Tải bản đầy đủ (.doc) (103 trang)

Các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ của việc chuyển giao công nghệ của chuyên gia kỹ thuật nước ngoài cho đội ngũ kỹ thuật việt nam trong các daonh nghiệ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (987.63 KB, 103 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC
KINH TẾ TP. HCM



-----

-----

PHẠM THANH HIỀN

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN MỨC ĐỘ
CỦA VIỆC CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ
CỦA CHUYÊN GIA KỸ THUẬT NƢỚC
NGOÀI CHO ĐỘI NGŨ KỸ THUẬT VIỆT
NAM TRONG CÁC DOANH NGHIỆP
NƢỚC NGOÀI TẠI CÁC KHU CÔNG
NGHIỆP VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ

TP. Hồ Chí Minh - Năm 2013


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC
KINH TẾ TP. HCM



-----


-----

PHẠM THANH HIỀN

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN MỨC ĐỘ
CỦA VIỆC CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ CỦA
CHUYÊN GIA KỸ THUẬT NƢỚC NGOÀI CHO
ĐỘI NGŨ KỸ THUẬT VIỆT NAM TRONG CÁC
DOANH NGHIỆP NƢỚC NGOÀI TẠI CÁC KHU
CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
Chuyên ngành : Quản trị kinh doanh
Mã số : 60340102

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. HOÀNG LÂM TỊNH

TP. Hồ Chí Minh - Năm 2013


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ đề tài nghiên cứu: “Các yếu tố ảnh hƣởng
đến mức độ của việc chuyển giao Công nghệ của các chuyên gia kỹ thuật nƣớc
ngoài cho đội ngũ kỹ thuật Việt Nam trong các Doanh nghiệp nƣớc ngoài tại các
Khu công nghiệp Việt Nam” là công trình nghiên cứu khoa học của tôi.

Kết quả của nghiên cứu và các kiến nghị nêu trong luận văn này chưa từng
được công bố ở bất kỳ công trình nghiên cứu, tài liệu khoa học nào từ trước đến nay.


Tp. HCM, ngày 25 tháng 12 năm 2013
Tác giả

Phạm Thanh Hiền


MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt, các ký hiệu
Danh mục các bảng
Danh mục các hình vẽ, đồ thị
Tóm tắt luận văn

Chƣơng 1: Tổng quan đề tài
1.1. Lý do chọn đề tài

1

1.2. Mục tiêu nghiên cứu

1

1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

2

1.4. Phương pháp nghiên cứu


2

1.4.1. Nguồn dữ liệu

2

1.4.2. Phương pháp thực hiện

3

1.5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

3

1.6. Kết cấu của luận văn

4

Chƣơng 2: Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu
2.1. Giới thiệu chương

5

2.2. Cơ sở lý thuyết

5

2.2.1. Khái niệm về công nghệ


5

2.2.2. Khái niệm về chuyển giao công nghệ

5

2.2.3. Lý thuyết về hiệu quả chuyển giao công nghệ

7

2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ chuyển giao công nghệ

8

2.3.1. Nghiên cứu của Nguyễn Đức Nguyên

8

2.3.2. Nghiên cứu của Parissa Haghirian

9

2.3.3. Nghiên cứu của VK Devgan, Sushil and Kiran K Momaya

10


2.3.4. Tổng kết các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ của việc chuyển giao công
nghệ
2.4. Mô hình nghiên cứu đề nghị và các giả thuyết nghiên cứu


11
12

2.4.1. Mô hình nghiên cứu đề nghị

12

2.4.2. Các giả thuyết nghiên cứu

14

2.4.2.1 Sự cam kết của lãnh đạo và mức độ của chuyển giao công nghệ
14
2.4.2.2 Sự chia sẻ và hiểu biết và mức độ của chuyển giao công nghệ

14

2.4.2.3 Hiệu quả của quản lý và mức độ của chuyển giao công nghệ

15

2.4.2.4 Khả năng sản xuất của tổ chức và mức độ của chuyển giao công nghệ
15
2.4.2.5 Sự khác biệt về văn hóa và mức độ của chuyển giao công nghệ

16

2.4.2.6 Công tác đào tạo và mức độ của chuyển giao công nghệ


16

2.5. Tóm tắt chương 2

Chƣơng 3: Phƣơng pháp nghiên cứu

17

3.1. Giới thiệu chương

19
19

3.2. Thiết kế nghiên cứu

19

3.2.1. Phương pháp nghiên cứu

19

3.2.1.1. Nghiên cứu sơ bộ

19

3.2.1.2. Nghiên cứu chính thức

20

3.2.2. Quy trình nghiên cứu

3.3. Xây dựng thang đo

22
23

3.3.1. Đo lường sự cam kết của lãnh đạo

23

3.3.2. Đo lường sự chia sẻ và hiểu biết

24

3.3.3. Đo lường hiệu quả của quản lý

24

3.3.4. Đo lường khả năng sản xuất của tổ chức

25

3.3.5. Đo lường sự khác biệt về văn hóa

26

3.3.6. Đo lường công tác đào tạo

26

3.3.7. Đo lường mức độ của chuyển giao công nghệ


27


3.4. Đánh giá sơ bộ thang đo

28

3.4.1. Kết quả nghiên cứu sơ bộ bằng phương pháp định tính

28

3.4.2. Kết quả nghiên cứu sơ bộ bằng phương pháp định lượng

28

3.4.2.1 Kiểm định Cronbach’s Alpha đối với các thang đo sơ bộ
3.4.2.2 Phân tích nhân tố khám phá EFA trong nghiên cứu sơ bộ

28
29

3.4.3. Kết quả đánh giá sơ bộ thang đo

33

3.5. Tóm tắt chương

Chƣơng 4: Kết quả nghiên cứu


33

4.1. Giới thiệu chương

34
34

4.2. Thống kê mô tả mẫu

34

4.2.1. Thành phần mẫu

34

4.2.2. Tỷ lệ mẫu theo giới tính

34

4.2.3. Tỷ lệ mẫu theo độ tuổi

35

4.2.4. Tỷ lệ mẫu theo trình độ văn hóa

35

4.2.5. Tỷ lệ mẫu theo thâm niên làm việc

36


4.2.6. Tỷ lệ mẫu theo quy mô công ty

36

4.3. Kiểm nghiệm thang đo
4.3.1. Kết quả phân tích nhân tố EFA

37
37

4.3.1.1. Phân tích nhân tố cho các biến độc lập

37

4.3.1.2. Phân tích nhân tố cho các biến phụ thuộc

45

4.3.2. Kết quả phân tích Cronbach’s Alpha
4.4. Kiểm định mô hình nghiên cứu và các giả thuyết

46
47

4.4.1. Kiểm định mô hình nghiên cứu

47

4.4.2. Kiểm định các giả thuyết


51

4.4.2.1. Kiểm định giả thuyết H1

52

4.4.2.2. Kiểm định giả thuyết H2

52

4.4.2.3. Kiểm định giả thuyết H3

52

4.4.2.4. Kiểm định giả thuyết H4

53

4.4.2.5. Kiểm định giả thuyết H5

53


4.4.2.6. Kiểm định giả thuyết H6

53

4.5. Xác định ảnh hưởng của các biến định tính đến mức độ chuyển giao công
nghệ


53

4.5.1. Kiểm định ảnh hưởng của giới tính đến mức độ chuyển giao công
nghệ

53

4.5.2. Kiểm định ảnh hưởng của độ tuổi đến mức độ chuyển giao công nghệ
54
4.5.3. Kiểm định ảnh hưởng trình độ văn hóa đến mức độ chuyển giao công
nghệ

55

4.5.4. Kiểm định ảnh hưởng thâm niên làm việc đến mức độ chuyển giao
công nghệ
4.6. Tóm tắt chương

55
56

Chƣơng 5: Kết luận và các kiến nghị
5.1. Giới thiệu chương

57

5.2. Kết luận về nghiên cứu

57


5.3. Kiến nghị

58

5.4. Giới hạn của nghiên cứu và đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo

60


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT, KÝ HIỆU
ANOVA
: Analysis of variance (Phân tích phương sai)
Cronbach alpha: Hệ số tin cậy của thang đo
EFA
: Exploratory Factor Analysis (Phân tích nhân tố khám phá)
FDI
: Foreign direct investment (Đầu tư trực tiếp nước ngoài)
KMO
: Hệ số Kaiser – Mayer – Olkin
NĐ-CP
: Nghị định Chính phủ
QH
: Quốc Hội
Sig
: Observed significant level (Mức ý nghĩa quan sát)
SPSS
: Statistical Package for the Social Sciences (Phần mềm thống kê)
VIF
: Variance inflation factor (Hệ số nhân tố phóng đại phương sai)



DANH MỤC CÁC BẢNG

Trang

Bảng 3.1 Đo lường sự cam kết của lãnh đạo
Bảng 3.2 Đo lường sự chia sẻ và hiểu biết

23
24

Bảng 3.3 Đo lường hiệu quả của quản lý

25

Bảng 3.4 Đo lường khả năng sản xuất của tổ chức

25

Bảng 3.5 Đo lường sự khác biệt về văn hóa

26

Bảng 3.6 Đo lường công tác đào tạo

27

Bảng 3.7 Đo lường mức độ của chuyển giao công nghệ


27

Bảng 3.8 Kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha của các thang đo sơ bộ

29

Bảng 3.9: Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA sơ bộ đối với các yếu tố ảnh
hưởng đến mức độ của chuyển giao công nghệ
30
Bảng 3.10: Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA sơ bộ đối với các thành phần
ảnh hưởng đến mức độ của chuyển giao công nghệ
32
Bảng 4.1 biểu đồ tỷ lệ phần trăm mẫu theo giới tính

34

Bảng 4.2 biểu đồ tỷ lệ phần trăm mẫu theo giới tính

35

Bảng 4.3 biểu đồ tỷ lệ phần trăm mẫu theo trình độ văn hóa

35

Bảng 4.4 biểu đồ tỷ lệ phần trăm mẫu theo thâm niên làm việc

36

Bảng 4.5 biểu đồ tỷ lệ phần trăm mẫu theo quy mô công ty


36

Bảng 4.6: Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA chính thức lần 1 đối với các
yếu tố ảnh hưởng đến mức độ của chuyển giao công nghệ
38
Bảng 4.7: Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA chính thức lần 2 đối với các
yếu tố ảnh hưởng đến mức độ của chuyển giao công nghệ
41
Bảng 4.8: Thang đo các yếu tố sau khi phân tích Nhân tố khám phá EFA.

43

Bảng 4.9: Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA sơ bộ đối với các thành phần
ảnh hưởng đến mức độ của chuyển giao công nghệ
45
Bảng 4.10 Kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha của các thang đo chính thức 47
Bảng 4.11: Kết quả phân tích hồi quy.

49


Bảng 4.12: Kết quả phân tích hồi quy sau điều chỉnh.

51

Bảng 4.13 Kiểm định T-test ảnh hưởng của giới tính đến mức độ chuyển giao công
nghệ
53
Bảng 4.14 Kiểm định Anova ảnh hưởng của độ tuổi đến mức độ chuyển giao công
nghệ

54
Bảng 4.15 Kiểm định Anova ảnh hưởng của trình độ văn hóa đến mức độ chuyển
giao công nghệ
55
Bảng 4.16 Kiểm định Anova ảnh hưởng của thâm niên làm việc đến mức độ chuyển
giao công nghệ
55


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ

Trang

Hình 2.1: Mô hình nghiên cứu của Nguyễn Thị Đức Nguyên

8

Hình 2.2: Mô hình nghiên cứu của Parissa Haghirian

10

Hình 2.3: Mô hình nghiên cứu của VK Devgan, Sushil và Kiran K Momaya 11
Hình 2.4: Mô hình nghiên cứu đề xuất

13

Hình 3.1: Quy trình thực hiện nghiên cứu.

22


Hình 4.1: Mô hình nghiên cứu sau khi điều chỉnh

52


TÓM TẮT LUẬN VĂN
Trong bối cảnh hoạt động công nghệ phát triển không ngừng, chuyển giao
công nghệ đóng vai trò quan trọng trong sự tăng trưởng, phát triển và khả năng cạnh
tranh của các doanh nghiệp. Để thực hiện việc chuyển giao công nghệ hiệu quả,
nghiên cứu nhằm mục đích điều tra các biện pháp quản lý để đạt được hiệu quả cao
trong lĩnh vực chuyển giao công nghệ. Tác giả đã tiến hành nghiên cứu qua hai
bước: nghiên cứu định tính, nghiên cứu định lượng sơ bộ và nghiên cứu định lượng
chính thức. Trong nghiên cứu định tính, tác giả sử dụng phương pháp khảo sát 20 ý
kiến, phỏng vấn tay đôi 20 đối tượng và phỏng vấn nhóm (nhóm nam gồm 09 thành
viên và nhóm nữ gồm 07 thành viên), tấc cả các đối tượng được khảo sát và phỏng
vấn là nhân viên kỹ thuật Việt Nam đang làm việc tại các doanh nghiệp nước ngoài
trên địa bàn các khu công nghiệp Việt Nam, nhằm khám phá thêm các yếu tố mới
đặc thù của Việt Nam có ảnh hưởng đến mức độ của việc chuyển giao công nghệ,
đồng thời kết hợp với mô hình của các nghiên cứu trước đó trên thế giới, tác giả đề
xuất mô hình nghiên cứu gồm 06 yếu tố ảnh hưởng đến mức độ của việc chuyển
giao công nghệ của chuyên gia kỹ thuật nước ngoài cho đội ngũ kỹ thuật Việt Nam
trong các doanh nghiệp nước ngoài tại các khu công nghiệp Việt Nam, bao gồm: sự
cam kết của lãnh đạo, công tác đào tạo, hiệu quả của quản lý, sự chia sẻ và hiểu biết,
sự khác biệt về văn hóa và khả năng sản xuất của tổ chức. Nghiên cứu định lượng sơ
bộ, tác giả tiến hành khảo sát 195 đối tượng đang hoạt động tại các doanh nghiệp
nước ngoài trên địa bàn các khu công nghiệp Việt Nam. Bằng kỹ thuật phân tích
nhân tố khám phá EFA và kiểm tra độ tin cậy dựa vào hệ số Cronbach’s Alpha để
xây dựng thang đo chính thức. Trong nghiên cứ chính thức, tác giả tiến hành khảo
sát 342 đối tượng đang hoạt động tại các doanh nghiệp nước ngoài trên địa bàn các
khu công nghiệp Việt Nam. Bằng kỹ thuật phân tích nhân tố khám phá và hồi quy

tuyến tính, kết quả cho thấy năm yếu tố chính có tác động tích cực đến mức độ của
việc chuyển giao công nghệ cho đội ngũ kỹ thuật Việt Nam của các doanh nghiệp
nước ngoài tại các khu công nghiệp Việt Nam, đó là: sự cam kết của lãnh đạo, công
tác đào tạo, hiệu quả của quản lý, sự khác biệt về văn hóa, sự chia sẻ và hiểu biết.


Trong đó, yếu tố “sự cam kết của lãnh đạo” có ảnh hưởng lớn nhất đến mức độ của
việc chuyển giao công nghệ. Không có sự khác biệt về giới tính, độ tuổi, trình độ
văn hóa trong đánh giá về hiệu quả của việc chuyển giao công nghệ, có sự khác biệt
trong đánh giá mức độ của việc chuyển giao công nghệ theo thâm niên làm việc.
Trên cơ sở đó, các bên tham gia hoạt động chuyển giao công nghệ cần phải nỗ lực
để thực hiện các biện pháp quản lý có hiệu quả. Đồng thời, các cấp lãnh đạo cần có
các mục tiêu và chính sách rõ ràng để góp phần thúc đẩy quá trình chuyển giao công
nghệ thành công, nhằm tạo ra các thách thức, cơ hội và lợi thế cạnh tranh mới cho
các doanh nghiệp.


1

Chƣơng 1
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
1.1.

Lý do chọn đề tài:

Trong xã hội, kiến thức đã được công nhận như một nguồn tài nguyên chính
của các tổ chức (Drucker, 1992). Chuyển giao kiến thức và chuyển giao công nghệ
trong một tổ chức là những yếu tố của sự cạnh tranh trong thị trường đầy sáng tạo
và phát triển. Do đó kiến thức và công nghệ sẽ trở thành một tài sản chiến lược quan
trọng trong các tổ chức. Việc quản lý kiến thức và công nghệ được xem như một

nhiệm vụ đặc biệt quan trọng.
Các khu công nghiệp là nơi thu hút rất nhiều các Doanh nghiệp FDI từ nước ngoài
đầu tư vào lĩnh vực sản xuất với công nghệ tiên tiến. Tuy nhiên, hiệu quả của việc
chuyển giao công nghệ cho nhân viên sở tại đến đâu và chịu tác động của các yếu tố
nào? Để từ đó tìm ra những giải pháp để việc chuyển giao công nghệ đạt hiệu quả
cao hơn, góp phần vào sự nghiệp Công nghiệp hóa, hiện đại há đất nước. Chính vì
thế tác giả đã quyết định chọn đề tài để nghiên cứu là “Các yếu tố ảnh hƣởng đến
mức độ của việc chuyển giao Công nghệ của các chuyên gia kỹ thuật nƣớc
ngoài cho đội ngũ kỹ thuật Việt Nam trong các Doanh nghiệp nƣớc ngoài tại
các Khu công nghiệp Việt Nam”.
Bài viết này tập trung vào việc hiệu quả của việc chuyển giao công nghệ trong
các doanh nghiệp giữa các chuyên gia nước ngoài đối với đội ngũ cán bộ kỹ thuật
Việt Nam. Bài viết trình bày một mô hình một số các yếu tố liên quan ảnh hưởng
đến quá trình chuyển giao công nghệ giữa hai đơn vị trong Doanh nghiệp. Nó sẽ
cung cấp cho một cái nhìn tổng quan về các yếu tố ảnh hưởng chính trong quá trình
chuyển giao công nghệ tại các Doanh nghiệp.
1.2.
-

Mục tiêu nghiên cứu:
Nghiên cứu nhằm khám phá các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ của việc
chuyển giao công nghệ của các chuyên gia kỹ thuật nước ngoài cho đội ngũ


2

kỹ thuật Việt Nam trong các doanh nghiệp nước ngoài tại các khu công
nghiệp Việt Nam.
-


Xác định ảnh hưởng của các yếu tố đến mức độ của việc chuyển giao công
nghệ của các chuyên gia kỹ thuật nước ngoài cho đội ngũ kỹ thuật Việt Nam
trong các doanh nghiệp nước ngoài tại các khu công nghiệp Việt Nam.

-

Xác định ảnh hưởng của các biến định tính đến mức độ của việc chuyển giao
công nghệ của các chuyên gia kỹ thuật nước ngoài cho đội ngũ kỹ thuật Việt
Nam trong các doanh nghiệp nước ngoài tại các khu công nghiệp Việt Nam.

-

Đề xuất một số hàm ý đối với lãnh đạo các doanh nghiệp, đội ngũ kỹ thật
Việt Nam và các cơ quan quản lý nhà nước.

1.3.
-

Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu:

Đối tượng nghiên cứu: Các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ của việc chuyển
giao công nghệ của các chuyên gia kỹ thuật nước ngoài cho đội ngũ kỹ thuật
Việt Nam trong các doanh nghiệp nước ngoài tại các khu công nghiệp Việt
Nam.

-

Phạm vi nghiên cứu:
Về mặt địa lý: nghiên cứu được thực hiện chủ yếu trên địa bàn các Khu công
nghiệp tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, Thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa Vũng

Tàu.
Về mặt thời gian: Nghiên cứu được thực hiện trong Quý IV 2013.

-

Đối tượng khảo sát: Đội ngũ kỹ thuật Việt Nam đang làm việc tại các Doanh
nghiệp nước ngoài trên địa bàn các Khu công nghiệp tỉnh Bình Dương, Đồng
Nai, Thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa Vũng Tàu.

1.4.

Phƣơng pháp nghiên cứu:

1.4.1. Nguồn dữ liệu:
-

Thông tin thứ cấp: Nguồn tài liệu thứ cấp được tác giả thu thập được thông
qua phương pháp nghiên cứu tại bàn để thu thập thông tin và tư liệu để


3

nghiên cứu lý thuyết qua các nguồn từ các nguồn: sách, báo, tạp chí,
internet…
-

Thông tin sơ cấp: Được tác giả thu thập được từ kết quả của phỏng vấn trực
tiếp bằng cách thu thập thông tin từ phương pháp khảo sát 20 ý kiến để phát
hiện thêm các biến quan sát mới kết hợp với các biến quan sát đã thu thập
được từ các tài liệu và các đề tài liên quan. Sau đó tác giả đã lập bảng câu hỏi

tổng hợp để phỏng vấn tay đôi và phỏng vấn nhóm để đưa ra được bảng khảo
sát sơ bộ.
Tác giả đã tiến hành khảo sát sơ bộ 195 đối tượng, sau đó nhập dữ liệu và
tiến hành chạy SPSS để kiểm định kết quả khảo sát sơ bộ. Khi đã có kết quả,
tác giả sẽ tiếp tục tiến hành khảo sát chính thức 342 đối tượng, thu thập dữ
liệu và tiếp tục nhập dữ liệu và chạy trên phần mềm SPSS để kiểm định kết
quả khảo sát và đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến mức độ của
việc chuyển giao công nghệ của các chuyên gia kỹ thuật nước ngoài cho đội
ngũ kỹ thuật Việt Nam trong các doanh nghiệp nước ngoài tại các khu công
nghiệp Việt Nam.

-

Công cụ xử lý thông tin: sử dụng phần mềm SPSS 11.5

1.4.2. Phƣơng pháp thực hiện
-

Nghiên cứu định tính:
Nhằm khám phá thêm các yếu tố mới, cũng như điều chỉnh, bổ sung các yếu
tố ảnh hưởng đến mức độ của việc chuyển giao công nghệ của các chuyên gia
kỹ thuật nước ngoài cho đội ngũ kỹ thuật Việt Nam trong các Doanh nghiệp
nước ngoài tại các Khu công nghiệp. Đồng thời xây dựng bảng câu hỏi để
nghiên cứu định lượng.

-

Nghiên cứu định lượng:
Nhằm thu thập thông tin thông qua bảng câu hỏi khảo sát và tiến hành phân
tích dữ liệu thông qua phần mềm SPSS 11.5 với các phân tích: Cronbach’s

Alpha, thống kê mô tả, nhân tố, hồi quy,..


4

1.5.

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Thông qua kết quả nghiên cứu của luận văn, các doanh nghiệp có liên quan

đến vấn đề chuyển giao công nghệ tại cơ sở có thể khái quát được các yếu tố ảnh
hưởng đến mức độ của chuyển giao công nghệ các chuyên gia kỹ thuật nước ngoài
cho đội ngũ kỹ thuật Việt Nam tại doanh nghiệp mình. Từ đó, các doanh nghiệp sẽ
có cái nhìn bao quát và có những chính sách, định hướng hiệu quả nhằm mang lại
thành công cho doanh nghiệp trong vấn đề chuyển giao công nghệ.
1.6.

Kết cấu của luận văn:

Luận văn được bố cục gồm 5 chương như sau:
Chương 1: Tổng quan nghiên cứu đề tài.
Chương 2: Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu.
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu.
Chương 4: Phân tích kết quả nghiên cứu.
Chương 5: Kết luận và đề xuất giảp pháp.


5

Chƣơng 2

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU

2.1.

Giới thiệu chƣơng

Trong chương 2 tác giả sẽ trình bày các lý thuyết về công nghệ,
chuyển giao công nghệ, hiệu quả của việc chuyển giao công nghệ, tổng hợp
các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả của việc chuyển giao công nghệ từ các đề
tài liên quan, xây dựng mô hình nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu.
2.2.

Cơ sở lý thuyết

2.2.1. Khái niệm về công nghệ
Có rất nhiều khái niệm khác nhau về công nghệ:
-

”Công nghệ là giải pháp, quy trình, bí quyết kỹ thuật có kèm theo hoặc
không kèm theo công cụ, phương tiện dùng để biến đổi nguồn lực thành sản
phẩm”. (Luật khoa học và công nghệ, 2013) [4]

-

Theo tổ chức phát triển công nghiệp liên hợp quốc UNIDO: “công nghệ là
việc áp dụng khoa học vào công nghiệp, bằng cách sử dụng các kết quả
nghiên cứu và xử lý nó một cách có hệ thống và có phương pháp”.

-


Theo Ủy ban kinh tế xã hội châu Á - Thái Bình Dương của Liên hợp quốc
(ESCAP hay UNESCAP): “Công nghệ là hệ thống kiến thức về quy trình kỹ
thuật dùng để chế biến vật liệu và thông tin (bao gồm tất cả các kỹ năng, kiến
thức, thiết bị và phương pháp sử dụng trong sản xuất, chế tạo, dịch vụ, quản
lý và thông tin).

-

Hoặc rộng hơn, theo Dahlman C.J và Westphal L.E: “Công nghệ bao gồm
các quá trình vật chất chuyển hoá các đầu vào thành các đầu ra và những kết
cấu xã hội có liên quan đến quá trình chuyển hoá này”. (Nguyễn Mạnh Quân,
2009) [3]

2.2.2. Khái niệm về chuyển giao công nghệ
Có rất nhiều định nghĩa về chuyển giao công nghệ:


6

-

“Chuyển giao công nghệ tại Việt Nam là việc chuyển giao công nghệ giữa
các tổ chức, cá nhân hoạt động trong lãnh thổ Việt Nam” (Luật chuyển giao
Công nghệ, 2006) [5]
Tổng quát: Chuyển giao công nghệ là việc đưa kiến thức kỹ thuật ra khỏi
ranh giới nơi sản sinh ra nó.

-

Theo quan điểm quản lý công nghệ: Chuyển giao công nghệ là tập thể tập

hợp các hoạt động thương mại và pháp lý nhằm làm cho bên nhận công nghệ
có được năng lực công nghệ như bên giao công nghệ trong khi sử dụng công
nghệ đó vào một mục đích đã định.

-

"Chuyển giao công nghệ" là hình thức mua và bán công nghệ trên cơ sở Hợp
đồng chuyển giao công nghệ đã được thoả thuận phù hợp với các quy định
của pháp luật. Bên bán có nghĩa vụ chuyển giao các kiến thức tổng hợp của
công nghệ hoặc cung cấp các máy móc, thiết bị, dịch vụ, đào tạo... kèm theo
các kiến thức công nghệ cho bên mua và bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho
bên bán để tiếp thu, sử dụng các kiến thức công nghệ đó theo các điều kiện
đã thoả thuận và ghi nhận trong Hợp đồng chuyển giao công nghệ. (Theo
Nghị định 45/1998/NĐ-CP)
Theo tác giả Cynthia A. Steinke định nghĩa trong quyển sách “Technology
Transfer: The Role of the Sci-tech Librarian” thì:

-

Chuyển giao công nghệ như là một quá trình nhận được kiến thức kỹ thuật, ý
tưởng, dịch vụ, sáng chế, và các sản phẩm từ nguồn gốc đến bất cứ nơi nào
họ có thể được đưa vào sử dụng thực tế.

Mặc dù các nghiên cứu trước đây cũng đã cung cấp các định nghĩa khác nhau về
chuyển giao công nghệ: chuyển giao công nghệ là chuyển giao kết hợp nghiên cứu
phát triễn và kỹ thuật qua biên giới quốc gia (Jeannet và Liander, 1978) [21];
chuyển giao công nghệ là chuyển giao kiến thức kỹ thuật cần thiết, các bí quyết
công nghệ từ các nước phát triển đến các nước kém phát triển về mặt kỹ thuật
(Williams và Gibson, 1990 ; Bozeman, 2000) [33]; hay đó là một quá trình học tập,



7

phát triển và tích lũy kiến thức công nghệ cho nguồn nhân lực, ứng dụng vào các
hoạt động để tạo ra sự tiến bộ (Derakhsahani, 1984) [8].
Tuy nhiên, chuyển giao công nghệ trong nghiên cứu này được hiểu là quá
trình chuyển giao kiến thức về công nghệ, thông tin, bí quyết công nghệ từ nước
phát triển sang nước kém phát triển hơn về công nghệ và được ứng dụng vào các
hoạt động sản xuất tại các doanh nghiệp nước ngoài trên địa bàn các khu công
nghiệp tại Việt Nam.
2.2.3. Lý thuyết về hiệu quả của việc chuyển giao công nghệ
Xem xét chuyển giao công nghệ là một hiện tượng cụ thể của chuyển giao kiến
thức công nghệ. Có những quan điểm khác nhau về hiệu quả của chuyển giao công
nghệ. Theo đó, hiệu quả của chuyển giao công nghệ có thể được đánh giá thông
qua:
-

Chi phí chuyển giao (Teece, 1976) [33].

-

Giảm chi phí đơn vị và tỷ lệ khuyết tật, nâng cao tỷ lệ tự sản xuất, cải thiện
và phát triển sản phẩm dưới sự hợp tác, nâng cao chất lượng và sức cạnh
tranh của nhân viên kỹ thuật (Chen and Hsu, 1978) [9].

-

Đạt được việc ứng dụng công nghệ, hiệu quả kinh tế và phát triển sản suất
(Mansfield, Romeo, Schwarts,Teede, Wagner, and Brach, 1982) [25].


-

Tác động đến hiệu quả , đạt được sự thuận lợi và mục tiêu của việc chuyển
giao ( Leonard - Barton và Sinha , 1993 ) [23].

-

Ứng dụng công nghệ và nâng cao năng lực cho đội ngũ kỹ thuật (Fang và
Cheng , 1999) [16].

-

Cải thiện liên tục khả năng cạnh tranh thông qua công nghệ độc đáo (YliRenko, Autio, và Sapienza, 2001) [39].

-

Áp dụng hiệu quả công nghệ hoặc quy trình, bí quyết kỹ thuật, giảm phụ
thuộc và nâng cao khả năng sáng tạo thông qua cải cách hệ thống sản xuất
(Lin, 2007).


8

Tuy nhiên, trong nghiên cứu này tác giả tập trung vào vấn đề đạt được cải tiến
sản xuất, nâng cao năng lực kỹ thuật, hiệu quả của việc học tập, tiếp thu, tích lũy và
áp dụng kiến thức công nghệ vào hoạt động sản xuất thông qua chuyển giao công
nghệ.
2.3.

Các yếu tố ảnh hƣởng đến hiệu quả của việc chuyển giao công nghệ

trong các nghiên cứu trên thế giới

2.3.1. Nghiên cứu của Nguyễn Thị Đức Nguyên ( Nguyền Thị Đức Nguyên,
2012)
Tác giả vừa bảo vệ thành công luận án Tiến sĩ tại Nhật Bản năm 2012.
Trong nghiên cứu này, tác giả đã trình bày các giả thuyết được đề xuất và
được điều tra với các yếu tố quản lý chuyển giao công nghệ hiệu quả trong bối cảnh
khác biệt văn hóa:
Chất lượng thực hành
Sự cam kết của lãnh đạo
Công tác đào tạo

Hiệu quả
chuyển giao công
nghệ

Làm việc theo nhóm
Sự chia sẻ và hiểu biết
Hình 2.1: Mô hình nghiên cứu của Nguyễn Thị Đức Nguyên.
(Nguyen Thi Duc Nguyen, European Journal of Social Sciences – Volume 34,
Number 2 (2012))
Nghiên cứu này được khảo sát thực tế các hoạt động chuyển giao công nghệ
của 223 công ty sản xuất của Nhật Bản tại Việt Nam trong bối cảnh khác biệt văn
hóa giữa hai nước. Những phát hiện có giá trị được tóm tắt như sau:


9

Đầu tiên, năm yếu tố quản lý thực sự quan trọng để đạt được hiệu quả chuyển giao
công nghệ cho các công ty Nhật Bản tại Việt Nam được xác định:

-

Chất lượng thực hành

-

Vấn đề đào tạo

-

Sự cam kết của lãnh đạo

-

Sự chia sẻ và sự hiểu biết

-

Làm việc theo nhóm.

Những yếu tố này có tác động tích cực đáng kể đến hiệu quả của chuyển giao
công nghệ. Trong số đó, yếu tố của cam kết lãnh đạo ảnh hưởng đến hiệu quả của
chuyển giao công nghệ mạnh mẽ nhất. Do đó, các cam kết quản lý tập thể được coi
là vấn đề quan trọng nhất để đạt được thành công trong thị trường Việt Nam.
Nghiên cứu này cho thấy rằng cả nhân viên Việt Nam và nhân viên Nhật Bản phải
nỗ lực hết sức vào việc thực hiện các biện pháp quản lý có phương pháp, phổ biến
rõ ràng các mục tiêu chuyển giao công nghệ, trong đó nêu rõ các thủ tục chuyển
giao công nghệ một cách dễ hiểu và thực hiện đầy đủ để đẩy nhanh tiến độ và
chuyển giao công nghệ hiệu quả.
Đề tài cũng đã chỉ ra các hạn chế là chưa đề cập đến các yếu tố: môi trường, chính

sách, các nhà cung cấp, đối thủ cạnh tranh, kinh nghiệm chuyển giao công nghệ,
tuổi công ty, phong cách quản lý của các nhà quản lý điều hành … ảnh hưởng đến
hiệu quả chuyển giao công nghệ.
2.3.2. Nghiên cứu của Parissa Haghirian (Parissa Haghirian, 2003)
Nghiên cứu này tập trung vào việc chuyển giao kiến thức giữa các đơn vị của
một công ty đa quốc gia và cung cấp cho một cái nhìn tổng quan về các yếu tố ảnh
hưởng chính trong quá trình chuyển giao kiến thức giữa hai đơn vị công ty, và sau
đó điều tra câu hỏi liệu sự khác biệt văn hóa trong các đơn vị có ảnh hưởng đến quá
trình chuyển giao kiến thức? Bài viết trình bày mô hình các yếu tố liên quan đến văn
hóa ảnh hưởng đến quá trình chuyển giao kiến thức giữa hai đơn vị công ty nằm ở
những nơi khác nhau về mặt địa lý.


10

Ảnh hưởng của
kiến thức
Ảnh hưởng của
văn hóa
Ảnh hưởng của tổ
chức

Ảnh hưởng của
kiến thức
Quá
trình
chuyển

Chuyển
giao

công

giao

nghệ

công
nghệ

thành
công

Ảnh hưởng của
con người

Ảnh hưởng của
văn hóa
Ảnh hưởng của tổ
chức
Ảnh hưởng của
con người

Hình 2.2: Mô hình nghiên cứu của Parissa Haghirian.
(P Haghirian - European Journal of Information Systems, Naples, Italy, 2003)
Trong đó, mô hình gồm bốn yếu tố chính: Yếu tố bản chất của loại kiến thức
chuyển giao, yếu tố văn hóa, yếu tố cơ cấu tổ chức và yếu tố cá nhân của con người.
Trọng tâm của nghiên cứu này là ảnh hưởng văn hóa trong quá trình chuyển giao
kiến thức. Một nền văn hóa doanh nghiệp theo định hướng kiến thức rõ ràng là một
trong những yếu tố có ảnh hưởng nhất của chuyển giao kiến thức thành công, một
nền văn hóa thúc đẩy sự thay đổi, hành vi sáng tạo và khuyến khích tích cực trao đổi

ý tưởng và chuyển giao tri thức gia tăng và sẵn sàng chấp nhận thay đổi.
Nghiên cứu đã tiến hành 15 cuộc phỏng vấn chuyên gia và nghiên cứu tài
liệu, các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình chuyển giao kiến thức đã được xác định.
Thực hiện phỏng vấn định tính để có được một cái nhìn tổng quan toàn diện về nhận
thức của người được phỏng vấn và một tập hợp các câu hỏi mở phục vụ. Trên cơ sở
nghiên cứu tài liệu, thăm dò và phỏng vấn chuyên gia tác giả nghiên cứu trên hoàn
thành mô hình nghiên cứu cơ bản.
2.3.3. Nghiên cứu của VK Devgan, Sushil và Kiran K Momaya (VK Devgan,
Sushil và Kiran K Momaya, 2006)


11

Nghiên cứu được thực hiện để hiểu các khái niệm về chuyển giao công nghệ
có hiệu quả và sau đó là một mô hình khái niệm được phát triển bằng cách xác định
các cấu trúc bao gồm các biến, ảnh hưởng đến hiệu quả chuyển giao công nghệ .
Mô hình khái niệm này bao gồm hai phần:
Cấu trúc đầu ra của chuyển giao công nghệ hiệu quả để đại diện cho các mục
tiêu đạt được của các bên liên quan.
Phía còn lại là bối cảnh chuyển giao công nghệ bao gồm đầu vào xây dựng
để chỉ ra các vấn đề liên quan. Hơn nữa, phân tích nhân tố được sử dụng để xác
định các yếu tố, và sau đó xây dựng cấu trúc đã được thực hiện cho các biến đầu
vào và đầu ra.
Tính phức tạp của
công nghệ, bí mật
công nghệ

Sự linh hoạt của tổ
chức


Khả năng sản xuất

Sự tín nhiệm, động

của tổ chức

Hiệu
quả

lực thúc đẩy

Hiệu quả của giao

chuyển

Lợi ích của cấu

tiếp

giao
công
nghệ

trúc tổ chức

Sự gần gũi

Hiệu quả của quản



Sự đầu tư sản xuất
của tổ chức
Sự tham gia, cam
kết của lãnh đạo

Hình 2.3: Mô hình nghiên cứu của VK Devgan, Sushil và Kiran K Momaya.
(VK Devgan, Sushil và Kiran K Momaya, Indian Journal – chapter 17, 2006)
2.3.4. Tổng kết các yếu tố ảnh hƣởng đến hiệu quả của việc chuyển giao công
nghệ


12

Thông qua các yếu tố từ 3 mô hình nghiên cứu ở trên, tác giả đã tổng hợp có
18 yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả của chuyển giao công nghệ, bao gồm:
-

Chất lượng thực hành

-

Sự cam kết của lãnh đạo

-

Công tác đào tạo

-

Làm việc theo nhóm


-

Sự chia sẻ và hiểu biết

-

Tính phức tạp của công nghệ, bí mật công nghệ

-

Khả năng sản xuất của tổ chức

-

Hiệu quả của giao tiếp

-

Sự gần gũi

-

Hiệu quả của yếu tố quản lý

-

Sự linh hoạt của tổ chức

-


Sự tín nhiệm, động lực thúc đẩy

-

Lợi ích của cấu trúc tổ chức

-

Sự đầu tư sản xuất của tổ chức

-

Ảnh hưởng của dạng kiến thức

-

Ảnh hưởng của văn hóa

-

Ảnh hưởng của tổ chức

-

Ảnh hưởng của con người

2.4.

Mô hình nghiên cứu đề nghị và các giả thuyết nghiên cứu


2.4.1. Mô hình nghiên cứu đề nghị
Trong số 18 yếu tố có ảnh hưởng đến hiệu quả chuyển giao công nghệ đã
được các nghiên cứu trước đó đề cập, yếu tố “sự cam kết của lãnh đạo” được lặp lại


×