Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG XUẨT KHẨU HÀNG HOÁ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (177.64 KB, 21 trang )

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG XUẨT KHẨU HÀNG HOÁ
1.1. LÝ THUYẾT CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU
1.1. 1. Khái niệm về xuất khẩu và xuất khẩu hàng hoá
Xuất khẩu được hiểu là hoạt động bán hàng hoá, dịch vụ sản xuất trong
nước cho người nước ngoài. Nếu hiểu theo nghĩa rộng nhất, xuất khẩu bao gồm
việc bán hàng hoá, dịch vụ cho người nước ngoài (một mặt là thương mại hàng
hoá) và xuất khẩu các yếu tố sản xuất.
Xuất khẩu hàng hoá là hoạt động đưa hàng hoá ra khỏi một nước ( từ nước
này sang nước khác) để bán, trên cơ sở dùng tiền làm phương tiện thanh toán
( tiền có thể là ngoại tệ đối với một quốc gia hoặc đối với cả hai quốc gia) hoặc
trao đổi láy một hàng hoá khác có giá trị tương đương.
Theo điều 2, Nghị định số 57/1998 NĐ-CP của Chính phủ nước Cộng hoà
xã hội chủ nghĩa Việt Nam: Hoạt động xuất khẩu hàng hoá là hoạt động bán
hàng hoá của thương nhân Việt Nam với thương nhân nước ngoài theo các hợp
đồng mua bán hàng hoá, bao gồm cả hoạt động tạm nhập tái xuất và chuyển
khẩu hàng hoá.
Theo khoản 1 điều 28 Luật Thương mại Việt Nam năm 2005: Xuất khẩu
hàng hoá là việc hàng hoá được đưa ra ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào
khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng
theo quy định của pháp luật.
Dù hiểu theo nghĩa nào thì hoạt động xuất khẩu nói chung và xuất khẩu
hàng hoá nói riêng đều có những tác động to lớn đối với sự phát triển kinh tế-
xã hội của mỗi quốc gia.
1.1.2. Các hình thức xuất khẩu hàng hoá
Hiện nay trên thế giới có rất nhiều hình thức xuất khẩu khác nhau nhưng
nhìn chung có các hình thức chủ yếu sau:
Một là, xuất khẩu trực tiếp, Đây là hoạt động xuất khẩu các hàng hoá dịch
vụ do chính doanh nghiệp sản xuất ra hoặc đặt mua từ các doanh nghiệp sản
xuất trong nước, sau đó xuất khẩu những sản phẩm này sang các quốc gia khác
với danh nghĩa là hàng của mình. Ưu điểm của hình thức này là giúp các doanh
nghiệp hay quốc gia khẳng định được uy tín trên thị trường quốc tế bởi sự gắn


kết giữa hàng hoá đó và thương hiệu của doanh nghiệp, quốc gia. Đồng thời thu
được lợi nhuận cao, giảm các chi phí trung gian tạo điều kiện thâm nhập thị
trường, chủ động trong sản xuất và xuất khẩu. Tuy vậy, hình thức này đòi hỏi
một lượng vốn khá lớn và tiền ẩn nhiều rủi ro khó có thể báo trước.
Hai là, xuất khẩu gia công uỷ thác. Đây là hình thức các doanh nghiệp
đứng ra nhập nguyên vật liệu hoặc bán thành phẩm cho các doanh nghiệp gia
công, sau đó thu hồi thành phẩm để xuất cho bên nước ngoài. Doanh nghiệp
đóng vai trò trung gian, là cầu nối giữa đơn vị gia công và đơn vị uỷ thác. Kết
thúc hợp đồng doanh nghiệp được hưởng tỷ lệ phần trăm nhất định theo giá của
lô hàng. Hình thức này không đòi hỏi doanh nghiệp phải bỏ vốn đầu tư nhưng
phần trăm thu được không nhiều.
Ba là, xuất khẩu uỷ thác. Đây là hình thức doanh nghiệp đóng vai trò trung
gian xuất khẩu, làm thay cho các doanh nghiệp có hàng những thủ tục cần thiết
để xuất khẩu hàng và hưởng phần trăn theo giá trị hàng xuất khẩu đã được thoả
thuận. Hình thức này có ưu điểm là mức độ rủi ro thấp, không cần vốn mua
hàng nhưng lợi nhuận bị phân chia, mất sự liên hệ trực tiếp với thị trường đồng
thời đòi hỏi doanh nghiệp phải có cán bộ kinh doanh có kinh nghiệm về nghiệp
vụ xuất nhập khẩu.
Bốn là, buôn bán đối lưu. Đây là phương thức giao dịch trao đổi hàng hoá
trong đó xuất khẩu kết hợp chặt chẽ với nhập khẩu, người bán đồng thời là
người mua, lượng hàng giao dịch đi có giá trị tương ứng với lượng hàng nhận
về. Thực chất của hình thức này là sự mở rộng của phương thức giao dịch hàng
đổi hàng.
Năm là, xuất khẩu theo nghị định thư. Hình thức xuất khẩu này nhằm mục
đích thực hiện những thoả thuận đã được ký kết giữa chính phủ của các quốc
gia với nhau. Hình thức xuất khẩu nầy đảm bảo được khả năng thanh toán là rất
cao nhưng đi kèm với nó là liên quan đến uy tín, lợi ích của quốc gia trên thị
trường quốc tế mà không phải doanh nghiệp nào cũng có thể đáp ứng được.
Sáu là, xuất khẩu tại chỗ. Đây là hình thức mà hàng hoá và dịch vụ có thể
chưa vượt ra khỏi biên giới quốc gia nhưng ý nghĩa kinh tế của nó cũng giống

như hoạt động xuất khẩu. Đó là việc cung cấp hàng hoá, dịch vụ cho các đoàn
ngoại giao, khách du lịch quốc tế,…Hoạt động xuất khẩu này đang được phổ
biến có nhiều ưu điểm như giảm được chi phí vận chuyển, độ rủi ro thấp.
Bảy là, gia công xuất khẩu. Đây là một hình thức kinh doanh theo đó một
bên nhập nguyên vật liệu hoặc bán thành phẩm từ bên đặt gia công sau đó chế
biến thành thành phẩm theo yêu cầu của bên đặt gia công.Hình thức này giúp
bên nhận gia công tạo công ăn việc làm cho người lao động, nhận được các thiết
bị công nghệ tiên tiến để phát triển sản xuất. tuy nhiên doanh nghiệp sẽ bị động,
chất lượng sản phẩm không đều.
Tám là, tạm nhập tái xuất. Đây là việc xuất khẩu những hàng hoa trước đây
đi nhập khẩu về nhưng vẫn chưa tiến hành các hoạt động chế biến. Mục đích
của việc tái xuất khẩu là mua rẻ hàng hoá ở nước này sau đó bán đắt ở nước
khác và thu số ngoại tệ lớn hơn số vốn bỏ ra. Hàng hoá có thể đi từ nước xuất
khẩu đến nước tái xuất rồi sang nước thứ ba hoặc có thế đi thẳng từ nước xuất
khẩu sang nước nhập khẩu.
1.1.3. Nội dung của hoạt động xuất khẩu:
a. Quy mô xuất khẩu
Xác định quy mô xuất khẩu một mặt hàng bao gồm việc xác định sản
lượng cũng như doanh thu của mặt hàng đó. Về mặt logic, sản phẩm có sức
cạnh tranh cao, dễ bán trên thị trường thì sẽ có doanh thu cao. Ngược lại, sức
cạnh tranh của sản phẩm thấp thì doanh thu thu được từ hoạt động thương mại
cũng nhỏ hơn. Việc xác định quy mô, tốc độ xuất khẩu nói chung phụ thuộc vào
quy mô, tốc độ tăng trưởng kinh tế và sự biến động trên thị trường quốc tế. Khi
nhu cầu thị trường tăng lên, doanh thu xuất khẩu cao và tốc độ xuất khẩu cũng
tăng trưởng đều đặn với cùng xu hướng phản ánh khả năng thỏa mãn nhu cầu và
thị hiếu thị trường cũng như sức cạnh tranh của hàng hóa so với các đối thủ
khác.
b. Chi phí sản xuất và giá sản phẩm xuất khẩu
Chi phí để tạo ra một hàng hóa là chi phí tính trên một đơn vị sản phẩm có
xem xét tương quan với chất lượng sản phẩm đó. Chi phí sản xuất hàng hóa, đặc

biệt là nông sản dựa trên lợi thế so sánh của mỗi quốc gia, khu vực. Các nước có
lợi thế so sánh trong hoạt động sản xuất nông sản, nhờ tích lũy kinh nghiệm qua
nhiều thế hệ, cũng như điều kiện tự nhiên thuận lợi cho các giống cây phát triển
Tuy nhiên, hiện nay cạnh tranh nhằm giảm chi phí sản xuất nông sản xuất khẩu
không chỉ dựa vào điều kiện tự nhiên thuận lợi và kinh nghiệm trong sản xuất,
mà phải dựa trên hiệu quả của tất cả các khâu: sản xuất, thu mua, vận chuyển,
chế biến, kho bãi, cầu cảng… Bên cạnh đó, chi phí sản xuất chỉ là điều kiện cần
chứ chưa đủ để nâng cao sức cạnh tranh cho hàng hóa xuất khẩu, vì nông sản
xuất khẩu muốn cạnh tranh với các đối thủ khác còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố
như chiến lược kinh doanh, marketing, quản trị xuất khẩu, khả năng dự báo và
đối phó với những thay đổi bất thường của thị trường quốc tế…
Giá cả của bất kỳ loại hàng hóa xuất khẩu nào cũng phục thuộc vào các
yếu tố như: chi phí, nhu cầu, mức độ cạnh tranh, các quy định về luật và thuế
xuất – nhập khẩu, khả năng thống trị thị trường của mặt hàng… Thông thường,
cùng một mặt hàng với cùng chất lượng, kiểu dáng bao bì… người tiêu dùng sẽ
chọn lựa dựa trên tiêu chuẩn về giá. Giá hàng hóa của hãng càng rẻ càng có
lượng tiêu thụ lớn. Tuy nhiên, giá cao cũng có tác dụng kích thích người mua,
vì nó hàm ý giá trị của hàng hóa cao hơn. Giá cả của nông sản đặc biệt phụ
thuộc vào công đoạn chế biến. Càng gia tăng công đoạn chế biến với kỹ thuật
hiện đại, giá trị nông sản càng cao dẫn đến giá bán cũng sẽ gia tăng.
c. Cơ cấu và chất lượng hàng xuất khẩu
Chủng loại nông sản trên thế giới rất đa dạng, với nhiều kiểu, tên gọi và
chất lượng khác nhau. Hơn thế, nông sản mà mỗi vùng miền với đặc điểm khí
hậu, đất đai, nguồn nước, chế độ canh tác và giống lâu đời đã tạo nên rất nhiều
loại đặc sản của từng địa phương.
Việc xác định loại nông sản xuất khẩu chính phải dựa trên lợi thế so sánh
của mỗi quốc gia (lợi thế về điều kiện tự nhiên, nguồn lực, về kinh nghiệm…)
cũng như yêu cầu của các thị trường tiềm năng.
d. Thị trường và thương hiệu nông sản xuất khẩu trong điều kiện hội
nhập kinh tế quốc tế

Việc xác định chỉ tiêu cho từng thị trường xuất khẩu nằm trong định hướng
xuất khẩu của các quốc gia dưới áp lực cạnh tranh toàn cầu. Định hướng thị
trường xuất khẩu không những giúp các quốc gia xác định lợi thế so sánh và
yêu cầu từ thị trường từ đó tăng khả năng cạnh tranh của hàng hóa mà còn hỗ
trợ các nhà quản lý xác định và dự báo được quy mô và chủng loại nông sản
xuất khẩu làm cơ sở để đề xuất kế hoạch sản xuất cho kỳ tiếp theo. Do đó, định
hướng thị trường xuất khẩu có tính quyết định tính khả thi của chiến lược.
Xác định chỉ tiêu thị trường xuất khẩu bao gồm: dự báo nhu cầu gạo trên
thị trường quốc tế (các thị trường truyền thống và các thị trường tiềm năng), xác
định các yêu cầu về đảm bảo an toàn vệ sinh, các quy định kiểm tra, các yêu cầu
về thời gian số lượng.
1.1.3. Các yếu tố tác động đến hoạt động xuất khẩu
a. Quan hệ chính trị ngoại giao
Một quốc gia muốn phát triển thị trường hàng hoá xuất khẩu phải có đường
lối chính trị mở cửa hội nhập với thế giới một cách nhất quán và ổn định lâu dài,
có quan hệ ngoại giao cởi mở được thể hiện cụ thể cụ thể bằng các hiệp định
được ký kết và triển khai cụ thể cho từng thời kỳ. Việc thiết lập quan hệ ngoại
giao giữa các nước là điều kiện tiên quyết thúc đẩy hoạt động xuất khẩu và tìm
thị trường đối tác.
b. Chính sách thương mại của Nhà nước
Chính sách mậu dịch tự do: một nước theo đuổi chính sách mậu dịch tự do
thì ở đó Nhà nước sẽ không can thiệp trực tiếp và quá trình điều tiết ngoại
thương, Nhà nước sẽ mở cửa hoàn toàn thị trường nội địa để cho hàng hoá và
vốn đầu tư tự do lưu thông và tạo điều kiện cho hoạt động thương mại quốc tế
tự do phát triển.
Chính sách bảo hộ mậu dịch: khi sử dụng chính sách này Nhà nước thường
áp dụng các công cụ, biện pháp thuế quan và phi thuế quan để tránh cho hàng
hoá và doanh nghiệp trong nước khỏi cạnh tranh trực tiếp với hàng hoá và
doanh nghiệp nước ngoài.
c. Thuế quan

Thuế quan được hiểu là loại thuế đánh vào mỗi đơn vị hàng hoá xuất khẩu,
nhập khẩu hoặc quá cảnh.
Thuế xuất khẩu sẽ tác động đến giá cả của hàng hoá bán ra nước ngoài.
Nếu Nhà nước đánh thuế vào hàng xuất khẩu sẽ làm cho giá cả của mỗi đơn vị
hàng hoá xuất khẩu cao hơn so với khi không có thuế và sẽ làm giảm khả năng
cạnh tranh của hàng hoá trên trường quốc tế. Do vậy, để khuyến khích hoạt
động xuất khẩu, Nhà nước cần có những chính sách linh hoạt, miễn giảm thuế
xuất khẩu cho các loại hàng hoá để mở rộng thị trường, tăng GDP cho nền kinh
tế.
d. Hạn ngạch xuất khẩu
Hạn ngạch là quy định của Nhà nước về số lượng và giá trị của một loại
hàng hoá hoặc một nhóm hàng hoá được phép xuất khẩu. Đây là công cụ quan
trọng thứ hai sau thuế tác động trực tiếp đến hoạt động xuất khẩu hàng hoá.
Trên thực tế thì để khuyến khích xuất khẩu, cách tốt nhất là Nhà nước không
nên áp dụng hạn ngạch xuất khẩu trừ những trường hợp các mặt hàng có liên
quan đến an ninh quốc gia như lúa gạo hoặc các hàng hoá xuất khẩu sang những
thị trường mà tại đó có quy định hạn ngạch nhập khẩu.
e. Tỷ giá hối đoái
Tỷ giá hối đoái là một công cụ tác động tới hoạt động xuất nhập khẩu một
cách gián tiếp, Các nước theo đuổi chính sách hướng về xuất khẩu thường sử
dụng chính sách hạ giá đồng nội tệ, Khi ấy hàng hoá xuất khẩu sẽ rẻ hơn tương
đói so với hàng hoá của các quốc gia khác. Điều này khuyến khích các doanh
nghiệp xuất khẩu hàng hoá nhiều hơn, làm tăng thêm GDP cho nền kinh tế.
f. Quy định hải quan
Hàng hoá xuất khẩu phải được thông qua nhanh chóng. Nếu hoạt động hải
quan phức tạp gây nhiều phiền hà cho người xuất khẩu thì sẽ làm mất cơ hội
kinh doanh cho các doanh nghiệp. Do đó cần phải hoàn thiện quy trình nghiệp
vụ hải quan, áp dụng các phương tiện kỹ thuật hiện đại phân loại hàng hoá theo
mức độ quan trọng để từ đó thông quan nhanh chóng cho những hàng hoá thông
thường.

g. Hỗ trợ xúc tiến thương mại
Nhà nước đầu tư tài chính và cơ sở vật chất kỹ thuật trang thiết bị cho việc
thu thập thông tin thị trường thế giới hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu, giúp
các doanh nghiệp giao lưu với các đối tác nước ngoài để tìm kiếm thị trường và
cơ hội kinh doanh, đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng hoá như tham gia hội
chợ quốc tế, gặp gỡ trao đổi thông tin thương mại với các doanh nghiệp nước
ngoài.
h. Hạn chế xuất khẩu tự nguyện
Đây là hình thức của hàng rào mậu dịch phi thuế quan theo đó quốc gia
nhập khẩu đòi hỏi quốc gia xuất khẩu phải hạn chế bớt lượng hàng xuất khẩu
sang nước mình một cách tự nguyện nếu không nước nhập khẩu sẽ áp dụng các
biện pháp kiên quyết
1.1.4. Vai trò của hoạt động xuất khẩu đối với sự phát triển kinh tế xã
hội
a. Đối với quốc gia xuất khẩu
• Xuất khẩu tạo điều kiện cho quốc gia tận dụng lợi thế so sánh của mình, thúc đẩy
phân công lao động xã hội
Chỉ có những hàng hoá có sức cạnh tranh cao thì mới có thể đứng vững
trên thị trường thế giới. Do đó xuất khẩu giúp cho quốc gia có thể nhận biết thế
mạnh của mình. Từ đó quốc gia tập trung nguồn lực để sản xuất và cung ứng
những sản phẩm thuộc thế mạnh của mình, phân công lao động quốc tế được
hình thành. Nguồn lực sẽ được phân bổ hiệu quả hơn trên cơ sở các quốc gia
đều nhận thấy được lợi thế so sánh của mình.
Xuất khẩu tạo ra cơ hội cho tất cả các quốc gia nhất là các quốc gia đang
phát triển có thể tận dụng được thời cơ, đẩy mạnh công nghiệp hoá trên cơ sở
ứng dụng thành quả cách mạng khoa học công nghệ vào sản xuất.
• Xuất khẩu tạo nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu công nghệ, máy móc và những
nguyên vật liệu cần thiết phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá
Xuất khẩu là động lực kích thích các ngành sản xuất phát triển, tăng thu
nhập cho nền kinh tế và cải thiện đời sống nhân dân.

×