CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ HOẠT ĐỘNG
PHÒNG CHỐNG BUÔN LẬU VÀ GIAN LẬN THƯƠNG MẠI
1.1. Cơ sở lý luận về hoạt động phòng chống buôn lậu và gian lận thương
mại
1.1.1. Kinh tế thị trường và vấn đề buôn lậu, gian lận thương mại
Kinh tế thị trường là một kiểu tổ chức kinh tế - xã hội trong đó sản xuất,
phân phối, trao đổi, tiêu dùng đều gắn chặt với thị trường: Sản xuất ra hàng hoá
- dịch vụ gì, khối lượng bao nhiêu ? sản xuất bằng cách nào ? ai sẽ nhận hàng
hoá - dịch vụ sau khi sản xuất ra ? tất cả đều xuất phát từ nhu cầu của thị trường
và thông qua thị trường. Thị trường là trung tâm của toàn bộ quá trình sản xuất
và tái sản xuất ra các sản phẩm hàng hoá dịch vụ cho xã hội. Thị trường là tập
hợp các thoả thuận thông qua đó người bán và người mua tiếp xúc với nhau để
trao đổi hàng hoá - dịch vụ. Trong thị trường, người mua và người bán hàng hoá
- dịch vụ tác động với nhau hình thành cung cầu hàng hoá - dịch vụ, sự tương
tác giữa cung - cầu hàng hoá - dịch vụ trên thị trường hình thành giá cả thị
trường. Thị trường điều tiết cung - cầu - hàng hoá - dịch vụ, mối quan hệ kinh tế
giữa người mua, người bán, giữa nhà sản xuất kinh doanh với khách hàng thông
qua mua bán bằng tiền trên thị trường. Trong kinh tế thị trường các mối quan hệ
kinh tế đều tiền tệ hoá, khi tiền tệ tham gia vào quá trình lưu thông hàng hoá thì
trao đổi hiện vật trực tiếp cũng không tồn tại. Tiền tệ có mặt trong lưu thông,
làm cho quá trình trao đổi nhanh hơn, thúc đẩy quy mô sản xuất tăng lên và đời
sống nhân dân được nâng cao.
Trong nền kinh tế thị trường hoạt động thương mại phát triển và nó có vị
trí rất quan trọng. Thương mại là một bộ phận hợp thành của tái sản xuất, nối
liền giữa sản xuất với tiêu dùng. Dòng vận động của sản phẩm hàng hoá qua
khâu thương mại hoặc để tiếp tục cho sản xuất hoặc đi vào tiêu dùng cá nhân. Ở
vị trí cấu thành của tái sản xuất, thương mại được coi như hệ thống dẫn lưu tạo
ra sự liên tục của quá trình tái sản xuất, khâu này bị ách tắc sẽ dẫn tới sự khủng
hoảng của sản xuất và tiêu dùng. Sản xuất hàng hoá có mục đích từ trước là để
thoả mãn nhu cầu của người khác, để trao đổi mua bán hàng hoá. Không thể nói
đến sản xuất hàng hoá mà không nói đến thương mại. Thương mại là lĩnh vực
kinh doanh cũng thu hút trí lực và tiền vốn của các nhà đầu tư để thu hút lợi
nhuận, thậm chí siêu lợi nhuận, kinh doanh thương mại trở thành ngành sản xuất
vật chất thứ hai.
Thương mại có vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân thông qua
việc thúc đẩy sản xuất hàng hoá phát triển, chấn hưng các quan hệ hàng hoá tiền
tệ. Qua hoạt động mua bán tạo ra động lực kích thích đối với người sản xuất,
thúc đẩy phân công lao động xã hội, tổ chức lại sản xuất, thúc đẩy phân công xã
hội tổ chức lại sản xuất, hình thành nên các vùng chuyên môn hoá sản xuất.
Thương mại kích thích sự phát triển lực lượng sản xuất, trong đó lợi nhuận là
mục đích của hoạt động thương mại. Người sản xuất sẽ tìm mọi cách để cải tiến
công tác áp dụng khoa học và công nghệ mới, hạ chi phí để thu nhiều lợi nhuận.
Đồng thời, cạnh tranh trong thương mại bắt buộc người sản xuất phải năng
động, không ngừng nâng cao tay nghề, chuyên môn và tính toán thực chất hoạt
động kinh doanh, tiết kiệm các nguồn lực nâng cao năng suất lao động. Đó là
những nhân tố tác động làm cho lực lượng sản xuất phát triển. Thương mại kích
thích nhu cầu và luôn tạo ra nhu cầu mới, lợi ích của sản phẩm hay mức độ thoả
mãn nhu cầu của sản phẩm sẽ tạo ra khả năng tái tạo nhu cầu. Thương mại một
mặt, làm cho nhu cầu trên thị trường trung thực với nhu cầu, mặt khác nó làm
bộc lộ tính đa dạng, phong phú của nhu cầu. Thương mại buộc các nhà sản xuất
phải đa dạng về loại hình, kiểu dáng, mẫu mã chất lượng sản phẩm. Điều này
tác động ngược lại với người tiêu dùng, làm bật dậy các nhu cầu tiềm năng.
Tóm lại thương mại làm tăng trưởng nhu cầu và là nguồn gốc rễ cho sự phát
triển của sản xuất kinh doanh.
Thương mại góp phần mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế, làm cho quan hệ
thương mại giữa nước ta với các nước khác không ngừng phát triển. Điều đó
giúp chúng ta tận dụng được ưu thế của thời đại, phát huy được lợi thế so sánh,
từng bước đưa thị trường nước ta hội nhập với thị trường thế giới, biến nước ta
thành bộ phận của phân công lao động quốc tế.
Trong nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của nhà nước, thương mại thể
hiện sự tự do mua bán theo giá cả thị trường, người mua và người bán được tự
do lựa chọn bạn hàng, ở đó có sự gắn kết giữa sản xuất với thương mại. Thương
mại cũng là một chức năng của sản xuất hàng hoá, giữa các doanh nghiệp, các
vùng và quốc gia thực hiện cơ chế mở trong mua bán trao đổi hàng hoá.
Thực tế, trong kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận động theo cơ chế
thị trường, thương mại phát triển có những mặt tích cực nhưng bên cạnh đó có
những mặt tiêu cực. Vì mục tiêu lợi nhuận đã làm phát sinh tư tưởng sùng bái
đồng tiền, chạy theo cuộc sống giàu có mà không tôn trọng pháp luật, làm giàu
bất chính, đó là tệ nạn “buôn lậu và gian lận thương mại”. Từ lợi dụng cơ chế tự
do buôn bán lưu thông hàng hoá, một số người đã kinh doanh trái pháp luật,
gian lận thương mại để kiếm lời. Tệ nạn buôn lậu và gian lận thương mại là một
nhược điểm rất lớn trong nền kinh tế thị trường, nó bóp méo vai trò của thương
mại đi ngược lại với bản chất của thương mại. Thương mại có tác động tích cực
đối với nền kinh tế, ngược lại tệ nạn buôn lậu và gian lận thương mại lại tác
động tiêu cực đối với nền kinh tế.
Việc nghiên cứu hoạt động phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại
để hạn chế tác hại của nó là rất cần thiết. Do vậy, để đấu tranh chống buôn lậu
và gian lận thương mại đem lại hiệu quả trước hết phải có nhận thức đầy đủ về
buôn lậu và gian lận thương mại trong kinh tế thị trường như thế nào?
* Khái niệm về buôn lậu
Thuật ngữ buôn lậu được sử dụng với những ý nghĩa rất khác nhau. Từ
góc độ của khoa học về ngôn ngữ, cụm từ "buôn lậu" có ý nghĩa là buôn bán
những hàng hoá trốn thuế và hàng cấm. Đây là một khái niệm kế thừa những
hiểu biết xưa nay của cụm từ này và khá phù hợp với quan niệm phổ thông hiện
nay.
Theo tài liệu của Tổ chức Hải quan thế giới dành cho các điều tra viên về
gian lận thương mại thì hành vi buôn lậu được khái niệm như sau:
“Đó là hành vi đưa hàng hoá vào trong lãnh thổ một quốc gia hay đưa
hàng hoá ra khỏi lãnh thổ đó mà vi phạm pháp luật hay các quy định hiện hành
của quốc gia đó, trốn tránh hay có ý định trốn tránh nộp thuế Hải quan bằng
cách không khai báo hoặc trốn tránh không chịu sự kiểm tra của cơ quan chức
năng” [27, tr57].
Từ khái niệm nêu trên cho thấy, từ “buôn lậu” được chia làm hai loại như
sau:
- Trốn tránh hoặc tìm có cách trốn tránh nộp thuế/lệ phí theo quy định
hoặc
- Nhập khẩu, xuất khẩu hay có tìm cách nhập khẩu, xuất khẩu hàng hoá
nằm trong những mặt hàng cấm theo quy định của pháp luật, các chính sách hay
hạn ngạch khác.
Từ xa xưa, trong "Quốc triều Hình luật" của triều Lê (1428 - 1788) được
xem là Bộ Luật hình sự hoàn chỉnh nhất của thể chế phong kiến Việt Nam, tội
danh buôn lậu không được quy định. Mặc dù vậy "Quốc triều Hình luật" đã quy
định "những trang trại ven bờ biển mà đón tiếp thuyền buôn, ngầm dỡ hộ hàng
hoá lên bờ thì bị xử biếm (cách chức), phạt gấp 3 tang vật để sung công …"
Những người bán ruộng đất ở bò cõi, binh khí; các thứ chất nổ có thể chế hoả
tiễn, hoả pháo cho người nước ngoài đều phải tội chém", "bán mắm muối ra
nước ngoài … thì bị xử đi Châu Xa". Các mặt hàng cấm xuất khẩu lúc đó được
quy định gồm: ruộng đất, thuốc nổ, vũ khí, sắt, đồng, vàng da trâu, gỗ lim, vỏ
quế, trân châu, ngà voi … Những hành vi cụ thể, tách biệt nói trên trong tiềm
thức xã hội đều được gộp chung lại là hiện tượng buôn lậu chứ không có tội
danh buôn lậu.
Trước năm 1985, thuật ngữ "tội buôn lậu" đã được đề cập trong một số
văn bản pháp luật nước ta như Pháp lệnh về nhiệm vụ, quyền hạn của lực lượng
cảnh sát nhân dân (20/7/1962); Pháp lệnh trừng trị các tội đầu cơ, buôn lậu, làm
hàng giả, kinh doanh trái phép (30/6/1982). Song về cơ bản tội danh "buôn lậu"
lúc đó chưa được hướng dẫn nhận diện đầy đủ với các yếu tố cấu thành và dấu
hiệu pháp lý đặc trưng. Phần lớn người ta vẫn chịu ảnh hưởng của các quan
niệm truyền thống, cho rằng buôn lậu bao gồm các hành vi kinh doanh trái
phép, trốn thuế, đầu cơ tích trữ, làm hàng giả, buôn bán hàng cấm.
Từ năm 1985, Bộ luật Hình sự ra đời (27/06/1985) đã chính thức ghi
nhận tội danh buôn lậu. Điều 97 của Bộ Luật Hình sự tội buôn lậu, vận chuyển
trái phép hàng hoá, tiền tệ qua biên giới được quy định: "Người nào buôn bán
trái phép hoặc vận chuyển trái phép qua biên giới hàng hoá, tiền Việt Nam,
ngoại tệ, kim khí quý, đá quý hoặc vật phẩm thuộc di tích lịch sử, văn hoá thì bị
phạt tù từ hai năm đến bảy năm …". Bắt đầu từ đây, tội danh buôn lậu đã được
xác định với bốn yếu tố cấu thành tội phạm (các mặt khách thể, mặt khách quan,
mặt chủ thể, mặt chủ quan) và những dấu hiệu pháp lý đặc trưng, nên đã có tác
dụng hướng dẫn nhận thức cũng như chỉ đạo thực phi pháp luật.
Từ năm 1986, đất nước chuyển sang phát triển kinh tế thị trường, tình
hình buôn lậu có xu hướng gia tăng. Đến năm 1999, trước yêu cầu của thực tiễn
đấu tranh phòng chống tội phạm buôn lậu, tại kỳ họp thứ 6 Quốc hội khoá 10,
ngày 21/12/1999, Quốc hội đã thông qua việc sửa đổi, bổ sung, sửa đổi Bộ luật
hình sự, tại Điều 153 của Bộ luật, tội buôn lậu được quy định thành một tội độc
lập (đã tách tội vận chuyển trái hàng hoá, tiền tệ qua biên giới được quy định tại
Điều 154 Bộ luật hình sự):
Như vậy, về mặt khách quan của tội buôn lậu được thể hiện ở hành vi
“buôn bán trái phép qua biên giới hàng hóa, tiền tệ, kim khí quý, đá quý hoặc
những vật phẩm có giá trị khác.....”. Hành vi “buôn bán trái phép qua biên giới”
là cấu thành cơ bản của tội buôn lậu, được xác định như sau:
- Buôn bán qua biên giới, trái với quy định về quản lý hải quan những
hàng hóa, tiền tệ, kim khí quý, đá quý có giá trị từ 100 triệu đồng trở lên hoặc
hàng hóa là các vật phẩm thuộc di tích, lịch sử văn hóa hay hàng cấm có số
lượng lớn. Hành vi đó thường được thể hiện dưới một số hình thức như: không
khai báo, khai báo gian dối; giả mạo giấy tờ dùng trong xuất, nhập khẩu; giấu
hàng hoá tiền tệ; không đi qua các cửa khẩu hoặc trốn tránh sự kiểm tra, giám
sát của Hải quan, Thuế vụ, Bộ đội biên phòng, Công an.....
- Không có đầy đủ các giấy tờ hợp lệ của các cơ quan có thẩm quyền khi
thực hiện xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa.
* Khái niệm về gian lận thương mại
Gian lận thương mại theo Từ điển tiếng Việt là "dối trá, lừa lọc" trong
hoạt động thương mại. Người có hành vi gian lận thương mại gọi là "gian
thương" tức là "người có nhiều mưu mô lừa lọc", "kẻ buôn bán gian lận và trái
phép". Gian lận được coi là hành vi của con người cụ thể có lời nói hoặc cử chỉ,
hành động không đúng với bản chất của sự vật hiện tượng nhằm mục đích đánh
lừa người khác. Trong dân gian gian lận thương mại gắn liền với thành ngữ
"buôn gian, bán lận" và dùng để chỉ những thủ đoạn mánh khóe lừa lọc khách
hàng hoặc người khác để thu lời bất chính. Hành vi "buôn gian, bán lận" trong
dân gian được hiểu bao gồm một số thủ đoạn đơn giản như: hàng xấu nói tốt, ít
nói nhiều, rẻ nói đắt, cân đo điêu, buôn bán hàng cấm, lén lút, giấu giếm, lậu
thuế … Hành vi gian lận thương mại trước hết phải là hành vi gian lận được thể
hiện trong lĩnh vực thương mại. Chủ thể của hành vi gian lận thương mại là các
chủ hàng, có thể là người mua hoặc người bán, cũng có khi là cả người mua và
người bán. Mục đích của hành vi gian lận thương mại là nhằm thu lợi bất chính
từ thực hiện trót lọt hành vi lừa đảo, dối trá.
Như vậy, gian lận thương mại trong lĩnh vực Hải quan là những hành vi
gian lận thương mại của chủ hàng trong hoạt động xuất khẩu để trốn tránh việc
kiểm soát và quản lý của Hải quan. Vấn đề này được Hội đồng Hợp tác Hải
quan (nay là Tổ chức Hải quan thế giới) chú ý từ những ngày mới thành lập.
Trong Bản khuyến nghị về giúp đỡ hành chính lẫn nhau do Hội đồng Hợp tác
Hải quan quốc tế đưa ra ngày 5/12/1975 cũng đã đề cập vấn đề giúp đỡ hành
chính lẫn nhau về chống gian lận thương mại. Qua nhiều lần bổ xung, thảo luận,
đến 9/6/1977 định nghĩa về gian lận thương mại trong lĩnh vực Hải quan mới
được Hội đồng Hợp tác Hải quan quốc tế đưa ra trong Công ước quốc tế về hỗ
trợ hành chính lẫn nhau trong ngăn chặn, trấn áp và điều tra các vi phạm Hải
quan - Công ước Nairobi. Khái niệm về gian lận thương mại trong lĩnh vực Hải
quan được Công ước Nairobi nêu ra như sau:
"Gian lận thương mại trong lĩnh vực Hải quan là hành vi phạm pháp luật
Hải quan trong đó một cá nhân lừa dối Hải quan để nhằm lẩn tránh một phần
hoặc toàn bộ việc nộp thuế xuất nhập khẩu, việc áp dụng các biện pháp cấm
hoặc hạn chế do luật pháp Hải quan quy định, hoặc thu được một khoản lợi
nhuận nào đó qua việc vi phạm pháp luật này".
Về khái niệm này đã khái quát được hành vi gian lận thương mại trong
lĩnh vực Hải quan, hành vi đó được thể hiện bằng sự lừa dối thông qua hành
động lẩn tránh việc nộp thuế và tuân thủ pháp luật hải quan nhằm mục đích thu
được một khoản lợi nào đó. Thực tế, trong bối cảnh hoạt động thương mại quốc
tế ngày càng phát triển, song song với xu thế này là những hoạt động gian lận
thương mại cũng ngày càng phức tạp, tinh vi. Điều đó cho thấy, khái niệm trên
chưa thể hiện được một cách đầy đủ, chính xác hành vi gian lận thương mại
trong lĩnh vực hải quan. Vì vậy, tại hội nghị quốc tế lần thứ V về chống gian lận
thương mại trong lĩnh vực hải quan do Tổ chức Hải quan thế giới triệu tập tại
Brussels (Bỉ) từ ngày 9/10/1995 đến ngày 13/10/1995 đã xem xét lại khái niệm
về gian lận thương mại trong lĩnh vực hải quan và thống nhất đưa ra một khái
niệm mới như sau:
"Gian lận thương mại trong lĩnh vực hải quan là hành vi vi phạm các điều
khoản pháp quy hoặc pháp luật hải quan nhằm:
- Trốn tránh hoặc cố ý trốn tránh việc nộp thuế hải quan, phí và các khoản
khu khác đối với việc di chuyển hàng hoá thương mại và/hoặc:
- Nhận và có ý định nhận việc hoàn trả trợ cấp hoặc phụ cấp cho hàng hoá
không thuộc đối tượng đó và/hoặc:
- Đạt được hoặc cố ý đạt được lợi thế thương mại bất hợp pháp gây hại
cho các nguyên tắc và tập tục, cạnh tranh thương mại chân chính".
Trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế, hoạt động
gian lận thương mại ngày càng đa dạng và tình tinh vi phức tạp hơn. Hội nghị
đã thống nhất phân chia các hình thức gian lận thương mại thành 16 loại:
1. Buôn bán hàng cấm qua biên giới hoặc ra khỏi sự kiểm soát của Hải
quan (thí dụ: Buôn bán động vật quý hiếm, sản phẩm văn hoá …)
2. Khai báo sai chủng loại hàng hoá.
3. Khai tăng, giảm giá trị hàng hoá.
4. Lợi dụng chế độ ưu đãi xuất xứ hàng hoá (ví dụ: Nhà nước ta có chính
sách ưu đãi về thuế đối với hàng hoá của các nước ASEAN, Trung Quốc,..).
5. Lợi dụng chế độ ưu đãi đối với hàng hoá gia công.
6. Lợi dụng chế độ tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập (đây là hàng hoá
được miễn thuế xuất nhập khẩu nhưng đã sử dụng sai mục đích ).
7. Lợi dụng các yêu cầu về giấy phép xuất nhập khẩu (thí dụ các loại giấy
phép theo nhu cầu chuyên ngành như hàng cho an ninh, quốc phòng, cho y tế,
văn hoá, xã hội …)
8. Lợi dụng chế độ quá cảnh đem dùng trong nước (ví dụ: hàng của Lào,
Trung Quốc vận chuyển qua lãnh thổ Việt Nam).
9. Khai báo sai về số lượng, chất lượng hàng hoá.
10. Lợi dụng chế độ mục đích sử dụng, buôn bán trái phép hàng hoá được
sử dụng nhất định (ví dụ: Hàng cho đồng bào bị bão lụt, cho các dân tộc miền
núi để xoá đói giảm nghèo, hàng cho các cơ quan ngoại giao…).
11. Vi phạm đạo luật về diễn giải thương mại hoặc quy định bảo vệ người
tiêu dùng.
12. Buôn bán hàng giả, hàng ăn cắp mẫu mã.
13. Buôn bán hàng không có sổ sách
14. Làm giả, làm khống việc hoàn hay truy hoàn thuế Hải quan (thí dụ:
Làm giả chứng từ về hàng đã xuất …)
15. Kinh doanh "ma" để hưởng tín dụng thuế trái phép.
16. Thanh lý phá sản có chủ đích để trốn tránh nghĩa vụ nộp thuế (ví dụ:
Công ty đăng ký kinh doanh một thời gian ngắn, nợ thuế rồi tuyên bố phá sản).
Nhìn chung, đối với các nước trên thế giới, tuỳ thuộc vào mức độ tác hại,
hậu quả của các hành vi gian lận thương mại đó mang lại cho xã hội sẽ bị xử lý
hành chính hay xử lí hình sự. Đối với nhiều nước như Mỹ, Nhật, Pháp bên cạnh
việc áp dụng các công ước quốc tế xử lý 16 hành vi này theo luật Hải quan, còn
quy định trong Luật Hình sự các tội danh cụ thể tương ứng với những hành vi
đó. Hiện nay, một vấn đề mới trong gian lận thương mại mà Tổ chức Hải quan
thế giới (WCO) cũng đang rất quan tâm đó là gian lận thương mại trong chuyển
tải hàng hoá xuất nhập khẩu. Chuyển tải là một khâu cần thiết trong quá trình
thực hiện hoạt động thương mại, nhằm đưa hàng hoá từ nơi này đến nơi khác
nhưng phải đi qua một số địa điểm nhất định nào đó. Tuy nhiên, đôi khi chủ
hàng sử dụng hoạt động chuyển tải để che giấu xuất xứ thực sự của hàng hoá và
đó là gian lận thương mại trong chuyển tải. Do vậy, gian lận thương mại trong
chuyển tải được hiểu như sau “Gian lận trong chuyển tải là việc sử dụng một
nước thứ 3 để giấu nguồn gốc thực sự của hàng hoá, che mắt Hải quan của nước
nhập khẩu”. Tại nước thứ 3, người ta cung cấp các tài liệu giả hoặc có hoạt
động gian dối nhằm thay đổi nguồn gốc hàng từ xuất khẩu sang nước quá cảnh
(hay nước thứ 3). Như vậy đến khi nhập vào, họ tránh được hạn chế đặt ra của
nước nhập như: hạn ngạch, li xăng, chế độ ưu đãi.,…
Qua thực tế cho thấy, một số dạng gian lận thương mại qua chuyển tải là :
- Hàng hoá đưa vào một cảng hoặc một kho ở nước chuyển tải ở đây
chúng có thể thay thế được nhãn rồi lại bốc lên tàu và xem như sản phẩm của
nước chuyển tải hoặc một số nước nào đó.
- Hàng đưa vào nước chuyển tải là hàng hoàn chỉnh hoặc bán sản phẩm
nhưng được khai là nguyên nhiên phụ kiện được coi là nguyên liệu để sản xuất
hoặc để chế biến và nghiễm nhiên trở thành sản phẩm của nước chuyển tải.
- Hàng mang giấy tờ giả để chứng minh là hàng của nước thứ 3 trên
đường đi từ nước xuất hàng đến nước nhập hàng.
1.1.2. Mối quan hệ giữa buôn lậu và gian lận thương mại
Gian lận thương mại dù không phải là một tội danh trong Bộ luật hình sự,
nhưng các dấu hiệu đặc trưng của nó lại trùng hợp với tội buôn lậu và buôn lậu
cũng bao gồm gian lận thương mại.
Theo nghiên cứu khoa học về tội phạm thì gian lận thương mại thực chất
là những hành vi, thủ đoạn cụ thể để gian dối nhằm có được lãi suất cao trong
kinh doanh, buôn bán nói chung, nhưng nếu sự gian lận đó được thực hiện để
nhằm buôn bán trái phép qua biên giới thì đó chính là các hành vi trong mặt
khách quan của tội buôn lậu.
Hội nghị Quốc tế lần thứ năm (1995) về chống gian lận thương mại của
Tổ chức Hải quan thế giới tại Brussels (Bỉ) đã xếp buôn lậu vào trong các hình
thức gian lận thương mại, nhưng coi đó là loại hình gian lận thương mại nguy
hiểm, đặc biệt.
Công ước quốc tế Nairobi cũng đã đưa ra khái niệm buôn lậu và gian lận
thương mại nhằm che dấu sự kiểm tra, kiểm soát của Hải quan bằng mọi thủ
đoạn, mọi phương tiện trong việc đưa hàng hoá lén lút qua biên giới.
Trong Bộ Luật hình sự của nước ta đã ghi nhận tội buôn lậu "….buôn bán
trái phép, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới…..", tổ chức Hải quan
thế giới phân loại các hành vi gian lận thương mại có hành vi "buôn bán hàng
cấm qua biên giới hoặc ra khỏi sự kiểm soát của Hải quan", “khai báo sai chủng
loại hàng hoá", "khai tăng, giảm giá trị hàng hoá".... Đây là những hành vi buôn
bán gian lận trái pháp luật mang tính chất giống như buôn lậu. "Buôn lậu" từ
trước đến nay được nhiều người biết đến hơn là "gian lận thương mại". Gian lận
thương mại là thuật ngữ mới xuất hiện, bao gồm nhiều hành vi gian lận, trái
pháp luật hơn buôn lậu hay nói cách khác nội hàm của nó rộng hơn nội hàm của
buôn lậu. Vì vậy hai thuật ngữ này thường đi kèm với nhau "Buôn lậu và gian
lận thương mại".
1.1.3. Nguyên nhân xuất hiện buôn lậu và gian lận thương mại
Buôn lậu và gian lận thương mại là hiện tượng kinh tế - xã hội xuất hiện
trong hoạt động lưu thông hàng hoá cùng với sự ra đời của hàng rào thuế quan.
Nếu như hoạt động lưu thông hàng hoá góp phần cân bằng quan hệ cung - cầu
trên thị trường thì những nguyên nhân cơ bản của sự tồn tại và phát triển của
tình trạng buôn lậu và gian lận thương mại là sự chênh lệch giá cả, nhu cầu sử
dụng hàng hoá ở các vùng địa lý khác nhau, do hành vi kiếm lời bất chính, cạnh
tranh trái pháp luật, không lành mạnh.
Doanh số bán lẻ trên thị trường xã hội là chỉ tiêu phản ánh nhu cầu tiêu
dùng thực đã được thực hiện của toàn xã hội. Còn chỉ số giá cả, và theo đó là
sự biến động của nó là chỉ tiêu phản ánh tương quan giữa hai đại lượng hàng
hoá và sức mua. Nói cách khác đó là chỉ tiêu phản ánh mối quan hệ cung cầu về
hàng hoá. Hiểu được bản chất kinh tế của vấn đề này, các nhà sản xuất tìm cách
tiết kiệm chi phí, hạ giá thành trên cơ sở cải tiến mẫu mã hấp dẫn, phù hợp thị
hiếu sử dụng, nâng cao chất lượng sản phẩm, bán ra với giá thị trường chấp
nhận, nhằm quay vòng vốn nhanh, thu lợi nhuận cao. Để làm được những điều
này không phải là việc dễ dàng và lại nhất là trong điều kiện cạnh tranh gay gắt
hiện nay. Một trong những hiện tượng cạnh tranh, kinh doanh để kiếm lời nhưng
trái pháp luật là lao vào "buôn lậu và gian lận thương mại". Một số nhà kinh
doanh thuộc các thành phần kinh tế, dù ở mức độ khác nhau đã tìm đủ mọi cách
luồn lách để thắng trong cuộc chạy đua " một vốn bốn lời", chạy theo lối sống
giàu sang nhưng lại không đủ khả năng làm giàu hợp pháp mà kinh doanh một
cách bất hợp pháp để kiếm lời nhanh và dễ dàng. Lợi ích cá nhân của họ đặt lên
quá cao mà không nghĩ đến lợi ích tập thể, lợi ích quốc gia. Từ đó mà buôn lậu
và gian lận thương mại ngày càng nảy sinh và phát triển, hành vi buôn lậu và
gian lận thương mại ngày càng tinh vi, diễn biến ngày càng phức tạp là điều bức
xúc đối với xã hội hiện nay.
Nhu cầu sử dụng hàng hoá ở các vùng địa lý khác nhau và hàng hoá có
chất lượng cao, giá thấp hơn ở nơi này sẽ có xu hướng chuyển sang nơi khác có
hàng hoá với chất lượng thấp hơn, giá cao hơn. Đây cũng là quy luật cạnh tranh
trong lưu thông hàng hoá. Tuy nhiên trong một số trường hợp để bảo vệ sản
xuất nội địa Nhà nước phải dùng đến hàng rào thuế quan (thậm chí thuế rất
cao), gian thương tìm mọi thủ đoạn để tàng trữ buôn bán, vận chuyển hàng hoá
qua biên giới, cũng như lợi dụng mọi khe hở để gian lận số lượng, chủng loại,
đánh lẫn hàng hoá … để trốn thuế kiếm lời bất chính. Một số loại hàng hoá nhà
nước cấm buôn bán vì lý do bảo vệ an ninh quốc phòng, trật tự an toàn xã hội,
bảo vệ sức khỏe cộng đồng (ma túy, vũ khí, rác thải…), trên thực tế một số loại
hàng hóa cấm nhu cầu vẫn có nên giá cao, việc buôn bán trái phép những hàng
hoá này mang lại lợi nhuận rất cao lại càng thúc đẩy gian thương buôn bán để
kiếm lời bất chính. Hoặc có những loại hàng hoá buôn bán phải có phải được sự
cho phép của nhà nước (hàng hóa đã qua sử dụng, biệt dược,…) vẫn bị gian
thương tìm mọi cách để buôn bán kiếm lời.
Đối với mỗi quốc gia tuỳ thuộc quy định của pháp luật, chính sách quản
lý kinh tế, yêu cầu bảo hộ nền sản xuất nội địa và khả năng quản lý khác nhau
thì quy mô, tính chất, mức độ buôn lậu và gian lận thương mại cũng khác nhau.
Buôn lậu và gian lận thương mại gắn bó rất chặt chẽ với các tệ nạn tham nhũng,
tiêu cực và các tệ nạn xã hội khác. Trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay thì những
tệ nạn này không ngừng gia tăng và diễn biến ngày càng phức tạp.
1.1.4. Ảnh hưởng tiêu cực của hoạt động buôn lậu và gian lận thương mại đối
với tình hình kinh tế - xã hội của đất nước
* Hậu quả đối với nền kinh tế
Buôn lậu, gian lận thương mại có tác hại rất lớn đối với nền kinh tế,
những thành tựu của công cuộc đổi mới mà đất nước đang tiến hành. Buôn lậu,
gian lận thương mại có nguy cơ kìm hãm tốc độ phát triển của nền kinh tế, tạo
thành một lực cản lớn đối với quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Hàng hoá nhập lậu là hàng gian lận, trốn thuế sẽ làm mất tính cân bằng
trong cạnh tranh thương mại giữa hàng nội và hàng ngoại, đồng thời làm thất
thu thuế xuất, nhập khẩu và các sắc thuế khác dẫn đến thất thu cho ngân sách
nhà nước. Thuế quan đánh trên hàng hoá xuất, nhập khẩu, nhằm mục đích làm
tăng giá của hàng nhập khẩu, bảo vệ và kích thích sản xuất nội địa. Vì vậy, hàng
nhập lậu - gian lận trốn thuế đã phá vỡ cạnh tranh lành mạnh giữa hàng nội và
hàng ngoại nhập. Hàng ngoại nhập lậu vào thị trường do trốn thuế nhập khẩu
nên giá rẻ hơn, chất lượng cao hơn hàng nội do có công nghệ sản xuất tiên tiến,
thiết bị khoa học hiện đại. Trong khi đó, những doanh nghiệp, cơ sở sản xuất
trong nước vẫn phải nhập khẩu và chịu thuế một số nguyên vật liệu, trong quá
trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, họ còn phải nộp các khoản thuế khác như:
thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp… Mặt khác, hệ thống công
nghệ kỹ thuật trong một số lĩnh vực sản xuất hiện vẫn còn đang lạc hậu, không
đồng bộ, năng suất và hiệu quả thấp, hàng hoá không phù hợp thị hiếu người
tiêu dùng, nên không đủ sức cạnh tranh với hàng ngoại ngay trên chính thị
trường của mình.. Theo quy luật cung - cầu và giá trị hàng hoá trên thị trường
thì cuộc cạnh tranh giữa hàng nội và hàng nhập thì hàng nhập lậu do giá rẻ hơn,
chất lượng cao hơn, làm cho hàng nội không tiêu thụ được trên thị trường dẫn
đến đọng vốn, thiếu nợ vốn. Điều này dễ làm cho các doanh nghiệp sản xuất
đứng trước nguy cơ phá sản, nhất là những doanh nghiệp và những ngành công
nghiệp non trẻ, mới ra đời. Đây thực sự là mối đe dọa đời sống của hàng nghìn
công nhân trong các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trong nước.
Cạnh tranh giữa hàng nội và hàng nhập lậu không chỉ gây thiệt hại cho
người sản xuất, mà còn ảnh hưởng đến người tiêu dùng. Hàng ngoại tràn ngập
thị trường với giá rẻ tạo nên thị hiếu, tâm lý ưa dùng hàng ngoại. Tuy hàng
ngoại với giá rẻ hơn giá thành hàng nội là do trốn được thuế nhưng rất bấp bênh
vì không phải lúc nào nhập hàng cũng trốn được thuế. Mặt khác, các hoạt động
tăng cường đấu tranh chống buôn lậu, gian thương mại của các lực lượng chức
năng sẽ làm cho nguồn hàng khan hiếm, vì vậy trong từng thời kỳ sẽ nẩy sinh
cơn sốt về giá, về hàng, làm đảo lộn sự ổn định giá cả trên thị trường. Với cạnh
tranh đó, kết cục tất yếu là hàng ngoại lấn át hàng nội địa, phá vỡ thế bình ổn
giá cả, sản xuất trong nước bị đình đốn. Nhập lậu hay xuất lậu cũng gây thiệt
hại như nhau về kinh tế, bởi nhập lậu ồ ạt biến nước ta thành thị trường tiêu thụ
hàng hoá của nước ngoài, đặc biệt là hàng dư thừa, ế ẩm. Còn xuất lậu hàng
hoá, đặc biệt là nguyên liệu, khoáng sản, nhiên liệu thô, các mặt hàng chiến
lược, hàng quốc cấm sẽ làm cho tài lực của đất nước cạn kiệt. Hậu quả rõ nhất
làm mất cân đối giữa sản xuất và tiêu dùng, làm chệch hướng phát triển của nền
kinh tế.
Mặt khác, buôn lậu và gian lận thương mại còn làm cho đất nước thất thu
lớn về thuế xuất, nhập khẩu và các sắc thuế khác gây ảnh hưởng đến quá trình
cân đối thu - chi ngân sách của Nhà nước, làm thất thoát ngoại tệ mạnh ra ngoài
biên giới.
* Hậu quả về mặt văn hoá - xã hội
Buôn lậu, gian lận thương mại gây nên những hậu quả phức tạp và nặng
nề về mặt văn hoá - xã hội. Đây là một trong những yếu tố làm gia tăng giữa
giàu và nghèo, tạo đà cho việc thuê mướn, bóc lột sức lao động. Một số tư
thương đánh mất khuynh hướng tạo việc làm, chỉ mải mê làm giàu thông qua
buôn lậu, gian lận thương mại. Hiện tượng buôn lậu xuất hiện đã lôi kéo một lực
lượng lao động khá lớn tham gia vào đội quân “cửu vạn” mang vác hàng qua
biên giới. Lực lượng đó không chỉ bao gồm lao động tại chỗ, mà còn có cả lao
động từ nơi khác đến làm cho sản xuất bị buông lỏng, tình hình trật tự an toàn
xã hội cũng bị biến động. Thành phần lao động bị tiền thuê mướn cám dỗ, có cả
trẻ em ở tuổi đến trường, bỏ sản xuất, bỏ học hành làm “cửu vạn”. Đây là đội
ngũ tiếp tay và bao che cho buôn lậu, có những làng thuộc khu vực biên giới
đường bộ người dân ở đây bỏ cả sản xuất, coi việc mang vác, vận chuyển “thuê”
hàng hoá nhập lậu là một nghề để sinh sống.
Tệ nạn buôn lậu, gian lận thương mại là nguyên nhân làm suy thoái đạo
đức xã hội, ảnh hưởng xấu đến thuần phong, mỹ tục và truyền thống văn hoá
dân tộc. Những kẻ buôn lậu không từ một thủ đoạn nào để thu được nhiều lợi
nhuận bất chính, đồng tiền bất chính đã làm hại những người đi buôn lậu, làm
nẩy sinh các tệ nạn xã hội như: cờ bạc, rượu chè… ảnh hưởng nghiêm trọng đến
nhân các con người, làm cho đạo đức của nhiều kẻ bị tha hoá. Không chỉ có thế,
buôn lậu và gian lận thương mại bao giờ cũng dẫn đến tiêu cực, tham nhũng dễ
dẫn đến tha hoá một bộ phận cán bộ công chức của Nhà nước. Thực tế cho thấy
những ngành chức năng trong hoạt động chống buôn lậu, gian thương mại;
trong điều hành, thực thi chính sách thương mại hoặc liên quan đến hoạt động