Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA NHÀ HÀNG HOA SEN SỐ 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (122.04 KB, 12 trang )

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH
DOANH CỦA NHÀ HÀNG HOA SEN SỐ 1
3.1. Mục tiêu và phương hướng phát triển:
3.1.1.Mục tiêu:
Trong những năm qua, nhà hàng Hoa Sen số 1 đã và đang không ngừng
phát triển và đạt được những thành tựu đáng kể góp phần đẩy mạnh sự phát
triển của toàn công ty. Để kinh doanh ngày càng có hiệu quả trong những năm
tiếp theo nhà hàng đã đặt ra những mục tiêu dựa trên sự chỉ đạo và yêu cầu của
hội đồng quản trị:
- Phấn đấu trở thành một nhà hàng có uy tín trên thị trường và được nhiều người
biết đến nhằm tăng khả năng cạnh tranh tiến tới sự ổn định và phát triển trong
quá trình hội nhập của đất nước.
- Nhà hàng phấn đấu đạt mức độ tăng trưởng bình quân hàng năm đạt 20% trở
lên.
- Nhà hàng đảm bảo kinh doanh có hiệu quả góp phần tăng lợi nhuận của toàn
công ty tăng lợi tức cho cổ đông.
- Phấn đấu thu nhập bình quân đầu người của nhân viên tăng hàng năm và trên
mức lạm phát của nền kinh tế đưa ra mức lương thực tế hợp lý tạo cho nhân
viên cuộc sống ổn định làm động lực cho họ làm việc.
- Xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật và chuyên môn nghiệp vụ đủ
trình độ, năng lực và xây dựng đội ngũ nhân viên có tay nghề cao, có tính
chuyên nghiệp cao đáp ứng yêu cầu cạnh tranh trên thị trường trong quá trình
hội nhập khu vực và quốc tế.
3.1.2. Định hướng phát triển:
- Nhà hàng luôn phải có chính sách đảm bảo thị: nhà hàng phải giữ vững
thị trường hiện tại đồng thời đáp ứng cao hơn nữa các nhu cầu về số lượng, chất
lượng và dịch vụ với giá cả phù hợp cơ cấu chủng loại đa dạng.
- Củng cố thị trường truyền thống và mở rộng, chiếm lĩnh thị trường trong
tương lai.
- Nhà hàng cần phát triển và không ngừng hoàn thiện mạng lưới phân phối
sản phẩm đồng thời đảm bảo chất lượng, số lượng, dự trữ lưu thông một cách


hợp lý.
- Nhà hàng cần luôn luôn quan tâm và đảm bảo vấn đề vệ sinh an toàn thực
phẩm vệ sinh đầu vào và đầu ra của quá trình sản xuất thức ăn.
- Nhà hàng cần quan tâm đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực sao cho hợp
lý về cơ cấu, đủ về số lượng, đạt về chất lượng. Đồng thời nâng cao trình độ
phẩm chất chính trị, tác phong trong lao động cho toàn cán bộ công nhân viên
trong nhà hàng.
- Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn do công ty phân bổ nhằm đạt mục tiêu và
trến mức mục tiêu mà ban quản trị công ty đề ra.
- Khai thác tốt các trang thiết bị hiện có nhằm tăng năng suất lao động, tăng
hệ số sử dụng máy móc thiết bị, không gây lãng phí tài sản cố định.
- Hiện đại hóa dần các bước trong quy trình phục vụ khách và các giai
đoạn chuẩn bị nhằm tăng doanh thu và lợi nhuận.
- Hoàn thành chỉ tiêu nộp doanh thu cho toàn công ty đề ra và đảm bảo
hoạt động tài chính kế toán lành mạnh.
3.2. Một số giải pháp cơ bản:
3.2.1. Các chính sách marketting:
3.2.1.1. Chính sách sản phẩm:
Chính sách sản phẩm là một trong bốn chính sách marketting hỗn hợp,
chịu sự ảnh hưởng chi phối trực tiếp bởi chiến lược kinh doanh của doanh
nghiệp. Chiến lược sản phẩm là các biện pháp mà doanh nghiệp đã nghiên cứu
kỹ để áp dụng trong một giai đoạn nhất định giúp doanh nghiệp tạo ra những
sản phẩm thành công và đáp ứng được nhu cầu của thị trường mục tiêu.
- Nhà hàng muốn phát triển bền vững cần hoạch định sản phẩm một cách rõ ràng:
sản xuất cái gì? Sản xuất cho ai? Và sản xuất như thế nào? Danh mục sản phẩm
nào phù hợp với nhu cầu của khách hàng mục tiêu trong hiện tại và khách hàng
mới trong tương lai.
- Khi cung cấp sản phẩm ra thị trường nhà hàng cần quan tâm tới các vấn đề sau:
+ Độ lớn và giá trị của cầu trên thị trường đối với sản phẩm đó.
+ Tương quan gía cả và chất lượng phục vụ

+ Lợi thế cạnh tranh của sản phẩm này và các sản phẩm thay thế.
+ Năng lực nổi bật của nhà hàng khi cung cấp sản phẩm đó.
- Khi phân tích và hoạch định sản phẩm nhà hàng cần bắt đầu từ sự phân tích của
khách hàng mục tiêu.
- Nhà hàng cần thường xuyên có những chính sách xây dựng sản phẩm mới tránh
gây sự nhàm chán đơn điệu cho du khách kho sử dụng sản phẩm.
- Cần xây dựng thương hiệu cho sản phẩm qua uy tín và chất lượng của nhà hàng.
- Vì sản phẩm của nhà hàng là sản phẩm dịch vụ nhiều hơn sản phẩm hàng hóa
nên nhà có chính sách thích hợp nhằm kéo dài chu kỳ sống cuả mỗi sản phẩm
mà nhà hàng đưa ra.
3.2.1.2: Chính sách về giá:
Nhà hàng phải có chính sách về giá hợp lý để tạo sự cạnh tranh trên thị
trường:
- Đối với những sản phẩm mới nhà hàng cần xác định chiến lược giá nhằm tạo uy
tín và vị thế cho doanh nghiệp hay chiến lược giá nhằm thâm nhập thị trường
hoặc chiến lược gía hớt váng thị trường.
- Ngoài việc xây dựng chính sách gía cho sản phẩm mới nhà hàng cũng phải có
những chính sách cho các sản phẩm hiện tại nhằm tăng trưởng doanh số bán:
+ Nhà hàng cần đưa ra những chiến lược giá cho gói sản phẩm, khi khách
hàng sử dụng chọn gói tất cả các sản phẩm gồm dịch vụ cơ bản và dịch vụ đăng
ký ngoài sẽ có chính sách gía ưu đãi.
+ Nhà hàng cần có các chiến lược điều chỉnh giá: chiết giá nếu khách hàng
mua và đặt hàng với số lượng khách lớn trên 600 người (100 mâm; chiết giá
mùa vụ - nếu là mùa vắng khách mà khách hàng vẫn sử dụng sản phẩm sẽ được
giảm giá, chiết giá phân biệt - đối với đối tượng khách đã sử dụng dịch vụ khác
của công ty: dịch vụ lưu trú, lữ hành,... rồi sử dụng tiếp dịch vụ nhà hàng sẽ
được chiết giá hoặc khách du lịch sẽ được giảm giá.
- Nhà hàng cần có những chính sách khuyến mại vào những ngày lễ tết, ngày đặc
biệt trong năm khi sử dụng sản phẩm của nhà hàng sẽ được tặng thêm đồ uống,
hoặc giảm giá...

3.2.1.3. Chính sách phân phối:
- Nhà hàng cần lựa chọn những chính sách phân phối hợp lý: qua các đại lý
lữ hành, phân phối trực tiếp,... cho sản phẩm của nhà hàng dựa vào mục tiêu của
kênh phân phối, đặc điểm của thị trường mục tiêu, phân phối của đối thủ cạnh
tranh và đặc điểm của nhà hàng.
- Cần quản lý các kênh phân phối và tổ chức bán: Nhà hàng cần quản lý
kênh phân phối gắn với các nội dung sau: tuyển chón các thành viên kênh,
chính sách chiết khấu, quản lý sự xung đột, quản lý về hiệu quả thực tiễn của
các thành viên kênh.
3.2.1.4. Chiến lược xúc tiến hỗn hợp:
- Nhà hàng cần tăng cường hoạt động quảng cáo, tuyên truyền: báo, tạp
chí, truyền hình, truyền thanh, ngoài ra nhà hàng còn có thể sử dụng catalogue,
truyền miệng,...
- Cần có chiến lược quan hệ công chúng tuyên truyền thông qua các hội
trợ, thi tay nghề giỏi,...
- Tiến hành xúc tiến bán bằng các hình thức khuyến mại, trao giải thưởng:
ăn ở nhà hàng sẽ trúng thưởng,...
- Nhà hàng cần tổ chức bán hàng trực tiếp, bán hàng qua mạng nhiệt tình
và chu đáo.
3.2. Công tác đầu tư và nâng cao năng lực kinh doanh:
- Nhà hàng cần đầu tư và nâng cao năng lực kinh doanh của nguồn nhân
lực bằng cách: có chính sách ưu đãi nguồn nhân lực, tổ chức các lớp đào tạo
chuyên môn nghiệp vụ của toàn bộ nhân viên, đồng thời tổ chức các cuộc thi
tay nghề và quản lý giỏi theo định kỳ.
- Đầu tư và nâng cao năng lực kinh doanh của cơ sở vật chất kỹ thuật: nhà
hàng thường xuyên tu sửa bảo dưỡng tài sản cố định đồng thời mua mới và cập
nhật những công nghệ mới nhằm nâng cao năng suất lao động và doanh thu cho
nhà hàng.

×