Website: Email : Tel (: 0918.775.368
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH
DOANH VÀ CÔNG TÁC LẬP KẾ HOẠCH SẢN XUẤT
KINH DOANH TẠI CÔNG TY 20 GIAI ĐOẠN 2003 2007
I. Tình hình hoạt động sản xuất tại công ty
1.1 Giới thiệu chung về công ty:
1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của
công ty
• Tên công ty : Công ty 20
• Tên giao dịch : Gatexco 20.
• Tên viết tắt : X.20
• Trụ sở : 35 Phan Đình Giót – Thanh Xuân – Hà Nội
Công ty 20 là doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Tổng cục Hậu cần – Bộ
Quốc Phòng, có nhiệm vụ chủ yếu là:
- Sản xuất các sản phẩm Quốc phòng, chủ yếu là hàng dệt may theo kế hoạch
hàng năm của Tổng cục Hậu cần – Bộ Quốc phòng.
- Sản xuất và kinh doanh các sản phẩm may, dệt may phục vụ cho nhu cầu
trong nước và xuất khẩu.
- Xuất nhập khẩu các sản phẩm vật tư, thiết bị phục vụ cho sản xuất các mặt
hàng dệt may của công ty.
- Đào tạo thợ bậc cao ngành may mặc cho Công ty và toàn quân.
Công ty sản xuất các sản phẩm Quốc phòng, chủ yếu là hàng dệt may
theo kế hoạch hàng năm và dài hạn của Tổng cục Hậu cần - Bộ Quốc phòng.
Sản xuất và kinh doanh các sản phẩm may, dệt may phục vụ cho nhu cầu
trong nước và xuất khẩu.Xuất nhập khẩu các sản phẩm vật tư, thiết bị phục vụ
1
Nguyễn Trà Minh – Lớp Kế hoạch 46B
1
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
cho sản xuất các mặt hàng dệt may của Công ty. Đào tạo thợ bậc cao ngành
may mặc cho Công ty và toàn quân.
Giai đoạn 1: Từ 1957 – 1964 Thành lập “ Xưởng may đo hàng kỹ” gọi tắt
là X20.
Trước năm 1957 việc may đo quân phục cho cán bộ trung cao cấp trong quân
đội do thợ lành nghề may theo hợp đồng của phòng sản xuất quân trang và
Cục quân nhu. Phiếu may được phát cho từng người, quân trang may theo
mẫu. Do trình độ tay nghề và nhiều yếu tố khách quan khác quân phục may
theo phương thức này không đảm bảo chất lượng và thiếu thống nhất. Trước
tình hình đó, ngày 18 tháng 2 năm 1957 “ Xưởng may đo hành kỹ” gọi tắt là
X20 được thành lập.
Xưởng có nhiệm vụ may đo quân trang phục vụ cho cán bộ trung – cao cấp
trong toàn quân, trước mắt chủ yếu là cán bộ trung – cao cấp các cơ quan
thuộc Bộ Quốc phòng, các quân binh chủng đóng trên địa bàn Hà Nội. Xưởng
còn có nhiệm vụ tham gia chế thử và sản xuất thử nghiệm các kiểu quân trang
phục vụ quân đội. Ban đầu X20 chỉ có 20 máy may, một máy vắt sổ, một máy
thùa khuy đạp chân. Biên chế ban đầu X20 có trên 30 cán bộ, công nhân, đa
số là mới tuyển theo chế độ hợp đồng.
Tháng 12 năm 1962, Tổng cục Hậu cần chính thức ban hành nhiệm vụ cho
X20 theo quy chế xí nghiệp quốc phòng. Từ nay, X20 chính thức được công
nhận là một xí nghiệp quốc phòng, vì quy mô nhỏ nên vẫn gọi là Xưởng may
20. Ngoài nhiệm vụ may đo cho cán bộ trung – cao cấp và đảm bảo các kế
hoạch đột xuất, xí nghiệp bắt đàu nghiên cứu, tổ chức các dây chuyền sản
xuất hàng loạt và tổ chức mạng lưới gia công ngoài xí nghiệp. Về tổ chức, lúc
này xưởng đã có 77 cán bộ, công nhân, một chi bộ với 11 Đảng viên, một chi
đoàn thanh niên và một công đoàn cơ sở. Có một tổ cắt, ba tổ may, một tổ
2
Nguyễn Trà Minh – Lớp Kế hoạch 46B
2
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
hành chính gồm cả bộ phận cửa hàng và một tổ hậu cần. Năm 1964, xí nghiệp
được chuyển đi sơ tán.
Giai đoạn 2: Từ 1975 – 1992: Đổi mới xí nghiệp.
Sau năm 1975, Xí nghiệp may 20 cùng nhiều xí nghiệp quốc phòng khác
chuyển sang chế độ hạch toán độc lập và đã gặp không ít khó khăn về sản
xuất kinh doanh. Được sự giúp đỡ của cấp trên và các xí nghiệp trong nước,
Xí nghiệp may 20 đã mạnh dạn đổi mới đầu tư máy móc thiết bị và làm hàng
xuất khẩu, bắt đầu từ đây hoạt động của xí nghiệp đi vào một giai đoạn mới,
thay da đổi thịt.
Ngày 12 tháng 2 năm 1992, Bộ Quốc phòng ra quyết định ( số 74B/QP, do
Thượng tướng Đào Đình Luyện ký) chuyển Xí nghiệp may 20 thành Công ty
may 20. Công ty may 20 ra đời là một bước nhảy vọt quan trọng trong 35 năm
xây dựng và trưởng thành của Xí nghiệp may 20.
Giai đoạn 3: Từ 1994 đến nay: Mở rộng hoạt động tổ chức sản xuất kinh
doanh.
Bước vào năm 1994, Công ty đổi mới thiết bị công nghệ đồng thời đẩy
mạnh xây dựng cơ sở hạ tầng để phục vụ sản xuất đa dạng hoá sản phẩm, năm
1996 Công ty đã thành lập thêm một số xí nghiệp mới trong đó có một xí
nghiệp dệt. Ngày 07 tháng 03 năm 1998 Bộ Quốc phòng ký quyết định số
319/QĐ-QP cho phép “ Công ty may 20” đổi tên thành “Công ty 20” và bổ
sung ngành nghề kinh doanh: sản xuất kinh doanh hàng dệt, nhuộm; kinh
doanh vật tư, thiết bị, hoá chất phục vụ ngành may.
Đến nay, trải qua gần 50 năm xây dựng và trưởng thành, sự phát triển của
Công ty 20 gắn liền với sự phát triển của ngành Hậu cần nói riêng và nền
công nghiệp quốc phòng nói chung. Trong những năm gần đây Công ty 20
không ngừng vươn lên để khẳng định chỗ đứng cho mình trên thị trường
trong và ngoài nước.
3
Nguyễn Trà Minh – Lớp Kế hoạch 46B
3
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
1.1.2 Cơ cấu tổ chức
2.1.2.1 Mô hình bộ máy tổ chức.
- Giám đốc công ty.
- Các phó giám đốc công ty.
- Các phòng, ban nghiệp vụ
• Phòng Kế hoạch - tổ chức sản xuất.
• Phòng Kinh doanh - xuất nhập khẩu.
• Phòng Kỹ thuật – công nghệ.
• Phòng Tài chính kế toán.
• Phòng Chính trị.
• Ban kiểm toán.
• Văn phòng công ty.
- Các đơn vị thành viên
• Xí nghiệp may 1 ( may đo cao cấp).
• Xí nghiệp may 2.
• Xí nghiệp may 3.
• Xí nghiệp may 4.
• Xí nghiệp dệt kim (XN 5)
• Xí nghiệp may 6.
• X í nghiệp Dệt vải (XN7).
• Xí nghiệp may 8.
• Xí nghiệp may 9.
• Chi nhánh tại thành phố Hồ Chí Minh.
• Trung tâm đào tạo dệt may.
• Trường mầm non.
4
Nguyễn Trà Minh – Lớp Kế hoạch 46B
4
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Hình 3: Mô hình bộ máy tổ chức của công ty 20
Nguồn: Phòng Kế hoạch TCSX.
Xí nghiệp may 9
GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC SẢN XUẤT
PHÓ GIÁM ĐỐC KT - CN
PHÓ GIÁM ĐỐC KINH DOANH XNK
PHÓ GIÁM ĐỐC BÍ THƯ ĐẢNG UỶ
PHÓ GIÁM ĐỐC KD NỘI ĐỊA
Phòng KH TCSX
Phòng kỹ thuật công nghệ
Phòng tài chính kế toán
Ban kiểm toán nội bộ
Phòng chính trị
Văn phòng
Trung tâm NCMM thời trang
Trung tâm đào tạo nghề may
Trường mầm non
Chi nhánh phía Nam
Xí nghiệp may 1
Xí nghiệp may 6
Xí nghiệp 7 ( XN dệt vải )
Xí nghiệp may 8
Xí nghiệp Thương mại
Phòng kinh doanh XNK
Xí nghiệp may 3
5
Nguyễn Trà Minh – Lớp Kế hoạch 46B
5
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Xí nghiệp 5 ( XN dệt kim)
6
Nguyễn Trà Minh – Lớp Kế hoạch 46B
6
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Xí nghiệp may 9
GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC SẢN XUẤT
PHÓ GIÁM ĐỐC KT - CN
PHÓ GIÁM ĐỐC KINH DOANH XNK
PHÓ GIÁM ĐỐC BÍ THƯ ĐẢNG UỶ
PHÓ GIÁM ĐỐC KD NỘI ĐỊA
Phòng KH TCSX
Phòng kỹ thuật công nghệ
Phòng tài chính kế toán
Ban kiểm toán nội bộ
Phòng chính trị
Văn phòng
Trung tâm NCMM thời trang
Trung tâm đào tạo nghề may
Trường mầm non
Chi nhánh phía Nam
Xí nghiệp may 1
Xí nghiệp may 6
Xí nghiệp 7 ( XN dệt vải )
Xí nghiệp may 8
Xí nghiệp Thương mại
Phòng kinh doanh XNK
Xí nghiệp may 3
Xí nghiệp 5 ( XN dệt kim)
1.1.2.2 Đặc điểm tổ chức quản lý của công ty
Công ty 20 là đơn vị hạch toán kinh tế độc lập, bộ máy quản lý sản xuất kinh
doanh được tổ chức gọn nhẹ, linh hoạt và theo hệ thống trực tuyến : Đảng ủy
lãnh đạo trực tiếp mọi hoạt động thông qua nghị quyết. Đứng đầu là Ban giám
đốc công ty chỉ đạo tổ chức và điều hành trực tiếp đến từng đơn vị thành viên,
giúp việc cho Ban Giám đốc là các phòng ban chức năng và nghiệp vụ.
- Giám đốc công ty : Là người đại diện cho pháp nhân của Công ty, do cấp
trên có thẩm quyền quyết định bổ nhiệm hoặc bãi nhiệm. Là người điều hành
cao nhất trong công ty, chịu trách nhiệm trước nhà nước, Bộ Quốc
phòng,Tổng cục Hậu cần về hoạt động kinh doanh của Công ty theo quy định
của Nhà nước.
7
Nguyễn Trà Minh – Lớp Kế hoạch 46B
7
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
- Các phó giám đốc công ty : Có nhiệm vụ giúp Giám đốc điều hành các
lĩnh vực, phần việc được phân công, chịu trách nhiệm trước Giám đốc Công
ty trước pháp luật về mọi hoạt động của mình.
• Phó Giám đốc kinh doanh hàng nội địa : Có nhiệm vụ giúp Giám đốc Công ty
điều hành về các hoạt động kinh doanh các mặt hàng nội địa trực tiếp chỉ đạo
phòng XNK triển khai tổ chức thực hiện.
• Phó Giám đốc kinh doanh XK : Giúp Giám đốc điều hành về các
hoạt động kinh doanh mảng hàng xuất khẩu của đơn vị, trực tiếp chỉ đạo
phòng nhập khẩu.
• Phó Giám đốc Kỹ thuật công nghệ : Giúp Giám đốc điều hành toàn bộ công
tác kỹ thuật chất lượng sản phẩm sản xuất ra, trực tiếp chỉ đạo Phòng Kỹ thuật
công nghệ.
• Phó Giám đốc sản xuất : Giúp Giám đốc điều hành hoạt động sản xuất của
công ty, trực tiếp chỉ đạo phòng KH-TCSX đảm bảo tình hình sản xuất của
công ty theo đúng kế hoạch.
• Phó Giám đốc chính trị : Giúp Giám đốc điều hành công tác Đảng, công tác
chính trị trong toàn đơn vị, trực tiếp chỉ đạo Phòng Chính trị, Văn phòng.
- Các phòng ban nghiệp vụ : Có chức năng tham mưu, giúp Giám đốc
điều hành và quản lý công việc.
• Phòng kế hoạch tổ chức sản xuất : Là cơ quan tham mưu, tổng hợp cho
Giám đốc về mọi mặt trong đó trách nhiệm trực tiếp về các mặt công tác kế
hoạch, tổ chức sản xuất, lao động, tiền lương, giá.
• Phòng kỹ thuật chất lượng :Là cơ quan tham mưu cho Giám đốc công ty
về mặt công tác nghiên cứu, quản lý khoa học kỹ thuật, công nghệ sản xuất,
chất lượng sản phẩm, nghiên cứu các mẫu mốt, chế thử sản phẩm mới, quản
lý máy móc thiết bị, bồi dưỡng và đào tạo công nhân kỹ thuật trong toàn công
ty.
8
Nguyễn Trà Minh – Lớp Kế hoạch 46B
8
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
• Phòng tài chính kế toán : Là cơ quan tham mưu cho Giám đốc công ty về
công tác tài chính, thực hiện chức năng quan sát viên của Nhà nước tại công
ty, chịu trách nhiệm trước Giám đốc Công ty, cơ quan tài chính cấp trên và
pháp luật về thực hiện nghiệp vụ tài chính kế toán của công ty.
• Phòng xuất nhập khẩu : Là cơ quan tham mưu cho Giám đốc công ty về
phương hướng, mục tiêu kinh doanh xuất nhập khẩu, dịch vụ, trực tiếp tổ
chức triển khai thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ về kinh doanh xuất nhập
khẩu, dịch vụ của công ty trong từng thời kỳ.
• Phòng chính trị : Là cơ quan đảm nhận công tác Đảng, công tác chính trị ở
công ty, có nhiệm vụ giúp Giám đốc thực hiện công tác tuyên huấn, công tác
tổ chức xây dựng Đảng, công tác toàn thể như công đoàn, phụ nữ, thanh niên
trong công ty.
• Văn phòng : Là cơ quan giúp việc cho Giám đốc về các chế độ hành chính,
văn thư, bảo mật, thường xuyên đảm bảo trật tự an toàn công ty, tổ chức phục
vụ ăn ca trong tòan công ty, quản lý và bảo đảm phương tiện làm việc,
phương tiện vận tải chung của công ty.
1.1.2.3 Cơ cấu tổ chức phòng Kế hoạch – tổ chức sản xuất.
- Trưởng phòng.
- Phó phòng phụ trách kế hoạch tổ chức sản xuất.
- Phó phòng phụ trách lao động tiền lương, BHXH, BHYT.
- Nhân viên thống kê điều độ sản xuất.
- Nhân viên kế toán vật tư.
- Nhân viên kế toán thành phẩm.
- Nhân viên giao vải cho các đơn vị ngoài công ty.
- Bốn nhân viên ở kho phụ trách ban kho công ty.
- Trợ lý tiền lương bảo hiểm.
- Nhân viên phụ trách tuyển dụng.
9
Nguyễn Trà Minh – Lớp Kế hoạch 46B
9
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
- Nhân viên làm BHXH.
- Nhân viên làm chế độ chính sách.
- Nhân viên quản lý hồ sơ.
1.1.3 Sản phẩm của công ty
Sản phẩm của công ty chia làm hai loại sản phẩm chủ yếu : sản phẩm phục vụ
quốc phòng và sản phẩm kinh tế.
Sản phẩm quốc phòng : kết cấu sản phẩm phức tạp phụ thuộc vào cấp, loại
nhưng số lượng lớn, ít kiểu dáng…mỗi loại thường chỉ là 1-2 kiểu duy
nhất,tính ổn định cao, tạo điều kiện tổ chức sản xuất chuyên môn hóa, không
thay đổi mẫu mã, công nghệ sản xuất, tính sao chép, dập khuôn máy móc cao,
ít sáng tạo.
Sản phẩm kinh tế : Kết cấu sản phẩm đơn giản hay phức tạp phụ thuộc vào
nhóm may mặc bảo hộ lao động, có tính đồng nhất về mẫu, về quy cách. Yêu
cầu vệ sinh công nghiệp và tổ chức sản xuất ở trình độ thấp.
1.1.4 Thị trường của Công ty
Công ty 20 là doanh nghiệp quân đội nên thị trường chủ yếu phục vụ cho
quân đội, bên cạnh đó còn phục vụ các đối tượng tiêu dùng ngoài quân đội.
Thị trường quân đội : chiếm khoảng 70% doanh thu của công ty nên công
ty ưu tiên nguồn lực để phát triển thị trường này, cấp độ cạnh tranh của thị
trường này không lớn. Khách hàng chủ yếu là các đơn vị quân đội có nhu cầu
về sản phẩm của công ty. Những năm gần đây, công ty đứng trước một mối đe
dọa lớn khi Nhà nước có chủ trương giảm dần số lượng quân nhân trong
ngành quân đội và tăng chất lượng đời sống của họ, nên sự lựa chọn của
khách hàng ngày càng khó tính và nhu cầu có xu hướng giảm.
Thị trường ngoài quân đội : chiếm khoảng 30% doanh thu của Công ty, ngày
càng được coi trọng và phát triển. Hàng kinh tế chủ yếu là hàng bán tại các
10
Nguyễn Trà Minh – Lớp Kế hoạch 46B
10
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
cửa hàng, hàng Dân quân tự vệ các tỉnh, hàng hợp đồng cho Công ty Viettel,
hàng hợp đồng cho Ngân hàng Công thương, hàng viện 103, 108. Hàng xuất
khẩu có 5 khách hàng lớn là Công ty Poongshin của Hàn Quốc, tập đoàn
Kanematsu của Nhật Bản, công ty Enter B của Hàn Quốc, công ty Fishman
của Hoa Kỳ, công ty Shiwoo.
Đối thủ cạnh tranh trên đoạn thị trường này là tất cả các công ty tham gia sản
xuất kinh doanh vào các mặt hàng mà công ty kinh doanh trên thị trường như
Công ty 26, may 10, may Thăng Long, hàng nhập ngoại từ Trung Quốc…
khách hàng trong thị trường càng khó tính đòi hỏi yêu cầu cao về chất lượng
và giá thành, chính vì vậy để cạnh tranh được các công ty khác trên thị trường
đòi hỏi Công ty phải có sản phẩm đa dạng, chất lượng cao, giá rẻ.
1.2 Tình hình nguồn lực của công ty
Nguồn lực của công ty là tổng thể những bộ phận tham gia vào hoạt động
sản xuất kinh doanh của công ty.
1.2.1. Tình hình tài chính của công ty
Bảng 1 : Tình hình tài chính của công ty 20
Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007
I.Tổng tài sản 403.989 434.397 457.260
1.TSLĐ và đầu tư ngắn hạn 202.763 218.025 229.500
2. TSCĐ và đầu tư dài hạn 201.225 216.372 227.760
II. Tổng nguồn vốn 403.989 434.397 457.260
1.Nợ phải trả,gồm 158.039 169.935 178.880
- Nợ ngắn hạn 141.457 152.105 160.110
- Vay dài hạn 16.582 17.831 18.770
11
Nguyễn Trà Minh – Lớp Kế hoạch 46B
11
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
2. Vốn chủ sở hữu 245.948 264.461 278.380
III - Kết quả SXKD
1. Doanh thu 446.828 480.461 505.750
2.Lợi nhuận thuần 16.275 17.500 18.800
(Nguồn: Phòng Tài chính kế toán)
Để đánh giá tình hình tài chính của Công ty ta xem xét đến cơ cấu tài sản và
trong tổng tài sản; đồng thời, sử dụng các chỉ tiêu tài chính chủ yếu và phân
tích sự thay đổi của nó qua từng năm để thấy được sự thay đổi tình hình tài
chính của công ty qua từng năm.
Bảng 2 : Một số chỉ tiêu tài chính của Công ty
Đơn vị tính : Tr. Đồng
Chỉ tiêu
Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007
Giá trị
(Tr. đồng)
Cơ
cấu
( % )
Giá trị
(Tr.
đồng)
Cơ
cấu
( % )
Giá trị
(Tr.
đồng)
Cơ
cấu
( % )
I.Tổng tài sản
1.TSLĐ và đầu tư
ngắn hạn
2.TSCĐ và đầu tư
dài hạn.
403.989
202.763
201.225
100
50,2
49,8
434.397
218.025
216.372
100
50,2
49,8
457.260
229.500
227.760
100
50,2
49,8
II-Tổng nguồn vốn 403.989 100 434.397 100 457.260 100
12
Nguyễn Trà Minh – Lớp Kế hoạch 46B
12
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
1. Nguồn vốn CSH
2. Tổng nợ phải trả
158.039
245.984
39,12
60,88
169.935
264.461
39,12
60,88
178.880
278.380
39,12
60,88
- Về tổng tài sản:
Căn cứ vào bảng tổng hợp ta có thể thấy, tỷ trọng giữa TSLĐ và đầu tư ngắn
hạn và TSCĐ và đầu tư dài hạn qua các năm là như nhau, tuy nhiên tổng giá
trị tài sản tăng theo từng năm, từ năm 2005 đến năm 2006 tăng 30.408 triệu
đồng, từ năm 2006 đến năm 2007 tăng 22.863 triệu đồng, trong đó lượng tài
sản vá các khoản vốn đầu tư cũng tăng tương ứng qua các năm. Sở dĩ cơ cấu
của trong tổng nguồn vốn và tổng tài sản của công ty không thay đổi qua các
năm là do mặt hàng Quốc phòng của công ty chiếm 70% trong tổng số là ổn
định qua các năm. Điều đó cho thấy, sản xuất kinh doanh của công ty đang ,
được mở rộng và tăng cường. Cùng với sự tăng lên của tổng tài sản, giá trị
của TSCĐ và đầu tư dài hạn cũng tăng lên tương ứng. Đặc điểm sản xuất
trong lĩnh vực may mặc là sản xuất hang loạt, sản phẩm có mẫu mã kiểu dáng
khác nhau, theo mùa vụ, chính vì vậy, vòng quay của vốn phải nhanh để có
thể đáp ứng được nhu cầu của thị trường.
- Về tổng nguồn vốn:
Tổng nguồn vốn tăng lên một cách ổn định ( tăng 11% từ năm 2005 đến
năm 2007) nhờ có kết quả sản xuất kinh doanh tốt.
Trong đó:
Về giá trị: Nguồn vốn tăng lên do nguồn vốn chủ sở hữu và tổng nợ phải
trả đều tăng với một tỷ lệ như nhau, đều là 11%. Hiện công ty tìm nhiều
hướng phát triển mới nên cần nhiều vốn đầu tư, chủ động vay vốn từ ngân
hang, các nhà tài trợ, từ nhà nước…nên giá trị tổng nợ phải trả qua các năm
tăng lên.
13
Nguyễn Trà Minh – Lớp Kế hoạch 46B
13
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Về cơ cấu: Công ty 20 chủ động vay vốn để đầu tư phát triển do vậy khoản
nợ phải trả chiếm đa số trong tổng nguồn vốn ( trên 60% tổng nguồn vốn).
Điều này thể hiện sự năng động nhạy bén của công ty. Trong khi nguồn vốn
chủ sở hữu được sử dụng chủ yếu trong các quỹ đầu tư phát triển và cho đầu
tư xây dựng cơ bản, đảm bảo giảm bớt nguy cơ rủi ro cho sản xuất thì vốn vay
chủ yếu được sử dụng để đầu tư thêm máy móc thiết bị, dây chuyền công
nghệ và xây dựng cơ bản…
Tuy nhiên vốn vay chiếm đa số trong tổng nguồn vốn cũng là một rủi ro lớn
cho công ty trong điều kiện hiện nay giá cả không ổn định và tăng lên dẫn đến
lãi suất phải trả sẽ tăng, trong trường hợp nguồn vốn vay bị thu hồi có thể làm
cho sản xuất bị ngưng trệ.
1.2.2 Nguồn nhân lực
Lao động được coi là nguồn lực quan trọng của doanh nghiệp, nhất là đới
các doanh nghiệp sản xuất chuyên về may mặc. Việc sử dụng nhiều lao động
đồng nghĩa với việc phải có một hệ thống quản lý nguồn nhân lực tốt, để đảm
bảo đạt hiệu quả cao trong quá trình sản xuất kinh doanh.
Bảng 3 : Kết cấu lao động của công ty
Đơn vị tính: người
Chỉ tiêu Đơn vị
tính
Năm
2003
Năm
2004
Năm
2005
Năm
2006
Năm
2007
Tổng số lao động Người 4.830 4.915 4.105 3.962 3.970
Theo trình độ văn hóa
Trên Đại học
Đại học, Cao đẳng
Trung cấp
Công nhân bậc cao
Người
“
“
“
0
220
400
800
1
225
450
820
1
200
420
750
4
210
430
720
7
215
435
750
14
Nguyễn Trà Minh – Lớp Kế hoạch 46B
14