Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (154.86 KB, 24 trang )

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG
I. Các vấn đề chung về xuất khẩu
1. Xuất khẩu sản phẩm
1.1. Khái niệm về xuất khẩu
1.1.1. Khái niệm chung về ngoại thương
Hội nhập kinh tế quốc tế là quá trình chủ động gắn kết nền kinh tế và thị trường
của từng nước với kinh tế khu vực và thế giới thông qua các nỗ lực tự do hóa và
mở cửa trên các cấp độ đơn phương, song phương và đa phương.
Hội nhập thương mại là một trong những mũi nhọn của hội nhập kinh tế
quốc tế. Do vậy nói đến hội nhập kinh tế là phải đề cập tới sự gắn kết nền kinh
tế, thị trường của từng nước với nhau, hoặc giữa các khối kinh tế.
Ngoài ra hội nhập bao giờ cũng gắn liền với quá trình cam kết mở cửa thị
trường và tự do hóa thương mại. Những nỗ lực hội nhập quốc tế của các quốc
gia thể hiện trên nhiều phương diện, nhiều cấp độ khác nhau như đơn phương
mở cửa thị trường tự do hoá thương mại, hợp tác song phương hoặc đa phương
thể hiện trong việc ký kết các hiệp định thương mại song phương, tham gia vào
các diễn đàn, các định chế khu vực và toàn cầu.
1.1.2. Lợi thế của hoạt động ngoại thương
a. Lợi thế tuyệt đối
A.Smith là người đầu tiên đưa ra lý thuyết về lợi thế tuyệt đối của hoạt động
ngoại thương. Theo A.Smith, thông qua mua –bán trao đổi sản phẩm sẽ giải
quyết được mặt hạn chế của thị trường.
Khái niệm
Lợi thế tuyệt đối là lợi thế có được dựa trên cơ sở so sánh chi phí sản xuất để
sản xuất ra cùng một loại sản phẩm.
Ý nghĩa
Lợi thế này được xem xét từ hai phía:
- Đối với nước có chi phí sản xuất thấp hơn: Xuất khẩu hàng hoá ra thị
trường quốc tế sẽ có thu nhập cao hơn và do đó lợi nhuận thu được cao
hơn do giá quốc tế lớn hơn giá trong nước.
- Đối với nước có chi phí sản xuất cao hơn: Nhập khẩu hàng hoá từ bên


ngoài, về trước mắt sẽ đáp ứng nhu cầu về sản phẩm trong nước, người ta
gọi là bù đắp sự yếu kém về khả năng sản xuất trong nước.
Tuy nhiên trong thị trường, đối với các nước đang phát triển, lý thuyết này có ý
nghĩa nhiều hơn đối với hàng hoá là tư liệu sản xuất. Nguyên nhân chính là do
các nước này:
- Không thể sản xuất vì thiếu vốn và công nghệ, thiếu đội ngũ lao động có
trình độ và giới hạn về nguồn lực.
- Có thể sản xuất tuy nhiên với chi phí sản xuất cao hơn các sản phẩm của
nước ngoài. Do đó việc nhập khẩu sẽ mang đến cho các nước này nhiều
lợi ích:
+ Có tư liệu sản xuất để tiêu dùng.
+ Học tập kinh nghiệm từ các tư liệu sản xuất của nước ngoài.
+ Nâng cao kỹ năng, trình độ của người lao động trong nước khi sử dụng
các tư liệu sản xuất đó.
Vì thế xu hướng tất yếu là phải nhập khẩu và xuất khẩu chứ không đơn thuần
là nhập khẩu.
b. Lợi thế tương đối.
Phát triển lý thuyết lợi thế tương đối của hoạt động ngoại thương, A.Ricar đã
nghiên cứu lợi thế này dưới góc độ chi phí sản xuất để sản xuất ra sản phẩm.
Khái niệm
Lợi thế tương đối là lợi thế có được thông qua mua bán, trao đổi với các nước
khác dựa trên chi phí so sánh, chi phí tương đối để sản xuất ra sản phẩm đó.
Nguyên tắc tìm lợi thế so sánh
Hai nhà kinh tế người Thuỵ Điển là E.Heckscher và B.Ohlin để phát triển lý
thuyết lợi thế so sánh, họ cho rằng mức độ sẵn có của các yếu tố sản xuất ở các
quốc gia khác và mức sử dụng yếu tố để sản xuất sản phẩm là những nhân tố
quan trọng quyết định sự khác biệt về chi phí so sánh.
Do đó, nguyên tắc là các nước sẽ xuất khẩu những sản phẩm có chi phí so sánh
thấp hơn so với các nước khác.
Đặc điểm của lợi thế tuyệt đối

Lợi thế tương đối cho biết bất kỳ quốc gia nào với sản xuất với chi phí cao hay
thấp đều phải tìm ra được một lợi thế để tham gia vào hoạt động thương mại
quốc tế, nghĩa là tăng thu nhập của mình thông qua hoạt động ngoại thương hay
xuất khẩu và nhập khẩu hàng hoá hoặc sản phẩm nào đó.
1.1.3. Tác động của ngoại thương tới thị trường và phát triển kinh tế.
a. Hoạt động ngoại thương trong hoạt động kinh tế đối ngoại.
Khái niệm
Hoạt động kinh tế đối ngoại là toàn bộ hoạt động kinh tế của nước này đối với
nước khác.
Nội dung của hoạt động kinh tế đối ngoại
- Là hoạt động mua bán, xuất nhập khẩu hàng hoá, đây chính là điểm xuất
phát của hoạt động kinh tế đối ngoại.
- Hoạt động hợp tác, bao gồm hợp tác đầu tư và hợp tác khoa học –công
nghệ.
- Hoạt động dịch vụ: là các hoạt động vận tải, bảo hiểm, ngân hàng…
b. Vai trò của ngoại thương trong tăng trưởng kinh tế.
Trong kinh tế đối ngoại, ngoại thương giữ vai trò quan trọng, nó tạo điều
kiện phát huy lợi thế của từng nước trên thị trường quốc tế. Kết quả của hoạt
động ngoại thương được đánh giá qua cân đối thu chi ngoại tệ dưới hình thức
“cán cân thanh toán xuất nhập khẩu”. Kết quả này làm tăng hoặc giảm thu
nhập của đất nước. Do đó, nó tác động đến tổng cầu của nền kinh tế. Hay nói
một cách khác, ngoại thương tác động đến tăng trưởng kinh tế thông qua tác
động đến tăng trưởng tổng cầu.
1.1.4. Các loại hình chiến lược xuất khấu sản phẩm
a. Chiến lược xuất khẩu sản phẩm thô.
a
1
. Nội dung của chiến lược
Nội dung
Chiến lược xuất khẩu sản phẩm thô là chiến lược dựa trên nguồn lực tài

nguyên là chủ yếu để khai thác và xuất khẩu.
Điều kiện thực hiện chiến lược
Phải có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú với trữ lượng lớn.
Những điều kiện khách quan như thời tiết, khí hậu… giúp các quốc gia có
thể sản xuất ra các sản phẩm nhiệt đới.
a
2
. Lợi thế của chiến lược:
- Tạo điều kiện thuận lợi để thúc đẩy tích luỹ vốn ban đầu.
- Tạo điều kiện thúc đẩy tăng trưởng kinh tế theo chiều rộng.
- Tạo điều kiện thúc đẩy quá trình hình thành cơ cấu kinh tế, đặc biệt là cơ
cấu ngành.
a
3
. Trở ngại trong phát triển khi thực hiện chiến lược này.
- Cung và cầu về sản phẩm thô là không ổn định.
- Do giá cả sản phẩm thô có xu hướng giảm so với hàng công nghệ, việc so
sánh tương quan giữa giá cả sản phẩm xuất khẩu và nhập khẩu được thực
hiện thông qua hệ số trao đổi hàng hoá I
n
Hệ số này cho biết sức mua của hàng hoá nhập khẩu khi xuất khẩu 1 đơn vị
hàng hoá.
- Do thu nhập từ xuất khẩu sản phẩm thô biến động.
a
4
. Biện pháp khắc phục trở ngại.
Giải pháp khống chế lượng cung sản phẩm thô
- Nội dung: thành lập các tổ chức có khả năng khống chế đại bộ phận
lượng cung của một sản phẩm nào đó trên thị trường.
- Thực chất của giải pháp này là ổn định cung –cầu và tăng giá sản phẩm

thô.
- Kết quả là hình thành nên các nhóm và các hiệp hội.
Giải pháp” kho đệm dự trữ quốc tế”
- Nội dung: thành lập các quỹ chung, xây dựng nên hệ thống kho hàng.
- Mục đích sử dụng: nhằm ổn định cung –cầu và giá cả sản phẩm thô.
- Thực chất của kho đệm là tạo ra một cung hoặc cầu giả trên thị trường.
Xét trên lý thuyết thì hàng hoá của kho đệm là tương đối hiệu quả.
b. Chiến lược thay thế hàng hoá nhập khẩu.
b
1
. Nội dung của chiến lược.
Nội dung của chiến lược
Nội dung của chiến lược là đẩy mạnh sự phát triển các ngành công nghiệp
trong nước, trước hết là công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng sau là các
ngành công nghiệp khác.
Điều kiện thực hiện chiến lược
- Thị trường tiêu thụ các sản phẩm trong nước tương đối rộng rãi.
- Có sự can thiệp của chính phủ thông qua bảo hộ.
- Phải tạo được yếu tố đảm bảo khả năng sản xuất, trước hết là thu hút vốn
và công nghệ từ nước ngoài.
b
2
. Các hình thức bảo hộ của chính phủ.
Bảo hộ bằng thuế quan.
Hình thức này có thuận lợi là xác định rõ chi phí khởi điểm của ngành công
nghiệp mới, nhưng lại có bất lợi là tăng gánh nặng cho hệ thống ngân sách
của nhà nước. Do đó, hầu hết các nước thường áp dụng hình thức thuế quan
vì nó đơn giản hơn, chi phí tăng thêm do người tiêu dùng trong nước chịu.
Hình thức này bao gồm hai loại:
- Bảo hộ bằng thuế quan danh nghĩa: là hình thức bảo hộ mà nhà nước

đánh thuế nhập khẩu vào hàng tiêu dùng thành phẩm có sức cạnh tranh
với hàng sản xuất trong nước để tăng giá bán của hàng trong nước.
- Bảo hộ bằng thuế quan thực tế: là hình thức bảo hộ mà nhà nước đánh
thuế nhập khẩu vào những hàng tiêu dùng thành phẩm và những hàng là
nguyên liệu đầu vào sao cho đảm bảo lợi nhuận thực tế của các doanh
nghiệp sản xuất trong nước.
Bảo hộ bằng hạn ngạch.
Là hình thức bảo hộ mà nhà nước cấp phép nhập khẩu và cho phép các đơn
vị có đủ tư cách nhập khẩu.
b
3
. Hạn chế của chiến lược.
Hạn chế của chiến lược hay cũng chính là mặt trái của sự can thiệp củ chính
phủ vào nền kinh tế.
- Làm giảm khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp sản xuất trong
nước.
- Làm chậm xu thế công nghiệp hoá.
- Làm tăng những món nợ ngoại tệ.
- Xu hướng nảy sinh các tiêu cực trong xã hội như trốn thuế, hối lộ, tham
nhũng…
c. Chiến lược hướng ra thị trường quốc tế.
c
1
. Nội dung của chiến lược.
Các nước NIC
s
- Sự cần thiết của việc chuyển hướng thương mại quốc tế. Xuất phát từ
những hạn chế trong việc thực hiện chiến lược thay thế hàng nhập khẩu,
đặc biệt là sự gia tăng các món nợ ngoại tệ. Bên cạnh đó, hầu hết các
nước NIC

s
có sự tương đồng về điều kiện tự nhiên xã hội như hạn chế về
nguồn lực tài nguyên, thị trường trong nước nhỏ hẹp. Họ nhận thấy rằng
để khắc phục những hạn chế đó chỉ có cách dựa vào thị trường quốc tế.
- Nội dung của chiến lược: sản xuất những mặt hàng xuất khẩu sử dụng
nhiều nhất những yếu tố sẵn có trong nước, thực hiện nhất quán chính
sách giá cả, giá cả trong nước phản ánh sát với hàng trên thị trường quốc
tế và phản ánh sự khan hiếm của các yếu tố trong nước.
Các nướcASEAN và các nước LDC
s
khác.
- Sự cần thiết lựa chọn chiến lược.
Trong suốt những năm 50 và 60 của thế kỷ trước, phần lớn các nước
ASEAN, chủ yếu là ASEAN
4
gồm Thái Lan, Malaysia, Philippin và
Indonesia đã gặp phải hạn chế trong thực hiện đường lối phát triển kinh tế
mở như nền kinh tế thị trường chậm, cơ cấu kinh tế mất cân đối, nợ nước
ngoài tăng. Với kinh nghiệm chuyển hướng chiến lược thành công của NIC
s
,
do đó vào đầu thập niên 70, hầu hết các nước ASEAN
4
đều có sự chuyển
hướng sang chiến lược hướng ngoại.
- Nội dung chiến lược
Tận dụng lợi thế so sánh để sản xuất những mặt hàng xuất khẩu, sử dụng
nguồn tài nguyên thiên nhiên để thúc đẩy quá trình tích luỹ ban đầu của đất
nước. Khuyến khích các sản phẩm để đáp ứng nhu cầu trong nước.
c

2
. Tác động của chiến lược đến phát triển kinh tế.
- Tạo khả năng xây dựng cơ cấu kinh tế mới, năng động. Sự phát triển của
một hay một số ngành công nghiệp sẽ tạo nên các “ mối quan hệ xuôi”, “
mối quan hệ ngược” và “ mối quan hệ gián tiếp” thúc đẩy một hay một số
ngành khác phát triển, nâng cao thu nhập cho người lao động, từ đó thúc
đẩy công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và dịch vụ.
- Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong ngày càng lớn mạnh, nâng cao
sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
- Tạo ra nguồn thu nhập ngoại tệ đáng kể cho đất nước.
c
3
. Những chính sách đòn bẩy thúc đẩy chiến lược hướng ngoại.
Chính sách tỉ giá hối đoái.
Tỉ giá hối đoái là tỉ lệ chuyển đổi đơn vị tiền tệ của nước này sang đơn vị
tiền tệ của nước khác, nó có tác động lớn trong quan hệ ngoại thương. Do
đó, điều cần thiết là duy trì một tỉ giá có lợi cho các nhà xuất khẩu trong
nước khi họ bán các sản phẩm trên thị trường quốc tế.
Chính sách trợ cấp.
- Trợ cấp trực tiếp: là hình thức chính phủ trợ giúp cho nhà xuất khẩu về lãi
suất và thuế.
- Trợ cấp gián tiếp: là hình thức chính phủ hỗ trợ doanh nghiệp trong đào
tạo chuyên gia, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong nước có cơ hội
tiếp cận với bạn hàng trên thế giới.
- Chính phủ tạo sức hấp dẫn cho việc sản xuất hàng xuất khẩu. Muốn vậy,
đòi hỏi phải giảm các hình thức bảo hộ đối với các ngành công nghiệp
được ưu đãi và giảm hạn ngạch trong nhập khủ. Muốn vậy, việc bảo hộ
bằng thuế không được cao hơn mức trợ cấp xuất khẩu.
1.2. Vai trò của xuất khẩu trong tăng trưởng và phát triển kinh tế.
1.2.1. Xuất khẩu tạo nguồn vốn quan trọng để nhập khẩu máy móc, thiết bị,

nguyên liệu, vật tư, xăng dầu và hàng tiêu dùng phục vụ yêu cầu sản xuất và
đời sống nhân dân, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
1.2.2. Xuất khẩu góp phần thúc đẩy sản xuất trong nước phát triển và chuyển
dịch cơ cấu theo hướng công nghiệp hoá.
1.2.3. Xuất khẩu tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, nhất là
trong các ngành nông nghiệp, công nghiệp chế biến nông –lâm –hải sản, dệt
may, da giày.
1.3. Các hình thức xuất khẩu
1.3.1. Xuất khẩu trực tiếp
1.3.2. Xuất khẩu đối lưu
1.3.3. Kinh doanh tái xuất
1.3.4. Xuất khẩu trung gian
1.3.5. Đấu thầu hàng hoá quốc tế
1.3.6. Đấu giá quốc tế
2. Các vấn đề về thị trường và thị trường xuất khẩu.
2.1. Khái niệm về thị trường và thị trường xuất khẩu.
2.1.1. Thị trường.
Đã từ lâu, quan niệm hiểu thế nào là thị trường đã được quan tâm, nghiên
cứu dưới nhiều góc độ khác. Bởi vậy cho đến nay, chúng ta đã có rất nhiều
các khái niệm khác về thị trường.
Theo quan niệm của kinh tế chính trị, thị trường hoàn toàn không tách rời
khái niệm phân công lao động xã hội. Sự phân công này như K.Marx đã nói
là cơ sở chung của mọi nền sản xuất hàng hoá. Thị trường chẳng qua là sự
biểu hiện của phân công xã hội và do đó, nó có thể phát triển vô cùng tận.
Theo quan niệm của kinh tế học cổ điển, thị trường là nơi diễn ra các quan hệ
mua bán hàng hoá gắn với không gian, thời gian và đặc điểm cụ thể. Ở đây,
người ta chỉ coi thị trường là một địa điểm tồn tại trong không gian và thời
gian nhất định, là nơi diễn ra một hoạt động mua bán cụ thể. Bởi vậy nó
không bao hàm được các hoạt động mua bán trực tuyến như hiện nay.
Theo quan niệm của kinh tế học hiện đại, thị trường là một cơ chế trong đó

người mua và người bán tương tác với nhau để xác định giá cả và số lượng
hàng hoá hay dịch vụ. Hay “thị trường là sự thể hiện thu gọp của quá trình
mà thông qua đó các quyết định của các gia đình về tiêu dùng mặt hàng nào,
các quyết định của công ty về sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào và các
quyết định của người công nhân về việc làm bao lâu cho ai đều được dung
hoà bằng điều chỉnh giá cả”.
Theo quan niệm của các nhà quản trị doanh nghiệp, thị trường của doanh
nghiệp là tập hợp những khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp đó.
Tóm lại, dù đứng dưới góc độ nào để định nghĩa thì thị trường luôn bao gồm
ba yếu tố: ngươi mua, người bán và sản phẩm.
2.1.2. Xuất khẩu
Ở các thời kỳ, các góc độ khác, ta lại có cách hiểu khác về xuất khẩu.
Theo quan niệm của kinh tế học, “ xuất khẩu là hoạt động hàng hoá và dịch
vụ được xuất khẩu trong nước và bán sang nước khác”. Theo đó, đối tượng
xuất khẩu đã được chỉ ra là hàng hoá và dịch vụ sản xuất trong nước.

×