Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NGÀNH CÔNG NGHIỆP KHAI THÁC VÀ CHẾ BIẾN ĐÁ VÔI TRẮNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (153.01 KB, 9 trang )

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NGÀNH CÔNG NGHIỆP KHAI THÁC VÀ CHẾ
BIẾN ĐÁ VÔI TRẮNG
I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NGÀNH CÔNG NGHIỆP KHAI THÁC VÀ CHẾ
BIẾN KHOÁNG SẢN
1. Khái niệm, đặc điểm của ngành công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản
1.1. Khái niệm ngành công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản
Trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, công nghiệp đóng vai trò hết
sức quan trọng, là đầu tầu của nền kinh tế. Để trở thành một nước công
nghiệp thì trong cơ cấu kinh tế, công nghiệp phải chiếm một tỷ trọng tương đối
lớn. Trong cơ cấu công nghiệp có sự đóng góp không nhỏ của ngành công
nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản. Vì vậy để có thể đưa Việt Nam cơ
bản trở thàng nước công nghiệp vào năm 2020 thì việc phát triển các ngành
công nghiệp nói chung và ngành công nghiệp khai thác và chế biến khoáng
sản nói riêng là hết sức cần thiết. Có hai cách tiếp cận về ngành công nghiệp
này.
Thứ nhất, nếu theo cách phân ngành theo hệ thống SNA ở Việt Nam, Chính
phủ đã ban hành Nghị định số 75CP ngày 27/10/1993 phân chia nền kinh tế
quốc dân thành 20 ngành cấp I thì ngành công nghiệp khai thác mỏ và ngành
công nghiệp chế biến thuộc phân ngành thứ 3 và thứ 4.
Thứ hai, theo khoản 8 và khoản 9 điêù 3 của luật khoáng sản quy định:
“Khai thác khoáng sản là hoạt động xây dựng cơ bản hầm mỏ, khai đào, sản
xuất và các hoạt động có liên quan trực tiếp nhằm thu khoáng sản”, “chế biến
khoáng sản là hoạt động phân loại, làm giàu khoáng sản, hoạt động khác nhằm
làm tăng giá trị khoáng sản đã khai thác”. Như vậy, theo luật khoáng sản thì
công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản là quá trình từ khâu thăm dò
khoáng sản, xây dựng cơ bản hầm mỏ, khai đào cho đến khâu phân loại, làm
giàu khoáng sản.
Ngoài ra, để có thể bám sát đề tài phân tích về ngành công nghiệp này cần
hiểu rõ một số khái niệm cơ bản liên qua đến lĩnh vực khai thác và chế biến
khoáng sản như sau:
Điều 3 của luật khoáng sản quy định:


Khoáng sản là tài nguyên trong lòng đất, trên mặt đất dưới dạng những tích
tụ tự nhiên khoáng vật, khoáng chất có ích ở thể rắn, thể lỏng, thể khí, hiện tại
hoặc sau này có thể được khai thác. Khoáng vật, khoáng chất ở bãi thải của mỏ
mà sau này có thể được khai thác lại, cũng là khoáng sản
Quặng là tập hợp khoáng sản trong đó hàm lượng các thành phần có
ích( kim loại, hợp chất của kim loại...) đạt yêu cầu công nghiệp, có thể khai
thác sử dụng có hiệu quả kinh tế.
Mỏ là bộ phận của vỏ trái đất, nơi tập trung tự nhiên các khoáng sản do kết
quả của một quá trình địa chất nhất định tạo nên.
Điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản là việc đánh giá tổng
quan tiềm năng tài nguyên khoáng sản trên cơ sở điều tra khoáng sản, điều tra
cơ bản địa chất, làm căn cứ khoa học cho việc định hướng các hoạt động khao
sát, thăm dò khoáng sản.
Khảo sát khoáng sản là hoạt động nghiên cứu tư liệu địa chất về tài
nguyên khoáng sản, khảo sát thực địa nhằm khoanh định khu vực có triển vọng
để thăm dò khoáng sản.
Thăm dò khoáng sản là hoạt động nhằm tìm kiếm, phát hiện, xác định trữ
lượng, chất lượng khoáng sản, điều kiện kỹ thuật khai thác, kể cả việc lấy, thử
nghiệm mẫu công nghệ và nghiên cứu khả thi về khai thác khoáng sản.
Như vậy, trong đề tài này ngành công nghiệp khai thác và chế biến khoáng
sản được hiểu theo quy định của luật khoáng sản.
1.2. Đặc điểm của ngành công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản
1.2.1. Giá vật phẩm biến đổi ở phạm vi lớn
Một trong những đặc điểm quan trọng của ngành công nghiệp khai thác và chế biến khoáng
sản là giá vật phẩm biến đổi ở một phạm vi lớn. Thí dụ giữa năm 2008, đến cuối năm 2008, giá
trung bình mỗi quý của nhôm niêm yết trên sàn LME (London Meta Exchange) mất một phần
ba, giá đồng mất một nửa. Chúng ta có bảng biển chuyển giá kim loại trung bình từng quý niêm
yết trong năm 2008 như sau:
Bảng 1: Biến chuyển giá kim loại trung bình từng quý niêm yết trong năm 2008
Vật phẩm Đơn vị

2007 2008
X - XII I – III I - IV VI – X X – XII
Nhôm $/mt 2.444 2.743,6 2.940 2.787 1.821
Đồng $/mt 7.188 7.796 8.443 7.680 3.905
Vàng $/toz 788 927 896 870 795
Quặng sắt ¢/kg 85 141 141 141 141
Chì ¢/kg 321 290 231 191 124
Kền $/mt 29.291 28.975 25.682 18.961 10.834
Bạc ¢/toz 1.424 1.765 1.720 1.495 1.020
Thiếc ¢/kg 1.634 1.788 2.265 2.051 1.310
Kẽm ¢/kg 262 243 211 177 119
Nguồn: Ngân hàng thế giới
Qua bảng số liệu trên cho ta thấy chỉ trong một thời gian ngắn nhưng giá của các
vật phẩm có sự biến động rất lớn, đặc biệt là đối với kim loại đồng. Sự biến động này
gây ảnh hưởng lớn đến các doanh nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản. Nếu giá vật
phẩm tăng lên thì có thể giúp các doanh nghiệp tăng doanh thu từ đó có thể thúc đẩy sự
phát triển ngành công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản, ngược lại nếu giá vật
phẩm giảm xuốg khiến cho các doanh nghiệp gặp khó khăn.
1.2.2. Trình độ công nghệ và nhu cầu lao động
Trước đây, khi mà trình độ công nghệ còn thủ công thì ngành công nghiệp khác và
chế biến khoáng sản cần nhiều lao động phổ thông. Các xí nghệp khai thác chỉ cần mua
thể lực chứ không cần đến tri thức của người lao động.
Bây giờ, khi trình độ công nghệ được cơ giới hoá.Trong khai thác cần ít lao động
hơn nhưng đòi hỏi lao động có trình độ chuyên môn cao, biết vận hành và bảo dưỡng
máy móc thiết bị.
1.2.3. Có nhiều loại quặng trên một mỏ
Sau khi phân loại đất đá chỉ có một chủng loại gọi là quặng. Nhiều quặng chứa
khoáng vật có giá trị kinh tế khác nhau. Gần như tất cả các quặng đó đều có sắt ở trạng
thái Sufit. Sau khi phân loại quặng thì có một, hai hay ba khoáng vật khác nhau. Thí dụ
quặng kền thường cũng là quặng có thể có bốn kim loại như là đồng, kẽm, chì và bạc.

Sau khi được tinh chế thì mỗi khoáng vật sẽ được biến chế thành kim loại dưới dạng
nhiều chủng loại hợp kim và được đúc và cán thành nhiều dạng khác nhau: những thỏi
lớn hay nhỏ, những tấm dày hay mỏng, những thanh có mặt cắt khác nhau, những chất
đốt với đủ loại chỉ số octane và chất phụ gia. Từ mỗi dạng có thể sản xuất ra vô số sản
phẩm trung gian và sản phẩm cuối cùng.
Như vậy, khi có nhiều quặng trên một mỏ sẽ giúp các doanh nghiệp có thể tiết kiệm
được chi phí trong quá trình khai thác, chỉ khai thác một mỏ nhưng lại thu được nhiều
loại quặng khác nhau. Từ đó có thể làm tăng lợi nhuận cho các nhà đầu tư. Tuy nhiên
nó cũng gây khó khăn cho quá trình phân loại quặng. Vì có nhiều quặng khác nhau nên
phải mất nhiều thời gian và trải qua nhiều công đoạn để phân loại nó.
2. Khái niệm, đặc điểm ngành công nghiệp khai thác và chế biến đá vôi trắng
2.1. Khái niệm ngành công nghiệp khai thác và chế biến đá vôi trắng
Như chúng ta đã biết ngành công nghiệp khai thác, chế biến đá vôi trắng là một bộ
phận trong ngành công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản. Chính vì vậy để đưa
nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp vào năm 2020 thì việc phát triển ngành công
nghiệp khai thác và chế biến đá vôi trắng cũng hết sức quan trọng và cần thiết. Chúng ta
có thể tiếp cận ngành công nghiệp này theo định nghĩa sau:
Ngành công nghiệp khai thác và chế biến đá vôi trắng là ngành kinh tế bao gồm
công tác thăm dò các mỏ đá vôi trắng, xây dựng cơ bản các hầm mỏ, khai đào cho đến
khâu phân loại và tinh lọc đá vôi trắng để có sản phẩm tinh chế dùng làm nguyên vật
liệu trong các ngành kinh tế khác.
2.2. Đặc điểm ngành công nghiệp khai thác và chế biến đá vôi trắng
2.2.1. Địa điểm khai thác
Khác với các ngành công nghiệp khác, ngành công nghiệp KT & CB đá vôi trắng
thường thực hiện tại các mỏ đá vôi trắng. Trong khi đó các mỏ đá thường tập trung tại
các khu vực hẻo lánh, địa hình hiểm trở, cơ sơ hạ tầng và các tiện ích kèm theo kém
phát triển. Theo số liệu thống kê của Cục địa chất khoáng sản Việt Nam thì có đến 80 %
mỏ đá phân bố tại các vùng núi, địa hình khó khăn. Trong khi đó, một số mỏ phân bố
rải rác, có trữ lượng nhỏ hàm lượng ít, chỉ có thể khai thác nhỏ, quy mô không đủ lớn
để khai thác công nghiệp.

Ngoài ra, ngành công nghiệp KT & CB đá trắng phải đền bù giải phóng mặt bằng
trong khu mỏ bị khai thác. Các chủ đầu tư phải có trách nhiệm thực hiện các yêu cầu về
bảo vệ môi trường trong quá trình khảo sát, thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên
thiên nhiên; khi kết thúc hoạt động thăm dò, khai thác phải phục hồi môi trường theo
quy địng của Luật Bảo vệ môi trường.
Trong quá trình khai thác thì tất cả các doanh nghiệp đều phải báo cáo với Uỷ ban
nhân dân nơi thực hiện dự án về nội dung của quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá
tác động môi trường, niêm yết công khai tại địa điểm thực hiện dự án về các loại chất
thải, công nghệ xử lý, thông số tiêu chuẩn về chất thải, các giải pháp bảo vệ môi trường
để cộng đồng dân cư biết, kiểm tra, giám sát, thực hiện đúng, đầy đủ các nội dung bảo
vệ môi trường nêu trong báo cáo đánh giá tác động môi trường và các yêu cầu quyết
định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường.
2.2.2. Quy trình khai thác
Quá trình tìm kiếm, thăm dò và khai thác đá vôi trắng là một quá trình phức tạp, đòi
hỏi công nghệ cao, rủi ro lớn, tốn kém cả về thời gian và tiền của. Quy trình khai thác
trải qua ba giai đoạn: khảo sát, thăm dò và khai thác.
Như vậy hoạt động thăm dò và khai thác đá vôi trắng là hoạt động qua nhiều khâu,
khảo sát là khâu đầu tiên. Quá trình này gồm các giai đoạn như sau:
- Khảo sát địa chất khu vực mỏ trên cơ sở tài liệu do các cơ quan chức năng cung cấp.
- Tổng hợp công tác địa vật lý bằng các phương pháp từ trường, trọng lực hay địa
chấn để tìm ra những nơi có cấu tạo mỏ.
Sau khi khảo sát, nhà đầu tư phải tiến hành thăm dò trữ lượng mỏ. Đây là khâu
quan trọng trong quá trình tìm kiếm và khảo sát trữ lượng mỏ. Bởi lẽ quá trình này đòi
hỏi sự chính xác cao, nếu không sẽ gặp nhiều rủi ro trong quá trình thực hiện, đây cũng
là quá trình quyết định nhà đầu tư có nên đầu tư vào mỏ đó không. Khâu này gồm các
giai đoạn cơ bản sau:
- Tiến hành khoan tại nơi có cấu tạo mỏ và lấy mẫu để nghiên cứu chi tiêt.
- Thực hiện khoan nhiều mũi nhằm đánh giá trữ lượng một cách cụ thể và chính xác
nhất.
Để có thể biết được chính xác trữ lượng và hàm lượng đá vôi trắng tại khu vực

khảo sát, nhà đầu tư bước đầu phải tiến hành khoan và lấy mẫu để nghiên cứu. Tuy
nhiên, trong khâu này đòi hỏi phải thực hiện nhiều mũi khoan tại các vị trí và độ sâu
khác nhau như vậy mới có thể đánh giá chính xác trữ lượng mỏ. Đôi khi nhà đầu tư gặp
rủi ro trong khâu này như: thực hiện khoan nhiều mũi nhưng không có kết quả, rất tốn
kém. Do vậy, để làm tốt khâu này nhà đầu tư phải sử dụng những công nghệ thiết bị
tiên tiến mới có thể tránh được những rủi ro đáng tiếc.
Sau khi thăm dò và khảo sát mỏ đã thực hiện thành công, nếu như mỏ đó có trữ
lượng khoáng sản có thể khai thác với quy mô công nghiệp, nhà đầu tư sẽ tiến hành
khai thác.
2.2.3. Ngành công nghiệp KT & CB đá vôi trắng có lợi nhuận cao
2.2.3.1. Do giá thuê lao động và giá thuê đất rẻ
Do đặc thù của ngành công nghiệp KT & CB đá vôi trắng thường được thực hiện tại các
mỏ đá, trong khi đó các mỏ này thường tập trung ở những vùng khó khăn, nên giá lao
động, tiền thuê đất đai ở đây rẻ hơn so với mặt bằng chung. Như vậy nếu đầu tư tại
những vùng này thì tiền thuê đất, lao động là tương đối rẻ, dẫn đến giảm chi phí sản
xuất trong khâu này.
2.2.3.2. Đá vôi trắng tự nhiên ngày càng khan hiếm
Tài nguyên đá vôi trắng tự nhiên có xu hướng ngày càng khan hiếm và cạn kiệt
trong khi đó nhu cầu về sử dụng tài nguyên cho sản xuất ngày càng cao thì điều tất yếu
là giá các mặt hàng này sẽ ngày càng tăng dẫn đến lợi nhuận đầu tư vào các ngành này
là càng cao.
2.2.3.3. Ngành công nghiệp KT & CB đá vôi trắng được hưởng nhiều ưu đãi

×