Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA XÍ NGHIỆP DƯỢC PHẨM 120

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (125.11 KB, 14 trang )

: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH
CỦA XÍ NGHIỆP DƯỢC PHẨM 120.
I.
Định hướng của Xí nghiệp trong thời gian tới.

Ưu tiên nhiệm vụ sản xuất hàng quốc phòng, phấn đấu hoàn thành kế hoạch đặt
ra nhằm đáp ứng đầy đủ, kịp thời, phục vụ yêu cầu sẵn sàng chiến đấu của quân
đội.

Xác định sản xuất hàng kinh tế là nhiệm vụ quan trọng thường xuyên và là
hướng đi lâu dài để khẳng định sự phát triển của Xí nghiệp và Công ty. Tăng
cường quảng bá, sản xuất những mặt hàng thị trường cần để thúc đẩy phát triển
sản xuất. Không ngừng xây dựng và phát triển các mối quan hệ với khách hàng
trong nước. phấn đấu hàng năm đăng ký được từ 10 đến 20 sản phẩm mới để
đưa vào sản xuất.

Tiếp tục đầu tư, đổi mới trang thiết bị, công nghệ tiên tiến, coi trọng phát huy
sáng kiến cải tiến kỹ thuật và tích cực đào tạo nguồn lực con người, đặc biệt là
quyết tâm xây dựng mô hình Xí nghiệp theo hướng phát triển bền vững. Đây là
điều kiện để phát huy sức mạnh nội lực góp phần vào sự phát triển của các
doanh nghiệp hậu cần trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Thường xuyên tổ chức cho đội ngũ cán bộ, công nhân lao động học tập quy trình
quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO, GMP, rèn luyện tiếp thu công nghê
mới, các quy định của Xí nghiệp, của ngành và của quân đội. Kết hợp chặt chẽ
công tác quản lý rèn luyện đội ngũ đảng viên với xây dựng đội ngũ cán bộ.

Tiến hành đẩy mạnh công tác nghiên cứu phát triển sản phẩm. Khuyến khích,
động viên phong trào nghiên cứu khoa học trong Xí nghiệp. Phát huy sáng kiến
cải tiến kỹ thuật áp dụng vào sản xuất, kinh doanh, góp phần tiết kiệm vật tư
nguyên liệu và chi phí trong sản xuất, tích cực áp dụng, đổi mới công nghệ,
nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo ra nhiều sản phẩm mới.



Xây dựng Đảng bộ trong sạch vững mạnh là yếu tố then chốt và xây dựng Xí
nghiệp vững mạnh toàn diện là trọng tâm quyết định nâng cao chất lượng, hiệu
quả tổ chức sản xuất kinh doanh, gắn việc mở rộng, phát triển sản xuất kinh
doanh phải đi đôi với việc củng cố xây dựng các tổ chức vững mạnh về chính trị
và tư tưởng.

Thường xuyên chăm lo, xây dựng mối quan hệ đoàn kết thống nhất nội bộ và
đời sống người lao động, củng cố thường xuyên mối quan hệ gắn bó với nhân
dân nơi đóng quân.
Bảng: Phân tích ma trận SWOT
CƠ HỘI
- Tốc độ tăng trưởng trung bình
của ngành tương đối cao (trên
20%).
- Chi tiêu cho y tế và sức khoẻ
của người dân tăng lên.
- Việt Nam là nước có nguồn
dược liệu phong phú.
- Được tiếp nhận công nghệ sản
xuất thuốc đặc trị thông qua
việc sản xuất thuốc nhượng
quyền khi Việt Nam tham gia
hội nhập quốc tế.
- Được tiếp cận với công nghệ
khoa học kỹ thuật mới, phương
thức quản lý mới
THÁCH THỨC
- Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế,
việc mở cửa thị trường theo cam kết

WTO sẽ thúc đẩy sự hiện diện thương
mại của các công ty nước ngoài có
tiềm lực mạnh mẽ hơn với thưong hiệu
nổi tiếng và thương quyền ngày càng
được mở rộng, đồng thời cùng với việc
tháo dỡ các rào cản thương mại là một
đòn “hồi mã thương” đối với công
nghiệp dược nội địa.
- Cạnh tranh gay gắt giữa các DN sản
xuất thuốc trong nước với nhau về giá
đối với các sản phẩm thuốc thông
thường.
- Nạn làm giả thuốc trên thị trường
ngày càng cao làm tỷ lệ thuốc kém
chất lượng tăng lên
- Lòng tin của người tiêu dùng đối với
thuốc nội giảm sút do mối lo về chất
lượng của thuốc nội làm cho thuốc nội
có khuynh hướng “giảm giá tương
đối”.
- Cơn bão khủng hoảng lan rộng sẽ có
tác động lâu dài đến hoạt động sản
xuất kinh doanh trong đó có ngành
dược phẩm.
ĐIỂM MẠNH
- Có quy trình quản lý sản xuất theo
các tiêu chuẩn, quy phạm về sản
xuất dược phẩm.
- Là một DNNN nên có điều kiện
được đầu tư nhiều hơn so với các

DN khác.
- Thị trường tương đối ổn định (thị
trường sản xuất hàng quốc phòng).
- Đội ngũ công nhân lành nghề, cơ
sở vật chất đầy đủ và khá hiện đại.
- Đẩy mạnh sản xuất, nghiên
cứu để đáp ứng yêu cầu thị
trường đặc biệt là các loại thuốc
đặc trị.
- Quy hoạch vùng sản xuất
nguyên liệu.
- Nâng cao nguồn nhân lực cho công
tác nghiên cứu.
- Sản xuất các mặt hàng thế mạnh để
tạo ra sự cạnh tranh về giá với các
doanh nghiệp khác
ĐIỂM YẾU
- Tư duy bao cấp trong quản lý vẫn
còn.
- Thiếu nguồn nhân lực đáp ứng
cho nhu cầu phát triển.
- Nguồn vốn đáp ứng cho nhu cầu
tồn trữ nguyên liệu, nhu cầu đầu tư
cho phát triển hệ thống tiêu thụ…
còn bị hạn chế từ phía Ngân hàng.
- Việc đưa thông tin về sản phẩm
đến khách hàng còn hạn chế
- Hệ thống phân phối chưa rộng mà
chủ yếu là cho các bệnh viện quân
đội.

- Chưa chú trọng đến việc nghiên
cứu và phát triển các loại thuốc đặc
trị.
- Quy mô sản xuất còn nhỏ bé so
với việc được đầu tư nhiều trang
thiết bị hiện đại.
- Mở rộng việc hợp tác với các
công ty nước ngoài để học tập
kinh nghiệm và công nghệ.
- Tự đứng ra sản xuất kinh
doanh bằng chính năng lực nội
tại và liên kết hợp tác để cùng
phát triển
- Tiếp tục sản xuất các loại thuốc
thông thường chờ cơ hội.
II.
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của Xí nghiệp.
1.
Đổi mới phương pháp quản lý.
Phương pháp quản lý là nhân tố quan trọng để nâng cao hiệu quả kinh doanh,
trình độ quản lý của doanh nghiệp phải thông qua bộ máy quản lý trong đó quan
trọng nhất là giám đốc - người chỉ đạo bộ máy điều hành trong doanh nghiệp.
Nếu trình độ tổ chức và quản lý kinh doanh của Xí nghiệp cang hoàn thiện sẽ
tác động tích cực đến việc nâng cao hiệu quả kinh doanh và ngược lại.
Trước đây, trong cơ chế kế hoạch hoá tập trung nên bộ máy quản lý của
Xí nghiệp còn nặng nề, cồng kềnh, hiệu lực thấp vì được Nhà nước bao cấp và
chỉ thực hiện các chức năng do Nhà nước quy định như nhiệm vụ sản xuất theo
chỉ tiêu Nhà nước, nhận vốn và vật tư kỹ thuật từ Nhà nước, sản xuất ra sản
phẩm nộp Nhà nước. Đội ngũ cán bộ trong bộ máy quản lý theo chế độ cũ thiếu
kiến thức và kinh nghiệm chuyên môn về kinh tế thị trường nên không năng

động, ỷ lại vào cấp trên và Nhà nước.
Khi chuyển sang cơ chế thị trường, thì bộ mãy cung như phương pháp
quản lý của Xí nghiệp đã có nhiều đổi mới và cải tiến, phương pháp quản lý mới
dựa trên một kế hoạch đã được vạch sẵn có tính đến nhu cầu của thị trường và
hiệu quả kinh tế - xã hội.
Phương hướng và biện pháp Xí nghiệp cần thực hiện để có thay đổi trong
phương pháp quản lý sao cho có hiệu quả được đưa ra như sau:
-
Xí nghiệp không nên can thiệp sâu vào công việc của nhân viên để họ có quyền
chủ động sáng tạo, giao việc cho nhân viên đồng thời phải giao cho họ quyền
hành để thực hiện công việc đó.
-
Phân cấp, phân quyền rõ ràng để tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý.
Xây dựng môi trường làm việc hăng say, đoàn kết giữa cán bộ và nhân viên và
giữa nhân viên với nhau.
-
Tổ chức lại các phòng ban chức năng giúp việc cho Giám đốc để quản lý các
hoạt động sao cho chi phí phù hợp với chức năng quản lý sản xuất kinh doanh
đặc biệt là chức năng về nghiên cứu nhu cầu thị trường, quyết định sản xuất và
tiêu thụ hàng hoá. Kết cấu Bộ máy phải gọn nhẹ, chuyên môn hoá và đa dạng
hoá công việc, hiểu biết nhiều lĩnh vực, thực sự có năng lực để đảm bảo hoàn
thành công việc được giao.
2.
Đổi mới tư duy kinh tế, chiến lược kinh doanh thích nghi với cơ chế thị trường.
Môi trường kinh doanh đầy biến động cùng với tình hình phát triển nhảy
vọt của thị trường đòi hỏi Xí nghiệp phải nắm bắt được nhu cầu để thay đổi,
thích nghi và tận dụng các cơ hội để phát triển và từng bước khẳng định mình.
Để nhằm mục tiêu hoàn thiện và nâng cao hiệu quả của quá trình sản xuất kinh
doanh, Xí nghiệp cần phải khẳng định các quan điểm sau:
-

Tổ chức hoạt động kinh doanh và thực hiện quản trị doanh nghiệp phải lấy thị
trường làm căn cứ và mục tiêu phấn đấu và xác định kế hoạch kinh doanh, coi
khách hàng là nhân tố quyết định sự phát triển của doanh nghiệp.
-
Cần xác định rõ hai nhiệm vụ chiến lược của Xí nghiệp là: vừa duy trì năng lực
để sản xuất QP, vừa tận dụng các điều kiện vật chất kỹ thuật và lao động hiện có
để tham gia sản xuất KT.
-
Mọi hoạt động của doanh nghiệp trên lĩnh vực sản xuất kinh tế phải hướng vào
các nhân tố thị trường, chịu sự chi phối của quy luật thị trường.
3.
Xây dựng một nền văn hoá doanh nghiệp nhằm tạo dựng vị thế và sức mạnh
theo bản sắc riêng.
Văn hoá doanh nghiệp là cách thức tổ chức làm việc, là tác động của cơ
cấu, bộ máy tổ chức đến chiến lược kinh doanh. Và cuối cùng, đó là cách thức
mà một doanh nghiệp thực hiện để thu hút cũng như giữ chân khách hàng và đội
ngũ nhân viên tài năng của mình. Về cơ bản, nền văn hoá sẽ cung cấp một bộ
khung có tác dụng như bộ xương sống của cơ thể, giúp thực hiện và tối ưu hoá
các chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp.
-
Văn hoá sáng tạo: Có các cơ chế khuyến khích các nhân viên trong việc đề xuất
các sáng kiến trong công việc. Muốn vậy Xí nghiệp cần đưa ra các quy trình
chính thức và không chính thức để nhân viên có thể thoải mái trao đổi, đề xuất
sáng kiến, đồng thời có một chế độ đãi ngộ thích đáng đáp ứng nhu cầu, tham
vọng của nhân viên.
-
Văn hoá thích nghi với nhu cầu thay đổi: một chiến lược phát triển đúng hướng
và có tầm nhìn tốt cần xây dựng sẵn những khả năng đối phó với sự thay đổi của
thị trường và sản phẩm. Để thực hiện được điều đó, tất cả bộ máy trong Xí
nghiệp từ lãnh đạo cao cấp đến đội ngũ nhân viên đều phải được đào tạo về khả

năng thích ứng với sự thay đổi cấp bách. Những chương trình đào tạo đều hoạch
định rõ rang các tình huống như: khi cần thay đổi ai sẽ chịu trách nhiệm, cần
thực hiện những gì, tập trung thay đổi những vấn đề nào ( công nghê, phân phối
hay marketing…)
-
Văn hoá lãnh đạo: Đây chính là yếu tố hiển nhiên nhất và quan trọng nhất trong
chiến lược phát triển của mọi tổ chức.Sự thành bại của các doanh nghiệp phụ
thuộc vào nhà lãnh đạo có tài giỏi hay không trong việc chèo lái con tàu cùng
với nhân viên của mình vượt qua muôn vàn khó khăn của thị trường và nền kinh
tế.Việc xây dựng một nền văn hoá doanh nghiệp thống nhất và có bản sắc, có sự
kết hợp hài hoà các giá trị văn hoá vào chiến lược phát triển, phụ thuộc rất lớn

×