ QUỲNH NGA

Thừa Thiên Huế, 12/2017

2


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. “Tiểu học là bậc học nền tảng trong hệ thống giáo dục quốc dân”, nền
tảng có vững chắc thì toàn hệ thống mới bền vững và phát triển hài hòa. Nghị quyết
số 29-NQ/TW ngày 4 tháng 11 năm 2013 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và
đào tạo cũng xác lập rõ đường hướng phát triển giáo dục phổ thông: “Phát triển giáo
dục và đào tạo là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Chuyển mạnh
quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và
phẩm chất người học”. Quan trọng nhất, trong phần giải pháp, Ban chấp hành Trung
ương khoá XI đã nhấn mạnh đến việc tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ các yếu tố
cơ bản của giáo dục, đào tạo theo hướng coi trọng phát triển phẩm chất, năng lực của
người học. Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể thông qua tháng 7/2017 và Dự
thảo chương trình môn học được xây dựng trên cơ sở phát triển năng lực và phẩm chất
người học, hài hòa đức, trí, thể, mĩ; dạy người, dạy chữ và dạy nghề. Nội dung giáo
dục thiết kế theo hướng tinh giản, hiện đại, thiết thực, phù hợp với lứa tuổi, trình độ và
ngành nghề; tăng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Thông qua các bài học
đồng thời với việc hình thành tri thức và các kĩ năng cốt lõi, các nhà giáo dục đặc biệt
chú trọng giáo dục nhân cách, đạo đức, lối sống, tri thức pháp luật và ý thức công dân;
tập trung vào những giá trị cơ bản của văn hóa, truyền thống và đạo lý dân tộc, tinh
hoa văn hóa nhân loại.
Trong hệ thống giáo dục phổ thông, môn Ngữ văn (ở tiểu học gọi là Tiếng Việt)
giữ ví trí quan trọng trong việc phát triển các năng lực ngôn ngữ (đọc, viết, nghe, nói),

đồng thời tích hợp hình thành ở học sinh các cảm xúc thẩm mĩ, những phẩm chất quan
trọng như yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm. Trước định hướng đổi
mới căn bản, toàn diện giáo dục phổ thông hiện nay, dạy học Ngữ văn càng cần thiết
phải nắm bắt những quan điểm chỉ đạo mang tính chiến lược để từng bước hoạch định
nội dung dạy học phù hợp, có sự kết nối giữa hiện tại và tương lai.Theo đó, trong giai
đoạn chuyển giao này, với định hướng phát triển phẩm chất và năng lực người học,
tích hợp giáo dục phẩm chất và năng lực trong môn Tiếng Việt tiểu học nói riêng, môn
Ngữ văn và các môn học khác nói chung vô cùng quan trọng nhằm giúp học sinh hình
thành những phẩm chất tốt đẹp để trở thành người công dân độc lập, tự chủ, biết yêu
thương và có tinh thần trách nhiệm.
1.2. Tích hợp là một trong những quan điểm cơ bản, cốt lõi để xây dựng
chương trình Tiếng Việt tiểu học hiện hành và cũng là định hướng chiến lược trong
chương trình Ngữ văn phổ thông giai đoạn sau 2018. Thông qua việc dạy tiếng mẹ đẻ,
trên nền những ngữ liệu gắn với hoạt động giao tiếp thông thường (văn bản thông tin
3


hay văn bản nhật dụng, văn bản nghệ thuật,...), các nhà giáo dục mong đợi sự kết nối
về tâm hồn, xúc cảm, về những rung động chân thành với những trải nghiệm lí thú
trong giờ học văn.
Với năm phẩm chất cần hình thành trong dạy học: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ,
trung thực, trách nhiệm, chương trình Tiếng Việt tiểu học hiện hành hoàn toàn có khả
năng lồng ghép để ươm dệt trong mỗi học sinh. Lẽ tất nhiên, các phân môn Tiếng Việt
đều là địa hạt lí tưởng để thực hiện hoạt động tích hợp giáo dục các phẩm chất nói
trên. Mặc dù vậy, với những ngữ liệu dạy học sinh động, hấp dẫn, trong đó trên 85% là
văn bản nghệ thuật, Tập đọc luôn có sức hấp dẫn đặc biệt đối với trẻ. Trong chương
trình, sách giáo khoa Tiếng Việt 4 và 5, gắn với các chủ điểm như “Măng mọc thẳng”,
“Trên đôi cánh ước mơ”, “Có chí thì nên”, “Những người quả cảm”, “Tình yêu cuộc
sống” (Tiếng Việt 4); “Việt Nam - Tổ quốc em”, “Cánh chim hoà bình”, “Con người
với thiên nhiên”, “Giữ lấy màu xanh”, “Vì hạnh phúc con người”, “Người công dân”,

“Vì cuộc sống thanh bình”, “Những chủ nhân tương lai” (Tiếng Việt 5), tích hợp hình
thành phẩm chất trung thực và trách nhiệm vừa có giá trị giáo dục vừa là thể nghiệm
để chuẩn bị kĩ năng dạy - học theo định hướng mới giai đoạn tới.
1.3. Mặc dù tích hợp không phải là quan điểm dạy học quá mới mẻ và xa lạ
nhưng những khảo nghiệm giáo dục trong suốt hành trình dài cho thấy giáo viên vẫn
gặp rất nhiều khó khăn trong dạy tích hợp. Giờ học đọc thường chỉ tập trung rèn luyện
các kĩ năng đọc (bao gồm đọc đúng, đọc nhanh, đọc hiểu và đọc diễn cảm), ít hoặc
tích hợp một cách khá khiên cưỡng giáo dục phẩm chất cho học sinh. Trong khi Tập
đọc là phân môn có nhiều tiềm năng cho việc tích hợp hình thành những tư tưởng, tình
cảm đẹp thì các hoạt động trong giờ học chưa thật sự đạt được kì vọng như mong đợi.
Tính văn giảm, định hướng phát triển cảm xúc thẩm mĩ cũng chỉ dừng lại ở những
phân tích đơn điệu, chưa chạm được đến tâm hồn học sinh, chưa đánh thức ở các em
tình yêu cuộc sống, lòng bao dung và vị tha, đặc biệt là sự trung thực và ý thức trách
nhiệm với chính bản thân, với những người xung quanh hay với thiên nhiên - những
phẩm chất ngày càng trở nên quan trọng đối với trẻ trong thế giới hiện đại.
Từ những tiền đề lí luận và thực tiễn nêu trên, chúng tôi chọn nghiên cứu đề tài
Tích hợp giáo dục phẩm chất trung thực và trách nhiệm qua dạy học Tập đọc lớp
4, 5.

4


2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Tích hợp là một khái niệm rộng, có nguồn gốc từ tiếng La tinh “integration”,
được các nhà khoa học, nhà giáo dục nghiên cứu, trình bày trong khá nhiều các công
trình về ngôn ngữ học, giáo dục học. “Từ điển tiếng Việt” (Hoàng Phê chủ biên), “Từ
điển tiếng Anh” (“Oxford Advanced Learner‟s Dictionary”, nhiều tác giả), “Từ điển
Giáo dục học” đã tường minh thuật ngữ này theo những điểm nhìn của chuyên ngành
nghiên cứu.
Từ góc nhìn của lí luận dạy học, các nhà sư phạm cũng lần lượt đề cập đến tích

hợp như một trong những quan điểm cơ bản để xây dựng chương trình, sách giáo khoa
hay cũng đồng thời là cách thức tổ chức các hoạt động giáo dục theo hướng hiện đại.
Tiêu biểu cho hướng nghiên cứu này có nhóm tác giả Lê Phương Nga - Lê A - Đặng
Kim Nga - Đỗ Xuân Thảo với công trình “Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở tiểu học
I” (2009); Hoàng Thị Tuyết với “Lí luận dạy học Tiếng Việt ở tiểu học” (2012) cũng
nhấn mạnh tinh thần dạy học tích hợp. Theo bà, “Tích hợp là một quan điểm (một trào
lưu) lí luận dạy học (…) Xét theo cấu tạo nội dung chương trình, tích hợp có nghĩa là
sự hợp nhất, sự hòa hợp, sự kết hợp các nội dung giáo dục có liên quan với nhau…
Xét theo mục đích học tập, tích hợp có nghĩa là sử dụng kiến thức hay kĩ năng học
được ở môn học này hay một phần học của môn học đó như những công cụ để nghĩa
cứu hay học tập trong các môn học khác hoặc trong các phần học khác nhau của cùng
một môn học” [13; tr.81].
Những nghiên cứu gần đây của các nhà khoa học Taffy E. Raphael - Efrieda H.
Hiebert (2007, Lê Công Tuấn và cộng sự dịch), Hoàng Hoà Bình - Nguyễn Minh
Thuyết (2012), Nguyễn Thị Hồng Nam - Dương Thị Hồng Hiếu (2016) về dạy học
Tiếng Việt theo hướng đổi mới, dạy học đọc hiểu văn bản cũng là những tư liệu quý
cho đề tài. Nếu Taffy E. Raphael - Efrieda H. Hiebert chú trọng sự kết nối giữa nói,
đọc và viết trong lớp học Ngữ văn hay tích hợp dạy đọc với các môn học khác thì
nhóm tác giả Nguyễn Thị Hồng Nam - Dương Thị Hồng Hiếu lại nhấn mạnh rằng,
trong tiến trình dạy đọc văn bản, các hoạt động tư duy và cảm xúc liên tục xảy ra, tiếp
nối nhau. “Liên hệ” là một cách gọi tên việc tích hợp các phẩm chất đọc với các phẩm
chất nhân cách, theo đó, nói như Keene và Zimmerman, người học sẽ hiểu văn bản tốt
hơn khi họ thực hiện các loại liên hệ: liên hệ với bản thân (text-to-selt), liên hệ văn
bản này với văn bản khác (text-to-text), liên hệ với thế giới (text-to-world). Những trải
nghiệm cá nhân gắn với những phẩm chất nhân cách cần được xem là một trong
những tương tác có giá trị xảy ra trong giờ học đọc, không phải chỉ nhằm tô đậm nó,
khẳng định nó mà còn để hỗ trợ phát triển khả năng thâm nhập văn bản của bạn đọc học sinh.
5



3.Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1.Mục đích nghiên cứu
Giáo dục phẩm chất trung thực và trách nhiệm qua dạy học Tập đọc lớp 4, 5
hướng tới mục đích nâng cao hiệu quả dạy học tích hợp trong môn Tiếng Việt, tích
hợp giáo dục phẩm chất với quá trình rèn luyện, phát triển năng lực đọc.
3.2.Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lí luận về dạy học tích hợp, nhiệm vụ giáo dục phẩm chất
trung thực, trách nhiệm trong giai đoạn mới.
- Khảo sát thực trạng về dạy học Tập đọc và khả năng tích hợp giáo dục phẩm
chất cho học sinhlớp 4, 5 ở một số trường tiểu học trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.
- Thiết kế và tổ chức các hoạt động dạy học Tập đọc có tích hợp giáo dục phẩm
chất trung thực và trách nhiệm nhằm hướng tới phát triển năng lực và phẩm chất cho
học sinh một cách toàn diện.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Quá trình tích hợp giáo dục phẩm chất trung thực và trách nhiệm qua giờ Tập
đọc lớp 4 và 5.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Các hoạt động tích hợp gắn với một số bài học/chủ điểm trong phân môn Tập
đọc lớp 4 và 5.
5.Phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Phƣơng pháp nghiên cứu lí thuyết: Dùng để tập hợp, hệ thống, phân tích và
tổng hợp cơ sở lí luận về tích hợp, dạy học tích hợp và dạy học Tập đọc ở tiểu học.
5.2.Phƣơng pháp nghiên cứu thực tiễn: Quan sát và khảo cứu thông qua phiếu bài
tập, phỏng vấn trực tiếp nhằm đánh giá thực trạng tổ chức các hoạt động dạy học trong
môn Tập đọc gắn với định hướng tích hợp giáo dục phẩm chất.
5.3.Phƣơng pháp thống kê toán học: Dùng để xử lí các số liệu thu được từ thực tiễn,
các kết quả thực nghiệm sư phạm.
5.4. Thực nghiệm sƣ phạm: Xây dựng các mẫu hoạt động dạy học tích hợp giáo dục
phẩm chất trung thực và trách nhiệm cho học sinh; từ đó tổ chức thực nghiệm để đánh

giá hiệu quả, rút ra các kết luận sư phạm cần thiết.

6


6. Đóng góp của đề tài
- Về lí luận: Tổng hợp cơ sở lí luận về dạy học tích hợp, đánh giá vai trò, khả
năng tích hợp giáo dục phẩm chất qua các giờ học Tiếng Việt, trong đó có Tập đọc.
- Về thực tiễn: Đề xuất các thiết kế có tính ứng dụng về tích hợp giáo dục
phẩm chất trung thực và trách nhiệm trong giờ Tập đọc lớp 4 và 5; tạo tiền đề cho việc
dạy học tích hợp trong giai đoạn mới.
7. Cấu trúc khoá luận
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, phần Nội dung
của luận văn được cấu trúc thành 3 chương:
Chƣơng 1: Cơ sở khoa học của việc tích hợp giáo dục phẩm chất trung thực và
trách nhiệm qua dạy học Tập đọc lớp 4, 5
Chƣơng 2: Thiết kế hoạt động dạy học Tập đọc nhằm tích hợp giáo dục phẩm
chất trung thực và trách nhiệm cho học sinh lớp 4, 5
Chƣơng 3:Thực nghiệm sư phạm

7


NỘI DUNG
Chƣơng 1
CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC TÍCH HỢP
GIÁO DỤC PHẨM CHẤT TRUNG THỰC VÀ TRÁCH NGHIỆM
QUA DẠY HỌC TẬP ĐỌC LỚP 4, 5
1.1. Cơ sở lí luận
1.1.1. Tích hợp và dạy học tích hợp

1.1.1.1. Khái quát về nguyên tắc tích hợp trong giáo dục
Khái niệm tích hợp: Theo tài liệu tập huấn Dạy học tích hợp ở Trường THCS,
THPT năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, tích hợp (integration) có nghĩa là sự
hợp nhất, sự hòa nhập, sự kết hợp. Nội hàm khoa học khái niệm tích hợp có thể hiểu
một cách khái quát là sự hợp nhất hay nhất thể hóa các bộ phận khác nhau để đưa tới
một đối tượng mới như là một hệ thống nhất trên những nét bản chất của các thành
phần đối tượng chứ không phải là phép cộng đơn giản của những thuộc tính của các
thành phần ấy.
Tích hợp có hai tính chất cơ bản, liên hệ mật thiết với nhau, quy định lẫn nhau
đó là tính liên kết và tính toàn vẹn.
Tích hợp là một trong những quan điểm giáo dục trở thành xu thế chính trong
việc xác định nội dung dạy học ở nhà trường phổ thông và trong xây dựng chương
trình môn học ở nhiều nước trên thế giới. Quan điểm tích hợp được xây dựng trên cơ
sở những quan điểm tích cực về quá trình học tập và quá trình dạy học. Theo từ điển
giáo dục học: “dạy học tích hợp là hoạt động liên kết các đối tượng nghiên cứu, giảng
dạy, học tập của cùng một lĩnh vực hoặc vài lĩnh vực khác nhau trong một kế kế hoạch
dạy học. Dạy học tích hợp theo nghĩa hẹp là: việc đưa những vấn đề về nội dung của
nhiều môn học vào một quá trình duy nhất trong đó những khai niệm khoa học được
đề cập đến theo một tinh thần và phương pháp thống nhất”. Cũng theo các tác giả của
cuốn từ điển này thì có hai kiểu tích hợp là tích hợp dọc và tích hợp ngang với nhiều
nội dung tích hợp khác nhau. Tích hợp dọc là loại tích hợp dựa trên cơ sở liên kết hai
hoặc nhều môn học thuộc cùng một lĩnh vực hoặc một số lĩnh vực gần nhau. Tích hợp
ngang là tích hợp dựa trên cơ sở liên kết các đối tượng học tập, nghiên cứu thuộc lĩnh
vực khoa học khác nhau xung quanh một chủ đề.
Từ định nghĩa như thế một số nhà giáo dục đưa ra nội dung tích hợp như: tích
hợp bộ môn, tích hợp chương trình, tích hợp giảng dạy, tích hợp học tập, tích hợp kiến
thức, tích hợp kĩ năng…

8



Theo từ điển Bách khoa toàn thư [33] “tích hợp hệ thống là phối hợp các thiết
bị và công cụ khác nhau để cùng làm một việc với nhau trong hệ thống - một chương
trình nhằm giải quyết những nhiệm vụ chung nào đó.
Cùng với trào lưu này, theo Xaviers Roegiers [11,24] “khoa sư phạm tích hợp
là một quan niệm về quá trình học tập mà trong đó toàn thể các quá trình học tập góp
phần hình thành ở trong học sinh những năng lực rõ ràng, có dự tính được những điều
cần thiết cho học sinh nhằm phục vụ cho quá trình học tập, tương lai hoặc hòa nhập
vào học sinh cuộc sống lao động”. Như vậy chúng ta có thể hiểu được, tích hợp là một
hoạt động mà ở đó cần phải kết hợp, liên hệ, huy động các yếu ố có liên quan với nhau
ở nhiều lĩnh vực và thông qua đó ta có thể đạt được nhiều mục tiêu khác nhau.
Đối với Việt Nam, có rất nhiều nghiên cứu về dạy học tích hợp. Theo
NguyễnVăn Khải [18] “Dạy học tích hợp tạo ra các tính huống liên kết tri thức các
môn học, đó là tạo ra sự phát triển các năng lực của học sinh. Khi xây dựng các tình
huống kiến thức, học sinh sẽ phát huy được năng lực tự lực, phát triển tư duy sáng
tạo”. Theo PGS.TS Cao Tự Các “Dạy học tích hợp, cơ sở cho sự phát triển năng lực
của học sinh” cho rằng: “Dạy học tích hợp là một quan niệm dạy học nhằm hình thành
ở học sinh những năng lực giải quyết hiệu quả dựa trên sự huy động nội dung, kiến
thức, kĩ năng thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau”. Như thế, theo tác giả thì sự kết hợp các
kiến thức kĩ năng ở các phân môn để giải quyết thực tiễn hay một vấn đề nào đó chính
là qa điểm dạy học tích hợp.
Trong lĩnh vực khoa học giáo dục, theo tác giả Dương Tiến Sỹ “Tích hợp là sự
kết hợp một cách hữu cơ, có hệ thống các kiến thức (khái niệm) thuộc các môn học
khác nhau thành một nội dung thống nhất, trên cơ sở các mối quan hệ lí luận và thực
tiễn được đề cập trong các môn đó”.
Nghiên cứu về dạy học tích hợp trong môn Tiếng Việt, tác giả Nguyễn Văn Tứ
trong “Giảng dạy bộ môn, phương pháp dạy học Tiếng Việt ở trường sư phạm theo
nguyên tắc tích hợp” thì có quan niệm định nghĩa khác về tích hợp khá cụ thê: “Tích
hợp là sự kết hợp một cách hữu cơ, có hệ thống ở những mức độ khác nhau các kiến
thức, kĩ năng thuộc các môn học hoặc các phân môn khác nhau thành một nội dung

thống nhất”. Nhà nghiên cứu GS. TS Lê Phương Nga trong “Phương pháp dạy học
Tiếng Việt ở Tiểu học” cũng cho rằng dạy học tích hợp “nghĩa là tổng hợp một đơn vị
học, thậm chí một tiết học hay một bài tập nhiều mảng kiến thức và kĩ năng liên quan
với nhau nhằm tăng cường hiệu quả giáo dục và tiết kiệm thời gian học tập của người
học [10,48]. Theo những quan điểm về dạy học tích hợp trên thì tích hợp là sự phối
hợp các tri thức ở các phân môn hay các môn học khác nhau nhằm đem lại một hiệu
quả tích cực hơn.
9


Tuy các nhà tác giả nghiên cứu và đưa ra rất nhiều khái niệm khác nhau về dạy
học tích hợp nhưng nhìn chung các tác giả đều thống nhất được rằng tích hợp đề cao
sự chặt chẽ về mặt kiến thức giữa các môn học hoặc giữa các phân môn.
Dạy học tích hợp là một quan niệm dạy học nhằm hình thành ở học sinh
những năng lực giải quyết hiệu quả các tình huống thực tiễn dựa trên sự huy động
nội dung, kiến thức, kĩ năng thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau. Điều đó cũng có nghĩa
là đảm bảo để mỗi học sinh biết cách vận dụng kiến thức học được trong nhà trường
vào các hoàn cảnh mới lạ, khó khăn, bất ngờ, qua đó trở thành một người công dân
có trách nhiệm, một người lao động có năng lực. Dạy học tích hợp đòi hỏi việc học
tập trong nhà trường phải được gắn với các tình huống của cuộc sống mà sau này
học sinh có thể đối mặt vì thế nó trở nên có nghĩa đối với học sinh. Với cách hiểu
như vậy, DHTH phải được thể hiện ở cả nội dung chương trình, phương pháp dạy
học, phương pháp kiểm tra đánh giá, hình thức tổ chức dạy học.
Khái niệm dạy học tích hợp luôn luôn đi liền vơi quan điểm giáo dục toàn
diện, là dạy học trong đó lồng ghép với các tri thức khác nhau vào một hoặc nhiều
môn học để cung cấp cho học sinh một cách toàn diện các tri thức cần thiết.
Như vậy, thực hiện DHTH sẽ phát huy tối đa sự trưởng thành và phát triển cá
nhân mỗi học sinh, giúp các em thành công trong vai trò của người chủ gia đình,
người công dân, người lao động tương lai.
1.1.1.2. Định hƣớng dạy học tích hợp trong môn Tiếng Việt ở tiểu học

Chương trình Tiếng Việt tiểu học được xây dựng theo nguyên tắc dạy học tích
hợp. Mặc dù các phân môn Tiếng Việt đều có nhiệm vụ riêng tuy nhiên chúng đều
tích hợp nội hàm các kĩ năng khác nhau trong một chỉnh thể thống nhất. Nội dung
dạy Tiếng Việt ở Tiểu học cũng là sự tích hợp giữa dạy tiếng và dạy văn. Khi học
sinh học một bài tập đọc, các em không chỉ rèn cho mình các kĩ năng nghe, nói,
đọc, viết hiểu nội dung tác phẩm mà các em còn được những điều khác như các ứng
xử với mọi người xung quanh, biết yêu thương giúp đỡ người khác, biết có trách
nhiệm với người thân và mọi người xung quanh, biết giữ gìn và phát huy cái
đẹp…thông qua các giá trị đó sẽ giúp các em hình thành và phát triển toàn diện.
Môn Tiếng Việt ở tiểu học bao gồm các phân môn: Tập đọc, Chính tả, Luyện
từ và câu, Tập viết, Kể chuyện, Tập làm văn. Mỗi phân môn đảm nhận chức năng
và nhiệm vụ riêng để phát triển cho học sinh những kĩ năng đặc thù, đồng thời kết
hợp để cung cấp đầy đủ các kiến thức, kĩ năng khác.

10


Tích hợp theo chiều ngang trong các phân môn Tiếng Việt còn là sự lồng ghép
các tri thức , kĩ năng môn Tiếng Việt với các mảng kiến thức về văn học, thiên
nhiên, con người và xã hội theo nguyên tắc đồng quy. Hướng tích hợp này được
sách giáo khoa Tiếng Việt thực hiện thông qua hệ thống các chủ điểm. Chẳng hạn
như sách giáo khao Tiếng Việt lớp 2 thể hiện thông qua hệ thống 15 chủ điểm. Tập
1 gồm các chủ điểm: Em là học sinh, Trường học, Thầy Cô, Ông bà, Cha mẹ, Anh
em, Bạn trong nhà. Các chủ điểm đều tập trung vào các mảng mảng kiến thức nhà
trường và gia đình. Bên cạnh đó tập 2 thì gồm các chủ điểm: Chim chóc, Muông
thú, Sông biển, Cây cối, Bác Hồ, Bốn mùa, Nhân dân. Các chủ điểm tập trung vào
thiên nhiên và bước đầu có liên quan đến xã hội. Chúng ta nhìn thấy sách giáo khoa
bước đầu đã hướng các em vào lĩnh vực đời sống giúp cho các em không những tiếp
thu các kiến thức hình thành các kĩ năngmà còn hướng các em tìm hiểu được thế
giới xung quanh của các em. Trước đây các phân môn trong môn Tiếng Việt như

Tập đọc, Kể chuyện, Luyện từ và câu, Tập làm văn ít gắn bó chặt chẽ với nhau.
Nhưng sau này, lại được tập trung lại xoay quanh các chủ điểm và các bài học.
Tích hợp theo chiều dọc là tích hợp các kiến thức, kĩ năng đã học trước đó với
một đơn vị kiến thức, kĩ năng mới theo nguyên tắc đồng tâm kế thừa và phát triển.
Kiến thức k năng của lớp trên bao hàm kiến thức kĩ năng của lớp dưới nhưng nâng
cao và sâu sắc hơn.
Cấu trúc chủ điểm của scahs giáo khoa Tiếng Việt ở Tiểu học chính là sự thể
hiện rõ nhất về tính đồng trục xoáy trôn ốc. Về kiến thức các chủ điểm ở lớp 2, 3
xoay quanh các vấn đề về nhà trường, bạn bè, xã hội và thiên nhiên. Ở lớp 2, 3, thời
gian dành cho mỗi đơn vị học là 2 tuần/1 chủ điểm. Lên lớp 4, 5 mỗi chủ điểm nói
trên lại chia thành nhiều chủ điểm nhỏ, quỹ thời gian của các chủ điểm dài hơn (3-4
tuần/1 chủ điểm) tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh hiểu biết sâu hơn. Bên cạnh
đó, các chủ điểm được mở rộng và nâng cao dần ở mỗi lớp.
Các chủ điểm ở lớp 2, 3 nói về những vấn đề chung của cuộc sống. sang lớp 4,
các chủ điểm cũng đã đi sâu phản ánh các phương diện của con người. Lên tới lớp
5, các bài học đã có nội dung xoay quanh các vấn đề lớn đặt ra cho đất nước, dân
tộc và nhân loại.
Về kĩ năng, ở lớp 1 từ chỗ các em biết đọc trơn và đọc thầm bước sang lớp 2,
3 các em đã đọc thông thạo và hiểu đúng một văn bản ngắn, viết rõ ràng và đúng
chính tả các chữ thông thường và thống qua thực hành các em cũng biết được một
số kiến thức sơ giản về câu. Khi các em lên lớp 4, 5 các em phải hiểu được nội
dung; bước đầu biết đọc diễn cảm một văn bản ngắn; biết viết bài văn hoặc nói ngắn
11


về một đề tài quen thuộc; biết vận dụng một số kiến thức sơ giản về từ, câu để đọc,
viết, nghe, nói có hiệu quả. Tính đồng tâm kế thừa và phát triển thể hiện rõ trong
một lớp, trong học kì theo nguyên tắc hệ thống.
1.1.2. Giáo dục phẩm chất trung thực và trách nhiệm trong nhà trường phổ thông
1.1.2.1. Định hướng giáo dục phẩm chất trung thực và trách nhiệm trong giai đoạn mới

Chúng ta đang sống trong thế kỉ XXI, mục tiêu giáo dục không chỉ là “học để
hiểu biết” mà còn “học để sáng tao, để làm, để chung sống và để làm người”. Đặc biệt,
trong thời đại ngày nay, khi sự giao thoa văn hóa giữa các nước diễn ra thì trong quá
trình dạy học người giáo viên tích hợp để giáo dục đạo đức, phẩm chất cho học sinh
càng phải được chú trọng. Trong hoàn cảnh lịch sử, điều kiện xã hội hiện tại, phẩm
chất của con người l là một giá trị tinh thần cơ bản trong văn hóa truyền thống của con
người Việt Nam ta. Phẩm chất là cái làm nên giá trị của con người, và đã thấm sâu
trong các mối quan hệ từ gia đình, bạn bè, xóm làng, và xã hội.
Chất có nghĩa là cái vốn có, chất là tính quy định bên trong một vật này khác
một vật khác. Phẩm chất chỉ tính chất và đặc điểm vốn có cúa sự vật. Theo nghĩa rộng
phẩm chất chỉ các đặc điểm tâm lí nhưu tính cách, phong cách của con người…Như
vậy chúng ta có thể hiểu phẩm chất không chỉ là những đặc trưng có sẵn của sinh lí
học mà là tổng hòa các yếu tố bên trong, chúng ta hình thành các phẩm chất tâm lí
thông qua các hoạt động, các mối quan hệ trong thực tiễn đời sống.
Trong xu thế ngày nay, với xu thế hội nhập toàn cầu, đất nước ta càng ngày
không ngừng đổi mới và luôn phát triển. Nhưng cũng từ đó, sức hút của đồng tiền và
sự tha hóa của mô số bộ phận trong xã hội ngày càng tăng, phẩm chất đạo đực của
con người chúng ta càng dễ bị tha hóa và cuốn theo đồng tiền. Đất nước ta có sự cải
thiện về mức sống vật chất đầy ấn tượng. Tuy nhiên, nhân cách thế hệ trẻ của nước ta
đang bị giao thoa bởi ba hệ giá trị: Hệ giá trị do quá trình lạc hậu của giáo dục từ
trước tác động, hệ giá trị do hệ lụy nền giáo dục chịu ảnh hưởng kinh tế bao cấp tác
động, hệ giá trị do nền giáo dục nhúng vào nền kinh tế thị trường chưa hoàn chỉnh đã
tạo nên tiêu cực tác động vào dạy học. Chính vì vậy chúng ta cần phải đề cao việc
giáo dục phẩm chất cho học sinh là một nội dung không thể thiếu trong quá trình
gíao dục.
Mỗi ngày đến trường các bạn học sinh được tiếp thu thêm nhiều kiến thức mới
từ sự truyền dạy của các thầy, cô giáo. Tuy nhiên, có một số bạn trong quá trình học
tập đã có những hành vi gian lận, không trung thực để có được kết quả cao hơn so với
nỗ lực của mình. Thiếu trung thực trong học tập sẽ kéo theo hàng loạt các thói hư, tật
xấu khác như ỷ lại, lười nhác… dẫn đến kiến thức ngày càng đi xuống. Khi học sinh ý

12


thức được sự trung thực trong học tập, các em sẽ chủ động tiếp thu các bài học, thấy
được hạn chế của mình trong từng môn học để khắc phục kịp thời.
Khi nhắc đến chủ tịch Hồ Chí Minh, chúng ta không thể không nhắc đến câu
nói của Người “Có tài mà không có đức là người vô dụng. Có đức mà không có tài
thì làm việc gì cùng khó”. “Tài” và “đức” hay “hồng” và “chuyên” là hai yếu tố luôn
đi liền với nhau đặc biệt là vai trò của yếu tố đạo đức là không thể nào thiếu trong
mọi công việc. Lời dạy của Bác vừa có ý nghĩa lí luận vừa mang giá trị thực tiễn và
nhờ đó giáo dục sau này luôn quan tâm chú trọng việc giáo dục phẩm chất.
Mục tiêu của giáo dục là phải đào tạo ra những con người chủ nhân tương lai
của đất nước vừa “hồng” vừa “chuyên”. Chính vì vậy, giáo dục đạo đức cho thế hệ
trẻ nói chung và cho học sinh trường trung học cơ sở nói riêng là rất cần thiết.
C.Mác (1818 -1883), người sáng lập ra chủ nghĩa cộng sản khoa học, cho
rằng: “Con người phát triển toàn diện sẽ là mục đích của nền giáo dục cộng sản chủ
nghĩa và con người phát triển toàn diện là con người phát triển đầy đủ, tối đa năng
lực sẵn có về tất cả mọi mặt đạo đức, trí tuệ, thể chất, tình cảm, nhận thức, năng lực,
óc thẩm mỹ và có khả năng cảm thụ được tất cả những hiện tượng tự nhiên, xã hội
xảy ra chung quanh,..” [57].
Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương khóa XI (Nghị
quyết số 29-NQ/TW) với nội dung Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo,
đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa – hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế đã đưa ra mục tiêu “Đối với giáo
dục phổ thông, tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực
công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh.
Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đặc biệt giáo dục lý tưởng, truyền thống,
đạo đức, lối sống”[29, Tr3].
Nghị Quyết Đại hội Đảng lần thứ XI đã khẳng định: Đổi mới chương trình
nhằm phát triển năng lực và phẩm chất người học, hài hòa đức, trí, thể, mỹ; dạy

người, dạy chữ và dạy nghề. Đổi mới nội dung giáo dục theo hướng tinh giản, hiện
đại, thiết thực, phù hợp với lứa tuổi, trình độ và ngành nghề; tăng thực hành, vận
dụng kiến thức vào thực tiễn. Chú trọng giáo dục nhân cách, đạo đức, lối sống, tri
thức pháp luật và ý thức công dân. Tập trung vào những giá trị cơ bản của văn hóa,
truyền thống và đạo lý dân tộc, tinh hoa văn hóa nhân loại, giá trị cốt lõi và nhân văn
của chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh [ 29, Tr5].

13


Để thực hiện mục tiêu nêu trên, hệ thống giáo dục đào tạo ở nước ta đã được
hình thành với nhiều bậc học, cấp học có nội dung phù hợp với lứa tuổi và khả năng
của người học với những mục đích cụ thể. Để giúp học sinh phát triển toàn diện hình
thành nhân cách con người trong một quốc gia phát triển theo định hướng XHCN
như Việt Nam, ngoài việc đẩy mạnh hoạt động dạy học nhằm truyền thụ cho học
sinh những tri thức khoa học cơ bản và có hệ thống còn phải đẩy mạnh hoạt động
giáo dục nhằm hình thành cho học sinh về ý thức và niềm tin, về thái độ ứng xử
đúng đắn trong các quan hệ giao tiếp hàng ngày, về hành vi và các kỹ năng hoạt
động, tạo cơ sở để học sinh bổ sung và hoàn thiện những tri thức đã học trên lớp.
Trong thực tế đã có những biểu hiện như ở tỷ lệ HS nói dối cha mẹ tăng dần
cùng lứa tuổi. Một khảo sát của Viện Nghiên cứu và phát triển giáo dục Việt Nam
cho thấy, tỷ lệ học sinh tiểu học nói dối cha mẹ là 22%. Ở trường, hành vi này cũng
được thể hiện qua tỷ lệ quay cóp: ở tiểu học là 8%. Các trường chỉ chú trọng đến
việc trang bị những kiến thức chuyên môn mà chưa quan tâm đến giáo dục phẩm
chất cho học sinh đúng như yêu cầu. Có thể thấy, ở các trường học chưa có những
giải pháp quản lý nhằm phát huy ý thức tự rèn luyện của học sinh. Tuy nhiên trong
thực tế việc quản lý hoạt động giáo dục phẩm chất cho học sinh nói chung và học
sinh tiểu học nói riêng chưa được quan tâm đúng mức.
Bộ Giáo dục và Đào tạo đã xây dựng Chương trình giáo dục phổ thông tổng
thể (7/2017) và ban hành Dự thảo chương trình môn học (1/2018). Chương trình thể

hiện rõ, song song với việc cung cấp các kiến thức về tự nhiên – cxax hội, về loài
người, theo chương trình này, học sinh còn được giáo dục các phẩm chất cần thiết để
trở thành người có ích cho xã hội hiện đại. Chương trình giáo dục phổ thông tổng
thể quy định các năng lực và phẩm chất cần đạt được của học sinh. Với năm phẩm
chất cần hình thành trong dạy học: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách
nhiệm. Đối với học sinh tiểu học, mục tiêu xây dựng năm phẩm chất là định hướng
giáo dục vê giá trị gia đình, quê hương, cộng đồng và những thói quen, nề nếp trong
học tập và trong sinh hoạt. Từ đó, giúp học sinh trở thành người công dân có trách
nhiệm, người lao động có văn hóa, cần cù, sáng tạo, đáp ứng nhu cầu phát triển của
cá nhân và yêu cầu của của sự nghiệ xây dựng, bảo vệ đất nước trong xu thế ngày
nay, với xu thế hội nhập toàn cầu thì chương trình Tiếng Việt tiểu học hiện hành
hoàn toàn có khả năng lồng ghép để ươm dệt trong mỗi học sinh.
1.1.2.2. Môn Tiếng Việt và vấn đề tích hợp giáo dục phẩm chất cho học sinh
Ở lứa tuổi Tiểu học, các em bắt đầu có thể hiểu được mình là người thế nào, có
những phẩm chất gì, mọi người đối xử với mình ra sao, yêu hay ghét? Các em như
14


những cành cây non dễ uốn nắn. Chính vì thế, chúng ta cần giáo dục kịp thời cho các
em những chuẩn mực đạo đức về tính trung thực và trách nhiệm để các em có những
tình cảm, thái độ và hành vi đạo đức đúng đắn. Hình thành nhân cách của con người
luôn là mục tiêu đầu tiên của giáo dục.
Như lời dạy của Hồ Chí Minh trung thực là là một phẩm chất đạo đức, thể hiện
sự thống nhất giữa tư tưởng và hành động, nhận thức và việc làm; giữa tư tưởng đạo
đức và hành vi đạo đức của mỗi người. Đối lập với trung thực là giả dối. Trong quan
hệ giữa người với người, Hồ Chí Minh coi trung thực là nói đi đôi với làm. Trong bài
giảng “Tư cách một người cách mệnh”, Người viết: “Nói thì phải làm”...
Cơ sở tư tưởng Hồ Chí Minh về phẩm chất đạo đức “trung thực” bắt nguồn từ
truyền thống của dân tộc: những phẩm chất thật thà, ngay thẳng, vị tha, thương yêu
con người, sống có tình, có nghĩa... Tất cả những điều đó làm nổi lên đức tính trung

thực của người Việt Nam. Đồng thời, Hồ Chí Minh còn tiếp thu, thâu hái những tinh
hoa văn hóa đạo đức của nhân loại, từ triết lý “kỷ sở bất dục, mặc thi ư nhân” “chính
danh quân tử” của Nho giáo; những lời răn dạy “từ bi, hỷ xả”, “cứu khổ, cứu nạn”,
không nói dối trá, không ăn cắp, cưu mang giúp đỡ con người… của Phật giáo; đến
đức hy sinh, tự sám hối với mình của Công giáo…Trung thực trong tư tưởng đạo đức
Hồ Chí Minh mang nội dung đạo đức cao quý của người cộng sản, những người đã
công khai nói về sự tự nguyện hy sinh, cống hiến cả cuộc sống của mình cho mục tiêu
giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người…
Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, biểu hiện cụ thể của trung thực là “nói thì phải
làm”. Nói đi đôi với làm là nguyên tắc thực hành đạo đức, là phương châm hoạt động,
là biểu hiện sinh động cụ thể của việc quán triệt sâu sắc nguyên tắc thống nhất giữa lý
luận với thực tiễn, giữa suy nghĩ và hành động trong một con người.
Về trách nhiệm Như lời dạy của Hồ Chí Minh coi trách nhiệm là việc phải làm
không thể thoái thác. Trách nhiệm như là bổn phận của mỗi người, dù ở cương vị nào,
to hay nhỏ, lớn hay bé, mỗi người đều có „bổn phận”. Ý thức trách nhiệm là tự ý thức
được về các công việc phải làm, “nhận rõ phải, trái, đúng sai”, tự mình xác định việc
cần làm. Trên cơ sở có ý thức đúng đắn, tự giác, tích cực thực hiện trách nhiệm của
mình là “có tinh thần trách nhiệm cao”.
Theo “Từ điển Tiếng Việt” khái niệm trung thực được hiểu là ngay thẳng, thật
thà. Trung thực là luôn tôn trọng sự thật, tôn trọng chân lí, lẽ phải ; sống ngay thẳng ,
thật thà và dũng cảm nhận lỗi khi mình mắc khuyết điểm.
“Trách nhiệm” theo Từ điển tiếng Việt là “Điều phải làm, phải gánh vác hoặc
phải nhận lấy về mình”; hay “được hiểu là sự ràng buộc đối với lời nói, hành vi của
15


mình, bảo đảm làm đúng đắn, nếu sai trái thì phải chịu phần hậu quả”; hoặc “là phần
việc được giao cho hoặc coi như được giao cho, phải bảo đảm làm tròn, nếu kết quả
không tốt thì phải gánh chịu phần hậu quả”. Và “trách nhiệm là phải bảo đảm làm tròn
những sự việc được giao cho. Nếu kết quả không tốt thì phải gánh chịu hậu quả”.

Kỳ thực, trong cuộc đời một người là không có khả năng không phạm phải sai
lầm, điều quan trọng nhất chính là có thể kịp thời cải sửa. Trong “Tả truyện” viết:
“Nhân thùy vô quá. Quá nhi năng cải, thiện mạc đại yên”, tức là con người ai không
có lỗi lầm? Có lỗi mà có thể sửa thì chẳng gì tốt đẹp bằng. Còn nếu có lỗi mà không
muốn sửa thì chính là phạm thêm một tầng sai lầm trầm trọng. Đúng như lời Khổng
Tử nói: “Quá nhi bất cải, thị vị quá hĩ”, đã sai mà không chịu sửa, vậy mới gọi là sai.
Vậy nên, chúng ta cần giáo dục cho các em phẩm chất „trách nhiệm” với bản thân, gia
đình, xá hội, môi trường sống, biết yêu thiên nhiên, yêu thương bạn bè có phẩm chất
nhân ái cũng là trách nhiệm.
Người có trách nhiệm là người hoàn thành bổn phận của mình trong gia đình,
tại trường học và trong cộng đồng. Họ ý thức là mình phải chịu trách nhiệm trước
những hành động của mình. Vì vậy khi phạm lỗi, họ thừa nhận, xin lỗi và cố gắng sửa
đổi.
Tiếng Việt là một trong những môn học mà việc hình thành và phát triển phẩm
chất trung thực và trách nhiệm cho học sinh một cách thuận lợi và lí tưởng nhất. Bởi
lẽ, môn Tiếng Việt ở Tiểu học chứa đựng khá nhiều tác phẩm văn học. Thông qua các
tác phẩm trong phân môn Tiếng Việt giúp cho các em có cảm xúc, biết việc tốt, yêu
thương quý mến người tốt, biết phản ứng trước những điều xấu xa chê ghét điều xấu
và luôn có trách nhiệm đối với bản thân, bạn bè, gia đình và xã hội.
Chương trình Giáo dục phổ thông tổng thể (tháng 7/2017) cụ thể của các biểu hiện
của phẩm chất trung thực bao gồm: Thật thà, ngay thẳng trong học tập và lao động;
mạnh dạn nói lên ý kiến của mình trước người thân, bạn bè, thầy cô và những người
khác. Không nói dối; luôn giữ lời hứa với người thân, bạn bè, thầy cô và những người
khác; mạnh dạn nhận lỗi, nhận thiếu sót của bản thân; Không tự tiện lấy đồ vật, tiền
bạc của người thân, bạn bè, thầy cô và những người khác; Không đồng tình với các
hành vi thiếu trung thực trong học tập và trong cuộc sống.
Biểu hiện của phẩm chất trách nhiệm:
- Có trách nhiệm với bản thân: Có ý thức giữ gìn vệ sinh, rèn luyện thân thể, chăm sóc
sức khỏe; Có ý thức sinh hoạt nề nếp.
- Có trách nhiệm với gia đình: Có ý thức giữ gìn đồ dùng trong nhà, không làm hỏng,

làm mất đồ dùng của cá nhân và gia đình; Không bỏ thừa đồ ăn, thức uống; có ý thức
tiết kiệm tiền bạc, điện nước trong gia đình.
16


- Có trách nhiệm với nhà trường và xã hội: Tự giác thực hiện nghiêm túc nội quy của
nhà trường và các quy định, quy ước của tập

thể;

giữ

vệ

sinh chung; bảo

vệ của công. Không gây mất trật tự, cãi nhau, đánh nhau tại trường học, nơi ở và
nơi công cộng. Nhắc nhở bạn bè chấp hành nội quy trường lớp; nhắc nhở người thân
chấp hành luật lệ nơi công cộng. Có trách nhiệm với công việc được giao ở trường, ở
lớp. Tích cực tham gia các hoạt động tập thể, hoạt động xã hội.
- Có trách nhiệm với môi trường sống: Có ý thức chăm sóc, bảo vệ cây xanh và các
con vật có ích. Có ý thức giữ vệ sinh môi trường, không xả rác bừa bãi. Không đồng
tình v ới những hành vi xâm hại thiên nhiên.
Đối với chương trình môn Tiếng Việt ở tiểu học hiện hành cũng cơ bản đã thể
hiện rõ mục tiêu giáo dục phẩm chất trung thực và trách nhiệm. Thông qua các tác
phẩm đã góp phần giáo dục cho các em đức tính thật thà, ngay thẳng. Định hướng tích
hợp được cụ thể hóa trong việc lựa chọn các văn bản dạy học đọc. Chẳng hạn như:
“Những hạt thóc giống” Ca ngợi chú bé Chôm trung thực, dũng cảm, dám nói lên sự
thật. Thông qua bài đọc các em sẽ hiểu được rằng: Người trung thực là người đáng
quý vì họ bao giờ cũng nói thật, không vì lợi ích của mình và nói dối làm hỏng việc

chung. Người trung thực sẽ thích nghe nói thật, dám bảo vệ sự thật, bảo vệ người tốt,
do đó sẽ làm được nhiều điều ích nước lợi dân. Câu chuyện “Ai ngoan sẽ được
thưởng” sẽ giúp cho các em nhận ra được rằng là một học sinh ngoan không chỉ là
vâng lời cô giáo, chơi đoàn kết với bạn bè mà là một học sinh ngoan còn cần phải thật
thà, biết tự nhận lỗi khi mình mắc lỗi, bạn Tộ trong câu chuyện rất đáng được khen và
được thưởng kẹo đấy! Vì đã biết nhận lỗi của mình. Một trong những câu chuyện nhỏ
nói về tề bạn mà thể hiện được tính trung thực của mình, sẵn sàng nhận lỗi khi làm
điều sai đó là câu chuyện “Bím tóc đuôi sam”. Bạn Hà đã rất bực mình và khóc nấc
lên khi bạn Tuấn cứ trêu đùa bím tóc cua mình. Tuấn sau khi thấy có lỗi vì làm bạn
khóc cũng đã tới nhạn lỗi và mong Hà tha thứ sau buổi học. Qua câu chuyện không
những giáo dục trẻ lòng bao dung, tha lỗi cho hành vi sai trái của bạn mà còn giáo
dục các em nhận ra khi mình có lỗi mình phải thẳng thắn nhìn nhận và có trách nhiệm
với bạn bè vì những điều sai trái. Đó cũng chính là một biểu hiện về tính trung thực và
trách nhiệm. Câu chuyện “Con gái” tập đọc lớp 5 trang 112 đọc câu chuyện này, các
em không những biết Mơ luôn là học sinh giỏi. Đi học về Mơ giúp mẹ tưới rau, chẻ
củi, nấu cơm trong khi các bạn trai còn mải đi đá bóng. Bố đi công tác, mẹ lại mới
sinh em bé, Mơ làm hết mọi việc trong nhà giúp mẹ đặc biệt là Mơ đã dũng cảm lao
xuống ngòi nước để cứu Hoan, các em cũng có suy nghĩ sinh con là trai hay gái không
quan trọng. Điều quan trọng là người con đó phải ngoan ngoãn, hiếu thảo làm vui lòng
cha mẹ. Đúng như câu ca dao: Trai mà chi, gái mà chi. Sinh con có nghĩa có nghì là
17


hơn. Bên cạnh đó qua bài học còn giáo dục cho các em biết được trách nhiệm của một
người con gái lớn đối với gia đình, thương yêu bố mẹ, ngoan ngoãn, chăm chỉ học
hành.
Tinh thần trách nhiệm của mỗi người được thể hiện bằng suy nghĩ và hành
động khác nhau. Thông qua bài tập đọc “Thưa chuyện với mẹ” Tập đọc lớp 4 tập 1
tuần 9 trang 85 Cương đã hiểu được sự vất vả của mẹ, từ đó thêm yêu thương bố mẹ
mình, có ý thức giúp đỡ những người thân trong gia đình, thể hiện được tình yêu

thương của con cái đối với cha mẹ, Cương xin mẹ học nghề rèn để kiếm sống cũng là
đỡ đần cho mẹ vì thương mẹ quá vất vả. Qua bài học này không những các em biết
được lòng nhân ái mà còn thể hiện ý thức trách nhiệm của con cái đối với cha mẹ và
gia đình.
Thông qua bài thơ “Mẹ ốm” của tác giả Trần Đăng Khoa là một baì thơ cảm
động thể hiện tình yêu thương của con cái đối với cha mẹ. Khi các em đọc và hiểu bài
thơ, các em ẽ hiểu thêm nỗi vất vả của người làm cha, làm mẹ. Từ đó, các em sẽ thên
yêu thương bố mẹ mình và sẵn sàng giúp đỡ người thân. Để mẹ khỏi bị ốm, cậu bé sẵn
sàng làm tất cả mọi việc như: “Ngâm thơ, kể chuyện, rồi thì múa ca”, “diễn kịch giữa
nhà”, “sắm cả ba vai chèo”. Tình yêu thương của cậu bé dành cho mẹ được thể hiện
qua những cụ thể nhưng lại rất dễ thương. Những việc làm của cậu bé trong bài thơ
không những cho chúng ta thấy được lòng nhân ái của con người mà còn thể hiện
được sự trách nhiệm của mình đối với người thân khi đau ốm, trách nhiệm của con cái
đối với cha mẹ.
Chúng ta nhận thấy rằng, định hướng tích hợp đã khẳng định nguyên lí bền
vững rằng, việc giáo dục phẩm chất trung thực và trách nhiệm không khi nào thực
hiện thành công bằng những lời dạy, chỉ bảo rập khuôn, khô cứng. Rõ ràng, thông qua
môn Tiếng Việt, bằng các tác phẩm, các em cảm thụ bài văn và sẻ hiểu thêm nhiều giá
trị sống khác nhau. Qua bài học các em chắc hẳn rằng có mong muốn làm được nhiều
điều tốt đẹp và có ích cho xã hội, sẵn sàng yêu thương và có trách nhiệm với bản thân,
gia đình, và mọi ngời xung quanh để trở thành người công dân tốt.
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Phân môn Tập đọc lớp 4, 5 từ điểm nhìn tích hợp giáo dục phẩm chất
1.2.1.1. Ngữ liệu dạy học Tập đọc lớp 4, 5
Ở lớp 1, Tập đọc được học trong phần Luyện tập tổng ợp. Từ lớp 2 đến lướp 5
các bài tập đọc được phẩn bổ vào từng tuần cùng với các phân môn khác như: Kể
chuyện, Tập làm văn, Chính tả, Tập viết, Luyện từ và câu.
18



Chương trình phân môn Tập đọc lớp 4, 5 ược cấu tạo theo chủ điểm, xoay
quanh các mảng kiến thức: gia đình, nhà trường, xã hội, thiên nhiên và con người.
Ở lớp 4, các chủ điểm phản ánh những phương diện khác nhau của con người,
cụ thể:
+ Các phẩm chất:
- Nhân ái: (Thương người như thể thương thân Từ tuần 1 đến tuần 3).
- Trung thực (Măng mọc thẳng Từ tuần 4 đến tuần 6).
-Nghị lực (Có chí thì nên Từ tuần 11 đến tuần 13)
- Thẩm mĩ, yêu cái đẹp (Vẻ đẹp muôn màu Từ tuần 22 đến tuần 24)
- Dũng cảm (Những người quả cảm Từ tuần 25 đến tuần 27).
- Tinh thần lạc quan yêu đời (Tình yêu cuộc sống Từ tuần 32 đến tuần 34).
+ Năng lực (Người ta là hoa đất Từ tuần 19 đến tuần 21)
+ Ước mơ hoài bão (Trên đôi cánh ước mơ Từ tuần 7 đến tuần 9).
+ Sở thích:
- Vui chơi (Tiếng sáo diều Từ tuần 14 đến tuần 17).
- Du lịch, thám hiểm (Khám phá thế giới Từ tuần 29 đến tuần 31).
Khi các em bước sang lớp 5, các baig tập đọc có nội dung lớn hơn và xoay
quanh các chủ điểm, chủ đề như: đất nước, nhân loại, dân tộc.
+ Yêu Tổ quốc (Việt Nam -Tổ quốc tôi)
+ Sống cùng thiên nhiên, bảo vệ môi trường (Giữ lấy màu xanh)
+ Bảo vệ an ninh, trật tự xã hội (Vì cuộc sống thanh bình)
+ Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc (Nhớ nguồn)
+ Thực hiện quyền bình đẳng nam, nữ (Nam và nữ)
+ Thực hiện quyền trẻ em (Những chủ nhân tương lai)
+ Bảo vệ hòa bình, vun đắp tình hữu nghị giữa các dân tộc (Cánh chim hòa bình)
+ Chống bệnh tật, lạc hậu, nghèo đói (Vì hạnh phúc con người)
+ Tuân thủ pháp luật, xây dựng xã hội văn minh tiên tiến (Người công dân).
Qua khảo sát chương trình Tập đọc lớp 4, 5 chúng tôi nhận thấy việc dạy học
Tập đọc kết hợp với việc giáo dục phẩm chất trung thực và trách nhiệm cho các em là
một cơ hội dễ dàng và đầy ấn tượng. Mặc dù các chủ điểm khá phong phú và đa dạng,

gắn với nhiều vấn đề khác nhau của đất nước, xã hội và trải rộng. Bên cạnh đó chúng
ta cũng dễ dàng nhận thấy qua mỗi bài Tập đọc vẫn tỏa sáng nhiều phẩm chất tốt đẹp
mà người học cần đến. Với những biểu hiện của phẩm chất trung thực và trách nhiệm
được định nghĩa trong Dự thảo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể (2018),
chúng tôi đã khảo sát và hệ thống những nội dung có thể tích hợp gaios dục phẩm chất
trung thực và trách nhiệm trong chương trình Tập đọc lớp 4, 5 như sau :
Bảng 1.1.
19


Nội dung tích hợp giáo dục phẩm chất trung thực và trách nhiệm trong Tập đọc
lớp 4
Stt

Chủ
điểm

Một người chính
trực

1

2
3

Tên bài

Măng
mọc
thẳng


4

Nội dung tích hợp giáo dục phẩm
chất trách nhiệm

Địa chỉ
tích hợp

Giáo dục học sinh sự trung thực thông
qua các việc làm không nhận của đút

Phần tổng
kết bài

lót, không vì tình riêng
Tre Việt Nam

Giáo dục học sinh sự chính trực thông

Phần tìm

qua các chi tiết không chịu mọc cong…

hiểu bài

Những hạt thóc
giống

Giáo dục học sinh phẩm chất trung thực

thông qua các việc làm nói thật, không
nói dối

Phần tìm
hiểu bài

Nỗi dằn vặt của
An-đrây-ca

Giáo dục học sinh yêu thương người
thân, lòng trung thực thể hiện qua việc
làm: nghiêm khắc với lỗi lầm của bản

Phần tìm
hiểu bài

thân. Giáo dục học sinh yêu thương, ý
thức trách nhiệm với người thân thông
qua các việc làm: cảm thấy dằn vặt, hối
hận khi làm việc sai với người thân
5
6

Chị em tôi
Thương
người
Dế Mèn bênh vực
như thể
kẻ yếu
thương

thân

7

Giáo dục học sinh trung thực thông qua

Phần tìm

việc làm: không nói dối

hiểu bài

Giáo dục học sinh bênh vực người yếu,
xóa bỏ áp bức, bất công thể hiện trách
nhiệm của bản thân với mọi người

Liên
hệ
giáo dục

thông qua các chi tiết Dế Mèn bảo Nhà
Trò: Em đừng sợ. Hãy trở về cùng với
tôi đây.
Mẹ ốm

Giáo dục học sinh yêu thương, hiếu
thảo, biết ơn mẹ thể hiện trách nhiệm
bản thân đối với mẹ thông qua các việc
làm ngâm thơ, kể chuyện, múa ca, diễn
kịch…để mẹ vui.

Tình yêu thương của cậu bé dành cho
mẹ được thể hiện qua những cụ thể
20

Giới thiệu
bài
Tìm hiểu
bài


nhưng lại rất dễ thương. Những việc
làm của cậu bé trong bài thơ không
những cho chúng ta thấy được lòng
nhân ái của con người mà còn thể hiện
được sự trách nhiệm của mình đối với
người thân khi đau ốm, trách nhiệm của
con cái đối với cha mẹ.
8
9

Truyện cổ nước

Giáo dục học sinh có tấm lòng nhân

Liên

hệ

mình


hậu thông qua các câu truyện cổ

giáo dục

Thư thăm bạn

Giáo dục học sinh yêu thương bạn,

Giới thiệu

muốn chia sẻ đau buồn cùng bạn thể
hiện trách nhiệm yêu thương, chia sẻ,
giúp đỡ lẫn nhau trong tai họa

bài
Tìm
bài

hiểu

10

Người ăn xin

Giáo dục học sinh có tấm lòng nhân hậu Liên
hệ
thể hiện trách nhiệm với những nỗi bất giáo dục
hạnh thông qua các việc làm giúp đỡ
những người gặp hoàn cảnh khó khăn


11

Trung thu độc lập

Giáo dục học sinh trách nhiệm của bản

Phần tổng

thân trong việc bảo vệ và xây dựng đất

kết bài

nước
Thông qua bài tập đọc “Thưa chuyện Phần tổng
với mẹ” Tập đọc lớp 4 tập 1 tuần 9 kết bài

12

Trên
đôi
cánh
ước mơ

13

Có chí
thì nên

Thưa chuyện với
mẹ


trang 85 Cương đã hiểu được sự vất vả
của mẹ, từ đó thêm yêu thương bố mẹ
mình, có ý thức giúp đỡ những người
thân trong gia đình, thể hiện được tình
yêu thương của con cái đối với cha mẹ,
Cương xin mẹ học nghề rèn để kiếm
sống cũng là đỡ đần cho mẹ vì thương
mẹ quá vất vả. Qua bài học này không
những các em biết được lòng nhân ái
mà còn thể hiện ý thức trách nhiệm của
con cái đối với cha mẹ và phụ giúp gia
đình.

Ông trạng thả diều Thông qua bài học GV tích hợp lồng Tích

hợp

ghép giáo dục cho học sinh, tính kiên trì trong phần
21


nhẫn nại; biết chịu khó trong mọi công giới thiệu
việc và trách nhiệm với bản thân gia bài,
đình.

phần

tìm hiểu
bài và liên

hệ
thực
tiễn
thân.

14

bản

“Vua tàu thủy”

Giáo dục học sinh nghị lực và ý chí

Phần tổng

Bạch Thái Bưởi

vươn lên thể hiện trách nhiệm khơi dậy
lòng tự hào đân tộc giúp phát triển kinh

kết bài

tế Việt Nam qua các việc làm: Bạch
Thái Bưởi đã khơi dậy lòng tự hào dân
tộc Việt Nam: cho người đến các bến
tàu diễn thuyết, kêu gọi hành khách với
khẩu hiệu “Người ta phải đi tàu ta”
Tuổi ngựa

15


Phần tổng
kết bài

buồn, lo lắng qua lời “ngựa con nhắn
nhủ với mẹ:

Tiếng
sáo
diều

16

Giáo dục học sinh yêu mẹ, đi đâu cũng
nhớ tìm đường về với mẹ thể hiện trách
nhiệm của mình không được làm mẹ

Nhưng mẹ ơi, đừng buồn
Dẫu cách núi cách rừng
Dẫu cách sông cách biển
Con tìm về với mẹ
Kéo co

Giáo dục học sinh trách nhiệm giữ gìn,
phát huy các trò chơi dân gian, thường

Phần tổng
kết bài

xuyên tổ chức chơi các trò chơi dân gian

17

18

Bốn anh tài

Người
Trống đồng Đông
ta là
Sơn
hoa đất

Giáo dục học sinh tinh thần đoàn kết,
trách nhiệm giúp đỡ bản làng qua các
việc làm của bốn anh tài chống yêu tinh

Phần tổng
kết bài

Giáo dục học sinh tự hào với bộ sưu tập
trống đồng Đông Sơn rất phong phú, đa
dạng với văn hóa đặc sắc qua đó thể
hiện tinh thần trách nhiệm trong việc
bảo vệ các cổ vật.

Phần tổng
kết bài

22



Bảng 1.2.
Nội dung tích hợp giáo dục phẩm chất trung thực và trách nhiệm trong Tập đọc
lớp 5
Stt

Chủ
điểm

Nội dung tích hợp giáo dục phẩm chất
trách nhiệm

Tên bài

Thư gửi các học Học sinh có trách nhiệm học tập (qua lời Tìm

1
Việt
Nam
– Tổ
quốc
3

em

hiểu

dạy của Bác: Non sông Việt Nam có trở bài

sinh

2

Địa chỉ
tích hợp

nên tươi đẹp hay không, …)
Nghìn
hiến

năm

văn Có trách nhiệm giữ gìn và bảo vệ các giá Liên
hệ,
trị văn hóa vật thể, phi vật thể của dân giáo dục
tộc
Có trách nhiệm bảo vệ cán bộ, học sinh Tìm

Lòng dân

hiểu

biết quan tâm bảo vệ mọi người xung bài, liên hệ
quanh
thực tế
4

Những

con


sếu Thấu hiểu nổi lòng của Xa-xa-cô (trẻ em Tìm

bằng giấy

5

6

Cánh
chim
Ê-mi-li con
hòa
bình

8

trên toàn thế giới gấp sếu gửi cho Xa-xa- bài, liên hệ
cô) Có trách nhiệm bảo vệ hòa bình thực tế
(cùng nhau góp tiền xây tượng đài)
Thể hiện trách nhiệm của một con người Giới thiệu
vì hòa bình (chú Mo-ri-xơn tự thiêu lên bài,
tìm
án cuộc chiến tranh Mĩ xâm lược Việt hiểu bài
Nam)
Biết nghĩ về những người xung quanh

Những người bạn Trung thực với lời nói của mình (qua lời Giới thiệu
tốt

7


Con
ngƣời Kì diệu rừng xanh
với
thiên Cái gì quý nhất
nhiên

tâu của A-ri-ôn với vua)

Đất Cà Mau

bài
Tìm
bài

hiểu

Có trách nhiệm yêu quý và bảo vệ thiên Liên
hệ
nhiên đa sắc màu
giáo dục
Trung thực trong tranh luận (biết bảo vệ Giới thiệu
quan điểm của mình)
bài
Có trách nhiệm với người lao động (hiểu Tìm hiểu
lời giải thích của thầy giáo)

9

hiểu


bài

Biết yêu quý mãnh đất cuối cùng của Tổ Liên
23

hệ


quốc
10

giáo dục

Chuyện một khu Trung thực trong lời nói (kể) của mình Giới thiệu
vườn nhỏ
(Thu mách với Hà là ban công nhà Thu bài
có chim đến mà Hà không tin)

Tìm

hiểu

bài
11

Hành trình của bầy Có trách nhiệm với bản thân, chăm chỉ, Liên
ong

12


hệ

đoàn kết như những chú ong nhỏ dễ giáo dục
thương

Người gác rừng tí Thể hiện được trách nhiệm của mình Giới thiệu
hon

trước những việc làm không tốt của bài
người khác (bạn nhỏ phát hiện tự tham Tìm

hiểu

gia bắt bọn trộm gỗ), phối hợp với chú bài
công an rất tốt
13

14

Trồng rừng ngập Có trách nhiệm bảo vệ tài nguyên rừng

Liên

mặn

giáo dục

Chuổi ngọc lam


Trung thực với chính mình và người Giới thiệu
khác (cô bé Gioan mua chuỗi ngọc lam và tìm hiểu
với tất cả tiền tiết kiệm của mình)

15

Hạt gạo làng ta

hệ

bài

Có trách nhiệm giữ gìn yêu quý hạt gạo Giáo

dục

của đất nước mình (gọi hạt gạo là hạt liên hệ
vàng làng ta)
16

17

Buôn Chư Lênh Đức tính trung thực là đáng quý, có trách

nhiệm với việc học của mình (cô giáo Y
hạnh dón cô giáo
Hoa chém rất sâu vào cột nhà, Cả buôn
phúc
làng rất vui mừng khi thấy chữ cô giáo)
con

ngƣời Thầy thuốc như Có trách nhiệm với những người xung
mẹ hiền
quanh (Lãn Ông chữa bệnh cho dân
nghèo)
Ngu Công
Trịnh Tường

19

Ca dao về lao động Có tinh thần trách nhiệm, lạc quan
sản xuất

21

và tìm hiểu
bài
Tìm

hiểu

bài

xã Có trách nhiệm, có nghị lực sẽ làm nên Tìm
việc lớn có ích
bài

18

20


Giới thiệu

Tìm
bài

hiểu
hiểu

Ngƣời Người công dân số Phải trung thực và có trách nhiệm, yêu Giáo dục
quý Bác Hồ (Bác đã tìm ra con đường liên hệ
công một
cứu nước)
dân
Thái sư Trần Thủ Trung thực với việc làm của mình, biết Tìm
24

hiểu


Độ

tôn trộng người khác (ban thưởng cho bài
người biết giữ phép nước)

22

Nhà tài trợ đặc biệt Phẩm chất trách nhiệm của một công dân Tìm

hiểu


của cách mạng

Liên

(trả lời nội dung câu hỏi 3)

bài.
hệ dục

23

Trí dũng song toàn

Thể hiện đúng trách nhiệm của mình khi Liên

hệ

nhận nhiệm vụ (sự đối dáp thông minh giáo dục
của đại thần đã mang lại lợi ích cho đất
nước)
24

Tiếng rao đêm

Trách nhiệm của mỗi người trong cuộc Giới thiệu
sống (trả lời câu hỏi 4)
bài, liên hệ
giáo dục

25


Lập làng giữ biển

Trách nhiệm của mỗi công dân đối với Liên
hệ
biển đảo quê hương (cả nhà Nhụ ra lập giáo dục
làng sống ở đảo khơi)

26

Phân xữ tài tình

Phải trung thực trong từng việc làm của Liên
hệ
mình, đó mới là người tốt (gian dối lấy giáo dục
cắp đồ của người khác là không trung
thực)

27

28
29

Chú đi tuần

Phải có tránh nhiệm học tập để không Tìm hiểu
phụ lòng mong đợi của thế hệ đi trước bài, liên hệ
chăm lo cho mình (trả lời câu hỏi 3, học giáo dục



thuộc câu thơ: Mai các cháu học hành
cuộc
tiến bộ Đời đẹp tươi khăn đỏ tung bay)
sống
Luật tục xưa của Trung thực là một đức tính tốt của con
thanh
người Ê-đê
người
bình
Hộp thư mật
Trách nhiệm của mỗi người khi làm việc
(anh Hai Long đã hoàn thành nhiệm vụ
tình báo của mình)

Liên
hệ
giáo dục
Liên
hệ
giáo dục

30

Nghĩa thầy trò

Có trách nhiệm nhớ ơn thầy cô (đức tính Giới thiệu
tôn sư trọng đạo)
bài
Liên
hệ

giáo dục

31

Tranh làng Hồ

Có trách nhiệm giữu gìn những nét đẹp Liên
hệ
của tranh dân gian làng Hồ
giáo dục

32

Đất nước

Trách nhiệm yêu mến đất nước, tự hào Tìm
25

hiểu


×