Tải bản đầy đủ (.docx) (46 trang)

Thực trạng cho vay ngắn đối với hộ gia đình tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín chi nhánh vĩnh long

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (306.72 KB, 46 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CỬU LONG
KHOA KẾ TỐN - TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG



THỰC HÀNH NGHỀ NGHIỆP
THỰC TRẠNG CHO VAY NGẮN ĐỐI VỚI HỘ
GIA ĐÌNH TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
CỔ PHẦN SÀI GỊN THƯƠNG TÍN
CHI NHÁNH VĨNH LONG

GVHD: Th.S Đào Thị Xuyên
SVTH : Đào Văn Lơ
Lớp

: CĐ TCNH – K5

MSSV : 0421143076

Vĩnh Long, năm 2014


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CỬU LONG
KHOA KẾ TỐN - TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG



THỰC HÀNH NGHỀ NGHIỆP
THỰC TRẠNG CHO VAY NGẮN ĐỐI VỚI HỘ


GIA ĐÌNH TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
CỔ PHẦN SÀI GỊN THƯƠNG TÍN
CHI NHÁNH VĨNH LONG

GVHD: Th.S Đào Thị Xuyên
SVTH : Đào Văn Lơ
Lớp

: CĐ TCNH - K5

MSSV : 0421143076

Vĩnh Long, năm 2014


NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

..........................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................

..........................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................

Vĩnh Long, ngày…...tháng…..năm 2014
Giáo viên hướng dẫn

1


NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP

..........................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................

..........................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................

Vĩnh Long, ngày…...tháng…..năm 2014

2


LỜI CẢM ƠN

Được sự giới thiệu của nhà trường và sự đồng ý của Ban lãnh đạo Ngân hàng
Thương mại cổ phần Sài Gịn Thương Tín chi nhánh Vĩnh Long, em có cơ hội được
tiếp xúc với thực tế với 2 tháng thực tập tại Ngân hàng. Để hoàn thiện báo cáo thực
hành nghề nghiệp của mình, ngồi sự nỗ lực học hỏi của bản thân, em còn được sự
hướng dẫn tận tình của các thầy cơ và các anh chị trong ngân hàng.
Đạt được kết quả này em vô cùng biết ơn q Thầy Cơ của khoa Kế Tốn Tài
Chính Ngân Hàng trường Đại Học Cửu Long đã nhiệt tình dạy bảo em trong những
năm học vừa qua.
Em xin chân thành cảm ơn cô Đào Thị Xuyên là người đã trực tiếp hướng
dẫn, dìu dắt và tận tình giúp đỡ em hoàn thành báo cáo thực tập này.
Qua đây em cũng xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo cùng toàn thể các anh
chị trong Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gịn Thương Tín chi nhánh Vĩnh
Long đã rất tận tình giúp đỡ, hướng dẫn cho em chi tiết, giúp em hồn thiện đề tài.
Tuy nhiên, vì kiến thức chun mơn cịn hạn chế và bản thân cịn thiếu kinh
nghiệm thực tiễn nên nội dung đề tài không tránh khỏi những thiếu sót, em kính
mong nhận được sự góp ý, chỉ bảo thêm của q thầy cơ để đề tài này được hoàn
thiện hơn.
Một lần nữa, xin gửi đến quý thầy cô, các anh chị trong Ngân hàng Thương
mại cổ phần Sài Gịn Thương Tín chi nhánh Vĩnh Long những lời cảm ơn chân

thành và lời chúc tốt đẹp nhất.
Trân trọng cảm ơn!

Sinh viên thực hiện

Đào Văn Lơ

3


DANH MỤC VIẾT TẮT ĐƯỢC SỬ DỤNG

CMND

: Chứng minh nhân dân

CN

: Công nghiệp

ĐKKD

: Đăng ký kinh doanh

KCN

: Khu công nghiệp

KTXH


: Kinh tế xã hội

NHTM

: Ngân hàng thương mại

SCB – VL : Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín chi nhánh
Vĩnh Long
TMCP

: Thương mại cổ phần

4


DANH SÁCH CÁC BẢNG SỬ DỤNG
Bảng 1.1: Bảng xác định kết quả kinh doanh của Sacombank – Vĩnh Long qua
3 năm 2011 – 2013...............................................................................12
Bảng 2.1: Tình hình cho vay ngắn hạn đối với hộ gia đình tại Sacombank – Vĩnh
Long.....................................................................................................24

5


DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
Sơ đồ 1.1: Cơ cấu tổ chức hoạt động của Sacombank – Vĩnh Long............................
8
Sơ đồ 2.1: Quy trình cấp tín dụng................................................................................
20
...................................................................................................................

Biểu đồ 2.1: Doanh số cho vay ngắn hạn đối với hộ gia đình tại Sacombank – Chi
nhánh Vĩnh Long giai đoạn 2011 – 2013
...................................................................................................................
25
Biểu đồ 2.2: Doanh số thu nợ ngắn hạn đối với hộ gia đình tại Sacombank – Chi
nhánh Vĩnh Long giai đoạn 2011 – 2013
...................................................................................................................
26
Biểu đồ 2.3: Tình hình dư nợ ngắn hạn đối với hộ gia đình tại Sacombank – Chi
nhánh Vĩnh Long giai đoạn 2011 – 2013
...................................................................................................................
28
Biểu đồ 2.4: Tình hình nợ quá hạn đối với hộ gia đình tại Sacombank – chi nhánh
Vĩnh Long giai đoạn 2011 – 2013
...................................................................................................................
29

6


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
1.Sự cần thiết của đề tài.......................................................................................1
2.Mục tiêu ngiên cứu...........................................................................................1
3.Đối tượng nghiên cứu.......................................................................................1
4.Phương pháp nghiên cứu...................................................................................2
5.Bố cục của đề tài 2
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN
SÀI GỊN THƯƠNG TÍN CHI NHÁNH VĨNH LONG........................................3
1.1. Tổng quan về Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gịn Thương Tín chi

nhánh Vĩnh Long...........................................................................................3
1.1.1. Điều kiện tự nhiên – tình hình kinh tế xã hội tại Vĩnh Long................3
1.1.1.1. Vị trí địa lí...................................................................................3
1.1.1.2. Kinh tế.........................................................................................4
1.1.1.3. Nguồn nhân lực...........................................................................4
1.1.2. Sơ lược về lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng Thương
mại cổ phần Sài Gịn Thương Tín chi nhánh Vĩnh Long .......................5
1.1.3. Cơ cấu tổ chức và chức năng của từng bộ phận...................................8
1.1.3.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức....................................................................8
1.1.3.2. Chức năng nhiệm vụ....................................................................9
1.2. Đánh giá chung về tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Thương
mại cổ phần Sài Gịn Thương Tín chi nhánh Vĩnh Long (giai đoạn
2011– 2013) 11
1.3. Thuận lợi, khó khăn và phương hướng phát triển.........................................14
1.3.1. Thuận lợi............................................................................................14
1.3.2. Khó khăn............................................................................................16
1.3.3. Phương hướng phát triển....................................................................17

7


CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHO VAY NGẮN HẠN ĐỐI VỚI HỘ GIA
ĐÌNH TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GỊN THƯƠNG
TÍN CHI NHÁNH VĨNH LONG..........................................................................18
2.1. Một số quy định trong hoạt động cho vay ngắn hạn đối với hộ gia đình của
ngân hàng 18
2.2. Quy trình cho vay ngắn hạn đối với hộ gia đình..........................................20
2.2.1. Quy trình cho vay..................................................................................20
2.2.2. Minh họa một khách hàng là hộ gia đình vay vốn tại ngân hàng ..........21
2.3. Thực trạng cho vay ngắn hạn đối với hộ gia đình tại Ngân hàng Thương mại

cổ phần Sài Gịn Thương Tín chi nhánh Vĩnh Long...................................24
2.3.1. Doanh số cho vay ngắn hạn đối với hộ gia đình....................................24
2.3.2. Doanh số thu nợ ngắn hạn đối với hộ gia đình......................................25
2.3.3. Tình hình dư nợ ngắn hạn đối với hộ gia đình.......................................27
2.3.4. Tình hình nợ quá hạn đối với hộ gia đình..............................................28
2.4. Nhận xét29
2.4.1. Nhận xét về tình hình hoạt động của ngân hàng....................................29
2.4.2. Nhận xét về hoạt động cho vay ngắn hạn đối với hộ gia đình của ngân
hàng

............................................................................................30

2.4.3.Một số nhận xét khác.................................................................................
32
2.4.3.1. Cơ sở vật chất..........................................................................32
2.4.3.2. Quan hệ với khách hàng..........................................................32
2.4.3.3. Phong cách làm việc................................................................32
2.4.4. So sánh giữa thực tế và lý thuyết về hoạt động cho vay ngắn hạn đối với
hộ gia đình............................................................................................33
KẾT LUẬN

34

TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................36
PHỤ LỤC

8


Báo cáo thực hành nghề nghiệp


LỜI MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của đề tài
NHTM là doanh nghiệp đặc biệt, kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ, tín dụng.
NHTM là một tổ chức tín dụng chuyên đi vay vốn và cung ứng vốn hữu hiệu của
nền kinh tế. Việc tạo lập, tổ chức và quản lý vốn của NHTM là một trong những vấn
đề được quan tâm hàng đầu không chỉ vì lợi ích riêng của các NHTM mà cịn vì sự
phát triển chung của nền kinh tế. Thực tiển thị trường tài chính Việt Nam trong
những năm gần đây đang chứng kiến sự phát triển vượt bậc của các NHTM. Các
NHTM khơng ngừng tăng vốn, tăng dư nợ tín dụng, mở rộng mạng lưới chi nhánh
hoạt động nỗ lực cải thiện tình hình hoạt động của bản thân để có thể đứng vững
trước yêu cầu cấp bách của đời sống kinh tế xã hội của đất nước, trước sự cạnh
tranh gay gắt của thị trường trong nước và quốc tế. Xuất phát từ những nhu cầu cấp
thiết đó, đặt ra cho các NHTM là phải xây dựng các chiến lược tìm kiếm và cho vay
đồng thời phải quản lý chặt chẽ tình hình nguồn vốn nhằm duy trì củng cố và mở
rộng thị phần, năng cao năng lực cạnh tranh và tiềm năng của Ngân hàng.
Chính vì sự quan trọng trong việc cho vay của Ngân hàng, cũng là nguồn thu
chính của Ngân hàng, trong đó có cho vay đối với hộ gia đình vì thế em chọn đề tài
“Thực trạng cho vay ngắn đối với hộ gia đình tại Ngân hàng Thương mại cổ phần
Sài Gịn Thương Tín chi nhánh Vĩnh Long” để làm bài báo cáo.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Tìm hiểu thực trạng tình hình cho vay ngắn hạn đối với hộ gia đình tại Ngân
hàng Thương mại cổ phần Sài Gịn Thương Tín chi nhánh Vĩnh Long trong giai
đoạn 2011 – 2013. Từ đó, đưa ra những nhận xét về những thành tựu và tồn tại
trong hoạt động này của Ngân hàng.
3. Đối tượng nghiên cứu
Thực trạng cho vay ngắn hạn đối với hộ gia đình tại Ngân hàng Thương mại
cổ phần Sài Gịn Thương Tín- Chi nhánh Vĩnh Long, cụ thể là: tình hình doanh số
cho vay, doanh số thu nợ, tình hình dư nợ, nợ quá hạn ngắn hạn đối với hộ gia đình
giai đoạn 2011 – 2013.


SVTH: Đào Văn Lơ

Trang 1


Báo cáo thực hành nghề nghiệp

- Phạm vi không gian: Tại Ngân hàng TMCP Sài Gịn Thương Tín- Chi nhánh
Vĩnh Long
- Phạm vi thời gian:
+ Số liệu được thu thập từ năm 2011 -2013
+ Thời gian thực hiện đề tài tại Ngân hàng TMCP Sài Gịn Thương Tín- Chi
nhánh Vĩnh Long từ ngày 12/07/2014 đến ngày 23/08/2014
4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập số liệu: Sử dụng phương pháp thu thập số liệu từ Ngân
hàng như: Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và các số liệu khác liên
quan, phỏng vấn trực tiếp khách hàng.
- Phương pháp xử lý số liệu và so sánh.
5. Bố cục của đề tài
Ngoài lời mở đầu và kết luận, đề tài gồm có hai chương
+ Chương1: Tổng quan về Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gịn
Thương Tín- Chi nhánh Vĩnh Long.
+ Chương 2: Thực trạng cho vay ngắn hạn đối với hộ gia đình tại Ngân
hàng Thương mại cổ phần Sài Gịn Thương Tín- Chi nhánh Vĩnh Long.

SVTH: Đào Văn Lơ

Trang 2



Báo cáo thực hành nghề nghiệp

CHƯƠNG 1: TỔNG QUANG VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ
PHẦN SÀI GỊN THƯƠNG TÍN CHI NHÁNH VĨNH LONG
1.1.Tổng quan về Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gịn Thương Tín chi
nhánh Vĩnh Long
1.1.1. Điều kiện tự nhiên – tình hình kinh tế xã hội tại Vĩnh Long
1.1.1.1. Vị trí địa lí
Vĩnh Long là một tỉnh có nhiều thế mạnh tiềm năng về điều kiện tự nhiên
cũng như về kinh tế xã hội chẳng hạn như: có vị trí thuận lợi, khu vực trung tâm
Đồng bằng sông Cửu Long. Hệ thống giao thông đối ngoại khá thuận lợi, kể cả
đường bộ, đường thủy và đường hàng khơng (Quốc lộ, 2 sơng lớn, sơng Mang Thít,
cảng, sân bay Cần Thơ (30 km là khoảng cách thuận lợi).v.v..), gần thành phố Cần
Thơ – trung tâm phát triển Đồng bằng sơng Cửu Long.
Nguồn đất có chất lượng cao, độ phì nhiêu khá lớn, nguồn nước ngọt quanh
năm, hệ thống sông rạch dày, thuận tiện cho việc canh tác nông nghiệp, đặc biệt là
trồng trọt. Vĩnh Long hiện là vùng trọng điểm sản xuất lương thực thực phẩm lớn
nhất cả nước, đặc biệt nằm trong vùng tự giác phát triển cây ăn trái lớn nhất Đồng
bằng sơng Cửu Long có tiềm năng phát triển các loại cây trồng: cây lúa, cây hoa
màu, cây ăn quả lớn, phục vụ cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu.
Vĩnh Long có tiềm năng lớn về phát triển du lịch (du lịch sinh thái, du lịch
lịch sử văn hóa, hội nghị thương mại. v.v..
Nguồn lao động dồi dào và có trình độ, đăc biệt lao động nơng nghiệp có
nhiều kinh nghiệm, khả năng nâng cao tỷ lệ qua đào tạo lớn. Có truyền thống và
tiềm năng về đào tạo, với hệ thống các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên
nghiệp, dạy nghề lớn, cơ sở vật chất và kỹ thuật tốt, đảm bảo cho công tác đào tạo.
Trước những điều kiện trên Vĩnh Long có nhiều tiềm năng để phát triển và đầu
tư. Do đó, nhu cầu về vốn đáp ứng q trình sản xuất kinh doanh là rất lớn, chính
điều này tạo điều kiện cho Ngân hàng ngày càng phát triển cả về qui mô và thu hút

tối đa nguồn vốn để góp phần đem lại hiệu quả ngày càng cao cho Ngân hàng.

SVTH: Đào Văn Lơ

Trang 3


Báo cáo thực hành nghề nghiệp

Vĩnh Long là tỉnh nằm ở khu vực trung tâm Đồng bằng Sông Cửu Long cách
thành phố Hồ Chí Minh 136 km về phía Đơng Bắc và thành phố Cần Thơ 40 km về
phía Nam; phía Bắc và Đơng Bắc giáp tỉnh Tiền Giang và Bến Tre; phía Đơng Nam
giáp tỉnh Trà Vinh; phía Tây Nam giáp tỉnh Hậu Giang và thành phố Cần Thơ; phía
Tây Bắc giáp tỉnh Đồng Tháp.
Với vị trí địa lý thuận lợi Vĩnh Long là nơi hội tụ và giao lưu giữa giao thông
thủy bộ ( các quốc lộ 1A, 53, 54, 57, 80 được nâng cấp mở rộng, có trục đường thủy
nội địa sơng Mang Thít nối liền sơng Tiền và sông Hậu trong trục đường thủy quan
trọng từ thành phố Hồ Chí Minh xuống các vùng tây nam sông Hậu), cửa ngõ trong
việc tiếp nhận miền đông và là trung tâm trung chuyển hàng nông sản từ các tỉnh
phía nam sơng Tiền lên thành phố Hồ Chí Minh và hàng cơng nghiệp tiêu dùng từ
thành phố Hồ Chí Minh về các tỉnh miền tây. Mặt khác đây là vùng có tiềm năng về
phát triển du lịch xanh với sinh cảnh sông nước, nhà vườn. Đồng thời với hệ thống
giao thơng thủy bộ phát triển ngày càng hồn thiện,Vĩnh Long có vị trí địa lý có
nhiều mặt lợi thế như đã nêu trên sẽ tạo động lực cho sự phát triển KTXH theo các
hướng trục giao thông thủy bộ đã được quy hoạch của tỉnh.
1.1.1.2. Kinh tế
Tỉnh có 119.000 ha đất nông nghiệp, sản lượng lương thực 950.000 tấn/năm,
90% hộ gia đình làm nghề nơng. Trong bảng xếp hạng về chỉ số năng lực cạnh tranh
cấp tỉnh của Việt Nam năm 2011, tỉnh Vĩnh Long xếp ở vị trí thứ 54/63 tỉnh thành.
Vĩnh Long nổi tiếng khắp Việt Nam với đặc sản bưởi Năm Roi. Vĩnh Long là

một trong những tỉnh liên tục đứng ở vị trí top đầu về chỉ số năng lực cạnh tranh cấp
tỉnh trong bảng xếp hạng những năm gần đây. Năm 2010, Vĩnh Long là tỉnh có chỉ
số có năng lực cạnh tranh cấp tỉnh đứng thứ 9 ở Việt Nam. Về công nghiệp tỉnh
Vĩnh Long hiện nay có 3 khu, tuyến cơng nghiệp là: KCN Hịa Phú (huyện Long
Hồ), KCN Bình Minh (huyện Bình Minh) và tuyến CN Cổ Chiên.
1.1.1.3. Nguồn nhân lực
Tỉnh Vĩnh Long có nguồn năng lực lao động rất dồi dào.Tổng số lao động trên
địa bàn tỉnh khoảng 744.237 người.Trong đó: lao động đang làm việc trong nền

SVTH: Đào Văn Lơ

Trang 4


Báo cáo thực hành nghề nghiệp

kinh tế: 610.362 người; lao động có khả năng đang học phổ thơng: 46.507 người;
lao động có khả năng lao động đang học chun mơn nghiệp vụ nghề: 23.407
người; lao động có khả năng lao động nhưng chưa có việc làm: 10.872 người.
Hiện tại trên địa bàn tỉnh có 02 trường đại học, 04 Trường cao đẳng, 04
trường trung cấp và có khoảng 17 trung tâm dạy nghề được phân bổ ở các huyện,
thành phố. Với số lượng trường như thế, hàng năm đào tạo hàng ngàn kỹ sư, công
nhân... Đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực cho tỉnh và các tỉnh lân cận trong khu vực.
Vĩnh Long là thành phố loại 03 trực thuộc tỉnh nên mức lương trả cho đội ngũ
nhân viên, công nhân lao động cũng tương đối ổn định.
1.1.2. Sơ lược về lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng Thương
mại cổ phần Sài Gịn Thương Tín chi nhánh Vĩnh Long
* Hội sở:
 Tên: Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gịn Thương Tín
 Tên viết tắt: Sacombank

 Website: www.sacombank.com.vn
Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gịn Thương Tín được thành lập ngày
21/12/1991 trên cở sở hợp nhất 4 tổ chức tín dụng: là Ngân hàng Phát triển Kinh tế
Gị Vấp, Hợp tác xã Tín dụng Lữ Gia, Tân Bình và Thành Cơng với các nhiệm vụ
chính là huy động vốn, cấp tín dụng và thực hiện các dịch vụ Ngân hàng. Trụ sở
chính của Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gịn Thương Tín trong những ngày
đầu mới thành lập tọa lạc tại số 94-96-98 Nguyễn Oanh, Quận Gị Vấp. Đến ngày
19/06/1992 dời về 920 Nguyễn Chí Thanh, Quận 5. ngày 3/5/2000 Sacombank khai
trương Hội sở bề thế tại 278 Nam Kỳ Khởi Nghĩa vừa mới xây xong được vào sử
dụng làm Hội sở chính của Ngân hàng.
Kể từ ngày thành lập cho tới nay, Sacombank đã đạt được những bước tiến
thật rõ rệt khi trở thành Ngân hàng hàng đầu Việt Nam. Là một Ngân hàng tiên
phong, Sacombank đã tận dụng công nghệ và các kênh phân phối dịch vụ hiện đại
làm lợi thế cạch tranh để thỏa mãn nhu cầu khách hàng. Sự kiện sacombank chính
thức niêm yết cổ phiếu trên Sở giao dịch chứng khoán Tp.HCM ngày 12/7/2006

SVTH: Đào Văn Lơ

Trang 5


Báo cáo thực hành nghề nghiệp

đánh dấu một bước ngoặc mới quan trọng về sự phát triển của thị trường tài chính
Việt Nam. Nhìn lại chặng đường 20 năm đã đi qua, bên cạnh những thành công trên
đôi lúc Sacombank cịn gặp phải những khó khăn thử thách dường như khơng thể
đứng vững nhưng với quyết tâm, tinh thần đồn kết của toàn thể cán bộ nhân viên
và sự chỉ đạo kịp thời cùng với những chủ trương chính sách sáng suốt của Ban lãnh
đạo Sacombank đã lần lượt thành lập các công ty trực thuộc và công ty liên doanh
hoạt động trong các lĩnh vực quản lý tài sản, chuyển tiền kiều hối, cho th tài

chính,chứng khốn, đầu tư và quản lý quỹ.
Ngân hàng cũng đã khai trương chiến lược phát triển các dịch vụ Ngân hàng
phục vụ hoạt động giao dịch biên mậu. Sacombank đã thành lập văn phòng đại diện
tại Trung Quốc, một chi nhánh tại Lào (12/2008), một chi nhánh tại Campuchia
(06/2009).
Những năm đầu mới thành lập Sacombank chỉ có 1 Hội sở và 3 chi nhánh
nhưng với tốc độ tăng trưởng hiện nay của mình thì mạng lưới hoạt động của Ngân
hàng đã tăng đến hơn 370 chi nhánh và phịng giao dịch, phủ kính 47 tỉnh và thành
phố trong cả nước. Bên cạnh đó với đội ngũ cán bộ nhân viên hơn 7000 người trẻ
trung năng động nhiệt tình (tính tới 07/2010), mang tính chuyên nghiệp cao và luôn
được bồi dưỡng nâng cao bản lĩnh nghề nghiệp cũng như kỹ năng phục vụ khách
hàng. Và đội ngũ cán bộ lãnh đạo nhiều kinh nghiệm trong điều hành và quản trị đã
đưa ra đường lối, chủ trương, chính sách linh hoạt và đúng đắn đã giúp Sacombank
từ một Ngân hàng có xuất phát điểm là một Ngân hàng nhỏ, ra đời trong giai đoạn
khó khăn của đất nước với số vốn điều lệ 03 tỷ đồng và hoạt động chủ yếu tại vùng
ven thành phố Hồ Chí Minh với vốn điều lệ là (10.047 tỷ đồng), tăng lên 11.700 tỷ
đồng trong năm 2012.
Trong xu thế hội nhập của nền kinh tế Việt Nam với Thế giới cũng như hội
nhập trong hệ thống Ngân hàng, Sacombank là Ngân hàng thương mại cổ phần đầu
tiên được phép thành lập công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán Việt Nam
(Vietfun Management – VFM) là liên doanh giữa Sacombank (nắm giữ 51% vốn
điều lệ) và Dragon Capital (nắm 41% vốn điều lệ).

SVTH: Đào Văn Lơ

Trang 6


Báo cáo thực hành nghề nghiệp


Ngồi ra Sacombank cịn được sự tham gia góp vốn cổ phần của cơng ty tài
chính quốc tế (IFC) trực thuộc Ngân hàng ANZ, REE, Saigon – Phnom penh Land
hoding Company Ltd và Quỹ đầu tư Dragon Finanicial Holding.
Trãi qua hơn 20 năm phấn đấu phát triển, Sacombank đã đạt được khơng ít
thành tựu, điều đó được chứng minh thơng qua rất nhiều những giải thưởng mà
Sacombank đã đạt được. Nhưng có lẽ, đối với một doanh nghiệp, phần thưởng xứng
đáng nhất cho những nỗ lực là sự tin tưởng, tín nhiệm của khách hàng dành cho và
Sacombank đã làm được điều đó với:
 Vốn điều lệ là 9.179 tỷ đồng
 Vốn chủ sở hữu 13.377 tỷ đồng
 Khoảng 70.000 cổ đông đại chúng
 Đội ngũ cán bộ công nhân viên gồm 7.000 người và 10.978 đại lý thuộc
306 Ngân hàng tại 81 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.
* Chi nhánh Vĩnh Long
Sacombank - Vĩnh Long được hình thành và đi vào hoạt động năm 2002 dưới
sự quản lý của Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gịn Thương Tín chi nhánh Cần
Thơ, với chức năng chính là cung cấp vốn cho các tổ chức cá nhân có nhu cầu. Tuy
nhiên do sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế Vĩnh Long vào ngày 14/06/2006
Sacombank chi nhánh Vĩnh Long chính thức đi vào hoạt động trên cơ sở nâng cấp
từ tổ chức tín dụng Vĩnh Long.
Trụ sở Sacombank - Vĩnh Long được đầu tư xây dựng khang trang với tổng diện
tích sử dụng gần 4.600 m2 gồm 1 hầm, 1 trệt và 7 lầu, tổng kinh phí đầu tư gần 100
tỷ đồng, tọa lạc tại trung tâm thương mại và khu tài chính Ngân hàng Tp.Vĩnh
Long. Với hệ thống sản phẩm – dịch vụ phong phú và đội ngũ cán bộ nhân viên trẻ
năng động, chuyên nghiệp, chi nhánh Vĩnh Long đáp ứng tối đa nhu cầu giao dịch
tài chính đa dạng của các khách hàng cá nhân và doanh nghiệp trên địa bàn.
Sau một thời gian ngắn kể từ lúc thành lập đến nay Sacombank – chi nhánh
Vĩnh Long ngày càng khẳng định được tên tuổi của mình, lần lượt 4 phòng giao
dịch được thành lập với sự quản lý của Sacombank – Vĩnh Long:


SVTH: Đào Văn Lơ

Trang 7


Báo cáo thực hành nghề nghiệp

 Phòng giao dịch Nguyễn Huệ;
 Phịng giao dịch Vũng liêm;
 Phịng giao dịch Bình Minh;
 Phịng giao dịch Trà Ơn.
Ngân hàng đang chuẩn bị mở thêm phịng giao dịch tại huyện Tam Bình vào
thời gian sắp tới.
1.1.3. Cơ cấu tổ chức và chức năng từng bộ phận
1.1.3.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức
P. Doanh
nghiệp

Bộ phận
Bán hàng

Sơ đồ 1.1: Cơ cấu tổ chức hoạt động của Sacombank – Vĩnh Long

P. Cá
nhân

Bộ phận
Bán hàng

GIÁM ĐỐC


Bộ phận
Xử lý
giao dịch

P. Hỗ trợ

Bộ phận
Quản lý
tín dụng

PHĨ GIÁM ĐỐC

Bộ phận
Tư vấn

PHỊNG GIAO DỊCH

Bộ phận
Hành
chính

P. Hành chính Kế Tốn

Bộ phận
Kế tốn

(Nguồn: phịng hành chính – kế tốn Sacombank – Vĩnh Long)

SVTH: Đào Văn Lơ


Trang 8


Báo cáo thực hành nghề nghiệp

1.1.3.2. Chưc năng nhiệm vụ


Giám đốc chi nhánh:
Là người đứng đầu chi nhánh, chịu trách nhiệm điều hành mọi hoạt động của

đơn vị như tổ chức lao động tiền lương, định hướng kinh doanh, triển khai thực hiện
các hoạt động mà cấp trên giao theo đúng qui chế của ngành và pháp luật nhà nước
hiện hành. Có quyền quyết định các vấn đề liên quan đến bổ nhiệm và bãi nhiệm,
khen thưởng hoặc kỷ luật cán bộ nhân viên trong đơn vị.


Phó giám đốc chi nhánh:

Phó giám đốc là người giúp cho giám đốc quản lý một số mặt hoạt động của
chi nhánh do giám đốc phân công, chịu trách nhiệm trước giám đốc về những cơng
việc mà mình được giao và chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của
mình. Phó giám đốc được ủy quyền thay mặt giám đốc giải quyết các công việc
chung khi giám đốc đi vắng và báo cáo lại khi giám đốc có mặt.


Phịng doanh nghiệp: thực hiện các chức năng sau:

Quản lý thực hiện chỉ tiêu bán hàng theo các sản phẩm cụ thể, đánh giá tình

hình thị trường và địa bàn định kỳ để phản hồi về cho phòng tiếp thị, phát triển sản
phẩm doanh nghiệp, tham mưu cho ban lãnh đạo chi nhánh.
Thực hiện thủ tục khi khách hàng sử dụng sản phẩm dịch vụ và hướng dẫn đến
quầy giao dịch có liên quan.
Phối hợp với bộ phận tiếp thị trong quá trình tiếp xúc khách hàng để xác minh
tình hình sản xuất kinh doanh và khả năng quản lý khách hàng.
Nghiên cứu hồ sơ, phương án vay vốn và tài sản đảm bảo của khách hàng.
Phân tích, thẩm định đề xuất cấp tín dụng và cơ cấu lại hồ sơ cấp tín dụng.
Chịu trách nhiệm chính trong việc kiểm tra sử dụng vốn định kỳ và kiểm tra
đột xuất sau khi cho vay.


Phòng cá nhân: thực hiện các chức năng sau:

Quản lý, thực hiện chỉ tiêu bán hàng theo các sản phẩm cụ thể.
Tư vấn, tiếp nhận, quản lý và chăm sóc khách hàng cá nhân.

SVTH: Đào Văn Lơ

Trang 9


Báo cáo thực hành nghề nghiệp

Thực hiện thủ tục khi khách hàng sử dụng sản phẩm dịch vụ và hướng dẫn
khách hàng đến quầy giao dịch có liên quan.
Nghiên cứu hồ sơ vay vốn và tài sản đảm bảo của cá nhân. Phân tích thẩm
định đề xuất cấp tín dụng.
Thơng báo quyết định cấp tín dụng, chịu trách nhiệm trong việc kiểm tra sử
dụng vốn định kỳ và đột xuất sau khi chi vay.

Phòng hỗ trợ: gồm 2 bộ phận



Bộ phận quản lý tín dụng
Thực hiện thủ tục bảo đảm tiền vay, tiếp nhận tài sản đảm bảo. Kiểm soát lại
hồ sơ cấp tín dụng và phản hồi lại ban lãnh đạo chi nhánh những vấn đề chưa đúng
qui định.
Hoàn chỉnh hồ sơ và lập thủ tục giải ngân, thu phí: Hợp đồng tín dụng, hợp
đồng bảo đảm, giấy nhận nợ, tiếp nhận bản chính giấy tờ sở hữu tài sản đảm bảo và
các giấy tờ liên quan.
Lập kế hoạch nợ quá hạn, kế hoạch dự phòng rủi ro và theo dõi thực hiện. Tổ
chức lưu trữ toàn bộ các bản sao hồ sơ cấp tín dụng đang lưu hành, đã tất toán và
các hồ sơ đã từ chối cho vay để tham khảo, cung cấp khi có yêu cầu.
Bộ phận xử lý giao dịch
Thực hiện các nghiệp vụ tiền gửi, thanh tốn và các dịch vụ khác có liên quan
đến tiền gửi, thanh toán theo yêu cầu của khách hàng.
Thực hiện các nghiệp vụ kế toán vay liên quan đến việc thu nợ, thực hiện các
nghiệp vụ chuyển tiền nhanh nội địa, chi trả kiều hối.
Quản lý các tài khoản tiền gửi khách hàng, lập chứng từ kế toán có liên quan
đến các tác nghiệp do phịng đảm trách.


Phịng hành chính – kế tốn: gồm 2 bộ phận
Bộ phận hành chính

Tổ chức thực hiện việc qui hoạch cán bộ, quản lý nhân sự, chi trả lương cho
người lao động, đào tạo nhân viên, thực hiện chính sách cán bộ và công tác thi đua
khen thưởng.


SVTH: Đào Văn Lơ

Trang 10


Báo cáo thực hành nghề nghiệp

Lập kế hoạch xây dựng cơ bản, mua sắm trang thiết bị, công cụ lao động và tổ
chức thực hiện theo kế hoạch được duyệt. Thực hiện công tác văn thư hành chánh
quản trị. Lập báo cáo về công tác cán bộ, lao động, tiền lương và công tác hành
chánh quản trị theo qui định.
Bộ phận kế tốn
Thực hiện cơng tác hạch tốn kế tốn tại chi nhánh. Tiếp nhận, kiểm tra và
tổng hợp số liệu kế toán phát sinh hàng tháng, quý, năm của đơn vị trực thuộc.
Lưu trữ và bảo quản kho chứng từ kế toán theo qui định, là đầu mối tiếp nhận
các yêu cầu thanh tra, kiểm tra, xây dựng kế hoạch chi phí điều hành và quản lý chi
phí điều hành tồn chi nhánh. Lập chứng từ kế tốn có liên quan đến các cơng tác
nghiệp vụ do phịng đảm trách.


Phòng giao dịch (PGD)

Là đơn vị trực thuộc chi nhánh, có con dấu hạch tốn báo sổ, được phép thực
hiện một phần các nội dung hoạt động của chi nhánh theo ủy quyền của Giám đốc
chi nhánh theo khuôn khổ quy định của NHNN.
 Nhận xét
Nhìn chung, cơ cấu tổ chức của Sacombank – Vĩnh Long khá chặt chẽ. Nhiệm
vụ và và chức năng của các phòng ban được phân công rõ ràng đúng người đúng
việc giúp ban Giám đốc chi nhánh có thể dễ dàng kiểm tra giám sát hoạt động của
ngân hàng. Bên cạnh đó Giám đốc ln quan tâm đến nhân viên, và đơn đốc nhân

viên hồn thành nhiệm vụ được giao nhằm đạt chỉ tiêu mà Chi nhánh đề ra.
1.2. Đánh giá chung về tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Thương
mại cổ phần Sài Gịn Thương Tín chi nhánh Vĩnh Long (giai đoạn 2011 – 2013)
Trong những năm gần đây, nền kinh tế phát triển không ngừng đã đạt được
những thành tựu đáng kể và từng bước đưa Việt Nam hòa nhập vào mơi trường kinh
doanh mang tính tồn cầu. Để đạt được kết quả trên, không chỉ là sự nỗ lực của các
thành phần kinh tế, sự quan tâm từ phía Nhà Nước mà cịn là sự đóng góp khơng
nhỏ của hệ thống Ngân hàng.

SVTH: Đào Văn Lơ

Trang 11


Báo cáo thực hành nghề nghiệp

Từ khi đi vào hoạt động cho đến nay, Sacombank – Vĩnh Long đã không
ngừng mở rộng hoạt động tín dụng và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, đầu tư vốn
phục vụ cho sự phát triển kinh tế ở địa phương. Qua bảng báo cáo kết quả hoạt động
kinh doanh cho thấy kết quả hoạt động kinh doanh của tổ chức kinh tế đó có đạt
được mục tiêu đề ra hay khơng lãi, lỗ như thế nào để từ đó tìm ra những biện pháp
phát huy những điểm mạnh, khắc phục những điểm yếu góp phần làm cho doanh
nghiệp ngày càng phát triển. Làm thế nào để kinh doanh mang lại lợi nhuận cao
nhất với chi phí thấp nhất là vấn đề mà tồn thể cán bộ, nhân viên của Ngân hàng đã
và đang rất quan tâm. Và đây cũng là mục tiêu hàng đầu của Sacombank – Vĩnh
Long trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh của mình.
Kết quả kinh doanh của Ngân hàng qua 3 năm (2011 – 2013) được thể hiện
qua 3 chỉ tiêu: Tổng thu nhập, tổng chi phí và lợi nhuận, cụ thể được thể hiên qua
bảng 1.1
Bảng 1.1: Bảng xác định kết quả kinh doanh của Sacombank – Vĩnh Long qua

3 năm 2011 – 2013

Chỉ tiêu

ĐVT: triệu đồng
Chênh lệch
2012/2011
Tỷ
trọng
Số tiền
%

Chênh lệch
2013/2012
Tỷ
trọng
Số tiền
%

2011

2012

2013

Doanh thu

74,266

77,634


77,607

3,368

4.54

-27

-0.035

Chi phí

31,787

35,885

33,771

4,098

12.89

-2,114

5.89

Lợi nhuận

42,479


41,749

43,836

-730

-1.72

2,087

5

(Nguồn: Phịng kế tốn và Qũy Sacombank – Vĩnh Long)
Qua bảng số liệu và đồ thị trên cho thấy trong 3 năm 2011 – 2013 ngân hàng đã
đạt được thành quả to lớn, tốc độ tăng trưởng ổn định và tăng đều trong 3 năm, với
những kết quả sau:

SVTH: Đào Văn Lơ

Trang 12


Báo cáo thực hành nghề nghiệp

Thu nhập của chi nhánh tăng không liên tục trong 3 năm. Cụ thể năm 2011 là
74,266 triệu đồng, năm 2012 là 77,634 triệu đồng, tăng 3,368 triệu đồng, tương
đương tăng 4.54%. Đến năm 2013 là 77,607 triệu đồng, giảm 27 triệu đồng, tương
đương giảm 0.035% so với năm 2012.
Từ những số liệu thực tế qua các năm cho thấy, trong năm 2012 thu nhập của

Ngân hàng tăng mạnh so với năm trước nguyên nhân chủ yếu là do Ngân hàng có
chính sách cho vay với lãi suất cho vay linh hoạt phù hợp với cơ chế thị trường, mở
rộng hoạt động cho vay để đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh của dân cư theo
chủ trương của Đảng và Nhà nước, trong năm 2012 nền kinh tế bất ổn đồng thời
lạm phát cũng kéo theo do đó một số doanh nghiệp phải ngừng hoạt động hoặc hoạt
động trong tình trạng duy trì, thiếu vốn trầm trọng. Để giải quyết vấn đề nan giải
này các doanh nghiệp đă tìm đến Ngân hàng xin vay vốn với lãi suất cho vay của
Ngân hàng cùng thời điểm tăng cao chính điều này đã góp phần làm cho thu nhập
của ngân hàng tăng cao. Đối tượng của Ngân hành Thương mại cổ phần Sài Gịn
Thương Tín chi nhánh Vĩnh Long khơng chỉ có các doanh nghiệp mà cả người dân,
hộ kinh doanh nhỏ lẻ cũng chiếm thị phần không nhỏ và khi thu hút được sự chú ý
của các thành phần kinh tế này nên lượng giao dịch tại Ngân hàng tăng lên đồng
thời doanh thu cũng tăng theo. Ngoài ra, trong thời gian này được sự quan tâm của
Chính phủ đã ban hành chỉ thị hỗ trợ lãi suất cho người dân nên thu hút được nhiều
khách hàng đến vay vốn hơn làm cho nguồn thu của ngân hàng trở nên tăng một
cách đột biến. Đến năm 2013 tổng thu nhập lại có xu hướng giảm so với năm trước
nhưng không đáng kể. Ngân hàng cũng có những chính sách thích hợp và kịp thời
chủ động thay đổi, cải tiến phương thức cho vay, mở rộng thêm thị trương với nhiều
chi nhánh ở các tỉnh vùng đồng bằng sơng Cửu Long, giúp khách hàng có thể dễ
dàng tham gia giao dịch, tiết kiệm được thời gian. Ngồi ra Ngân hàng cịn thực
hiện các chính sách ưu đãi, tạo niềm tin vững chắc về Ngân hàng cho khách hàng.
Có thể nói thu nhập của Ngân hàng trong ba năm qua đang phát triển theo
chiều hướng tăng lên đánh dấu cho sự phát triển và thành công của ngân hàng về
mọi mặt

SVTH: Đào Văn Lơ

Trang 13



Báo cáo thực hành nghề nghiệp

Chi phí từ năm 2011 – 2013 cũng có xu hướng tăng theo chiều hướng tăng của
thu nhập. Năm 2011 là 31,787 triệu đồng. Năm 2012 là 35,885 triệu đồng, tăng
4,098 triệu đồng, tương đương tăng 12.89%. Trong năm 2012 chi phí tăng cao so
với năm 2011 là do Ngân hàng có nhiều chương trình khuyến mãi dành cho khách
hàng, nhằm thu hút khách hàng đến chi nhánh giao dịch ngày càng nhiều hơn.
Ngoài ra cịn có cơng tác phí cho cán bộ nhân viên của Ngân hàng đi học bồi dưỡng
thêm về nghiệp vụ để Ngân hàng hoạt động ngày thêm hiệu quả. Năm 2013 do áp
dụng nhiều biện pháp tiết tiệm đã làm cho chi phí giảm để làm tối đa hóa lợi nhuận,
cụ thể chi phí năm 2013 đạt 33,771 triệu đồng, tức giảm 2,114 triệu đồng, tương
đương giảm 5.89% so với năm 2012, cho thấy được sự thành công trong công tác
quản lý chi phí của Ngân hàng.
Lợi nhuận là cột mốc đánh giá của chi nhánh, thực tế cho thấy lợi nhuận của chi
nhánh tăng không liên tục. Theo bảng 1.1 ta thấy năm 2011 lợi nhuận là 42,479
triệu đồng. Năm 2012 là 41,749 triệu đồng, giảm 730 triệu đồng, tương đương giảm
1.72%. Trong năm 2012 do áp dụng nhiều chính sách hỗ trợ khách hàng, chuyển
khai nhiều chương trình khuyến mãi nhằm thu hút khách hàng nên đã đẩy chi phí
tăng cao đồng thời làm giảm một phần lợi nhuận của Ngân hàng. Năm 2013 lợi
nhuận đạt 43,836 triệu đồng, tăng 2,087 triệu đồng, tương đương tăng 5% so với
năm 2012. Đạt được hiệu quả như vậy chính là nhờ sự chỉ đạo của Ban lãnh đạo và
sự cố gắng, phấn đấu của toàn thể nhân viên chi nhánh đồng thời trong cơng tác
quản lý chi phí của chi nhánh được nâng cao lên và chánh được sự lãng phí.
1.3. Thuận lợi, khó khăn và phương hướng phát triển
1.3.1 Thuận lợi
Với vị thế nằm tại khu trung tâm thương mại và khu tài chính – ngân hàng
của Tp. Vĩnh Long – Sacombank chi nhánh Vĩnh Long ngày càng phát triển và ngày
càng gặt hái nhiều thành công với các sản phẩm – dịch vụ Ngân hàng được cung
ứng với chất lượng cao, đời sống của các cán bộ nhân viên được cải thiện đáng kể.
Nhận xét trên hoàn toàn không chủ quan nếu chúng ta xét trong điều kiện hiện nay

với xu thế hội nhập kinh tế thế giới ngày càng tăng và chủ trương phát triển kinh tế

SVTH: Đào Văn Lơ

Trang 14


Báo cáo thực hành nghề nghiệp

của Nhà nước đã khuyến khích các Ngân hàng ngày càng phát triển về cả hai mặt
chất và lượng. Chính điều kiện đó tạo điều kiện cho Ngân hàng nâng cao và phát
triển các sản phẩm ngày càng đa dạng và phong phú hơn để phục vụ nhu cầu ngày
càng cao của khách hàng trước sự cạnh tranh của nhiều Ngân hàng không chỉ trong
nước mà cịn ngồi nước.
Cùng với sự lớn mạnh về uy tín, chất lượng dịch vụ, cơ sở vật chất... Chi
nhánh ngày càng khang trang bề thế, cách sắp xếp phòng ốc chuyên nghiệp đã tạo
nhiều thuận lợi cho khách hàng chưa đến giao dịch với Chi nhánh và cảm thấy thỏa
mãn nhu cầu của mình.
Về nguồn nhân lực thì đây là yếu tố quan trọng nhất đưa Chi nhánh đến thành
công. Qua những năm đầu mới thành lập, ngày nay Sacombank – Vĩnh Long đã có
được những lãnh đạo giỏi và lực lượng nhân viên trẻ, nhiệt tình, năng động, có trình
độ học vấn cũng như nghiệp vụ cao và có lịng u nghề. Chính sự đồn kết thống
nhất của toàn Chi nhánh đã tạo nên sức mạnh giúp Ngân hàng vượt qua những khó
khăn của giai đoạn đầu mới thành lập ở một địa bàn huyện để đạt được những thành
công như hiện nay.
Với hơn 20 năm xây dựng và phát triển Ngân hàng đã và đang xây dựng được
một thương hiệu mạnh được đông đảo khách hàng biết đến. Hệ thống mạng lưới các
phòng giao dịch, điểm giao dịch ngày càng được mở rộng thuận tiện cho hoạt động
giao dịch của khách hàng.
Được nhiều sự quan tâm của Ngân hàng cấp trên, đặc biệt là vốn giúp chi

nhánh đáp ứng tốt nhu cầu vay vốn của khách hàng kịp thời; sự quan tâm của các
cấp chính quyền đồn thể địa phương trong cơng tác đầu tư tín dụng trên địa bàn
ngày một nhiều hơn.
Trong năm 2013, bằng nỗ lực khơng mệt mỏi và nhạy cảm với tình hình biến
động về kinh tế của từng giai đoạn, Ngân hàng vẫn ln duy trì và ln có chiến
lược kinh doanh hiệu quả, thu hút ngày càng nhiều khách hàng không những trong
khu vực mà còn ở những khu vực khác đến Ngân hàng để vay vốn. Do đó hoạt động

SVTH: Đào Văn Lơ

Trang 15


×