Tải bản đầy đủ (.docx) (38 trang)

NHỮNG NGHIỆP VỤ CƠ BẢN CỦA LAO ĐỘNG TIỀN LƯƠNG TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT VÀ KINH DOANH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (309.55 KB, 38 trang )

NHỮNG NGHIỆP VỤ CƠ BẢN CỦA LAO ĐỘNG TIỀN LƯƠNG
TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT VÀ KINH DOANH
KIM KHÍ HẢI PHÒNG
1. Nghiệp vụ tổ chức:
1.1. Tổ chức Bộ máy quản lý:
 Đại hội đồng cổ đông: Quyền hạn và trách nhiệm của đại hội đồng cổ đông :
• Thông qua định hướng phát triển công ty.
• Quyết định loại cổ phần và tổng số cổ phần được quyền chào bán của từng loại,
quyết định mức cổ tức hàng năm của từng loại cổ phần.
• Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên của Hội đồng quản trị và thành viên của
ban kiểm soát.
• Quyết định đầu tư hoặc bán số tài sản có giá trị lớn hơn hoặc bằng 50% tổng giá
trị tài sản ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty.
• Quyết định sửa đổi, bổ sung điều lệ của công ty.
• Chỉ định một công ty kiểm toán độc lập, hoạt động hợp pháp tại Việt Nam và đủ
điều kiện kiểm toán theo quy định pháp luật hiện hành.
• Thông qua báo cáo tài chính hàng năm.
• Quyết định tổ chức lại và giải thể công ty.
• Quyết định tăng, giảm vốn điều lệ của công ty.
• Quyết định niêm yết hoặc đăng kí giao dịch cổ phiếu của công ty trên thị trường
chứng khoán.
 Hội đồng quản trị:
Là cơ quan quản lý của công ty, có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định
mọi vấn đề liên quan đến lợi ích, quyền lợi của công ty, trừ vấn đề thuộc thẩm quyền
của Đại hội đồng cổ đông. Hội đồng quản trị của công ty có quyền hạn và trách nhiệm
sau đây:
• Quyết định chiến lược của công ty.
• Kiến nghị loại cổ phần và tổng số cổ phần được quyền chào bán của từng loại.
• Quyết định chào bán cổ phần mới trong phạm vi số cổ phần được quyền chào
bán của từng loại.
• Quyết định huy động thêm vốn theo các hình thức khác.


• Quyết định phương án đầu tư, quyết định giải pháp phát triển thị trường tiếp thị
và công nghệ.
• Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc, kế toán
trưởng của công ty.
• Quyết định mức lương và các lợi ích khác của cán bộ, công nhân viên.
• Quyết định quy chế quản lý nội bộ của công ty, cơ cấu tổ chức, quyết định thành
lập công ty con, chi nhánh, văn phòng đại diện.
• Kiến nghị mức cổ tức được trả, thời hạn và thủ tục trả cổ tức hoặc xử lý các
khoản lỗ phát sinh trong kỳ.
• Trình báo cáo quyết toán tài chính hàng năm lên Đại hội đồng cổ đông.
 Ban kiểm soát:
Bao gồm 3 thành viên trong đó 1 thành viên là kế toán viên hoặc kiểm toán viên,
trưởng ban kiểm soát là cổ đông của công ty. Quyền và trách nhiệm của ban kiểm soát
là:
• Thẩm định báo cáo tài chính hàng năm của công ty. Kiểm tra từng vấn đề cụ thể
liên quan đến quản lý, điều hành hoạt động của công ty khi cần thiết hoặc theo quyết
định của Đại hội đồng cổ đông ( việc kiểm tra không được gây cản trở hoạt động của
Hội đồng quản trị, không được gây gián đọan điều hành hoạt động kinh doanh của công
ty ).
• Kiến nghị lên Hội đồng quản trị hoặc Đại hội đồng cổ đông các biện pháp bổ
sung, sửa đổi, cải tiến cơ cấu tổ chức quản lý, điều hành hoạt động của công ty.
• Kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp, trung thực và mức độ cẩn trọng trong quản lý,
điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh, trong công tác kế toán, thống kê và lập báo
cáo tài chính.
• Thường xuyên thông báo với Hội đồng quản trị về kết quả hoạt động, tham khảo
ý kiến của Hội đồng quản trị trước khi trình báo cáo, kết luận và kiến nghị lên Đại hội
đồng cổ đông.
 Ban giám đốc:
Bao gồm 1 Tổng giám đốc, 4 Phó Tổng giám đốc trong các lĩnh vực nội chính,
kĩ thuật, kinh doanh, đầu tư. Quyền và trách nhiệm của Ban giám đốc tại Ptramesco:

• Quyết định tất cả các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh hàng ngày của
công ty.
• Tổ chức thực hiện các quyết định của Hội đồng quản trị công ty.
• Tổ chức kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của công ty.
• Kiến nghị phương án cơ cấu tổ chức, cơ chế quản lý nội bộ công ty.
• Bổ nhiệm, miễn nhiệm các chức danh quản lý trong công ty, trừ các chức danh
do Hội đồng quản trị bổ nhiệm, miễn nhiệm.
• Quyết định lương, phụ cấp đối với người lao động.
• Kiến nghị phương án trả cổ tức hoặc xử lí lỗ trong kinh doanh.
• Tuyển dụng lao động trên cơ sở định mức tối đa tổng số nhân viên và quỹ lương
công ty đã được Hội đồng quản trị phê duyệt.
Nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của Tổng giám đốc và các phó Tổng giám đốc:
- Tổng Giám đốc:
• Sử dụng vốn có hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn theo kế hoạch đã được Đại
hội cổ đông và Hội đồng quản trị phê duyệt.
• Xây dựng kế hoạch hàng năm, kế hoạch dài hạn, xây dựng chương trình hành
động, phương án bảo vệ và khai thác các nguồn lực của Công ty.
• Xây dựng dự án đầu tư mới và đầu tư chiều sâu, dự án hợp tác đầu tư với nước
ngoài, phương án liên doanh liên kết.
• Xây dựng các hình thức trả lương, đơn giá tiền lương và các biện pháp bảo vệ
đời sống, điều kiện làm việc cho các đơn vị và người lao động.
• Xây dựng kế hoạch đào tạo, đào tạo lại cán bộ, công nhân viên của Công ty.
• Xây dựng biện pháp thực hiện các Hợp đồng kinh tế có giá trị lớn trình Hội đồng
cổ đông và Hội đồng quản trị để xem xét quyết định hoặc trình tiếp các cơ quan Nhà
nước có thẩm quyền quyết định. Tổ chức thực hiện kế hoạch, phương án, dự án, biện
pháp đã được phê duyệt.
• Điều hành các hoạt động sản xuất,kinh doanh của công ty, chịu trách nhiệm về
sản xuất, kinh doanh của công ty.
• Thực hiện các nhiệm vụ do Đại hội cổ đông và Hội đồng quản trị giao cho. Báo
cáo kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của Công ty theo quy định.

• Đề nghị Hội đồng quản trị bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật các Phó
Tổng Giám đốc, Kế toán trưởng của Công ty.
• Ra quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật trưởng, phó phòng
ban, phân xưởng và các chức vụ tương đương trở xuống.
• Tổ chức thực hiện nghĩa vụ thuế và các khoản phải nộp khác theo quy định của
Nhà nước và địa phương.
• Lập phương án phân phối lợi nhuận sau thuế của Công ty để trình HĐQT phê
duyệt. Chuẩn bị tài liệu cần thiết cho HĐQT báo cáo hội đồng cổ đông.
• Được quyết định áp dụng các biện pháp vượt thẩm quyền trong trường hợp khẩn
cấp ( thiên tai, dịch họa, hoả hoạn, sự cố bất ngờ,…) và chịu trách nhiệm về những vấn
đề đó, đồng thời phải báo cáo ngay với Hội đồng quản trị và cơ quan có thẩm quyền để
giải quyết tiếp.
• Tổng Giám đốc phụ trách chung các hoạt động của công ty, đặc biệt là công tác
tài chính, kinh doanh, đầu tư, công tác đoàn thể, văn hoá, thể thao, bảo vệ…
- Phó Tổng giám đốc:
• Phó Tổng giám đốc nội chính: Có chức năng quản lý hành chính, quản lý nhân
sự toàn Công ty. Giúp Tổng Giám đốc trong công tác văn thư, tổ chức nhân sự, tính
toán nhu cầu tuyển dụng và bố trí nhân lực, đào tạo, tiền lương, quản lý, cấp phát trang
bị bảo hộ lao động, chế độ chính sách, quản lý duy tu công trình, lực lượng xe du lịch
và lực lượng bảo vệ.
• Phó Tổng Giám đốc kinh doanh: Phó Tổng Giám đốc kinh doanh giúp Tổng
Giám đốc trong công tác kinh doanh, khai thác buôn bán hàng hoá và các dịch vụ khác.
Kết hợp cùng cán bộ theo dõi hàng hoá mua vào, bán ra, lượng tồn kho, biến động giá
cả hàng hoá mà công ty kinh doanh hàng tháng, hàng tuần và hàng ngày để quyết định
mua vào, bán ra có hiệu quả cao. Đồng thời, báo cáo Tổng Giám đốc những thông tin
trong công tác kinh doanh để Tổng Giám đốc nắm được và chỉ đạo công tác kinh doanh
một cách sát thực nhất. Phó Tổng Giám đốc kinh doanh trực tiếp chỉ đạo phòng kinh
doanh, kho hàng và các cửa hàng.
• Phó Tổng Giám đốc kỹ thuật: Phó Tổng Giám đốc kỹ thuật giúp Tổng Giám đốc
trong công tác kỹ thuật, công tác quản lý hồ sơ, bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị, công tác

an toàn lao động, phòng chống cháy nổ, phòng chống bão lụt, vệ sinh lao động, quản lý
kỹ thuật các thiết bị nâng, các phương tiện xe cơ giới vận tải và bốc xếp. Phó Tổng
Giám đốc kỹ thuật đảm nhận các chức vụ: Chủ tịch Hội đồng An toàn – Bảo hộ lao
động, trưởng Ban chỉ đạo phòng chống bão lụt, trưởng ban Phòng cháy chữa cháy; trực
tiếp chỉ đạo phòng Kỹ thuật sản xuất, phân xưởng sản xuất, chi nhánh Bến Kiền.
• Phó Tổng Giám đốc đầu tư: Giúp Tổng Giám đốc trong công tác đầu tư, triển
khai các dự án đầu tư của Công ty, triển khai thực hiện các nhiệm vụ về đầu tư tài
chính; đầu tư ngắn hạn, dài hạn và đầu tư chứng khoán có hiệu quả. Thực hiện các
nghiệp vụ huy động vốn và hướng dẫn các phòng ban nghiệp vụ thực hiện đúng và đủ
luật chứng khoán. Trực tiếp chỉ đạo Phòng đầu tư hoạt động có hiệu quả.
 Các phòng ban:
• Phòng kinh doanh: nhiệm vụ chủ yếu của phòng kinh doanh tại Ptramesco:
+ Trưởng phòng kinh doanh chịu trách nhiệm trước Giám đốc Công ty về mọi
hoạt động của phòng mình trong thực thi nhiệm vụ kinh doanh.
+ Có nhiệm vụ cùng với Phó giám đốc kinh doanh giúp Giám đốc công ty trong
việc kinh doanh, khai thác, buôn bán hàng hóa và các dịch vụ khác.
+ Phải thường xuyên nghiên cứu, sưu tầm các thông tin liên quan đến giá cả thị
trường, nguồn hàng và khai thác các khách hàng.
+ Phải tổ chức bộ máy hoạt động khoa học, phát huy năng lực, đáp ứng nhu cầu
gọn nhẹ, hiệu quả, và cử cán bộ trực tiếp theo dõi lượng hàng mua vào bán ra cũng như
tồn kho trên cơ sở đánh giá tiềm năng hay hạn chế của từng mặt hàng để báo cáo lên
Giám đốc 10 ngày 1 lần.
• Phòng tài chính kế toán:
+ Kế toán trưởng công ty chịu trách nhiệm trực tiếp trước giám đốc công ty về
công việc thuộc nhiệm vụ của phòng tài chính kế toán, có quyền phân công chỉ đạo trực
tiếp tất cả nhân viên kế toán tại công ty làm bất cứ ở bộ phận nào và yêu cầu tất cả các
bộ phận trong công ty chuyển đầy đủ, kịp thời những tài liệu pháp quy và các tài liệu
khác cần thiết cho công việc kế toán và kiểm tra của kế toán trưởng.
+ Chấp hành nghiêm chỉnh pháp lệnh kế toán thống kê và các văn bản quy phạm
pháp luật khác có liên quan trong hoạt động tài chính kế toán.

+ Tổ chức bộ máy chuyên môn nghiệp vụ đủ năng lực đáp ứng nhu cầu quản lý
tài chính và yêu cầu cung cấp thông tin nhanh của Giám đốc công ty mọi lúc mọi nơi.
+ Quản lý các nguồn tài chính của công ty, tổ chức huy động và sử dụng vốn
phục vụ sản xuất kinh doanh của công ty trên cơ sở kế hoạch kinh doanh.
+ Tổ chức ghi chép, tính toán và phản ánh chính xác, trung thực, kịp thời, đầy đủ
tài sản. Tính toán và trích nộp đầy đủ kịp thời các khoản nộp ngân sách Nhà nước.
thanh toán đúng hạn các khoản vay, các khoản công nợ phải thu phải trả, cổ tức…
+ Tổ chức phân tích hoạt động kinh tế trong công ty thường xuyên nhằm đánh
giá tình hình, kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh một cách đúng đắn.
• Phòng đầu tư và chứng khoán:
+ Triển khai các dự án đầu tư của công ty từ khi lập dự án, hoàn thiện hồ sơ dự
án để trình Hội đồng quản trị của công ty, các tổ chức tín dụng ngân hàng và các cơ
quan liên quan.
+ Triển khai và thực hiện các nghiệp vụ về đầu tư tài chính gồm: ngắn hạn, dài
hạn và đầu tư chứng khoán.
+ Triển khai và thực hiện các nghiệp vụ huy động vốn gồm: vay ngắn hạn, dài
hạn, phát hành thêm cổ phiếu, trái phiếu.
+ Thường xuyên cung cấp thông tin về mặt chứng khoán theo yêu cầu của luật
chứng khoán, trả lời các yêu cầu của cổ đông theo quy định của pháp luật.
• Phòng kĩ thuật sản xuất:
+ Lập kế họach sản xuất tháng, quý, năm và tổ chức kiểm định thiết bị nâng,
thiết bị áp lực.
+ Chỉ đạo công tác kĩ thuật, tổng hợp vật tư, lập dự toán, lập định mức khoán
sản phẩm cho sản xuất.
+ Xử lý các phát sinh kĩ thuật, lập phương án thi công, lắp và sửa chữa thiết bị,
máy móc.
Trong đó chức năng, nhiệm vụ của trưởng, phó phòng kĩ thuật sản xuất:
- Trưởng phòng:
+ Phụ trách chung điều hành mọi hoạt động của Phòng Kỹ thuật sản xuất.
+ Lập kế hoạch, phân công nhiệm vụ, tổ chức, chỉ đạo cán bộ dưới quyền thực

hiện chức năng, nhiệm vụ của phòng.
+ Kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện và mức độ hoàn thành công việc của thành
viên trong phòng.
+ Tùy theo chuyên môn của mình, chủ động đề xuất với Phó Tổng Giám đốc kỹ
thuật hoặc đưa ra các kiến nghị, cảnh báo để xưởng sản xuất có biện pháp khắc phục,
phòng ngừa hợp lý.
+ Kết hợp với các phòng ban liên quan trong việc giải quyết các yêu cầu về sản
xuất kinh doanh.
+ Tổ chức thực hiện các công việc khác theo sự phân công của cấp trên.
- Phó phòng:
+ Tổ chức, chỉ đạo nhân viên dưới quyền giải quyết các công việc thuộc lĩnh vực
được phân công.
+ Tổ chức thực hiện các công việc khác theo sự phân công của cấp trên.
+ Toàn quyền giải quyết công việc trong lĩnh vực được phân công và uỷ quyền.
+ Thay trưởng phòng giải quyết các công việc khi trưởng phòng đi vắng.
• Phòng tổ chức văn thư:
+ Xây dựng kế hoạch đào tạo, đào tạo lại cán bộ, công nhân viên của Công ty
dựa theo nhu cầu và kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty.
+ Xây dựng các hình thức trả lương, đơn giá tiền lương và các biện pháp bảo vệ
đời sống, điều kiện làm việc, an toàn và bảo hộ lao động cho các đơn vị và người lao
động.
+ Có chức năng quản lý hành chính, quản lý nhân sự toàn Công ty. Giúp Tổng
Giám đốc trong công tác văn thư, tổ chức nhân sự, tính toán nhu cầu tuyển dụng và bố
trí nhân lực, đào tạo, tiền lương, quản lý, cấp phát trang bị bảo hộ lao động, chế độ
chính sách, quản lý duy tu công trình, lực lượng xe tải, xe con và lực lượng bảo vệ.
+ Quản lý và bảo quản các công văn đi và đến của Công ty.
+ Mở sổ theo dõi các công văn đi và đến.
+ Quản lý con dấu và các dấu chức danh của Công ty.
+ Quản lý và sử dụng máy fax, máy Foto của Công ty.
+ Soạn thảo các văn bản trên máy vi tính nhằm phục vụ cho các hoạt động của

Công ty.
 Các phân xưởng:
• Quản đốc phân xưởng:
Là cán bộ điều hành sản xuất do Tổng Giám đốc bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen
thưởng, kỷ luật. Quản đốc phân xưởng chịu trách nhiệm trước Tổng Giám đốc và Hội
đồng quản trị về điều hành sản xuất và các mặt hoạt động của phân xưởng.
+ Phụ trách chung điều hành mọi hoạt động của phân xưởng.
+ Lập kế hoạch phân công nhiệm vụ, tổ chức chỉ đạo cán bộ, công nhân dưới
quyền thực hiện nhiệm vụ của xưởng.
+ Kết hợp với các phòng ban liên quan trong việc giải quyết các yêu cầu sản
xuất kinh doanh.
+ Kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện và mức độ hoàn thành công việc của các tổ
sản xuất thuộc phân xưởng.
+ Tổ chức thực hiện các công việc khác theo sự phân công của cấp trên.
+ Tuỳ theo khả năng của mình, đề xuất với Phó Tổng Giám đốc Kỹ thuật hoặc
đưa ra các kiến nghị, cảnh báo để lãnh đạo cấp trên giải quyết với tính xây dựng nhằm
giảm bớt thiệt hại và có lợi cho Công ty.
+ Tổ chức, sắp xếp, phân công nhiệm vụ cho toàn thể cán bộ công nhân viên
phân xưởng.
+ Điều hành hoạt động hàng ngày của phân xưởng.
+ Ra lệnh dừng các công việc của phân xưởng khi thấy không an toàn và báo cáo
cấp có thẩm quyền giải quyết. Đình chỉ lao động khi công nhân không chấp hành kỷ
luật lao động và quy trình công nghệ.
• Phó quản đốc phân xưởng:
Là cán bộ điều hành sản xuất do Tổng Giám đốc bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen
thưởng và kỷ luật. Phó quản đốc giúp việc cho quản đốc trong các mặt công tác được
phân công. Chịu trách nhiệm trước Tổng Giám đốc và quản đốc phân xưởng về những
việc do mình phụ trách giải quyết. Chức năng, nhiệm vụ của Phó quản đốc phân xưởng:
+ Giúp việc cho lãnh đạo phân xưởng điều hành sản xuất của phân xưởng.
+ Tổ chức chỉ đạo cán bộ, công nhân viên dưới quyền giải quyết các công việc

thuộc lĩnh vực được phân công.
+ Liên hệ với các phòng ban liên quan để giải quyết kịp thời các vấn đề vật tư,
nguyên liệu và các vấn đề khác liên quan đến sản xuất của phân xưởng.
+ Tổ chức thực hiện các công việc khác theo sự phân công của cấp trên và quy
chế hoạt động của Công ty.
+ Trực tiếp giải quyết các công việc trong lĩnh vực được phân công và uỷ quyền.
+ Có quyền đình chỉ các hoạt động sản xuất của phân xưởng khi thấy không an
toàn và báo cáo cấp có thẩm quyền giải quyết.
+ Thay quản đốc giải quyết các công việc khi quản đốc đi vắng hoặc uỷ quyền.
• Đốc công:
Là cán bộ điều hành sản xuất do Tổng Giám đốc bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen
thưởng và kỷ luật. Đốc công giúp việc cho lãnh đạo phân xưởng (quản đốc, phó quản
đốc) trong các mặt công tác được phân công. Chịu trách nhiệm trước Tổng Giám đốc và
lãnh đạo phân xưởng về những việc do mình phụ trách giải quyết. Chức năng, nhiệm vụ
của đốc công:
+ Giúp việc cho lãnh đạo phân xưởng điều hành sản xuất của phân xưởng.
+ Kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện và mức độ hoàn thành công việc của các tổ
sản xuất.
+ Tổ chức thực hiện các công việc khác theo theo sự phân công của cấp trên.
+ Có quyền tham mưu, đề xuất hướng giải quyết công việc với lãnh đạo phân
xưởng.
+ Có quyền đình chỉ hoạt động sản xuất của phân xưởng khi thấy không an toàn
và báo cáo cấp có thẩm quyền giải quyết.
+ Thay lãnh đạo phân xưởng phân công, giao việc cho các tổ sản xuất thực hiện.
• Tổ trưởng tổ cơ khí (tổ sắt hàn, tổ cắt gọt, tổ cắt thép lưới, tổ nguội, tổ bốc xếp,
máy trục).
Tổ trưởng tổ cơ khí là công nhân của tổ được giao phụ trách tổ, chịu trách nhiệm
trước lãnh đạo phân xưởng về hoạt động của tổ và những công việc do mình phụ trách
giải quyết. Chức năng, nhiệm vụ của tổ trưởng tổ cơ khí là:
+ Làm nhiệm vụ của một công nhân vận hành, thợ cơ khí.

+ Trực tiếp giải quyết các vấn đề thuộc lĩnh vực được phân công.
+ Có quyền tham mưu, đề xuất hướng giải quyết công việc với lãnh đạo phân
xưởng.
+ Có quyền phân công, bố trí, giao việc cho công nhân trong tổ, điều động các tổ
viên theo yêu cầu công việc.
• Tổ trưởng vận hành sửa chữa điện: Tổ trưởng tổ điện là công nhân của tổ được
giao phụ trách tổ, chịu trách nhiệm trước lãnh đạo phân xưởng về các hoạt động của tổ
và công việc do mình phụ trách giải quyết. Chức năng, nhiệm vụ của tổ trưởng vận
hành sửa chữa điện:
+ Phân công nhiệm vụ cụ thể cho các tổ viên, điều động và hướng dẫn tổ viên
theo yêu cầu của công việc.
+ Làm nhiệm vụ của công nhân vận hành, sửa chữa điện.
+ Thực hiện các công việc khác theo sự phân công của lãnh đạo phân xưởng và
của đốc công.
+ Có quyền tham mưu, đề xuất hướng giải quyết công việc với lãnh đạo phân
xưởng.
+ Có quyền phân công, bố trí, giao việc cho công nhân trong tổ, điều động các tổ
viên theo yêu cầu công việc.
1.2. Xây dựng chức danh:
Được xây dựng trên những tiêu chuẩn chức danh công việc nhất định, phù hợp
với quy định của pháp luật và thực tế yêu cầu công việc cũng như kế hoạch sản xuất
kinh doanh của công ty. Ví dụ:
 Tiêu chuẩn và điều kiện để trở thành thành viên của Hội đồng quản trị:
• Có đủ năng lực, hành vi dân sự, không thuộc đối tượng bị cấm quản lý theo quy
định điều 13 - Luật doanh nghiệp.
• Là cổ đông cá nhân sở hữu ít nhất 3,5 % tổng số cổ phần phổ thông hoặc đại
diện của cổ đông là pháp nhân sở hữu ít nhất 5 % tổng số cổ phần phổ thông.
• Có trình độ chuyên môn trong quản lý kinh doanh hoặc trong ngành, nghề kinh
doanh chủ yếu của công ty.
• Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu và đại diện sở hữu từ 10 % - nhỏ hơn 15 %

số cổ phần có quyền biểu quyết trong thời hạn liên tục 6 tháng được quyền ứng cử hoặc
đề cử tối đa một thành viên; từ 15 % - nhỏ hơn 25 % số cổ phần có quyền ứng cử hoặc
đề cử tối đa hai thành viên; từ 25 % - nhỏ hơn 35 % số cổ phần có quyền ứng cử hoặc
đề cử tối đa ba thành viên; từ 35 % - nhỏ hơn 50 % số cổ phần có quyền ứng cử hoặc đề
cử tối đa bốn thành viên; từ 50 % số cổ phần trở lên có quyền ứng cử hoặc đề cử tối đa
năm thành viên.
• Thành viên của Hội đồng quản trị không được là thành viên của Hội đồng quản
trị của một doanh nghiệp khác.
 Tiêu chuẩn và điều kiện để trở thành thành viên của Ban kiểm soát:
• Từ 21 tuổi trở lên, có đủ năng lực hành vi dân sự và không thuộc đối tượng bị
cấm thành lập và quản lý doanh nghiệp theo quy định tại điều 13 - Luật doanh nghiệp.
• Không có quan hệ họ hàng với thành viên của Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc
và người quản lý khác.
• Có tư cách đạo đức, có sức khỏe, có trình độ Đại học trở lên, có năng lực và hiểu
biết về pháp luật, có thâm niên công tác trong nghề từ 5 năm trở lên.
• Cổ đông nhỏ hơn 20 % cổ phần có quyền biểu quyết trong thời hạn liên tục nhỏ
nhất 6 tháng có thể tập hợp phiếu bầu với nhau để đề cử các ứng viên vào Ban kiểm
soát; từ 10 % - nhỏ hơn 20 % cổ phần có quyền biểu quyết đề cử một thành viên; từ
20% - nhỏ hơn 50 % cổ phần có quyền biểu quyết đề cử hai thành viên; từ 50 % cổ
phần trở lên có quyền biểu quyết đề cử đủ số ứng viên.
Như vậy: các tiêu chuẩn để xây dựng chức danh trong công ty rất cụ thể, rõ ràng,
tuân thủ đúng quy định của pháp luật; được áp dụng cho toàn thể cán bộ, công nhân
viên trong công ty; nhằm đảm bảo tính hợp pháp cũng như thể hiện rõ tầm quan trọng
của từng chức danh công việc trong công ty, đáp ứng yêu cầu quản lý và sản xuất.
1.3. Công tác cán bộ:
Trước sự biến động mạnh mẽ của môi trường kinh doanh, tính chất khốc liệt của
cạnh tranh và nhu cầu đòi hỏi đáp ứng ngày càng cao của nhân viên đã đặt ra cho
Ptramesco những thách thức mới. Chính vì vậy, quản trị nguồn nhân lực tốt, thực hiện
công tác cán bộ một cách có hiệu quả là một trong những giải pháp mà công ty đã và
đang thực hiện nghiêm túc, có kế hoạch để tăng lợi thế cạnh tranh và vị trí kinh doanh

của mình trên thị trường. Hiện nay, công tác cán bộ của công ty có liên quan đến các
hoạt động về nguồn nhân lực như thuyên chuyển, điều động, tiếp nhận thêm lao động,
bổ nhiệm hoặc thôi kiêm nhiệm các chức vụ hiện tại, theo yêu cầu của nhiệm vụ sản
xuất và kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty. Công tác cán bộ được thực hiện dựa
trên những nguyên tắc như: đảm bảo sự phù hợp giữa trình độ của người lao động với
yêu cầu của công việc; phải đáp ứng nhu cầu biên chế cán bộ và phát triển của công ty;
phải có ảnh hưởng tích cực tới hành vi và sự trung thành của người lao động; tạo ra sự
đồng lòng giữa cán bộ công nhân viên và công ty…Cụ thể, công tác cán bộ của công ty
qua các năm 2005, 2006, 2007 được thực hiện thông qua một số hoạt động như sau:
Đơn vị: Người
Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007
Bổ nhiệm 8 1 2
Tiếp nhận lao động 50 83 125
Chấm dứt lao động 8 5 7
Điều động lao động 26 7 13
Chuyển công tác 1 3 11
Miễn nhiệm 3 0 1
( Nguồn: Báo cáo tổng kết của công ty Cổ phần sản xuất và kinh doanh kim khí
các năm 2005, 2006, 2007 )
Như vậy: Công tác cán bộ mà công ty đang thực hiện hoàn toàn phù hợp với
tiềm lực tài chính hiện tại và nhu cầu sản xuất kinh doanh. Việc điều động hay chuyển
công tác cho một số cán bộ, công nhân viên sang chi nhánh Bến Kiền hoặc chấm dứt
lao động với công ty đều được cán bộ, công nhân viên trong công ty ủng hộ nhằm phục
vụ đắc lực cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
2. Hoạt động nhân lực:
 Số lượng cán bộ, công nhân viên theo chức năng, nhiệm vụ công việc được chia
làm 2 bộ phận:
• Lao động gián tiếp: bao gồm cán bộ, nhân viên thuộc khu vực văn phòng (phòng
tổ chức văn thư, phòng tài chính kế toán, phòng đầu tư, phòng kinh doanh, phòng kĩ
thuật sản xuất ) và bảo vệ.

• Lao động trực tiếp: bao gồm công nhân sản xuất trực tiếp tại các phân xưởng,
đây là lực lượng chính tạo ra sản phẩm cho công ty, đóng vai trò quan trọng đem lại
doanh thu và lợi nhuận cao cho Ptramesco.
Đơn vị: Người
Chỉ tiêu Tổng số Gián tiếp Trực tiếp
Số lượng % Số lượng %
Năm 2005 557 84 15,08 473 84,92
Năm 2006 635 84 13,23 551 86,77
Năm 2007 753 86 11,42 667 88,58
( Nguồn: Báo cáo tổng kết của công ty Cổ phần sản xuất và kinh doanh kim khí
các năm 2005, 2006, 2007 )
 Số lượng cán bộ, công nhân viên theo giới tính:
Đơn vị: Người
Chỉ tiêu Tổng số Nam Nữ
Số lượng % Số lượng %
Năm 2005 557 515 92,46 42 7,54
Năm 2006 635 593 93,39 42 6,61
Năm 2007 753 709 94,16 44 5,84
( Nguồn: Báo cáo tổng kết của công ty Cổ phần sản xuất và kinh doanh kim khí
các năm 2005, 2006, 2007 )
 Số lượng cán bộ, công nhân viên theo độ tuổi:
Đơn vị: Người
Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007
< 25 tuổi 289 361 476
25 - 35 tuổi 205 212 216
35 - 45 tuổi 44 44 45
> 45 tuổi 19 18 16
Tổng số 557 635 753
( Nguồn: Báo cáo tổng kết của công ty Cổ phần sản xuất và kinh doanh kim khí
các năm 2005, 2006, 2007 )

 Số lượng cán bộ, công nhân viên theo trình độ:
Đơn vị: Người
Chỉ tiêu Tổng số ĐH& trên ĐH Cao Đẳng Trung cấp LĐ phổ thông

Số
lượng %
Số
lượng %
Số
lượng %
Số
lượng %
Năm 2005 557 54 9,69 267 47,94 227 40,75 57 1,62
Năm 2006 635 54 8,50 304 47,87 213 33,54 64 10,08
Năm 2007 753 58 7,70 429 56,97 212 28,15 54 7,17
( Nguồn: Báo cáo tổng kết của công ty Cổ phần sản xuất và kinh doanh kim khí
các năm 2005, 2006, 2007 )
Như vậy: Sau khi nghiên cứu về quy mô, cơ cấu nguồn nhân lực tại Ptramesco ta
thấy:
 Do đặc thù sản xuất kinh doanh nên có thể thấy rằng số lượng lao động trực tiếp
tại Công ty Ptramesco chiếm tỉ trọng rất lớn trong tổng số cán bộ, công nhân viên, cụ
thể là 84,92% (2005) – 88,58% (2007). Trong đó, số lượng cán bộ, công nhân viên nam
tại công ty cao hơn so với nữ, tỉ trọng nữ chiếm khoảng 5,84% (2005) – 7,54% (2007),
lao động nữ tập trung chủ yếu ở khu vực văn phòng và quản lý. Đây là tỉ trọng hợp lí vì
lao động trong ngành kim khí nặng nhọc, vất vả, đòi hỏi phải có sức khỏe và độ dẻo dai
lớn. Ngoài ra, công ty có một lực lượng lao động trẻ, mang trong mình bầu nhiệt huyết
làm việc cao, năng động. Đây cũng là một thế mạnh của công ty khi khai thác, sử dụng
được nguồn nhân lực trẻ tuổi này.
 Tuy nhiên, trình độ của cán bộ, công nhân viên trong công ty không đồng đều
giữa hai khối là khối văn phòng và khối sản xuất. Nhìn chung, chất lượng cán bộ, công

nhân viên trong công ty không cao. Cụ thể cán bộ, công nhân viên có trình độ Đại học
trở lên chỉ chiếm tỉ lệ thấp ( khoảng 7,7% - 9,7% ) chủ yếu gồm những người làm việc
trong khối văn phòng, trong khi đó lực lượng lao động có trình độ cao đẳng vẫn chiếm
tỉ lệ cao nhất ( khoảng 45,87% - 56,97% ). Như vậy, trong thời gian Ptramesco tới cần
phải có những kế hoạch tuyển dụng nhân lực hợp lý, bố trí đúng người đúng việc, chú
trọng tới công tác đào tạo nhằm tăng doanh thu, lợi nhuận cho công ty.
3. Công tác tuyển dụng:
 Trình tự tiến hành công tác tuyển dụng:
• Tuyển mộ lao động: là quá trình thu hút những người lao động có trình độ vào
làm việc tại công ty, nguồn lao động được tuyển mộ chủ yếu từ bên ngoài. Quá trình
tuyển mộ lao động được thực hiện thông qua các bước sau:
+ Xác định xem cần tuyển mộ bao nhiêu người cho từng vị trí cần tuyển. Công
việc này được thực hiện trên cơ sở kế hoạch sản xuất kinh doanh và tình hình tài chính
của công ty.
+ Xác định phương pháp tuyển mộ như: Hình thức tuyển mộ chủ yếu của công
ty là thông qua sự giới thiệu của cán bộ, công nhân viên trong công ty Ptramesco hoặc
thông qua các hội chợ việc làm, cho phép các ứng viên được tiếp xúc trực tiếp với các
nhà tuyển dụng, mở ra khả năng lựa chọn rộng hơn với quy mô lớn hơn.
• Tuyển chọn lao động: là quá trình đánh giá ứng viên theo nhiều khía cạnh khác
nhau dựa vào yêu cầu công việc, tìm ra người phù hợp trong số những người đã thu hút
được trong quá trình tuyển mộ. Trước hết, công ty thành lập hội đồng thi tuyển nhân sự
gồm 5 người, trong đó có 1 chủ tịch hội đồng và 4 ủy viên. Những người được đề nghị
vào hội đồng thi tuyển nhân sự chịu trách nhiệm chuẩn bị tài liệu, nội dung, địa điểm và
phương pháp phỏng vấn một cách công bằng và trung thực. Quá trình tuyển chọn được
thực hiện thông qua các bước sau:
+ Sàng lọc qua đơn xin việc: thông qua công việc này các nhà tuyển dụng sẽ tiếp
tục chọn nhân viên vào vòng phỏng vấn hay chấm dứt quá trình tuyển chọn.
+ Phỏng vấn tuyển chọn: Hình thức phỏng vấn chủ yếu là phỏng vấn hội đồng.
Các thành viên trong hội đồng thi tuyển nhân sự sẽ cùng phỏng vấn một ứng viên, giúp
tránh tính chủ quan khi chỉ có một người phỏng vấn và tạo khả năng phản ứng đồng

thời của các ứng viên.
+ Ra quyết định tuyển dụng: được dựa trên kết quả của vòng phỏng vấn. Khi đã
có quyết định tuyển dụng thì người sử dụng lao động và người lao động sẽ kí kết hợp
đồng lao động.
 Số lượng tuyển dụng:
Đơn vị: Người
Loại lao động Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007
Nhân viên KD 0 1 1
Nhân viên văn thư 0 1 0
Nhân viên kế toán 1 0 1
Nhân viên bảo vệ 2 0 0
Lái xe tải 5 1 2
Lái xe con 1 1 0
Nhân viên cơ khí 16 56 95
Thợ hàn 12 11 9
Thợ tiện 9 3 10
Thợ nguội 2 5 2
Lao động phổ thông 2 4 5
( Nguồn: Báo cáo tổng kết của công ty Cổ phần sản xuất và kinh doanh kim khí
các năm 2005, 2006, 2007 )
Như vậy: Số lượng cán bộ, công nhân viên được công ty tuyển dụng không
ngừng tăng lên qua các năm, hoàn toàn phù hợp với quy mô và tiềm lực tài chính hiện
tại của công ty. Trong đó, lực lượng lao động được tuyển dụng nhiều nhất là nhân viên
cơ khí, nhằm phục vụ cho nhu cầu của công việc và kế hoạch sản xuất kinh doanh của
công ty; thấp nhất là số lượng cán bộ, công nhân viên thuộc khối văn phòng hầu như
không có nhiều sự thay đổi.
4. Công tác đánh giá thực hiện công việc:
 Trình tự đánh giá thực hiện công việc:
• Xây dựng phương pháp đánh giá: công ty sử dụng chủ yếu phương pháp thang
đo đánh giá đồ họa. Để xây dựng phương pháp có 2 bước quan trọng là lựa chọn các

tiêu thức đánh giá và đo lường chúng. Các tiêu trí đánh giá sử dụng trong phương pháp
này có liên quan trực tiếp đến công việc và cả không liên quan đến công việc. Cụ thể:
+ Tích cực, chăm chỉ, ngày công cao.
+ Làm việc với năng suất và hiệu quả cao.
+ Đoàn kết tốt.
• Xác định chu kì đánh giá: Công ty quy định đánh giá thực hiện công việc 1
lần/năm vào dịp cuối năm.
• Hình thức đánh giá: Công ty giao nhiệm vụ cho từng phòng, phân xưởng, chi
nhánh tự tổ chức bình xét phân loại A, B, C theo các tiêu trí trên. Sau đó lập danh sách
gửi về phòng tổ chức văn thư để tổng hợp.
 Xếp loại A, B, C cán bộ, công nhân viên:
Đơn vị: Người
Chỉ tiêu Tổng số Loại A Loại B Loại C
Số
lượng %
Số
lượng %
Số
lượng %

×