Tải bản đầy đủ (.pdf) (88 trang)

Đánh giá tiềm năng và phương án tận dụng năng lượng tái tạo của chất thải rắn phát sinh trên địa bàn huyện Ý Yên, Nam Định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.45 MB, 88 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN HÀ NỘI
------------------------

TRẦN THỊ LAN PHƢƠNG

ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG VÀ PHƢƠNG ÁN TẬN DỤNG NĂNG LƢỢNG
TÁI TẠO CỦA CHẤT THẢI RẮN PHÁT SINH TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN Ý YÊN, NAM ĐỊNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

Hà Nội – Năm 2013


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN HÀ NỘI
------------------------

TRẦN THỊ LAN PHƢƠNG

ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG VÀ PHƢƠNG ÁN TẬN DỤNG NĂNG
LƢỢNG TÁI TẠO CỦA CHẤT THẢI RẮN PHÁT SINH TRÊN
ĐỊA BÀN HUYỆN Ý YÊN, NAM ĐỊNH
Chuyên ngành: Khoa học Môi trường
Mã số: 60440301

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. Trần Văn Quy



Hà Nội – Năm 2013


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo khoa Môi trường, Trường Đại học
Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội đã luôn quan tâm và tận tình truyền
đạt những kiến thức quý báu cho tôi trong thời gian học tập và rèn luyện tại trường.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Trần Văn Quy đã dành sự
hướng dẫn, giúp đỡ tận tình cho tôi trong quá trình thực hiện luận văn.
Để hoàn thành luận văn này, tôi cũng xin chân thành cảm ơn UBND huyện Ý
Yên, phòng Tài nguyên và Môi trường, phòng Nông nghiệp, tập thể lãnh đạo và cán
bộ UBND các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Ý Yên đã tạo điều kiện, giúp đỡ về
thời gian cũng như tài liệu, công tác khảo sát thực địa phục vụ cho quá trình nghiên
cứu của tôi.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè đã luôn giúp đỡ, ủng
hộ và chia sẻ những khó khăn, thuận lợi cùng tôi trong suốt quá trình học tập và
nghiên cứu.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, Tháng 10/2013
HVCH.Trần Thị Lan Phương


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN .....................................................................................3
1.1. Tổng quan về chất thải rắn nông thôn ..............................................................3
1.1.1. Nguồn gốc, thành phần chất thải rắn nông thôn .......................................3
1.1.2. Hiện trạng chất thải rắn tại nông thôn Việt Nam ......................................5
1.1.3. Quản lý chất thải rắn nông thôn ................................................................5

1.1.4. Xử lý chất thải rắn nông thôn ....................................................................8
1.2. Tổng quan về các công nghệ biến rác thải thành năng lượng trên thế giới và
Việt Nam .................................................................................................................9
1.2.1. Công nghệ thiêu đốt .................................................................................12
1.2.2. Công nghệ nhiệt phân/ khí hóa ................................................................14
1.2.3. Công nghệ sinh hóa .................................................................................18
1.2.4. Công nghệ plasma hóa hơi – nóng chảy (PGM) .....................................20
1.3. Xu hướng phát triển năng lượng từ chất thải rắn ở thế giới và Việt Nam .....22
1.4. Tổng quan khu vực nghiên cứu ......................................................................26
CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................31
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..................................................................31
2.2. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................31
2.2.1. Phương pháp thu thập tài liệu .................................................................31
2.2.2. Phương pháp nghiên cứu ngoài thực địa ................................................32
2.2.3.Phương pháp kế thừa ................................................................................32
2.2.4. Phương pháp dự báo ...............................................................................32
2.2.5. Phương pháp so sánh và tổng hợp ..........................................................33
2.2.6. Phương pháp lấy mẫu ..............................................................................33
CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ..............................34
3.1. Hiện trạng các loại chất thải rắn trên địa bàn huyện Ý Yên...........................34
3.1.1. Nguồn gốc phát sinh ................................................................................34
3.1.2. Phân loại chất thải rắn phát sinh trên địa bàn huyện Ý Yên ...................34


3.1.3. Thành phần và số lượng chất thải rắn phát sinh trên địa bàn ................35
3.1.4. Hiện trạng thu gom và xử lý chất thải rắn trên địa bàn huyện Ý Yên, tỉnh
Nam Định ...........................................................................................................48
3.2. Đánh giá tiềm năng năng lượng từ chất thải rắn phát sinh trên địa bàn .........54
3.2.1.Nhiệt trị của một số chất thải rắn sinh khối trên địa bàn huyện ..............54
3.2.2. Tính toán tiềm năng năng lượng chất thải rắn công nghiệp – tiểu thủ

công nghiệp ........................................................................................................55
3.2.3. Tính toán tiềm năng năng lượng chất thải rắn nông nghiệp ...................55
3.2.4. Dự báo tiềm năng lượng từ chất thải rắn trên địa bàn huyện Ý Yên đến
năm 2020............................................................................................................57
3.3. Đánh giá lựa chọn phương án công nghệ có thể áp dụng tại địa phương .........58
3.3.1. Hầm ủ biogas ...........................................................................................58
3.3.2. Phương pháp bếp hóa khí khi sử dụng nguồn nhiên liệu sinh khối rơm,
rạ, trấu, mùn cưa ...............................................................................................66
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .........................................................................71
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................73
PHỤ LỤC .................................................................................................................77


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1. Tình hình phát sinh chất thải rắn ...................................................................5
Bảng 2. Tỷ lệ sản xuất điện năng của thế giới năm 2010 .........................................10
Bảng 3. Tình hình xử lý chất thải sinh hoạt ở một số nước trê thế giới....................22
Bảng 4. Phân loại chất thải rắn phát sinh trên địa bàn huyện Ý Yên........................34
Bảng 5. Lượng phát sinh rác thải của các nhóm dân cư trên địa bàn .......................35
Bảng 6. Thành phần chất thải rắn sinh hoạt tại huyện Ý Yên (đơn vị: %) ...............37
Bảng 7. Tổng thành phần chất thải rắn sinh hoạt phát sinh (tấn/ngày) .....................38
Bảng 8. Diện tích, sản lượng lúa tại huyện Ý Yên từ năm 2007 – 2012 ..................40
Bảng 9. Tỷ lệ các phụ phẩm so với chính phẩm từ canh tác lúa ...............................41
Bảng 10. Khối lượng phụ phẩm sinh khối từ cây lúa ...............................................41
Bảng 11. Diện tích, sản lượng lạc tại huyện Ý Yên từ năm 2007 – 2012 ................42
Bảng 12. Tỷ lệ các phụ phẩm so với chính phẩm từ canh tác lạc .............................42
Bảng 13. Khối lượng phụ phẩm sinh khối từ cây lạc................................................42
Bảng 14. Diện tích, sản lượng ngô tại huyện Ý Yên từ năm 2007 – 2012 ...............43
Bảng 15. Tỷ lệ các phụ phẩm so với chính phẩm từ canh tác ngô............................44
Bảng 16. Khối lượng phụ phẩm sinh khối từ cây ngô ..............................................44

Bảng 17. Số lượng đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn huyện từ ................................44
Bảng 18. Số lượng phân phát sinh của đàn gia súc, gia cầm ....................................45
Bảng 19. Thành phần, khối lượng chất thải rắn nông nghiệp trên địa bàn huyện ....46
Bảng 20. Thành phần chất thải công nghiệp phát sinh trên địa bàn .........................48
Bảng 21. Kết quả phân tích nhiệt trị của CTR công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp 54
Bảng 22. Kết quả phân tích nhiệt trị chất thải rắn nông nghiệp................................54
Bảng 23. Tổng nhiệt trị khi đốt chất thải rắn công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp ...55
Bảng 24. Tiềm năng năng lượng từ các phụ phẩm sinh khối từ canh tác lúa, ngô, lạc
trên địa bàn huyện Ý Yên..........................................................................................55
Bảng 25. Sản lượng khí sinh học từ đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn ....................56
Bảng 26. Dự báo khối lượng lượng chất thải và tiềm năng năng lượng khi đốt chất
thải trên địa bàn huyện Ý Yên...................................................................................57


DANH MỤC HÌNH
Hình 1. Nguồn gốc phát sinh chất thải rắn nông nghiệp .............................................3
Hình 2. Nguồn gốc phát sinh chất thải rắn làng nghề .................................................4
Hình 3. Chu trình quản lý chất thải .............................................................................6
Hình 4. Mô hình VAC điển hình ở nông thôn Việt Nam ............................................7
Hình 5. Hệ thống thiêu đốt chất thải rắn thu hồi năng lượng....................................14
Hình 6. Sơ đồ cấu tạo của thiết bị thí nghiệm pilot...................................................15
Hình 7. Quy trình xử lý chất thải hữu cơ bằng phương pháp hầm ủ biogas ............20
Hình 8. Sơ đồ hệ thống công nghệ plasma PGM ......................................................21
Hình 9. Phân chia khu vực phát sinh chất thải rắn trên địa bàn huyện Ý Yên .........34
Hình 10. Phụ phẩm cây lúa sau thu hoạch ...............................................................40
Hình 11. Các phụ phẩm cây lạc sau thu hoạch ........................................................41
Hình 12. Các phụ phẩm cây ngô sau thu hoạch .......................................................42
Hình 13. Sơ đồ thu gom rác thải tại huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định ..........................49
Hình 14. Sơ đồ mô phỏng hầm ủ biogas tại địa phương ..........................................59
Hình 15. Sơ đồ công nghệ hầm ủ biogas cải tiến .....................................................60

Hình 16. Sơ đồ nguyên lý hoạt động hầm ủ biogas cải tiến ....................................62
Hình 17. Sơ đồ công nghệ bếp hóa khí rơm, rạ ........................................................67


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

NLTT

Năng lượng tái tạo

TĐN

Thủy điện nhỏ

NLMT

Năng lượng mặt trời

NL

Năng lượng

NLSK

Năng lượng sinh khối

SK

Sinh khối


KSH

Khí sinh học

CTR

Chất thải rắn

CTRSH

Chất thải rắn sinh hoạt


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong suốt tiến trình lịch sử nhân loại, sự tăng dân số và phát triển khoa học
công nghệ đòi hỏi sự gia tăng không ngừng về nhu cầu sử dụng năng lượng. Trong
nhiều thế kỷ, con người thu được năng lượng cần thiết từ sức lao động thủ công, từ
lửa và từ sức kéo động vật. Sau đó sức gió được khai thác các cối xay gió, quạt gió,
và dòng chảy của nước được sử dụng làm quay các cối xay nước. Ngày nay năng
lượng cần thiết đối với mọi hoạt động của con người và có phần phức tạp hơn. Dầu
hỏa và khí tự nhiên cung cấp khoảng 2/3 lượng năng lượng được sử dụng trên toàn
thế giới; một lượng lớn năng lượng cũng được khai thác từ than đá, dòng nước
chảy, các khoáng chất phóng xạ và từ năng lượng mặt trời.
Nhu cầu lớn về năng lượng trong thế giới hiện đại đang làm cạn kiệt các
nguồn năng lượng đã được biết đến trên Trái Đất. Chính vì thế, việc nghiên cứu, sản
xuất và sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo (NLTT) và bảo vệ môi trường là
những vấn đề đã và đang được các nước trên thế giới và Việt Nam quan tâm.
Việc nghiên cứu và đưa ra phương án hợp lý để tận dụng các nguồn nhiên
liệu tái tạo, tận thu năng lượng từ rác thải, chất thải nông nghiệp vừa giải quyết vấn

đề môi trường đang bức xúc vừa có năng lượng để phục vụ cho các nhu cầu sinh
hoạt và sản xuất của con người.
Ý Yên là một huyện nằm phía Tây Nam tỉnh Nam Định, tiếp giáp với tỉnh
Ninh Bình và tỉnh Hà Nam, có tuyến quốc lộ 10, quốc lộ 38B và đường sắt BắcNam đi qua và tuyến đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình đi qua các xã phía Tây của
huyện, thuận lợi cho việc phát triển kinh tế và đô thị hóa mạnh. Hàng ngày lượng
rác thải phát sinh trên địa bàn huyện là tương đối lớn. Tuy nhiên, cho đến nay chưa
có một nghiên cứu nào đánh giá một cách cụ thể về số lượng, thành phần, đặc biệt
là tiềm năng năng lượng từ nguồn rác này để có phương án đầu tư và sử dụng một
cách hợp lý, hiệu quả, giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
Xuất phát từ lý do trên, tác giả lựa chọn đề tài: “Đánh giá tiềm năng và
phương án tận dụng năng lượng tái tạo của chất thải rắn phát sinh trên địa bàn

1


huyện Ý Yên, Nam Định”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Đánh giá được tiềm năng năng lượng và phương án khả thi tận dụng nguồn
năng lượng tái tạo từ chất thải rắn phát sinh trên địa bàn huyện Ý Yên, tỉnh Nam
Định.
3. Nội dung nghiên cứu
- Nguồn gốc, số lượng, thành phần, đặc điểm từng loại chất thải rắn;
- Hiện trạng thu gom và xử lý;
- Đánh giá tiềm năng năng lượng từ các loại chất thải rắn thuộc đối tượng
nghiên cứu trên địa bàn;
- Tính toán tiềm năng năng lượng từ rác thải;
- Dự báo tiềm năng năng lượng từ rác thải đến năm 2020;
- Lựa chọn phương án công nghệ có thể áp dụng được tại địa phương.

2



Chƣơng 1. TỔNG QUAN
1.1. Tổng quan về chất thải rắn nông thôn
Trong mô hình canh tác kiểu truyền thống cộng với điều kiện kinh tế trước
kia của nông thôn Việt Nam thì lượng rác thải sinh ra là rất nhỏ và hầu như được
tận dụng hoàn toàn. Tuy nhiên, trong một vài năm trở lại đây, khi điều kiện kinh tế
phát triển, lượng rác thải nông thôn tăng mạnh, cùng với đó là sự xuất hiện của túi
ni lông, là chất không phân hủy hay tái chế được, khiến tình hình rác thải ở nông
thôn trở thành vấn đề nghiêm trọng. Bên cạnh đó là sự gia tăng mạnh mẽ về dân số,
tạo thêm một áp lực lớn cho vấn đề rác thải nông thôn.
1.1.1. Nguồn gốc, thành phần chất thải rắn nông thôn
a. Chất thải rắn nông nghiệp
Chất thải rắn nông nghiệp phát sinh từ các hoạt động sản xuất nông nghiệp
như: trồng trọt, thu hoạch, bảo quản và sơ chế nông sản, các chất thải ra từ chăn
nuôi, giết mổ động vật, chế biến sữa...
Nguồn gốc phát sinh CTR nông nghiệp được đưa ra trên Hình 1.
Trồng trọt (thực vật
chết, lá cành, cỏ…)

Thu hoạch nông sản
(rơm, rạ, trấu, cám, lõi
ngô, thân ngô…)
Chăn nuôi (phân gia súc,
gia cầm, động vật
chết…)

CHẤT
THẢI
RẮN

NÔNG
NGHIỆP

Bảo vệ thực vật, động vật
(chai lọ đựng thuốc BVTV,
thuốc trừ sâu, thuốc diệt côn
trùng)
Quá trình bón phân, kích
thích tăng trưởng (bao bì
đựng phân bón, phân đạm)

Thú y (chai lọ đựng thuốc thú
y, dụng cụ tiêm, mổ)

Chế biến sữa, giết mổ
động vật

Hình 1. Nguồn gốc phát sinh chất thải rắn nông nghiệp 4
b. Chất thải rắn làng nghề
Làng nghề là một đặc thù của nông thôn Việt Nam trong quá trình phát triển

3


kinh tế xã hội. Tại các làng nghề, nhiều sản phẩm phi nông nghiệp đã được sản xuất
và chế biến thành thương phẩm trao đổi hàng hóa, góp phần tận dụng lao động dư
thừa và tăng thu nhập.
Theo thống kê của Hiệp hội làng nghề Việt Nam, đến năm 2011, nước ta có
khoảng 2.790 làng nghề phân bố trên các vùng nông thôn, mỗi năm phát thải một
lượng lớn chất thải công nghiệp không nguy hại 37. CTR làng nghề gồm nhiều

chủng loại khác nhau, phụ thuộc vào nhiều nguồn phát sinh, ngày càng gia tăng về
số lượng, đa dạng và phức tạp về thành phần như phế liệu từ chế biến lương thực,
thực phẩm (nước thải, bã ngô, đậu, sắn), túi ni lông, chai lọ thủy tinh, nhựa, bao bì
đựng nguyên vật liệu, cao su, gốm sứ, gỗ, kim loại.
Nguồn gốc phát sinh CTR làng nghề được thể hiện trên Hình 2.
Làng nghề đồ gỗ mỹ
nghệ (gỗ vụn, mùn cưa,
vỏ chai lọ đựng dung
môi)

Nhóm các làng nghề
chế biến nông sản
thực phẩm (xơ sợi sắn,
tinh bột, vỏ củ)

Nhóm các làng nghề
tái chế giấy (bao bì,
nilon,nhãn mác)

Làng nghề sản xuất cơ
khí và tái chế kim loại
(kim loại tạp, nhựa,
tro xỉ kim loại, xỉ
than)

CHẤT
THẢI
RẮN
LÀNG
NGHỀ


Làng nghề dệt nhuộm
(vải vụn, hộp đựng hóa
chất nhuộm)
Làng nghề tái chế nhựa
phế liệu (nhựa tạp, xỉ
than)
Các làng nghề khác (chế
biến lông gà lông vịt, làm
vàng mã, vật liệu xây
dựng…)

Hình 2. Nguồn gốc phát sinh chất thải rắn làng nghề 4
c. Chất thải rắn sinh hoạt ở nông thôn
Gồm nhiều loại rác và được phân chia làm hai loại chính là:
Thành phần hữu cơ chủ yếu là thực phẩm thừa, giấy, nhựa, vải, cao su, da,
gỗ...
Thành phần vô cơ: thủy tinh, nhôm, sắt, bụi…

4


Lượng rác thải hữu cơ này nguồn gốc chủ yếu từ thức ăn thừa, được tận dụng
làm thức ăn cho gia súc. Một lượng CTR khác là phân người và gia súc được tận
dụng làm phân bón ruộng. Các phế phẩm nông nghiệp như rơm rạ, được dùng làm
đun nấu và thức ăn gia súc.
1.1.2. Hiện trạng chất thải rắn tại nông thôn Việt Nam
Mỗi năm khu vực nông thôn thải ra khoảng 6,35 triệu tấn rác sinh hoạt
(2010), tương đương trung bình mỗi người tạo ra 0,3 kg/người/ngày và có xu hướng
tăng đều theo từng năm 37. Trên thực tế, rác thải hiện nay đang là vấn đề bức xúc,

nhiều gia đình đã phản ánh không biết đổ rác ở đâu, nên buộc phải vứt rác trên
đường, xuống ao, hồ, sông ngòi, mương máng. Lượng rác thải này tập trung nhiều
gây ô nhiễm môi trường trầm trọng, ách tắc dòng chảy, ảnh hưởng đến đời sống,
sinh hoạt hàng ngày của người dân. Số liệu về tình hình phát sinh CTR được thể
hiện trong Bảng 1.
Bảng 1. Tình hình phát sinh chất thải rắn
Các loại chất thải rắn

Toàn quốc

Tổng lượng phát sinh chất thải sinh hoạt

Đô thị

Nông thôn

12.800.000

6.400.000

6.400.000

128.400

125.000

2.400

2.510.000


1.740.000

770.000

21.000

-

-

Tỷ lệ thu gom trung bình (%)

-

71

20

Tỷ lệ phát sinh chất thải đô thị trung bình

-

0,8

0,3

(tấn/năm)
Chất thải nguy hại từ công nghiệp
(tấn/năm)
Chất thải không nguy hại từ công nghiệp

(tấn/năm)
Chất thải Y tế lây nhiễm (tấn/năm)

theo đầu người (kg/người/ngày)
(Nguồn: Viện Quy hoạch đô thị - Nông thôn, Bộ Xây dựng, năm 2010)
1.1.3. Quản lý chất thải rắn nông thôn
Việc đưa ra những biện pháp quản lý thích hợp đối với CTR nông nghiệp
không chỉ mang lại ý nghĩa to lớn về mặt môi trường mà còn tận dụng được giá trị
vật chất và năng lượng một cách hiệu quả.

5


Chu trình quản lý CTR được thể hiện trên Hình 3.
Phân loại chất thải tại nguồn

Thu gom

Vận chuyển

Xử lý

Chôn lấp

Tái chế

Hình 3. Chu trình quản lý chất thải 4
Quản lý CTR nông nghiệp cần căn cứ vào nguồn phát sinh, căn cứ vào tính
chất nguy hại của chất thải, căn cứ vào mục đích sử dụng lại và các biện pháp xử lý
chúng. Việc thu gom CTR nông nghiệp chia làm 2 nguồn chính: CTR hữu cơ và

CTR vô cơ.
Cần phân loại chất thải ngay tại nguồn phát sinh và căn cứ vào mục đích sử
dụng để có những biện pháp thu gom thích hợp.
 Thành phần chất thải có nhiệt trị cao như rơm, rạ, trấu…sử dụng cho mục
đích đun nấu hoặc làm nhiên liệu cho phát điện.
 Thành phần chất thải có hàm lượng dinh dưỡng cao, chất hữu cơ dễ phân hủy
sinh học tạo sản phẩm khí biogas và phân bón hữu cơ.
Việc thu gom, phân loại, vận chuyển cần tránh rơi vãi, không lấn chiếm hành
lang an toàn giao thông ( không phơi rơm, rạ trên lòng đường…) và chú ý không để
tạo ra các ổ dịch bệnh phát sinh và nơi cư trú của các sinh vật có hại.
Sau khi phân loại, CTR nông nghiệp được đưa tái chế, tái sử dụng, xử lý.
Quản lý CTR theo phương thức 3R (Reduce- Reuse-Recycle: Giảm thiểu, tái
sử dụng và tái chế), bắt đầu từ phân loại rác tại nguồn với mục tiêu tối thiểu hóa

6


lượng chất thải, từ đó:
 Bảo vệ môi trường, ngăn ngừa suy thoái, giảm thiểu các thiệt hại đến môi
trường.
 Tiết kiệm nguồn tài nguyên thiên nhiên nhờ tái chế và tái sử dụng.
 Tiết kiệm chi phí thu gom và xử lý rác thải.
 Giảm quỹ đất giành cho việc chôn lấp rác, giảm sức ép lên các bãi chôn lấp
rác đang bị quá tải.
Tại các hộ gia đình ở nông thôn Việt Nam, từ lâu áp dụng mô hình VAC (
vườn – ao – chuồng). Đây là mô hình khá đơn giản, lại có hiệu quả giảm thiểu vì
chất thải được tận dung tối đa theo một chu trình vòng khép kín.

Hình 4. Mô hình VAC điển hình ở nông thôn Việt Nam
Việc sử dụng các phụ phẩm nông nghiệp phục vụ mục đích sinh hoạt và sản

xuất cũng khá đa dạng:
 Dùng rơm rạ để làm giá thể nuôi nấm rơm, làm vật liệu độn chuồng.
 Thu hồi trực tiếp nhiệt năng nhờ quá trình đốt cháy các thành phần chất thải

7


hoặc thu hồi gián tiếp thông qua quá trình tạo khí mêtan.
1.1.4. Xử lý chất thải rắn nông thôn
Hiện nay, các loại CTR phát sinh tại nông thôn đang được xử lý cơ bản theo
3 nhóm phương pháp: xử lý bằng phương pháp sinh học, xử lý bằng phương pháp
đốt, xử lý bằng phương pháp chôn lấp.
Phương pháp sinh học: Quá trình ủ sinh học tạo phân compost là phương
pháp truyền thống, được áp dụng phổ biến và có hiệu quả ở các nước đang phát
triển trong đó có Việt Nam. Nguyên liệu được sử dụng là các phụ phẩm trong quá
trình trồng trọt và sau thu hoạch, phân chuồng trong chăn nuôi,…chứa các thành
phần hữu cơ có khả năng phân hủy sinh học tốt.
Việc xử lý chất thải nông nghiệp được thực hiện bởi quá trình ủ sinh học thu
hồi khí biogas. Đây là phương pháp đem lại hiệu quả cao và cải thiện đáng kể môi
trường nông thôn: phân người tạo ra khí đốt cho gia đình, nguồn phân hữu cơ an
toàn bón ruộng, nước thải túi ủ biogas dùng để nuôi tảo, thực vật phù du khác và
làm thức ăn giàu dinh dưỡng khác cho cá.
Phương pháp đốt: Trước đây việc đốt không thu hồi nhiệt lượng khá phổ
biến, đặc biệt là ở Nam Bộ. Hiện tượng đốt chất thải nông nghiệp ngay trên đồng
ruộng hiện nay đã lan ra cả những vùng thuộc đồng bằng sông Hồng, gây lãng phí,
và ô nhiễm môi trường. Đốt thu hồi nhiệt lượng ở quy mô nhỏ, các chất thải dễ cháy
được sử dụng thay thế củi để đun nấu phục vụ sinh hoạt trong gia đình. Tuy nhiên
hiệu suất sử dụng năng lượng không cao vì các loại bếp đun còn thủ công, tổn thất
nhiệt lớn, bên cạnh đó còn gây ô nhiễm cục bộ trong không gian bếp đun chật hẹp.
Do vậy, đốt thu hồi nhiệt ở quy mô công nghiệp có hiệu quả cao hơn, năng lượng

nhiệt trong quá trình đốt có thể sử dụng cho các lò hơi, lò sưởi, các thiết bị sấy và
sản xuất điện.
Phương pháp chôn lấp: Thường được sử dụng đối với chất thải sinh hoạt,
cần phải có biện pháp kĩ thuật đảm bảo về vấn đề nước rác và khí bãi rác. Ngoài ra
để giảm thể tích bãi chôn lấp, tăng khả năng thu hồi rác, vấn đề cần quan tâm là
phân loại tốt rác thải tại nguồn.

8


Xử lý chất thải rắn nông nghiệp nguy hại:
Cần phải có biện pháp quản lý và xử lý phù hợp để không gây ô nhiễm cho
môi trường. Hiện nay, người dân chưa ý thức được tính nguy hại của những loại
chất này nên chưa có ý thức thu gom để xử lý. Các loại chai lọ, bao bì đựng thuốc
trừ sâu vẫn bị thải bừa bãi ra ngoài đồng ruộng sau khi đã qua sử dụng. Để hạn chế
tới mức thấp tác hại của chất thải này thì cần phải có biện pháp thu gom triệt để,
tránh tiếp xúc trực tiếp với loại chất thải này. Phương pháp phổ biến để xử lý chất
thải nguy hại là thiêu đốt trong lò đốt và phương pháp trơ hóa (đổ bê tông khối) rồi
đem chôn lấp. Tuy nhiên, các biện pháp xử lý loại chất thải nguy hại này đòi hỏi chi
phí cao và quy phạm kĩ thuật nghiêm ngặt.
1.2. Tổng quan về các công nghệ biến rác thải thành năng lƣợng trên thế giới
và Việt Nam
Mỗi quốc gia tùy vào tiềm năng về nguồn năng lượng tái tạo và trình độ phát
triển để lựa chọn phương án nguồn năng lượng tái tạo ưu tiên, với tỷ trọng năng
lượng tái tạo trong tổng sản lượng năng lượng quốc gia liên tục gia tăng theo thời
gian. Với các quốc gia trình độ phát triển thấp thường lựa chọn các loại nguồn năng
lượng có suất đầu tư nhỏ, công nghệ ít phức tạp, giá thành sản xuất ở mức tương
đương với giá năng lượng hóa thạch, như: thủy điện nhỏ, sử dụng nhiệt bức xạ mặt
trời (đun nước nóng bằng mặt trời, bếp đun và thiết bị sấy bằng ánh sáng mặt trời,
v.v.), năng lượng sinh khối, biogaz, dầu thực vật, v.v. Khi trình độ kinh tế kỹ thuật

ở mức tương đối cao, các quốc gia lựa chọn các phương án có suất đầu tư cao, trang
thiết bị đòi hỏi phải vận hành và bảo dưỡng phức tạp, như: tuabin gió, quang điện,
nhiên liệu sinh học (Etanol, Metanol, v.v.), điện địa nhiệt, điện thủy triều, điện sóng
biển, v.v.
+ Năng lượng từ rác: Trong những năm đầu thế kỷ 20, một số thành phố của
Mỹ bắt đầu tạo ra điện hoặc hơi nước từ đốt chất thải. Tuy nhiên, châu Âu phát

triển công nghệ đốt chất thải thành năng lượng triệt để hơn, một phần bởi vì
những quốc gia có ít đất cho các bãi chôn lấp.

9


Trong giai đoạn 2001 - 2007, các dự án Biến CTR thành năng lượng (Waste
to Enerergy, WTE) xử lý được khoảng 4.000.000 tấn mỗi năm. Trong năm 2007 có
hơn 600 nhà máy ở 35 quốc gia khác nhau. Các thiết bị này xử lý 170 triệu tấn chất
thải đô thị.
+ Sản xuất nhiệt (phần lớn từ biomass) chiếm 9,8% và tiêu thụ nhiên liệu

trong giao thông vận tải chiếm 5,8% 32.
+ Các bãi chôn lấp hiện đại nhất cho phép sản xuất khí biogas thông qua việc
lên men chất thải, có thể tái sử dụng dưới dạng điện năng.
+ Điện từ sinh khối và rác thải
Ở Việt Nam, hiện nay tổng công suất lắp đặt của các nhà máy điện sử dụng
bã mía đạt 150 MW, có khả năng sản xuất đạt ít nhất là 400 triệu kWh/năm. Ngoài
bã mía, từ 2006, Việt Nam đã có nhà máy thu hồi khí bãi rác đầu tiên tại Gò Cát,
Thành Phố Hồ Chí Minh (TP HCM) với công suất 2,4 MW, sản lượng trung bình 9
triệu kWh/năm cung cấp điện lên lưới điện TP HCM.
+ Sử dụng năng lượng sinh khối
Củi và các phế thải nông lâm nghiệp: hiện là một nguồn NL khá quan trọng ở

VN, ước tính có khoảng 70% người dân nông thôn đang sử dụng các dạng nhiên
liệu này để đáp ứng nhu cầu nhiệt cho đun nấu hàng ngày. Ngoài ra chúng cũng
được coi là một loại nhiên liệu đang được sử dụng làm chất đốt trong một số ngành
sản xuất tiểu thủ công nghiệp địa phương như nung gạch, ngói, sành sứ, chế biến
lương thực thực phẩm. Hiện trạng tiêu thụ NLSK cho sản xuất nhiệt được tổng hợp
trong Bảng 2.
Bảng 2. Tổng hợp tiêu thụ NLSK theo loại SK và sử dụng , (KTOE) 2
Theo loại sinh khối

Theo loại sử dụng

Trấu

Rơm

6942

665

1895

165

890

10557

Các lò nung (VLXD)

663


140

-

-

100

903

Các lò đốt (CBNS- TP)

1145

110

-

100

698

2053

Các bếp ( nấu ăn

Nhiệt

Tổng


Gỗ củi
HGĐ)

10

Bã mía SK khác


Đồng
phát
nhiệt
điện

Đồng phát NL

-

-

-

377

-

377

Tổng


8750

915

1895

642

1688

13890

+ Công nghệ khí sinh học
Công nghệ KSH tại Việt Nam hiện nay đang được thương mại hoá: đã có
nhiều hộ dân tự nhận thấy lợi ích về nhiều mặt, rất thuận tiện nên đã tự đầu tư để
xây dựng công trình đồng thời cũng hình thành nên các nhóm thợ tư nhân nhận xây
dựng các công trình cho dân. Cũng chính vì nhận thức tự phát nên còn có nhiều vấn
đề bất cập trong sự phát triển. Thị trường chưa được quản lý nên mạng lưới phát
triển và tổ chức còn chưa hoàn thiện, dịch vụ chưa rộng rãi và tiện lợi. Trở ngại
chính trong việc phát triển KSH là thu nhập của người dân nông thôn còn thấp đồng
thời vai trò quản lý của Nhà nước còn bị buông lỏng nên đã để xảy ra tình trạng
công nghệ được phổ biến khi chưa thật hoàn thiện, gây những lãng phí tiền của và
hạn chế thành công khi ứng dụng.
Tiêu thụ NLSK ở nước ta khoảng 13,8 triệu TOE trong đó lĩnh vực sử dụng
NLSK lớn nhất là hộ gia đình chiếm khoảng 75% của tổng tiêu thụ. Các vùng sử
dụng NLSK lớn hiện nay là miền núi và trung du Bắc Bộ, ĐBSH, khu bốn cũ và
ĐBSCL. Có khoảng 35% SK từ phụ phẩm phế thải được sử dụng cho mục đích NL,
số còn lại chưa được khai thác hoặc là bỏ đi hoặc sử dụng vào các mục đích khác.
Các bếp đun SK ở các hộ gia đình nông thôn chủ yếu là bếp kiềng, có từ hàng trăm
năm nay, hiệu suất thấp (8 - 15%), đun lãng phí nhiên liệu, ô nhiễm khi đun nên cần

thay thế bằng các mẫu bếp có hiệu suất cao, sạch 2.
NLSK mới chỉ được thử nghiệm ở quy mô sản xuất nhỏ lẻ. Cần có chiến
lược mạnh mẽ và thống nhất trong quy hoạch vùng nhiên liệu, và định hướng sử
dụng.
Xuất phát từ vấn đề bảo vệ môi trường, quản lý và xử lý phế thải đang được
cả thế giới và Việt Nam quan tâm. Xu hướng chung là áp dụng các công nghệ giảm

11


thiểu chất thải, tạo ra ít nhất các chất gây ô nhiễm, sử dụng ít năng lượng và nguyên
liệu. Các công nghệ tái chế phế thải ngoài mục đích tiết kiệm nguyên vật liệu, giảm
giá thành sản phẩm còn có ý nghĩa bảo vệ môi trường, tăng cường phát triển bền
vững. Bởi lẽ mọi hoạt động của con người không thể không tạo ra chất thải, vì vậy
xử lý chúng như thế nào để đảm bảo vệ sinh môi trường và chi phí xử lý thấp nhất
được đặt ra như một vấn đề sống còn của nhân loại.
Các nước trên Thế giới thường áp dụng đồng thời nhiều phương pháp xử lý
và tận thu năng lượng từ rác thải. Dưới đây là một số công nghệ thường được sử
dụng:
• Công nghệ thiêu đốt.
• Công nghệ sinh hóa.
• Công nghệ nhiệt phân/khí hóa
• Công nghệ plasma PGM
1.2.1. Công nghệ thiêu đốt
Công nghệ thiêu đốt là quá trình đốt cháy trực tiếp của chất thải với sự hiện
diện của không khí ở nhiệt độ trên 8000C, giải phóng được nhiệt, khí trơ và tro. Sản
lượng năng lượng phụ thuộc vào mật độ và thành phần của chất thải, tỷ lệ phần trăm
độ ẩm tương đối, ngoài ra còn do tổn thất nhiệt, nhiệt độ đánh lửa, kích thước và
hình dạng của rác, thiết kế của các hệ thống đốt (hệ thống cố định/ tầng sôi). Trong
thực tế, có khoảng 65 - 80% năng lượng của các chất hữu cơ có thể được phục hồi

như năng lượng nhiệt, có thể được sử dụng hay cho ứng dụng trực tiếp, để sản xuất
điện năng thông qua các tua bin hơi nước, các máy phát điện (với hiệu suất chuyển
đổi khoảng 30%).
Nhiệt độ cháy của lò khoảng 7600C ở buồng sơ cấp, khoảng 8700C tại buồng
thứ cấp. Nhiệt độ này cần thiết để khử mùi nhưng không đủ để đốt cháy hoặc làm
tan chảy thủy tinh. Để tránh những thiếu sót của những lò đốt thông thường, một số
lò đốt hiện đại có thể sử dụng nhiệt độ lên đến 16500C bằng cách bổ sung nhiên
liệu. Với nhiệt độ này, có thể giảm đến 97% lượng rác thải, kim loại bị chuyển đổi
và thủy tinh thành tro.

12


Chất thải bị đốt cháy để giảm khối lượng có thể không cần bất kì nhiên liệu
phụ trợ ngoại trừ khi khởi động. Khi mục đích của phương pháp đốt nhằm sản xuất
hơi nước, nhiên liệu bổ sung có thể được sử dụng với rác nghiền thành bột, vì hàm
lượng chất thải sẽ thay đổi năng lượng, ta cũng cần phải bổ sung nhiên liệu phụ trợ
trong trường hợp chất thải hiện diện trong lò không đủ.
Trong khi phương pháp thiêu đốt được sử dụng rộng rãi như là một phương
pháp quan trọng để xử lý chất thải, nó gắn liền với việc gây ô nhiễm môi trường,
mặc dù ở những mức độ khác nhau. Có thể kiểm soát việc này bằng cách lắp đặt các
thiết bị kiểm soát ô nhiễm phù hợp, xây dựng lò phù hợp và kiểm soát quá trình
cháy 30.
Thiêu đốt hàng loạt
Khoảng ba phần tư các cơ sở đốt chất thải để thu hồi năng lượng ở Mỹ và
một vài quốc gia khác sử dụng công nghệ “thiêu đốt hàng loạt”, do vậy mà những
chất không cháy không được xử lý hoặc phân loại riêng biệt. Các nhà máy có thể
đốt trên 3000 tấn rác/ ngày, họ sử dụng hai hay nhiều lò đốt trong một nhà máy duy
nhất. Do các nhà máy thiêu đốt có quy mô dựa theo khối lượng rác thải dự kiến, nên
những nhà máy này bị hạn chế số lượng nhiệt sinh ra trong quá trình đốt. Ví dụ, nếu

rác thải sinh nhiều nhiệt hơn so với dự kiến, thì người ta sẽ cho ít rác thải vào hơn.
Ngoài ra, người ta không thể tận dụng được kim loại, do chúng đã biến thành tro
trong quá trình đốt. Hàng loạt nhà máy thiêu đốt như vậy đã hoạt động thành công ở
châu Âu trong hơn một trăm năm nay 30.
Sơ đồ hệ thống thiêu đốt CTR thu hồi năng lượng được mô tả trên Hình 5.

13


Máy phát điện tuốc bin

Hình 5. Hệ thống thiêu đốt chất thải rắn thu hồi năng lượng 30
1. Nơi chứa rác thải; 2. Đường dẫn vào buồng đốt; 3. Buồng đốt; 4. Nồi hơi; 5. Tro
đưa đi chô lấp; 6. Rửa khí; 7. Lọc tay áo; 8. Ống khói
1.2.2. Công nghệ nhiệt phân/khí hóa
Các hệ thống khí hóa /nhiệt phân CTR đã được thực hiện trên thế giới ít nhất
30 năm.
Nhiệt phân là quá trình phân hủy hoặc chưng cất cacbon hóa. Đó là quá trình
phân hủy nhiệt của vật chất hữu cơ ở nhiệt độ cao (khoảng 9000C) trong môi trường
không có oxy hay chân không, sản phẩm của quá trình này gồm CO, CH4, H2, C2H6,
CO2, H2O, N2, dung dịch pyroligenous, hóa chất, than củi. Dung dịch pyroligenous
có giá trị nhiệt độ cao và có khả năng thay thế nhiên liệu dầu trong công nghiệp. Số
lượng của mỗi sản phẩm phụ thuộc vào thành phần hóa học của các chất hữu cơ và
điều kiện hoạt động. Số lượng và thành phần hóa học của từng sản phẩm thay đổi
theo nhiệt độ nhiệt phân, thời gian cháy, áp suất…
Khí hóa liên quan đến việc phân hủy vật chất hữu cơ ở nhiệt độ cao trong
môi trường thiếu oxy, sản phẩm của quá trình này bao gồm hỗn hợp khí (CO, H2,
CO2). Quá trình này cũng tương tự như nhiệt phân, rác thải được đốt ở nhiệt độ trên
10000C, ở nhiệt độ này, các khí chủ yếu là CO và H2. Các khí được làm sạch và làm
mát, sau đó được sử dụng trong các công cụ thiết kế vi mạch điện tử.


14


Nhiệt phân/ khí hóa là phương pháp đã được chứng minh làm đồng nhất các
chất hữu cơ như gỗ, bột giấy và hiện đang là một giải pháp hấp dẫn cho xử lý chất
thải rắn đô thị. Trong quá trình này, bên cạnh việc thu hồi năng lượng, chất thải thải
ra cũng phù hợp với tiêu chuẩn thải. Sản phẩm dễ dàng lưu trữ và xử lý. Quá trình
này ngày càng được yêu thích hơn quá trình thiêu đốt 30.
Công nghệ các bon hóa để xử lý chất thải hữu cơ tại Việt Nam
Xử lý rác thải theo công nghệ nhiệt phân có kiểm soát khí thải và tạo ra sản
phẩm là than cacbon có hàm lượng tổng cacbon hữu cơ (TOC) cao làm nhiên liệu
trong công nghiệp và vật liệu xử lý môi trường là một xu thế phát triển bền vững.
Trong thời gian qua, Viện Công nghệ Môi trường đã tiến hành nghiên cứu công
nghệ cacbon hoá để xử lý CTR đô thị Hà Nội và đã đạt được một số kết quả khả
quan.
Phương pháp cacbon hoá này vừa có thể xử lý được ô nhiễm của chất thải
với chi phí xử lý thấp hơn, vừa tạo ra được loại sản phẩm tái chế phục vụ kinh tế xã
hội như than sạch làm nhiên liệu hoặc vật liệu hấp phụ dùng trong công nghệ xử lý
ô nhiễm môi trường. Bản chất của phương pháp là đốt các CTR cháy được trong
điều kiện thiếu ôxy hoặc không có ôxy hoàn toàn.
Thực nghiệm được tiến hành với một số loại hình chất thải phổ biến như
giấy, gỗ, tre, nhựa, cao su, vải…
Mô hình thực nghiệm xử lý CTR có nguồn gốc hữu cơ được mô tả trên Hình
6.

Hình 6. Sơ đồ cấu tạo của thiết bị thí nghiệm pilot
(Nguồn: Viện Công nghệ môi trường)

15



Chất thải được cho vào thùng chứa CTR, sau đó đóng kín nắp thùng. Nối ống
thoát khí từ nắp thùng với quạt ejector. Quạt ejector có chức năng làm thoát hơi ẩm
và các khí bay ra từ buồng cacbon hóa. Ống khí thoát từ thùng chứa chất thải đến
buồng gia nhiệt tiếp xúc trực tiếp với ngọn lửa từ đầu đốt nhằm xử lý khí sinh ra từ
thùng cacbon hóa. Hiện tượng cháy sẽ làm tăng nhiệt độ buồng gia nhiệt, như vậy
sẽ giảm chi phí nhiên liệu cho quá trình xử lý. Cửa gió làm việc theo chế độ tự động
và điều khiển bằng tay: khi nhiệt độ buồng cacbon hóa còn thấp chưa đạt đến nhiệt
độ cần thiết thì cửa gió làm nhiệm vụ hướng nguồn nhiệt đi từ buồng gia nhiệt
xuống buồng cacbon hóa. Khi nhiệt độ đạt đến giá trị cần thiết đã đặt trước, cánh
gió hướng nguồn nhiệt thoát trực tiếp ra ống khói và đầu đốt tự ngắt và lò đốt làm
việc theo chế độ ủ nhiệt. Đầu đốt được điều chỉnh tự động để cháy nhiên liệu và cấp
nhiệt độ cho quá trình cacbon hoá. Nhiệt độ có thể khống chế tự động bằng rơle
điều khiển và van gió. Nhiệt độ thực nghiệm từ 300 – 500oC, thời gian cacbon hoá
từ 10 - 60 phút.
Qua quá trình thực nghiệm cacbon hoá các thành phần rác thải đô thị, các
nhà khoa học đã xác định được hiệu suất thu hồi với các loại hình chất thải khác
nhau ở thời gian lưu nhiệt từ 10 - 60 phút ở các giải nhiệt độ 300, 400 và 500oC. Cụ
thể, hiệu suất thu hồi đối với giấy từ 22 - 30% và tương đối ổn định; với nhựa là 25
- 39%; vải tương đối cao từ 60 - 75% ở nhiệt độ 300, 400oC, nhưng giảm hẳn xuống
còn 14 - 59% ở nhiệt độ 500oC; gỗ đạt từ 15,5 - 25,2%; cao su là 20 - 35%.
Vì sản phẩm than thu hồi được định hướng như là nhiên liệu đốt cho công
nghiệp và vật liệu làm giá thể sinh học trong xử lý ô nhiễm môi trường. Trong đó,
để làm nhiên liệu đốt thì vật liệu khi đốt phải sinh ra nhiệt lượng cao và được đặc
trưng bởi thành phần TOC (tổng cacbon hữu cơ) có trong sản phẩm. Do đó, các nhà
khoa học đã tiến hành phân tích các chỉ tiêu đánh giá chất lượng sản phẩm theo tiêu
chí nhiệt năng thông qua chỉ tiêu TOC và nhiệt trị. Kết quả cho thấy TOC của các
sản phẩm tương đối cao từ 80 - 90% như của tre, gỗ và lõi ngô. Điều này chứng
minh cho triển vọng ứng dụng công nghệ cacbon hoá chất thải thành sản phẩm than

dùng như nhiên liệu siêu sạch.

16


Sử dụng công nghệ cacbon hoá để xử lý chất thải ô nhiễm có nhiều ưu điểm
vượt trội như chi phí xử lý thấp, lượng khí thải ít, tạo ra được sản phẩm than sạch có
nhiệt trị cao làm nhiên liệu trong công nghiệp hoặc vật liệu hấp phụ dùng xử lý ô
nhiễm môi trường (ví dụ: làm giá thể sinh học để xử lý nước thải dệt nhuộm tại một
số nhà máy dệt trong nước). Phương pháp cacbon hoá cũng có thể dùng để xử lý rác
thải nông nghiệp (rơm, rạ, trấu…), sản phẩm là tro thu được dùng làm phân bón cho
cây là rất tốt.
Các kết quả nghiên cứu trên chứng tỏ phương pháp cacbon hoá để xử lý chất
thải rất có triển vọng trong tương lai. Phương pháp này được coi là một xu thế phát
triển mới cho việc xử lý chất thải không chỉ ở Việt Nam mà còn cả trên thế giới
29.
Hệ thống khí hóa Destrugas
Trong hệ thống này, CTR ban đầu được băm nhỏ để giảm kích thước trong
một nhà kho. Không khí trong nhà kho sẽ được xử lý để tránh vấn đề mùi hôi, các
chất thải rắn đô thị đã băm nhỏ được đưa vào một trục cho rơi từ trên xuống dưới
trong khi những chất thải này chìm xuống, chúng sẽ được làm nóng gián tiếp để đạt
được nhiệt độ 1000oC. Năng lựợng cần thiết để cung cấp cho quá trình có nhiệt độ
từ 900 - 1050oC được cung cấp gián tiếp thông qua các bức vách và do quá trình
cháy của một số chất khí. Với cấu hình của thiết bị, lò phản ứng của hệ thống này
có thể được xem là nồi chưng.
Khi cho chất thải đi từ trên xuống trong lò phản ứng, lượng hắc ín sinh ra ít
hơn nếu cho chất thải đi từ dưới lên. Khí thải sẽ được làm sạch bằng nước, và nước
này sẽ được xử lý ở những hệ thống xử lý chất thải.
Dòng khí sau khi được làm sạch có thể được xem là khí nhiên liệu. 85% sẽ
được sử dụng lại để đốt nóng các bình cổ cong. 15% còn lại được làm nhiên liệu.

Hắc ín và than sẽ được tách nhờ một máy chà sàn. Xỉ chủ yếu của hệ thống này là
than.
Trên thế giới, khá nhiều nước áp dụng hệ thống này như ở Berlin (1978) ,
Nhật (1979).

17


×