Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY NHẬT QUANG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (198.53 KB, 19 trang )

THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY NHẬT QUANG .
2.1. Các nhân tố tác động đến năng lực cạnh tranh của công ty Nhật Quang.
2.1.1. Các yếu tố môi trường vĩ mô.
 Các yếu tố kinh tế.
Thực trạng nền kinh tế và xu hướng phát triển của nó trong tương lai là nhân tố
ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của một doanh nghiệp. Vì các yếu tố này tương
đối rộng nên các doanh nghiệp cần chọn lọc để nhận biết tác động cụ thể, trực tiếp nhất.
Các yếu tố của nền kinh tế là các nhân tố khách quan, bên ngoài song nó có tác
động rất lớn đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp thông qua: các chính sách đầu
tư, mức độ lạm phát, sự biến động của tỷ giá hối đoái, tỷ lệ lãi xuất… các nhân tố này
tác động trực tiếp đến các quyết định cung cầu của doanh nghiệp, từ đó tác động mạnh
mẽ đến kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và do đó tác động
đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường.
Thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng vừa trải qua khủng hoảng kinh tế trầm
trọng lớn nhất trong lịch sử 60 năm trở lại đây. Năm 2009 được coi là một năm khó
khăn đối với các doanh nghiệp kinh doanh máy tính ở Việt Nam. Đầu năm 2009 sức
mua các sản phẩm công nghệ thông tin giảm khoảng 20% so với cùng kỳ năm 2008
(nguồn: báo điện tử Việt Nam vnexpress). Do cạnh tranh ngày càng khốc liệt, các công
ty đều có xu hướng mở rộng hơn nữa chủng loại hàng hoá của mình cũng như các địa
điểm phân phối, bảo hành trên toàn quốc. Các doanh nghiệp bán lẻ điện máy sẽ tham
gia bán lẻ máy tính, điện thoại, doanh nghiệp bán lẻ máy tính, điện thoại sẽ tham gia
bán lẻ điện máy, doanh nghiệp lĩnh vực khác sẽ chuyển dần sang kinh doanh máy
tính…
Điều này không chỉ tác động đến ngành công nghệ thông tin mà còn ảnh hưởng
đến tất cả các ngành kinh tế khác. Công ty Nhật Quang dù là công ty nhỏ nhưng cũng bị
tác động ít nhiều. Trong khi giá các linh kiện máy tính ngày càng giảm và chịu sự ảnh
hưởng của tỷ giá quy đổi thì các nhà sản xuất vẫn tiếp tục tung ra các dòng sản phẩm
mới để cạnh tranh với nhau. So với năm 2008, mức giá bình quân máy tính năm 2009,
cả để bàn và xách tay thấp hơn 10%. “So với năm 2008, số lượng máy tính tại Việt
Nam năm 2009 tăng khoảng 35%” (nguồn: taichinhdientu.vn). Ở trong nước, các nhà
phân phối và các hãng bán lẻ cũng ra sức cạnh tranh dưới các hình thức khuyến mại:


giảm giá, tặng quà, tặng phiếu mua hàng… Trong năm 2009 cạnh tranh trên thị trường Việt
Nam đã rất gay gắt nhưng năm 2010 cũng chẳng đỡ hơn. Đây vừa là một thách thức lớn
đối với Nhật Quang nhưng cũng là một động lực để Nhật Quang phát huy hết khả năng của
mình.
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự báo: Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong
năm 2010 ở mức 6% (nguồn:dantri.com.vn). Nền kinh tế Việt Nam đang dần hồi phục,
đây là một dấu hiệu tốt cho các doanh nghiệp Việt Nam mở rộng phát triển kinh doanh.
Lĩnh vực kinh doanh máy tính và linh kiện máy tính có tốc độ tăng trưởng rất nhanh
vài năm trở lại đây, các công ty kinh doanh máy tính mọc lên như nấm sau mưa vì thế
sự cạnh tranh là rất khốc liệt, đây vừa là thách thức vừa là cơ hội cho các công ty máy
tính có uy tín và có chiều sâu.
Tỷ lệ lãi suất cũng có tác động đến mức cầu đối sản phẩm của công ty, đặc biệt
khi người tiêu dùng thừơng xuyên vay tiền để thanh toán các khoản mua bán hàng hoá
của mình. Hiện nay, tình trạng lãi suất cho vay 17% - 18% kéo dài sẽ gây nhiều khó
khăn cho doanh nghiệp, theo đó nhu cầu vay sẽ hạn chế và lãi suất sẽ giảm (nguồn:
vneconomy.vn). Nhật Quang có đưa ra chương trình mua máy tính trả góp nhằm thu hút
và tạo điều kiện cho khách hàng có nhu cầu mua máy tính. Tuy nhiên, với tỷ lệ lãi xuất
cao như vậy sức mua sẽ giảm. Hơn nữa, Nhật Quang là một công ty nhỏ, vốn góp của
các thành viên không nhiều, nên để đáp ứng việc kinh doanh, Nhật Quang phải vay vốn
từ ngân hàng với số vốn vay chiếm tới 37.68% vốn kinh doanh vào đầu năm 2009. Do
đó chi phí vốn cũng chiếm tỷ lệ không nhỏ trong chi phí kinh doanh, tác động đến các
quyết định đầu tư của doanh nghiệp.
Mấy năm gần đây, tỷ lệ lạm phát tăng mạnh làm xáo trộn nền kinh tế, lãi suất
tăng và sự biến động của tỷ giá hối đoái cũng trở nên khó lường hơn trước. Các hoạt
động đầu tư kinh doanh của công ty Nhật Quang mang tính may rủi nhiều hơn làm
tương lai kinh doanh trở nên khó đoán hơn. Điều đó làm cho công ty Nhật Quang khi
đầu tư cũng phải dè chừng.
Tỷ giá hối đoái là nhân tố tác động trực tiếp tới hoạt động kinh doanh của các
công ty có tỷ lệ hàng hoá nhập khẩu lớn như Nhật Quang. Công ty thường xuyên phải
nhập khẩu các sản phẩm máy tính, linh kiện máy tính… với giá trị lớn. Vì vậy, sự thay

đổi nhỏ về tỷ giá hối đoái cũng có tác động đến giá cả hàng hoá đầu vào, tác động đến
khả năng cạnh tranh của doanh nghiêp. Hiện nay, tỷ giá hối đoái khoảng 1USD =
18.544.000 VND (nguồn: customs.gov.vn), giá trị của đồng ngoại tệ có xu hướng ngày
một tăng lên. Nếu không dự đoán được xu hướng của đồng ngoại tệ thì Nhật Quang có
thể bị thiệt hại, đây là một khó khăn đối với Nhật Quang.
Sau hơn 3 năm gia nhập WTO, tình hình kinh tế Việt Nam đã có nhiều thay đổi,
đặc biệt là đầu tư khu vực dân doanh và đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tăng mạnh.
Nếu năm 2006, vốn FDI cam kết chỉ đạt 12 tỷ USD, năm 2007 21 tỷ USD đến năm
2008 đã vọt lên tới 71 tỷ USD. Sang năm 2009, mức cam kết đầu tư đã giảm chỉ còn
21,4 tỷ USD. Trong bối cảnh khủng hoảng tài chính và suy giảm kinh tế toàn cầu, sản
xuất trong nước gặp nhiều khó khăn kết quả thu hút, giải ngân vốn FDI năm 2009 được
xem là điểm sáng trong bức tranh kinh tế. Như vậy, sau 3 năm gia nhập WTO, Việt
Nam (VN) đã thu hút được hơn 114 tỷ USD vốn FDI, với hơn 4.000 dự án, cao hơn 4,5
lần so với mục tiêu giai đoạn 5 năm 2006-2010 (nguồn: sggp.org.vn). Tuy nhiên hơn ba
năm là thành viên của WTO chưa đủ thời gian để VN hoàn toàn hội nhập với nền kinh
tế thế giới. Vì vậy, các doanh nghiệp Việt Nam cũng như công ty Nhật Quang cần phải
nhận biết tốt hơn các quy luật của nền kinh tế thị trường, các thể chế thị trường cũng
như các quy tắc của WTO, bằng không sẽ khó ứng xử một cách phù hợp.
 Yếu tố công nghệ.
Ngày nay yếu tố công nghệ được coi lầ yếu tố quan trọng. Công nghệ giúp các
doanh nghiệp trong quá trình thu thập, xử lý lưu trữ và truyền thông tin một cách nhanh
chóng nhất, tạo ra những thế hệ công nghệ tiếp theo nhằm trang bị và trang bị lại toàn
bộ cơ sở vật chất kỹ thuật. Trong khi thực tế ở Việt Nam có đủ trình độ, công nghệ kỹ
thuật, những loại máy móc thiết bị có tính công nghệ cao. Vì vậy mà phải luôn nhập
khẩu ở các nước khác.
Ngành công nghệ là một ngành có sự thay đổi liên tục và nhanh chóng nhất, đặc
biệt là ngành công nghệ thông tin. Chính tốc độ thay đổi chóng mặt này làm cho sản
phẩm tin học trở lên lỗi thời và giảm giá mạnh trong một thời gian ngắn. Cứ mỗi ngày
lại có thêm sản phẩm mới ra đời, ưu việt hơn những sản phẩm trước đó. Đây là một
trong những nguyên nhân rút ngắn vòng đời và làm giảm giá của các sản phẩm máy

tính. Điều này ảnh hương rất lớn tới việc nhập hàng và tiêu thụ sản phẩm của các công
ty bán lẻ. Đặc biệt là một công ty nhỏ như Nhật Quang, nếu không có hệ thống cung
cấp thông tin và dự báo thị trường tốt thì nguy cơ phá sản là rất cao. Sự tiến bộ của
khoa học kỹ thuật cũng kéo theo sự ra đởi của các phương tiện truyền thông ngày càng
phong phú và đa dạng với chất lượng truyền tin cao. Đây là điều kiện thuận lợi thúc đẩy
các hoạt động khuyếch trương, quảng bá thương hiệu, sản phẩm và dịch vụ của công ty
đến với mọi tầng lớp công chúng một cách nhanh chóng và đúng thời điểm.
Nói đến công nghệ là không chỉ nói đến các phương pháp, kỹ thuật, máy móc,
thiết bị mà còn có nhân tố tổ chức và con người, năng lực của con người về công nghệ
như kỹ năng, kinh nghiệm, tính sáng tạo và khả năng làm chủ công nghệ.... Máy móc dù
tốt và hiện đại đến đâu mà không có sự hiểu biết trong việc sử dụng chúng thì không
những không mang lại lợi ích mà còn phá hoại những cố gắng mà con người đã tạo ra.
Yếu tố công nghệ ngày càng biểu hiện những ảnh hưởng to lớn đến hoạt động
sản xuất kinh doanh của công ty. Vì vậy, để nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị
trường, Nhật Quang phải hết sức quan tâm đến việc đầu tư phát triển khoa học công
nghệ.
 Chính trị - pháp luật
Thị trường có tác dụng như một “bàn tay vô hình” điều tiết nền kinh tế. Song
nếu chỉ phó mặc cho thị trường thi dễ dẫn đến khủng hoảng thiếu hoặc thừa, Vì vầy,
cần một “bàn tay hữu hình” can thiệp , hướng nền kinh tế đi đúng mục tiêu, chiến lược
đã chọn. Đó chính là sự điều tiết của nhà nước.
Việt Nam là một quốc gia có nền chính trị ổn định tạo điều kiện tốt để thu hút
các nhà đầu tư trong nước cũng như nước ngoài đầu tư và kinh doanh. sự ổn định về
chính trị là nền tảng để các doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả. Để quản lý tốt các hoạt
động của nền kinh tế, nhà nước quy định và công bố các chính sách cụ thể đối với từng
thị trường, từng khu vực. Một số quy định của nhà nước tất cả các doanh nghiệp phải
tuân theo như: chính sách thuế, quy định về lao động. tiền lương, quy định sử lý chất
thải…
Ngày 01/01/2008 Việt Nam đã cho phép các công ty 100% vốn nước ngoài nhập
khẩu và bán sản phẩm vào thị trường trong nước. Các doanh nghiệp công nghệ thông

tin trong nước gặp phải nhiều khó khăn khi cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài
có tiềm lực kinh tế lớn hơn.
Suy thoái kinh tế trên toàn cầu ảnh hưởng đến tất cả các quốc gia và Việt Nam
cũng không thể không nằm trong số đó. Với mục đích kích cầu đầu tư và tiêu dùng,
ngăn chặn suy giảm kinh tế, ngày 21 tháng 01 năm 2009, thủ tướng chính phủ đã ban
hành một số chủ trương về giảm 50% thuế suất thuế giá trị gia tăng đối với 19 nhóm
hàng trong đó có “ Máy xử lý dữ liệu tự động và các bộ phận, phụ tùng của máy (bao
gồm cả máy vi tính các loại và các bộ phận của máy vi tính, máy in chuyên dùng cho
máy vi tính), trừ bộ phận lưu giữ điện.” (Thông tư số 13/2009/TT-BTC của Bộ Tài
chính hướng dẫn thực hiện việc giảm thuế VAT). Với quyết định giảm 50% thuế VAT
của Chính phủ, người tiêu dùng Việt nam đang được hỗ trợ một cách đáng kể, đặc biệt
trong ngành công nghệ thông tin, tạo cơ hội cho các doanh nghiệp thu hút khách hàng
và tăng doanh số tiêu thụ.
Khung pháp lý cho các doanh nghiệp ở Việt Nam có sự khác biệt lớn. Cạnh
tranh giữa các doanh nghiệp chưa hoàn toàn bình đẳng, công bằng khi ngay tự trong
quy định của nhà nước có sự phân biết đối xử theo hình thức sở hữu. Các doanh nghiệp
thuộc sở hữu nhà nước được chủ trương duy trì vị trí chủ đạo nên được hưởng nhiều ưu
đãi trong nhiều lĩnh vực như: Ngành nghề kinh doanh, vốn, đất đai, thành lý… Nhưng
những doanh nghiệp này cũng bị ràng buộc về: thành lập, tổ chức, quản lý, chính sách
xã hội… Doanh nghiệp nước ngoài thì được hưởng ưu đãi về thuế, còn các lĩnh vực
khác lại bị hạn chế khá chặt chẽ. Đòi hỏi Nhật Quang ngay từ khi gia nhập thị trường
cần phải am hiểu luật pháp và cạnh tranh lành mạnh.
Người cung cấp
Nguy cơ các sản phẩm (dịch vụ) thay thế
khả năng ép giá Khả năngÉp giáKhách hàng
Nguy cơ có các đối thủ cạnh tranh mới
Các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn
 Yếu tố văn hoá, xã hội và nhân khẩu học.
Tất cả các công ty đều phải phân tích các yếu tố xã hội nhằm nhận biết các cơ
hội cũng như các nguy cơ có thể xảy ra. Văn hoá, xã hội tác động đến sở thích về kiểu

dáng, chất lượng, thương hiệu, cầu về số lượng hàng hoá… Người Việt Nam thường có
tâm lý thích đồ ngoại nhập, các sản phẩm có thương hiệu, mẫu mã đẹp, chất lượng tốt
nhưng lại phải rẻ, người miền bắc có tính tiết kiệm hơn người miền nam… Vì vậy,
Nhật Quang luôn phải nghiên cứu tìm hiểu và khai thác các khía cạnh văn hoá, xã hội
để phát huy tốt nhất khả năng của mình nhằm thoả mãn khách hàng.
Việt Nam là một nước có dân số đông, năm 2009 là dân số Việt Nam đạt gần 86
triệu người, đứng thứ 13 trên thế giới ( nguồn: vneconomy.vn). Vì dân số trẻ nên nhu
cầu và xu hướng tiếp cận với những sản phẩm công nghệ cao nói chung và đặc biệt là
sản phẩm hiện đại và tương lai là rất lớn. Trong quá trình hiện đại hoá đất nước, dân trí
cũng ngày một cao lên. Hiện nay đã phổ cập hết cấp 3 và xu hướng trong thời gian tới
là phổ cập giáo dục ở bậc cao hơn. Dù với mục đích phục vụ cho công việc, học tập hay
giải trí thì số người sử dụng máy tính ngày càng nhiều. Nhu cầu về các sản phẩm máy
tính cũng tăng theo đó. Việt Nam vẫn đang là một thị trường tiềm năng vì số lượng máy
tính trên đầu người chưa phải là cao, trong thu nhập và mức sống người dân đã được cải
thiện. Đây sẽ là một cơ hội tốt cho các công ty phát triển và mở rộng thị trường. Từ đó ,
Nhật Quang cần phải có các hoạt động truyền thông sao cho phù hợp. Trình độ học vấn
của người dân ngày một nâng cao cũng là một điều kiện thuật lợi do mức độ tiếp nhận
thông tin của họ cao hơn.
2.1.2. Môi trường vi mô.
Hình 2.1 : Môi trường cạnh tranh ngành

Cạnh tranh của các
doanh nghiệp trong
ngành
 Đối thủ tiềm ẩn.
Đối thủ tiềm ẩn là các công ty hiện không có trong ngành hoặc mới tham gia
nhưng họ lại là các yếu tố làm giảm lợi nhuận của các công ty hiện có do họ dựa vào
khai thác các năng lực sản xuất mới với mong muốn giành được một phần thị trường.
Do đó mỗi công ty phải tìm hiểu nắm bắt những công ty nào có khả năng là đối thủ
tiềm ẩn để có biện pháp kịp thời.

Đối với ngành công nghê thông tin các đối thủ tiệm ẩn muốn gia nhập phải vượt
qua những rào cản như: vốn, kinh nghiêm trong ngành, nguồn nhân lực có trình độ cao
về công nghệ thông tin… Hơn nữa đối thủ tiềm ẩn còn vấp phải sự cạnh tranh gay gắt
của lớn nhỏ đang hoạt động trong ngành. Tuy nhiên do cơ hội thu lợi nhuận từ của việc
kinh doanh máy tính còn rất cao nên ngày càng có nhiều đối thủ nhảy vào ngành.
Với xu thế các nhóm sản phẩm ngành công nghệ thông tin ngày càng có nhiều
mối tương quan, đã dẫn đến việc xuất hiện những chuỗi cửa hàng bán bán điện máy,
điện thoại, sản phẩm công nghệ thông tinh nhảy vào bán lẻ trên thị trường máy tính
như: Nguyễn Kim, Thiên Hoà, Thế Giới Di Động, Viễn Thông A, Pico, Metro… Ngày
18/03/2010, Viettel đã ký hợp tác với Dell và Intel để bắt đầu phân phối laptop tại VN.
Bước đầu, Viettel triển khai bán hàng tại 19 siêu thị và dự kiến sẽ mở rộng ra 110 siêu
thị cũng như hơn 600 cửa hàng trên toàn quốc thời gian tới. Những sản phẩm mới nhất
được bày bán là các dòng máy tính của Dell như Inspiron, Vostro (dòng phổ thông),
Studio, Studio XPS, Adamo (dòng cao cấp) và máy tính Alienware chuyên nghiệp dành
cho game thủ.Các thương hiệu này vẫn đang tiếp tục khẳng định vị trí của mình thông
qua đầu tư mở rộng chuỗi siêu thị, đào tạo đội ngu nhân lực, mở thêm các kênh bán
hàng phi truyền thống, nâng cao chất lượng dịch vụ hậu mãi… Đặc biệt với lợi thế về
quy mô , của hàng thường xuyên cạnh tranh về giá để lôi kéo khách hàng.
sản phẩm dịch vụ
thay thế
Ngày 01/01/2008 Việt Nam đã cho phép các công ty 100% vốn nước ngoài nhập
khẩu và bán sản phẩm vào thị trường trong nước. Thị trường bán lẻ Việt Nam mở cửa,
các doanh nghiệp kinh doanh công nghệ thông tin nói chung và máy tính nói riêng sẽ
gặp nhiều khó khăn hơn do phải chia sẻ thị phần với các tập đoàn nước ngoài cả phân
phối lẫn bán lẻ. Đặc biệt là các trung tâm thành phố chính, các siêu thị điện tử lớn.
Trong tương quan so sánh, các công ty nước ngoài có nhiều ưu thế hơn về hệ thống
quản lý tốt, kinh nghiệm, vốn lớn, nguồn hàng dồi dào, hệ thống vận động hành lang
chuyên nghiệm sẽ đưa ra thị trường với giá cả cạnh tranh hơn.
Do đó, công ty trong ngành công nghệ thông tin nói chung và công ty TNHH
thương mại và công nghệ Nhật Quang nói riêng phải luôn tìm hiểu về các đối thủ tiềm

ẩn trong thị trường từ đó bảo vệ vị trí cạnh tranh của mình đồng thời duy trì hàng rào
hợp pháp ngăn cản sự xâm nhập từ bên ngoài.
 Sản phẩm, dịch vụ thay thế.
Sự cạnh tranh của sản phẩm thay thế là mối đe doạ làm giảm lợi nhuận của công
ty đang hoạt động trong ngành. Tuy nhiên sản phẩm, dịch vụ của Nhật Quang kinh
doanh máy tính, linh kiện…lắp ráp máy tính NQC nên ít có khả năng thay thế được.
Công nghệ ngày nay dù có những bước đột phá song cũng khó có thể tìm ra loại sản
phẩm thay thế hoàn toàn cho chiếc máy vi tính mà chủ yếu là dần khắc phục cacs hạn
chế và cải tiến nó ngày càng tốt hơn.
Hiện nay có xu hướng chuyển dần từ kiểu mua sắm truyền thống (mua tại cửa
hàng) sang các kênh mua sắm hiện đại (website, tivi…) loại hình thường mại điện tử
dần phát triển, hứa hẹn cạnh tranh với kiểu bán hàng tại cửa hàng. Tuy nhiên, loại hình
này vẫn chưa được người tiêu dùng Việt Nam tin tưởng và lựa chọn, người mua vẫn
muốn đến cửa hàng để nhìn tận mặt và cầm vào các sản phẩm mình muốn mua. Hơn
thế, các công ty cũng dần đưa thương mại điện tử vào hoạt động kinh doanh của mình.
Đối với các khách hàng thân thiết của Nhật Quang có thể đặt hàng qua website của
công ty hoặc gọi điện đến công ty.
 Nhà cung ứng.
Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, bất kì doanh nghiệp nào cũng cần phải
quan hệ với các tổ chức cung cấp các nguồn lực đầu vào để tiến hành các hoạt động
kinh doanh của mình.
Là một công ty thương mại nên các sản phẩm đầu vào của Nhật Quang hầu như
không qua sản xuất mà trở thành sản phẩm đầu ra của công ty. Vì vậy, chất lượng sản
phẩm đầu vào là yếu tố quyết định đến chất lượng đầu ra. Các sản phẩm đầu vào của
Nhật Quang là: máy tính, linh kiện máy tính, thiết bị ngoại vi… của các hãng máy, hầu

×