Tải bản đầy đủ (.pdf) (147 trang)

Các giải pháp nâng cao sự minh bạch thông tin tài chính của các công ty cổ phần niêm yết việt nam thông qua sự tư nguyện công bố thông tin trên bản thuyết minh báo cáo tài chính

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.61 MB, 147 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH
-------*****-------

NGÔ THỊ THANH HÒA

CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO SỰ MINH BẠCH
THÔNG TIN TÀI CHÍNH CỦA CÁC CÔNG TY CỔ
PHẦN NIÊM YẾT VIỆT NAM THÔNG QUA SỰ TỰ
NGUYỆN CÔNG BỐ THÔNG TIN TRÊN BẢN
THUYẾT MINH BÁO CÁO TÀI CHÍNH
Chuyên ngành: Kế toán
Mã số: 60.34.30
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. HÀ XUÂN THẠCH

TP.Hồ Chí Minh - Năm 2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH
-------*****-------

NGÔ THỊ THANH HÒA

CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO SỰ MINH BẠCH
THÔNG TIN TÀI CHÍNH CỦA CÁC CÔNG TY CỔ
PHẦN NIÊM YẾT VIỆT NAM THÔNG QUA SỰ TỰ
NGUYỆN CÔNG BỐ THÔNG TIN TRÊN BẢN
THUYẾT MINH BÁO CÁO TÀI CHÍNH


Chuyên ngành: Kế toán
Mã số: 60.34.30
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. HÀ XUÂN THẠCH

TP.Hồ Chí Minh - Năm 2012


LỜI CAM ĐOAN
---***--Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu sử
dụng và kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực và đƣợc thu thập từ
những nguồn dữ liệu đƣợc kiểm chứng, khách quan. Tôi xin chịu trách nhiệm về
tính độc lập và trung thực của luận văn, các kết quả của luận văn này chƣa đƣợc ai
công bố trong bất cứ công trình nào khác.

NGƢỜI CAM ĐOAN

Ngô Thị Thanh Hòa


LỜI CẢM ƠN

Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến PGS.TS Hà Xuân Thạch, ngƣời
hƣớng dẫn khoa học, đã nhiệt tình hƣớng dẫn, động viên và hỗ trợ tác giả trong suốt
quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu.
Tác giả xin bày tỏ sự cám ơn chân thành đến các bạn bè, đồng nghiệp tại Trƣờng
cao đẳng nghề Tp. Hồ Chí Minh đã chia sẻ, giúp đỡ tác giả hoàn tất luận văn này.

Tác giả luận văn


Ngô Thị Thanh Hòa



I

LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................. 3
LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................... 4
Danh mục các từ viết tắt .....................................................................................IV
Danh mục bảng biểu và biểu đồ ........................................................................... V
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SỰ MINH BẠCH THÔNG TIN TÀI CHÍNH
CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT THÔNG QUA SỰ TỰ NGUYỆN CÔNG BỐ
THÔNG TIN TRÊN BẢN THUYẾT MINH BÁO CÁO TÀI CHÍNH. ................... 6
1.1

Thông tin tài chính và sự minh bạch thông tin tài chính ............................... 6

1.1.1 Thông tin tài chính ..................................................................................... 6
1.1.2 Sự minh bạch thông tin tài chính ............................................................... 11

1.2

Sự tự nguyện công bố thông tin thông qua bản thuyết minh báo cáo tài

chính. ................................................................................................................ 15
1.2.1 Khái niệm về sự tự nguyện ....................................................................... 15
1.2.2 Vai trò của sự tự nguyện công bố thông tin ............................................... 16
1.3


Mối quan hệ giữa minh bạch thông tin tài chính và tự nguyện công bố thông

tin

................................................................................................................ 16

1.3.1 Lý thuyết thông tin bất cân xứng ............................................................... 16
1.3.2 Mối quan hệ giữa minh bạch thông tin tài chính và tự nguyện công bố thông
tin

................................................................................................................ 20

1.4

Những kinh nghiệm quốc tế giải quyết mối quan hệ giữa minh bạch thông tin

tài chính và tự nguyện công bố thông tin.............................................................. 26
1.4.1 Kinh nghiệm của các công ty niêm yết trên thị trƣớng chứng khoán Trung
Quốc ................................................................................................................ 26

1.4.2 Kinh nghiệm của các công ty niêm yết trên thị trƣớng chứng khoán
Malaysia ........................................................................................................... 27
1.4.3 Kinh nghiệm của các công ty niêm yết trên thị trƣớng chứng khoán New
Zealand .............................................................................................................. 27

1.4.4 Kinh nghiệm của các công ty niêm yết trên thị trƣớng chứng khoán
Hoa Kỳ ............................................................................................................. 28


II


1.4.5 Bài học kinh nghiệm cho các công ty niêm yết Việt Nam ........................... 30
KẾT LUẬN CHƢƠNG I .................................................................................... 31
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ SỰ MINH BẠCH THÔNG TIN TÀI CHÍNH
CỦA CÁC CÁC CÔNG TY CỔ PHẦN NIÊM YẾT VIỆT NAM THÔNG QUA
SỰ TỰ NGUYỆN CÔNG BỐ THÔNG TIN TRÊN BẢN THUYẾT MINH BÁO
CÁO TÀI CHÍNH .............................................................................................. 32
2.1

Khảo sát văn bản hƣớng dẫn công bố thông tin theo quy định hiện hành ..... 32

2.1.1 Khảo sát văn bản hƣớng dẫn lập và trình bày báo cáo tài chính .................. 32
2.1.2 Khảo sát các thông tƣ hƣớng dẫn về việc công bố thông tin trên thị trƣờng
chứng khoán ....................................................................................................... 33
2.2

Một số vấn đề về sự minh bạch thông tin tài chính qua các đề tài nghiên cứu

trƣớc đây ............................................................................................................ 37
2.3

Khảo sát thực trạng về minh bạch thông tin tài chính thông qua sự tự nguyện

công bố thông tin trên bản thuyết minh báo cáo tài chính ..................................... 39
2.3.1 Phƣơng pháp khảo sát .............................................................................. 39
2.3.2 Phạm vi khảo sát ...................................................................................... 40
2.3.3 Đối tƣợng khảo sát về sự minh bạch thông tin tài chính ............................. 42
2.3.4 Đối tƣợng khảo sát về sự tự nguyện công bố thông tin ............................... 44
2.3.5 Kết quả khảo sát về minh bạch thông tin tài chính ..................................... 45
2.3.6 Kết quả khảo sát về tính tự nguyện công bố thông tin thông qua bảng phỏng

vấn.

................................................................................................................ 58

2.4

Đánh giá mặt đạt đƣợc và mặt chƣa đạt đƣợc của sự minh bạch thông tin tài

chính thông qua sự tự nguyện công bố thông tin. ................................................. 61
2.4.1 Đánh giá mặt đạt đƣợc về sự minh bạch thông tin tài chính qua kết quả khảo
sát

................................................................................................................ 62

2.4.2 Đánh giá mặt chƣa đạt đƣợc về sự minh bạch thông tin tài chính ................ 62
2.4.3 Nguyên nhân của những mặt chƣa đạt đƣợc về sự minh bạch thông tin tài
chính ................................................................................................................ 65
2.5

Đánh giá mặt đạt đƣợc và mặt chƣa đạt đƣợc của sự tự nguyện công bố

thông tin............................................................................................................. 66


III

2.5.1 Đánh giá mặt đạt đƣợc ................................................................................... 66
2.5.2 Đánh giá mặt chƣa đạt đƣợc .......................................................................... 67
2.5.3 Nguyên nhân của những mặt chƣa đạt đƣợc về sự tự nguyện công bố thông
tin

........................................................................................................................ 67
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 ................................................................................... 69
Chƣơng 3: CÁC GIẢI PHÁP ĐỂ NÂNG CAO SỰ MINH BẠCH THÔNG TIN
TÀI CHÍNH CỦA CÁC CÔNG TY CỔ PHẦN NIÊM YẾT VIỆT NAM THÔNG
QUA SỰ TỰ NGUYỆN CÔNG BỐ THÔNG TIN TRÊN BẢN THUYẾT MINH
BÁO CÁO TÀI CHÍNH ..................................................................................... 70
3.1

Quan điểm để đƣa ra các giải pháp ............................................................ 70

3.1.1 Phải phù hợp với môi trƣờng pháp lý ở Việt Nam ...................................... 70
3.1.2 Phù hợp với đặc thù của thị trƣờng chứng khoán Việt Nam ........................ 71
3.1.3 Phù hợp với xu thế chung của thế giới ....................................................... 71
3.2

Phƣơng hƣớng hoàn thiện sự minh bạch thông tin tài chính thông qua sự tự

nguyện công bố thông tin. ................................................................................... 72
3.3

Các kiến nghị và giải pháp cụ thểđể nâng cao sự minh bạch thông tin tài

chính thông qua sự tự nguyện công bố thông tin. ................................................. 73
3.3.1 Đối với cơ quan quản lý Nhà nƣớc ............................................................ 73
3.3.2 Về phía doanh nghiệp niêm yết ................................................................. 81
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 ................................................................................... 93
Danh mục tài liệu tham khảo ............................................................................... 96
Danh mục tài liệu Tiếng Việt .............................................................................. 96
Danh mục tài liệu Tiếng nƣớc ngoài .................................................................... 98



IV

Danh mục các từ viết tắt

AARE

: Australian Accounting Research (Tổ chức nghiên cứu kế toán Úc)

AIMR-FAF : Association for Investment Management Research-Financial
Analysts
Federation (Hiệp hội nghiên cứu quản lý đầu tƣ và liên đoàn các phân
tích viên tài chính)
BTC

: Bộ Tài chính

CIFAR

: Center for Financial Analysis and Research (Trung tâm nghiên cứu
và phân tích tài chính quốc tế)

CON1

: Statement of financial accounting Concept No.1 (Khái niệm số 1 Báo cáo kế toán tài chính)

FASB

: Financial Accounting Standards Board (Hội đồng chuẩn mựcKế
toántài chính)


IASB

: International Accounting Standards Board (Hội đồng chuẩnmực Kế
toánquốc tế)

IAS Framework: International Accounting Standards Framework (Khuôn mẫu lý
thuyết kế toán)
IPO

: Initial Public Offering (Phát hành cổ phiếu ra công chúng lần đầu)

OECD

: Organization for Economic Co-operation and Development (Tổ
chức Hợp tác và Phát triển kinh tế)

WTO

: World Trade Organization (Tổ chức thƣơng mại thế giới)


V

Danh mục bảng biểu và biểu đồ
Bảng biểu:
Bảng 2.1: Tổng hợp ngành nghề, số lƣợng và vốn điều lệ
Bảng 2.2: Thống kê chính sách kế toán của 100 công ty công bố trong 2 năm.
Bảng 2.3: Thống kê chính sách kế toán của 100 công ty công bố trong 2 năm –
Thuyết minh thêm.

Bảng 2.4: Thống kê các đầu mục thông tin về nhóm tài sản của 100 công ty công bố
trong 2 năm.
Bảng 2.5: Thống kê các đầu mục thông tin về nhóm tài sản của 100 công ty công bố
trong 2 năm - Phần thuyết minh thêm.
Bảng 2.6: Thống kê các đầu mục thông tin về nhóm nợ phải trả và vay của 100 công
ty công bố trong 2 năm
Bảng 2.7: Thống kê các đầu mục thông tin về nhóm nợ phải trả và vay của 100 công
ty công bố trong 2 năm – Phần thuyết minh thêm.
Bảng 2.8: Thống kê các đầu mục thông tin về nhóm vốn chủ sở hữu của 100 công ty
công bố trong 2 năm
Bảng 2.9: Thống kê các đầu mục thông tin về nhóm vốn chủ sở hữu của 100 công ty
công bố trong 2 năm – Phần thuyết minh thêm
Bảng 2.10: Thống kê các đầu mục thông tin về những thông tin khác của 100 công
ty công bố trong 2 năm
Bảng 2.11: Thống kê các đầu mục thông tin về những thông tin khác của 100 công
ty công bố trong 2 năm – Phần thuyết minh thêm
Biểu đồ:
Biểu đồ 2.1: Tình hình công bố các chính sách kế toán áp dụng của 100 công ty,
năm 2010 và 2011.
Biểu đồ 2.2: Tình hình thuyết minh các chính sách kế toán áp dụng của các công ty,
năm 2010 và 2011– Phần thuyết minh thêm.
Biểu đồ 2.3: Tình hình thuyết minh thông tin cho các khoản mục trình bày trong
Bảng cân đối kế toán – Nhóm Tài sản


VI

Biểu đồ 2.4: Tình hình thuyết minh thông tin cho các khoản mục trình bày trong
Bảng cân đối kế toán – Nhóm Tài sản – Phần thuyết minh thêm
Biểu đồ 2.5: Tình hình thuyết minh thông tin cho các khoản mục trình bày trong

Bảng cân đối kế toán – Nhóm Nợ phải trả và vay
Biểu đồ 2.6: Tình hình thuyết minh thông tin cho các khoản mục trình bày trong
Bảng cân đối kế toán – Nhóm Nợ phải trả và vay - Phần thuyết minh thêm.
Biểu đồ 2.7: Tình hình thuyết minh thông tin cho các khoản mục trình bày trong
Bảng cân đối kế toán – Nhóm Vốn chủ sở hữu.
Biểu đồ 2.8: Tình hình thuyết minh thông tin cho các khoản mục trình bày trong
Bảng cân đối kế toán – Nhóm Vốn chủ sở hữu – Phần thuyết minh thêm.
Biểu đồ 2.9: Tình hình thuyết minh thông tin cho “Những thông tin khác”
Biểu đồ 2.10: Tình hình thuyết minh thêm thông tin cho “Những thông tin khác”Phần thuyết minh thêm.


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1.

Sự cần thiết của đề tài
Để phục vụ cho thị trƣờng chứng khoán và bảo vệ quyền lợi cho nhà đầu tƣ

trên thị trƣờng chứng khoán, thì thông tin tài chính cần phải đảm bảo tính trung
thực và minh bạch.
Trong điều kiện Việt Nam đã là thành viên chính thức của Tổ chức thƣơng
mại thế giới (WTO), các hoạt động đầu tƣ, giao dịch trên thị trƣờng vốn, thị
trƣờng chứng khoán sẽ thu hút ngày càng nhiều các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài. Các
báo cáo tài chính tại các công ty phải đƣợc chuẩn bị đầy đủ, chuyên nghiệp, tính
minh bạch phải đƣợc chú trọng... nhằm bảo vệ lợi ích hợp pháp cho nhà đầu tƣ,
nâng cao trách nhiệm pháp lý của công ty. Mặt khác, khi các công ty có báo cáo
tài chính chất lƣợng sẽ tốn ít vốn và dễ dàng để niêm yết cổ phiếu của công ty
mình ra thị trƣờng chứng khoán của các nƣớc tiên tiến, nhằm thu hút vốn quốc tế
để đầu tƣ phát triển.

Thấy đƣợc vai trò quan trọng của sự minh bạch thông tin tài chính thông qua
mức độ tự nguyện công bố chi tiết và kịp thời các thông tin trên báo cáo tài chính,
tôi chọn đề tài: “Các giải pháp nâng cao sự minh bạch thông tin tài chính của
các công ty cổ phần niêm yết Việt Nam thông qua sự tự nguyện công bố thông
tin trên bản thuyết minh báo cáo tài chính”. Nội dung trình bày trong luận văn
này là đánh giá sự minh bạch thông tin tài chính bằng thƣớc đo đó là: sự tự nguyện
công bố thông tin trên bản thuyết minh báo cáo tài chính của các công ty niêm yết
trên Sở giao dịch chứng khoán Tp. Hồ Chí Minh và Sở giao dịch chứng khoán Hà
Nội, từ đó đề ra các giải pháp nhằm nâng cao sự minh bạch thông tin tài chính
thông qua sự tự nguyện công bố thông tin trên bản thuyết minh báo cáo tài chính.
2.

Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu các thông tin đƣợc công bố trên bản thuyết minh báo cáo tài

chính, nhằm đánh giá và đo lƣờng sự minh bạch thông tin tài chính qua sự tự
nguyện công bố thông tin, để đảm bảo lợi ích của nhà đầu tƣ và ngƣời sử dụng
thông tin tài chính khi đƣa ra quyết định đầu tƣ.
Nghiên cứu tiến hành khảo sát bản thuyết minh báo cáo tài chính của các
công ty niêm yết, và thông qua phỏng vấn ngƣời làm kế toán, nhà quản lý công ty,


2

từ đó làm cơ sở đánh giá sự minh bạch và nhận định sự tự nguyện công bố thông tin
của các công ty niêm yết, đƣa ra các đề xuất về việc công bố thông tin để nâng cao
tính tự nguyện và tính tự nguyện là một thƣớc đo của việc minh bạch thông tin tài
chính cho tất cả các công ty niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán Việt Nam.
Kết quả khảo sát cũng giúp khẳng định thêm thƣớc đo về sự minh bạch
thông tin tài chính do chúng tôi đề xuất, đồng thời làm cơ sở cho các kiến nghị, giải

pháp giúp các cơ quan quản lý thị trƣờng chứng khoán, các cơ quan ban hành pháp
luật, các công ty niêm yết, các công ty kiểm toán …xây dựng đƣợc những nguyên
tắc, khuôn mẫu và nghiệp vụ chuyên môn nhằm nâng cao chất lƣợng thông tin tài
chính công bố nói chung và minh bạch hóa thông tin tài chính công bố nói riêng
trên thị trƣờng chứng khoán Việt Nam.
3.

Đối tƣợng nghiên cứu
Trong luận văn này tập trung vào sự tự nguyện công bố thông tin, cụ thể đối

tƣợng đƣợc khảo sát là các công ty niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Tp. Hồ
Chí Minh và Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội. Các thông tin tài chính đƣợc công
bố sẽ đƣợc khảo sát từ bản thuyết minh báo cáo tài chính đã đƣợc kiểm toán năm
2010 và năm 2011 của 100 công ty.
4.

Phạm vi nghiên cứu
Thông tin tài chính của các công ty niêm yết đƣợc công bố dƣới hình thức

khác nhau, và công bố trên các báo cáo tài chính nhƣ: bảng cân đối kế toán, báo cáo
kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo lƣu chuyển tiền tệ, thuyết minh báo cáo tài
chính. Ngoài ra các thông tin còn đƣợc công bố xuất phát từ yêu cầu và mục đích
khác nhau và theo các thông tƣ hƣớng dẫn.
Trong phạm vi nghiên cứu của luận văn, chúng tôi chỉ tập trung vào các thông tin
đƣợc công bố trên bản thuyết minh báo cáo tài chính của các công ty niêm yết tại
Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh và Sở giao dịch chứng khoán Hà
Nội. Mong muốn của đề tài đạt đƣợc là sự minh bạch của thông tin tài chính thể
hiện qua: việc khuyến khích tự nguyện công bố những thông tin (thông tin về tài
chính và thông tin có liên quan giúp cho ngƣời sử dụng có thể nhận định và đánh
giá tình hình tài chính của doanh nghiệp). Nhƣ vậy những thông tin khác sẽ không

thuộc phạm vi của đề tài này. Sự tự nguyện công bố thông tin của các công ty niêm


3

yết sẽ thể hiện trên bản thuyết minh báo cáo tài chính, bởi vì những mẫu báo cáo tài
chính của Việt Nam nhƣ: Báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo lƣu chuyển tiền tệ,
bảng cân đối kế toán là ba báo cáo có mẫu biểu đƣợc quy định nhất quán, cố định
không thể thay đổi của Bộ tài chính, do vậy để tuân thủ và phù hợp với đặc thù của
Việt Nam thì tác giả xin đề xuất sự tự nguyện công bố này trên bản thuyết minh báo
cáo tài chính.
5.

Câu hỏi nghiên cứu
Xuất phát từ tình hình biến động của thị truờng chứng khoán Việt Nam trong

thời gian qua và để đánh giá đƣợc hiệu quả đầu tƣ trên thị trƣờng chứng khoán của
các nhà đầu tƣ, một trong những yếu tố chính làm cho tình hình thị trƣờng chứng
khoán biến động và ảnh hƣởng chính đến hiệu quả đầu tƣ của các nhà đầu tƣ là vấn
đề thông tin bất cân xứng của công ty niêm yết. Ðể tập trung giải quyết vấn đề này,
đề tài đƣa ra câu hỏi nghiên cứu nhƣ sau:
(1) Mức độ thông tin công bố trên bản thuyết minh báo cáo tài chính đã đầy đủ
theo quy định hay chƣa?
(2) Những thông tin nào đƣợc các công ty công bố thêm (tự nguyện) và chất
lƣợng thông tin công bố thêm có ảnh hƣởng nhƣ thế nào tới nhà đầu tƣ trên
thị trƣờng chứng khoán?
6.

Sản phẩm của đề tài, hiệu quả nghiên cứu và ứng dụng kết quả
Về mặt khoa học: giúp chúng ta hiểu rõ thực trạng minh bạch thông tin tài


chính thông qua việc trình bày thông tin tài chính trên bản thuyết minh báo cáo tài
chính của các công ty niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán Tp.Hồ Chí Minh và
Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội.
Về mặt thực tiễn: Đƣa ra giải pháp nhằm hoàn thiện việc tự nguyện công bố
thông tin trên bản thuyết minh báo cáo tài chính.
7.

Phƣơng pháp nghiên cứu

7.1.

Phƣơng pháp định tính

Chúng tôi sử dụng phƣơng pháp định tính để phân tích, thống kê và tổng hợp thông
tin trên cơ sở đã khảo sát các văn bản, các tài liệu, sách báo và các đề tài nghiên
cứu trƣớc đây.
7.2.

Phƣơng pháp định lƣợng


4

Chúng tôi sử dụng phƣơng pháp định lƣợng thông qua khảo sát gồm: khảo
sát sự minh bạch thông tin tài chính thông qua bản thuyết minh báo cáo tài chính và
thiết lập bảng câu hỏi, phỏng vấn trực tiếp để đánh giá về sự tự nguyện công bố
thông tin.
Các lý thuyết về thông tin bất cân xứng, minh bạch thông tin tài chính, tự nguyện
công bố thông tin, mối quan hệ giữa minh bạch thông tin tài chính và tự nguyện

công bố thông tin sẽ là nền tảng cơ bản nhất để thực hiện nghiên cứu này. Phƣơng
pháp thống kê mô tả đƣợc sử dụng để phân tích dữ liệu thứ cấp là đầu mục thông tin
đƣợc thống kê trên bản thuyết minh báo cáo tài chính của các công ty, từ đó kiểm
nghiệm mức độ minh bạch và tự nguyện công bố thông tin của các công ty niêm
yết.
8.

Tổng quan về các công trình nghiên cứu trƣớc đây

Trong nƣớc, đã có nhiều công trình nghiên cứu về thông tin tài chính và minh bạch
thông tin tài chính, trong đó có các luận văn thạc sĩ kinh tế nhƣ: “Minh bạch thông
tin các doanh nghiệp niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng Khoán TP.Hồ Chí Minh”, tác
giả Lê Trƣờng Vinh (2008); “Hoàn thiện minh bạch hóa thông tin tài chính công ty
niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán Việt Nam”, tác giả Nguyễn Thị Hồng Thủy
(2010); “Các giải pháp hoàn thiện vấn đề công bố thông tin kế toán của các doanh
nghiệp niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán Việt Nam”, tác giả Phạm Đức Tân
(2009); “Hoàn thiện việc trình bày và công bố thông tin báo cáo tài chính các công
ty niêm yết tại sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh”, tác giả Nguyễn
Thị Hồng Oanh (2008); Luận án tiến sĩ kinh tế: “Hệ thống kiểm soát sự minh bạch
thông tin tài chính công bố của các công ty niêm yết tại Việt Nam” tác giả Nguyễn
Đình Hùng (2010)
Hầu hết các nghiên cứu trên chủ yếu đề cập đến vai trò của thông tin và nêu thực
trạng công bố, trình bày thông tin trên báo cáo tài chính của các công ty niêm yết.
Trên thế giới, nghiên cứu về tính minh bạch của thông tin tài chính và sự tự nguyện
công bố dƣới góc độ là các nghiên cứu riêng lẻ.
Từ những nhận định trên, điểm mới của đề tài nghiên cứu này là sẽ kết hợp
các nghiên cứu riêng lẻ trên thế giới và các nghiên cứu trong nƣớc trƣớc đây đồng
thời dựa vào thực trạng về sự minh bạch thông tin tài chính của báo cáo tài chính tại



5

Việt Nam để đo lƣờng và đánh giá sự minh bạch thông tin tài chính thông qua sự tự
nguyện công bố thông tin của các công ty niêm yết.
9.

Kết cấu luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và phụ lục, luận văn đƣợc chia thành 3 chƣơng nhƣ
sau:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về sự minh bạch thông tin tài chính của các công ty
niêm yết thông qua sự tự nguyện công bố thông tin trên bản thuyết minh báo cáo tài
chính.
Chƣơng 2: Thực trạng về sự minh bạch thông tin tài chính của các công ty
niêm yết thông qua sự tự nguyện công bố thông tin trên bản thuyết minh báo cáo tài
chính.
Chƣơng 3: Các giải pháp để nâng cao sự minh bạch thông tin tài chính của
các công ty niêm yết thông qua tự nguyện công bố thông tin trên bản thuyết minh
báo cáo tài chính.


6

CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SỰ MINH BẠCH THÔNG TIN TÀI
CHÍNH CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT THÔNG QUA SỰ TỰ NGUYỆN
CÔNG BỐ THÔNG TIN TRÊN BẢN THUYẾT MINH BÁO CÁO TÀI
CHÍNH.
1.1

Thông tin tài chính và sự minh bạch thông tin tài chính


1.1.1 Thông tin tài chính
1.1.1.1 Khái niệm thông tin tài chính
Trong phạm vi nghiên cứu của chúng tôi, vì thông tin tài chính là kết quả của
quá trình tạo lập và công bố trên các báo cáo tài chính, do vậy khi đề cập đến thông
tin tài chính thì đồng nghĩa với thông tin trên các báo cáo tài chính, do đó hai cụm
từ “thông tin tài chính” và thông tin trên các báo cáo tài chính” là tƣơng đồng.
Thông tin tài chính là thông tin có đƣợc thông qua các báo cáo tài chính (nhƣ
thông tin về doanh thu, lợi nhuận, các khoản phải thu, phải trả....) do doanh nghiệp
cung cấp và chủ yếu thu thập từ bộ phận kế toán thông qua các báo cáo tài chính
gồm: bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo lƣu
chuyển tiền tệ và thuyết minh báo cáo tài chính.
Về việc công bố thông tin tài chính phải tuân theo thông tƣ 09/2010/TT-BTC thì:
+ Để công bố các thông tin tài chính phải lập trang thông tin điện tử với đầy
đủ các chuyên mục về quan hệ cổ đông, trong đó phải có điều lệ công ty, quy chế
quản trị nội bộ, báo cáo thƣờng niên, báo cáo tài chính định kỳ phải công bố theo
quy định và các vấn đề liên quan đến kỳ họp Đại hội đồng cổ đông.
+ Việc công bố báo cáo tài chính, tổ chức niêm yết phải công bố báo cáo tài
chính năm đã đƣợc kiểm toán, báo cáo tài chính bán niên (6 tháng đầu năm) đã
đƣợc soát xét bởi tổ chức kiểm toán và báo cáo tài chính quý. Các tổ chức niêm yết
phải báo cáo giải trình khi cổ phiếu tăng trần hoặc giảm sàn 10 phiên liên tiếp; hoặc
tăng trần hoặc giảm sàn 5 phiên liên tiếp mà không theo xu thế chung của thị
trƣờng, thay vì các tổ chức niêm yết phải giải trình khi cổ phiếu tăng trần hoặc giảm
sàn 5 phiên liên tiếp nhƣ trƣớc đây.
Vào ngày 5 tháng 4 năm 2012, Bộ tài chính đã ban hành thông tƣ 52 thay thế cho
thông tƣ 09 và bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1 tháng 6 năm 2012, nhƣ vậy thì có
những điểm khác biệt giữa hai thông tƣ này về việc công bố thông tin nhƣ sau:


7




Thông tƣ 52 bỏ quy định khi giá cổ phiếu tăng trần hoặc giảm sàn 5 phiên

liên tiếp mà không theo xu hƣớng chung của thị trƣờng thì tổ chức niêm yết phải
công bố các sự kiện liên quan có ảnh hƣởng đến biến động giá cổ phiếu. Chỉ có
công ty niêm yết và công ty đại chúng quy mô lớn (vốn điều lệ thực góp từ 120 tỷ
đồng trở lên, có số lƣợng cổ đông không thấp hơn 300 cổ đông) mới phải công bố
thông tin bất thƣờng khi giá cổ phiếu niêm yết tăng trần hoặc giảm sàn từ 10 phiên
liên tiếp trở lên.


Điểm mới trong thông tƣ 52 là các công ty đại chúng quy mô lớn (vốn điều

lệ thực góp từ 120 tỷ đồng trở lên, có số lƣợng cổ đông không thấp hơn 300 cổ
đông) sẽ phải tuân thủ các quy định công bố thông tin nhƣ đối với doanh nghiệp
niêm yết, nhằm minh bạch thông tin đối với thị trƣờng.


Với thông tin nghiêm trọng, các doanh nghiệp phải công bố thông tin hoặc

ðính chính thông tin trong vòng 24 giờ kể từ khi nhận ðýợc thông tin hoặc theo yêu
cầu từ Ủy ban chứng khoán.


Ðối với các báo cáo tài chính kiểm toán nãm, thời gian tối ða ðể doanh

nghiệp công bố ðýợc rút ngắn, từ 100 ngày kể từ khi kết thúc niên ðộ xuống 90
ngày. Ðối với báo cáo tài chính bán niên (6 tháng), thời gian nộp báo cáo tài chính

soát xét là 45 ngày.
1.1.1.2 Vai trò của thông tin tài chính
Thị trƣờng chứng khoán ngày càng trở nên quan trọng, yêu cầu có
đƣợcthông tin hoạt động sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp của các nhà đầu
tƣ, nhà tài trợ,Hội đồng quản trị, cổ đông góp vốn …, thông tin tài chính của doanh
nghiệp phảiđƣợc cung cấp đầy đủ, nhanh chóng, kịp thời, chính xác và trung thực.
Vai trò của thông tin tài chính đặc biệt quan trọng, có thể nęu một vŕi vai trň
phổ biến nhƣ sau:
Thứ nhất: Thông tin tài chính đóng một vai trò quan trọng trong quy trình
xác định giá trị cổ phiếu. Để đánh giá triển vọng của doanh nghiệp thì phải phân
tích và đánh giá các thông tin tài chính hiện tại và quá khứ, vì vậy chất lƣợng thông
tin tài chính, phần lớn đƣợc phản ánh trong báo cáo tài chính có ảnh hƣởng đáng kể
đến kết quả định giá cổ phiếu.


8

Thứ hai: Dựa vào thông tin tài chính đƣợc công bố trên báo cáo tài chính,
nhất là các thông tin quan trọng mà nhà đầu tƣ chỉ có thể tìm thấy trong bản thuyết
minh báo cáo tài chính để đánh giá một doanh nghiệp trong môi trƣờng kinh doanh
đang có nhiều thay đổi nhƣ hiện nay, chẳng hạn đánh giá triển vọng của ngành
nghề, lợi thế cạnh tranh và chiến lƣợc của doanh nghiệp để phát triển ngành nghề
đó. Bởi vì thành phần chủ yếu của thuyết minh báo cáo tài đƣợc chia thành:
Thông tin về doanh nghiệp: nhà đầu tƣ sẽ quan tâm tới đặc điểm hoạt

(1)

đông của doanh nghiệp trong năm có ảnh hƣởng trọng yếu đến báo cáo tài chính.
Chuẩn mực và chế độ kế toán, kỳ kế toán và đơn vị tiền tệ sử dụng trong


(2)

kế toán.
Các chính sách kế toán đang áp dụng: Các số liệu kế toán bị ảnh hƣởng

(3)

rất nhiều bởi một phƣơng pháp kế toán mà doanh nghiệp đang áp dụng, các
phƣơng pháp kế toán đƣợc nêu cụ thể giúp nhà phân tích có cái nhìn đầy đủ và rõ
ràng hơn về tình hình tài chính và kết quả hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp.
Thông tin bổ sung cho các khoản mục trong báo cáo tài chính. Phần này

(4)

cung cấp thêm chi tiết, các khía cạnh đặc biệt của một khoản mục mà ngƣời sử
dụng thông tin cần phải biết để hiểu rõ khoản mục đó.
Những thông tin khác. Phần này thƣờng nằm ở cuối bản thuyết minh báo

(5)

cáo tài chính, nhƣng nó không kém phần quan trọng. Các thông tin mà nhà phân
tích, nhà đầu tƣ cần lƣu ý bao gồm: các khoản nợ tiềm tàng, các cam kết có giá trị
lớn, sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán, thông tin về các bên liên
quan, thông tin về khả năng hoạt động liên tục, các khoản điều chỉnh số liệu so
sánh…
Thứ ba: Thông tin trên báo cáo tài chính đƣợc lập và trình bày nhằm mục
đích đáp ứng những nhu cầu thông tin thông thƣờng của hầu hết ngƣời sử dụng.
Tuy nhiên, các báo cáo tài chính không cung cấp tất cả các thông tin mà ngƣời sử
dụng cần để tiến hành các quyết định kinh tế vì phần lớn chúng phản ánh các tác

động tài chính của các sự kiện trong quá khứ và không cung cấp các thông tin phi
tài chính. Mục tiêu của báo cáo tài chính là cung cấp thông tin về tình trạng tài
chính, thành quả thực hiện, dòng lƣu chuyển tiền và những thay đổi trong tình trạng


9

tài chính của một tổ chức, các thông tin này hữu ích cho nhiều ngƣời sử dụng trong
việc tiến hành ra các quyết định kinh tế. Để thông tin tài chính trở nên hữu ích, theo
quan điểm của Tổ chức nghiên cứu kế toán Úc (AARE), thông tin tài chính trở nên
hữu ích thể hiện qua các đặc tính chất lƣợng, bao gồm: tính phù hợp và đáng tin cậy
(đối với việc lựa chọn thông tin tài chính), tính có thể so sánh được và tính có thể
hiểu được (đối với việc trình bày thông tin tài chính). Cụ thể:
-

Tính phù hợp (Relevance)

Có nghĩa là chất lƣợng của thông tin tài chính nó tồn tại khi mà thông tin đó ảnh
hƣởng đến việc ra quyết định bởi ngƣời dùng về việc phân bổ các nguồn tài
nguyên khan hiếm bằng cách: (1) Giúp cho họ hình thành những dự báo về kết
quả trong quá khứ hoặc những sự kiện tƣơng lai; (2) Xác nhận hoặc hiệu chỉnh
các đánh giá trong quá khứ của họ; (3) Cho phép ngƣời sử dụng thông tin có thể
đánh giá trách nhiệm của ngƣời ngƣời cung cấp thông tin.
Điều này đặc biệt có ý nghĩa đối với các nhà đầu tƣ, tổ chức cho vay và không
kém phần quan trọng đối với các đối tƣợng sự dụng báo cáo tài chính khác. Đối
với thông tin tài chính mang tính phù hợp thì nó phải có giá trị về việc hỗ trợ
ngƣời sử dụng thông tin đó để đƣa ra và đánh giá những quyết định của mình về
việc phân bổ các nguồn tài nguyên khan hiếm và đánh giá trách nhiệm của
ngƣời cung cấp thông tin. Thực ra, bản thân thông tin không phải là một dự báo
về kết quả hay sự kiện tƣơng lai để trở nên hữu ích, mà chính các thông tin về

tình trạng hiện tại của các nguồn lực kinh tế, các nghĩa vụ pháp lý và hiệu quả
hoạt động trong quá khứ đƣợc trình bày mới là nền tảng để ngƣời sử dụng có thể
thiết lập các kỳ vọng. “Các thông tin đó để giúp ngƣời sử dụng đƣa ra những
quyết định của mình về việc phân bổ các nguồn tài nguyên khan hiếm thì nó
phải hỗ trợ họ trong việc đƣa ra các dự đoán về những tình huống trong tƣơng
lai và hình thành những kỳ vọng và phải đóng góp một vai trò khẳng định trong
việc tôn trọng các đánh giá trong quá khứ của họ. (SAC 3, đoạn 8)
-

Tính đáng tin cậy (Reliability)

Tính đáng tin cậy rất quan trọng đối với thông tin tài chính nó đòi hỏi “ thông tin
tài chính sẽ đƣợc xác định bởi mức độ tƣơng ứng giữa những thông tin mà nó
đƣợc truyền tải tới ngƣời dùng” Trong thực tế, thông tin trên báo cáo tài chính


10

thƣờng là kết quả của các quy trình phân loại, tổng hợp, phân bổ, ƣớc tính, điều
chỉnh khá phức tạp vv… nên không phải lúc nào cũng thực sự chính xác, và mối
liên hệ giữa số liệu và bản chất của sự kiện đƣợc trình bày trên báo cáo tài chính
có thể trở nên mơ hồ. Do vậy, “khả năng cho phép về việc kiểm tra khách quan,
độc lập từ bên ngoài sẽ làm cho thông tin đáng tin cậy hơn”. (SAC 3, đoạn 16)
-

Tính có thể so sánh được (Comparability)

“So sánh” có nghĩa là chất lƣợng của thông tin tài chính tồn tại khi ngƣời sử
dụng thông tin đó có thể nhận thức rõ và đánh giá về những điểm giống nhau và
khác nhau giữa bản chất và những ảnh hƣởng của các giao dịch và các sự kiện,

tại một thời điểm và theo thời gian hoặc là khi đánh giá các khía cạnh của một
thực thể báo cáo đơn lẻ hoặc một số thực thể báo cáo. Một ý nghĩa quan trọng
của tính có thể so sánh đó là ngƣời sử dụng thông tin cần đƣợc thông báo về các
chính sách đƣợc trình bày trong báo cáo tài chính tổng hợp, sự thay đổi của
những chính sách và những ảnh hƣởng của sự thay đổi đó. (SAC 3, đoạn 31)
Do đó, thông tin tài chính của công ty sẽ mang lại sự hữu ích nhiều hơn nữa nếu
đƣợc so sánh với những thông tin tƣơng tự của các công ty khác hoặc so sánh
với các thông tin qua các thời kỳ, thời điểm của cùng một công ty.
-

Tính có thể hiểu được (Understandability)

Có nghĩa là chất lƣợng thông tin tài chính tồn tại khi ngƣời sử dụng thông tin đó
có thể hiểu ý nghĩa của nó. Tuy nhiên, khả năng của ngƣời sử dụng có thể hiểu
đƣợc thông tin tài chính sẽ phụ thuộc vào một phần khả năng hiểu biết của họ và
một phần là do cách thức trình bày thông tin. Báo cáo tài chính tổng hợp phải
đƣợc xây dựng và có liên quan đến lợi ích của ngƣời sử dụng thông tin. (SAC 3,
đoạn 36)
Như vậy, thông tin tài chính đƣợc trình bày theo cách thức sao cho những ngƣời
có trình độ nhận thức tƣơng đối về kinh doanh, về hoạt động kinh tế... có thể dễ
dàng hiểu đƣợc.
Tóm lại: Thông tin tài chính có vai trò quan trọng trong quá trình xác định giá
cổ phiếu, giúp nhà đầu tƣ đánh giá chính xác về hoạt động của công ty, chẳng hạn
nhƣ triển vọng ngành nghề, lợi thế cạnh tranh... thông tin chỉ xuất hiện khi có nhu
cầu, nếu không có nhu cầu sử dụng thì sẽ không có thông tin, do đó điều quan trọng


11

nhất là thông tin phải hữu ích cho ngƣời sử dụng. Thông tin nói chung và thông tin

tài chính nói riêng chỉ hữu ích khi có đầy đủ các đặc tính chất lƣợng đáp ứng đƣợc
nhu cầu thông tin cho hầu hết ngƣời sử dụng khi họ tiến hành các quyết định kinh
tế.
1.1.2 Sự minh bạch thông tin tài chính
1.1.2.1 Khái niệm
Sự minh bạch là một thuật ngữ dùng để đánh giá chất lƣợng của báo cáo tài
chính. Chức năng cơ bản của báo cáo tài chính là cung cấp thông tin cho các đối
tƣợng bên ngoài doanh nghiệp, nhằm hỗ trợ cho các đối tƣợng này đƣa ra các quyết
định tối ƣu. Ngoài ra sự minh bạch còn đƣợc đề cập đến rất nhiều trong các lĩnh vực
nhƣ sự minh bạch của thị trƣờng tài chính hay sự minh bạch của trong việc quản trị
công ty, doanh nghiệp. Việc minh bạch trong hoạt động quản trị sẽ đảm bảo cho
doanh nghiệp hoạt động ổn định và tăng trƣởng vững chắc. Một doanh nghiệp có hệ
thống quản trị tốt và minh bạch bao giờ cũng có các chính sách quản trị rủi ro thích
hợp.
Trong phạm vi nghiên cứu, chúng tôi chỉ đề cập đến sự minh bạch thông tin
tài chính công bố hay là sự minh bạch của thông tin đƣợc trình bày trên các báo cáo
tài chính công bố bởi các công ty niêm yết.
Có nhiều khái niệm về sự minh bạch đƣợc đƣa ra bởi các tổ chức nghề
nghiệp cũng nhƣ trong nghiên cứu, có thể nêu một vài khái niệm phổ biến nhƣ sau:
Theo tổ chức S&P (Standard & Poors), sự minh bạch là công bố kịp thời và
đầy đủ của việc điều hành, hoạt động và tài chính của công ty cũng nhƣ các thông lệ
quản trị công ty liên quan đến quyền sở hữu, hội đồng quản trị, cơ cấu quản lý và
quy trình quản lý.
Theo nghiên cứu thực nghiệm của Trung Quốc, Robert W. McGee, Xiaoli
Yuan (2008), tính minh bạch là một thành phần rất quan trọng của báo cáo tài
chính. Các công ty phải công bố bất cứ điều gì mà có thể ảnh hƣởng đến quyết định
đầu tƣ của một nhà đầu tƣ và không có bất cứ thông tin quan trọng nào có thể đƣợc
che dấu”. Trong nghiên cứu còn đề cập tới một khía cạnh khác của tính minh bạch
chính là tính kịp thời. Việc tiết lộ thông tin “sớm còn hơn muộn”cho dù một số
thông tin đó cần phải kiểm chứng. Chẳng hạn nhƣ các công ty phát hành báo cáo tài



12

chính hàng năm của họ vào ngày 01 tháng 01 là rất kịp thời, nhƣng có một xác suất
nhất định rằng một số các thông tin trong báo cáo đó không phải là hoàn chỉnh hoặc
hoàn toàn chính xác so với việc nếu công ty đã dành nhiều thời gian chuẩn bị các
báo cáo và phát hành một vài tuần hoặc vài tháng sau đó vẫn trong thời gian quy
định.
Theo nghiên cứu của Robert M.Bushman, Piotroski và Smith (2001), xem
xét sự minh bạch trên góc độ công ty: “Minh bạch công ty đƣợc định nghĩa nhƣ là
sự sẵn có phổ biến của các thông tin thích hợp và đáng tin cậy về công việc thực
hiện định kỳ, những vị thế tài chính, các cơ hội đầu tƣ, quản trị, giá trị và những rủi
ro của các giao dịch công khai.
Theo Barth và Schipper (2008), sự minh bạch là một đặc tính đƣợc mong đợi
của báo cáo tài chính, đƣợc định nghĩa là phạm vi mà các báo cáo tài chính cho thấy
các giá trị kinh tế ngầm định của tổ chức theo cách sẵn sàng cho sự hiểu biết của
những ngƣời sử dụng các báo cáo này.
Theo Kulzick (2004), Blanchet (2002) và Prickett (2002), nghiên cứu sự
minh bạch trên quan điểm của ngƣời sử dụng thông tin, theo họ minh bạch của
thông tin bao gồm:
-

Sự chính xác: thông tin phản ánh chính xác dữ liệu tổng hợp từ sự kiện phát
sinh.

-

Sự nhất quán: thông tin đƣợc trình bày có thể so sánh đƣợc và là kết quả của
những phƣơng pháp đƣợc áp dụng đồng nhất.


-

Sự thích hợp: khả năng thông tin tạo ra các quyết định khác biệt, giúp ngƣời sử
dụng dự đoán kết quả trong quá khứ, hiện tại và tƣơng lai hoặc giúp xác nhận
và hiệu chỉnh các mong đợi.

-

Sự đầy đủ: thông tin phản ánh đầy đủ các sự kiện phát sinh và các đối tƣợng có
liên quan.

-

Sự rõ ràng: thông tin truyền đạt đƣợc thông điệp và dễ hiểu.

-

Sự kịp thời: thông tin có sẵn cho ngƣời sử dụng trƣớc khi thông tin giảm khả
năng ảnh hƣớng đến các quyết định.

-

Sự thuận tiện: thông tin đƣợc thu thập và tổng hợp dễ dàng.


13

Tóm tại: Từ những nghiên cứu đã đề cập ở trên, chúng tôi thấy rằng các đặc
điểm của minh bạch thông tin tài chính có thể xem là sự sẵn có của các thông tin tài

chính cho ngƣời sử dụng và giữa ngƣời cung cấp thông tin và ngƣời sử dụng thông
tin không tồn tại sự bất cân xứng về thông tin.
1.1.2.2 Vai trò của sự minh bạch thông tin tài chính
Việc công bố thông tin tài chính minh bạch cho ngƣời sử dụng thông tin tài
chính là các nhà đầu tƣ sẽ góp phần giảm thiểu rủi ro do “thông tin bất cân xứng”
bởi vì trong nền kinh tế mà nguồn vốn chủ yếu huy động qua thị trƣờng vốn thì vai
trò của nhà đầu tƣ đặc biệt đƣợc quan tâm. Khi có thông tin tài chính minh bạch các
nhà đầu tƣ sẵn lòng chấp nhận mức lợi tức kỳ vọng thấp hơn, qua đó làm giảm chi
phí vốn cho doanh nghiệp.
Sự minh bạch thông tin tài chính của doanh nghiệp sẽ là cơ sở quan trọng để
phát triển bền vững, làm gia tăng giá trị của các doanh nghiệp nói chung. Muốn
phát triển mạnh và bền vững, doanh nghiệp cũng nhƣ các tổ chức ngân hàng đều
cần phải đề cao tính minh bạch.
Sự minh bạch thông tin tài chính có vai trò quan trọng khi xem xét trên nhiều
góc độ khác nhau nhƣ: các công ty công bố thông tin tài chính, ngƣời sử dụng thông
tin tài chính và thị trƣờng tài chính nhƣng quan trọng hơn là thị trƣờng vốn. Các
nghiên cứu minh họa cho các lập luận trên đƣợc nêu dƣới đây:
-

Theo nghiên cứu của tổ chức Standard & Poor, vai trò của minh bạch thông
tin cũng là vai trò của việc công bố thông tin trong việc giảm thông tin bất
cân xứng giữa các cổ đông nội bộ và các cổ đông thiểu số, chủ nợ hay các
bên liên quan khác. Minh bạch trong quản trị công ty bao gồm việc công bố
thông tin có ý nghĩa và kịp thời, đầy đủ về hội đồng quản trị, quá trình quản
lý công ty.

-

Theo OECD (1999), công khai và minh bạch thông tin tài chính là một phần
quan trọng của khuôn mẫu quản trị công ty và đƣợc coi là một chứng chỉ

quan trọng của chất lƣợng quản trị công ty. Thực tế, theo nghiên cứu của
Beeks và Brown (2005) cho rằng các công ty có chất lƣợng quản trị công ty
cao hơn thì sẽ công bố thông tin nhiều hơn. Tính dễ hiểu, tính thích hợp,
minh bạch, đáng tin cậy, kịp thời và công bố đầy đủ thông tin các kết quả


14

hoạt động kinh tế, cấu trúc, quy trình đƣợc sử dụng trong các tổ chức
sẽcungcấpchocác bên liên quanmột cái nhìnđúng sự thật vàcôngbằngvề công
tyvàchất lƣợngcủacác tiêu chuẩnquản trị doanh nghiệpđang áp dụng. Cơ chế
công bố và minh bạch đƣợc thiết lập để bảo vệ quyền lợi của các cổ đông
thiểu số, các chủ nợ và những ngƣời ngoài công ty ra quyết định mà họ là
ngƣời không có biết nhiều về công ty.....chỉ dựa trên các thông tin mà công
ty công bố.
-

Theo Pankaj Madhani (2007), minh bạch là công bố kịp thời và đầy đủ thông
tin về hoạt động và tài chính của công ty và thông lệ quản trị doanh nghiệp
liên quan đến vốn chủ sở hữu, cơ cấu quản lý và quy trình của nó. Minh bạch
là một yếu tố quan trọng ảnh hƣởng đến sức hấp dẫn của công ty đối với các
nhà đầu tƣ và là một yếu tố quan trọng của quản trị doanh nghiệp. Mức độ
minh bạch phụ thuộc vào sự sẵn sàng và khả năng quản lý để khắc phục bất
kỳ sự khác biệt thông tin với những ngƣời tham gia thị trƣờng. Trong thời
đại của nền kinh tế thông tin, minh bạch trong báo cáo tài chính là rất quan
trọng. Các công ty không đạt tiêu chuẩn về minh bạch thông tin thì sẽ có
nguy cơ thiệt hại đáng kể trong sự tín nhiệm quản lý. Trong trƣờng hợp xấu
nhất, các công ty có thể phải đối mặt với một sự xói mòn niềm tin cổ đông,
vốn hóa thị trƣờng tín dụng bị thiệt hại và tính thanh khoản thị trƣờng. Việc
tự nguyện công bố thông tin và các báo cáo tài chính minh bạch sẽ giúp cho

việc xây dựng lợi thế cạnh tranh bền vững lâu dài của các công ty niêm yết.
Nhƣ vậy: Minh bạch thông tin là một trong những nhân tố quan trọng nhất

giúp thị trƣờng chứng khoán phát triển. Với tƣ cách là một ngƣời chủ sở hữu của
doanh nghiệp, cổ đông của công ty hoàn toàn đƣợc quyền biết rõ tình trạng doanh
nghiệp của mình. Khi các doanh nghiệp này đã đƣợc niêm yết trên sàn giao dịch
chứng khoán thì câu chuyện minh bạch thông tin doanh nghiệp không chỉ dừng lại ở
những ngƣời chủ sở hữu mà còn là chuyện của những nhà đầu tƣ. Doanh nghiệp
niêm yết phải có trách nhiệm công bố thông tin một cách rõ ràng minh bạch theo
đúng pháp luật để cho các nhà đầu tƣ có những quyết định đúng đắn.


×