Tải bản đầy đủ (.docx) (155 trang)

Nghiên cứu các yếu tố tác động đến thực trạng văn hóa an toàn người bệnh tại bệnh viện quận thủ đức năm 2018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (979.06 KB, 155 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN HỮU HUẤN

NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN
THỰC TRẠNG VĂN HÓA AN TOÀN NGƯỜI
BỆNH TẠI BỆNH VIỆN QUẬN THỦ ĐỨC
NĂM 2018

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. HỒ CHÍ MINH – 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN HỮU HUẤN

NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN
THỰC TRẠNG VĂN HÓA AN TOÀN NGƯỜI
BỆNH TẠI BỆNH VIỆN QUẬN THỦ ĐỨC NĂM
2018
Chuyên ngành: KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ LĨNH VỰC SỨC KHỎE

Mã số: 8310105

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. NGUYỄN LƯU BẢO ĐOAN



TP. HỒ CHÍ MINH - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các số
liệu sử dụng trong phân tích luận văn có nguồn gốc rõ ràng, và được hội đồng đạo
đức chấp thuận. Những kết quả nghiên cứu trong luận văn do tôi tự khảo sát, tìm
hiểu và phân tích một cách trung thực, khách quan và phù hợp với thực tiễn Việt
Nam. Tất cả các tài liệu tham khảo và kế thừa đều được trích dẫn và tham chiếu đầy
đủ. Các kết quả này chưa từng được công bố trong bất kì nghiên cứu nào.
TP.Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2018
Người cam đoan

Nguyễn Hữu Huấn


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN ĐỀ TÀI....................................................................... 1
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ....................................................................................... 1
1.2. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI.......................................................... 4
1.3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU.................................................................. 5
1.3.1. Mục tiêu tổng quát................................................................................... 5
1.3.2. Mục tiêu cụ thể......................................................................................... 5

1.4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU....................................... 5
1.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU......................................................... 5
1.6. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI....................................................................... 6
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT.......................................................................... 7
2.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM, TẦM QUAN TRỌNG VÀ MÔ HÌNH AN
TOÀN NGƯỜI BỆNH.......................................................................................... 7
2.1.1. Một số khái niệm...................................................................................... 7
2.1.1.1. Văn hóa.............................................................................................. 7
2.1.1.2. An toàn người bệnh........................................................................... 7
2.1.2. Tầm quan trọng của an toàn người bệnh.................................................. 8
2.1.3. Mô hình an toàn người bệnh.................................................................. 10
2.2. CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN.................................................... 12
2.2.1. Trên thế giới........................................................................................... 12
2.2.2. Tại Việt Nam.......................................................................................... 16
CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..................................................... 17


3.1. CÁCH SỬ DỤNG THANG ĐO NGHIÊN CỨU, CHỈ SỐ VÀ BIẾN
SỐ....................................................................................................................... 17
3.1.1. Cách sử dụng thang đo........................................................................... 17
3.1.1.1. Định nghĩa....................................................................................... 17
3.1.1.2. Lược khảo các nghiên cứu về khảo sát văn hóa an toàn người bệnh
sử dụng bộ câu hỏi HSOPSC........................................................................ 18
3.2. CHỈ SỐ VÀ BIẾN SỐ......................................................................... 19
3.3. MÔ HÌNH PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN VĂN HÓA
AN TOÀN NGƯỜI BỆNH................................................................................. 23
3.4. DỮ LIỆU............................................................................................. 24
3.4.1 Các định nghĩa về dữ liệu........................................................................ 24
3.4.2 Số mẫu.................................................................................................... 25
3.5. PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH........................................................... 25

3.6. MÔ HÌNH HỒI QUY TUYẾN TÍNH................................................. 27
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN.................................... 28
4.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU..........................28
4.2. KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ THANG ĐO.................................................. 32
4.2.1 Kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha.................................................. 32
4.2.2. Kiểm định thang đo của các khái niệm nghiên cứu bằng phương pháp
phân tích EFA.................................................................................................. 35
4.3. XÁC ĐỊNH VĂN HÓA AN TOÀN NGƯỜI BỆNH TẠI BỆNH VIỆN
38
4.4. KẾT QUẢ PHÂN TÍCH HỒI QUY.................................................... 51
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ GỢI Ý CHÍNH SÁCH........................................... 55
5.1. TÓM TẮT PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.....................................55
5.2. HÀM Ý CHÍNH SÁCH...................................................................... 55
5.3. MỘT SỐ HẠN CHẾ TRONG NGHIÊN CỨU................................... 58
TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................... 55
Danh mục tài liệu Tiếng Việt................................................................................... 55


Danh mục tài liệu Tiếng Anh................................................................................... 55
PHỤ LỤC 1. Bảng câu hỏi khảo sát chính thức...................................................... 61
PHỤ LỤC 2. Tổng quan về Văn hóa an toàn người bệnh tại bệnh viện quận Thủ
Đức.......................................................................................................................... 67
PHỤ LỤC 3. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu........................................ 73
PHỤ LỤC 4. Kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha............................................ 77
PHỤ LỤC 5 . Kiểm định thang đo bằng phương pháp phân tích nhân tố khám phá
(EFA)....................................................................................................................... 87
PHỤ LỤC 6. Xác định văn hóa an toàn người bệnh tại bệnh viện..........................93
PHỤ LỤC 7. Kết quả phân tích hồi quy................................................................ 111



DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT

AHRQ

: Cơ quan nghiên cứu và chất lượng chăm sóc sức khỏe

AIDS

: Hội chứng suy giảm miễn dịch ở người

APSEF

: Khung giáo dục an toàn bệnh nhân Australia

ATNB

: An toàn người bệnh

HSOPSC

: Bộ câu hỏi khảo sát văn hóa an toàn người bệnh

HSTC-CĐB

: Hồi sức tích cực – chống độc B

IOM

: Viện Y học Hoa Kỳ


PKĐK

: Phòng khám đa khoa

QLCL

: Quản lý chất lượng

QUIC

: Tổ công tác điều phối liên ngành

WHO

: Tổ chức y tế thế giới


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 4.6. Làm việc bao nhiêu giờ trong một tuần................................................... 31
Bảng 4.7. Thu nhập trung bình hàng tháng.............................................................. 31
Bảng 4.8. Hệ số Cronbach’s Alpha của các khái niệm nghiên cứu..........................32
Bảng 4.8. Kết quả phân tích nhân tố khám phá của các khái niệm nghiên cứu.......35
Bảng 4.10. Hoạt động nhóm trong khoa (Y1)......................................................... 38
Bảng 4.11. Vai trò lãnh đạo (Y2)............................................................................. 39
Bảng 4.12. Sự cải thiện liên tục về ATNB (Y3)...................................................... 40
Bảng 4.13. Chính sách của bệnh viện về ATNB (Y4)............................................. 41
Bảng 4.14. Nhận thức chung về ATNB (Y5)........................................................... 42
Bảng 4.16. Giao tiếp và cởi mở (Y7)...................................................................... 44
Bảng 4.17. Tần suất báo cáo sự cố (Y8).................................................................. 45
Bảng 4.18. Hoạt động nhóm liên khoa (Y9)............................................................ 46

Bảng 4.19. Vai trò của nhân lực (Y10).................................................................... 47
Bảng 4.20. Giao ca và chuyển bệnh (Y11).............................................................. 48
Bảng 4.21. Phản ứng với các sai sót lỗi (Y12)........................................................ 49
Bảng 4.22. Điểm trung bình 12 nhân tố.................................................................. 50
Bảng 4.23. Kết quả phân tích hồi quy..................................................................... 51
Bảng 1. Hoạt động khám bệnh................................................................................ 68
Bảng 2. Hoạt động Phẫu thuật Thủ thuật................................................................. 69
Bảng 3. Hoạt động Cận lâm sàng............................................................................ 70
Bảng 4. Các chỉ số liên quan đến an toàn người bệnh............................................. 72


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ – ĐỒ THỊ
Hình 2.1. Khung giáo dục an toàn bệnh nhân Australia (WHO, 2011) ....................
Hình 2.2. Mô hình giáo dục an toàn bệnh nhân Canada (WHO 2011) .....................
Hình 2.3. Mô hình lấy người bệnh làm trung tâm của Lương Ngọc Khuê và cộng sự
2014 ........................................................................................................................... 12

Hình 3.1. Khung phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến văn hóa người bệnh Phát triển
dựa trên khung phân tích của Trần Nguyễn Như Anh (Trần Nguyễn Như Anh 2015)
................................................................................................................................... 23

Biểu đồ 4.1. Số lượng nhân viên theo khối ...............................................................
Biểu đồ 4.2. Vị trí công việc .....................................................................................
Biểu đồ 4.3. Thời gian công tác tại bệnh viện ..........................................................
Biểu đồ 4.4. Thời gian công tác tại khoa phòng .......................................................
Biểu đồ 4.5. Công việc trực tiếp tiếp xúc với người bệnh ........................................


1


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN ĐỀ TÀI
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Chăm sóc sức khỏe toàn dân và giảm thiểu những tổn hại về tinh thần, vật chất
trong quá trình chăm sóc cũng như điều trị tại bệnh viện là một vấn đề có tầm quan
trọng trong hệ thống y tế hiện nay. Với những nghiên cứu từ những quốc gia phát
triển, đã giúp cho các chuyên gia quản lý bệnh viện hiểu rõ được những sai sót từ y
tế đã tạo ra gánh nặng cho con người và xã hội về tất cả mọi mặt trong cuộc sống
(Aranaz-Andrés, Aibar-Remón et al. 2011).
Trong thực hành y khoa nguyên tắc hàng đầu đó là “Trước tiên là không gây
tổn hại cho người bệnh – First Do No Harm to Patient” (Lương Ngọc Khuê and
Phạm Đức Mục 2014), (Nightingale 1863). Tuy nhiên, đã có nhiều chứng cứ được
thu thập từ nhiều thập kỷ qua hoặc lâu hơn, đã chỉ ra rằng một số lượng đáng kể các
bệnh nhân bị thương tích là do điều trị trong khi ở bệnh viện (Schimmel 1964).
Chính vì thế, an toàn người bệnh là vấn đề được quan tâm hàng đầu trong ngành y
tế và là trọng tâm để cải tiến chất lượng khám bệnh và điều trị, quản lý chất lượng
chăm sóc và cung cấp dịch vụ, quản lý các sai sót trong y khoa tại các cơ sở y tế.
Bên cạnh đó, xây dựng văn hoá an toàn người bệnh là hoạt động quan trọng sẽ làm
thay đổi theo chiều hướng tích cực những suy nghĩ, thái độ và hành vi của nhân viên
bệnh viện liên quan đến an toàn người bệnh.
Đẩy mạnh văn hoá an toàn đã trở thành một trong những phong trào chủ đạo
của an toàn người bệnh trong các cơ sở y tế. Trong những năm gần đây sự hiểu biết
về văn hóa an toàn ngày càng tăng trong ngành chăm sóc sức khoẻ, có nhiều yếu tố
được đề cập đến như là sản xuất thuốc, hiệu quả điều trị và kiểm soát chi phí về y tế
(Gaba, Howard et al. 1994), tổ chức và cá nhân không có khả năng xác định được
sai sót (Leape 1994) và các tiêu chí đúng chuẩn về chuyên môn, về sự phối hợp giữa
các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khoẻ (Krizek 2000) với yêu cầu về an toàn
của bệnh nhân. Ngày càng có nhiều văn hoá của ngành y tế được coi là một yếu tố
nguy cơ tiềm ẩn gây đe dọa cho các bệnh nhân mà họ chăm sóc.



2

Các chuyên gia của Viện Y học (IOM) ước tính rằng có tới 98.000 người chết
trong một năm bất kỳ do các lỗi y khoa xảy ra trong bệnh viện. Cao hơn do chết vì
tai nạn xe cơ giới, ung thư vú, hoặc AIDS - ba nguyên nhân được cộng đồng quan
tâm. Các nghiên cứu khác, ước tính gần 195.000 ca tử vong mỗi năm. Thật vậy,
nhiều người chết hàng năm từ các sai sót về thuốc hơn là từ thương tích ở nơi làm
việc. Gánh nặng về chi phí tài chính vào bi kịch của con người, và các sai sót về y tế
ngày càng tăng lên, phổ biến rộng rãi trong cộng đồng (Donaldson 2008).
Nghiên cứu của James ước tính hàng năm có đến 210.000 – 400.000 ca tử
vong nguyên nhân chủ yếu là do sai sót trong y khoa, tuy nhiên tại một số bệnh viện
thì những sai sót này có thể ngăn chặn được bởi nhân viên y tế (James 2013).
Tại Hoa Kỳ, sai sót y khoa là nguyên nhân thứ ba gây tử vong. Mỗi ngày có
đến 700 người tử vong và phần lớn trong số họ có một nạn nhân thứ hai là các y tá,
bác sĩ, nhân viên xã hội, các nhà quản lý, dược sĩ liên quan đến sự chăm sóc của họ
(Makary and Daniel 2016).
Hầu như tất cả các bác sĩ đều mắc sai lầm nhưng họ thường không nói với
bệnh nhân hoặc gia đình về điều đó. Trong thực hành lâm sàng, lỗi của con người là
phổ biến nhưng thông thường chúng không được báo cáo (Singh, Thomas et al.
2007). Chính vì vậy rất ít báo cáo về nguyên nhân và hậu quả của các lỗi y khoa.
Hơn thế nữa, phải đối mặt với một lỗi y khoa là không bao giờ dễ dàng và đó cũng
là lý do nó không được tiết lộ (Wu, Folkman et al. 2003). Thông thường khó có thể
nhận ra sai lầm của mình, nhưng cần phải đối mặt với tình hình và cố gắng học hỏi
từ nó để tránh những lỗi tương lai. Xác định các yếu tố nguy cơ cho các lỗi y khoa
là bước đầu tiên quan trọng hướng tới việc phòng ngừa và là mục tiêu quan trọng
của đảm bảo chất lượng chăm sóc người bệnh (Brennan, Leape et al. 2004).
Mặt khác, hậu quả của các sự cố y khoa không mong muốn làm cho người
bệnh phải nằm viện kéo dài và tăng phí tổn điều trị như ở Anh tổn thất 800.000 bảng
anh mỗi năm; Châu Âu từ 13 đến 24 tỷ Euro/năm (Westat, Sorra et al. 2010). Sử
dụng dữ liệu về chi phí cho các lỗi y khoa tại Hoa Kỳ là 19,5 tỷ USD trong năm

2008. Trong số này, phần lớn (khoảng 87% hoặc 17 tỷ USD) là tăng trực tiếp chi phí
y tế cho việc điều trị nội trú, bệnh nhân ngoại trú và kê thuốc theo toa cho


3

những cá nhân bị ảnh hưởng bởi các lỗi y khoa. Việc này làm cho chi phí gián tiếp
tăng lên khoảng 1,4 tỷ USD liên quan đến tỷ lệ tử vong gia tăng giữa các cá nhân
gặp phải các lỗi y khoa và khoảng 1,1 tỷ USD liên quan đến năng suất bị mất do các
yêu cầu về tàn tật ngắn hạn liên quan (Chmieleski, Dekker et al. 2010).
Báo cáo của tờ New York Times “Thay vì cải tiến khoa học kỹ thuật, các nhà
nghiên cứu đã phát hiện ra một vấn đề với tỷ lệ cao. Khoảng 18% bệnh nhân bị tổn
hại do chăm sóc y tế, nhiều hơn một lần và 63,1% các thương tích được đánh giá là
có thể ngăn ngừa được" (Grady 2010).
Trước tình hình đó, WHO (2001) đã đưa ra chiến lược “Tăng cường sự an toàn
của bệnh nhân bao gồm ba hành động bổ sung cho nhau, thứ nhất ngăn ngừa các sự
kiện bất lợi; thứ hai làm cho chúng nhìn thấy được; và cuối cùng là giảm thiểu tác
động của chúng khi chúng xảy ra. Điều này đòi hỏi (a) tăng khả năng học hỏi từ sai
lầm, thông qua các hệ thống báo cáo sự cố tốt hơn, điều tra kỹ năng về sự cố và chia
sẻ trách nhiệm khi sự cố xảy ra; (b) khả năng đoán trước sai sót và khảo sát các
điểm yếu hệ thống có thể gây ra một sự kiện bất lợi; (c) xác định các nguồn tri thức
hiện có, trong và ngoài ngành y tế; (d) cải tiến hệ thống cung cấp dịch vụ chăm sóc
sức khoẻ, do đó thiết lập lại cấu trúc, động cơ và chất lượng là cốt lõi của hệ thống
(WHO 2001).
Ở Việt Nam, đã có một số ít các nghiên cứu về an toàn người bệnh như

Nghiên cứu văn hóa an toàn người bệnh tại bệnh viện Từ Dũ của Trần Nguyễn Như
Anh (Trần Nguyễn Như Anh 2015), khảo sát văn hóa an toàn người bệnh tại bệnh
viện Nhi Đồng 1 năm 2012 của Tăng Chí Thượng (Tăng Chí Thượng và Cs. 2014).
Các nghiên cứu này bước đầu đã cho thấy được vấn đề cơ bản của văn hóa an toàn

người bệnh là “Văn hóa không trừng phạt khi có sai sót” nhằm giúp cho nhân viên y
tế ý thức tìm được nguyên nhân gốc rễ cũng như cách khắc phục các sai sót y khoa
với mục tiêu cuối cùng là an toàn người bệnh.
Bệnh viện Quận Thủ Đức là bệnh viện tuyến huyện đầu tiên được hạng I về
chuyên môn trực thuộc Quận Thủ Đức với quy mô trên 800 giường bệnh, với chỉ
hơn 1000 nhân viên cùng khối lượng bệnh nhân khám ngày càng nhiều như vậy thì
vấn đề hạn chế những sai sót y khoa cũng như văn hóa an toàn người bệnh đã được


4

tiến hành như thế nào? Những yếu tố nào ảnh hưởng đến văn hóa an toàn người
bệnh? Xuất phát từ thực tế trên, tôi tiến hành thực hiện đề tài “Nghiên cứu các yếu
tố tác động đến thực trạng văn hóa an toàn người bệnh tại bệnh viện Quận
Thủ Đức năm 2018”.
1.2. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Ngày 12 tháng 11 năm 2014 Bệnh viện quận Thủ Đức được Ủy ban nhân
dân Thành phố Hồ Chí Minh xếp hạng I theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế và là Bệnh
viện tuyến quận/huyện đầu tiên xếp hạng I trong cả nước. Bệnh viện nằm ở cửa ngõ
phía Đông Bắc của Thành phố trong hệ thống chăm sóc sức khỏe cụm y tế (Hóc
môn, Bình chánh, Quận 7, Thủ Đức). Bệnh viện phục vụ khám chữa bệnh cho người
dân trên địa bàn quận Thủ Đức và các tỉnh lân cận, giảm tải cho nhiều bệnh viện
tuyến trên. Do đó, số lượng bệnh nhân đến khám tại bệnh viện rất đông, ghi nhận từ
4000-4500 lượt khám trên một ngày. Năm 2016, khi Thông tư 40 của Bộ Y tế về
đăng ký khám chữa bệnh BHYT đã giúp người bệnh ở cùng tuyến xã, huyện không
bị giới hạn nơi khám chữa bệnh trên cùng địa bàn (thông tuyến Bảo hiểm y tế) thì số
lượng bệnh nhân đến khám tại bệnh viện Quận Thủ đức tăng thêm gần 1000
lượt/ngày. Với số lượng người bệnh đến khám quá lớn như vậy vào tháng 06/2016
ban lãnh đạo bệnh viện đã quyết định khám bệnh, chữa bệnh cho cả người bệnh là
đối tượng bảo hiểm y tế vào cả ngày nghỉ, lễ, tết với thời gian 24/7. Tuy nhiên do

bệnh viện nằm ở tuyến huyện với diện tích đất 11.480 m2, diện tích sàn sử dụng
32.453m2, 800 giường kế hoạch và hơn 1000 nhân sự, hàng năm thực hiện gần
20.000 ca phẫu thuật, hơn 300.000 ca thủ thuật cùng hàng chục triệu ca xét nghiệm
cận lâm sàng và cùng với đó số lượng ca nội trú tăng lên hàng năm thì vấn đề kiểm
soát sự cố và sai sót trong y khoa là vấn đề rất quan trọng. Thực tế bệnh viện Quận
Thủ đức đã thống kê, ghi nhận những sai sót về dùng thuốc cho người bệnh, sự cố
trong phẫu thuật thủ thuật, sự cố trong vấn đề chăm sóc, trang thiết bị y tế, vệ sinh
tay hay xét nghiệm máu tăng dần qua các năm từ năm 2015 đến năm 2018.


5

1.3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.3.1. Mục tiêu tổng quát
Phân tích, đánh giá được văn hóa an toàn người bệnh tại bệnh viện Quận Thủ
Đức năm 2018.
1.3.2. Mục tiêu cụ thể
Mục tiêu thứ nhất là đánh giá văn hóa an toàn người bệnh bằng bộ câu hỏi
khảo sát văn hóa an toàn người bệnh với phiên bản dùng tại bệnh viện có tên là
Hospital Survey on Patient Safety Culture (HSOPSC) của Cơ quan chất lượng và
nghiên cứu sức khỏe Hoa Kỳ (AHRQ) tại bệnh viện Quận Thủ Đức.
Mục tiêu thứ hai là kiểm định sự khác biệt về văn hóa an toàn người bệnh tại
Bệnh viện Quận Thủ Đức theo các yếu tố chức danh nghề nghiệp, thâm niên công
tác tại Bệnh viện và mức thu nhập của nhân viên bệnh viện gồm Bác sĩ, nữ hộ
sinh/điều dưỡng, dược sĩ, kỹ thuật viên, hộ lý, hoặc nhân viên hành chính.
1.4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu: tất cả những nhân viên làm việc tại bệnh viện Quận
Thủ Đức từ 6 tháng trở lên vì khi đó họ đã hiểu được văn hóa tổ chức và đồng ý
tham gia nghiên cứu. Sử dụng bộ câu hỏi HSOPSC (Hospital Survey on Patient
Safety Culture) phỏng vấn trực tiếp nhân viên bệnh viện.

Phạm vi nghiên cứu: tại bệnh viện Quận Thủ Đức.
Thời gian nghiên cứu từ tháng 12/2017 đến 06 năm 2018.
1.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đề tài được nghiên cứu bằng phương pháp nghiên cứu cắt ngang, thống kê mô
tả. Sử dụng bộ câu hỏi HSOPSC đã được Sở Y tế Hồ Chí Minh tiến hành nghiên
cứu và được công nhận về khảo sát văn hóa an toàn người bệnh (Tăng Chí Thượng,
Nguyễn Thanh Hùng et al. 2014).
Thống kê phân tích xác định mối liên quan giữa văn hóa an toàn người bệnh
với các đặc điểm của đối tượng nghiên cứu bằng hàm hồi quy tuyến tính bội.


6

1.6. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI
Đề tài nghiên cứu được trình bày gồm 5 chương. Chương 1. Trình bày tổng
quan về đề tài. Chương 2. Trình bày cơ sở lý thuyết. Chương 3. Trình bày về
phương pháp nghiên cứu. Chương 4. Trình bày về kết quả nghiên cứu và bàn luận.
Chương 5. Trình bày kết luận nghiên cứu, đề xuất giải pháp, hướng mở rộng nghiên
cứu và những hạn chế của đề tài.


7

CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Trong chương này, tôi xin trình bày các khái niệm, tầm quan trọng, mô hình an
toàn người bệnh. Lược khảo các nghiên cứu trong nước và trên thế giới.
2.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM, TẦM QUAN TRỌNG VÀ MÔ HÌNH AN TOÀN
NGƯỜI BỆNH
2.1.1. Một số khái niệm
2.1.1.1. Văn hóa

Văn hóa là một thuật ngữ rất khó định nghĩa, nó mang nội hàm rộng. Và theo
dòng lịch sử những khái niệm về văn hóa như sau: Văn hóa hay văn minh, theo
nghĩa rộng về tộc người học, nói chung gồm có tri thức, tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo
đức, luật pháp, tập quán, một số năng lực và thói quen khác được con người chiếm
lĩnh với tư cách một thành viên của xã hội (Tylor 1871). Một khái niệm khác về văn
hóa là những mô hình hành động minh thị và ám thị được truyền đạt dựa trên những
biểu tượng, là những yếu tố đặc trưng của từng nhóm người… Hệ thống văn hóa
vừa là kết quả hành vi vừa trở thành nguyên nhân tạo điều kiện cho hành vi tiếp
theo (Kroeber and Kluckhohn 1952). Bên cạnh đó văn hóa bao gồm các dẫn xuất về
kinh nghiệm của ít hay nhiều các tổ chức, được biết đến hoặc được tạo ra bởi các cá
nhân của một cộng đồng, bao gồm cả những hình ảnh, sự cố và cách giải thích của
họ về ý nghĩa truyền từ thế hệ trước, từ những người đương thời, hoặc được hình
thành bởi các cá nhân (Spencer-Oatey and Franklin 2012).
2.1.1.2. An toàn người bệnh
An toàn là một nguyên tắc cơ bản của chăm sóc sức khỏe bệnh nhân, là thành
phần quan trọng trong công tác quản lý chất lượng bệnh viện. Sự cải tiến của nó đòi
hỏi một nỗ lực phức tạp trên toàn hệ thống, bao gồm hàng loạt các hành động cải
tiến hiệu năng, an toàn môi trường và quản lý rủi ro, cả việc kiểm soát nhiễm khuẩn,
sử dụng thuốc an toàn, an toàn thiết bị, thực hành lâm sàng an toàn và môi trường
chăm sóc an toàn. Nó bao gồm tất cả các lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ, do đó đòi hỏi
một phương pháp tiếp cận toàn diện để xác định, quản lý các nguy cơ thực tế và


8

tiềm ẩn đối với an toàn người bệnh trong các dịch vụ chăm sóc cá nhân và tìm ra
các giải pháp lâu dài cho toàn bộ hệ thống y tế hiện nay (WHO 2001).
Theo Tổ chức Y tế thế giới định nghĩa về an toàn người bệnh (ATNB) là giảm
các yếu tố gây hại cho người bệnh về mặt chăm sóc y tế đến mức tối thiểu nhất
(Walton and Barraclough 2011).

Theo các nhà nghiên cứu định nghĩa An toàn người bệnh là một kỷ luật trong
lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ, áp dụng các phương pháp khoa học an toàn hướng tới
mục tiêu đạt được một hệ thống chăm sóc sức khoẻ toàn diện. An toàn người bệnh
cũng là một thuộc tính của hệ thống chăm sóc sức khoẻ; làm giảm thiểu tỷ lệ nguy
hại và tác động của các sự cố y khoa đồng thời tối đa hóa sự phục hồi từ các sự kiện
bất lợi (Emanuel, Berwick et al. 2008).
2.1.2. Tầm quan trọng của an toàn người bệnh
Với một thực tế là cán bộ y tế đang ngày càng bị đòi hỏi phải lồng ghép các
nguyên tắc và khái niệm an toàn bệnh nhân vào thực hành hàng ngày của mình.
Năm 2002, các Quốc gia thành viên của WHO đã nhất trí thông qua nghị quyết của
Hội đồng Y tế Thế giới về an toàn người bệnh, thừa nhận cần thiết phải làm giảm
tổn hại, đau khổ của bệnh nhân và gia đình họ, dựa trên những bằng chứng thuyết
phục về những lợi ích kinh tế có được của việc cải thiện sự an toàn của bệnh nhân
(Walton and Barraclough 2011). Nhiều nghiên cứu cho thấy thời gian nằm viện kéo
dài, chi phí kiện tụng, nhiễm khuẩn bệnh viện, thiệt hại đối với thu nhập, tàn tật và
chi phí mua thuốc khiến một số quốc gia tốn từ 6 đến 29 tỉ USD mỗi năm (Health
and Health 2000).
Ở các nước đang phát triển, có rất nhiều yếu tố không thuận lợi ảnh hưởng đến

vấn đề chăm sóc sức khỏe chẳng hạn như số lượng nhân viên y tế không đủ, người
bệnh thì quá đông dẫn đến chất lượng chăm sóc sức khỏe kém, bên cạnh đó nhiều
cơ sở y tế thiếu vật tư trang thiết bị y tế và những thiết bị y tế cơ bản, vấn đề vệ sinh
và môi trường kém, tất cả đều có thể do nguồn lực hạn chế, góp phần dẫn đến không
đảm bảo an toàn cho chăm sóc bệnh nhân.


9

Theo các nhà nghiên cứu y học Mỹ, lĩnh vực y khoa là lĩnh vực có nhiều rủi ro
nhất đối với khách hàng. Các chuyên gia y tế đã nhận định rằng các lỗi chăm sóc

sức khoẻ là phổ biến trong hệ thống y tế của bệnh viện và các chi phí liên quan là
đáng kể. Tại Úc, các sai sót đã làm cho 18.000 trường hợp tử vong không cần thiết
và hơn 50.000 bệnh nhân khuyết tật. Tại Hoa Kỳ, các lỗi chăm sóc sức khoẻ gây ra
ít nhất 44.000 (và có lẽ là 98.000) ca tử vong không cần thiết mỗi năm, cũng như
hàng triệu thương tích không đáng có (Walton and Barraclough 2011). Ngay cả khi
Donaldson sử dụng ước tính thấp nhất thì tử vong do lỗi y khoa tại Mỹ vẫn vượt quá
con số gây tử do tai nạn giao thông (43.458), ung thư vú (42.297), hoặc AIDS
(16.516) (Donaldson, Corrigan et al. 2000).
Hậu quả của các sự cố y khoa mà nhân viên y tế có thể phòng ngừa được đã làm
tăng gánh nặng bệnh tật, tăng ngày nằm viện trung bình, tăng chi phí điều trị, làm giảm
chất lượng chăm sóc y tế và ảnh hưởng đến uy tín, niềm tin đối với cán bộ y tế và cơ sở
cung cấp dịch vụ.Tại Mỹ (Utah - Colorado) các sự cố y khoa có thể phòng ngừa được
đã làm tăng chi phí điều trị bình quân của một người bệnh là 2.262 USD và tăng 1,9
ngày điều trị/người bệnh (Walton and Barraclough 2011). Theo một nghiên cứu khác
của Viện Y học Mỹ, các sự số y khoa có thể phòng ngừa được cũng đã làm chi phí tăng
lên 2.595 USD và thời gian nằm viện kéo dài hơn 2,2 ngày/người bệnh (Walton and
Barraclough 2011). Ở Australia, hàng năm có đến 470.000 người bệnh nhập viện do sự
cố y khoa, làm tăng 8% ngày điều trị (thêm 3,3 triệu ngày điều trị), gây ra 18.000 ca tử
vong, 17.000 ca tàn tật vĩnh viễn và 280.000 người bệnh mất khả năng sinh hoạt tạm
thời (Hughes 2008), (Wilson, Runciman et al. 1995).

Theo Bộ Y tế Anh ước tính hàng năm có đến 850.000 sự cố y khoa xảy ra tại
các bệnh viện. Các sự cố y khoa này đã làm tăng chi phí trực tiếp về ngày điều trị
lên tới 2 tỷ bảng Anh. Bộ Y tế ước tính phải chi 400 triệu bảng để giải quyết các
khiếu kiện lâm sàng năm 1998/1999 về các sự cố có thể phòng ngừa được và 2,4 tỷ
bảng Anh để giải quyết những đơn kiện còn tồn đọng. Chi phí cho điều trị nhiễm
khuẩn bệnh viện lên tới 1 tỷ bảng Anh hàng năm. Có tới 38.000 đơn kiện đối với
lĩnh vực chăm sóc y tế gia đình và 28.000 đơn kiện đối với lĩnh vực bệnh viện
(Health and Health 2000).



10

2.1.3. Mô hình an toàn người bệnh
Nhằm nâng cao an toàn người bệnh trong mọi lĩnh vực y tế. Thực hiện theo
mục tiêu chương trình của WHO nhằm giảm số ca nhiễm khuẩn thông qua các biện
pháp phòng ngừa và kiểm soát. Được sự hỗ trợ các tổ chức và chuyên gia chăm sóc
sức khỏe xây dựng các mô hình an toàn người bệnh dựa theo nhu cầu của từng quốc
gia trên thế giới. Sau đây là một số mô hình nhằm hỗ trợ xây dựng giáo dục về an
toàn bệnh nhân trong chăm sóc sức khỏe tại Việt Nam (WHO 2011)

Hình 2.1. Khung giáo dục an toàn bệnh nhân Australia (WHO, 2011)
APSEF – Khung giáo dục an toàn bệnh nhân Australia được xây dựng theo
cách tiếp cận 4 giai đoạn: nghiên cứu tổng quan lý thuyết; xây dựng các lĩnh vực và
chủ đề học; phân loại thành các phạm vi học; và chuyển đổi sang định dạng theo
hoạt động. Khung APSEF đã được đưa ra lấy ý kiến góp ý và đánh giá rộng rãi ở
Australia và thế giới. Khung APSEF được xuất bản năm 2005 và là một mô hình
đơn giản, linh hoạt và dễ tiếp cận, mô tả kiến thức, kỹ năng và hành vi mà mọi cán
bộ y tế cần có để đảm bảo chăm sóc người bệnh an toàn. Khung APSEF được chia
thành bốn mức kiến thức, kỹ năng và hành vi tùy thuộc vào vị trí công tác và trách
nhiệm lâm sàng của mỗi cá nhân trong dịch vụ hoặc tổ chức y tế. Khung APSEF
được thiết kế để hỗ trợ các tổ chức và chuyên gia chăm sóc sức khỏe xây dựng các


11

chương trình giảng dạy và đào tạo. Khung APSEF đã được sử dụng để xây dựng Tài
liệu Hướng dẫn Chương trình giảng dạy này.

Hình 2.2. Mô hình giáo dục an toàn bệnh nhân Canada (WHO 2011)

Hệ thống chăm sóc y tế của Canada được đánh giá là một trong những hệ
thống y tế tốt nhất thế giới hiện nay, với mô hình chăm sóc đặc biệt đáp ứng nhu cầu
của từng bệnh nhân riêng lẻ. Từng cá nhân sẽ tham gia vào việc đóng góp xây dựng
văn hóa an toàn người bệnh, xây dựng tinh thần làm việc nhóm cao giúp cho việc hỗ
trợ phát hiện sai sót được tốt hơn. Điều này đòi hỏi bác sĩ của họ phải biết rõ lịch sử
y khoa của họ, cho họ tham gia vào các quyết định và giải thích các vấn đề theo
cách dễ hiểu tạo tương tác hiệu quả giữa người bệnh và nhân viên y tế từ đó hạn chế
tối đa nguy cơ đe dọa đến an toàn người bệnh. Ngoài ra, yếu tố môi trường làm việc
cũng rất được chú trọng, nhằm tạo điều kiện thích nghi tốt nhất cho nhân viên y tế,
từ đó tạo tâm lý thoải mái trong công việc. Bộ y tế Canada thường xuyên tổ chức
các khóa tập huấn để nâng cao chuyên môn của đội ngủ cán bộ y tế nhằm tạo khả
năng ứng phó nhạy bén và kịp thời trong mọi tình huống.


12

Hình 2.3. Mô hình lấy người bệnh làm trung tâm của Lương Ngọc Khuê và cộng
sự 2014
Quản lý chất lượng dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh được xem là một yếu tố
quan trọng, nhằm cải tiến chất lượng bệnh viện, đem đến cho người bệnh một dịch
vụ chăm sóc sức khỏe chất lượng nhất, an toàn nhất và hài lòng nhất. Theo Bộ Y và
Tổ chức Y tế thế giới đã xác định, chiều hướng chất lượng trong Y tế bao gồm An
toàn, Người bệnh làm trung tâm, Chăm sóc lâm sàng hiệu quả, Hiệu suất, Hướng về
nhân viên, Điều hành hiệu quả, và mô hình hiện nay được áp dụng tại Việt Nam là
lấy người bệnh làm trung tâm (Lương Ngọc Khuê and Nguyễn Trọng 2014)
2.2. CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
2.2.1. Trên thế giới
Năm 1964, tại bệnh viện trường đại học Y khoa Yale – Hoa Kỳ, báo cáo cho
thấy có 20% bệnh nhân bị thương tổn về mặt tinh thần do mất thẩm mỹ và 20%
thương tích đó có thể nghiêm trọng hoặc gây tử vong (Schimmel 1964).

Steel và cộng sự nghiên cứu trên 815 bệnh nhân tại Trường đại học Y Boston
năm 1981, cho thấy có 36% người bệnh bị tổn thương do bác sĩ gây ra trong quá
trình điều trị. Trong đó 9% người bệnh bị ảnh hưởng đến cuộc sống hoặc gây ra tình
trạng tàn tật đáng kể. Việc sử dụng thuốc là yếu tố đặc biệt quan trọng trong việc
xác định những bệnh nhân nào có biến chứng. Với số lượng bệnh nhân ngày càng
tăng và sự phức tạp của các thủ tục chẩn đoán và các thuốc điều trị, việc theo dõi


13

các sai sót y khoa là điều cần thiết và cần chú ý tới các nỗ lực giáo dục để giảm
nguy cơ mắc bệnh do thầy thuốc (Steel, Gertman et al. 1981).
Nghiên cứu trên số lượng lớn bệnh nhân nhập viện, một là ở New York sử
dụng dữ liệu năm 1984 và một ở Colorado và Utah sử dụng dữ liệu năm 1992, cho
thấy tỷ lệ nhập viện ở bệnh viện gặp phải một sự cố, được xác định là tổn thương do
quản lý y tế lần lượt là 2,9% và 3,7% (Brennan, Leape et al. 2004). Tỷ lệ các phản
ứng bất lợi do lỗi (tức là các sự kiện bất lợi có thể ngăn ngừa) là 58% ở New York,
và 53% ở Colorado và Utah (Thomas, Studdert et al. 1999).
Các tác dụng ngoài ý muốn có thể phòng ngừa là nguyên nhân gây tử vong
hàng đầu ở Hoa Kỳ. Khi khảo sát trên 33,6 triệu phụ nữ đến các bệnh viện Hoa Kỳ
năm 1997, kết quả của hai nghiên cứu này cho thấy có ít nhất 44.000 và có khoảng
98.000 người Mỹ chết trong các bệnh viện mỗi năm do lỗi y khoa (Donaldson
2008). Ngay cả khi sử dụng ước tính thấp hơn, tử vong ở bệnh viện do các tác dụng
ngoài ý muốn có thể ngăn ngừa vượt quá con số do nguyên nhân tử vong đứng thứ 8
gây ra (Hoyert, Kochanek et al. 1999). Tử vong do các tác dụng bất lợi có thể ngăn
ngừa được vượt quá số người chết do tai nạn xe cơ giới (43.458), ung thư vú
(42.297) hoặc AIDS (16.516) (Martin, Smith et al. 1999).
Tổng chi phí quốc gia (thu nhập bị mất, sản xuất gia đình bị mất, tàn tật, chi
phí chăm sóc sức khoẻ) ước tính từ 37,6 tỷ USD đến 50 tỷ USD cho các sự kiện bất
lợi và từ 17 đến 29 tỷ USD cho các sự kiện bất lợi có thể ngăn ngừa được. Chi phí

chăm sóc sức khoẻ chiếm hơn một nữa tổng chi phí. Ngay cả khi sử dụng các ước
tính thấp hơn, tổng chi phí quốc gia liên quan đến các tác dụng bất lợi và các tác
dụng ngoài ý muốn có thể phòng ngừa tương ứng là 4% và 2% chi phí y tế quốc gia
vào năm 1996. Năm 1992 chi phí trực tiếp và gián tiếp của các sự kiện bất lợi là khá
cao cao hơn chi phí trực tiếp và gián tiếp của chăm sóc người nhiễm HIV và AIDS
(Kohn, Corrigan et al. 2000).
Năm 2006, Viện Y học (IOM) ước tính rằng các phản ứng thuốc không mong
muốn có thể ngăn ngừa được (tức là lỗi do thuốc) xảy ra ít nhất 1,5 triệu lần mỗi
năm ở Hoa Kỳ. Nghiên cứu này cũng nhận thấy rằng các lỗi y khoa xảy ra trong


14

môi trường điều trị nội trú dẫn đến hơn 8.000 USD chi phí của bệnh viện tăng lên
cho mỗi sự cố. IOM ghi nhận một nghiên cứu khác đã kiểm tra sai sót về thuốc
trong số 65 bệnh nhân, nhận thấy rằng những sai sót này ước tính gần 900 triệu
USD mỗi năm để điều trị (Milliman 2010).
Bên cạnh đó, chi phí rất lớn của các lỗi y khoa đã được ghi nhận trong các
nghiên cứu quốc gia lớn. Bảng dưới đây tóm tắt chi phí y tế của New York về chăm
sóc sức khoẻ vì các lỗi y khoa, theo các nghiên cứu này.
Ba nghiên cứu đầu tiên được thảo luận dưới đây nghiên cứu về chi phí y tế
trực tiếp về chăm sóc cho các sai sót trong bệnh viện. Những nghiên cứu này đồng ý
rằng chi phí hàng năm của các lỗi y khoa ở Hoa Kỳ ít nhất là 17 tỷ USD. Theo báo
cáo của Kaiser Foundation về Tình trạng Sức khoẻ Tiểu bang, chi phí cho các lỗi
bệnh viện ở New York ít nhất là 1 tỷ USD/năm. Nghiên cứu thứ tư đánh giá chi phí
của 14 tác dụng phụ có thể ngăn ngừa được trong phẫu thuật. Nghiên cứu thứ năm
tính toán chi phí cho các thương tích liên quan đến thuốc có thể phòng ngừa được
tại các bệnh viện; Thị phần tương ứng của New York là 280 triệu USD.

Institute of Medicine, To Err

is Human, 2000
Jha,
and
2009
Agency
Research and Quality, 2008
Institute of Medicine, 2006

Chan,
Bates,


15

Theo Milliman, công ty tư vấn nổi tiếng điều tra có 6.300.000 trường hợp thương
tích do y học ở Hoa Kỳ trong năm 2008. Đối với người bệnh điều trị nội trú, 7% số lần
nhập viện có liên quan đến một số loại hình thương tích y tế. Trong số 6.300.000
thương tích, ước tính rằng 1,5 triệu người có liên quan đến một lỗi y khoa. Milliman
xác định lỗi y tế là "thương tích do chăm sóc y tế không thích hợp". Chi phí y tế của
các lỗi này là 17 tỷ USD năm 2008 bao gồm chi phí trực tiếp về y tế trong việc cung
cấp dịch vụ điều trị nội trú, ngoại trú và thuốc theo toa. Ngoài ra, các lỗi này dẫn đến
hơn 2.500 trường hợp tử vong và 1,1 tỷ USD hoặc hơn 10 triệu ngày mất năng suất do
bị khuyết tật trong thời gian ngắn (Chmieleski, Dekker et al. 2010).

Năm 1999, báo cáo của Viện Y học Hoa Kỳ, kết luận rằng các lỗi y khoa gây
ra thương tích và 98.000 bệnh nhân tử vong mỗi năm trên toàn quốc. Nghiên cứu
ước tính rằng các yếu tố bất lợi có thể ngăn ngừa được trong các bệnh viện với chi
phí trung bình từ 17 đến 29 tỷ USD một năm, trong đó "trên một nửa" là chi phí cho
hệ thống y tế (Donaldson 2008).
Theo Báo cáo Sức khoẻ năm 2009, Cải thiện An toàn và loại bỏ các kiểm tra

dư thừa giảm chi phí tại các Bệnh viện Hoa Kỳ, nhận thấy rằng việc loại bỏ các tác
dụng phụ bất lợi trong các bệnh viện "có thể ngăn ngừa được" sẽ giúp tiết kiệm trực
tiếp hơn 16,6 tỷ USD, tổng số chi phí nội trú trong năm 2004. Tỷ lệ tương ứng của
New York hơn 1,3 tỷ USD vào năm 2004. Các tác giả cũng nhận thấy rằng việc loại
bỏ các xét nghiệm trùng lặp sẽ tiết kiệm thêm 8 tỷ USD trong năm 2004 (Jha, Chan
et al. 2009).
Năm 2006, Viện Y học Hoa Kỳ báo cáo rằng có khoảng 400.000 tổn thương
liên quan đến sử dụng thuốc có thể phòng ngừa được tại các bệnh viện trong một
năm. Chi phí y tế bổ sung để điều trị cho những sai sót này được ước tính lên tới 3,5
tỷ USD, không tính đến năng suất bị mất hoặc chi phí chăm sóc sức khoẻ bổ sung.
Ở New York là 280 triệu USD (Aspden, Wolcott et al. 2007).

Cơ quan nghiên cứu và chất lượng chăm sóc sức khoẻ của Bộ Y tế và Dịch vụ
Hoa Kỳ, ảnh hưởng của các lỗi y khoa đối với chi phí và kết quả của 90 ngày thăm
khám các bệnh nhân phẫu thuật, 8 nhà nghiên cứu đã khảo sát 14 sự kiện y tế bất lợi


16

có thể ngăn ngừa được trong các cuộc phẫu thuật cho người lớn và tính chi phí vượt
quá hàng năm ở mức 1,5 tỷ USD trên toàn quốc. Trong suốt giai đoạn nghiên cứu,
2,6% số ca phẫu thuật có ít nhất một trong số các tác dụng phụ có thể ngăn ngừa
được (Encinosa and Hellinger 2008).
2.2.2. Tại Việt Nam
Các nghiên cứu tại bệnh viện Nhi đồng 1 Thành phố Hồ Chí Minh, bệnh viện Từ
Dũ, bệnh viện Đồng Tháp về khảo sát thực trạng và văn hóa an toàn người bệnh trong
phạm vi toàn bệnh viện và tại các khoa theo 12 lĩnh vực liên quan đến chăm sóc người
bệnh, tỉ lệ trả lời tích cực cao tập trung ở các lĩnh vực làm việc nhóm trong khoa, hỗ trợ
của bệnh viện trong việc khuyến khích an toàn người bệnh, thông tin phản hồi và học
tập cải tiến liên quan đến an toàn người bệnh. Trong khi đó, có nhiều phản hồi không

tích cực ở các lĩnh vực như sự phối hợp giữa các khoa/phòng, phối hợp giữa các khoa
trong bàn giao chuyển bệnh, thiếu nhân sự, cởi mở trong thông tin về sai sót, tần suất
báo cáo sự cố và nhất là “hành xử không buộc tội khi có sai sót” (Trần Nguyễn Như
Anh 2015), (Tăng Chí Thượng, Nguyễn Thanh Hùng et al. 2014).


×