Tải bản đầy đủ (.pdf) (140 trang)

Nghiên cứu thực trạng dịch vụ hậu cần điện tử (elogistics) tại Thành phố Hồ Chí Minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.7 MB, 140 trang )

See discussions, stats, and author profiles for this publication at: />
BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM TP. HCM
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH BÁO CÁO NGHIỆM THU ĐỀ TÀI Đề tài: NGHIÊN
CỨU THỰC TRẠNG DỊCH VỤ HẬU CẦN ĐIỆN TỬ (E-LOGISTICS) T...
Research · June 2020
CITATIONS

READS

0

27

1 author:
Nguyen Xuan Quyet
Ho Chi Minh City University of Food Industry
20 PUBLICATIONS   1 CITATION   
SEE PROFILE

Some of the authors of this publication are also working on these related projects:

Create new project "Tạp chí khoa học công nghệ và thực phẩm" View project

Vietnamese Journal of Agricultural Science View project

All content following this page was uploaded by Nguyen Xuan Quyet on 15 June 2020.

The user has requested enhancement of the downloaded file.


BỘ CÔNG THƯƠNG


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM TP. HCM

KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

BÁO CÁO NGHIỆM THU ĐỀ TÀI

Đề tài: NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG DỊCH VỤ
HẬU CẦN ĐIỆN TỬ (E-LOGISTICS) TẠI
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Chủ nhiệm đề tài: TS. NGUYỄN XUÂN QUYẾT

- TP. Hồ Chí Minh, tháng 09 năm 2019 -


BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM TP. HCM

KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

BÁO CÁO NGHIỆM THU ĐỀ TÀI
Đề tài: NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG DỊCH VỤ
HẬU CẦN ĐIỆN TỬ (E-LOGISTICS) TẠI
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Chủ nhiệm đề tài: TS. Nguyễn Xuân Quyết
TS. Trần Thị Ngọc Lan

Đơn vị chủ trì: KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
Cơ quan chủ trì: TRƯỜNG ĐH CƠNG NGHIỆP THỰC PHẨM TP.HCM


- TP. Hồ Chí Minh, tháng 09 năm 2019 -


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu riêng của bản thân. Các kết quả nghiên cứu được
trình bày trong báo cáo là trung thực, khách quan và chưa từng dùng bảo vệ để lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện báo cáo đã được cảm ơn và các thơng tin
trích dẫn trong nghiên cứu này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
TP. Hồ Chí Minh, ngày
Tác giả

i

tháng

năm 2019


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành đề tài nghiên cứu tác giả đã nhận được sự giúp đỡ và tạo điều kiện của rất nhiều
người, sau đây là lời cảm ơn chân thành của tác giả:
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn các cơ quan ban ngành và bà con nhân dân TP. Hồ Chí Minh, các Lãnh đạo,
quản lý và cán bộ, nhân viện doanh nghiệp logistics, thương mại điện tử, kinh doanh bán lẻ, chuyển phát
nhanh,… đã cung cấp số liệu, thông tin phục vụ cho việc nghiên cứu của đề tài.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn tới bạn bè, đồng nghiệp, người thân trong gia đình và cơ
quan đang công tác, Trường đại học Công nghiệp Thực phẩm TP. Hồ Chí Minh, Khoa Quản trị Kinh
doanh,… đã tạo điều kiện về thời gian, động viên, chia sẻ tinh thần, giúp đỡ tơi trong q trình nghiên
cứu đề tài.
TP. Hồ Chí Minh, ngày

Tác giả

ii

tháng

năm 2019


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

B2B

Business To Business

B2C

Business To Consumer

CNTT

Công nghệ thơng tin

CP

Chính phủ

DN

Doanh nghiệp


DV

Dịch vụ

HĐND

Hội đồng nhân dân

HH

Hàng hố

KHCN

Khoa học công nghệ

KT-XH

Kinh tế xã hội

NCC

Nhà cung cấp



Nghị định

TMĐT


Thương mại điện tử

TP.HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

TT

Thơng tư

UBND

Uỷ ban nhân dân

iii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Tên bảng

Trang

Bảng 3.1: Các bước trong nghiên cứu .......................................................................... 33
Bảng 3.2: Thang đo và mã hóa thang đo chính thức ..................................................... 36
Bảng 3.3. Ma trận SWOT ............................................................................................ 43
Bảng 4.1: Bảng mơ tả mẫu theo giới tính ..................................................................... 44
Bảng 4.2: Bảng mơ tả mẫu theo trình độ ...................................................................... 45
Bảng 4.3: Bảng mô tả chức vụ ..................................................................................... 46
Bảng 4.4: Bảng thống kê mô tả các biến quan sát ........................................................ 47

Bảng 4.5: Kết quả Cronbach’s Alpha thang đo “Nhận thức của khách hàng” ............... 49
Bảng 4.6: Kết quả Cronbach’s Alpha thang đo “Công nghệ và bảo mật” ..................... 50
Bảng 4.7: Kết quả Cronbach’s Alpha thang đo “Hạ tầng pháp lý” ............................... 50
Bảng 4.8: Kết quả Cronbach’s Alpha thang đo “Sở hữu trí tuệ và bảo vệ người tiêu dùng”
...................................................................................................................... 51
Bảng 4.9: Kết quả Cronbach’s Alpha thang đo “Hệ thống thanh toán điện tử” ............. 52
Bảng 4.10: Kết quả Cronbach’s Alpha thang đo “Nguồn nhân lực” ............................. 52
Bảng 4.11: Kết quả Cronbach’s Alpha thang đo “Tổ chức và quản trị” ........................ 53
Bảng 4.12: Bảng kiểm định KMO về tính phù hợp của việc lấy mẫu KMO and Bartlett's
Test ............................................................................................................... 54
Bảng 4.13: Bảng diễn giải biến tổng hợp ..................................................................... 54
Bảng 4.14: Bảng kết quả phân tích nhân tố EFA thang đo các yếu tố ảnh hưởng đến elogistics ......................................................................................................... 56
Bảng 4.15: Bảng tổng hợp các yếu tố sau khi phân tích EFA ....................................... 57
Bảng 4.16: Kết quả phân tích tương quan .................................................................... 60
Bảng 4.17: Bảng kiểm định Dubin – Watson ............................................................... 66
Bảng 4.18: Bảng kiểm định đa cộng tuyến ................................................................... 66
Bảng 4.19: Bảng ANOVAa “ELOGISTICS” ............................................................... 67
Bảng 4.20: Bảng tổng hợp các kết quả kiểm định giả thuyết ........................................ 68
Bảng 4.21: Đánh giá yếu tố “X1. Nhận thức của khách hàng” ..................................... 69
Bảng 4.22: Đánh giá yếu tố “X2. Công nghệ và bảo mật” ............................................ 69
Bảng 4.23: Đánh giá yếu tố “X3. Hạ tầng pháp lý” ...................................................... 70
Bảng 4.24: Đánh giá yếu tố “X4. Sở hữu trí tuệ và bảo vệ người tiêu dùng” ................ 70
Bảng 4.25: Đánh giá yếu tố “X5. Hệ thống thanh toán điện tử” ................................... 71
Bảng 4.26: Đánh giá yếu tố “X6. Nguồn nhân lực”...................................................... 71
Bảng 4.27: Đánh giá yếu tố “X7. Tổ chức và quản trị” ................................................ 72
Bảng 4.28: Bảng Kiểm tra tính đồng nhất của phương sai biến “Giới tính” .................. 73
Bảng 4.29: Bảng ANOVA biến “Giới tính” ................................................................. 73
iv



Bảng 4.30: Bảng Kiểm tra tính đồng nhất của phương sai biến “Trình độ” .................. 74
Bảng 4.31: Bảng ANOVA biến “Trình độ”.................................................................. 74
Bảng 4.32: Bảng Kiểm tra tính đồng nhất của phương sai biến “Chức vụ” ................... 75
Bảng 4.33: Bảng ANOVA biến “Chức vụ” .................................................................. 75
Bảng 4.34: Bảng tổng kết kết quả kiểm định sự khác biệt với e-logistics theo các đặc
điểm cá nhân ................................................................................................. 75
Bảng 5.1. Ma trận SWOT xác định các chiến lược...................................................... 87

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH
Tên bảng

Trang

Hình 1.1.Mối quan hệ giữa các loại chi phí logistics ...................................................... 8
Hình 1.2. Mơ hình Logistics thương mại điện tử của Trần Phương Nam (2014) ........ 16
Hình 1.3. Mơ hình Logistics đáp ứng đơn hàng truyền thống ....................................... 17
Hình 1.4. Mơ hình Logistics đáp ứng đơn hàng trực tuyến ........................................... 17
Hình 1.5. Quy trình xử lý đơn đặt hàng trong Logistics đầu ra ..................................... 18
Hình 2.1. Mơ hình các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình logistics của Trần Phương Nam
(2014) ............................................................................................................ 26
Hình 2.2. Mơ hình các yếu tố ảnh hưởng đến q trình e-logistics của Nguyễn Anh
Dương (2014) ................................................................................................ 28
Hình 2.3. Mơ hình các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình e-logistics ............................... 32
Hình 3.1. Khung nghiên cứu ........................................................................................ 34
Hình 4.1. Mơ hình nghiên cứu điều chỉnh .................................................................... 59
Hình 4.2. Đồ thị phân tán Scactterplot ........................................................................ 64
Hình 4.3. Biểu đồ tần số Histogram ............................................................................. 65
Hình 4.4. Biểu đồ P- plot Nguồn: Số liệu khảo sát ....................................................... 65
Hình 5.1. Quy mơ thị trường thương mại điện tử và e-logistics ước tính (triệu Euro) ... 78
Hình 5.2. Các hình thức vận chuyển, giao nhận được sử dụng .................................... 79

Hình 5.3. Các yếu tố tác động và trở ngại khi mua sắm trực tuyến ............................... 80
Hình 5.4. Mơ hình Dịch vụ hậu cần điện tử (e-logistics) .............................................. 90
Biểu đồ 4.1: Mơ tả mẫu theo giới tính.......................................................................... 44
Biểu đồ 4.2: Mơ tả mẫu theo trình độ .......................................................................... 45
Biểu đồ 4.3: Mô tả mẫu theo chức vụ .......................................................................... 46

v


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ....................................................................................... 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ............................................................................ 3

1.3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................ 4

1.4.

Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................... 4

1.5.

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài .............................................................. 5


1.6.

Bố cục của đề tài.................................................................................................. 5

Tóm tắt mở đầu ............................................................................................................. 5
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DỊCH VỤ HẬU CẦN ĐIỆN TỬ (E-LOGICTICS)6
1.1. Khái niệm cơ bản ................................................................................................... 6
1.1.1 Tổng quan về quản trị Logistics ............................................................................ 6
1.1.2. Dịch vụ Hậu cần điện tử (E-Logistics) ............................................................... 13
1.2. Mơ hình hậu cần thương mại điện tử của Trần Phương Nam (2014) ................... 16
1.2.1. Logistics đầu ra thương mại điện tử (e-fulfilmente) ........................................... 17
1.2.2. Logistics đầu vào thương mại điện tử (e-procurement)....................................... 19
1.2.3. Logistics ngược (reverse logistics) ..................................................................... 21
2.2.4. Những điều kiện để phát triển mơ hình Logistics điện tử (e-logistics) ................ 22
1.3. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan ............................................................ 22
1.3.1. Cơng trình nghiên cứu trong nước...................................................................... 22
1.3.2. Cơng trình nghiên cứu nước ngồi ..................................................................... 24
Tóm tắt chương 1 ........................................................................................................ 25
CHƯƠNG 2. MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU .................................................................... 26
2.1. Giả thuyết và mơ hình nghiên cứu ........................................................................ 26
2.1.1. Nghiên cứu của Trần Phương Nam (2014). ....................................................... 26
2.1.2. Nghiên cứu của Nguyễn Anh Dương (2014). .................................................... 27
2.1.3. Nghiên cứu của Julien Brun (2015). .................................................................. 30
2.2. Nội dung, yếu tố nghiên cứu ................................................................................. 31
Tóm tắt chương 2 ........................................................................................................ 32
CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................................................... 33
3.1. Quy trình nghiên cứu ............................................................................................ 33
3.2. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................... 35
3.2.1. Nghiên cứu định tính ......................................................................................... 35

3.2.2. Thiết kế bảng câu hỏi ......................................................................................... 35
vi


3.2.3. Mẫu nghiên cứu ................................................................................................. 37
3.2.4. Nghiên cứu định lượng ...................................................................................... 38
3.2.5. Ma trận SWOT – Tìm giải pháp chiến lược........................................................ 43
TÓM TẮT CHƯƠNG 3 .............................................................................................. 43
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ....................................... 44
4.1. Kết quả nghiên cứu ............................................................................................... 44
4.1.1. Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu ........................................................................ 44
4.1.2. Thống kê mô tả các biến định lượng .................................................................. 47
4.1.3. Phân tích độ tin cậy thang đo – Cronbach’s Alpha ............................................. 48
4.1.4. Phân tích nhân tố khám phá (EFA) .................................................................... 53
4.1.5. Mơ hình nghiên cứu điều chỉnh.......................................................................... 59
4.1.6. Phân tích tương quan (pearson).......................................................................... 60
4.1.7. Phân tích hồi quy tuyến tính và kiểm định mơ hình ............................................ 62
4.1.8. Thống kê mô tả thang điểm likert các yếu tố rút ra từ kết quả phân tích hồi quy . 69
4.1.9. Kiểm định yếu tố ảnh hưởng khác đến e-logistics .............................................. 72
TÓM TẮT CHƯƠNG 4 .............................................................................................. 76
CHƯƠNG 5: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ HẬU CẦN ĐIỆN TỬ (ELOGISTICS) TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ......................................... 77
5.1. Thực trạng và cơ sở đề xuất giải pháp chiến lược phát triển e-logistics tại thành phố
Hồ Chí Minh ................................................................................................. 77
5.2. Ma trận giải pháp chiến lược phát triển e-logistics tại thành phố Hồ Chí Minh...... 84
5.2.1. Xây dựng mơ hình e-logistics với sự kết nối hoạt động thương mại điện tử với
logitics đa phương thức trong xu thế cách mạng công nghiệp 4.0 ................... 88
5.2.2. Đẩy mạnh đầu tư ứng dụng khoa học cơng nghệ theo xu hướng hình thành ngành
e-logistics, có chính sách hỗ trợ vốn đầu tư cho doanh nghiệp e-logistics và
khuyến khích các doanh nghiệp cơng nghệ cao tham gia. ............................... 93
5.2.3. Xây dựng Trung tâm Logistics, kết hợp với hồn thiện và đồng bộ hố kết cấu hạ

tầng e-logistics. .............................................................................................. 96
5.2.4. Khai thác mạng lưới doanh nghiệp ngành tập trung, với hình thức giao dịch trực
tuyến đa dạng, nhằm chia sẻ và khai thác chung nguồn lực ngành. ................. 97
5.2.5. Đẩy mạnh đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành, bồi dưỡng nhân lực
tại doanh nghiệp. ........................................................................................... 98
5.2.6. Hoàn thiện pháp luật về dịch vụ hậu cần điện tử (e-logistics) ........................... 101
TÓM TẮT CHƯƠNG 5 ............................................................................................ 103
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................................................ 104
1. Kết luận................................................................................................................. 104
vii


2. Khuyến nghị .......................................................................................................... 104
3. Những hạn chế của nghiên cứu và đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo .................. 106
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 108
DANH MỤC CÁC BÀI BÁO LIÊN QUAN ............................................................. 112
PHỤ LỤC ................................................................................................................. 113

viii


PHẦN MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Logistics là ngành dịch vụ quan trọng trong cơ cấu tổng thể nền kinh tế quốc dân,
đóng vai trị hỗ trợ, kết nối và thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, góp phần gia tăng giá trị
hàng hóa, nâng cao năng lực cạnh tranh của thương mại và nền kinh tế. Phát triển dịch vụ
logistics thành một ngành dịch vụ đem lại giá trị gia tăng cao, gắn dịch vụ logistics với
phát triển sản xuất hàng hóa, xuất nhập khẩu và thương mại trong nước… Chính vì vậy,
Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 200/QĐ-TTg ngày 14/02/2017 về Kế
hoạch hành động nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics Việt Nam

đến năm 2025, với mục tiêu đến năm 2025, tỷ trọng đóng góp của ngành dịch vụ logistics
vào GDP đạt 8%-10%, tốc độ tăng trưởng dịch vụ đạt 15%-20%, tỷ lệ thuê ngoài dịch vụ
logistics đạt 50%-60%, chi phí logistics giảm xuống tương đương 16%-20% GDP, xếp
hạng theo chỉ số năng lực quốc gia về logistics (LPI) trên thế giới đạt thứ 50 trở lên…
(Chính phủ, 2017).
Thống kê mới đây của Hiệp hội Doanh nghiệp logistics Việt Nam cho biết, cả
nước hiện có khoảng trên 3.000 doanh nghiệp logistics đang hoạt động, bao gồm cả
doanh nghiệp có vốn nước ngồi. Dịch vụ logistics ở Việt Nam hiện có quy mơ 20-22 tỷ
USD/năm, chiếm 20,9% GDP của cả nước. Nếu chỉ tính riêng khâu quan trọng nhất
trong logistics là vận tải, chiếm từ 40-60% chi phí thì cũng đã là một thị trường dịch vụ
khổng lồ. Tuy nhiên, thống kê cũng cho thấy, cộng đồng doanh nghiệp logistics Việt
Nam chiếm hơn 80% tổng số doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics tại Việt Nam,
song hầu hết chỉ làm dịch vụ các chuỗi cung ứng nhỏ trong lãnh thổ Việt Nam với một số
phân khúc như: Dịch vụ giao nhận, cho thuê kho bãi, làm thủ tục hải quan, gom hàng lẻ
và thị phần tại các cảng... Trong khi đó, các hoạt động lớn hơn, mang tính liên vận quốc
tế đều do thiểu số các công ty, tập đoàn đa quốc gia đảm trách. Ngược lại, các cơng ty
logistics nước ngồi lại đang chiếm giữ tới 80% thị phần, trong khi họ chỉ có khoảng 25
doanh nghiệp hoạt động, hơn 1.200 doanh nghiệp logistics nội địa của Việt Nam còn lại
nắm giữ 20% thị phần còn lại… Một trong những lí do của bất cập là logistics Việt Nam

1


hạn chế về cơ sở hạ tầng (cả phần cứng lẫn phần mềm), thiếu đồng bộ trong hệ thống dây
truyền cung ứng dịch vụ,… (Thế Hưng, 2017) 1.
Trong xu hướng dịch chuyển từ thương mại truyền thống sang thương mại điện tử
của kinh tế thế giới hiện đại, ngành dịch vụ hậu cần cũng có những thay đổi nhanh chóng
và đã theo kịp hầu như tức thời xu hướng chung đó. Kết quả là ngành dịch vụ hậu cần
điện tử (e-Logistics) ra đời, về căn bản cũng là dịch vụ hậu cần, nhưng sự ln chuyển
của dịng thơng tin giữa các mắt xích từ nhà cung cấp đầu tiên đến người tiêu dùng cuối

cùng được thực hiện thông qua môi trường internet, được xem là giải pháp hàng đầu cho
việc thực hiện mục tiêu “Ứng dụng các công nghệ mới trong logistics, đào tạo nhân lực
chuyên nghiệp, trình độ cao về logistics, góp phần thúc đẩy thuận lợi hóa thương mại, tái
cấu trúc hoạt động sản xuất, thương mại của doanh nghiệp”, mà Quyết định 200/QĐTTg của Chính phủ đã nêu (Thế Hưng, 2017).
Việt Nam là một trong những quốc gia có nền thương mại điện tử phát triển nhanh
nhất thế giới, được đánh giá là thị trường đầy tiềm năng của ngành dịch vụ hậu cần điện
tử. Sự bùng nổ của xu hướng mua sắm trực tuyến và giao hàng tận nơi tại Việt Nam
những năm gần đây mở ra nhiều cơ hội cho các nhà cung cấp dịch vụ hậu cần điện tử.
Chỉ trong năm 2017, hơn 50 nhà cung cấp dịch vụ hậu cần điện tử trong và ngồi nước
đã gia nhập thị trường... Do vậy, Chính phủ cũng đã ban hành Nghị định số
163/2017/NĐ-CP với các quy định về kinh doanh dịch vụ hậu cần, bắt đầu có hiệu lực từ
ngày 20/02/2017. Nghị định này được kỳ vọng sẽ mở cửa thị trường dịch vụ hậu cần Việt
Nam cho nhà đầu tư nước ngoài (Trường Giang, 2018)2.
Là một quốc gia với lợi thế có nhiều cảng nước sâu, nhưng ngành logistics vẫn
chưa thể trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn vì cịn q nhiều hạn chế. Một trong
những hạn chế, rào cản đó chính là chi phí logistics của Việt Nam đang ở mức rất cao từ
21 - 25% GDP, trong khi các nước khác chỉ khoảng 7 – 15%... Lí do là tình trạng thiếu
đồng bộ của kết cấu hạ tầng cho ngành Logistics đã hạn chế sự phát triển của hoạt động
logistics. Trong khi đó, E-logistics vừa là một cơng cụ, vừa là một giải pháp kết nối đồng

1
Thế Hưng (2017). Dịch vụ logistics ở Việt Nam có quy mơ 20-22 tỷ USD/năm. Diễn đàn dân trí Việt Nam. Truy
cập tại: lúc: 15:26 | 17/01/2018.
2
Trường Giang (2018). Triển vọng tươi sáng của ngành dịch vụ hậu cần điện tử Việt Nam. Báo Kinh tế & Tiêu
dùng. Truy cập tại: lúc: 17:46 | 28/02/2018.

2



bộ kết cấu hạ tầng cho ngành Logistics lại chưa được quan tâm phát triển một cách đúng
mức… Do vậy, Phát biểu tại diễn đàn, ông Trần Tuấn Anh, Bộ trưởng Bộ Công Thương,
nhấn mạnh Logistics phải được coi là một ngành dịch vụ cơ sơ hạ tầng, đóng vai trị quan
trọng trong đổi mới mơ hình tăng trưởng và cơ cấu lại nền kinh tế Việt Nam (Trần
Giang, 2017) 3.
Nhằm đóng góp vào việc triển khai Quyết định 200/QĐ-TTg ngày 14/02/2017 của
Thủ tướng Chính phủ về Kế hoạch hành động nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển
dịch vụ logistics Việt Nam đến năm 2025 tại TP.HCM, nhóm tác giả đã lựa chọn đề tài:
“Nghiên cứu thực trạng dịch vụ hậu cần điện tử (E-logistics) tại TP.HCM”. Với mục
tiêu: Nghiên cứu thực trạng, phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến dịch vụ hậu cần điện từ
(E-logistics) ở TP.HCM; Đề xuất các giải pháp phát triển E-logistics, nhằm kết nối đồng
bộ kết cấu hạng tầng Logistics, giúp tăng tính hiệu quả, giảm thiểu chi phí,… và nâng
cao tính cạnh tranh của các DN logistics ở TP.HCM nói riêng và Việt Nam nói chung.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
-

Mục tiêu chung, Nghiên cứu này được thực hiện nhằm nghiên cứu thực trạng,
xác định và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến dịch vụ hậu cần điện từ (Elogistics) ở TP.HCM. Qua đó, đề xuất các giải pháp phát triển E-logistics, nhằm
kết nối đồng bộ kết cấu hạng tầng Logistics, giúp tăng tính hiệu quả, giảm thiểu
chi phí,… và nâng cao tính cạnh tranh của các DN logistics ở TP.HCM nói riêng
và Việt Nam nói chung.

-

Mục tiêu cụ thể
o Tổng kết và làm mới cơ sở lí luận và thực tiễn về dịch vụ hậu cần điện từ elogistics.
o Nghiên cứu thực trạng dịch vụ hậu cần điện từ (E-logistics) tại TP.HCM
nói riêng và Việt Nam nói chung.
o Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến dịch vụ hậu cần điện từ (E-logistics) tại
TP.HCM nói riêng và Việt Nam nói chung.

o Đề xuất các giải pháp phát triển E-logistics, nhằm kết nối đồng bộ kết cấu
hạ tầng e-logistics tại TP.HCM nói riêng và Việt Nam nói chung.

1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3

Trấn Giang (2017). Chi phí logistics của Việt Nam chiếm 21 – 25% GDP,. Dân Việt, Truy cập tại:
lúc 14:02 PM, 15/12/2018.

3


Đối tượng nghiên cứu: Thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến dịch vụ hậu cần
điện từ (E-logistics) tại TP.HCM nói riêng và Việt Nam nói chung.
Phạm vi nghiên cứu: đề tài nghiên cứu này được thực hiện tại thành phố Hồ Chí
Minh. Đây là địa bàn tập trung nhiều DN logistics, giao nhận vận tải hàng hóa, cũng như
các DN sử dụng dịch vụ e-logistics.
Thời gian nghiên cứu: bắt đầu từ ngày 11/2017 đến ngày 11/2018.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện qua 2 phương pháp:
- Nghiên cứu định tính: Được sử dụng trong nghiên cứu khám phá, nghiên cứu các
tài liệu thứ cấp liên quan và sau đó tiến hành thảo luận, bằng cách phỏng vấn các chuyên
gia xin ý kiến và hiệu chỉnh câu hỏi, tiếp theo phỏng vấn thử trước 15 chuyên gia và quản
lý làm việc trong ngành logistics, thương mại điện tử (TMĐT), kinh doanh bán lẻ,.. tại
thành phố Hồ Chí Minh (Phụ lục 1) bằng bảng câu hỏi đã được hiệu chỉnh sau khi tham
khảo ý kiến chuyên gia (Phụ lục 2). Nhằm mục đích tìm hiểu sâu hơn thực trạng và các
yếu tố ảnh hưởng đến dịch vụ hậu cần điện từ (E-logistics) tại thành phố Hồ Chí Minh
nói riêng và Việt Nam nói chung. Qua đó, khẳng định và bổ sung thêm những tiêu chí
đánh giá, xây dựng bảng câu hỏi và điều chỉnh thang đo phục vụ cho quá trình nghiên
cứu định lượng.

- Nghiên cứu định lượng: Kết quả nghiên cứu định tính sẽ tiến hành điều chỉnh và
đưa ra thang đo chính thức trong bảng câu hỏi. Nghiên cứu định lượng được thực hiện
bằng cách phỏng vấn mở rộng đối với các chuyên gia, quản lý, chuyên viên và các doanh
nghiệp liên quan trực tiếp hoặc có ảnh hưởng đến hoạt động hậu cần điện tử e-logistics
tại thành phố Hồ Chí Minh, thơng qua bảng câu hỏi chính thức đã được thiết kế sẵn.
Dữ liệu thu thập được trong quá trình phỏng vấn sẽ được mã hóa và làm sạch. Sau
đó tiến hành phân tích dữ liệu: Thống kê mô tả mẫu, kiểm định thang đo bằng hệ số tin
cậy Cronbach’s Alpha, phân tích yếu tố khám phá EFA, phân tích hồi quy tuyến tính và
kiểmc định Anova. Tất cả các thao tác được thực hiện bằng phần mềm SPSS 20.0.
1.5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Ý nghĩa khoa học
Đề tài sẽ đóng góp một phần vào việc hệ thống hóa cơ sở lý luận liên quan đến
dịch vụ hậu cần điện từ (E-logistics), là tài liệu dùng để tham khảo cho sinh viên, học
viên ngành logistics, thương mại điện tử (E-commerce), chuyển phát nhanh, giao thông
vận tải,…, cũng như cung cấp cho các nhà khoa học tài liệu tham khảo cho các định
hướng nghiên cứu tiếp theo về lĩnh vực này ở nước ta.
4


Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu xác định 07 yếu tố ảnh hưởng đến e-logistics và theo thứ tự từ
yếu tố ảnh hưởng mạnh nhất đến yếu tố ảnh hưởng yếu nhất lần lượt là: Yếu tố “Công
nghệ và bảo mật” là có ảnh hưởng lớn nhất; yếu tố ảnh hưởng thứ hai và ba là “Nhận
thức của khách hàng” và “Hạ tầng pháp lý”; yếu tố ảnh hưởng thứ bốn và năm là “Nguồn
nhân lực” và “Hệ thống thanh toán điện tử”; yếu tố ảnh hưởng thứ sáu là “Tổ chức và
quản trị” và yếu tố ảnh hưởng thứ bảy là “Sở hữu trí tuệ và bảo vệ người tiêu dùng”. Qua
đó, giúp cho các đơn vị, tổ chức hoạt động và quản lý logistics, TMĐT có cái nhìn sâu
hơn, tồn diện hơn về các yếu tố ảnh hưởng hoạt động của ngành.
Cùng với việc phân tích thực trạng, nhóm nghiên cứu đề ra một số giải pháp chiến
lược cho phát triển dịch vụ hậu cần điện tử (e-logistics) tại TP. Hồ Chí Minh gồm: 1)

Xây dựng mơ hình e-logistics với sự kết nối hoạt động TMĐT với logitics đa phương
thức trong xu thế CMCN 4.0; 2) Đẩy mạnh đầu tư ứng dụng KHCN theo xu hướng hình
thành ngành e-logistics, có chính sách hỗ trợ vốn đầu tư cho DN e-logistics và khuyến
khích các DN cơng nghệ cao tham gia; 3) Xây dựng Trung tâm Logistics, kết hợp với
hồn thiện và đồng bộ hố kết cấu hạ tầng e-logistics; 4) Khai thác mạng lưới DN ngành
tập trung, với hình thức giao dịch trực tuyến đa dạng, nhằm chia sẻ và khai thác chung
nguồn lực ngành; 5) Đẩy mạnh đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành, bồi
dưỡng nhân lực tại DN; 6) Hoàn thiện pháp luật về dịch vụ hậu cần điện tử (e-logistics).
1.6. Bố cục của đề tài
Chương 1: Cơ sở lý luận về dịch vụ hậu cần điện tử (E-logistics)
Chương 2: Mơ hình nghiên cứu
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Chương 5: Kết luận và khuyến nghị

Tóm tắt mở đầu
Tác giả giới thiệu tổng quan về đề tài nghiên cứu. Trong đó, trình bày rõ tính cấp
thiết của đề tài nghiên cứu, mục tiêu cần đạt được sau khi hồn thành cơng trình nghiên
cứu này, xác định đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
Đề tài mang ý nghĩa khoa học và thực tiễn với bố cục đề tài nghiên cứu khoa
học gồm 5 chương.

5


CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DỊCH VỤ HẬU CẦN ĐIỆN
TỬ (E-LOGISTICS)
1.1. Khái niệm cơ bản
1.1.1 Tổng quan về quản trị Logistics
1.1.1.1. Khái niệm và mục tiêu của quản trị Logistics

Hiện có nhiều định nghĩa học thuật về thuật ngữ logistics. Theo Hiệp hội các nhà
chuyên nghiệp về quản trị chuỗi cung ứng (Council of Supply Chain Management
Professionals - CSCMP), thì thuật ngữ này được định nghĩa khá đầy đủ như sau:
“Loggistics là một phần của quản lý chuỗi cung ứng có kế hoạch, thực hiện và kiểm sốt
chuyển tiếp hiệu quả và đảo ngược lưu lượng và lưu trữ hàng hóa, dịch vụ và thơng tin
liên quan giữa điểm xuất phát và điểm tiêu thụ để đáp ứng yêu cầu của khách hàng” (4).
Theo Liên Hợp Quốc (2002), cho rằng “Logistics là hoạt động quản lý quá trình
lưu chuyển nguyên vật liệu qua các khâu lưu kho, sản xuất ra sản phẩm cho tới tay người
tiêu dùng theo yêu cầu của khách hàng (5).
Theo Anisya S. Thomas and Laura Rock Kopczak (2005), thì “Logistics là quá
trình lập kế hoạch, chọn phương án tối ưu để thực hiện việc quản lý, kiểm sốt việc di
chuyển và bảo quản có hiệu quả về chi phí và ngắn nhất về thời gian đối với nguyên vật
liệu, bán thành phẩm và thành phẩm, cũng như các thông tin tương ứng từ giai đoạn tiền
sản xuất cho đến khi hàng hóa đến tay người tiêu dùng cuối cùng để đáp ứng yêu cầu
của khách hàng” (6).
Trong Luật Thương mại 2005, lần đầu tiên khái niệm về dịch vụ logistics được
pháp điển hóa, quy định “Dịch vụ logistics là hoạt động thương mại, theo đó thương
nhân tổ chức thực hiện một hoặc nhiều cơng đoạn bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu
kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói
bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hạng hoặc các dịch vụ khác có liên quan tới hàng hóa theo

4
Council of Supply Chain Management Professionals - CSCMP (2013). Supply Chain Management Definitions and
Glossary. Definitions compiled by: Kate Vitasek.
5
Liên Hợp Quốc (2002). Khóa đào tạo quốc tế về vận tải đa phương thức và quản lý logistics. Đại học Ngoại
Thương, tháng 10/2002.
6
Anisya S. Thomas and Laura Rock Kopczak (2005). From Logistics To Supply Chain Management: The Path
Forward In The Humanitarian Sector - Case Studies on Humanitarian Logistics. Fritz Institute


6


thỏa thuận với khách hàng để hưởng thù lao” (7).
Vì vậy logistics được định nghĩa là, "Quá trình lên kế hoạch, thực hiện và kiểm
soát hiệu quả và tiết kiệm chi phí của dịng lưu chuyển và việc lưu trữ nguyên liệu thô,
hàng trong kho đang sử dụng, hàng thành phẩm và các thông tin liên quan từ nơi xuất xứ
cho tới nơi tiêu thụ nhằm mục đích thoả mãn yêu cầu của người tiêu dùng". Logistics
tích hợp (intergrated logistics) là một nguyên lý đơn lẻ nhằm hướng dẫn quá trình lên kế
hoạch, định vị và kiểm sốt các nguồn nhân lực và tài lực có liên quan tới hoạt động phân
phối vật chất, hỗ trợ sản xuất và hoạt động mua hàng (Donald J.Bowersox and et. al.,
1987).(8)
Tóm lại, Logistics là q trình tối ưu hố về vị trí, vận chuyển và dự trữ các
nguồn tài nguyên từ điểm đầu tiên của dây chuyền cung ứng cho đến tay người tiêu dùng
cuối cùng, thông qua hàng loạt các hoạt động kinh tế.
- Mục tiêu của Quản trị Logistics
Một cách khái quát, mục tiêu của quản trị logistics là cung ứng dịch vụ cho khách
hàng đạt hiệu quả cao. Cụ thể hơn, theo E.Grosvenor Plowman (2015), mục tiêu của hệ
thống logistics là cung cấp cho khách hàng 7 lợi ích - (7 rights): đúng khách hàng, đúng
sản phẩm, đúng số lượng, đúng điều kiện, đúng địa điểm, đúng thời gian, đúng chi phí.
Các mục tiêu này địi hỏi doanh nghiệp phải thực hiện tốt hai yêu cầu cơ bản sau (9):
+ Cung ứng mức dịch vụ khách hàng có tính chiến lược
Là mức dịch vụ thỏa mãn nhu cầu dịch vụ cho của cỏc nhúm khách hàng mục tiêu
và có ưu thế so với đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp. Mức dịch vụ này được lượng
hóa qua 3 tiêu chuẩn:
 Tính sẵn có của hàng hóa/dịch vụ
 Khả năng cung ứng dịch vụ
 Độ tin cậy dịch vụ
+ Chi phí và quan điểm quản trị Logistics

7

Quốc hội (2015). Luật Thương mại Số: 36/2005/QH11, ngày 14 tháng 06 năm 2005
Donald J. Bowersox and et. al. (1978). Simulated Product Sales Forecasting: A Tool for Operational Decision
Making. Society of Logistics Engineers International Symposium Proceedings, (St. Louis, MO: Society of Logistics
Engineers, 1978)
9
E.Grosvenor Plowman (2015). Seven Rights of Logistics. Logistik Initiative, Schleswig – Holstein, October 2015
8

7


Một nhiệm vụ quan trọng khác của quản trị logistics là giảm chi phí trong khi vẫn
đảm bảo chất lượng dịch vụ khách hàng. Theo kết quả điều tra từ các ngành kinh doanh
khác nhau có mức chi phí logistics khác nhau. Chi phí logisics có thể vượt q 25% chi
phí sản xuất. Do đó, nếu quản trị logisics tốt có thể tiết kiệm được một khoản chi phí
đáng kể, góp phần tăng lợi nhuận của cơng ty. Bên cạnh đó, quản trị logisics tốt cịn góp
phần tăng tốc độ chu chuyển và rút ngắn thời gian thu hồi vốn. Tổng chi phí logisics
được hình thành từ chi phí của các hoạt động cấu thành, bao gồm 6 loại chi phí chủ yếu:
 Chi phí dịch vụ khách hàng
 Chi phí vận tải
 Chi phí kho bãi
 Chi phí xử lí đơn hàng và hệ thống thơng tin
 Chi phí dự trữ
 Chi phí thu mua
Giữa các loại chi phí logistics có mối quan hệ tương hỗ, tác động qua lại và ảnh
hưởng lẫn nhau, chi phí nọ ràng buộc hữu cơ với chi phí kia thể hiện qua Hình 1.1.
Chi phí Dịch vụ Khách hàng


Chi phí Mua

Chi phí Kho bÃi

Chi phớ Vận tải

Chi phớ Dự trữ

Chi phớ X lý đơn hàng &
thơng tin

Hình 1.1.Mối quan hệ giữa các loại chi phí logistics
* Nguồn: E.Grosvenor Plowman (2015)
1.1.1.2. Nội dung và phân loại Logistics
8


i) Nội dung Logistics
+ Quản trị dịch vụ khách hàng: Trong hoạt động logistics, dịch vụ khách hàng được
hiểu là toàn bộ kết quả đầu ra, là thước đo chất lượng của tồn bộ hệ thống. Do đó muốn
phát triển logistics phải có sự quan tâm thích đáng đến dịch vụ khách hàng.Theo quan
điểm này, dịch vụ khách hàng là quá trình diễn ra giữa người mua và người bán và bên
thứ ba là nhà thầu phụ. Kết quả của quá trình này tạo ra giá trị gia tăng cho sản phẩm hay
dịch vụ được trao đổi, được đo bằng hiệu số giá trị đầu ra và giá trị đầu vào của một loạt
các hoạt động kinh tế có quan hệ tương hỗ với nhau và thể hiện qua sự hài lịng của
khách hàng. Là thước đo chất lượng tồn bộ hệ thống logistics của doanh nghiệp, dịch vụ
khách hàng có ảnh hưởng rất lớn đến thị phần, đến tổng chi phí bỏ ra và cuối cùng đến
lợi nhuận của doanh nghiệp.
+ Quản trị dự trữ: Dự trữ là sự tích luỹ sản phẩm, hàng hố tại các doanh nghiệp
trong quá trình vận động từ điểm đầu đến điểm cuối của mỗi dây chuyền cung ứng, tạo

điều kiện cho quá trình tái sản xuất diễn ra liên tục, nhịp nhàng, thơng suốt. Dự trữ trong
nền kinh tế cịn cần thiết do yêu cầu cân bằng cung cầu đối với các mặt hàng theo thời
vụ, để đề phòng các rủi ro, thoả mãn những nhu cầu bất thường của thị trường, dự trữ tốt
sẽ đem lại hiệu quả kinh tế cho doanh nghiệp.
+ Quản trị vận chuyển: Là việc sử dụng các phương tiện chuyên chở để khắc phục
khoảng cách về không gian của sản phẩm và dịch vụ trong hệ thống logistics theo yêu
cầu của khách hàng.
+ Quản trị mua: Nếu dịch vụ khách hàng là đầu ra của hệ thống logistics thì vật tư,
hàng hố là đầu vào của q trình này. Mặc dù khơng trực tiếp tác động vào khách hàng
nhưng quản trị hàng hoá và vật tư có vai trị tạo tiền đề quyết định đối vơớ chất lượng
toàn bộ hệ thống. Hoạt động này bao gồm: Xác định nhu cầu vật tư, hàng hố; tìm kiếm
và lựa chọn nhà cung cấp; Tiến hành mua sắm; Tổ chức vận chuyển, tiếp nhận và lưu
kho, bảo quản và cung cấp cho người sử dụng…
+ Quản trị kho, bao bì: Bao gồm việc thiết kế mạng lưới kho tàng ( Số lượng, vị trí
và quy mơ). Tính tốn và trang bị các thiết bị nhà kho; Tổ chức các nghiệp vụ kho. Quản
lý hệ thống thông tin giấy tờ chứng từ; Tổ chức quản lý lao động trong kho…Giỳp cho
sản phẩm được duy trì một cách tối ưu ở những vị trí cần thiết xác định trong hệ thống
logistics nhờ đó mà các hoạt động được diễn ra một cách bình thường.
9


+ Quản trị hệ thống thông tin Logistics: Để quản trị logistics thành cơng, địi hỏi
doanh nghiệp phải quản lý được hệ thống thông tin phức tạp.
ii) Phân loại Logistics
Logistics rất đa dạng, bao gồm nhiều quy trình, cơng đoạn và phương thức hoạt
động khác nhau, nên hiện nay người ta chia Logistic theo các cấp độ và dạng thức khai
thác như sau (10):
+ 1PL: (First Party Logistics) Logistics tự cấp, Ở nhóm đầu tiên này, đa phần 1PL
– Shipper được áp dụng ở các công ty tự tổ chức và thực hiện các hoạt động logistics, là
một trong những nguồn thu chính cũng như tăng doanh thu và tiết kiệm chi phí. Trong

đó, hầu như mọi khâu liên quan đến vận chuyển và lưu trữ hàng hóa xuất nhập khẩu đều
do công ty tự cung cấp: phương tiện vận tải, nhà xưởng, thiết bị xếp dỡ và các nguồn lực
khác bao gồm cả con người để hoàn thành chu kỳ Logistics.
Nhà hoạt động Logistics Tự cấp có thể là một nhà sản xuất, giao dịch, công ty xuất
nhập khẩu, nhà bán sỉ – lẻ hay nhà phân phối trong lĩnh vực thương mại quốc tế. Đây
thường là những tập đoàn Logistics lớn trên thế giới với mạng lưới logistics tồn cầu, có
phương cách hoạt động phù hợp với từng địa phương.
+ 2PL: (Second Party Logistics) Cung cấp dịch vụ logistics bên thứ hai, là một hình
thức thuê dịch vụ từ bên thứ 2 mà ở đó, các cơng ty bên thứ 2 này chỉ đảm nhận 1 khâu
trong chuỗi Logistics. Nói dễ hiểu hơn, 2PL là việc kiểm sốt các hoạt động truyền thống
như vận tải, kho vận, thủ tục hải quan và thanh toán. 2PL – Traditional Transportation
Provider (Nhà cung cấp vận tải truyền thống) là người vận chuyển thực tế, như hãng tàu,
hãng hàng không, hãng xe. Do đó những cơng ty cung cấp dịch vụ 2PL thường sở hữu và
sử dụng phương tiện vận tải chuyên dụng để phục vụ cho công việc vận chuyển đặc thù
của họ, đảm nhận vai trò vận chuyển của một khâu đặc thù hay cung cấp các dịch vụ vận
chuyển đơn lẻ trong tồn bộ chuỗi logistics của một cơng ty khách hàng yêu cầu 2PL
thực hiện.
Ví dụ về nhà cung cấp dịch vụ bên thứ hai như các hãng tàu: Maersk, Wan Hai,
MOL, Evergreen, NYK là những hãng vận tải biển lớn trên thế giới, hay các hãng hàng
10

Bạch Loan (2018). Bài giảng: 5PL trong logistics. Trường Logistics và Hàng không (Vilas – Vietnam
Logistics and Aviation School). Nguồn: Truy
cập lúc: 19/07/2018 08:26

10


không, hãng vận tải bộ.
+ 3PL: (Third Party Logistics) Cung cấp dịch vụ logistics bên thứ ba hay logistics

theo hợp đồng, Đây là một hình thức thay mặt cho DN thực hiện các dịch vụ logistics
trong từng khâu nhỏ trong chuỗi Logistics như: thay mặt cho người gửi hàng thực hiện
thủ tục xuất nhập khẩu, cung cấp chưng từ giao nhận – vận tải và vận chuyển nội địa hay
thay mặt cho người nhập khẩu làm thủ tục thông quan hành hóa và đưa hàng đến nơi đã
quy ước. Sử dụng 3PL – Integrated Logistics Service Provider (Nhà cung cấp dịch vụ
Logistics tích hợp) đồng nghĩa việc th các cơng ty bên ngồi để thực hiện các hoạt
động logistics, có thể là tồn bộ q trình quản lý logistics hoặc chỉ là một số hoạt động
có chọn lọc.
Các chủ hàng sử dụng 3PL và nhà cung cấp dịch vụ logistics có mối quan hệ chặt
chẽ với nhau nhằm chia sẻ thơng tin, rủi ro, và các lợi ích theo một hợp đồng dài hạn.
Dịch vụ 3PL trong chuỗi cung ứng mang lại nhiều lợi ích như: 3PL thực hiện và tối ưu
hóa các hoạt động logistics trong phạm vi lãnh thổ và mở rộng ra trên toàn cầu; giúp tiết
kiệm thời gian và chi phí cho khách hàng vì nhà cung cấp dịch vụ 3PLcó đội ngũ chun
mơn cao, áp dụng công nghệ tiên tiến để quản lý các hoạt động logistics hiệu quả. Ngồi
ra 3PL có hệ thống kho và trung tâm phân phối mở rộng và linh hoạt trên tồn cầu, giúp
vận chuyển nhanh chóng, tiết kiệm chi phí và thời gian.
+ 4PL: (Fourthy Party Logistics) Cung cấp dịch vụ logistics thứ tư hay logistics
chuỗi phân phối, hay nhà cung cấp logistics chủ đạo – LPL. Đây là phần quản lý và thực
hiện các hoạt động logistics phức tạp bao gồm quản lý nguồn lực, trung tâm điều phối
kiểm sốt. Bên cạnh đó, 3PL được bao gồm trong 4PL để thiết kế chiến lược, xây dựng
và thực hiện chuỗi phân phối cho đơn vị khách hàng một cácnh linh hoạt mà không đơn
giản chỉ liên quan đến chuỗi cung ứng.
Trong 4PL – High Level Logistics/IT Consulting (Tư vấn CNTT / Hậu cần cấp cao),
công ty hoặc tổ chức đại diện sẽ được ủy quyền của khách hàng với vai trò quản lý, tập
chung cải tiến hiệu quả quy trình và thực hiện tồn bộ chuỗi cung ứng và Logistics. Do
vậy, 4PL đang ngày càng trở thành một trong những vị trí chủ chốt trong hoạt động kinh
doanh của DN.
+ 5PL: (Fifty Party Logistics) Cung cấp dịch vụ logistics bên thứ năm, 5PL là dịch
vụ logistic phổ biến và phát triển nhất hiện nay dành cho TMĐT (ecommerce và e11



logistics). 5PL – Consulting for the High Level Logistics/IT Consultants (Tư vấn cho Tư
vấn CNTT / Hậu cần cấp cao) quản lý và điều phối hoạt động của các 3PL, 4PL thông
qua các giải pháp thông tin liên quan đến cung và cầu trên thị trường dịch vụ giao hàng
thương mại điện tử. Điểm đặc trưng của 5PL là các hệ thống (Hệ thống quản lý đơn
hàng (OMS), Hệ thống quản lý kho hàng (WMS) và Hệ thống quản lý vận tải (TMS). Cả
ba hệ thống này có liên quan chặt chẽ với nhau trong một hệ thống thống nhất và công
nghệ thông tin.
5PL là giải pháp dành cho các cửa hàng, DN vừa và nhỏ, họ có thể tích hợp dễ dàng
hệ thống quản lý/ ứng dụng của 5PL khi vận hành hệ thống chuyên nghiệp.
Ngoài 05PL trên, theo Tiến sĩ Ganesh Narasimhan (2015), còn 05/ 10 dạng thức của
logistics bao gồm: 6PL – Artificial Intelligence Driven Supply Chain Management (Quản
lý chuỗi cung ứng dựa trên trí tuệ nhân tạo); 7PL – Autonomous Competitor Created to
Test Alternative Supply Chain Strategies (Đối thủ cạnh tranh tự trị được tạo ra để thử
nghiệm các chiến lược chuỗi cung ứng thay thế); 8PL – Super Committee Created to
Analyze Competitor’s Results (Siêu ủy ban được tạo để phân tích kết quả của đối thủ
cạnh tranh); 9PL – Crowd Sourced Managed Logistics Strategy (Chiến lược hậu cần
được quản lý có đám đơng); 10PL – Supply Chain Becomes Self Aware and Runs Itself
(Chuỗi cung ứng trở nên tự giác và tự chạy) (11).
Cùng có thể phân loại logistics theo yếu tố kỹ thuật kinh doanh, như: 1) Logistics
thơng thường, là q trình tối ưu hố về vị trí, vận chuyển và dự trữ các nguồn tài
nguyên từ điểm đầu tiên của dây chuyền cung ứng cho đến tay người tiêu dùng cuối
cùng, thông qua hàng loạt các hoạt động kinh tế. 2) Logistics điện tử: là quá trình hoạch
định chiến lược, thiết kế và thực thi tất cả các yếu tố cần thiết của hệ thống, quy trình, cơ
cấu tổ chức và tác nghiệp Logistics để hiện thực hóa và vật chất hóa cho hoạt động
TMĐT (12).
1.1.2. Dịch vụ hậu cần điện tử (E-Logistics)
1.1.2.1. Khái niệm E-Logistics

11


Dr Ganesh Narasimhan (2015). Bundling Strategies In Global Supply Chains. Logistics and Supply Chain
Blogspot. Sourced from: At: October
18th, 2015.
12
Council of Supply Chain Management Professionals - CSCMP (2010). Supply Chain And Logistics Terms And
Glossary. Updated February, 2010. Definitions compiled by: Supply Chain Visions. Bellevue, Washington

12


Sự phát triển của công nghệ thông tin và thương mại điện tử đang làm thay đổi lối
sống, thói quen mua sắm, đặc thù sản xuất kinh doanh và tất yếu đòi hỏi sự đổi mới tiên
phong của lĩnh vực logistics, vốn được coi là mắt xích quan trọng nối giữa các khâu
trong hoạt động sản xuất với nhau và giữa sản xuất với tiêu dùng.
Trong bối cảnh đó, e-logistics đã ra đời và nhanh chóng lan rộng trên thế giới. Toàn
bộ các hoạt động nhằm hỗ trợ việc di chuyển hàng hóa từ nơi cung ứng đến nơi tiêu dùng
qua các giao dịch mua bán điện tử được gọi là hoạt động e-logistics (13).
Theo Gunasekaran, A., Ngai E. W. T. and T. C. E. Cheng (2007), thì “Logistics điện
tử (e-logistics) là quá trình hoạch định chiến lược, thiết kế và thực thi tất cả các yếu tố
cần thiết của hệ thống, quy trình, cơ cấu tổ chức và tác nghiệp Logistics để hiện thực hóa
và vật chất hóa cho hoạt động thương mại điện tử” (14).
Theo Deborah L. Bayles (2002), thì “Dịch vụ hậu cần điện tử, hay E. Logistics là
các hoạt động kinh doanh được thực hiện thông qua Internet”. Theo đó, ơng cho rằng
Hậu cần điện tử là cơ chế tự động hóa các quy trình hậu cần và cung cấp dịch vụ quản lý
chuỗi cung ứng và thực hiện tích hợp từ đầu đến cuối cho các quy trình hậu cần tích hợp.
Đặc thù của mơ hình e-commerce là có độ phủ thị trường rộng, độ phân tán hàng
hóa cao, quy mơ nhỏ lẻ, tần suất mua lớn, mặt hàng đa dạng, thường yêu cầu thời gian
giao hàng nhanh chóng, miễn phí và thu tiền tận nơi. Các dịng di chuyển hàng hóa lúc
này mở rộng đáng kể về phạm vi, khoảng cách, tính phức tạp, nên e-logistics có những

khác biệt rất lớn với logistics truyền thống, nếu khơng được tổ chức tốt thì hiệu quả của
mơ hình này sẽ giảm đáng kể (15).
Tóm lại, dịch vụ hậu cần điện tử (E-Logistics) có thể hiểu là sự kết hợp của hệ
thống logistics với hệ thống thương mại điện tử (e-commerce) để hỗ trợ việc di chuyển
hàng hóa từ nơi cung ứng đến nơi tiêu dùng một cách có hiệu quả nhất.
1.1.2.2. Vai trị và vị trí của E-logistics
Trong Thương mại điện tử (TMĐT) dịng thơng tin có vai trị cực kỳ quan trọng,

13
Rosen, Anita (2000). The E-commerce Question and Answer Book. USA: American Management Association.
tr. 5.
14
Gunasekaran, A. and Ngai E. W. T. and T. C. E. Cheng (2007), “Developing an E-logistics System: A case
study”, International Journal of Logistics: Research & Applications. Vol. 10, No. 4, pp. 333 - 349.
15
Deborah L. Bayles (2002). E-Logistics & E-Fulfillment: Beyond The “Buy” Button. UNCTAD WORKSHOP 2527 JUNE 2002 CURAÇAO

13


đây là yếu tố duy nhất có tiềm năng vừa góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ logistics
vừa đồng thời giảm tổng chi phí trong tồn chuỗi cung ứngp. Vai trị của E-logistics được
thể hiện qua các khía cạnh sau (16):
- Hỗ trợ và tối ưu hoá chuỗi cung ứng tổng thể
+ Dòng sản phẩm: Con đường dịch chuyển của hàng hóa và dịch vụ từ nhà cung
cấp tới khách hàng, đảm bảo đúng đủ về số lượng và chất lượng khi có sự hỗ trợ bởi elogistics.
+ Dịng thơng tin: Dịng giao và nhận của các đơn đặt hàng, theo dõi q trình dịch
chuyển của hàng hóa và chứng từ giữa người gửi và người nhận sẽ được hỗ trợ bởi elogistics.
+ Dòng tiền tệ: Thể hiện sự thanh toán của khách hàng đối với nhà cung cấp thể
hiện hiệu quả kinh doanh khi có sự tích hợp của hệ thống e-logistics.

- Tối ưu hoá giá trị của doanh nghiệp
 Giá trị sản phẩm: Đặc điểm, chức năng và công dụng sẽ được truyền tải đến khách
hàng một cách hiệu quả nhất thông qua hệ thống e-logistics.
 Giá trị dịch vụ: Hoạt động sửa chữa, bảo hành, vận chuyển, hướng dẫn sử dụng…
sẽ được tối ưu hoá bởi sự hỗ trợ của hệ thống e-logistics.
 Giá trị giao tiếp: Nâng cao sự hài lòng trong tiếp xúc giữa khách hàng với nhân
viên. Việt kết nối giữa các bộ phận trong doanh nghiệp và nhân viên với nhau sẽ
giúp tối ưu hố cơng việc.
 Giá trị biểu tượng: Nhãn hiệu và uy tín của doanh nghiệp sẽ được nâng lên khi xây
dựng hệ thống e-logistics.
- Hỗ trợ giao dịch và phân phối trực tuyến
Phân phối trực tuyến là không phụ thuộc vào thời gian và địa điểm cung cấp, do
khách hàng có thể truy cập các thơng tin về hàng hóa và kết nối giao dịch thơng qua mọi
thiết bị di động như máy tính cầm tay, sách điện tử, điện thoại di động… có khả năng
truy cập Internet. Điều này giúp nhà bán lẻ hoặc nhà sản xuất liên hệ trực tiếp với khách

16

Lê Văn Hỷ (2015). E-logistics trong thương mại B2C ở Việt Nam. Tạp chí Vietnam Logistics Review. Tháng
5-2015

14


×