Tải bản đầy đủ (.pdf) (103 trang)

Giải pháp hạn chế rủi ro tác nghiệp tại công ty cho thuê tài chính ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (938.75 KB, 103 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
-----oOo-----

NGUYỄN THỊ THANH NGA

GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TÁC
NGHIỆP TẠI CÔNG TY CHO THUÊ TÀI
CHÍNH II – NGÂN HÀNG NÔNG
NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
VIỆT NAM
Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng
Mã số: 60340201

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. TRẦM THỊ XUÂN HƯƠNG

TP. Hồ Chí Minh - Năm 2013


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài: “Giải pháp hạn chế rủi ro tác nghiệp tại Công ty Cho thuê
Tài chính II- Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam” là công
trình nghiên cứu của riêng tôi với sự hướng dẫn nhiệt tình của người hướng dẫn khoa
học là PGS.TS Trầm Thị Xuân Hương. Các số liệu sử dụng trong luận văn là trung
thực, do chính tác giả thu thập và phân tích. Các nội dung trích dẫn đều nêu rõ nguồn
gốc.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Nguyễn Thị Thanh Nga




MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ, HÌNH VẼ
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài................................................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................. 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................ 2
4. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................... 2
5. Ý nghĩa thực tiễn ................................................................................................... 3
6. Lịch sử vấn đề nghiên cứu .................................................................................... 3
7. Cấu trúc luận văn .................................................................................................. 3
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ HẠN CHẾ RỦI RO TÁC NGHIỆP TẠI CÔNG
TY CHO THUÊ TÀI CHÍNH ..................................................................................... 5
1.1TỔNG QUAN VỀ CHO THUÊ TÀI CHÍNH .......................................................... 5
1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển ...................................................................... 5
1.1.2 Khái niệm cho thuê tài chính ........................................................................... 6
1.1.3 Đặc điểm của cho thuê tài chính ...................................................................... 6
1.1.4 Phân biệt giữa cho thuê tài chính với các hình thức cấp tín dụng khác .......... 7
1.1.5 Các phương thức cho thuê tài chính phổ biến ................................................. 9
1.1.6 Những lợi ích của cho thuê tài chính ............................................................. 11
1.1.7 Hạn chế của cho thuê tài chính ...................................................................... 13
1.2 RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC CÔNG TY CHO
THUÊ TÀI CHÍNH ................................................................................................ 13
1.2.1 Khái niệm rủi ro ............................................................................................. 13



1.2.2 Các loại rủi ro trong hoạt động kinh doanh của công ty cho thuê tài chính .. 13
1.2.3 Rủi ro tác nghiệp tại Công ty cho thuê tài chính ........................................... 15
1.3 CÁC CHUẨN MỰC BASEL VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÁC NGHIỆP TẠI CÁC
TỔ CHỨC TÍN DỤNG ................................................................................................ 18
1.3.1 Lịch sử vắn tắt của hiệp ước Basel II ............................................................ 18
1.3.2 Các vấn đề chính trong quản trị rủi ro tác nghiệp theo ủy ban Basel ............ 19
1.4 HẠN CHẾ RỦI RO TÁC NGHIỆP TẠI CÔNG TY CHO THUÊ TÀI CHÍNH .. 21
1.4.1 Khái niệm về hạn chế rủi ro tác nghiệp ......................................................... 21
1.4.2 Quy trình quản lý rủi ro tác nghiệp ................................................................ 21
1.4.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác hạn chế rủi ro tác nghiệp ...................... 23
1.4.4 Sự cần thiết phải hạn chế rủi ro tác nghiệp .................................................... 24
1.5 KINH NGHIỆM HẠN CHẾ RỦI RO TÁC NGHIỆP CỦA CÁC NƯỚC TRÊN
THẾ GIỚI VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM ĐỐI VỚI VIỆT NAM ..................... 25
1.5.1 Kinh nghiệm hạn chế rủi ro tác nghiệp của các tổ chức tín dụng trên thế giới
............................................................................................................................... 25
1.5.2 Bài học kinh nghiệm đối với các tổ chức tín dụng Việt Nam ...................... 26
Kết luận Chương 1 ....................................................................................................... 28
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG HẠN CHẾ RỦI RO TÁC NGHIỆP TẠI CÔNG TY
CHO THUÊ TÀI CHÍNH II- NHO&PTNT VIỆT NAM ....................................... 30
2.1 GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CHO THUÊ TÀI CHÍNH II-NGÂN HÀNG NÔNG
NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM ........................................... 30
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển .................................................................... 30
2.1.2 Lĩnh vực hoạt động ........................................................................................ 33
2.1.3 Tình hình hoạt động kinh doanh từ 2009 đến 2012 ....................................... 33
2.2. THỰC TRẠNG RỦI RO TÁC NGHIỆP TẠI CÔNG TY CHO THUÊ TÀI
CHÍNH II ..................................................................................................................... 37
2.2.1Thực trạng rủi ro tác nghiệp tại Công ty Cho thuê Tài chính II ..................... 37



2.2.2 Thực trạng công tác hạn chế rủi ro tác nghiệp tại Công ty Cho thuê Tài chính
II .............................................................................................................................. 50
2.2.3 Đánh giá thực trạng công tác hạn chế rủi ro tác nghiệp tại Công ty Cho thuê
Tài chính II.............................................................................................................. 54
Kết luận Chương 2 ....................................................................................................... 56
CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TÁC NGHIỆP TẠI CÔNG TY
CHO THUÊ TÀI CHÍNH II-NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN
NÔNG THÔN VIỆT NAM ........................................................................................ 57
3.1 ĐỊNH HƯỚNG HẠN CHẾ RỦI RO TÁC NGHIỆP TẠI CÔNG TY CHO THUÊ
TÀI CHÍNH II .............................................................................................................. 57
3.1.1 Định hướng chung về hoạt động của Công ty Cho thuê Tài chính II đến năm
2015 ........................................................................................................................ 57
3.1.2 Định hướng hạn chế rủi ro tác nghiệp tại Công ty Cho thuê Tài chính II ..... 57
3.2 CÁC GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TÁC NGHIỆP TẠI CÔNG TY CHO THUÊ
TÀI CHÍNH II .............................................................................................................. 58
3.2.1 Nhóm giải pháp thuộc về nhân tố con người ................................................. 58
3.2.2 Nhóm giải pháp thuộc về quy trình nghiệp vụ và hệ thống hỗ trợ ................ 61
3.3.3 Nhóm các giải pháp khác ............................................................................... 63
3.3 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ........................................................................................... 64
3.3.1 Kiến nghị đối với chính phủ và các cơ quan ban ngành ................................ 64
3.3.2 Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước ........................................................ 65
3.3.3 Kiến nghị đối với Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Việt
Nam ......................................................................................................................... 66
Kết luận Chương 3 ....................................................................................................... 67
KẾT LUẬN ................................................................................................................. 68
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC 01. HIỆP ƯỚC BASEL II


PHỤ LỤC 02. HOẠT ĐỘNG NGHIỆP VỤ CHỦ YẾU TẠI CÔNG TY CHO

THUÊ TÀI CHÍNH II
PHỤ LỤC 03. BẢNG CÂU HỎI PHỎNG VẤN Ý KIẾN CHUYÊN GIA
PHỤ LỤC 04. BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT
PHỤ LỤC 05. KẾT QUẢ PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VỚI SPSS


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
ALCII

: Công ty Cho thuê Tài chính II- Ngân hàng Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam

AMA

: Advanced Measurement Approach- hệ thống đo lường rủi
ro hiện đại

CTTC

: Cho thuê tài chính

EFA

: Exploraiton Factor Analysis- Phân tích nhân tố khám phá

IBM

: International Business Machines- Tập đoàn công nghệ
máy tính đa quốc gia


ING GROUP

: Internatinal Netherlands Group- Tập đoàn về ngân hàng
và tài chính đa quốc gia

KMO

: Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy- Chỉ
số dùng để xem xét sự thích hợp của nhân tố

NHNo&PTNT

: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

NHNo

: Ngân hàng Nông nghiệp

NHNN

: Ngân hàng Nhà nước

NHTM

: Ngân hàng thương mại

RRTN

: Rủi ro tác nghiệp


Sig.

: Observed Significance level- Mức ý nghĩa quan sát

SPSS

: Statistical Package for Social Sciences- Phần mền xử lý
thống kê dùng trong các ngành khoa học xã hội.


DANH MỤC CÁC BẢNG

Trang
Bảng 1.1: Sự khác nhau giữa CTTC và cho vay trung và dài hạn

8

Bảng 1.2: Sự khác nhau giữa CTTC và cho thuê vận hành

9

Bảng 2.1: Tổng hợp số liệu nguồn vốn huy động từ 2009-2012

34

Bảng 2.2: Kết quả phân tích độ tin cậy bằng hệ số Cronbach alpha

43

Bảng 2.3: Kết quả phân tích nhân tố khám phá-EFA đối với các biến độc lập 45

Bảng 2.4: Kết quả phân tích nhân tố khám phá-EFA đối với biến phụ thuộc

46

Bảng 2.5: Kết quả phân tích hồi qui

47

Bảng 2.6: Kết quả đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố

48

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Trang
Biểu đồ 2.1: Cơ cấu dư nợ cho thuê từ 2009-2012

35

Biểu đồ 2.2: Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ từ 2009-2012

35

Biểu đồ 2.3: Lợi nhuận trước thuế từ 2009-2012

36

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ

Trang
Hình 1.1: Quy trình quản lý rủi ro tác nghiệp


21

Hình 1.2: Mô hình quản lý rủi ro tác nghiệp theo tài liệu tư vấn Deuchtbank 27



1

LỜI MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, các tổ chức tín dụng nói
chung và các NHTM nói riêng có cơ hội tiếp cận gần hơn với trình độ và chuẩn
mực quốc tế. Tuy nhiên, xu hướng tự do hóa và toàn cầu hóa kinh tế khiến hoạt
động kinh doanh của các tổ chức tín dụng tại Việt Nam ngày càng trở nên phức tạp
và gặp phải nhiều rủi ro trong đó có rủi ro tác nghiệp. Rủi ro tác nghiệp là rủi ro liên
quan đến nhiều yếu tố như: con người, hệ thống, quy trình, pháp lý và cả các yếu tố
bên ngoài. Đây là những yếu tố thường xuyên biến đổi và khó lường đón được nên
loại rủi ro này xuất hiện trong hầu hết các tổ chức tín dụng. Chiếu theo Basel II, rủi
ro tác nghiệp là một trong ba rủi ro lớn mà các tổ chức tín dụng phải chú ý. Tuy
nhiên, trên thực tế nhiều tổ chức tín dụng trong nước mới chỉ chú ý đến rủi ro tín
dụng, sau đó là rủi ro thị trường trong khi chưa mấy quan tâm đến rủi ro tác nghiệp.
Những năm gần đây, các NHTM Việt Nam và các tổ chức tín dụng đã phải
gánh chịu những tổn thất không nhỏ do rủi ro tác nghiệp gây ra. Một số nghiên cứu
tại các nước phát triển ghi nhận, rủi ro tác nghiệp có thể gây ra tổn hại khoảng 10%
lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Việc để xảy ra rủi ro tác nghiệp
không chỉ gây tổn thất cho các tổ chức tín dụng về vật chất và nguồn nhân lực mà
còn có thể khiến cho uy tín của các tổ chức này bị ảnh hưởng.
Cũng như một số tổ chức tín dụng khác, Công ty Cho thuê tài chính II- Ngân

hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam cũng đang đối mặt với rủi ro
tác nghiệp và những tổn thất do rủi ro này gây ra. Trên phương tiện thông tin đại
chúng thời gian gần đây, có thể thấy rằng những sai phạm của Công ty Cho thuê Tài
chính II xuất phát chủ yếu từ hoạt động tác nghiệp. Rủi ro tác nghiệp đã làm ảnh
hưởng nghiêm trọng đến hoạt động kinh doanh cũng như uy tín của Công ty Cho
thuê Tài chính II.Chính vì thế, vai trò của việc quản lý và hạn chế rủi ro tác nghiệp
ngày càng có ý nghĩa quan trọng và cần thiết. Đây cũng chính là lý do người nghiên
cứu xác định đề tài nghiên cứu: “ Giải pháp hạn chế rủi ro tác nghiệp tại Công ty
Cho thuê Tài chính II- Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt
Nam”


2

2. Mục tiêu nghiên cứu
-

Phân tích những nội dung cơ bản của rủi ro tác nghiệp và ảnh hưởng của rủi ro
tác nghiệp tới hoạt động kinh doanh của công ty cho thuê tài chính.

-

Xác định các nhân tố tác động đến rủi ro tác nghiệp nói chung và rủi ro tác
nghiệp tại Công ty Cho thuê Tài chính II nói riêng

-

Đánh giá thực trạng công tác hạn chế rủi ro tác nghiệp tại Công ty Cho thuê Tài
chính II, tìm ra những tồn tại và nguyên nhân của những tồn tại đó.


-

Đề xuất một số giải pháp hạn chế rủi ro tác nghiệp tại Công ty Cho thuê Tài
chính II, góp phần giúp Công ty hoạt động kinh doanh an toàn và hiểu quả, giảm
thiểu tối đa các chi phí và tổn thất do rủi ro tác nghiệp gây ra.

3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
-

Đối tượng nghiên cứu: Hạn chế rủi ro tác nghiệp tại Công ty Cho thuê Tài chính
II- Ngân hàng Nông nghiệp Và Phát triển Nông thôn Việt Nam.

-

Phạm vi nghiên cứu: tại Công ty Cho thuê Tài chính II từ năm 2009 đến 2012

4. Phương pháp nghiên cứu
Với mục tiêu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu trên, đề tài được thực hiện
thông qua hai phương pháp nghiên cứu sau:
-

Phương pháp nghiên cứu định tính:
• Sử dụng phương pháp nghiên cứu thống kê, so sánh, phân tích …đi từ cơ
sở lý thuyết đến thực tiễn nhằm giải quyết và làm sáng tỏ mục đích đặt ra
trong luận văn.
• Nghiên cứu tình huống, đối chiếu nhằm đánh giá thực trạng công tác hạn
chế rủi ro tác nghiệp tại Công ty Cho thuê Tài Chính II

-


Phương pháp nghiên cứu định lượng: được sử dụng bằng cách khảo sát ý kiến
của lãnh đạo và nhân viên công ty Cho thuê Tài Chính II thông qua bảng câu hỏi
nhằm xác định các nhân tố tác động đến rủi ro tác nghiệp tại Công ty Cho thuê
Tài chính II
• Phương pháp chọn mẫu: Lấy mẫu thuận tiện
• Kích thước mẫu: 150


3

• Đối tượng chọn làm mẫu: Lãnh đạo và cán bộ nhân viên Công ty Cho
thuê Tài chính II
• Phương pháp thu thập dữ liệu: khảo sát bằng bảng câu hỏi
• Phương pháp phân tích dữ liệu: Dữ liệu được phân tích trên phần mềm
SPSS 16.0

5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
Về phương diện khoa học: Kết quả của nghiên cứu củng cố và bổ sung cơ sở
lý luận về rủi ro tác nghiệp, các nhân tố tác động đến rủi ro tác nghiệp cũng như các
giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tác nghiệp.
Về phương diện thực tiễn: qua nghiên cứu đề tài có thể là cơ sở khoa học cho
Công ty Cho thuê tài chính II xây dựng kế hoạch quản lý rủi ro tác nghiệp. Góp
phần giúp Công ty khắc phục những tồn tại, hạn chế trong công tác hạn chế rủi ro
tác nghiệp hiện nay và giảm thiểu đến mức thấp nhất những thiệt hại do rủi ro tác
nghiệp gây ra.

6. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Trên thế giới cũng như ở Việt Nam, đã có rất nhiều nghiên cứu về rủi ro tác
nghiệp, về quản trị rủi ro tác nghiệp và các giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tác
nghiệp. Tuy nhiên hầu hết các nghiên cứu chỉ tập trung vào rủi ro tác nghiệp trong

lĩnh vực ngân hàng, riêng đối với lĩnh vực cho thuê tài chính vấn đề này còn khá
mới mẻ.

7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, nội dung chính của luận văn được triển
khai thành 3 chương:
CHƯƠNG 1 – TỔNG QUAN VỀ HẠN CHẾ RỦI RO TÁC NGHIỆP
TẠI CÔNG TY CHO THUÊ TÀI CHÍNH
CHƯƠNG 2 – THỰC TRẠNG HẠN CHẾ RỦI RO TÁC NGHIỆP TẠI
CÔNG TY CHO THUÊ TÀI CHÍNH II- NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP
VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM


4

CHƯƠNG 3 − GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TÁC NGHIỆP TẠI CÔNG
TY CHO THUÊ TÀI CHÍNH II- NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM


5

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ HẠNCHẾ RỦI RO TÁC NGHIỆP TẠI
CÔNG TY CHO THUÊ TÀI CHÍNH
1.1

TỔNG QUAN VỀ CHO THUÊ TÀI CHÍNH

1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển
Cho thuê tài chính là một hình thức tài trợ vốn trung và dài hạn đã được sáng

tạo từ rất sớm trong lịch sử văn minh nhân loại. Theo thư tự cổ, các giao dịch thuê
tài sản đã xuất hiện từ năm 2800 trước công nguyên tại thành phố Sumerian, những
tài sản được đem thuê bấy giờ là các công cụ sản xuất nông nghiệp, xúc vật kéo, nhà
cửa, ruộng đất…các chủ thể tham gia vào hoạt động này chủ yếu là những người
trực tiếp sản xuất. Đến những năm 1700 trước công nguyên, vua Babilon là
Hammunabi đã ban hành nhiều văn bản quan trọng tạo thành một bộ luật lớn trong
đó đưa ra các qui định về hoạt động thuê tài sản. Ngoài ra, các khảo sát còn cho
thấy hoạt động cho thuê cũng xuất hiện ngay trong các nền văn minh cổ đại khác:
Hy Lạp- La Mã, Ai Cập…Các giao dịch cho thuê trong thời kỳ này có những đặc
điểm tương tự như hoạt động cho thuê vận hành hiện nay và tồn tại trong một thời
gian khá dài
Đầu thế kỷ XIX, sự phát triển của sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, giao
thông vận tải…đã cho ra đời nhiều loại thiết bị mới phù hợp để cho thuê. Do đó,
hoạt động cho thuê tài chính đã có sự phát triển đáng kể về số lượng và chủng loại
thiết bị, từng bước hoàn thiện để trở thành công cụ tài chính được nhiều người chấp
nhận. Tín dụng thuê mua đầu tiên được thực hiện tại Hoa Kỳ vào năm 1952 do một
công ty có tên United States Leasing Corporation. Sau đó, nghiệp vụ này nhanh
chóng xâm nhập vào Châu Âu đầu những năm 60- đã được ghi vào Luật thuê tài sản
của Pháp năm 1960 với tên gọi là “ Credit Bail”, cũng vào năm 1960 hợp đồng thuê
mua đầu tiên được thảo ra ở Anh có giá trị 18.000 bảng Anh
Tại Việt Nam, hoạt động cho thuê tài sản xuất hiện từ những năm thập niên
90 của thế kỷ XX, nhưng hoạt động này chỉ trở thành tín dụng thuê mua kể từ tháng
5/1995 khi ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành “ Thể lệ tín dụng thuê mua”.
Ngày 09/10/1995, Chính phủ ban hành Nghị định 64/CP về quy chế tạm thời tổ
chức và hoạt động của công ty cho thuê tài chính, đánh dấu sự phát triển của tín


6

dụng thuê mua thành hoạt động cho thuê tài chính tại Việt Nam. Tháng 10/1996,

công ty cho thuê tài chính đầu tiên được thành lập tại Việt Nam dưới hình thức liên
doanh, sau đó hàng loạt các công ty cho thuê tài chính khác được thành lập và đi
vào hoạt động. Ngày 02/05/2001, Chính phủ ban hành Nghị định 16/2001/NĐ-CP
về tổ chức và hoạt động của công ty cho thuê tài chính, tiếp sau đó là Nghị định
65/2005/NĐ-CP ngày 19/05/2005 và Nghị định 95/2008/NĐ-CP ban hành ngày
25/08/2008 quy định về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định
16/2001/NĐ-CP. Điều này cho thấy hoạt động cho thuê tài chính tại Việt Nam đang
ngày càng hoàn thiện hơn và phát triển thành một hình thức cấp tín dụng chuyên
nghiệp.
1.1.2 Khái niệm cho thuê tài chính
Cho thuê tài chính là hình thức cấp tín dụng trung dài hạn, trong đó bên cho
thuê chuyển giao cho bên thuê quyền sử dụng tài sản cho thuê trong một khoản thời
gian xác định. Trong thời gian sử dụng tài sản, bên thuê phải trả tiền cho bên cho
thuê. Khi kết thúc thời hạn cho thuê, bên thuê được quyền mua lại tài sản thuê hoặc
tiếp tục thuê tài sản hoặc hoàn trả lại tài sản cho bên cho thuê.
Tại Việt Nam, theo nghị định số 16/2001/NĐ-CP: Cho thuê tài chính là
hoạt động tín dụng trung và dài hạn thông qua việc cho thuê máy móc, thiết bị,
phương tiện vận chuyển và các động sản khác trên cơ sở hợp đồng cho thuê giữa
bên cho thuê với bên thuê. Bên cho thuê cam kết mua máy móc, thiết bị, phương tiện
vận chuyển và các động sản khác theo yêu cầu của bên thuê và nắm giữ quyền sở
hữu đối với các tài sản cho thuê. Bên thuê sử dụng tài sản thuê và thanh toán tiền
thuê trong suốt thời hạn thuê đã được hai bên thỏa thuận.
1.1.3 Đặc điểm của cho thuê tài chính
Ngoài những đặc điểm chung của nghiệp vụ cấp tín dụng, cho thuê tài chính
có những điểm đặc thù:
-

Cho thuê tài chính là nghiệp vụ cấp tín dụng trung và dài hạn. Thời hạn của
CTTC chiếm phần lớn thời gian hữu dụng của tài sản. Tài sản cho thuê là tài
sản có giá trị lớn và thời gian hữu dụng dài.



7

-

Cho thuê tài chính là nghiệp vụ cấp tín dụng bằng tài sản. Bên cho thuê trực
tiếp mua tài sản theo yêu cầu của bên thuê và chuyển giao cho bên thuê sử
dụng.

-

Trong CTTC, bên thuê không cần dùng tài sản của mình để bảo đảm nghĩa
vụ trả nợ. Tài sản cho thuê cũng chính là tài sản bảo đảm vì trong suốt thời
hạn cho thuê, quyền sở hữu tài sản cho thuê thuộc về bên cho thuê

-

Trong CTTC, bên thuê không cần có vốn tự có tham gia vào quá trình hình
thành tài sản cho thuê. Bên cho thuê trực tiếp ký hợp đồng mua toàn bộ tài
sản cho thuê và thanh toán toàn bộ chi phí phát sinh cho việc hình thành tài
sản cho thuê.

-

Cho thuê tài chính là loại hình tín dụng sản xuất kinh doanh. Tài sản cho thuê
là các máy móc, thiết bị phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh của bên thuê.

-


Trong nghiệp vụ CTTC có sự tham gia của ba chủ thể: bên cho thuê, bên
thuê và bên cung cấp

• Bên cho thuê là các công ty CTTC, là một tổ chức tín dụng được thành lập để
thực hiện nghiệp vụCTTC bao gồm các công ty cho thuê tài chính độc lập và
các công ty cho thuê tài chính trực thuộc ngân hàng thương mại
• Bên thuê là các tổ chức và cá nhân có nhu cầu sử dụng tài sản thuê cho hoạt
động sản xuất kinh doanh
• Bên cung cấp là đơn vị sản xuất ra những tài sản cho thuê
-

Hợp đồng cho thuê tài chính là loại hợp đồng không hủy ngang.

1.1.4 Phân biệt cho thuê tài chính với các hình thức cấp tín dụng khác
1.1.4.1Phân biệt giữa cho thuê tài chính và cho vay trung dài hạn
Cho thuê tài chính cũng như cho vay trung và dài hạn của các NHTM đều có
cùng đặc điểm đó là đều là hoạt động tín dụng trung và dài hạn của các tổ chức tín
dụng. Tuy nhiên , với những đặc thù riêng biệt của mình, CTTC và cho vay trung
dài hạn của NHTM có những điểm khác biệt sau đây:


8

Bảng 1.1: Sự khác nhau giữa cho thuê tài chính và cho vay trung dài hạn

HÌNH THỨC
STT

TIÊU CHÍ


CHO THUÊ TÀI CHÍNH

CHO VAY TRUNG,
DÀI HẠN

1

Hình thái tài trợ

Bằng hiện vật

Bằng tiền

2

Tài sản thế chấp

Không bắt buộc phải có tài

Bắt buộc phải có tài sản

đảm bảo khoản vay

sản thế chấp

thế chấp

3

Hình thức pháp lý


Hợp đồng cho thuê

Hợp đồng tín dụng

4

Chủ thể tham gia

Ba bên: Bên thuê, bên cho

Hai bên: Người đi vay

thuê và bên cung ứng tài sản và người cho vay
5

6

Tài sản thuê thuộc sở hữu

Tài sản đứng tên sở hữu

của Bên cho thuê trong suốt

của người vay trong

thời hạn thuê.

suốt thời hạn vay


Chuyển giao quyền

Cuối thời hạn thuê, có sự

Không đặt ra vấn đề sở

sở hữu

chuyển giao quyền sở hữu

hữu tiền vay của bên

hay không tùy vào thỏa

vay khi kết thúc thời

thuận của hai bên

hạn vay.

Quyền sở hữu

1.1.4.2Phân biệt giữa cho thuê tài chính và cho thuê vận hành
Hai hình thức CTTC và cho thuê vận hành đều có điểm giống nhau là cùng
có sự tách biệt giữa quyền chiếm hữu, quyền định đoạt tài sản với quyền sử dụng tài
sản. Tài sản thuộc quyền chiếm hữu, định đoạt của người cho thuê nhưng quyền sử
dụng tài sản được người cho thuê giao lại cho người đi thuê khai thác. Tuy nhiên,
hai hình thức này cũng có những điểm khác nhau cơ bản sau đây:



9

Bảng 1.2:Sự khác nhau giữa cho thuê tài chính và cho thuê vận hành

HÌNH THỨC

CHO THUÊ TÀI

CHO THUÊ VẬN

CHÍNH

HÀNH

STT TIÊU CHÍ
1

Thời hạn thuê

Trung, dài hạn

Ngắn hạn

2

Quyền hủy bỏ hợp

Không được phép hủy bỏ

Có thể được phép hủy bỏ


Thuộc về Bên thuê

Thuộc về Bên cho thuê

Mức thu hồi vốn của

Tổng số tiền thuê bằng

Tổng số tiền thuê một

hợp đồng

hoặc lớn hơn giá trị tài

hợp đồng nhỏ hơn nhiều

sản

so với giá trị tài sản

Chuyển quyền sở

Có điều khoản thỏa thuận

Không có thỏa thuận

hữu hoặc bán tài sản

chuyển quyền sở hữu, bán


đồng
3

Trách nhiệm bảo
hiểm, thuế và bảo trì

4

5

hoặc tiếp tục cho thuê
6

Trách nhiệm về rủi

Bên thuê phần lớn chịu

Bên cho thuê phần lớn

ro liên quan đến tài

mọi rủi ro, kể cả rủi ro

chịu mọi rủi ro, chỉ trừ

sản

không phải do mình gây


lỗi do bên thuê gây ra

ra
7

Ưu đãi về thuế

Người thuê được hưởng

Người cho thuê hưởng
và khấu trừ vào tiền thuê

8

Cung ứng tài sản

Tài sản cho thuê thường

Tài sản cho thuê thường

thuê

do người thuê đặt hàng,

do người cho thuê cung

giao nhận và sử dụng

cấp


1.1.5 Các phương thức cho thuê tài chính phổ biến
1.1.5.1Cho thuê tài chính thông thường
Đây là hình thức cho thuê tài chính đặc trưng và chủ yếu nhất. Theo hình
thức này Bên thuê lựa chọn tài sản, lựa chọn nhà cung cấp, Bên cho thuê mua, thanh


10

toán tiền mua tài sản và giao cho Bên thuê sử dụng. Nhà cung cấp giao tài sản đúng
theo hợp đồng mua bán ký với bên cho thuê. Sau khi hoàn thành nghĩa vụ thanh
toán đầy đủ số tiền thuê, Bên cho thuê làm thủ tục thanh lý hợp đồng CTTC và xử
lý tài sản cho thuê.
Cho thuê tài chính thông thường là phương thức cho thuê chiếm tỷ trọng lớn
trong thị phần CTTC. Tuy nhiên, do điều kiện thực tế của khách hàng nên CTTC có
những thay đổi nhỏ về kỹ thuật để từ đó hình thành nên các sản phẩm CTTC khác,
chẳng hạn mua và cho thuê lại, cho thuê tài chính giáp lưng…
1.1.5.2Mua và cho thuê lại
Mua và cho thuê lại là phương thức cho thuê mà trong đó Bên mua (Bên cho
thuê) sẽ mua tài sản của Bên bán (Bên thuê) và sau đó cho Bên bán thuê lại chính
tài sản này để tiếp tục sử dụng cho sản xuất kinh doanh.
Trong phương thức này, tài sản cho thuê là tài sản đã hình thành rồi nên chỉ
có hai chủ thể tham gia vào quy trình cho thuê, đó là: Bên cho thuê (Bên mua) và
Bên thuê (bên bán)
Phương thức này thường được áp dụng đối với những khách hàng thiếu vốn
lưu động để khai thác các tài sản cố định hiện có nhưng không đủ điều kiện để tiếp
cận nguồn vốn vay của NHTM.
1.1.5.3Cho thuê tài chính giáp lưng
Cho thuê tài chính giáp lưng là phương thức cho thuê mà trong đó Bên thuê
thứ nhất (bên trực tiếp ký hợp đồng với bên cho thuê) không phải là bên trực tiếp sử
dụng tài sản cho thuê, mà tài sản cho thuê được chuyển giao cho Bên thuê thứ hai

sử dụng dưới sự giám sát của Bên thuê thứ nhất.
Cho thuê tài chính giáp lưng được xem là phương thức cho thuê thể hiện sự
vận dụng một cách linh hoạt trong nghiệp vụ CTTC nhằm hạn chế rủi ro cho Bên
cho thuê đồng thời mở rộng hoạt động thuê tài chính đến với nhiều đối tượng khách
hàng.
Trong phương thức cho thuê này có hai chủ thể đóng vai trò là bên đi thuê
(Bên đi thuê thứ nhất, Bên đi thuê thứ hai). Thực chất, Bên thứ nhất chỉ là bên trung
gian, Bên thuê thứ hai mới là bên có nhu cầu sử dụng tài sản này nhưng bên thuê


11

thứ hai không đủ điều kiện để thuê trực tiếp từ Bên cho thuê. Bên thuê thứ nhất chịu
trách nhiệm hoàn toàn về việc sử dụng tài sản thuê và nghĩa vụ thanh toán tiền thuê
cho bên cho thuê.
1.1.6 Những lợi ích của cho thuê tài chính
Đối với nền kinh tế:
-

Cho thuê tài chính là hình thức tín dụng trung dài hạn đáp ứng nhu cầu vốn
đối với nền kinh tế. Một nền kinh tế phát triển đòi hỏi phải đầu tư thích đáng
vào các ngành sản xuất kinh doanh. Yếu tố đầu tiên là phải có vốn để đầu tư
vào các yếu tố của quá trình sản xuất trong đó có đầu tư đổi mới các công cụ
lao động. Vốn nhàn rỗi trong dân cư, doanh nghiệp, các định chế tín dụng
ngân hàng, chính phủ, vốn từ nước ngoài…trong đó CTTC là một phương
thức cấp vốn trung dài hạn hiệu quả cho nền kinh tế.

-

Cho thuê tài chính góp phần thúc đẩy cải tiến khoa học kỹ thuật, đổi mới

công nghệ cho nền kinh tế: Bên cạnh nguồn vốn vay của ngân hàng, thông
qua CTTC, các loại máy móc thiết bị có trình độ công nghệ tiên tiến được
đưa vào các doanh nghiệp góp phần nâng cao trình độ của nền sản xuất trên
nhiều lĩnh vực. Đối với các quốc gia đang phát triển như Việt Nam, đổi mới
kỹ thuật công nghệ càng trở nên cấp bách, là điều kiện sống còn để các
doanh nghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh, thì CTTC càng phát huy tác
dụng của nó. Các doanh nghiệp thay vì vay vốn để nhập khẩu trực tiếp công
nghệ mới, có thể thuê trực tiếp các công nghệ hiện đại từ các công ty CTTC
của Việt Nam và của nước ngoài, góp phần nâng cao trình độ công nghệ toàn
cục của xã hội mặc dù trong điều kiện doanh nghiệp có giới hạn về vốn đầu
tư. Tuy nhiên ở mặt này cũng cần chú trọng đến những biện pháp kiểm soát,
quản lý chặt chẽ để tránh tình trạng đầu tư máy móc thiết bị đã lạc hậu, lỗi
thời, gây ô nhiễm môi trường và lãng phí nguồn vốn.

-

Cho thuê tài chính góp phần đa dạng hóa nghiệp vụ của các tổ chức tài chính:
Sự ra đời của các công ty cho thuê tài đã góp phần tạo ra sự đa dạng hóa các
nghiệp vụ của các tổ chức tài chính , phá vỡ thế độc quyền của ngân hàng
trong việc cung cấp vốn trung dài hạn cho nền kinh tế, tạo sự cạnh tranh sống


12

động trong lĩnh vực tiền tệ giúp khách hàng có khả năng so sánh, lựa chọn
nhiều hình thức thích hợp với mình nhất. Điều này góp phần thúc đẩy hệ
thống tài chính của quốc gia phát triển, từ đó làm nền tảng cho nền kinh tế
phát triển.
Đối với người cho thuê:
-


Cho thuê tài chính là hình thức tài trợ có mức độ an toàn cao: Trong suốt thời
gian thuê, quyền sở hữu tài sản vẫn thuộc người cho thuê nên họ có quyền
kiểm tra, giám sát quyền sử dụng tài sản. Nếu có những biểu hiện đe dọa sự
an toàn trong giao dịch CTTC, người cho thuê có quyền thu hồi tài sản ngay
lập tức. Nhờ vậy, họ tránh được những thiệt hại, mất vốn tài trợ đến mức
thấp nhất. Ngoài ra, trong CTTC mọi rủi ro gắn liền với tài sản được chuyển
cho người đi thuê thông qua điều khoản người đi thuê phải tiến hành những
hoạt động bảo dưỡng tài sản bảo hiểm ghi trong hợp đồng. Nếu chẳng may
có những rủi ro khách quan xảy ra thì tổ chức cho thuê còn có thể thu hồi
vốn tài trợ qua số tiền bồi thường bảo hiểm nhận được từ công ty bảo hiểm.

-

Cho thuê tài chính là một hình thức tài trợ bổ sung bên cạnh các nghiệp vụ
tài chính khác. Điều này giúp cho các tổ chức thu hút và giữ chân khách
hàng.
Đối với bên thuê:

-

Giúp cho bên thuê rút ngắn được thời gian, giảm chi phí đầu tư tài sản cố
định, góp phần đẩy nhanh việc cải tiến kỹ thuật, đổi mới dây chuyền thiết bị
sản xuất, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.

-

Mang đến cho các doanh nghiệp không đủ điều kiện tiếp cận nguồn vốn vay
từ NHTM, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, một kênh tài trợ vốn
trung và dài hạn hiệu quả.


-

Cho thuê tài chính là loại hình tài trợ dài hạn, thời hạn tài trợ trong CTTC
chiếm phần lớn thời gian hữu dụng của tài sản. Đây là một thuận lợi rất lớn
cho bên thuê trong quá trình sản xuất kinh doanh, giảm bớt áp lực trả nợ đối
với bên thuê.


13

1.1.7 Hạn chế của cho thuê tài chính
-

Cho thuê tài chính dễ biến đất nước thành bãi rác thiết bị công nghệ nếu
không có thông tin đầy đủ, chính sách đúng đắn, khoa học, luật pháp rõ ràng.

-

Nếu không có thị trường mua bán máy móc thiết bị cũ thì dễbị đọng vốn
trong kinh doanh.

1.2

RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC CÔNG TY

CHO THUÊ TÀI CHÍNH
1.2.1 Khái niệm rủi ro
Theo định nghĩa truyền thống: rủi ro là những thiệt hại, mất mát, nguy hiểm
hoặc có yếu tố liên quan đến nguy hiểm, khó khăn hoặc điều không chắc chắn có

thể xảy ra cho con người.
Theo quan điểm trung hòa: rủi ro là một sự không chắc chắn, một tình trạng
bất ổn hay sự biến động tiềm ẩn ở kết quả.
Tuy nhiên, chỉ có những tình trạng không chắc chắn nào có thể ước đoán
được xác suất xảy ra mới được xem là rủi ro. Những tình trạng không chắc chắn nào
chưa từng xảy ra và không thể ước đoán được xác suất xảy ra được xem là sự bất
trắc. Rủi ro là sự bất trắc có thể đo lường được.
Trong bối cảnh nền kinh tế trong nước và quốc tế gặp nhiều khó khăn, rủi ro
càng nảy sinh và tiềm ẩn nhiều thách thức đối với mọi ngành nghề, mọi lĩnh vực. Vì
vậy, rủi ro trong kinh doanh của các công ty cho thuê tài chính là những biến cố
không mong đợi mà khi xảy ra sẽ dẫn đến tổn thất về tài sản, về lợi nhuận và kể cả
uy tín của các tổ chức này.
1.2.2 Các loại rủi ro trong hoạt động kinh doanh củacông ty cho thuê tài
chính
Như đã đề cập ở trên, hoạt động CTTC thực chất là hoạt động tín dụng trung
và dài hạn. Khác với hình thức tài trợ tín dụng của ngân hàng là tài trợ dưới hình
thái tiền tệ, cho thuê tài chính tài trợ dưới hình thái hiện vật là tài sản. Vì vậy, trong
CTTC cũng có những rủi ro như các tổ chức tín dụng khác tức là bao gồm 4 loại rủi
ro chính: Rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường, rủi ro thanh khoản và rủi ro tác nghiệp
1.2.2.1Rủi ro tín dụng


14

Theo quyết định 493/2005/QĐ-NHNN về phân loại nợ, trích lập và sử dụng
dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng
thì khái niệm rủi ro tín dụng được định nghĩa như sau:
“ Rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng là khả
năng xảy ra tổn thất trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng do khách
hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình theo

cam kết”
Như vậy, có thể kết luận : Rủi ro tín dụng là loại rủi ro phát sinh trong quá
trình cấp tín dụng của ngân hàng, biểu hiện trên thực tế qua việc khách hàng không
trả được nợ hoặc trả nợ không đúng hạn cho ngân hàng.
Hiểu rộng ra, đối với hoạt động CTTC, rủi ro tín dụng tức là rủi ro cho thuê_
là loại rủi ro phát sinh trong quá trình cho thuê, thể hiện thông qua việc bên thuê
không trả được nợ tiền thuê hoặc trả nợ nhưng không đúng hạn.
Khi gặp rủi ro cho thuê, các công ty CTTC không thu được vốn đã cấp,
nhưng vẫn phải trả gốc lãi cho khoản tiền huy động để phục vụ hoạt động cho thuê,
điều này làm cho các công ty CTTC mất cân đối trong việc thu chi. Khi không thu
được nợ, thì vòng quay vốn bị chậm lại làm cho công ty CTTC hoạt động không
hiệu quả và có thể mất khả năng thanh khoản. Điều này làm giảm lòng tin từ phía
khách hàng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín của công ty.
1.2.2.2Rủi ro thị trường
Rủi ro thị trường là rủi ro xảy ra do sự biến động, thay đổi bất lợi của các yếu
tố thị trường chẳng hạn như sự biến động của lãi suất, tỷ giá…lãi suất và tỷ giá là
những phạm trù khác nhau và sự biến động của chúng cũng tác động không giống
nhau đến hoạt động CTTC. Trong khi lãi suất biến động làm thay đổi thu nhập và
chi phí, thì tỷ giá biến động sẽ làm thay đổi giá trị của tài sản và nguồn vốn của
công ty. Song hai phạm trù này lại có những điểm giống nhau là luôn thay đổi trên
thị trường phụ thuộc vào các yếu tố cung cầu về vốn và về ngoại tệ. Quan trọng
hơn, việc xác định, đo lường mức độ và các biện pháp để hạn chế rủi ro của lãi suất
và tỷ giá là tương tự nhau và đều phải thực hiện thông qua các nghiệp vụ phái sinh
trên thị trường tiền tệ.


15

Rủi ro lãi suất: Là loại rủi ro xuất hiện khi có sự thay đổi lãi suất trên thị
trường hoặc của những yếu tố có liên quan đến lãi suất dẫn đến nguy cơ biến động

thu nhập và giá trị ròng của doanh nghiệp.
Rủi ro tỷ giá hối đoái: Là rủi ro phát sinh trong quá trình mua bán ngoại tệ để
nhập các tài sản cho thuê từ nước ngoài khi tỷ giá biến động theo chiều hướng bất
lợi, làm ảnh hưởng đến khả năng chi trả của công ty CTTC.
1.2.2.3Rủi ro thanh khoản
Rủi ro thanh khoản là loại rủi ro xuất hiện trong trường hợp các tổ chức tín
dụng thiếu khả năng chi trả, không chuyển đổi kịp các loại tài sản ra tiền hoặc
không có khả năng vay mượn để đáp ứng yêu cầu của các hợp đồng thanh toán.
Một trong những nhiệm vụ quan trọng của bất kỳ tổ chức tín dụng nào là
đảm bảo khả năng thanh toán đầy đủ. Điều này có nghĩa là, các tổ chức tín dụng
hoặc là có sẵn lượng vốn khả dụng trong tay, hoặc có thể tiếp cận dễ dàng các
nguồn vốn vay mượn từ bên ngoài với chi phí hợp lý nhất.
Trong những năm gần đây, tình trạng thiếu hụt thanh khoản ở mức độ lớn tại
một số tổ chức tín dụng đã trở thành một trong những nguyên nhân đưa đến phá sản
càng khẳng định rằng vấn đề thanh khoản vô cùng quan trọng và không thể bỏ qua.
Do đó, các tổ chức tín dụng cần có phương thức quản trị rủi ro thanh khoản hợp lý,
tránh những ảnh hưởng của nó đến hoạt động kinh doanh của các tổ chức này.
1.2.2.4Rủi ro tác nghiệp
Rủi ro tác nghiệp là rủi ro phát sinh do yếu tố con người, sự yếu kém trong hệ
thống công nghệ thông tin, sự sơ hở, yếu kém trong qui trình nghiệp vụ hoặc từ
những yếu tố bên ngoài.
Rủi ro tác nghiệp là rủi ro khó lường đón được mà khi xảy ra thì hậu quả do
rủi ro này mang đến là rất to lớn, gây thiệt hại về tài sản và ảnh hưởng đến uy tín
của các tổ chức tín dụng nói chung và công ty CTTC nói riêng
1.2.3 Rủi ro tác nghiệp tại công ty cho thuê tài chính
1.2.3.1 Khái niệm về rủi ro tác nghiệp
Rủi ro tác nghiệp phát sinh do yếu tố con người, hệ thống thông tin không
hiệu quả, do sai sót kỹ thuật, những sai phạm trong kiểm soát nội bộ, những biến cố



16

không định trước hay những vấn đề hoạt động khác có thể gây ra những tổn thất.
Phạm vi và thời gian xảy ra rủi ro tác nghiệp rất rộng lớn, nó có thể xảy ra bất cứ
lúc nào trong thời gian hoạt động của các tổ chức tín dụng.
Theo Basel II: Rủi ro tác nghiệp được định nghĩa là nguy cơ xảy ra tổn thất
trực tiếp hoặc gián tiếp do con người, quy trình và hệ thống nội bộ không đầy đủ
hoặc không hoạt động hoặc do các sự kiện bên ngoài tác động vào.
1.2.3.2 Phân loại rủi ro tác nghiệp
Theo thông lệ quốc tế, RRTN được chia làm bảy loại:
Thứ nhất:Rủi ro liên quan đến mô hình tổ chức, cán bộ và an toàn nơi làm
việc: là tổn thất do hành vi vi phạm qui định, qui chế tuyển dụng, mô hình tổ chức,
sắp xếp cán bộ không hợp lý, an toàn nơi làm việc không đảm bảo.
Thứ hai:Rủi ro liên quan đến cơ chế, chính sách, quy định: là tổn thất xảy ra
do các quy định, quy chế chưa chặt chẽ hoặc chồng chéo lên nhau, tạo khe hở cho
kẻ xấu có thể lợi dụng hoặc có những văn bản, quy định chưa đúng với pháp luật
hiện hành.
Thứ ba:Rủi ro liên quan đến gian lận nội bộ: là tổn thất do hành vi lừa đảo,
tham ô, chiếm dụng tài sản hoặc hành vi trốn tránh quy chế, pháp luật của cán bộ,
nhân viên trong tổ chức.
Thứ tư:Rủi ro liên quan đến gian lận bên ngoài: là tổn thất do hành vi lừa
đảo, tham ô, chiếm đoạt tài sản hoặc hành vi vi phạm pháp luật của cá nhân, tổ chức
bên ngoài công ty
Thứ năm:Rủi ro liên quan đến quá trình xử lý công việc: là tổn thất xuất phát
từ quan hệ với đối tác giao dịch hoặc nhà cung cấp, do lỗi trong qui trình giao dịch
hoặc quản lý qui trình.
Thứ sáu:Rủi ro liên quan đến hệ thống công nghệ thông tin: là tổn thất sinh
ra từ rủi ro hệ thống.
Thứbảy:Rủi ro liên quan đến thiệt hại tài sản vật chất: là tổn thất tài sản hữu
hình từ các thảm hoạ tự nhiên.

1.2.3.3 Các nhân tố tác động đến rủi ro tác nghiệp:


×