Tải bản đầy đủ (.docx) (84 trang)

Nghiên cứu các yếu tố tác động đến tỷ lệ đóng thuế của các công ty niêm yết tại sở giao dịch chứng khoán tp hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (366.54 KB, 84 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC
KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH 

NGUYỄN THỊ NGOẠN

NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN TỶ
LỆ ĐÓNG THUẾ CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT
TẠI SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN TP.HCM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP.HỒ CHÍ MINH – 2018



BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC
KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH 

NGUYỄN THỊ NGOẠN

NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN TỶ
LỆ ĐÓNG THUẾ CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT
TẠI SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN TP.HCM

Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng
Mã số: 8340201

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Hướng dẫn khoa học : TS. LÊ ĐẠT CHÍ

TP.HỒ CHÍ MINH – 2018





LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn Thạc sĩ “Nghiên cứu các yếu tố tác động đến tỷ
lệ đóng thuế của các công ty niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán Thành Phố
Hồ Chí Minh” là công trình nghiên cứu của riêng tôi và được sự hướng dẫn khoa
học của TS. Lê Đạt Chí
Các nội dung nghiên cứu, kết quả trong đề tài này là trung thực và chưa công
bố bất kỳ hình thức nào trước đây. Những số liệu trong các bảng biểu phục vụ cho
việc phân tích, nhận xét, đánh giá được chính tác giả thu thập từ các nguồn khác
nhau có ghi rõ trong phần tài liệu tham khảo. Ngoài ra, trong luận văn còn sử dụng
một số nhận xét, đánh giá cũng như số liệu của các tác giả khác, cơ quan tổ chức
khác đều có trích dẫn và chú thích nguồn gốc.
TP.HCM, ngày … tháng …năm …
Tác giả luận văn


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN...........................................................................................................i
MỤC LỤC..................................................................................................................... ii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.........................................................................................v
DANH MỤC BẢNG.................................................................................................... vi
DANH MỤC HÌNH ẢNH, BIỂU ĐỒ.......................................................................... vi
TÓM TẮT LUẬN VĂN..............................................................................................vii
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU..................................................................1
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI.......................................................................1
1.2. MỤC TIÊU VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI................................2
1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu........................................................................................2

1.2.2. Câu hỏi nghiên cứu..........................................................................................2
1.3. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU....................................................2
1.3.1. Phạm vi nghiên cứu.........................................................................................2
1.3.2. Đối tượng nghiên cứu......................................................................................2
1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU......................................................................3
1.5. BỐ CỤC CỦA ĐỀ TÀI......................................................................................3
TÓM TẮT CHƯƠNG 1................................................................................................5
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT..............................................................................6
2.1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT.........................................................................................6
2.1.1. Quản trị công ty (Corporate governance)........................................................6
2.1.2. Vấn đề đại diện (agency problem)......................................................... 7
2.1.3. Các yếu tố tác động đến tỷ lệ đóng thuế TNDN..............................................7
2.1.3.1. Các yếu tố tài chính của công ty......................................................... 7
2.1.3.2. Các yếu tố quản trị công ty............................................................... 10
2.3. MỘT SỐ NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY......................................................... 14
2.3.1. Các nghiên cứu trên thế giới.......................................................................... 14
2.3.2. Các nghiên cứu trong nước............................................................................ 16


TÓM TẮT CHƯƠNG 2............................................................................................... 18
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.......................................................... 19
3.2. MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU............................................................................... 19
3.3. MÔ TẢ BIẾN VÀ GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU.......................................... 19
3.3.1. Tỷ lệ đóng thuế TNDN (ETR)....................................................................... 19
3.3.2. Các yếu tố tài chính của công ty.................................................................... 20
3.3.2.1. Quy mô công ty (SIZE).................................................................... 21
3.3.2.2. Đòn bẩy tài chính (LEV).................................................................. 21
3.3.2.3. Cơ cấu tài sản................................................................................... 22
3.3.2.4. Khả năng sinh lợi (ROA).................................................................. 24
3.3.2.5. Giá trị thị trường (MB)..................................................................... 24

3.3.3. Các yếu tố quản trị công ty............................................................................ 25
3.3.3.1. Cấu trúc quyền sở hữu...................................................................... 25
3.3.3.2. Thành phần của ban giám đốc.......................................................... 27
3.4. MÔ TẢ CÁCH CHỌN MẪU VÀ THU THẬP DỮ LIỆU...............................30
3.5. QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU........................................................................... 32
TÓM TẮT CHƯƠNG 3............................................................................................... 38
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN...................................... 39
4.1. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU............................................................................... 39
4.1.1. Thống kê mô tả.............................................................................................. 39
4.1.2. Phân tích mối tương quan giữa các biến........................................................ 41
4.1.3. Kết quả hồi quy và các kiểm định.................................................................. 42
4.1.4. Kiểm định lựa chọn Mô hình......................................................................... 43
4.1.5. Kiểm định vi phạm giả thuyết........................................................................ 44
4.1.5.1. Kiểm định đa cộng tuyến.................................................................. 44
4.1.5.2. Kiểm định phương sai thay đổi......................................................... 45
4.1.5.3. Kiểm định tự tương quan.................................................................. 45
4.1.5.4. Kiểm định phân phối chuẩn phần dư................................................ 45
4.1.6. Hồi quy mô hình theo phương pháp GLS...................................................... 47


4.1.7. Kết quả mô hình hồi quy............................................................................... 47
4.2. THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU....................................................... 49
4.2.1. Các nhân tố có ý nghĩa thống kê.................................................................... 49
4.2.1.1. Quy mô công ty................................................................................ 49
4.2.1.2. Đòn bẩy tài chính............................................................................. 50
4.2.1.3. Chi phí đầu tư và phát triển.............................................................. 51
4.2.1.4. Khả năng sinh lợi............................................................................. 51
4.2.1.5. Giá trị thị trường............................................................................... 52
4.2.1.6. Tỷ lệ sở hữu...................................................................................... 53
4.2.1.7. Số thành viên Hội đồng Quản trị...................................................... 53

4.2.1.8. Số thành viên Hội đồng Quản trị không điều hành công ty..............54
4.2.2. Các nhân tố không có ý nghĩa thống kê......................................................... 55
4.2.2.1. Quy mô vốn chủ sở hữu................................................................... 55
4.2.2.2. Hàng tồn kho.................................................................................... 55
4.2.2.3. Tập trung sở hữu.............................................................................. 55
TÓM TẮT CHƯƠNG 4............................................................................................... 57
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ........................................................ 58
5.1. KẾT LUẬN...................................................................................................... 58
5.2. MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ............................................................................... 59
5.3. HẠN CHẾ VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO....................................61
5.3.1. Hạn chế của đề tài.......................................................................................... 61
5.3.2. Hướng nghiên cứu tiếp theo........................................................................... 61
TÓM TẮT CHƯƠNG 5............................................................................................... 63
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................ xi
PHỤ LỤC


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt
FEM
FTA
GLS
POOLED OLS
REM


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.2: Mô tả biến................................................................................................... 28
Bảng 4.1: Thống kê mô tả............................................................................................ 39
Bảng 4.2: Mối tương quan giữa các biến..................................................................... 41

Bảng 4.4: Kết quả hồi quy mô hình 1.......................................................................... 42
Bảng 4.5: Kết quả hồi quy mô hình 2.......................................................................... 43
Bảng 4.6: Kiểm định lựa chọn mô hình....................................................................... 43
Bảng 4.7: Kiểm định đa cộng tuyến............................................................................. 44
Bảng 4.8: Kiểm định phương sai thay đổi.................................................................... 45
Bàng 4.9: Kiểm định tự tương quan............................................................................. 45
Bảng 4.10: Kết quả ước lượng mô hình theo phương pháp GLS.................................47
Bảng 4.11: Kết quả nghiên cứu với giả thuyết kỳ vọng............................................... 49

DANH MỤC HÌNH ẢNH, BIỂU ĐỒ
Hình 3.1. Quy trình nghiên cứu................................................................................... 32
Biểu đồ 4.1: Phân phối chuẩn phần dư mô hình 1........................................................ 46
Biểu đồ 4.2: Phân phối chuẩn phần dư mô hình 2........................................................ 46


TÓM TẮT LUẬN VĂN
Các yếu tố tác động đến tỷ lệ đóng thuế TNDN, đề tài nghiên cứu 7 yếu tố đặc
trưng của công ty bao gồm quy mô công ty, đòn bẩy tài chính, quy mô vốn chủ sở
hữu, hàng tồn kho, chi phí đầu tư và phát triển, tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản, giá
trị thị trường và 4 yếu tố quản trị công ty là tỷ lệ sở hữu của cổ đông lớn, tập trung
sở hữu, số thành viên Hội đồng Quản trị, số thành viên Hội đồng Quản trị không
điều hành. Dữ liệu được sử dụng là dữ liệu bảng và được lấy theo năm bao gồm 200
CTCP niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán Thành Phố Hồ Chí Minh, thời gian
nghiên cứu từ năm 2012 đến năm 2016. Sau quá trình phân tích và kiểm định các
khuyết tật của mô hình, đề tài đã sử dụng phương pháp bình phương nhỏ nhất tổng
quát (GLS).
Kết quả nghiên cứu cho thấy, quy mô công ty, tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản,
tỷ lệ sở hữu, số thành viên Hội đồng Quản trị có tác động cùng chiều với tỷ lệ đóng
thuế TNDN. Ngược lại, đòn bẩy tài chính, chi phí đầu tư và phát triển, giá trị thị
trường, số thành viên Hội đồng Quản trị không điều hành có tác động ngược chiều

với tỷ lệ đóng thuế TNDN. Trong khi đó, quy mô vốn chủ sở hữu, hàng tồn kho, tập
trung sở hữu không có ý nghĩa thống kê.
Từ khóa: Tỷ lệ đóng thuế TNDN, quy mô công ty, tỷ suất sinh lời, quy mô
vốn chủ sở hữu, đòn bẩy tài chính, công ty niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng
khoán Thành Phố Hồ Chí Minh, …


1

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Thuế suất công ty là một công cụ của chính sách tài khóa và là một nguồn thu
quan trọng để phát triển các chính sách công của Chính phủ. Tuy nhiên, việc tăng
thuế ảnh hưởng đến lợi nhuận công ty và sự hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước
ngoài. Do đó, việc nghiên cứu các yếu tố tài chính của công ty cũng như vai trò của
quản trị công ty tác động đến tỷ lệ đóng thuế TNDN của công ty là hữu ích cho các
nhà quản lý công ty và các nhà hoạch định chính sách.
Nếu thuế là một yếu tố quan trọng cho các chính sách kinh tế vĩ mô, tỷ lệ đóng
thuế TNDN cũng không kém phần quan trọng đối với các quyết định chiến lược của
công ty. Theo Graham (2003), tỷ lệ đóng thuế TNDN có thể ảnh hưởng đến quyết
định của công ty về các khía cạnh liên quan khác như cấu trúc vốn, chính sách chi
trả và quản lý rủi ro. Robinson và cộng sự (2010) thuế của công ty được phân loại là
chi phí, việc giảm tỷ lệ đóng thuế TNDN sẽ góp phần tăng lợi nhuận của công ty.
Mục đích chính của công ty là gia tăng giá trị cho cổ đông, chính vì thế nghiên
cứu các yếu tố tác động đến tỷ lệ đóng thuế TNDN để có giải pháp làm giảm thuế
phải nộp là phù hợp với mục tiêu của công ty. Vì vậy, việc nghiên cứu các yếu tố tài
chính và vai trò của quản trị công ty tác động đến tỷ lệ đóng thuế TNDN là hết sức
cần thiết.
Đã có nhiều tác giả nghiên cứu sự tác động của các yếu tố tài chính đến tỷ lệ
đóng thuế TNDN như Gupta và Newberry (1997), Desai và Dharmapala (2006),

Dyreng và cộng sự (2008), Hanlon và cộng sự (2010), Minick and Noga (2010),
Armstrong et. al. (2012). Ngoài ra còn có các nghiên cứu về vai trò của quản trị
công ty đến tỷ lệ đóng thuế TNDN như nghiên cứu của Minick và Noga (2010).
Chính vì những lý do đó tác giả quyết định nghiên cứu đề tài “ Nghiên cứu các
yếu tố tác động đến tỷ lệ đóng thuế của các công ty niêm yết tại Sở Giao dịch
Chứng khoán Thành Phố Hồ Chí Minh ”, nhằm mục đích xác định các yếu tố tài
chính của công ty cũng như vai trò của quản trị công ty tác động đến tỷ lệ đóng thuế


2

TNDN và từ đó đưa ra các khuyến nghị để giúp các nhà quản lý công ty giảm thuế
phải nộp và góp phần tối đa hóa giá trị công ty, mang lại lợi ích cho cổ đông.
1.2. MỤC TIÊU VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu thứ nhất của nghiên cứu là xác định các yếu tố tài chính cũng như vai
trò của quản trị công ty tác động đến tỷ lệ đóng thuế TNDN của các công ty niêm
yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán Thành Phố Hồ Chí Minh.
Mục tiêu thứ hai là đánh giá mức độ tác động các yếu tố tài chính cũng như
vai trò của quản trị công ty đến tỷ lệ đóng thuế TNDN của các công ty niêm yết tại
Sở Giao dịch Chứng khoán Thành Phố Hồ Chí Minh.
1.2.2. Câu hỏi nghiên cứu
Với mục tiêu nghiên cứu như trên, nghiên cứu tập trung trả lời các câu hỏi
nghiên cứu:
(i)

Các yếu tố tác động đến tỷ lệ đóng thuế TNDN của các công ty niêm yết tại

Sở Giao dịch Chứng khoán Thành Phố Hồ Chí Minh là gì ?
(ii) Chiều hướng tác động và mức độ tác động của các yếu tố đến tỷ lệ

đóng
thuế TNDN của các công ty niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán Thành Phố Hồ
Chí Minh ?
1.3. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
1.3.1. Phạm vi nghiên cứu
Không gian nghiên cứu, đề tài nghiên cứu được giới hạn trong phạm vi các
công ty niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán Thành Phố Hồ Chí Minh Việt Nam.
Dữ liệu nghiên cứu bao gồm 200 công ty niêm yết tại tại Sở Giao dịch Chứng khoán
Thành Phố Hồ Chí Minh Việt Nam. Thời gian nghiên cứu, dữ liệu được thu thập từ
năm 2012 đến năm 2016. Các công ty được lựa chọn trong mẫu là các công ty niêm
yết không thuộc nhóm có cấu trúc tài chính đặc thù như ngân hàng, bảo hiểm, các
công ty chứng khoán.
1.3.2. Đối tượng nghiên cứu


3

Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là các yếu tố tài chính và vai trò của quản
trị công ty tác động đến tỷ lệ đóng thuế TNDN của các công ty niêm yết tại Sở Giao
dịch Chứng khoán Thành Phố Hồ Chí Minh.
1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu sử dụng phương pháp định lượng bằng phần mềm Eviews 8.1
chạy mô hình hồi quy để ước lượng và kiểm định, từ đó xác định chiều hướng và
mức độ tác động của các yếu tố đến tỷ lệ đóng thuế TNDN của các công ty niêm yết
tại Sở Giao dịch Chứng khoán Thành Phố Hồ Chí Minh.
Cụ thể, trước hết tác giả phân tích hồi quy dữ liệu bảng theo phương pháp bình
phương nhỏ nhất (POOLED OLS), phương pháp tác động ngẫu nhiên (REM),
phương pháp tác động cố định (FEM). Trên cơ sở hồi quy dữ liệu bảng, tác giả sử
dụng kiểm định F-test, kiểm định Hausman và kiểm định Breusch – Pagan
Lagrangian để lựa chọn mô hình phù hợp. Kế đến, tác giả sử dụng mô hình theo

phương pháp bình phương nhỏ nhất tổng quát (GLS) để khắc phục các khuyết tật
của mô hình, đặc biệt là khuyết tật phương sai của sai số thay đổi xảy ra trong mô
hình.
1.5. BỐ CỤC CỦA ĐỀ TÀI
Bố cục của đề tài nghiên cứu “Nghiên cứu các yếu tố tác động đến tỷ lệ đóng
thuế của các công ty niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán Thành Phố Hồ Chí
Minh” được chia làm 5 chương như sau:
Chương 1: Giới thiệu nghiên cứu, chương này tác giả trình bày về tính cấp
thiết của đề tài, mục tiêu nghiên cứu, phạm vi và đối tượng nghiên cứu, phương
pháp nghiên cứu
Chương 2: Cơ sở lý thuyết, ở chương này tác giả trình bày tổng quan cơ sở lý
thuyết và các nghiên cứu thực nghiệm trên thế giới cũng như trong nước.
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu, ở chương này tác giả sẽ trình bày mô
hình và các giả thuyết nghiên cứu, mô tả dữ liệu nghiên cứu và phương pháp nghiên
cứu.


4

Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận, tác giả trình bày về kết quả phân
tích hồi quy của mô hình và thảo luận kết quả nghiên cứu.
Chương 5: Kết luận và khuyến nghị, trong chương này tác giả tóm tắt lại kết
quả nghiên cứu của đề tài và đưa ra một số khuyến nghị, hạn chế và hướng nghiên
cứu tiếp theo của đề tài.


5

TÓM TẮT CHƯƠNG 1
Trong chương này tác giả đã giới thiệu tổng quan về đề tài nghiên cứu, trong

đó trình bày về tính cấp thiết của đề tài, tình hình nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu,
câu hỏi nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, ý
nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn, cuối cùng là kết cấu của luận văn.


6

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1.1. Quản trị công ty (Corporate governance)
Tổ chức xếp hạng tín nhiệm Fitch đã xác định động lực phổ biến nhất về sức
mạnh của quản trị công ty chính là sở hữu. Cấu trúc sở hữu không minh bạch, mâu
thuẫn nhau hoặc không ổn định có thể cản trở việc thiết lập hệ thống quản trị công
ty hiệu quả, do chúng tạo ra những điểm yếu trong mối quan hệ giữa người đại diện
(nhà quản lý ) và người chủ (cổ đông).
Sự khó khăn trong việc tạo lập một Hội đồng Quản trị độc lập là thách thức
của quản trị công ty trong các công ty cổ phần. Tại một số quốc gia, Hội đồng Quản
trị tồn tại bởi vì đó là yêu cầu pháp lý, nhưng trong thực tế có thể chỉ mang tính
hình thức, trong đó các cổ đông không có được mối quan hệ với nhà quản lý. Quản
trị công ty yếu kém có thể dẫn đến các giao dịch với các bên liên quan, thường tồn
tại ở các công ty cổ phần có sở hữu gia đình, khi cổ đông lớn chuyển dịch các nguồn
lực và lợi nhuận của công ty cho các công ty “sân sau”, dẫn đến thiệt hại cho các cổ
đông thiểu số.
Cơ chế thưởng cho nhà quản lý là một vấn đề quan trọng trong quản trị công
ty cổ phần. Các nhà quản lý nhận được các khoản thưởng dựa trên các hiệu quả
ngắn hạn thường có xu hướng theo đuổi các chiến lược đầu tư rủi ro hơn, gia tăng
đòn bẩy tài chính, vì điều này sẽ làm tăng giá cổ phiếu. Tuy nhiên, việc sở hữu cổ
phần của nhà quản lý có thể gây ra hai hiệu ứng trái ngược giữa tỷ lệ sở hữu quản trị
với giá trị công ty: Hiệu ứng hội tụ lợi ích (convergence of interest effect) cho rằng
khi nhà quản lý đồng thời là cổ đông thì lợi ích sẽ giao thoa mạnh với nhau, và dẫn

đến tương quan dương giữa giá trị công ty và sở hữu quản trị, còn hiệu ứng “ngăn
chặn” (“entrenchment” effect) cho rằng với một tỷ lệ sở hữu cao, nhà quản lý không
mất đi vị trí của mình, do đó không sợ bị trừng phạt khi dịch chuyển lợi ích cổ đông
về cho cá nhân, từ đó làm giảm giá trị công ty.
Mục đích chính của nhà quản lý là tối đa hóa giá trị tài sản cho cổ đông do đó
các công ty có thể phải đối mặt với mâu thuẫn giữa lợi ích của cổ đông và lợi ích


7

của các nhà quản lý (Jensen và Meckling, 1976). Các nỗ lực giảm tỷ lệ đóng thuế
TNDN của nhà quản lý mang lại giá trị cho cổ đông, cho nên các nhà quản lý có thể
hành xử nhằm mục đích giảm tỷ lệ đóng thuế TNDN. Theo Desai và Dharmapala
(2006) các nhà quản lý có thể che giấu việc theo đuổi các hoạt động tư lợi thông qua
mục tiêu giảm thuế. Có nhiều nghiên cứu về ảnh hưởng của Quản trị công ty đối với
tỷ lệ đóng thuế TNDN (Chen và cộng sự, 2010, Minick và Noga, 2010, Armstrong
và cộng sự, 2012, Wahab và Holland, 2012, Badertscher và cộng sự, 2013, Vieira,
2013).
2.1.2. Vấn đề đại diện (agency problem)
Lý thuyết đại diện có nguồn gốc từ lý thuyết kinh tế. Vào đầu những năm
1970, các nhà kinh tế đã nghiên cứu về việc phân chia rủi ro giữa người ủy quyền và
người đại diện. Người ủy quyền là các cổ đông hay chủ sở hữu công ty, trong khi đó
người đại diện là người được thuê bởi người ủy quyền và đại diện cho người ủy
quyền quản lý, điều hành hoạt động của công ty. Đáng lẽ ra người ủy quyền và
người đại diện đều phải hướng đến mục tiêu chung của toàn công ty, tuy nhiên xuất
phát từ hành vi và thái độ đối với rủi ro khác nhau nên họ có mục tiêu và sự phân
công lao động cũng khác nhau. Người đại diện có thể không vì lợi ích cao nhất của
người ủy quyền khi họ có lợi thế về thông tin hơn người ủy quyền và có những lợi
ích khác với lợi ích của người ủy quyền. Ðiều đó sẽ dẫn đến những hành vi cơ hội
của người đại. Ðể hạn chế rủi ro này, người ủy quyền sẽ sử dụng hệ thống thông tin

quy chế chi tiêu, thủ tục báo cáo, các cấp bậc quản trị; hoặc là người ủy quyền giao
phó công việc cho người đại diện và kiểm soát việc thực hiện cũng như kết quả
công việc đó thông qua một hợp đồng. Tuy nhiên hành vi cơ hội của người đại diện
vẫn sẽ xảy ra gọi là rủi ro đạo đức.
Giảm sự xung đột về lợi ích của nhà quản trị và cổ đông sẽ làm cho nhà quản
trị hành xử và đưa ra các quyết định quản trị tốt hơn từ đó tối đa lợi ích cho cổ đông
và giảm chi phí đại diện.
2.1.3. Các yếu tố tác động đến tỷ lệ đóng thuế TNDN
2.1.3.1. Các yếu tố tài chính của công ty


8



Quy mô công ty (SIZE)

Theo lý thuyết chi phí của Zimmerman (1983) các công ty có quy mô lớn có tỷ
lệ đóng thuế TNDN cao hơn. Thuế thu nhập công ty là chi phí mà công ty phải trả
để tài trợ cho Chính phủ sử dụng vào các mục đích hỗ trợ kinh tế - xã hội. Tỷ lệ
đóng thuế TNDN cao cho thấy sự thành công của các công ty. Các công ty lớn sẽ
thành công hơn so với các công ty nhỏ vì thế phải chịu tỷ lệ đóng thuế TNDN cao
hơn. Hơn nữa, các công ty lớn sẽ phải chịu sự kiểm tra kỹ lưỡng của cơ quan thuế,
do đó, các công ty lớn sẽ có gánh nặng thuế cao hơn so với các công ty có quy mô
nhỏ hơn. Các nghiên cứu cho thấy quy mô công ty có tác động cùng chiều với tỷ lệ
đóng thuế TNDN như nghiên cứu của Rego (2003), Vieira (2013), Kraft (2014).
Theo lý thuyết cạnh tranh của Siegfried (1972), cho rằng các công ty có quy mô lớn
thì có nhiều nguồn lực để quản lý và xây dựng kế hoạch thuế, vì thế làm giảm tỷ lệ
đóng thuế TNDN. Tương tự, Dyreng et al. (2008) và Richardson và Lanis, (2007)
tìm thấy mối quan hệ ngược chiều giữa quy mô công ty và tỷ lệ đóng thuế TNDN.

Ngoài ra, Gupta và Newberry (1997) nghiên cứu mối quan hệ giữa quy mô công ty
và tỷ lệ đóng thuế TNDN và đưa ra Luật về Cải cách Thuế năm 1986 cho thấy quy
mô công ty và tỷ lệ đóng thuế TNDN của các công ty không liên quan khi quan sát
mối quan hệ này theo thời gian. Holland (1998) phân tích các công ty Anh cũng
thấy mối quan hệ lẫn nhau giữa quy mô công ty và tỷ lệ đóng thuế TNDN tùy theo
ngành nghề kinh doanh của các công ty.


Đòn bẩy tài chính (LEV)

Việc phân tích cấu trúc vốn là cơ sở để nghiên cứu các yếu tố nào có thể ảnh
hưởng đến tỷ lệ đóng thuế TNDN của công ty. Công ty có thể huy động nguồn vốn
từ nợ hoặc vốn chủ sở hữu. Nếu một công ty quyết định huy động vốn chủ sở hữu,
đây là giải pháp thay thế cho việc sử dụng nợ với chi phí rẻ hơn nhưng sẽ làm pha
loãng quyền kiểm soát công ty. Hơn nữa, việc sử dụng vốn chủ sở hữu công ty sẽ
không tận dụng được lá chắn thuế từ chi phí lãi vay, dẫn đến công ty thích vay nợ
thay vì sử dụng vốn chủ sở hữu. Theo Kraft (2014), các quyết định về tài chính của
các công ty có ảnh hưởng đến lợi ích của cổ đông và lợi ích của các nhà quản lý.


9

Nếu nhà quản lý sử dụng đòn bẩy tài chính cao, công ty sẽ phụ thuộc vào chủ nợ và
bị hạn chế bởi những điều khoản của chủ nợ, điều này làm giảm sự chủ động để đưa
ra các quyết định đầu tư hiệu quả để tối đa hóa giá trị tài sản cho cổ đông, thay vào
đó là mục đích khai thác các lợi ích cá nhân.
Richardson và Lanis (2007) và Kraft (2014) tìm thấy một mối quan hệ ngược
chiều giữa đòn bẩy tài chính và tỷ lệ đóng thuế TNDN của công ty. Do công ty tận
dụng được lá chắn thuế từ việc vay nợ.



Quy mô vốn chủ sở hữu (CAP)

Cùng với quyết định nguồn vốn thì quyết định đầu tư cũng là yếu tố quan
trọng ảnh hưởng đến tỷ lệ đóng thuế TNDN của công ty. Như đã chỉ ra bởi Hanlon
et al. (2010), thuế suất ảnh hưởng đến việc tính toán giá trị hiện tại của một khoản
đầu tư của công ty và gián tiếp ảnh hưởng đến tỷ lệ đóng thuế TNDN của công ty.
Cũng như lá chắn thuế từ chi phí lãi vay, khấu hao được xem như là lá chắn thuế phi
nợ và giúp công ty tiết kiệm thuế. Hơn nữa, các công ty hưởng lợi nhiều hơn từ
khấu hao khi tuổi thọ của tài sản dài hơn thời gian khấu hao (Richardson và Lanis,
2007). Các công ty có nhiều vốn hơn có thể dễ dàng quản lý thuế bằng cách lựa
chọn phương pháp khấu hao nhanh hay chậm. Gupta và Newberry (1997) cho thấy
vốn chủ sở hữu và chi phí R & D có mối quan hệ ngược chiều đến ETR.


Hàng tồn kho (INV)

Tương tự, hàng tồn kho có mối quan hệ ngược chiều với tỷ lệ đóng thuế
TNDN là do tác động thay thế giữa đầu tư hàng tồn kho và đầu tư vốn (Richardson
và Lanis, 2007 và Gupta và Newberry , 1997). Hàng tồn kho cao sẽ làm tăng các chi
phí liên qua đến tồn kho như: chi phí về vốn, chi phí kho, thuế và bảo hiểm, chi phí
hao hụt, hư hỏng điều này sẽ làm giảm lợi nhuận của công ty và gián tiếp làm giảm
tỷ lệ đóng thuế TNDN. Derashid và Zhang (2003) cũng cho thấy có mối quan hệ
ngược chiều giữa tồn kho và tỷ lệ đóng thuế TNDN. Tuy nhiên, nghiên cứu của
Rodríguez và Arias (2014) về các yếu tố quyết định đến tỷ lệ đóng thuế TNDN ở
các quốc gia BRIC cho thấy mối liên kết tích cực giữa hàng tồn kho và tỷ lệ đóng


10


thuế TNDN. Kraft (2014) cho rằng tồn kho không có tác động đến tỷ lệ đóng thuế
TNDN.


Chi phí đầu tư và phát triển (RD)

Chi phí đầu tư và phát triển (R & D) là một khía cạnh khác liên quan đến
quyết định đầu tư của các công ty góp phần giảm mức thuế phải nộp. Có rất nhiều
ưu đãi từ các cơ quan thuế nhằm thúc đẩy đầu tư như các chương trình nghiên cứu
và phát triển dựa trên các ưu đãi về thuế và ưu đãi tín dụng khác nhau (Hanlon et
al., 2010). Theo đó, đầu tư vào chi phí đầu tư và phát triển sẽ làm giảm tỷ lệ đóng
thuế TNDN (Richardson và Lanis, 2007).


Khả năng sinh lợi (ROA)

Khả năng sinh lợi có ảnh hưởng đến tỷ lệ đóng thuế TNDN. Các công ty có
khả năng sinh lợi cao sẽ có lợi nhuận trước thuế cao hơn, và do đó phải đóng thuế
nhiều hơn. Mối quan hệ cùng chiều giữa khả năng sinh lợi và tỷ lệ đóng thuế TNDN
đã được Gupta và Newberry (1997), Richardson và Lanis (2007), Minick và Noga
(2010) và Armstrong et al. (2012) tìm thấy. Ngược lại, nghiên cứu của Manzon và
Plesko (2002), Rego (2003) cho thấy công ty có khả năng sinh lợi cao là do hưởng
lợi từ việc miễn thuế, tận dụng lá chắn thuế từ việc vay nợ, công ty có kế hoạch
quản lý thuế tốt, lựa chọn phương pháp khấu hao phù hợp từ đó làm gia tăng khả
năng sinh lợi và làm giảm tỷ lệ đóng thuế TNDN phải nộp. Derashid và Zhang
(2003) và Kraft (2014) cho thấy mối quan hệ ngược chiều giữa khả năng sinh lợi và
tỷ lệ đóng thuế TNDN.


Giá trị thị trường (MB)


Giá trị thị trường thể hiện sự kỳ vọng của nhà đầu tư vào triển vọng phát triển
của công ty. Giá trị thị trường cao cho thấy công ty hoạt động hiệu quả, thu nhập
trước thuế tăng và dẫn đến công ty phải nộp thuế nhiều hơn. Ribeiro (2015) đã tìm
thấy mối quan hệ cùng chiều giữa giá thị trường với tỷ lệ đóng thuế TNDN.
2.1.3.2. Các yếu tố quản trị công ty


Tỷ lệ sở hữu (INS _ OWN)


11

Sự mâu thuẫn lợi ích giữa chủ sở hữu và nhà quản lý là một trong những lý do
chính cho sự tồn tại của các vấn đề đại diện (Jensen và Meckling, 1976). Như đã đề
cập ở trên, các nhà quản lý có thể không muốn giảm tỷ lệ đóng thuế TNDN để tăng
lợi ích cho cổ đông vì điều này không làm gia tăng lợi ích cho nhà quản lý. Một cơ
chế quản trị tạo sự gắn kết lợi ích của các nhà quản lý với lợi ích của các cổ đông sẽ
giúp làm giảm các vấn đề đại diện như là tăng quyền sở hữu cổ phiếu của nhà quản
lý. Florackis (2008) đã chỉ ra rằng việc gắn kết lợi ích của cổ đông và nhà quản lý sẽ
làm nhà quản lý hành xử vì lợi ích chung và ra các quyết định nhằm mục đích tối đa
hóa giá trị công ty. Nếu các nhà quản lý nắm giữ một tỷ trọng đáng kể cổ phần, việc
giảm tỷ lệ đóng thuế TNDN cũng sẽ có lợi cho nhà quản lý và do đó nhà quản lý sẽ
có động cơ để đưa ra các quyết định góp phần giảm tỷ lệ đóng thuế TNDN.
Trái ngược với quan điểm này, Badertscher et al. (2013) lập luận rằng các công
ty thuộc sở hữu của nhà quản lý hay nhà quản lý nắm giữ 1 lượng cổ phiếu nhất
định thì nhà quản lý có ít động cơ giảm tỷ lệ đóng thuế TNDN vì các nhà quản lý
không thích đầu tư vào các hoạt động rủi ro (các hành động trốn thuế). Trong nghiên
cứu này, tác giả chỉ quan tâm đến các hoạt động quản lý thuế nhằm mục đích giảm
tỷ lệ đóng thuế TNDN bằng các quy tắc kế toán và tài chính khác nhau chứ không

phải các hoạt động trốn thuế hoặc bất hợp pháp cho nên tác giả sẽ không theo quan
điểm của Badertscher et al. (2013) khi xem các hành động giảm thuế là rủi ro. Mặc
dù quyền sở hữu của nhà quản lý sẽ làm giảm vấn đề đại diện và nhà quản lý sẽ
hành xử và ra các quyết định quản trị nhằm mục đích tối đa hóa giá trị công ty. Tuy
nhiên, cũng có nghiên cứu chỉ ra rằng nếu nhà quản lý có quá nhiều quyền lực thì họ
sẽ hành động theo sở thích của mình (Fraile và Fradejas, 2014). Khi quyền quản lý
của nhà quản lý quá cao, cổ đông gặp khó khăn trong việc theo dõi hành vi của các
nhà quản lý vì các nhà quản lý có quyền kiểm soát nhiều hơn và sẽ không quan tâm
đến lợi ích và áp lực được tạo ra từ phía của các cổ đông (Ozkan and Ozkan, 2004).
Do đó, mức độ sở hữu của nhà quản lý cao góp phần làm tăng hiệu quả hoạt động
của công ty và giảm thiểu nguy cơ quản lý không hiệu quả. Bằng cách nghiên cứu
mối quan hệ giữa quyền sở hữu của nhà quản lý và chi phí


12

đại diện, Florackis (2008) nhận thấy rằng nhà quản lý sở hữu hơn 10 phần trăm sẽ
làm giảm chi phí đại diện và gia tăng hiệu quả quản lý. Huang và cộng sự (2010)
cũng nhận thấy rằng sự giám sát của cổ đông sẽ chỉ có hiệu quả nếu quyền sở hữu
quản lý không quá cao.


Tập trung sở hữu (OWN_CONC)

Quyền sở hữu tập trung cũng là một cách khác để giảm các vấn đề đại diện.
Theo Florackis (2008), các cổ đông nhỏ có ít động cơ để theo dõi các nhà quản lý,
nhưng nếu họ sở hữu một cổ phần đáng kể thì họ sẽ quan tâm đến các quyết định
quản trị của nhà quản lý. Các cổ đông sẽ tự chịu chi phí liên quan đến hoạt động
giám sát nhà quản lý, do đó, những cổ đông có quyền sở hữu lớn sẽ chủ động giám
sát nhà quản lý. Bằng cách này, các nhà quản lý sẽ thận trọng hơn trong các quyết

định quản trị và do đó giúp làm giảm các vấn đề đại diện giữa các cổ đông và các
nhà quản lý (Ozkan và Ozkan, 2004). Tuy nhiên, các công ty có cổ đông nắm giữ cổ
phần lớn có thể sẽ phải đối mặt với những vấn đề đại diện giữa các cổ đông lớn và
thiểu số (Shleifer và Vishny, 1997). Theo Fraile và Fradejas (2014), tập trung quyền
sở hữu có thể ảnh hưởng đến việc chủ động theo dõi hành vi của người quản lý của
cổ đông. Như vậy, sự tập trung quyền sở hữu có thể đóng góp vào các hoạt động tối
đa hóa giá trị và làm giảm các vấn đề đại diện, hoặc làm gia tăng các mâu thuẫn đại
diện giữa các cổ đông lớn và cổ đông thiểu số.
Một khía cạnh quan trọng khác mà tác giả xem xét khi nghiên cứu tác của
Quản trị công ty liên quan đến thành phần của ban giám đốc.


Số thành viên Hội đồng Quản trị (BOARD)

Theo Adams et al. (2010) Hội đồng Quản trị nên có hành động hướng đến mục
tiêu cuối cùng của công ty là tối đa hóa giá trị cho cổ đông. Theo Fama và Jensen
(1983) Hội đồng Quản trị là một hệ thống quyết định, có quyền phê duyệt và giám
sát các quyết định quan trọng của công ty. Cơ chế Quản trị công ty tốt có tác động
tích cực đến tỷ lệ đóng thuế TNDN thông qua việc giảm các xung đột đại diện. Hội
đồng Quản trị có thể giảm thiểu vấn đề đại diện thông qua vai trò giám sát của mình
và từ đó làm giảm tỷ lệ đóng thuế TNDN. Các đặc tính của ban giám đốc


13

được nghiên cứu nhiều nhất là quy mô và thành phần của nó. Theo nghiên cứu trước
đây, quy mô hội đồng có thể tác động tích cực đến hiệu quả Quản trị công ty
(Wahab và Holland, 2012). Quy mô Hội đồng Quản trị lớn sẽ mang đến hiệu quả tốt
hơn, tận dụng các kỹ năng, chuyên môn và kinh nghiệm của các thành viên, góp
phần đưa ra một lời khuyên tốt hơn về các quyết định mang tính chiến lược. Quy

mô Hội đồng Quản trị lớn có thể có tầm nhìn rộng hơn về môi trường kinh tế và có
thể dễ dàng nhận ra các cơ hội kinh doanh (Pearce và Zahara, 1991). Theo
Eisenberg et al. (1998) lại cho rằng quy mô Hội đồng Quản trị lớn thì dẫn đến sự
mâu thuẫn và không thống nhất ý kiến giữa các thành viên trong việc kiểm soát,
quản lý do đó làm giảm hiệu quả quản lý. Với các Hội đồng Quản trị có quy mô lớn,
cũng khó khăn hơn để đạt được sự nhất trí về các quyết định có thể làm mất cơ hội
đầu tư quan trọng. Yermack (1996) nghiên cứu mối quan hệ giữa quy mô Hội đồng
Quản trị và giá trị công ty cho thấy rằng các công ty có quy mô Hội đồng Quản trị
nhỏ thì có giá trị cao hơn.


Số thành viên Hội đồng Quản trị không điều hành công ty

(NON_EXEC)
Thành phần Hội đồng Quản trị không tham gia điều hành công ty cũng không
kém phần quan trọng và tác động đến quản trị công ty. Hội đồng Quản trị bao gồm
là thành viên Hội đồng Quản trị không hành (bên ngoài) và thành viên Hội đồng
Quản trị có điều hành (bên trong). Theo Florackis (2008) Hội đồng Quản trị có số
thành viên không điều hành nhiều hơn thì sẽ quản lý hiệu quả hơn. Ozkan và Ozkan
(2004) cũng cho rằng các giám đốc bên ngoài được bổ nhiệm với mục đích hành
động vì lợi ích của cổ đông hơn, sẽ góp phần cải thiện quá trình ra quyết định của
Hội đồng Quản trị và để bảo vệ lợi ích của cổ đông. Fama và Jensen (1983) cũng
cho rằng các giám đốc bên ngoài có thể hành động như là người hòa giải cho những
bất đồng của các nhà quản lý nội bộ; các giám đốc bên ngoài có thể kiểm soát sự
cạnh tranh không lành mạnh của các nhà quản lý cấp cao vì thế sẽ giảm bớt các vấn
đề về đại diện và từ đó làm tăng hiệu quả quản lý.


14


Một lập luận ngược lại cho rằng thành viên Hội đồng Quản trị không điều
hành có ít thông tin hơn về công ty và sẽ không chủ động theo dõi, kiểm soát các
nhà quản lý (Florackis, 2008). Do đó, thành viên điều hành công ty được coi là
thành viên quan trọng của Hội đồng Quản trị bởi vì họ có nhiều thông tin giá trị về
tình hình hoạt động của công ty.
2.3. MỘT SỐ NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY

2.3.1. Các nghiên cứu trên thế giới


Kraft (2014)

Kraft nghiên cứu các yếu tố quyết định tỷ lệ đóng thuế (ETRs) của các công ty

Đức. Kết quả cho thấy quy mô công ty, tăng trưởng và dòng tiền tự do có tác động cùng
chiều với tỷ lệ đóng thuế. Ngược lại, đòn bẩy tài chính có tác động ngược chiều với tỷ
lệ đóng thuế. Hơn nữa, nghiên cứu này còn cho thấy công ty có lợi nhuận nhiều sẽ quản
lý thuế tốt hơn chính vì thế tỷ lệ đóng thuế sẽ thấp hơn. Ngoài ra, nghiên cứu này cũng
cho thấy rằng các công ty đa quốc gia có nhiều khả năng giảm gánh nặng thuế, vì thế tỷ
lệ đóng thuế ở các công ty đa quốc gia thấp hơn. Cải cách thuế của Đức năm 2008 có
ảnh hưởng tiêu cực đến tỷ lệ đóng thuế của các công ty Đức. Đối với nhiều công ty có
vay nợ, đòn bẩy có tác động ngược chiều với tỷ lệ đóng thuế.

 Vieira (2013)
Vieira nghiên cứu tác động của Quản trị công ty tác động đến tỷ lệ đóng thuế
của công ty. Dữ liệu nghiên cứu bao gồm 1500 công ty từ năm 1990 đến năm 2006.
Tác giả sử dụng phương pháp bình phương nhỏ nhất (OLS). Quyền sở hữu của cổ
đông có tác động khác nhau đến thuế, tùy thuộc vào mức thuế cao hay thấp. Trong
nghiên cứu này, thứ nhất, tác giả phân tích mối quan hệ giữa Quản trị công ty và tỷ
lệ đóng thuế hiện tại. Thứ hai, nghiên cứu chia ra hai nhóm công ty: công ty nộp

thuế cao và công ty nộp thuế thấp. Kết quả cho thấy quyền sở hữu của cổ đông cao
làm giảm gánh nặng thuế. Tuy nhiên, quyền sở hữu của cổ đông có ảnh hưởng đáng


15

kể đến các công ty có tỷ lệ đóng thuế cao và không tác động đối với các công ty có
tỷ lệ đóng thuế thấp.
 Ribeiro (2015)
Ribeiro nghiên cứu các yếu tố tác động đến tỷ lệ đóng thuế (ETR) giúp cho
các nhà đầu tư, nhà quản lý và cổ đông tiết kiệm thuế phải nộp. Hơn nữa, giúp cơ
quan thuế và các nhà hoạch định chính sách biết được các yếu tố tác động đến tỷ lệ
đóng thuế và có những chính sách quản lý phù hợp. Mẫu nghiên cứu bao 704 công
ty phi tài chính niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán London từ năm 2010 đến
năm 2013. Phương pháp nghiên cứu được sử dụng là phương pháp bình phương nhỏ
nhất tổng quát GLS. Kết quả của tác giả cho thấy các công ty lớn hơn và có lợi
nhuận cao hơn sẽ có tỷ lệ đóng thuế cao hơn. Ngược lại, vốn chủ sở hữu, đòn bẩy
tài chính và chi phí đầu tư và phát triển R & D có có tác động ngược chiều với tỷ lệ
đóng thuế. Về cơ cấu sở hữu và thành phần ban quản trị, kết quả của tác giả cho
thấy quyền sở hữu góp phần giảm tỷ lệ đóng thuế. Mặt khác, các công ty độc lập
hơn trong sự kiểm soát của cổ đông lại có tỷ lệ đóng thuế cao hơn. Hơn nữa, số
lượng thành viên Hội đồng Quản trị và số thành viên Hội đồng Quản trị không có
điều hành lại có tác động cùng chiều với tỷ lệ đóng thuế.
Như vậy, nhìn chung có nhiều nghiên cứu trên thế giới về sự tác động của các
yếu tố tài chính cũng như các yếu tố quản trị đến tỷ lệ đóng thuế TND của công ty.
Cụ thể, tác giả sẽ tóm tắt như sau:
Quy mô công ty, hàng tồn kho, tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản, giá trị thị
trường, tỷ lệ sở hữu , tập trung sở hữu, , số thành viên Hội đồng Quản trị và số
thành viên Hội đồng Quản trị không điều hành có tác động cùng chiều đến tỷ lệ
đóng thuế thông qua các nghiên cứu của Kraft (2014), Vieira (2013). Ngược lại, các

yếu tố như quy mô công ty, đòn bẩy tài chính, quy mô vốn chủ sở hữu, hàng tồn
kho, chi phí đầu tư và phát triển, tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản, tỷ lệ sở hữu, tập
trung sở hữu có tác động ngược chiều với tỷ lệ đóng thuế thông qua các nghiên cứu
của Kraft (2014), Vieira (2013). Trong khi đó, nghiên cứu của Kraft (2014) cũng
cho thấy kết quả rằng quy mô công ty và hàng tồn kho không có ý nghĩa thống kê.


16

 Richardson và Lanis (2007)
Richardson và Lanis nghiên cứu các yếu tố quyết định sự thay đổi về thuế suất
và cải cách thuế của doanh nghiệp: Bằng chứng từ Úc. Dữ liệu nghiên cứu bao gồm
92 công ty. Phương pháp nghiên cứu được sự dụng là phương pháp ước lượng mô
hình theo phương pháp bình phương nhỏ nhất ( OLS). Kết quả nghiên cứu cho thấy
quy mô công ty (Size), đòn bẩy tài chính (Lev), quy mô vốn chủ sở hữu (Cint), Chi
phí đầu tư và phát triển (Rdint), Khả năng sinh lợi (Roa) và Cải cách thuế (Tref) có
tác động ngược chiều với tỷ lệ đóng thuế. Ngược lại, hàng tồn kho (Invint) lại có tác
động cùng chiều với tỷ lệ động thuế.
 Gupta và Newberry (1997)
Gupta và Newberry nghiên cứu các yếu tố quyết định sự thay đổi về tỷ lệ đóng
thuế của doanh nghiệp: Bằng chứng từ dữ liệu theo chiều dọc. Dữ liệu nghiên cứu
bao gồm 823 công ty trong giai đoạn 1982 – 1985 và 915 công ty trong giai đoạn
1987 – 1990. Phương pháp nghiên cứu được sử dụng là hồi quy mô hình theo
phương pháp tác động cố định (FEM). Trong giai đoạn 1982 – 1985, kết quả nghiên
cứu cho thấy quy mô công ty (Size), hàng tồn kho (Invint) và khả năng sinh lợi
(Roa) có tác động cùng chiều với tỷ lệ đóng thuế. Ngược lại, đòn bẩy tài chính
(Lev), quy mô vốn chủ (Capint), chi phí đầu tư và phát triển (Rdint) có tác động
ngược chiều với tỷ lệ đóng thuế.
Trong giai đoạn 1987 – 1990, kết quả nghiên cứu cho thấy hàng tồn kho (Invint)
và khả năng sinh lợi (Roa) có tác động cùng chiều với tỷ lệ đóng thuế. Ngược lại,

quy mô công ty (Size), đòn bẩy tài chính (Lev), quy mô vốn chủ (Capint) có tác
động ngược chiều với tỷ lệ đóng thuế. Trong khi đó, chi phí đầu tư và phát triển
(Rdint) không có ý nghĩa thống kê.
2.3.2. Các nghiên cứu trong nước
Theo như sự tìm hiểu và nghiên cứu của tác giả vẫn chưa có công trình nghiên
cứu nào về tỷ lệ đóng thuế (ETR) được thực hiện ở Việt Nam. Trong nghiên cứu này
của tác giả, tác giả sẽ nghiên cứu các yếu tố tài chính tác động đến tỷ lệ đóng


×