Tải bản đầy đủ (.doc) (113 trang)

Ảnh hưởng của các nhân tố vĩ mô đến thị trường chứng khoán việt nam , luận văn thạc sĩ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1004.93 KB, 113 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LÊ THỊ THANH LOAN

ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NHÂN TỐ VĨ MÔ
ĐẾN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ

Thành phố Hồ Chí Minh năm 2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LÊ THỊ THANH LOAN

ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NHÂN TỐ VĨ MÔ
ĐẾN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

CHUYÊN NGÀNH: TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG
MÃ SỐ: 60340201

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. HỒ THỦY TIÊN

Thành phố Hồ Chí Minh năm 2012



MỤC LỤC.................................................................................................................................... Trang
Danh mục viết tắt
Danh mục bảng biểu
Danh mục hình và đồ thị
Tóm tắt

Chương 1: Giới thiệu..................................................................................................................... 1
1.1. Lý do chọn đề tài và tính cấp thiết của đề tài.............................................................. 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu............................................................................................................. 2
1.3. Câu hỏi nghiên cứu................................................................................................................ 2
1.4. Phạm vi nghiên cứu............................................................................................................... 3
1.5. Đối tượng nghiên cứu........................................................................................................... 3
1.6. Phương pháp nghiên cứu..................................................................................................... 3
Kết luận chương 1............................................................................................................................... 4

Chương 2: Những nghiên cứu thực nghiệm trên thế giới về sự ảnh hưởng
của các nhân tố vĩ mô đến thị trường chứng khoán................................................... 5
2.1. Tổng quan các nghiên cứu thực nghiệm trên thế giới về sự ảnh hưởng của
các nhân tố vĩ mô đến thị trường chứng khoán................................................................... 5
2.2. Tổng quan các nghiên cứu thực nghiệm ở Việt Nam về sự ảnh hưởng của
các nhân tố vĩ mô đến thị trường chứng khoán................................................................ 11
2.3. Kết luận rút ra từ các nghiên cứu thực nghiệm về sự ảnh hưởng của các
nhân tố vĩ mô đến thị trường chứng khoán........................................................................ 12
Kết luận chương 2............................................................................................................................ 15

Chương 3: Phương pháp nghiên cứu sự ảnh hưởng của các nhân tố vĩ mô
đến thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn từ tháng 8/2000 đến
tháng 11/2011.................................................................................................................................... 16
3.1 Nghiên cứu định tính........................................................................................................... 16
3.2 Nghiên cứu định lượng....................................................................................................... 16

3.2.1 Mô hình nghiên cứu.................................................................................................. 17
3.2.2 Dữ liệu và phương pháp nghiên cứu.................................................................. 18
3.2.2.1 Dữ liệu................................................................................................................. 18
3.2.2.2 Phương pháp nghiên cứu.............................................................................. 19


Kết luận chương 3............................................................................................................................ 22

Chương 4: Ảnh hưởng của các nhân tố vĩ mô đến thị trường chứng
khoán Việt Nam giai đoạn từ tháng 8/2000 đến tháng 12/2011........................23
4.1 Thực trạng về sự ảnh hưởng của các nhân tố vĩ mô đến thị trường chứng
khoán Việt Nam giai đoạn từ tháng 8/2000 đến tháng 12/2011................................. 23
4.1.1 Sự biến động của thị trường chứng khoán Việt Nam................................... 23
4.1.2 Thực trạng ảnh hưởng của các nhân tố vĩ mô tác động đến thị trường
chứng khoán Việt Nam giai đoạn T8/2000- T12/2011............................................ 27
4.1.2.1 Ảnh hưởng của lạm phát đến thị trường chứng khoán Việt Nam 27
4.1.2.2 Ảnh hưởng của lãi suất trái phiếu Chính phủ đến thị trường
chứng khoán Việt Nam

31

4.1.2.3 Ảnh hưởng của tỉ giá hối đoái đến thị trường chứng khoán Việt
Nam 35
4.1.2.4 Ảnh hưởng của tổng tiết kiệm nội địa Quốc gia đến thị trường
chứng khoán Việt Nam
37
4.2 Kiểm định sự ảnh hưởng của các nhân tố vĩ mô đến thị trường chứng khoán
Việt Nam.......................................................................................................................................... 40
4.2.1 Các bảng thống kê mô tả......................................................................................... 40
4.2.2 Kiểm định nghiệm đơn vị ADF............................................................................ 42

4.2.3 Kiểm định đồng liên kết.......................................................................................... 43
4.2.4 Mô hình hiệu chỉnh sai số ECM với VNI là biến phụ thuộc.....................44
4.2.5 Mô hình hồi quy với HNX là biến phụ thuộc................................................. 45
4.2.6 Kiểm tra sự phù hợp của mô hình........................................................................ 46
4.2.6.1 Kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến.......................................................... 46
4.2.6.2 Kiểm tra hiện tượng tự tương quan.......................................................... 47
4.2.6.3 Kiểm tra tính dừng của phần dư................................................................ 47
4.2.7 Kiểm định nhân quả Granger và xem xét tính hiệu quả của thị trường
chứng khoán Việt Nam........................................................................................................ 47
4.2.7.1 Kiểm định nhân quả Granger...................................................................... 47
4.2.7.2 Vận dụng kết quả của kiểm định nhân quả Granger để xem xét
tính hiệu quả của thị trường chứng khoán Việt Nam........................................ 51
4.2.8 Giải thích kết quả đạt được.................................................................................... 52
4.2.8.1 Giải thích kết quả phương trình ECM đối với chỉ số VNI..............53


4.2.8.2 Giải thích kết quả phương trình OLS đối với chỉ số HNX

53

4.2.9 Thảo luận kết quả kiểm định đạt được............................................................... 53
4.3 Kết quả rút ra từ việc so sánh kết quả nghiên cứu định tính và nghiên cứu
định lượng....................................................................................................................................... 57
Kết luận chương 4............................................................................................................................ 60

Chương 5: Kết luận và một số khuyến nghị phát triển thị trường chứng
khoán Việt Nam.............................................................................................................................. 61
5.1 Kết luận.................................................................................................................................... 61
5.2 Một số khuyến nghị phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam....................62
5.2.1 Kiểm soát tỉ lệ lạm phát........................................................................................... 62

5.2.1.1 Nâng cao hiệu quả đầu tư............................................................................. 62
5.2.1.2 Thực hiện chính sách tiền tệ linh hoạt..................................................... 64
5.2.1.3 Kiểm soát chặt chẽ chính sách tài khóa.................................................. 66
5.2.1.4 Thực hiện đồng bộ các biện pháp khác................................................... 66
5.2.2 Ổn định kinh tế vĩ mô trong dài hạn................................................................... 67
5.2.3 Định hướng phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam hiệu quả.......68
5.2.3.1 Hoàn thiện khung pháp lý và nâng cao năng lực quản lý
giám sát.............................................................................................................................. 68
5.2.3.2 Phát triển hạ tầng kỹ thuật........................................................................... 69
5.2.3.3 Tăng tính thanh khoản của thị trường...................................................... 70
5.2.3.4 Tăng cung và cầu cho thị trường chứng khoán.................................... 71
5.2.3.5 Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực chứng khoán........................................ 76
5.2.3.6 Nâng cao chất lượng hoạt động của công ty chứng khoán..............76
Kết luận chương 5............................................................................................................................ 77

Kết luận chung................................................................................................................................ 78
Tài liệu tham khảo
Phụ lục
Phụ lục 1: Số liệu
Phụ lục 2: Kiểm định ADF, kiểm định tính dừng của các chuỗi dữ liệu
Phụ lục 3: Kiểm định tính dừng của phần dư tạo ra từ phương trình VNI là biến phụ
thuộc


Phụ lục 4: Kiểm định tính dừng của phần dư tạo ra từ phương trình HNX là
biến phụ thuộc
Phụ lục 5: Độ trễ tối ưu theo phương pháp Var
Phụ lục 6: Nhân quả Granger với biến VNI là biến phụ thuộc
Phụ lục 7: Nhân quả Granger với biến HNX là biến phụ thuộc



DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
CTCK

: Công ty chứng khoán

HNX

: Sở giao dịch chứng khoán Thành Phố Hà Nội

HOSE

: Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh

NHNN

: Ngân hàng Nhà Nước

NHTM

: Ngân hàng thương mại

SGDCK

: Sở giao dịch chứng khoán

TTCK

: Thị trường chứng khoán


UBCK

: Ủy ban chứng khoán


DANH MỤC BẢNG BIỂU................................................................................................... Trang
Bảng 4.1: Tóm tắt kết quả phân tích định tính về các nhân tố vĩ mô ảnh hưởng đến
TTCK Việt Nam.................................................................................................................................. 40
Bảng 4.2: Bảng thống kê mô tả các biến trong phương trình 3......................................... 41
Bảng 4.3: Bảng thống kê mô tả các biến trong phương trình 4......................................... 41
Bảng 4.4: Kết quả kiểm định tính dừng theo phương pháp ADF..................................... 42
Bảng 4.5: Kết quả ADF của phần dư tạo ra từ phương trình (3)....................................... 43
Bảng 4.6: Kết quả ADF của phần dư tạo ra từ phương trình (4)....................................... 43
Bảng 4.7: Kết quả hồi quy phương trình ECM........................................................................ 45
Bảng 4.8: Kết quả hồi quy phương trình 6................................................................................ 46


Bảng 4.9: Kết quả kiểm định nhân quả Granger phương trình 5 ..................................... 49
Bảng 4.10: Kết quả kiểm định nhân quả Granger phương trình 6................................... 50
Bảng 4.11:So sánh kết quả nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng về sự
ảnh hưởng của các nhân tố vĩ mô đến TTCK........................................................................... 57


DANH MỤC HÌNH VÀ ĐỒ THỊ...................................................................................... Trang
Hình 4.1: Chỉ số giá chứng khoán VN-Index giai đoạn 2001-2011................................ 24
Hình 4.2: Chỉ số giá chứng khoán HNX-Index giai đoạn 2005-2011.............................24
Hình 4.3: Tỉ suất sinh lợi tháng của chỉ số VN-Index và các chỉ số chứng khoán thế
giới giai đoạn 2004-2011................................................................................................................. 25
Hình 4.4: Chỉ số giá chứng khoán VN-Index, HNX-Index giai đoạn 2005-2011......26
Hình 4.5: Tỉ lệ lạm phát Việt Nam và một số nước, giai đoạn 2000-2010...................28

Hình 4.6: Lạm pháp và Chỉ số giá VN- Index......................................................................... 30
Hình 4.7: Lạm pháp và Chỉ số giá HNX- Index...................................................................... 30
Hình 4.8: Lãi suất trái phiếu Chính phủ và chỉ số giá VN-Index..................................... 33
Hình 4.9: Lãi suất trái phiếu Chính phủ và chỉ số giá HNX-Index.................................. 33
Hình 4.10 Tỉ giá hối đoái và chỉ số chứng khoán VN-Index.............................................. 36
Hình 4.11 Tỉ giá hối đoái và chỉ số chứng khoán HNX-Index.......................................... 36
Hình 4.12: Tổng tiết kiệm nội địa và chỉ số giá chứng khoán VN-Index...................... 38
Hình 4.13: Tổng tiết kiệm nội địa và chỉ số giá chứng khoán HNX-Index..................38


LỜI CẢM ƠN
Tác giả xin gởi lời cảm ơn chân thành đến: Khoa Tài chính doanh nghiệp,
Viện sau đại học trường Đại Học Kinh Tế Thành phố HCM đã tạo điều kiện cho tôi
trong suốt khóa học và thực hiện đề tài.
Đặc biệt xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS Hồ Thủy Tiên đã tận tình
hướng dẫn tác giả hoàn thành luận văn này.
Sau cùng, tác giả rất cảm ơn các Thầy Cô, những người bạn, đồng nghiệp và
người thân đã tận tình hỗ trợ, góp ý và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập và
nghiên cứu.
Học viên

Lê Thị Thanh Loan


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn thạc sỹ “Ảnh hưởng của các nhân tố vĩ mô đến
thị trường chứng khoán Việt Nam” là kết quả của quá trình học tập, nghiên cứu
khoa học độc lập và nghiêm túc. Các số liệu và kết quả trong luận văn là đáng tin
cậy, được xử lý trung thực và khách quan.
Học viên


Lê Thị Thanh Loan


Tóm tắt
Luận văn tập trung vào giải thích sự ảnh hưởng của các nhân tố vĩ mô lên
TTCK Việt Nam, đồng thời xem xét mối quan hệ ngắn hạn và dài hạn giữa TTCK
Việt Nam và các biến số kinh tế vĩ mô bao gồm lãi suất trái phiếu Chính phủ, tỉ lệ
lạm phát, tỉ giá hối đoái và tổng tiết kiệm nội địa của nền kinh tế Việt Nam. Ngoài
việc phân tích định tính để nhận diện mối quan hệ, tác giả còn sử dụng phương pháp
nghiên cứu định lượng để kiểm định và giải thích các nhân tố vĩ mô ảnh hưởng đến
TTCK Việt Nam, được đo lường bởi chỉ số giá chứng khoán VN-Index và HNXIndex. Với việc sử dụng chuỗi dữ liệu thời gian theo tháng tác giả đã sử dụng
phương pháp kiểm định nghiệm đơn vị, kiểm định đồng liên kết, mô hình hiệu
chỉnh sai số (ECM) để rút ra kết luận thống kê trong ngắn hạn và dài hạn và kết quả
đã chứng minh rằng tỉ lệ lạm phát thực sự ảnh hưởng đến TTCK Việt Nam, các biến
vĩ mô còn lại như tỉ giá hối đoái, tổng tiết kiệm nội địa, lãi suất trái phiếu Chính
phủ, sự ảnh hưởng của các nhân tố này lên TTCK không có ý nghĩa về mặt thống
kê. Và tồn tại mối quan hệ dài hạn giữa các biến vĩ mô lên chỉ số giá chứng khoán
VN-Index, luận văn cũng đã thực hiện kiểm định nhân quả Granger và rút ra kết
luận TTCK Việt Nam không thực sự hiệu quả về mặt thông tin, và có sự ảnh hưởng
của biến trễ lãi suất đến chỉ số giá chứng khoán. Trên cơ sở kết quả của nghiên cứu,
tác giả cũng đã đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần hỗ trợ TTCK Việt Nam
phát triển ổn định và bền vững.


1

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU
1.1 Lý do chọn đề tài và tính cấp thiết của đề tài


TTCK là một bộ phận quan trọng của thị trường tài chính, với chức năng huy
động vốn cho doanh nghiệp và nền kinh tế, TTCK trở thành một công cụ không thể
thiếu trong đời sống kinh tế của những nước theo cơ chế thị trường, nhất là những
nước đang phát triển cần phải thu hút nguồn vốn dài hạn cho nền kinh tế Quốc dân
như Việt Nam.
TTCK Việt Nam hình thành và phát triển hơn mười một năm, so với lịch sử
phát triển thế giới đó là một thị trường còn non trẻ, tuy nhiên thị trường đã có những
phát triển vượt bậc, đạt gấp hai lần so với kế hoạch ban đầu về quy mô vốn hóa, số
lượng công ty niêm yết tăng lên gấp mười lần, thị trường đã trở thành kênh huy
động vốn cho nền kinh tế với giá trị hàng trăm ngàn tỉ đồng.
Nhìn lại lịch sử phát triển của TTCK Việt Nam thông qua chỉ số giá chứng
khoán, ta thấy thị trường có những biến động không lường, có những thời kỳ chỉ số
chứng khoán bứt phá ngoạn mục với hơn 1000 điểm, nhưng có lúc lại tuột dốc không
phanh quay về gần với vạch xuất phát. Năm 2011 qua đi với nhiều khó khăn, thị trường
đang ở trong giai đoạn trầm lắng và tồi tệ nhất trong chặng đường mười một năm thành
lập phát triển. TTCK với những kỷ lục buồn, chỉ số HNX-Index rơi xuống mức thấp
nhất trong lịch sử với 58 điểm và lọt vào top 3 chỉ số giảm mạnh nhất thế giới, VNIndex dù chưa rơi xuống mức đáy như năm 2009, nhưng mặt bằng giá cổ phiếu đã giảm
mạnh hơn bao giờ hết, khối lượng giao dịch cũng giảm tới 60%, huy động vốn qua phát
hành cổ phiếu và đấu giá cổ phần hóa giảm chỉ còn khoảng 20% so với năm 2010. Số
lượng công ty niêm yết bị thua lỗ tăng theo từng quý.

Môi trường kinh tế vĩ mô sẽ tạo động lực để phát triển kinh tế, là yếu tố
quyết định đến tốc độ phát triển của nền kinh tế, như vậy, môi trường kinh tế vĩ mô
cũng sẽ tác động và tạo động lực phát triển TTCK. Các thông tin về các biến kinh tế
vĩ mô ảnh hưởng đến chứng khoán Việt Nam có thể có ích cho các nhà hoạch định
chính sách, các công ty, các nhà đầu tư và tất cả các bên liên quan khác.


2


Chính vì thế, việc phân tích, kiểm định, giải thích các yếu tố vĩ mô tác động
đến TTCK, là một trong những việc làm hết sức cần thiết, để trên cơ sở đó có các
khuyến nghị tích cực tác động nhằm hỗ trợ cho TTCK phát triển. Xuất phát từ
những lý do đó, tôi đã chọn đề tài “Ảnh hưởng của các nhân tố vĩ mô đến thị
trường chứng khoán Việt Nam ” làm đề tài nghiên cứu luận văn của mình. Luận
văn bao gồm 5 chương:
o Chương 1: Giới thiệu;
o Chương 2: Những nghiên cứu thực nghiệm trên thế giới về các nhân tố vĩ
mô ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán;
o Chương 3: Phương pháp nghiên cứu về sự ảnh hưởng của các nhân tố vĩ
mô đến thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn từ tháng 8/2000 đến tháng
12/2011;
o Chương 4: Ảnh hưởng của các nhân tố vĩ mô đến thị trường chứng
khoán Việt Nam giai đoạn từ 8/2000 đến tháng 12/2011;
o Chương 5: Kết luận và một số khuyến nghị phát triển thị trường chứng
khoán Việt Nam.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của luận văn là giải thích ảnh hưởng của các nhân tố vĩ
mô đến TTCK, kiểm định mối quan hệ giữa TTCK và các biến vĩ mô trong ngắn
hạn và dài hạn. Các biến kinh tế vĩ mô được sử dụng bao gồm tỉ lệ lạm phát, tỉ giá
hối đoái, lãi suất trái phiếu Chính phủ và tổng tiết kiệm nội địa Quốc gia tác động
đến TTCK Việt Nam giai đoạn 2000-2011, được đo lường thông qua chỉ số VNIndex và HNX-Index. Từ việc phân tích, đo lường và kiểm định, tác giả sẽ giải
thích, lượng hóa được mối quan hệ giữa các biến kinh tế vĩ mô và TTCK trong ngắn
hạn và xem xét mối quan hệ trong dài hạn, nhận diện được nhân tố vĩ mô nào thực
sự ảnh hưởng đến TTCK để trên cơ sở đó có các khuyến nghị nhằm góp phần thúc
đẩy TTCK Việt Nam phát triển ổn định và bền vững.


3


1.3. Câu hỏi nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, đề tài tập trung đi tìm đáp án trả lời của
các câu hỏi nghiên cứu sau:
o TTCK Việt Nam trong thời gian qua biến động không ngừng, lúc tăng lúc
giảm, như vậy phải chăng sự biến động đó một phần là do sự tác động của các nhân
tố vĩ mô ?
o Trong các nhân tố vĩ mô như tỉ lệ lạm phát, tỉ giá hối đoái, lãi suất trái
phiếu Chính phủ, tổng tiết kiệm trong nước, nhân tố nào thực sự ảnh hưởng, mức độ
ảnh hưởng và sự ảnh hưởng là cùng chiều hay ngược chiều?
o Liệu có tồn tại mối quan hệ dài hạn giữa các biến vĩ mô và TTCK Việt
Nam? o Sự thay đổi của các nhân tố vĩ mô có được phản ánh tức thì vào chỉ số giá
chứng khoán hay có độ trễ thời gian? Hay nói cách khác TTCK Việt Nam có hiệu
quả về mặt thông tin hay không?
o Những giải pháp nào cần thiết được thực hiện để hỗ trợ thúc đẩy TTCK
Việt Nam phát triển?
1.4. Phạm vi nghiên cứu:
Để đạt mục tiêu nghiên cứu, luận văn tập trung vào phạm vi nghiên cứu sau đây:
o TTCK Việt Nam giai đoạn từ tháng 8 năm 2000 đến tháng 12 năm 2011. o
Các yếu tố vĩ mô giai đoạn từ tháng 8/2000 đến tháng 12/2011 bao gồm:

Tỉ lệ lạm phát, lãi suất trái phiếu Chính phủ kỳ hạn 1 năm, tỉ giá hối đoái giữa VNĐ
và dollar Mỹ, tổng tiết kiệm trong nước.
1.5. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn bao gồm: TTCK Việt Nam; Chỉ số giá
chứng khoán VN-Index của HOSE từ tháng 8/2000 đến tháng 12/2011; Chỉ số giá
chứng khoán của HNX-Index của HNX từ tháng 7/2005 đến tháng 12/2011; Sự ảnh
hưởng của các nhân tố vĩ mô đến TTCK Việt Nam.
1.6. Phương pháp nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, đề tài sử dụng các phương pháp nghiên
cứu định tính và định lượng sau đây:



4

Nghiên cứu định tính là một phương pháp tiếp cận nhằm tìm cách mô tả và
phân tích đặc điểm của vấn đề nghiên cứu, nhằm làm rõ nội dung bản chất của vấn
đề nghiên cứu. Trong phạm vi đề tài, phương pháp định tính được sử dụng bằng
cách thu thập các số liệu và các thông tin liên quan để quan sát sự biến động của các
chỉ số giá chứng khoán trong mối liên hệ với sự thay đổi của các nhân tố vĩ mô giai
đoạn từ tháng 8/2000 đến tháng 12/2011 qua đó phát hiện ra sự ảnh hưởng của các
nhân tố vĩ mô đến TTCK.
Nghiên cứu định lượng là phương pháp định lượng mối quan hệ giữa các
biến, cho phép đo lường và đánh giá mối liên quan giữa những biến số; cho phép
suy luận thống kê từ kết quả thu được ở các mẫu cho các kết quả ở tổng thể. Trong
phạm vi bài nghiên cứu tác giả xác định mô hình nghiên cứu, kiểm định các giả
thuyết thông qua chương trình Eview 6.0, các phương pháp sau đây được thực hiện:
o Phương pháp kiểm định nghiệm đơn vị ADF (Augmented DickeyFuller)– để xác định tính dừng của các chuỗi dữ liệu thời gian.
o Phương pháp kiểm định đồng liên kết (Co-integrations test) để xem xét
mối quan hệ trong dài hạn giữa các biến.
o Mô hình hiệu chỉnh sai số: (ECM) để giải thích sự ảnh hưởng của các
biến độc lập tới biến phụ thuộc trong ngắn hạn và xem xét sự mất cân bằng trong dài
hạn sẽ được giải thích bao nhiêu phần trăm trong ngắn hạn.
o Kiểm định nhân quả Granger để xem xét tác động của các biến trễ và
TTCK Việt Nam có hiệu quả về mặt thông tin hay không?
Kết luận chương 1
Môi trường kinh tế vĩ mô luôn được xem là động lực để phát triển TTCK,
điều này càng đặc biệt có ý nghĩa hơn đối với TTCK Việt Nam trong giai đoạn hiện
nay, khi mà thị trường đang trong giai đoạn trầm lắng và ảm đạm nhất trong chặng
đường 11 năm thành lập và phát triển, chính vì lẽ đó tác giả đã chọn đề tài “Ảnh
hưởng của các nhân tố vĩ mô đến TTCK” để nghiên cứu, tác giả hy vọng rằng

những phát hiện trong nghiên cứu sẽ thực sự hữu ích không chỉ riêng các nhà đầu
tư, các công ty chứng khoán mà còn đối với những nhà hoạch định chính sách.


5

CHƯƠNG 2: NHỮNG NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM TRÊN THẾ GIỚI VỀ
SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NHÂN TỐ VĨ MÔ ĐẾN THỊ TRƯỜNG
CHỨNG KHOÁN
2.1 Tổng quan các nghiên cứu thực nghiệm trên thế giớí về sự ảnh
hưởng của các nhân tố vĩ mô đến thị trường chứng khoán
Các biến số kinh tế vĩ mô đều tác động tới dòng tiền trong tương lai và lợi
suất yêu cầu vì thế sẽ ảnh hưởng tới giá cổ phiếu của TTCK. Những thông tin về
các nhân tố vĩ mô ảnh hưởng đến TTCK được rất nhiều các đối tượng quan tâm và
thực sự hữu ích cho những nhà hoạch định chính sách, các nhà đầu tư, các công ty
niêm yết, CTCK. Chính vì lẽ đó đã có rất nhiều nhà nghiên cứu đã tham gia dự báo
mối quan hệ giữa các biến kinh tế vĩ mô và TTCK bằng việc sử dụng những mô
hình nghiên cứu khác nhau.
Mukhejee và Naka (1998) vận dụng phương pháp của Johansen trong mô
hình hiệu chỉnh sai số vector VECM và đã giải thích rằng TTCK Nhật Bản có mối
quan hệ dài hạn với 6 biến số kinh tế vĩ mô là tỉ giá, cung tiền, tỉ lệ lạm phát, sản
lượng sản xuất, lãi suất trái phiếu Chính phủ dài hạn và lãi suất cho vay không kỳ
hạn trong ngắn hạn.
Tiết kiệm tăng làm tăng vốn đầu tư vào TTCK, điều này cũng đã được chứng
minh trong nghiên cứu của Garcia và Liu (1999), các ông đã nghiên cứu các nhân tố
quyết định đến sự phát triển của TTCK, bằng việc sử dụng dữ liệu gộp từ 15 nước
bao gồm 7 nước Châu Mỹ La Tinh, 6 nước khu vực Tây Á và 2 nước Mỹ và Nhật
Bản, với khoảng thời gian nghiên cứu từ năm 1980 đến 1995, bài viết xem xét các
yếu tố vĩ mô quyết định đến sự phát triển TTCK, và kết luận rằng bên cạnh thu nhập
thực tế và tính thanh khoản của TTCK, thì tỉ lệ tiết kiệm là yếu tố quyết định quan

trọng, tác động cùng chiều đến giá trị vốn hóa của TTCK.
Kwon và Shin (2000) sử dụng mô hình VECM để kiểm nghiệm tại thị trường
Hàn Quốc và kết luận rằng TTCK Hàn Quốc có quan hệ đồng liên kết với chỉ số sản
phẩm quốc dân, tỉ giá, cán cân thương mại và cung tiền, điều đó có nghĩa là những
thay đổi của các nhân tố vĩ mô trên sẽ ảnh hưởng đến chỉ số giá chứng khoán Hàn
Quốc trong dài hạn.


6

Gjerde và Saettem (2000), Achsani và Strohe (2003) đã tiến hành nghiên cứu
ở những khu vực thị trường nhỏ như Na Uy, Indonesia và cũng kết luận rằng biến
động TTCK phản ứng ngược với những thay đổi về lãi suất, phản ứng thuận với sự
thay đổi của GDP, cung tiền và tỷ giá hối đoái.
Maysami và các cộng sự (2004) đã giải thích mối quan hệ giữa các biến vĩ
mô và chỉ số giá chứng khoán thị trường Singapore (SES All-S Equities Finance
Index, SES All-S Equities Property Index and SES All-S Equities Hotel Index) bằng
việc sử dụng mô hình vec tơ hiệu chỉnh sai số (VECM) của Jonhansen và Juselius
(1990) và kết luận rằng TTCK Singapore có mối quan hệ với các biến lãi suất, lạm
phát, tỉ giá, sản lượng công nghiệp và cung tiền.
Christopher Gan và các cộng sự (2006) đã kiểm định tác động của các biến
như lạm phát (CPI), tỷ giá hối đoái (EX) lãi suất ngắn hạn (SR), lãi suất dài hạn
(LR), tăng trưởng kinh tế (GDP), Cung tiền (M1) đến chỉ số giá chứng khoán trên
TTCK New Zealand (NZSE40). Kết quả cho thấy có mối quan hệ giữa các biến
kinh tế vĩ mô như lãi suất ngắn hạn, cung tiền và tăng trưởng kinh tế với chỉ số giá
chứng khoán NZSE40 giai đoạn 1990-2003.
Coleman và tettey (2008) đã nghiên cứu ảnh hưởng của các nhân tố vĩ mô
lên TTCK Ghana (GSE) và kết luận rằng lãi suất cho vay từ tiền gửi ngân hàng và tỉ
lệ lạm phát có ảnh hưởng đến TTCK của Ghana.
Yartey (2008) đã nghiên cứu các yếu tố quyết định đến sự phát triển của

TTCK các nền kinh tế mới nổi, sau đó giúp chúng ta hiểu hơn đối với trường hợp cụ
thể ở Nam Phi. Bài nghiên cứu đã kiểm tra thực nghiệm các nhân tố vĩ mô và các
yếu tố về thể chế chính trị bao gồm thu nhập, tổng tiết kiệm nội địa, tổng đầu tư nội
địa, tính thanh khoản của thị trường, ổn định kinh tế vĩ mô, vốn tư nhân, rủi ro chính
trị, pháp luật, tham nhũng và tính dân chủ quyết định đến TTCK được đo lường
bằng mức vốn hóa thị trường. Các tác giả đã sử dụng dữ liệu dạng bảng của 42 quốc
gia mới nổi với thời gian quan sát từ năm 1990 đến 2004, và đã có những phát hiện
có ý nghĩa quan trọng về chính sách đối với các nước thị trường mới nổi.


7

Đó là tăng trưởng kinh tế đóng một vai trò quan trọng trong việc phát triển TTCK, ở
giai đoạn đầu thành lập, sự phát triển của khu vực ngân hàng là quan trọng đối với
sự phát triển của TTCK các nước mới nổi, TTCK bổ sung chứ không phải là thay
thế cho ngành ngân hàng, các dịch vụ hỗ trợ từ hệ thống ngân hàng đóng góp đáng
kể cho sự phát triển của TTCK, tuy nhiên, ở giai đoạn sau, khi thị trường đã phát
triển thì thị trường lại có xu hướng cạnh tranh với khu vực ngân hàng; Đầu tư trong
nước là một yếu tố quyết định quan trọng đến sự phát triển TTCK các nước mới nổi,
vì thế, để thúc đẩy sự phát triển TTCK có thể khuyến khích đầu tư bằng các chính
sách thích hợp; Sự ảnh hưởng bởi tiết kiệm nội địa đến TTCK không có ý nghĩa
thống kê; Tính thanh khoản TTCK có ảnh hưởng tích cực phát triển TTCK, cải thiện
tính thanh khoản của TTCK tại các thị trường mới nổi có thể là một phương pháp
tiếp cận của việc thúc đẩy TTCK phát triển. Cuối cùng, chất lượng của tổ chức là
những yếu tố quyết định quan trọng của phát triển TTCK, giảm bớt rủi ro chính trị,
một yếu tố quan trọng trong quyết định đầu tư, bên cạnh đó, chất lượng pháp luật và
trật tự dân chủ là những yếu tố quan trọng cho sự phát triển TTCK của những nền
kinh tế mới nổi.
Suliaman D. Mohammad và các cộng sự (2009) nghiên cứu tác động các yếu
tố vĩ mô đến TTCK Karachi. Trong nghiên cứu này tác giả sử dụng số liệu hằng quý

để quan sát các yếu tố vĩ mô bao gồm tỷ giá hối đoái, dự trữ ngoại hối, chỉ số sản
xuất công nghiệp, chi tiêu tổng tài sản cố định, cung tiền M2 và chỉ số giá bán buôn
tác động đến chỉ số giá chứng khoán Karachi (Karachi Stock Exchange-KSE) giai
đoạn năm 1986-2007. Kết quả nghiên cứu cho thấy chỉ số sản xuất công nghiệp, dự
trữ ngoại hối, chỉ số giá bán buôn có tác động cùng chiều lên chỉ số giá chứng
khoán trong khi đó, tỷ giá hối đoái, chỉ tiêu tổng tài sản cố định, lãi suất và cung
tiền M2 có tác động nghịch chiều. Tất cả các hệ số tương quan đều có ý nghĩa thống
kê ngoại trừ biến chi tiêu tổng tài sản cố định.
Okpara (2010), đã nghiên cứu ảnh hưởng của chính sách tiền tệ đến lợi nhuận
của TTCK ở Nigeria. Tác giả đã sử dụng phương pháp kiểm định nghiệm đơn vị,
đồng liên kết và mô hình vec tơ hiệu chỉnh sai số để xem xét mối quan hệ trong


8

ngắn hạn và dài hạn giữa các biến lãi suất trái phiếu Chính phủ, tỉ lệ lãi suất thực (đã
loại trừ lạm phát), lãi suất chiết khấu đến lợi nhuận của TTCK (được tính bằng công
thức log(Pt/Pt-1)). Với chuỗi thời gian theo tháng từ tháng 1 năm 1985 đến tháng 12
năm 2006, bài nghiên cứu đã có kết luận, khi lãi suất chiếu khấu tăng lên thì lãi suất
thực và lãi suất trái phiếu Chính phủ cũng tăng và chính sách tiền tệ là một yếu tố
quyết định quan trọng đến lợi nhuận của TTCK dài hạn ở Nigeria. Nói cách khác,
hành vi lâu dài của lợi nhuận TTCK ở Nigeria phần lớn chịu ảnh hưởng bởi hai
biến, thứ nhất, lãi suất trái phiếu Chính phủ cao sẽ làm giảm lợi nhuận của TTCK,
thứ hai lãi suất hiện tại và một độ trễ của lãi suất tác động cùng chiều và quan trọng
đến biến động trong lợi nhuận của TTCK. Hệ số của phần dư điều chỉnh sai số bằng
32% phản ánh độ lệch từ cân bằng dài hạn giữa lợi nhuận của cổ phiếu và lãi suất
trái phiếu Chính phủ, hay nói cách khác tồn tại mối quan hệ dài hạn giữa lãi suất trái
phiếu Chính phủ và lợi nhuận của TTCK. Cơ chế điều chỉnh về trạng thái cân bằng
dài hạn trong mối quan hệ giữa lợi nhuận chứng khoán và lãi suất trái phiếu Chính
phủ là cơ chế điều chỉnh định kỳ hoặc bởi sự tương tác của thị trường hoặc bởi sự

can thiệp của Chính phủ. Một thông tin bổ sung trong sự biến động của các biến
được rút ra từ mô hình cho thấy sự biến động về lợi nhuận chủ yếu là do những cú
sốc về lãi suất. Kết quả này cho thấy những cải tiến mới lãi suất có thể là một yếu tố
dự báo tốt hơn về lợi nhuận của TTCK ở Nigeria.
Mu-lan Wang và các cộng sự (2010) đã nghiên cứu mối quan hệ giữa giá dầu,
tỉ giá và TTCK thế giới. Bài nghiên cứu đã giải thích mối quan hệ ngắn hạn và dài
hạn giữa các biến giá dầu, giá vàng, tỉ giá và chỉ số chứng khoán các nước Mỹ, Đức,
Nhật Bản, Thái Lan và Trung Quốc từ giữa năm 2006 đến tháng 2 năm 2009.
Phương pháp kiểm nghiệm đơn vị được thực hiện để kiểm tra tính dừng, phương
pháp đồng tích hợp (Johansen) được sử dụng để kiểm tra liệu có mối quan hệ dài
hạn giữa các biến hay không? mô hình Var được sử dụng để xác định độ trễ tối ưu,
kết quả là độ trễ tối ưu cho Mỹ, Nhật, Thái Lan và Trung Quốc là 9, trong khi đó
Đức là 10 và cuối cùng kiểm định nhân quả Granger để xác định mối quan hệ nhân
quả giữa các biến. Với phương pháp nghiên cứu như trên, kết quả đã chỉ ra rằng tồn


9

tại mối quan hệ đồng liên kết giữa giá dầu, giá vàng tỉ giá hối đoái và chỉ số giá
chứng khoán các nước Đức, Nhật Bản, Thái Lan và Trung Quốc, điều này có nghĩa
là tồn tại mối quan hệ dài hạn giữa các biến, trong khi đó ở thị trường Mỹ, mối quan
hệ dài hạn giữa các biến tương đối yếu. Bên cạnh đó kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra
rằng ở thị trường Thái Lan, giá dầu, giá chứng khoán, giá vàng có mối quan hệ nhân
quả 2 chiều. Các tác giả hy vọng kết quả phân tích sẽ cung cấp nhiều thông tin cho
các nhà đầu tư tài chính trong và ngoài nước, kết quả nghiên cứu cũng sẽ được sử
dụng để phục vụ cho việc ra quyết định của Chính phủ.
Ali M.B (2011) đã có bài nghiên cứu ảnh hưởng của các nhân tố vĩ mô và vi
mô lên TTCK của Dhaka. Bài nghiên cứu này đã nghiên cứu ảnh hưởng của 3 yếu tố
vĩ mô và 2 yếu tố vi mô lên chỉ số giá chứng khoán của TTCK Dhaka (DSI). Chỉ số
giá chứng khoán (DSI) là biến phụ thuộc, các biến độc lập bao gồm 3 biến vĩ mô là

lạm phát (INF), chỉ số sản lượng công nghiệp (IPD), thanh toán nước ngoài
(REMIT), 2 biến vi mô là chỉ số P/E thị trường (MKTPE) và tăng trưởng bình quân
hàng tháng của mức vốn hóa thị trường (PAGMCP). Các chuỗi dữ liệu được kiểm
tra tính dừng bằng phương pháp kiểm nghiệm đơn vị (unit root test). Phương pháp
bình phương bé nhất OLS được sử dụng để chạy mô hình hồi quy, các hệ số hồi quy
được kiểm tra tính phù hợp bằng kiểm định Wald với mức ý nghĩa 5% và cuối cùng
kiểm định nhân quả giữa các biến được sử dụng theo phương pháp của Granger
(1969). Dữ liệu được thu thập từ TTCK Dhaka (DSE) và ngân hàng Bangladesh
(BB) và được lấy hàng tháng từ T7/2002 đến T12/2009, tổng cộng 90 quan sát. Số
liệu các biến được sử dụng phương pháp logarithms. Kết quả hồi quy bội đã chỉ ra
rằng, lạm phát và thanh toán quốc tế có mối quan hệ ngược chiều vơi chỉ số giá
chứng khoán, bên cạnh đó mối quan hệ cùng chiều được tìm thấy giữa chỉ số công
nghiệp, chỉ số P/E, mức vốn hóa thị trường với chỉ số giá chứng khoán. Kiểm định
nhân quả Granger cho thấy không có mối quan hệ nhân quả giữa DSI với lạm phát,
chỉ số sản lượng công nghiệp, tỉ lệ tăng trưởng của mức vốn hóa thị trường, thanh
toán nước ngoài, tuy nhiên có mối quan hệ 1 chiều giữa giá chứng khoán và chỉ số
P/E thị trường. Như vậy thị trường không hiệu quả về mặt thông tin.


10

Pal and Mittal (2011) nghiên cứu về sự ảnh hưởng của các nhân tố vĩ mô lên
thị trường vốn của Ấn Độ. Mục đích của bài viết là giải thích mối quan hệ trong
ngắn hạn và dài hạn giữa TTCK Ấn độ và các biến số kinh tế vĩ mô. Qua việc sử
dụng chuỗi dữ liệu thời gian theo quý, từ quý 1 năm 1995 đến quý 4 năm 2008, các
tác giả đã sử dụng phương pháp kiểm nghiệm đơn vị ADF, kiểm nghiệm đồng liên
kết và mô hình hiệu chỉnh sai số (ECM) để rút ra kết luận thống kê trong ngắn hạn
và dài hạn về sự ảnh hưởng của 4 nhân tố vĩ mô là tỉ lệ lạm phát, lãi suất trái phiếu
Chính phủ kỳ hạn 1 năm, tỉ giá hối đoái giữa đồng Đôla Mỹ và đồng Rupee và tổng
tiết kiệm nội địa của nền kinh tế Ấn Độ lên hai chỉ số giá chứng khoán là BSE

Sensex của TTCK Bombay (30cty) và S&P CNX Nifty (50cty) của TTCK Quốc gia
Ấn Độ. Kết quả của bài nghiên cứu chứng minh rằng có quan hệ đồng liên kết giữa
các biến số vĩ mô lựa chọn trong mô hình đối với cả 2 TTCK, đó là mối quan hệ dài
hạn, điều đó có nghĩa sự thay đổi của các nhân tố vĩ mô sẽ tác động đến TTCK Ấn
Độ trong dài hạn. Mô hình ECM trong ngắn hạn đã chỉ ra rằng tỉ lệ lạm phát tác
động thật sự và ngược chiều trên cả hai chỉ số chứng khoán BSE Sensex và S&P
CNX Nifty; Tỉ giá hối đoái chỉ tác động ngược chiều đến chỉ số BSE Sensex, không
tác động đến chỉ số S&P CNX Nifty, khi tỉ giá hối đoái tăng lên 1% thì chỉ số BSE
Sensex sẽ giảm 0.96 điểm; Sự ảnh hưởng của lãi suất trái phiếu Chính phủ cho kết
quả khác nhau trên 2 TTCK, sự ảnh hưởng của biến lãi suất này lên chỉ số BSE
Sensex là không có ý nghĩa thống kê, tuy nhiên lại có ý nghĩa thống kê ở mức 7%
đối với chỉ số S&P CNX Nifty, và hệ số hồi quy là 0.02, như vậy S&P CNX 50 có
quan hệ cùng chiều với trái phiếu Chính phủ; Tổng tiết kiệm nội địa được kỳ vọng
là ảnh hưởng đến TTCK Ấn Độ, vì khi tiết kiệm tăng sẽ làm đầu tư tăng và chứng
khoán sẽ tăng, tuy nhiên các kết luận thống kê đã chỉ ra rằng, tổng tiết kiệm nội địa
2

được quan sát như là sự kết hợp vô nghĩa với cả hai chỉ số chứng khoán. R điều
chỉnh trên cả 2 phương trình tương đối thấp khoảng 18%, ngụ ý rằng chỉ có 18% sự
thay đổi của BSE Sensex và S&P CNX 50 được giải thích bởi các biến số tỉ giá, tiết
kiệm, lãi suất trái phiếu Chính phủ và tỉ lệ lạm phát. Điều này có nghĩa, có rất nhiều
các nhân tố vĩ mô khác ngoài mô hình ảnh hưởng đến sự biến động của các chỉ số
chứng khoán. Hệ số ECM trên cả 2 phương trình cho thấy tốc độ điều chỉnh xảy ra


11

trong trạng thái cân bằng dài hạn là số âm và có ý nghĩa thống kê, giá trị âm xác
nhận sự tồn tại của mối quan hệ cân bằng dài hạn trong mô hình, hệ số ECM chỉ ra
tốc độ điều chỉnh có giá trị lần lượt là 0,17(đối với phương trình BSE Sensex là biến

phụ thuộc) và 0.25 (đối với phương trình S&P CNX 50 là biến phụ thuộc), có nghĩa
rằng 17%, 25% sự mất cân bằng trong dài hạn trước đó sẽ được điều chỉnh trong
ngắn hạn.
2.2 Tổng quan các nghiên cứu thực nghiệm ở Việt Nam về ảnh hưởng
của các nhân tố vĩ mô đến thị trường chứng khoán Việt Nam
Đối với TTCK Việt Nam, cũng đã có nhiều bài nghiên cứu về sự ảnh hưởng
của các nhân tố vĩ mô đến TTCK.
Nguyễn Hữu Tuấn (2011) đã có bài nghiên cứu “Ảnh hưởng của biến số vĩ
mô đến TTCK Việt Nam”, theo bài nghiên cứu, TTCK chịu tác động của nhiều yếu
tố trong đó có các biến số vĩ mô như giá trị sản lượng công nghiệp, cung tiền, tỷ giá,
lạm phát…Bằng mô hình nghiên cứu định lượng, tác giả đã đo lường mức độ ảnh
hưởng của các biến số vĩ mô đến chỉ số giá VN-Index của TTCK Việt Nam giai
đoạn 2005-2010. Kiểm định đồng liên kết được sử dụng để đo lường mối quan hệ
giữa các biến trong dài hạn. Khi tồn tại mối quan hệ đồng liên kết thì mô hình hiệu
chỉnh sai số dạng véc tơ (VECM) được thực hiện nhắm giúp theo dõi mối quan hệ
cân bằng dài hạn. Mô hình hiệu chỉnh sai số (ECM) được sử dụng để xác định mối
quan hệ giữa các biến trong ngắn hạn. Kết quả phân tích định lượng cho thấy trong
dài hạn cung tiền M2 có mối quan hệ cùng chiều với chỉ số giá chứng khoán, lạm
phát có mối quan hệ ngược chiều với chỉ số chứng khoán và có ý nghĩa thống kê.
Khaled Hussainey and Le Khanh Ngoc (2009) đã nghiên cứu 2 nhân tố vĩ mô
là lãi suất và sản lượng công nghiệp ảnh hưởng đến TTCK Việt Nam, với chuỗi dữ
liệu theo tháng từ tháng 1 năm 2001 đến tháng 4 năm 2008, các tác giả đã sử dụng
phương pháp kiểm nghiệm đơn vị và mô hình véc tơ hiệu chỉnh sai số để xác đinh
mối quan hệ trong dài hạn kết quả đã chỉ ra rằng sản lượng công nghiệp có ảnh
hưởng cùng chiều với giá chứng khoán, tuy nhiên lãi suất không ảnh hưởng đến giá
chứng khoán.


12


Tô Nguyễn Trường An (2010) trong luận văn của mình đã nghiên cứu “ảnh
hưởng của chính sách tiền tệ đến TTCK Việt Nam” với cách tiếp cận khác, tác giả
đã phân tích nhân tố khám phá EFA dựa trên kết quả khảo sát phản ứng của các nhà
đầu tư trên TTCK Thành phố Hồ Chí Minh trước những thông tin về chính sách tiền
tệ liên quan đến lãi suất, lạm phát, tỉ lệ dự trữ bắt buộc, cung tiền, tỉ giá và GDP sẽ
tác động như thế nào đến TTCK. Nghiên cứu cho thấy mức độ đồng ý của các nhà
đầu tư qua khảo sát 5 nhóm nhân tố, với thang đo 5 mức, là trên mức trung bình
(>3) như vậy, nhà đầu tư ghi nhận có sự ảnh hưởng của chính sách tiền tệ lên
TTCK. Trong các nhóm nhân tố, nhóm nhân tố lãi suất là nhóm mang lại tác động
ảnh hưởng lớn nhất, và nhóm nhân tố tỷ giá USD/VND là nhóm có tác động ảnh
hưởng ít nhất.
2.3 Kết luận rút ra từ các nghiên cứu thực nghiệm về sự ảnh hưởng của
các nhân tố vĩ mô đến thị trường chứng khoán.
Như vậy, qua việc tham khảo các nghiên cứu thực nghiệm về sự ảnh hưởng của
các nhân tố vĩ mô đến TTCK chúng ta đều thấy rằng tất cả các bài nghiên cứu đều
thống nhất ở nội dung có sự ảnh hưởng của các nhân tố vĩ mô lên TTCK và có rất nhiều
các nhân tố vĩ mô ảnh hưởng đến TTCK trong ngắn hạn và cả trong dài hạn.

Tuy nhiên ở mỗi bài nghiên cứu lại có kết luận khác nhau về mức độ ảnh
hưởng, thời gian ảnh hưởng hay thái độ ảnh hưởng của các biến vĩ tác động lên
TTCK, chẳng han theo Gjerde và Saettem (2000), cho rằng tỷ giá hối đoái phản ứng
thuận với sự thay đổi của TTCK ở Na Uy, tuy nhiên Suliaman và các cộng sự
(2009) lại có kết luận, tỉ giá hối đoái tác động ngược chiều đến TTCK Karachi, hay
Okpara (2010) đã kết luận lãi suất trái phiếu Chính phủ tăng sẽ làm giảm lợi nhuận
trên TTCK Negeria, nhưng Pal and Mittal (2011) lại có kết luận lãi suất trái phiếu
Chính phủ tăng sẽ làm tăng chỉ số giá chứng khoán S&P CNX 50 của TTCK Quốc
gia Ấn Độ. Yartey (2008) cho rằng tiết kiệm nội địa không ảnh hưởng đến TTCK,
tuy nhiên Garcia và Liu (1999) lại có kết luận ngược lại, tỉ lệ tiết kiệm là yếu tố
quyết định quan trọng, tác động cùng chiều đến giá trị vốn hóa của TTCK. Mu- lan
Wang và các cộng sự (2010) cho rằng tồn tại mối quan hệ dài hạn giữa giữa giá dầu,

giá vàng, tỉ giá hối đoái các nước Đức, Nhật Bản, Thái Lan và Trung Quốc, tuy
nhiên điều này lại không xảy ra trên thị trường Mỹ.


13

Như vây có sự ảnh hưởng của các nhân tố vĩ mô đến TTCK, điều này đã
được minh chứng rõ ràng qua bài nghiên cứu các nước, tuy nhiên do đặc thù kinh tế
vĩ mô mỗi nước khác nhau, do sự thay đổi qua thời gian của các biến kinh tế vĩ mô,
do trình độ phát triển của TTCK mỗi nước khác nhau, do thời gian nghiên cứu khác
nhau nên sự biểu hiện trong mối quan hệ giữa các nhân tố vĩ mô và TTCK ở mỗi
nước khác nhau, và có những kết luận trái chiều, có những nhân tố ở thị trường này
thì ảnh hưởng, nhưng ở thị trường khác lại không ảnh hưởng, hay có những nhân tố
ảnh hưởng cùng chiều ở thị trường này nhưng lại ảnh hưởng ngược chiều ở thị
trường khác. Có những nhân tố ở Quốc gia này này ảnh hưởng ngắn hạn đến TTCK
nhưng ở Quốc gia khác lại ảnh hưởng dài hạn đến TTCK. Chính vì sự khác nhau
này nên những nghiên cứu về sự ảnh hưởng của các nhân tố vĩ mô đến TTCK luôn
là đề tài mới mẻ, không bao giờ cũ và được quan tâm bởi rất nhiều nhà nghiên cứu,
các nhà đầu tư, các nhà hoạch định chính sách hay bởi những ai quan tâm đến
TTCK.
Đối với TTCK Việt Nam, cũng đã có rất nhiều các nghiên cứu trước đây
nghiên cứu về sự ảnh hưởng của các nhân tố vĩ mô đến TTCK, tuy nhiên qua tham
khảo nghiên cứu của Pal and Mittal (2011) trên TTCK Ấn Độ, tác giả muốn vận
dụng phương pháp nghiên cứu, vận dụng các biến vĩ mô trong bài nghiên cứu này
đế thực hiện nghiên cứu trên TTCK Việt Nam bởi những lý do sau:
 Cũng như Ấn Độ, Việt Nam là nước Châu Á đang phát triển cần một
lượng vốn lớn cho nền kinh tế, TTCK luôn khát vốn như vậy liệu, trong các năm
qua Tổng tiết kiệm nội địa quốc gia của Việt Nam tăng, có phải là nhân tố tích cực
tạo ra nguồn vốn phát triển TTCK? Tổng tiết kiệm nội địa Quốc gia là nhân tố mới
ít được nghiên cứu trong các bài nghiên cứu trước đây, chính vì lẽ đó tác giả muốn

sử dụng nhân tố này để phân tích sự ảnh hưởng lên TTCK ở Việt Nam.


Bên cạnh nhân tố tổng tiết kiệm nội địa Quốc gia, lãi suất trái phiếu

Chính phủ cũng là nhân tố mới, ít được phân tích trong các nghiên cứu trước đây.
Phát hành trái phiếu Chính phủ là kênh huy động vốn mà Việt Nam rất hay áp dụng


×