Tải bản đầy đủ (.pdf) (72 trang)

Tìm Hiểu Tình Hình Hoạt Động Sản Xuất Và Phân Phối Rau Sạch Tại Công Ty Cổ Phần Chế Biến Nông Sản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.19 MB, 72 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
----------------------

GIÁP VĂN BÁCH
Tên đề tài:
TÌM HIỂU TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT VÀ PHÂN PHỐI
RAU SẠCH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ BIẾN NÔNG SẢN
THÁI NGUYÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Định hướng đề tài : Hướng ứng dụng
Chuyên nghành

: Kinh tế nông nghiệp

Khoa

: Kinh tế và Phát triển nông thôn

Khóa

: 2013- 2017

Thái Nguyên, năm 2019



ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
----------------------

GIÁP VĂN BÁCH
Tên đề tài:
TÌM HIỂU TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT VÀ PHÂN PHỐI
RAU SẠCH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ BIẾN NÔNG SẢN
THÁI NGUYÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo

: Chính quy

Định hướng đề tài

: Hướng ứng dụng

Chuyên nghành

: Kinh tế nông nghiệp

Khoa

: Kinh tế và Phát triển nông thôn

Lớp


: K45 – KTNN – N03

Khóa

: 2013 - 2017

Giảng viên hướng dẫn

: ThS. Nguyễn Thị Hiền Thương

Cán bộ cơ sở hướng dẫn : Đỗ Văn Cương

Thái nguyên, năm 2019


i
LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian thực tập tốt nghiệp vừa qua, để hoàn thành được khóa
luận tốt nghiệp, ngoài sự nỗ lực của bản thân tôi đã nhận được rất nhiều sự
quan tâm giúp đỡ của các tập thể, cá nhân trong và ngoài trường.
Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo Khoa Kinh
tế & Phát triển Nông thôn Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã tạo
mọi điều kiện giúp đỡ để tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới Th.S Nguyễn Thị
Hiền Thương, người đã trực tiếp hướng dẫn tận tình, chu đáo cho tôi trong
suốt quá trình làm luận văn tốt nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn Công ty Cổ phần Chế biến Nông sản Thái
Nguyên đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn tới gia đình và bạn bè đã động
viên, khích lệ tôi hoàn thành luận văn thực tập tốt nghiệp này.

Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày 03 tháng 03 năm 2019
Sinh viên

Giáp Văn Bách


ii
DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 3.1: Điều kiện sản xuất rau sạch của công ty ........................................ 30
Bảng 3.2 Cở sở vật chất kĩ thuật của công ty qua 3 năm ............................... 33
Bảng 3.3 Một số công thức trồng rau tùy theo từng loại loại đất .................. 35
Bảng 3.4: Quy trình sản xuất rau sạch của công ty ......................................... 36
Bảng 3.5: Năng suất và sản lượng một số loại rau sạch chính của công ty .... 39
Bảng 3.6: Tổng chi phí trung bình sản xuất rau .............................................. 42
Bảng 3.7: Chênh lệch giá rau sạch và rau thường (ĐVT: 1000 đồng/kg) ....... 44
Bảng 3.8: Hiệu quả kinh tế một số loại RAT chính ........................................ 47
Bảng 3.9: Xử lý rác thải từ sản xuất qua điều tra............................................ 48
Bảng 3.10. Phân tích ma trận SWOT của trang trại rau sạch ......................... 48
Bảng 3.11: Nhật ký thực tập............................................................................ 53


iii
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ

Hình 3.1. Bản đồ vị trí địa lý của Công ty CP Chế biến Nông sản Thái
Nguyên ............................................................................................................ 20
Hình 3.2. Gian hàng nơi trưng bày các sản phẩm rau sạch, an toàn ............... 22
Hình 3.3. Sơ đồ bộ máy hoạt động của công ty .............................................. 24

Hình 3.4. Đồ thị doanh thu đạt được trong 3 năm của công ty ....................... 27
Hình 3.5. Biểu đồ thể hiện diện tích và cơ cấu một số nhóm rau năm 2018 .. 31
Hình 3.6. Biểu đồ phân bố chi phí sản xuất của rau sạch tại công ty ............. 40
Hình 3.7. Biểu đồ nguồn tiêu thụ RAT của công ty qua 2 năm ...................... 42
Hình 3.8. Sơ đồ kênh tiêu thụ rau sạch tại công ty ......................................... 45


iv

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Các từ viết tắt

STT

Đầy đủ

1

BVTV

Bảo vệ thực vật

2

CN-KT

Công nghệ kĩ thuật

3


CP

Cổ phần

4

DN

Doanh nghiệp

5

KH-KT

Khoa học kĩ thuật

6

NTD

Nguời tiêu dùng

7

NSX

Người sản xuất

8


SX

Sản xuất


v
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... i
DANH MỤC CÁC BẢNG................................................................................. i
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, SƠ .................................................................. iii
MỤC LỤC ......................................................................................................... v
PHẦN 1 MỞ ĐẦU ........................................................................................... 1
1.1. Sự cần thiết thực hiện nội dung thực tập.................................................... 1
1.2. Mục tiêu của đề tài ..................................................................................... 2
1.2.1. Mục tiêu chung ........................................................................................ 2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ........................................................................................ 2
1.3. Nội dung thực tập và phương pháp nghiên cứu ......................................... 2
1.3.1 Nội dung thực tập .................................................................................... 2
1.3.2 Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 3
1.4. Thời gian và địa điểm thực tập................................................................... 6
PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU .................................................................. 7
2.1. Về cơ sở lý luận.......................................................................................... 7
2.1.1. Các khái niệm .......................................................................................... 7
2.1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến sản xuất rau sạch ........................................ 9
2.1.3. Các văn bản pháp lý liên quan đến nội dung học tập............................ 16
2.2. Cơ sở thực tiễn ......................................................................................... 16
2.2.1. Kinh nghiệm sản xuất và phân phối rau sạch ở một số các nước trên thế
giới................................................................................................................... 16
2.2.2. Kinh nghiệm sản xuất và phân phối rau sạch ở một số địa phương Việt
Nam ................................................................................................................. 17

2.2.3. Những bài học kinh nghiệm về sản xuất và tiêu thụ rau sạch .............. 18
PHẦN 3. KẾT QUẢ THỰC TẬP ................................................................... 20
3.1. Khái quát về cơ sở thực tập ...................................................................... 20
3.1.1. Thông tin về địa bàn nghiên cứu ........................................................... 20


vi
3.1.2. Những thành tựu đã đạt được của công ty cổ phần chế biến nông sản
Thái Nguyên .................................................................................................... 28
3.2. Tình hình hoạt động sản xuất và phân phối rau sạch tại công ty cổ phần
chế biến nông sản Thái Nguyên ...................................................................... 29
3.2.1. Tình hình hoạt động sản xuất rau sạch tại công ty cổ phần chế biến
nông sản Thái Nguyên..................................................................................... 29
3.2.2 Tình hình phân phối và tiêu thụ rau sạch tại công ty cổ phần chế biến
nông sản Thái Nguyên..................................................................................... 42
3.3. Hiệu quả kinh tế, hiệu quả môi trường trong sản xuất và tiêu thụ RAT.. 46
3.3.1 Hiệu quả kinh tế sản xuất một số loại RAT chính ................................. 46
3.3.2 Hiệu quả môi trường ............................................................................. 47
3.3.3. Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức trong sản xuất và
phân phối rau sạch tại công ty ......................................................................... 48
3.3. Nội dung thực tập và những việc cụ thể tại cơ sở thực tập ...................... 52
3.3.1. Mô tả, tóm tắt những công việc đã làm tại Công ty CP Chế biến Nông
sản Thái Nguyên.............................................................................................. 52
3.3.2. Bài học rút ra kinh nghiệm .................................................................... 58
3.3.3. Đề xuất giải pháp .................................................................................. 59
PHẦN 4 KẾT LUẬN VÀ KIỀN NGHỊ.......................................................... 61
4.1. Kết luận .................................................................................................... 61
4.2. Kiến nghị .................................................................................................. 62
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 63



1
PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Sự cần thiết thực hiện nội dung thực tập
Ngành nông nghiệp có vị trí vai trò quan trọng trong nền kinh tế nước ta.
Nhiệm vụ của nông nghiệp là sản xuất lương thực, thực phẩm và nông sản khác
để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của xã hội, đặc biệt trong đó có sản xuất rau.
Cùng với sự phát triển của đất nước, thị trường càng phát triển, đời sống
của người dân được nâng cao thì nhu cầu về chủng loại và chất lượng thực
phẩm càng được tăng lên, để. Trong đó, sản xuất rau sạch hiện nay đang được
dư luận, xã hội đặc biệt quan tâm.
Rau sạch là một loại thực phẩm quan trọng, cần thiết cho cơ thể con
người và không thể thay thế được. Rau góp mặt trong những bữa cơm của mọi gia
đình, nó cung cấp nhiều vitamin và chất khoáng thiết yếu cho sự phát triển.
Hiện nay, vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm nói chung và rau sạch nói
riêng đang là mối quan tâm hàng đầu của đa số người tiêu dùng Việt Nam.
Trên thị trường có rất nhiều doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh mặt hàng rau
sạch, trong đó có Công ty cổ phần chế biến nông sản Thái Nguyên.
Công ty Cổ phần Chế biến Nông sản Thái Nguyên hoạt động trong lĩnh
vực sản xuất và kinh doanh các mặt hàng nông sản, thực phẩm. Công ty
chuyên trồng trọt và chăn nuôi theo mô hình hỗn hợp VAC, thực hiện quản lý
theo mô hình chuỗi giá trị từ trang trại đến bàn ăn. Thêm vào đó, công ty cũng
kinh doanh các rau quả, nông sản và thực phẩm an toàn, đặc biệt là đặc sản các
vùng miền trong nước. Không chỉ là đơn vị tiên phong trong việc cung cấp các
sản phẩm đáp ứng vệ sinh an toàn thực phẩm, công ty còn là đơn vị điển hình
trong công tác liên kết hợp tác với các tỉnh thành phố trong việc hỗ trợ nông
dân từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm, kết nối với các cơ sở sản xuất tiêu biểu
tại các tỉnh bạn đem nông sản về tiêu thụ tại Thái nguyên .



2
Ngoài đội ngũ sản xuất có kinh nghiệm lâu năm, tay nghề cao trong lĩnh
vưc trồng rau sạch, công ty còn có hệ thống máy móc tiên tiến, trình độ khoa
học kĩ thuật cao. Các sản phẩm chủng loại, mẫu mã đa dạng. Chất lượng sản
phẩm luôn là tiêu trí hàng đầu của công ty.
Là nơi sản xuất rau sạch lớn của Thái Nguyên, nhưng thành phần trong
rau có đủ an toàn không? Hoạt động sản xuất và phối rau sạch hiện nay như thế
nào? Gặp phải những khó khăn gì? Và cần làm gì để đẩy mạnh sản xuất và
phân phối rau sạch tại công ty trong thời gian tới để đáp ứng nhu cầu người
tiêu dùng.
Xuất phát từ những lý do trên nên em chọn: “Tìm hiểu tình hình hoạt
động sản xuất và phân phối rau sạch tại Công ty Cổ phần Chế biến Nông
sản Thái Nguyên” làm đề tài tốt nghiệp.
1.2. Mục tiêu của đề tài
1.2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở tìm hiểu hoạt động sản xuất và phân phối rau sạch tại Công ty
Cổ phần Chế biến Nông sản Thái Nguyên từ đó đề xuất một số giải pháp phát
triển sản xuất và phân phối rau sạch của công ty trong những năm tới.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá thực trạng sản xuất và phân phối rau sạch ở Công ty Chế biến
Nông sản Thái Nguyên.
- Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất và phân phối rau sạch tại
Công ty Chế biến Nông sản Thái Nguyên.
- Phân tích SWOT của Công ty Cổ phần Chế biến Nông sản Thái Nguyên.
- Đề xuất các giải pháp phát triển sản xuất và phân phối rau sạch góp
phần phát triển sản xuất nông nghiệp của công ty trong thời gian tới.
1.3. Nội dung thực tập và phương pháp nghiên cứu
1.3.1 Nội dung thực tập
- Tình hình sản xuất và phân phối rau sạch trong thời gian qua của công ty.



3
- Những thuận lợi, khó khăn và những yếu tố nào ảnh hưởng đến sản
xuất và phân phối rau sạch ở công ty.
- Cần đề xuất những giải pháp gì để phát huy những thuận lợi và khắc
phục khó khăn nhằm phát triển sản xuất và phân phối rau sạch ở công ty trong
thời gian tới.
1.3.2 Phương pháp nghiên cứu
1.3.2.1. Phương pháp điều tra thu thập số liệu
Các số liệu sơ cấp và số liệu thứ cấp có liên quan đến nội dung nghiên
cứu sẽ được điều tra thu thập trong quá trình thực hiện đề tài.
 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
- Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp: là phương pháp thu thập các
thông tin, số liệu, thông tin liên quan trực tiếp và gián tiếp vấn đề nghiên cứu
của đề tài đã được công bố chính thức tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền,
như lấy số liệu từ các ban ngành của huyện, xã các báo cáo tổng kết liên quan
đến cơ sở sản xuất nấm và qua internet.
Sử dụng phương pháp kế thừa và cập nhật các báo cáo tổng kết, báo cáo
kết quả thực hiện kinh tế, xã hội, sách báo, internet, số liệu thống kê của các
phòng ban trong công ty.
 Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp
 Phương pháp PRA: PRA là một loạt các biện pháp tiếp cận và phương
pháp khuyến khích lôi cuốn người dân tham gia cùng chia sẻ thảo luận, phân
tích kiến thức của họ về đời sống, điều kiện nông thôn để họ lập kế hoạch thảo
luận cũng như thực hiện và giám sát, đánh giá. Đề tài này đã sử dụng các công
cụ PRA sau:
 Phỏng vấn trực tiếp: tiến hành phỏng vẫn trực tiếp Giám đốc Công ty
Cổ phần Chế biến Nông sản Thái Nguyên.
+ Quan sát trực tiếp: Tiến hành quan sát trực tiếp tham gia các hoạt động

sản xuất và phân phối của công ty, nhằm hiểu biết tổng quát, đồng thời đánh
giá độ tin cậy của các số liệu giám đốc công ty đã cung cấp.


4
1.3.2.2 Phương pháp phân tích và xử lý thông tin
- Phương pháp thống kê: Được coi là chủ đạo để nghiên cứu các mối
quan hệ giữa các yếu tố đầu vào, đầu ra, qua đó đánh giá so sánh và rút ra
những kết luận, nhằm đưa ra các giải pháp có tính khoa học cũng như thực tế
trong việc phát triển kinh tế của công ty.
- Phương pháp chuyên khảo: Dùng để thu thập và lựa chọn các thông tin,
tài liệu, kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan đến đề tài. Thông
qua việc nghiên cứu để lựa chọn, kế thừa những gì tiến bộ vận dụng vào thực
tiễn để nâng cao hiệu quả sản xuất của công ty.
- Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất kinh doanh: Phương pháp này
đòi hỏi người quản lý công ty phải ghi chép tỷ mỷ, thường xuyên, liên tục suốt
trong quá trình sản xuất và phân phối, nhằm biết được các yếu tố đầu vào, đầu ra
từ đó biết được thu nhập của công ty trong một kỳ sản xuất và phân phối, thông
qua kết quả đó rút ra các kết luận nhằm định hướng cho kỳ tới.
- Phương pháp phân tích so sánh: Phương pháp này được sử dụng rộng
rãi để phân tích các hiện tượng tự nhiên, kinh tế, xã hội. Trong đề tài này sử
dụng phương pháp so sánh để so sánh lợi ích, chi phí qua các năm, so sánh kết
quả sản xuất và tiêu thụ…
- Sử dựng ma trận SWOT: để phân tích điểm mạng, điểm yếu, cơ hội,
thách thức trong sản xuất và tiêu thụ rau sạch.
1.3.2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu
a) Các chỉ tiêu phản ánh thông tin về các yếu tố và điều kiện trong sản xuất và
tiêu thụ rau sạch
- Thông tin công ty
- Lao động

- Vốn
- Đất trồng.
b) Nhóm chỉ tiêu phản ánh thực trạng sản xuất và tiêu thụ rau sạch
- Diện tích đất trồng rau


5
- Năng suất
- Sản lượng
- Cơ sở vật chất, kỹ thuật….
c) Nhóm chỉ tiêu phản ánh kết quả, hiệu quả sản xuất và tiêu thụ rau sạch
Chỉ tiêu kết quả
- Diện tích đất trồng rau sạch
- Giá trị sản lượng sản xuất rau sạch
- Năng suất sản xuất rau sạch
- Giá bán các loại rau
Chỉ tiêu hiệu quả kinh tế
- Tổng giá trị sản xuất thu được (GO): Là tổng thu nhập của một loại mô
hình (gồm các loại sản phẩm) hoặc một đơn vị diện tích; công thức tính là:
GO=ΣQi*Pi
Trong đó: Qi là khối lượng sản phẩm thứ i Pi là giá sản phẩm thứ i.
- Chi phí trung gian (IC), còn được gọi là chi phí sản xuất: Là chi phí
cho một mô hình hoặc một đơn vị diện tích, trong một khoảng thời gian; bao
gồm: Chi phí vật chất, dịch vụ, không bao gồm công lao động, khấu hao.
- Chi phí lao động (CL): Chi phí số ngày công lao động cho một chu kỳ
sản xuất hoặc một thời gian cụ thể.
- Chi phí khác (K):
- Tổng chi phí (TC): TC= IC+CL+KH+K.
- Giá trị gia tăng (VA): Là giá trị tăng thêm so với chi phí sản xuất bỏ ra.
Công thức: VA= GO-IC.

- Hiệu suất đồng vốn (HS): Do sản xuất nông nghiệp có chu kỳ ngắn
nên có thể gọi là "Hiệu quả sử dụng đồng vốn".
Công thức tính là: HS=VA/IC.


6
1.4. Thời gian và địa điểm thực tập
- Địa điểm: Được thực hiện tại Công ty Cổ phần Chế biến Nông sản
Thái Nguyên, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên.
- Thời gian thực hiện: Tháng 8/2018 đến tháng 12/2018.


7
PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Về cơ sở lý luận
2.1.1. Các khái niệm
2.1.1.1. Khái niệm về sản xuất
Sản xuất hay sản xuất của cải vật chất là hoạt động chủ yếu trong các
hoạt động kinh tế của con người. Sản xuất là quá trình làm ra sản phẩm để sử
dụng, hay để trao đổi trong thương mại. Ở đây, sản xuất được hiểu là hoạt
động của con người sử dụng trong công cụ lao động để tác động vào đối
tượng lao động nhằm ra sản phẩm vật chất đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của xã
hội. Hay nói cách khác, sản xuất là quá trình sử dụng kết hợp các tài nguyên
nhằm tạo ra các sản phẩm có giá trị đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của xã hội (3).
2.1.1.2. Khái niệm về phân phối
Phân phối sản phẩm là giai đoạn cuối cùng của quá trình sản xuất kinh
doanh, là yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Phân
phối sản phẩm là thực hiện mục đích của sản xuất hàng hoá, là đưa sản phẩm
từ nơi sản xuất tới nơi tiêu dùng. Nó là khâu lưu thông hàng hoá, là cầu nối

trung gian giữa một bên là sản xuất và phân phối và một bên là tiêu dùng (4).
2.1.1.3. Khái niệm rau sạch
Rau sạch được định nghĩa như sau: “Những sản phẩm rau tươi bao gồm
tất cả rau ăn củ, thân, lá, hoa, quả có chất lượng đúng với đặc tính giống của
chúng, hàm lượng các hóa chất độc và mức độ ô nhiễm các sinh vật gây hại ở
dưới mức tiêu chuẩn cho phép, an toàn cho người tiêu dùng và môi trường thì
được coi là rau đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm gọi tắt là rau sạch” (1).
Tiêu chuẩn rau sạch về hình thái theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn năm 1998, sản phẩm rau tươi phải được thu hoạch đúng lúc, đúng
độ già kỹ thuật hay thương phẩm của từng loại rau, không dập nát, hư thối,
không lẫn tạp chất, sâu bệnh và có bao gói thích hợp. Bên cạnh đó, rau sạch


8
cần phải đảm bảo các tiêu chuẩn về mức giới hạn tối đa cho phép của các nội
chất như:
- Hàm lượng nitrat (NO3) (mg/kg)
- Hàm lượng của một số kim loại nặng và độc tố
- Hàm lượng của một số vi sinh vật
- Hàm lượng của một số thuốc bảo vệ thực vật
2.1.1.4. Vai trò của việc sản xuất rau sạch
Sản xuất rau sạch có vai trò và ý nghĩa rất to lớn trong nhiều mặt của
đời sống, cụ thể là:
- Về sức khỏe con người, sản xuất và sử dụng rau sạch có tác dụng tốt
đến sức khỏe con người, giúp con người hấp thu đầy đủ các vitamin và dưỡng
chất trong rau mà không phải lo lắng về vấn đề ngộ độc thực phẩm hay những
ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe. Hơn nữa, sản xuất rau sạch còn góp phần bảo
vệ sức khỏe của người sản xuất do giảm thiểu việc tiếp xúc với hóa chất độc hại.
- Về môi trường, bằng việc áp dụng những biện pháp canh tác đảm bảo
cho cây rau hấp thu tốt nhất chất dinh dưỡng, nước mà không để lại tồn dư

trong sản phẩm, sản xuất rau sạch đã làm giảm nguy cơ ô nhiễm môi trường
và thực sự trở nên thân thiện với môi trường góp phần xây dựng một nền
nông nghiệp sinh thái bền vững.
- Về kinh tế, thực tế tại nhiều vùng trồng rau sạch đã khẳng định trồng
rau sach cho hiệu quả kinh tế cao gấp 3 lần trồng lúa và gấp 1,5 – 2 lần so với
trồng rau theo phương pháp cũ.
- Về hiệu quả xã hội, khác với trồng lúa hay một số cây trồng khác, mọi
thành viên trong gia đình đều có thể tham gia trồng rau nói chung hay rau sạch
nói riêng. Điều này rất có ý nghĩa trong việc giải quyết lao động ở nông thôn.
Mặt khác do có hiệu quả kinh tế cao, trồng rau sạch làm tăng thu nhập cho người
dân, cải thiện cuộc sống của họ qua đó góp phần ổn định trật tự xã hội.


9
2.1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến sản xuất rau sạch
2.1.2.1. Các nhân tố về điều kiện tự nhiên
a. Điều kiện địa lý
Điều kiện địa lý ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất nông nghiệp nói chung
cũng như sản xuất rau sạch nói riêng. Sản xuất nông nghiệp được tiến hành
trên không gian rộng lớn, phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên nên mang tính khu
vực rõ rệt. Ở mỗi vùng, mỗi quốc gia có điều kiện địa lý, khí hậu rất khác
nhau. Lịch sử hình thành các loại đất, quá trình khai phá và sử dụng các loại
đất ở các địa bàn có địa hình khác nhau, ở đó diễn ra các hoạt động nông nghiệp
cũng không giống nhau. Điều kiện địa lý có thuận lợi mới có cơ hội để phát triển
sản xuất.
b. Điều kiện đất đai
Đất đai là điều kiện không thể thiếu trong sản xuất nông nghiệp nói
chung cũng như sản xuất rau sạch nói riêng. Các tiêu thức của đất đai cần
được phân tích, đánh giá về mức độ thuận lợi hay khó khăn cho sản xuất rau
sạch là: Tổng diện tích đất tự nhiên, đất nông nghiệp; đặc điểm về đất (nguồn

nước đất, hàm lượng các chất dinh dưỡng trong đất, khả năng mà cây trồng
các loại có thể sử dụng các chất dinh dưỡng đó, độ PH của đất…); đặc điểm
về địa hình, độ cao của đất đai. Điểm cơ bản cần lưu ý khi đánh giá mức độ
thuận lợi hay khó khăn của đất đai là phải gắn với từng loại cây trồng cụ thể.
Rất có thể một đặc điểm nào đó của đất đai khó khăn cho phát triển trồng cây
này, nhưng lại thuận lợi cho phát triển cây khác. Đồng thời cũng cần xem xét
trong từng thời vụ cụ thể của năm về ảnh hưởng đất đai đối với sán xuất một
loại cây trồng nhất định.
c. Điều kiện khí hậu
Yếu tố khí hậu mang tính quyết định cho sản xuất nông nghiệp cũng
như sản xuất rau sạch nói riêng. Cần phải phân tích những thông số cơ bản
của khí hậu như: nhiệt độ, lượng mưa, ánh sáng, độ ẩm không khí..., đánh giá
về mức độ ảnh hưởng đến sự phát triển của từng loại cây cụ thể.


10
Nước ta có khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm, có pha trộn tính chất ôn đới
nhất là miền Bắc và được trải rộng trên 4 vùng rộng lớn đem lại cho sản xuất
nông nghiệp nói chung và sản xuất rau sạch nói riêng nhiều thuận lợi cơ bản,
đồng thời cũng có những khó khăn rất lớn trong quá trình phát triển sản xuất
nông nghiệp.
Thời tiết, khí hậu của nước ta có những thuận lợi rất cơ bản. Đó là hàng
năm có lượnsg mưa bình quân tương đối lớn, nguồn nước ngọt rất phong phú
cho sản xuất và đời sống, có nguồn năng lượng mặt trời dồi dào (cường độ,
ánh sáng, nhiệt độ trung bình hàng năm là 23°C...),tập đoàn trồng cây và vật
nuôi phong phú, đa dạng. Bên cạnh những thuận lợi nêu trên cũng có nhiều
khó khăn lớn như: mưa nhiều và lượng mưa thường tập trung vào tháng 3
trong năm gây lũ lụt, ngập úng. Nắng nhiều thường gây nên khô hạn, có nhiều
vùng thiếu cả nước cho người, vật nuôi sử dụng. Khí hậu ẩm ướt, sâu bệnh,
dịch bệnh dễ phát sinh và lây lan gây ra những tổn thất lớn đối với mùa màng.

Bên cạnh đó một mùa thường chỉ có một số loại rau nhất định và nhu cầu của
người dân vẫn rất nhiều, điều đó đặt ra nhiều vấn đề về sản xuất rau trái vụ...
2.1.2.2 Nhóm nhân tố về kinh tế - xã hội
a. Đất đai
Đất đai chỉ xem xét những đặc tính về cơ, lý, hóa, sinh ảnh hưởng như
thế nào đến sản xuất nông nghiệp, được coi là điều kiện tự nhiên. Song, nếu
xem xét nó về quy mô diện tích bình quân cho một nhân khẩu, một lao động,
cách thức phân phối quỹ đất nông nghiệp... thì lại là điều kiện kinh tế. Nói
chung, các điều kiện khác như nhau, nếu chỉ tiêu đất đai nông nghiệp, đất
canh tác trên một nhân khẩu, một lao động càng cao, càng tạo điều kiện cho
sản xuất nông nghiệp hình thành và phát triển. Chỉ tiêu này không hoàn toàn
cố định, không phải là bất biến như các điều kiện tự nhiên, mà chịu sự tác
động mạnh mẽ của các nhân tố kinh tế - kỹ thuật.


11
b. Lao động
Lao động là một nhân tố không thể thiếu trong phát triển nền kinh tế.
Nước ta là một nước đông dân số, với nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu
thụ rộng lớn, nhưng đồng thời vấn đề dân số cũng gây trở ngại cho phát triển
kinh tế cũng nhu ổn định đời sống dân cư. Hiện nay, nước ta vẫn còn 70% dân
số sống ở vùng nông thôn và 60% lao động làm trong lĩnh vực nông nghiệp.
Dân số nước ta trẻ nên lực lượng lao động của nước ta chiếm khoảng 50% tống
số dân, hàng năm có thêm khoảng 1,1 triệu lao động mới. Chính vì vậy, nguồn
lực lao động của nước ta rất dồi dào, có thể đáp ứng được nhu cầu cho phát
triển nông nghiệp nói chung cũng như sản xuất rau nói riêng. Là điều kiện hết
sức quan trong trong việc phát triển sản xuất rau ở Việt Nam hiện nay.
c. Vốn
Bên cạnh nguồn lực về lao động, vốn cũng là vấn đề không thể thiếu
trong sản xuất rau sạch. Nhà nước cũng đã có những chính sách để hỗ trợ

người dân vay vốn, phục vụ cho sản xuất rau sạch. Những năm gần đây, Nhà
nước đã có những đổi mới quan trọng trong chính sách tín dụng nông
nghiệpgồm cụ thể như: Huy động tối đa mọi nguồn vốn nhàn rỗi của các tổ
chức kinh tế và nhân dân bằng nhiều hình thức thích hợp; Mở rộng việc cho
vay của các tổ chức tín dụng đén hộ sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp và thủy
sản để phát triển sản xuất, không phân biệt thành phần kinh tế.
Vốn trong sản xuất rau sạch thường là vốn tự có của người dân, hay
vốn đi vay của các tổ chức tín dụng, ngân hàng có chính sách ưu đãi. Nhà
nước cũng có các chính sách đầu tư vốn ngân sách cho nông nghiệp qua các
tổ chức khuyến nông hoặc các hình thức cho vay vốn ưu đãi khác nhau.
d. Thị trường
Nhân tố thị trường có ảnh hưởng rất lớn chi phối quá trình sản xuất
kinh doanh rau sạch của các cơ sở sản xuất kinh doanh rau sạch.
Về nhu cầu thị trường đối với rau sạch: cầu thị trường phụ thuộc vào
thu nhập, cơ cấu dân cư ở các vùng, các khu vực. Thu nhập của dân cư tăng


12
lên thì nhu cầu về rau sạch càng tăng lên, do rau sạch là sản phẩm có nhu cầu
thiết yếu hàng ngày của dân cư, cũng như đối với các sản phẩm cao cấp đã
qua chế biến khác. Hiện nay, thu nhập của dân cư càng ngày càng gia tăng,
người dân ngày càng chăm lo đến sức khỏe, chính vì vậy nhu cầu về rau sạch
ngày càng tăng lên, thị trường rau sạch ngày càng được mở rộng.
Về cung cấp rau sạch, là một yếu tố quan trọng trong cơ chế thị trường.
Cung cấp rau sạch hiện nay còn ít, chưa đáp ứng đủ nhu cầu. Các hình thức sản
xuất chủ yếu là các hộ sản xuất, hợp tác xã, các mô hình, các quy mô nhỏ.
Giá cả cũng là một yếu tố quan trọng, giá rau sạch thường cao hơn rau
thường do chi phí sản xuất rau sạch thường cao hơn. Giá quá cao thì người
tiêu dùng sẽ dùng ít hơn, và nếu giá quá thấp thì không đảm bảo cho sản xuất.
e. Chính sách, cơ chế quản lý

Các chính sách, cơ chế quản lý hợp lý sẽ tạo nhiều thuận lợi trong sản
xuất rau sạch. Nhà nước có các chính sách hỗ trợ cho sản xuất nông nghiệp
nói chung và sản xuất rau sạch nói riêng như: Chính sách nhiều thành phần
kinh tế, khuyến khích nhiều thành phần kinh tế tham gia, tăng tính cạnh tranh
của thị trường; Chính sách tiêu dùng nhằm nâng cao đời sống nhân dân, tăng
thu nhập cho các tầng lớp dân cư trên cơ sở đó tăng sức mua của nhân dân;
Chính sách đầu tư và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào nông nghiệp; Chính sách
giá cả, bảo trợ sản xuất và tiêu thụ.
Bên cạnh đó, sản xuất rau sạch cần phải đảm bảo các quy định của Nhà
nước về điều kiện sản xuất rau sạch như:
- Về nhân lực: Phải có cán bộ kỹ thuật chuyên ngành hoặc hợp đồng
thuê cán bộ chuyên ngành về trồng trọt hoặc bảo vệ thực vật từ trung cấp trở
nên để hướng dẫn kỹ thuật rau sạch. Người sản xuất rau sạch phải qua lớp
huấn luyện kỹ thuật sản xuất rau sạch.
- Về đất trồng: Có đặc điểm lý, hóa, sinh học phù hợp với sự sinh
trưởng, phát triển của cây rau, không bị ảnh hưởng trực tiếp các chất thải công
nghiệp, chất thải từ sinh hoạt từ các khu dân cư, bệnh viện, lò giết mổ gia súc


13
tập trung và từ các nghĩa trang, đường giao thông lớn. Đất ở các vùng sản
xuất rau sạch phải được kiểm tra mức độ ô nhiễm định kỳ hoặc đột xuất.
- Về phân bón: Chỉ sử dụng các loại phân bón trong danh mục phân
bón được phép sản xuất kinh doanh ở Việt Nam, phân hữu cơ đã qua sử lý
đảm bảo không còn nguy cơ ô nhiễm hóa chất vi sinh vật có hại. Không sử
dụng các loại phân bón có nguy cơ ô nhiễm cao như: phân chuồng tươi, nước
giải, phân chế biến từ nước thải sinh hoạt, rác thải công nghiệp đẻ bón trực
tiếp cho rau.
- Về nước tưới: Nước tưới cho rau phải lấy từ nguồn không bị ô nhiễm
bởi các vi sinh vật và hóa chất độc hại, phải đảm bảo chất lượng nước tưới

theo tiêu chuẩn quy định, không sử dụng nước thải công nghiệp chưa qua xử
lý, nước thải từ bệnh viện, các khu dân cư tập chung, các trang trại chăn nuôi,
các lò giết mổ gia súc, nước phân tươi, nước giải, nước ao tù đọng để tưới
trực tiếp cho rau. Nguồn nước tưới cho các vùng rau sạch phải được kiểm tra
định kì hoặc đột xuất.
- Về kỹ thuật canh tác rau sạch: Sử dụng các phương pháp luân canh,
xen canh hợp lý, vệ sinh đồng ruộng thường xuyên. Không sử dụng các loại
rau biến đổi gen (GMO) khi chưa có giấy chứng nhận an toàn sinh học. Bón
phân đúng chủng loại, liệu lượng, thời gian và cách bón theo quy trình trồng
trọt rau sạch cho từng loại rau; riêng phân đạm phải đảm bảo thời gian cách ly
trước khi thu hoạch hoặc ít nhất 10 ngày và ít nhất 7 ngày đối với phân bón lá.
- Về phòng trừ sâu bệnh: Sử dụng các biện pháp phòng trừ thủ công
hay sử dụng thuốc trừ sâu bệnh có nguồn gốc sinh học. Phát hiện sớm đối
tượng sâu bệnh đề phòng trừ kịp thời. Hạn chế tốt đa việc sử dụng thuốc hóa
học để phòng trừ sâu bệnh cho rau. Trường hợp cần thiết phải sự dụng thuốc
hóa học phải tuân thủ nguyên tắc 4 đúng : Đúng chủng loại, đúng liều lượng,
đúng cách, đúng thời gian.
- Về thu hoạch và bảo quản rau sạch: Rau sạch phải thu hoạch đúng kỹ
thuật, đúng thời điểm đảm bảo năng suất chất lượng và vệ sinh an toàn thực


14
phẩm, và phải được bảo quản bằng phương pháp thích hợp để giữ được hình
thái và chất lượng của sản phẩm.
- Về công bố tiêu chuẩn rau sạch: Trước khi tiến hành sản xuất, tổ chức
sản xuất rau sạch phải công bố tiêu chuẩn chất lượng theo quy định về công
bố tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa ban hành kèm theo Quyết định số
03/2006/QD-BKH ngày 10/01/2006 của Bộ Khoa học và Công nghệ.
- Sản phẩm rau sạch trước khi lưu thông: phải đảm bảo các điều kiện:
Có giấy chứng nhận rau sạch do tổ chức chứng nhận rau sạch cấp, bao gói

thích hợp, nhãn hàng hóa gắn liền với bao gói, dây buộc hoặc gắn trực tiếp và
từng sản phẩm (củ,quả); việc ghi nhận hàng hóa rau sạch phải thực hiện theso
Nghị định 89/2006/ND-CP ngày 30/08/2006 của Thủ tướng Chính phủ về
việc ghi nhãn hàng hóa.
- Tổ chức sản xuất, kiểm tra và giám sát rau sạch: Khuyến khích tổ
chức sản xuất rau sạch theo các hình thức phù hợp với quy mô sản xuất như:
tổ hợp tác, hợp tác xã, doanh nghiệp. Tổ chức sản xuất rau sạch phải đăng kí
và chấp hành nghiêm túc các quy định về điều kiện sản xuất rau sạch, chịu sự
kiểm tra, giám sát của các cơ quan quản lý chuyên ngành.
Ngoài ra còn có các quy định của nhà nước về thủ tục chứng nhận điều
kiện sản xuất rau sạch, thủ tục chứng nhận rau sạch. Các cơ quan sản xuất rau
sạch phải đảm bảo đầy đủ các quy định của nhà nước về các vấn đề có liên
quan đến rau sạch này với có thể đi vào sản xuất kinh doanh rau sạch.
f. Cơ sở hạ tầng và khoa học công nghệ
- Các nhân tố về cơ sở vật chất - kỹ thuật bao gồm hệ thống cơ sở hạ
tầng như đường xá giao thông, phương tiện vận tải, hệ thống bến cảnh kho
bãi, hệ thống thông tin liên lạc... Hệ thống này đóng vai trò quan trọng trong
việc lưu thông nhanh chóng kịp thời, đảm bảo an toàn cho sản phẩm cũng như
tiêu thụ rau sạch.
- Các nhân tố về kỹ thuật và công nghệ: Sản xuất đặc biệt quan trọng
trong việc tăng khả năng tiếp cận và mở rộng thị trường tiêu thụ của cơ sở sản


15
xuất kinh doanh rau sạch. Đối với các nước tiên tiến, sản xuất nông nghiệp
nói chung và sản xuất rau sạch nói riêng là ngành có hiệu quả rất cao do được
ứng dụng tiến độ khoa học công nghệ, hầu như từ sản xuất đến thu hoạch, chế
biến và tiêu thụ sản phẩm. Năng xuất rau quả trong nhà kính, nhà che ni lông,
rau trồng trong dung dịch không đất rất cao (bình quân từ 25 - 30kg/m2 đối
với cà chua, dưa chuột là 250 - 300 tấn/ ha, gấp 20 lần so với trồng ngoài

đồng và phương thức canh tác truyền thống), do khống chế được các yếu tố
ngoại cảnh. Rau quả trồng trong nhà kính, nhà lưới không chưa độc tố, hợp vệ
sinh, mẫu mã đẹp, dễ xuất khẩu.
2.1.2.3. Các chỉ tiêu quản ánh kết quả và hiệu quả của sản xuất rau sạch
a. Chỉ tiêu kết quả
- Số lượng cơ sở đủ điều kiện sản xuất rau sạch
- Số lượng cơ sở kinh doanh rau sạch
- Số lượng cơ sở đủ điều kiện sơ chế rau sạch
- Số lượng tổ chức chứng nhận rau sạch
- Diện tích đất trồng rau sạch
- Sản lượng rau sạch đạt được hàng trăm, giá trị sản lượng sản xuất rau sạch
- Năng suất sản xuất rau sạch
- Tỷ lệ rau xuất khẩu...
b. Chỉ tiêu hiệu quả
- Giá trị tổng sản lượng: Giá trị tổng sản lượng = Tổng sản lượng x đơn
giá sản phẩm
- Tổng chi phí sản xuất: Tổng chi phí sản xuất = Tổng chi phí vật chất
+ Tổng chi phí lao động ( bao gồm lao động nhà và lao động thuê)
- Lợi nhuận: Lợi nhuận = Giá trị tổng sản lượng - Tổng chi phí sản xuất
- Thu nhập: Thu nhập = Lợi nhuận - tổng chi phí
- Tỉ xuất lợi nhuận/chi phí: Tỉ lệ xuất lợi nhuận/chi phí = Lợi
nhuận/Tổng chi phí sản xuất. Chỉ tiêu này có ý nghĩa là một đồng chi phí sản
xuất bỏ ra thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận tương ứng


16
- Tỉ xuất thu nhập/chi phí: Tỉ xuất thu nhập/chi phí = Thu nhập/tổng chi
phí sản xuất. Chỉ tiêu này có ý nghĩa là một đồng chi phí sản xuất thu được
bao nhiêu đông thu nhập tương ứng
- Giá trị sản xuất/đơn vị diện tích canh tác sản xuất rau sạch

- Thu nhập/đơn vị diện tích canh tác sản xuất rau sạch
- Lợi nhuân/đơn vị diện tích đất canh tác sản xuất rau sạch
2.1.3. Các văn bản pháp lý liên quan đến nội dung học tập
+ Thông tư số 27/2011/TT-BNNPTNT của Bộ NN&PTNT
+ Nghị định số 30/1998/NĐ-CP ngày 13tháng 5 năm 1998 của Chính phủ.
+ Nghị định số 51/1999/NĐ-CP, ngày 8 tháng 7 năm 1999 của Chính phủ.
+ Nghị định số 85/NĐ-CP ngày 28/08/1999 của Chính phủ.
+ Nghị định số 163/1999/NĐ-CP ngày 16/11/1999 của Chính phủ.
+ Luật Đất đai năm 2003
+ Quyết định số 04/2007/QĐ-BNN của Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn ngày 19/ 01/ 2007, Ban hành Quy định về quản lý sản xuất và
chứng nhận rau an toàn.(2)
+ Quyết định số: 107/2008/QĐ-TTg ngày 30/07/2008 Về một số chính
sách hỗ trợ phát triển sản xuất, chế biến, tiêu thụ rau, quả, chè an toàn đến
năm 2015.(7)
2.2. Cơ sở thực tiễn
2.2.1. Kinh nghiệm sản xuất và phân phối rau sạch ở một số các nước trên
thế giới
Thái Lan là một trong những nước xuất khẩu rau lớn trên thế giới.
Công nghệ sản xuất rau an toàn của Thái Lan cũng có nhiều tiến bộ so với
nước ta.
Năm 2011-2020, sản xuất rau của Thái Lan sẽ tập trung vào các loại rau
có chất lượng cao để phục vụ xuất khẩu và tiêu dùng nội địa; lượng rau tươi,
đông lạnh, chế biến và rau sẵn sang cho tiêu thụ trực tiếp sẽ gia tăng. Các loại
rau sạch tiềm năng của Thái Lan gồm có ngô bao tử, ngô non, ngô ngọt, tỏi,


17
cà chua, gừng, hành tăm, mướp tây, rau lá, quả cà…Các loại rau này sẽ được
giám sát và chứng nhận về thực trạng dùng thuốc trừ sâu và thuốc bảo vệ thực

vật; trong những trường hợp được qui định, việc cấp chứng nhận sẽ được
miễn phí để khuyến khích sản xuất rau an toàn trên diện rộng.
Bên cạnh các giống rau mới (có được nhờ các công nghệ lai giống cao
cấp), nhiều loại rau truyền thống của Thái Lan vẫn đang được sản xuất với tỷ
trọng khoảng 70%. Nông dân Thái Lan đã trồng rau từ qui mô vườn nhà từ
nhiều năm trước đến qui mô trang trại và trong những năm gần đây học đã lựa
chọn và tập hợp được những giống rau truyền thống tốt nhất. Nhiều giống rau
có giá trị được xử lí bằng công nghệ lai giống đã được triển khai ở các vùng
nông thôn, nhiều trong số đó được gieo bằng hạt. Những giống rau mới đã tạo
nên sự phong phú, đa dạng cho các sản phẩm rau hàng hóa của Thái Lan.
Danh sách các loại rau đang được sản xuất tại Thái Lan được phân loại
như sau:
+ Rau ăn lá: rau dền tía, rau cần tây, cần ta, bắp cải các loại, rau diếp,
cải cúc, rau bina, cây mù tạc...
+ Rau dạng cỏ: cải xoong, lá hẹ, thì là... (5)
2.2.2. Kinh nghiệm sản xuất và phân phối rau sạch ở một số địa phương
Việt Nam
Ðể cải thiện tình trạng này, mới đây, Trung tâm Xúc tiến đầu tư,
thương mại, du lịch Hà Nội (HPA) phối hợp tổ chức JICA - cơ quan đang
triển khai dự án Tăng cường độ tin cậy trong lĩnh vực rau sạch tại khu vực
miền bắc đã tổ chức Hội nghị "Kết nối cung cầu tiêu thụ rau sạch trên địa bàn
TP Hà Nội". Tại hội nghị, các nhà sản xuất rau sạch, các doanh nghiệp phân
phối tại Việt Nam đã được các chuyên gia chia sẻ những kinh nghiệm trong
triển khai thành công các chương trình sản xuất rau sạch tại Nhật Bản và một
số tỉnh trong nước.
Để người tiêu dùng có thể dễ dàng truy xuất nguồn gốc, tin tưởng vào
chất lượng sản phẩm rau an toàn ngoài các thông tin trên nhãn hiệu, bao bì,



×