Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC VÀ QUẢN LÝ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (128.33 KB, 11 trang )

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC VÀ QUẢN LÝ
NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CẤP HUYỆN
1.1 Tổng quan về ngân sách nhà nước
Ngân sách nhà nước là một phạm trù mang tính chất lịch sử nó phản ánh
những mặt nhất định của quan hệ kinh tế thuộc lĩnh vực phân phối sản phẩm xã
hội và được sử dụng như mọt công cụ để nhà nước thực hiện các chức năng của
mình .Điều này càng có nghĩa là sự ra đời của ngân sách nhà nước gắn liền với
sự ra đời và quyết định sự tồn tại của một thể chế Nhà nước. Ngân sách nhà
nước là tổng thể những mối quan hệ kinh tế giữa nhà nước và xã hội phát sinh
trong quá trình Nhà nước huy động vốn và sử dụng các nguồn tài chính nhằm
đảm bảo yêu cầu thực hiện các chức năng của Nhà nước đối với mọi hoạt động.
1.1.1 Khái niệm về ngân sách nhà nước
Thuật ngữ "NSNN " có từ lâu và ngày nay được dùng phổ biến trong đời
sống kinh tế - xã hội và được diễn đạt dưới nhiều góc độ khác nhau. Song quan
niệm NSNN được bao quát nhất cả về lý luận và thực tiễn của nước ta hiện nay
là: NSNN là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước trong dự toán đã được cơ
quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm để
bảo đảm thực hiện các chức năng của Nhà nước.
1.1.2 Đặc điểm về ngân sách nhà nước
Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước trong dự
toán đã được cơ quan Nhà nước trong dự toán đã được cơ quan nhà nước có
thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong năm để đảm bảo thực hiện các
chức năng ,nhiệm vụ của Nhà nước.
Luật ngân sách nhà nước luôn đề cập đến khâu và thực hiện dự toán ngân
sách vừa phản ánh được nội dung cơ bản của ngân sách vừa thể hiện được tính
chất “dự kiến “chưa xảy ra của ngân sách (trong dự toán) đồng thời cũng phản
ánh quá trình chấp hành ngân sách. Do vậy ngân sách nhà nước có đặc điểm là:
- Ngân sách nhà nước có các mối quan hệ về lợi ích, trong đó lợi ích quốc
gia là bao trùn và được đặt lên hàng đầu, chi phối các lợi ích khác trong thực
hiện thu, chi ngân sách nhà nước
- Mợi hoạt động của NSNN đều là hoạt động phân phối các nguồn lực tài


chính vi vậy nó thể hiện các mối quan hệ phân phối. Đó là mối quan hệ một bên
là nhà nước với một bên là xã hội(bao gồm các tổ chức kinh tế - xã hôi, cơ quan
hành chính nhà nước,..) Trong quá trình phân phối vấn đề cần giải quyết giữa
các đối tượng tham gia chính là lợi ích kinh tế. Vì vậy quan hệ giữa nhà nước
với xã hội qua ngân sách nhà nước cũng là quan hệ kinh té.Do đó việc phân cấp
các nguồn tài chính để hình thành nguồn thu của Nhà nước dù thực hiện dưới
bất k ỳ hình thức nào thực chất cũng là quá trình giải quyết quyền lợi kinh tế
giữa nhà nước và xã hội. Với kết quả tài chính được phân chia làm hai phần :
phần nộp cho NSNN và phần để lại cho các thành viên trong xã hội. Phần nộp
cho ngân sách nhà nước sẽ được phân phối lại qua các khoản cấp phát cho mục
đích tiêu dùng và đầu tư phát triển thể hiện qua các chức năng quản lý của Nhà
nước
Từ đặc điếm trên có thể hình dung NSNN một cách khái quát như sau:
Ngân sách nhà nước được đặc trưng bằng sự vận động của các nguồn tài
chính trong quá trình tạo lập và sử dụng quỹ tiền tệ cảu Nhà nước để phục vụ
cho việc thực hiện các chức năng của nhà nước. NSNN phản ánh các mối quan
hệ kinh tế giữa nhà nước với các chủ thể xã hội do nhà nước tạo lập, phân phối
và sử dụng, nhằm đảm bảo yêu cầu thực hiên các chức năng và quản lý kinh tế -
xã hội của đất nước.
1.1.3 Vai trò của ngân sách nhà nước
Ngân sách nhà nước có vai trò là một công cụ tài chính vĩ mô sắc bén,
nhạy cảm hiệu quả để Nhà nước can thiệp điều chỉnh nền kinh tế và đảm bảo
chức năng Nhà nước; An ninh, quốc phòng; đảm bảo thúc đẩy phát triển, ổn
định kinh tế - xã hội, hoạt động của bộ máy Nhà nước, chi trả nợ của Nhà nước,
viện trợ các khoản chi phí khác theo quy định của pháp luật; bù đắp những
khiếm khuyết thị trường, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường.
1.1.4 Phân loại ngân sách nhà nước
Ngân sách nhà nước là tổng thể các cấp ngân sách giữa chúng có mối quan
hệ hữu cơ với nhau đã được xác định bởi sự thống nhất về cơ sở kinh tế - chính trị
bởi pháp chế và các nguyên tắc tài chinh tổ chức của bộ máy Nhà nước.

Ngân sách Nhà nước được phân thành các cấp sau:
- Ngân sách trung ương
- Ngân sách tỉnh, thành phố
- Ngân sách huyện
Nghị quyết số 138/HĐBT ngày 26/11/1983 của Hội đồng Bộ trưởng thì
phân loại hệ thống ngân sách bao gồm:
- Ngân sách trung ương
- Ngân sách tỉnh, thành phố
- Ngân sách huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh
- Ngân sách cấp xã, phường, thị trấn
1.1.5 Nội dung của ngân sách nhà nước
Theo luật ngân sách Nhà nước năm 1996 và luật ngân sách sửa đổ năm
1998, năm 2002 thì ngân sách Nhà nước là toàn bộ các khoản thu từ thuế, phí, lệ
phí; các khoản thu từ hoạt động kinh tế của nhà nước; các khoản thu đóng góp
của các tổ chức và cá nhân; các khoản viện trợ…các khoản do Nhà nước vay để
bù đắp bội chi được đưa vào cân đối ngân sách
Chi ngân sách nhà nước bao gồm các khoản
- Chi phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh – quốc phòng, bảo đảm
hoạt động của bộ máy Nhà nước; chi trả nợ của Nhà nước; chi viện trợ và các
khoản chi khác theo qui định của pháp luật.
Một số nội dung chi cơ bản :
- Chi đầu tư phát triển: Nhà nước đầu tư xây dựng những công trình thuộc
kết cấu hạ tầng, các ngành kinh tế mũi nhọn, tạo tiền đề thúc đẩy sự phát triển
kinh tế xã – hội nói chung, tạo môi trường và điều kiện thuận lợi cho việc mở
rộng đầu tư các ngành kinh tế khác.
- Chi thường xuyên : Bao gồm các khoản chi cho quản lý hành chính
nhằm đảm bảo chi phí của bộ máy quản lý Nhà nước.Chi phát triển văn hóa,
giáo dục, chi đảm bảo cho an ninh - quốc phòng, chi trợ cấp xã hội.
- Chi dự trữ, trả lãi các khoản tiền vay và nợ.
- Chi viện trợ của ngân sách Trung ương cho Chính phủ và các tổ chức

nước ngoài.
- Chi chuyển nguồn ngân sách cho ngân sách năm trước ngân sách năm sau

Ngân sách Nhà nước được quản lý thống nhất theo nguyên tắc tập trung
dân chủ, công bằng, công khai, có phân công trách nhiệm gắn liền với quyền
hạn. Phân cấp quản lý giữa các ngành, các cấp.
1.2 Quản lý ngân sách nhà nước cấp huyện
1.2.1 Khái niệm về quan lý và quản lý nhà ngân sách nhà nước
Khái niệm về quản lý:
- Quản lý là sự tác động có tổ chức, có hướng đích cuar chủ thể quản lý lên đối
tượng quản lý nhằm hướng hành vi của đối tượng để đạt mục tiêu đã định.
- Quản lý Nhà nước về kinh tế hay còn gọi là quản lý kinh tế quốc dân, là
sự hoạt động quản lý do Nhà nước tiến hành đối với toàn bộ nền kinh tế nhằm
thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội nhất định.
Quản lý ngân sách Nhà nước là bộ phận cơ bản quan trọng nhất hợp
thành tài chính nhà nước do vậy nó cung chịu sự tác động và điều chỉnh của hệ
thống các cơ quan Nhà nước
1.2.2 Vai trò của quản lý ngân sách nhà nước
Chúng ta biết rằng, trong cơ chế thị trường, mọi hoạt động kinh tế, sản
xuất kinh doanh chủ yếu của các thành phần kinh tế, các ngành kinh tế chủ yếu
tuân theo sự điều tiết của các quy luật vốn có của thị trường. Nhận thức được
điều đó, Nhà nước ta đã có những cơ chế, chính sách hạn chế sự can thiệp và
kiểm soát trực tiếp đối với các hoạt động kinh tế, nhất là các hoạt động sản xuất
kinh doanh. Nhà nước ta với chức năng của mình là thực hiện quản lý hành
chính kinh tế bằng các công cụ pháp luật, kế hoạch hoá và các chính sách do
Nhà nước ban hành tuân theo pháp luật hiện hành do cơ quan quyền lực cao
nhất là Quốc hội ban hành. Đó chính là sự đổi mới cơ bản về cơ chế quản lý của
Nhà nước ta: từ chỗ quản lý, điều hành nên kinh tế một cách trực tiếp đến chỗ
quản lý và điều hành mọi hoạt động kinh tế- xã hội thông qua việc tạo mọi điều
kiện, môi trường, hành lang (trong đó có cả hành lang pháp lý) để cho nền kinh

tế phát triển vừa tuân theo qui lụt kinh tế khách quan, vừa bảo đảm sự định
hướng XHCN, nhằm nhanh chóng đạt được các mục tiêu mà Đảng ta đã đề ra
trong các kỳ đại hội.
Trong tất cả các công cụ để quản lý mọi hoạt động kinh tế- xã hội, Nhà
nước ta hết sức quan tâm đến công cụ NSNN, vì nó là yếu tố vật chất vô cùng
quan trọng trong điều kiện của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Với
cơ chế cũ trước đây, Nhà nước can thiệp sâu vào hoạt động kinh tế vi mô. Trong
cơ chế mới- cơ chế thị trường các vấn đề của kinh tế sẽ được giải quyết theo qui
luật của thị trường và các quan hệ cung - cầu. Nhà nước chỉ dùng các biện pháp
về thuế, các khoản chi ngân sách để can thiệp nhằm ổn định nên kinh tế và
phát triển theo mục tiêu đã định.
Hoạt động của NSNN gắn với hoạt động của nền kinh tế thị trường, do
đó thu NSNN luôn luôn biến đổi và phụ thuộc vào nhịp độ phát triển kinh tế và
hiệu quả kinh tế. Xu hướng chung là khi nền kinh tế tăng trưởng sẽ làm tăng
khả năng tăng khối lượng thu và ngược lại. Tuy nhiên, điều cần lưu ý ở đây là
mức thu NSNN phải gắn với nhịp độ tăng của nền kinh tế, nếu tận thu quá mức
sẽ dẫn tới tình trạng suy thoái do không kích thích được sản xuất và đầu tư.
Trong bất kỳ tình huống nào, sức ép chi luôn luôn là gánh nặng cho NSNN. Đặc
biệt là trong giai đoạn đầu khi mà nền kinh tế chưa kịp phát triển, trong khi đó
phải nhanh chóng giải quyết nhiều vấn đề bức xúc của xã hội. Bên cạnh đó chi
NSNN còn bị sức ép của tình trạng có lạm phát cao xẩy ra. Khi có lạm phát cao

×