Tải bản đầy đủ (.pdf) (40 trang)

Nợ công và tăng trưởng kinh tế ở các nước đông nam á (asean 5)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (703.01 KB, 40 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
---------

QUÁCH DOANH NGHIỆP

NỢ CÔNG VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ
Ở CÁC QUỐC GIA ĐÔNG NAM Á (ASEAN 5)

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. Hồ Chí Minh – Năm 2013


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH
---------

QUÁCH DOANH NGHIỆP

NỢ CÔNG VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ
Ở CÁC QUỐC GIA ĐÔNG NAM Á (ASEAN 5)
Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng
Mã số: 60340201
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Trang

TP.Hồ Chí Minh – Năm 2013



LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Trang đã tận tình hướng
dẫn và tạo điều kiện thuận lợi để tôi thực hiện luận văn tốt nghiệp này, tôi cũng
xin cảm ơn Quý Thầy Cô đã giảng dạy, trang bị kiến thức bổ ích cho tôi trong suốt
khóa học.
Tôi xin cảm ơn các tác giả, các nhà nghiên cứu mà tôi đã tham khảo bài viết, công
trình nghiên cứu của họ để thực hiện luận văn tốt nghiệp của mình.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban chủ nhiệm Khoa Tài chính doanh nghiệp cùng
Quý Thầy Cô thuộc bộ môn Tài chính quốc tế đã tạo điều kiện, hỗ trợ và đóng góp
những ý kiến quý giá giúp tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi cũng xin bày tỏ lòng tri ân sâu sắc nhất đến Cha Mẹ và gia đình của tôi, những
người đã hết lòng quan tâm, động viên, giúp đỡ, tạo mọi điều kiện tốt nhất để tôi
hoàn thành luận văn này ./.

Quách Doanh Nghiệp


MỤC LỤC
Tóm lược ..................................................................................................................Trang 1
Mở đầu .....................................................................................................................Trang 2
1. Tính mới và những đóng góp của đề tài ..........................................................Trang 2
2. Mục tiêu đề tài ....................................................................................................Trang 4
3. Mối quan hệ giữa nợ công và tăng trưởng kinh tế - từ lý thuyết đến bằng chứng
thực nghiệm ........................................................................................................Trang 4
3.1 Khái niệm nợ công ..............................................................................................Trang 4
3.2 Mối quan hệ giữa nợ công lên tăng trưởng kinh tế .............................................Trang 6
3.2.1 Nợ công thúc đẩy tăng trưởng kinh tế .......................................................Trang 6
3.2.2 Nợ công kiềm hãm tăng trưởng kinh tế .....................................................Trang 6
3.2.3 Mối quan hệ phi tuyến giữa nợ công và tăng trưởng .................................Trang 9

4. Mô hình, dữ liệu, phương pháp nghiên cứu ..................................................Trang 12
4.1 Mô hình .............................................................................................................Trang 12
4.2 Dữ liệu ...............................................................................................................Trang 15
4.3 Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................Trang 15
5. Kết quả thực nghiệm và thảo luận .................................................................Trang 16
5.1 Tác động của Nợ công đến tăng trưởng kinh tế ................................................Trang 16
5.2 Tác động của chính sách tài khóa đến tăng trưởng kinh tế qua kênh nợ công .Trang 21
6. Kết luận ............................................................................................................Trang 25
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................ Trang 27
PHỤ LỤC SỐ LIỆU .............................................................................................Trang 30


DANH MỤC BẢNG BIỂU VÀ HÌNH VẼ

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1: Mô tả biến và nguồn dữ liệu .....................................................................Trang 14
Bảng 2: Kết quả hồi quy với phương pháp pooled-OLS .........................................Trang18
Bảng 3: Kết quả Hausman test ...............................................................................Trang 18
Bảng 4: Kết quả hồi quy với mô hình FEM ............................................................Trang 19
Bảng 5: Kết quả hồi quy với mô hình FEM có hiệu chỉnh phương sai thay đổi ....Trang 20
Bảng 6: Kết quả hồi quy với phương pháp GMM...................................................Trang 21
Bảng 7: Thống kê mô tả tổng nợ chính phủ của các quốc gia trong mẫu ..............Trang 22
Bảng 8: Kết quả hồi quy sử dụng biến giả dum44 và dum44_exp ........................Trang 23

DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1: Đồ thị biểu diễn dữ liệu nợ chính phủ của mẫu nghiên cứu ......................Trang 22
Hình 2: Thâm hụt ngân sách của các quốc gia Đông Nam Á (Asean 5)
Giai đoạn 2003 – 2011.............................................................................................Trang 24



Tóm lược
Nghiên cứu này được thực hiện nhằm tìm kiếm bằng chứng về mối quan hệ phi tuyến của
Tổng Nợ chính phủ lên tăng trưởng GDP bình quân đầu người ở các quốc gia Đông Nam
Á (Asean 5), giai đoạn từ 2000 – 2012. Theo kết quả nghiên cứu, tác giả tìm thấy bằng
chứng đáng tin cậy về mối quan hệ phi tuyến giữa Tổng Nợ chính phủ/GDP và tăng
trưởng GDP bình quân đầu người, nghĩa là tồn tại hiệu ứng chữ U ngược, nợ tác động
cùng chiều lên tăng trưởng GDP trong giai đoạn đầu nhưng sẽ ngược lại khi tỷ lệ nợ gia
tăng vượt quá một mức ngưỡng. Tác giả cũng tìm thấy bằng chứng tồn tại một mức
ngưỡng nợ công cụ thể đối với các quốc gia trong mẫu này là 86%, điểm mà tại đó nợ sẽ
tác động ngược chiều lên tăng trưởng. Bên cạnh đó, kết quả thực nghiệm của tác giả cho
biết với tỷ lệ nợ chính phủ/GDP từ mức 44%/GDP trở lên việc gia tăng 10% tỷ lệ nợ
chính phủ/GDP sẽ làm tăng trưởng GDP thấp hơn bình quân 0,1% so với thời kỳ tỷ lệ
nợ/GDP thấp hơn 44%. Ngoài ra, tác giả còn tìm thấy bằng chứng ảnh hưởng ngược
chiều của chi tiêu chính phủ đến tăng trưởng kinh tế, trong mẫu nghiên cứu này, cụ thể
10% gia tăng trong tỷ lệ chi tiêu chính phủ/GDP sẽ làm tăng trưởng GDP bình quân giảm
từ 2,3% đến 2,7%. Tác giả cũng phát hiện được bằng chứng việc gia tăng chi tiêu chính
phủ trong thời kỳ nợ chính phủ/GDP ở mức cao sẽ gây bất lợi cho tăng trưởng kinh tế.
Trong nghiên cứu này tác giả áp dụng mô hình hồi quy GMM (Generalized method of
moments) trên dữ liệu bảng để gia tăng tính chính xác của kết quả nghiên cứu so với
phương pháp bình phương bé nhất (OLS) truyền thống khi nghiên cứu mẫu số liệu theo
thời gian.

Từ khóa: Tổng Nợ chính phủ (General government gross debt); Tăng trưởng kinh tế; Nợ
công
Trang 1


Mở đầu
Trong phát triển kinh tế - xã hội, nguồn vốn vay nợ luôn đóng vai trò hết sức quan trọng
đối với mỗi quốc gia, thị trường vốn ngày càng phát triển đã tạo điều kiện cho hoạt động

vay nợ diễn ra dễ dàng và thuận lợi hơn từ đó góp phần gia tăng nợ công của các quốc gia
trong quá trình phát triển. Vấn đề nợ công gần đây đã thu hút nhiều sự quan tâm của dư
luận thế giới, các nhà làm chính sách và các nhà nghiên cứu với tâm điểm là cuộc khủng
hoảng nợ công Hy Lạp và một số quốc gia thuộc Liên minh Châu Âu.
Khu vực Đông Nam Á gần đây nổi lên như một trung tâm kinh tế năng động và giàu tiềm
năng của thế giới, cùng với đà tăng trưởng kinh tế đang đi vào ổn định kể từ cuộc khủng
hoảng kinh tế Châu Á năm 1997, tỷ lệ nợ chính phủ/GDP của các quốc gia Đông Nam Á
cũng không ngừng gia tăng. Nợ công đã tạo ra một động lực giúp duy trì tăng trưởng kinh
tế ở tốc độ cao nhưng đồng thời cũng gây ra nhiều rủi ro không lường trước được. Bài
học về khủng hoảng nợ công ở Mỹ và Liên minh Châu Âu đang là hồi chuông báo động
về tình trạng nợ công chung trên toàn thế giới. Do đó, tác giả thực hiện đề tài “Nợ công
và tăng trưởng kinh tế ở các quốc gia Đông Nam Á (Asean 5)” làm đề tài luận văn của
mình nhằm nghiên cứu về ảnh hưởng của nợ công lên tăng trưởng kinh tế, từ đó đưa ra
những bằng chứng khoa học, đáng tin cậy để xây dựng những chính sách kinh tế hợp lý
nhằm khai thác tối đa ưu thế của nợ công cũng như hạn chế đến mức thấp nhất những ảnh
hưởng tiêu cực của nợ lên thành quả tăng trưởng.
1. Tính mới và những đóng góp của đề tài:
Vấn đề nợ công trong thời gian gần đây đã nhận được sự quan tâm sâu sắc của dư luận từ
các nước phát triển đến những nước đang phát triển. Tác động của nợ công đến đời sống
kinh tế xã hội ngày càng to lớn, đe dọa đến sự tồn tại hoặc phá sản của một quốc gia, làm
gia tăng rủi ro quốc gia và bất ổn kinh tế trên phạm vi toàn cầu. Trong bối cảnh đó, hiểu
biết một cách thấu đáo về nợ công và tác động của nợ công đến tăng trưởng kinh tế là
một điều cần thiết đối với các nhà làm chính sách.

Trang 2


Cho đến thời điểm hiện tại, giới học thuật vẫn còn tranh luận về tác động của nợ công lên
tăng trưởng kinh tế chủ yếu là tính chất tuyến tính và phi tuyến của nợ công. Hiện tồn tại
hai trường phái chính: nợ công có tác động tuyến tính lên tăng trưởng và nợ công tác

động phi tuyến lên tăng trưởng kinh tế. Các công trình nghiên cứu thực nghiệm trên thế
giới và một vài nghiên cứu tại Việt Nam cũng đã xác nhận các tranh luận trên của các nhà
kinh tế.
Các công trình nghiên cứu trên thế giới gần đây đã sử dụng rất nhiều các phương pháp
kinh tế lượng hiện đại để gia tăng tính chính xác trong kết quả nghiên cứu và khắc phục
các nhược điểm vốn có của bộ dữ liệu thời gian. Tuy nhiên ở Việt Nam cũng như các
quốc gia Đông Nam Á, các nghiên cứu hiện tại chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu tác động
của nợ công lên tăng trưởng kinh tế dựa theo phương pháp OLS, điều này thôi thúc tác
giả mạnh dạn áp dụng các phương pháp kinh tế lượng hiện đại hơn để nghiên cứu tác
động của nợ công lên tăng trưởng kinh tế ở mẫu đại diện các quốc gia Đông Nam Á
(Asean 5) nhằm xác nhận các kết quả nghiên cứu đã có trước đó.
Dựa theo tình hình và kết quả nghiên cứu, đề tài có những đóng góp sau:
Về phương diện học thuật:
 Hệ thống hóa những lý luận chung về nợ công, mối quan hệ giữa nợ công và tăng
trưởng kinh tế.
 Ứng dụng mô hình GMM trên dữ liệu bảng nhằm khắc phục các nhược điểm của
bộ dữ liệu thời gian và gia tăng chính xác cho kết quả nghiên cứu.
 Tìm thấy mối quan hệ phi tuyến giữa nợ công và tăng trưởng kinh tế trong mẫu
nghiên cứu, qua đó xác định được ngưỡng nợ công phù hợp.
 Tìm thấy bằng chứng về mối quan hệ chính sách tài khóa với nợ công và tăng
trưởng kinh tế.

Trang 3


Về phương diện thực tiễn:
 Các bằng chứng tìm thấy trong đề tài là cơ sở khoa học để các nhà hoạch định
chính sách có thể tham khảo từ đó xây dựng các chính sách và chương trình hành
động cần thiết nhằm sử dụng hiệu quả nợ công trong phát triển kinh tế đất nước.
 Công trình là một thử nghiệm mới về phương pháp kinh tế lượng GMM kết hợp

với dữ liệu bảng nên sẽ có giá trị tham khảo cho những ai quan tâm đến vấn đề nợ
công và tăng trưởng kinh tế nói chung cũng như các vấn đề liên quan tới phương
pháp GMM và dữ liệu bảng nói riêng.
2. Mục tiêu đề tài:
Với định hướng nghiên cứu của mình, tác giả mong muốn có thể đưa ra những luận cứ
khoa học đáng tin cậy về tác động của nợ công đến tăng trưởng kinh tế các quốc gia
Đông Nam Á (Asean 5). Cụ thể đề tài tập trung trả lời câu hỏi nghiên cứu:
 Câu hỏi thứ nhất, mối quan hệ giữa nợ công và tăng trưởng kinh tế của các nước
trong mẫu nghiên cứu là mối quan hệ tuyến tính hay phi tuyến? Ngưỡng nợ công
phù hợp với yêu cầu và trình độ phát triển của các nước này là bao nhiêu?
 Câu hỏi thứ hai, tác động của chính sách tài khóa đến tăng trưởng kinh tế qua
kênh nợ công?
3. Mối quan hệ giữa nợ công và tăng trưởng kinh tế - từ lý thuyết đến bằng chứng
thực nghiệm:
3.1 Khái niệm về nợ công
Theo IMF (2003), nợ công theo nghĩa rộng là nghĩa vụ nợ của khu vực công, bao gồm
các nghĩa vụ nợ của chính phủ trung ương, các cấp chính quyền địa phương, ngân hàng
trung ương và các tổ chức độc lập (nguồn vốn hoạt động do ngân sách Nhà nước quyết
định hay trên 50% vốn thuộc sở hữu nhà nước và trong trường hợp vỡ nợ nhà nước phải
trả nợ thay). Còn theo nghĩa hẹp, nợ công bao gồm nghĩa vụ nợ của chính phủ trung

Trang 4


ương, các cấp chính quyền địa phương và nợ của các tổ chức độc lập được chính phủ bảo
lãnh thanh toán.
Tùy thuộc thể chế kinh tế và chính trị, quan niệm về nợ công ở mỗi quốc gia cũng có sự
khác biệt. Tại hầu hết các nước trên thế giới, Luật Quản lý nợ công đều xác định nợ công
gồm nợ của chính phủ và nợ được chính phủ bảo lãnh. Một số nước, nợ công còn bao
gồm nợ của chính quyền địa phương (Bungari, Rumani…), nợ của doanh nghiệp nhà

nước phi lợi nhuận (Thái Lan, Macedonia…).
Ở Việt Nam, Luật Quản lý nợ công năm 2009 quy định, nợ công bao gồm nợ chính
phủ, nợ được Chính phủ bảo lãnh và nợ chính quyền địa phương.
 Theo đó, nợ chính phủ là khoản nợ phát sinh từ các khoản vay trong nước, nước
ngoài, được ký kết, phát hành nhân danh Nhà nước, nhân danh Chính phủ hoặc
các khoản vay khác do Bộ Tài chính ký kết, phát hành, uỷ quyền phát hành theo
quy định của pháp luật.
 Nợ chính phủ không bao gồm khoản nợ do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phát
hành nhằm thực hiện chính sách tiền tệ trong từng thời kỳ.
 Nợ được Chính phủ bảo lãnh là khoản nợ của doanh nghiệp, tổ chức tài chính, tín
dụng vay trong nước, nước ngoài được Chính phủ bảo lãnh.
 Nợ chính quyền địa phương là khoản nợ do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực
thuộc trung ương ký kết, phát hành hoặc uỷ quyền phát hành.
Mặc dù định nghĩa nợ công của Việt Nam gần giống khái niệm nợ công theo nghĩa hẹp
của các tổ chức quốc tế, tuy nhiên giữa các khái niệm này cũng còn khác biệt, điều này
giải thích vì sao số liệu công bố của Việt Nam thường lệch so với tổ chức quốc tế. Theo
Ủy ban giám sát tài chính quốc gia, nợ công phù hợp với thông lệ quốc tế phải bao gồm
các khoản nợ của doanh nghiệp nhà nước tự vay tự trả, trong khi đó, Việt Nam chỉ tính
nợ của doanh nghiệp nhà nước là nợ công khi món nợ đó được chính phủ bảo lãnh. Trong
dự toán thâm hụt ngân sách hàng năm, Việt Nam tính cả các khoản chi trả nợ gốc vào
Trang 5


tổng chi nhưng nhiều khoản chi từ nguồn trái phiếu chính phủ cho các dự án y tế, giáo
dục, … lại không được tính vào thâm hụt ngân sách hàng năm và tổng nợ công như theo
cách tính của IMF. Ngoài ra, những công trình đầu tư cần nhiều năm để hoàn thành lại
được chia ra để tính theo quyết toán ngân sách mỗi năm mà không được tính vào năm
phát hành trái phiếu chính phủ để huy động vốn cho dự án. Một khoản nữa Việt Nam
chưa tính vào nợ công là khoản nợ lương hưu tiềm ẩn trong khoản nợ của chính phủ.
Do đó, Ủy ban giám sát tài chính quốc gia (2011) đã đề nghị: “Nợ công = Nợ công (do

Bộ tài chính công bố chưa bao gồm trái phiếu chính phủ) + Nợ DNNN tự vay tự trả
+ Nợ lương hưu”. Với cách tính này Nợ công mới thể hiện đầy đủ bản chất và quy mô
của nó, chỉ trên cơ sở tính đủ và tính đúng thì các nhà làm chính sách mới có cơ hội nhìn
nhận, đánh giá và đưa ra chính sách thích hợp trong vấn đề quản lý nợ công.
3.2 Mối quan hệ giữa nợ công và tăng trưởng kinh tế
Như đã đề cập, nợ công gia tăng là do chính phủ cần bù đắp cho thâm hụt ngân sách, khi
nguồn thu không đủ tài trợ cho nhu cầu đầu tư và chi tiêu công; do đó nợ công tăng cũng
không ngoài mục tiêu nhằm ổn định và tăng trưởng kinh tế. Nhưng trên thực tế có phải
nợ công gia tăng luôn thúc đẩy tăng trưởng hay không thì lại là một câu hỏi còn gây
nhiều tranh cãi. Đã có rất nhiều nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm xoay quanh mối
quan hệ này, dưới đây tác giả trích dẫn một số nghiên cứu nổi bật xoay quanh ba trường
phái: Nợ công thúc đẩy tăng trưởng, Nợ công kiềm hãm tăng trưởng, Nợ công vừa thúc
đẩy lại vừa kiềm hãm tăng trưởng (tùy theo quy mô nợ)
3.2.1

Nợ công thúc đẩy tăng trưởng kinh tế:

Các nghiên cứu lý thuyết về tác động của nợ công trong ngắn hạn hầu hết đều cho thấy có
mối quan hệ cùng chiều giữa nợ công và tăng trưởng.
Theo trường phái Keynes, trong điều kiện giá cả và tiền lương là cứng nhắc xét trong
ngắn hạn thì việc tăng chi tiêu ngân sách (tức là sẽ làm tăng thâm hụt ngân sách và được
tài trợ bằng nợ vay) sẽ kích thích tiêu dùng, giảm tiết kiệm và làm tăng tổng cầu. Do đó,
sản lượng cân bằng có thể gia tăng. Một kết luận về vai trò của nợ công tương tự cũng
Trang 6


được Elmendorf và Mankiw (1999) đồng thuận, các nhà nghiên cứu này cho rằng, trong
ngắn hạn, nợ có thể kích thích nhu cầu và sản lượng, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
3.2.2 Nợ công kiềm hãm tăng trưởng kinh tế:
Các nghiên cứu về nợ công và tăng trưởng kinh tế trong dài hạn hầu hết cho thấy mối

quan hệ nghịch biến, thông qua nhiều kênh truyền dẫn khác nhau, dưới đây là hai kênh
truyền dẫn được đồng tình nhiều nhất
Thứ nhất, tài trợ thâm hụt ngân sách bằng nợ công sẽ làm tăng gánh nặng trả nợ trong
tương lai, chính phủ bắt buộc phải tăng thuế để có thể trả nợ.
Nghiên cứu của Modigliani (1961) cho rằng nợ quốc gia là một gánh nặng cho những thế
hệ kế tiếp, nợ quốc gia thể hiện như là một dòng thu nhập bị sụt giảm trong tương lai.
Ông cũng chỉ ra rằng nợ quốc gia sẽ ảnh hưởng lên lãi suất dài hạn, có thể dưới dạng phi
tuyến, theo lập luận của Modigliani nếu chính phủ đó vận hành với quy mô khá lớn, điều
này có thể làm gia tăng đáng kể lãi suất dài hạn từ đó dẫn đến sự sụt giảm của vốn đầu tư
tư nhân và có khuynh hướng làm giảm sản lượng biên của đầu tư tư nhân. Ông cũng cho
rằng, ngay cả khi nợ quốc gia được tạo ra như là một chính sách kinh tế phản chu kỳ và
chính phủ thực hiện chính sách tiền tệ có thể nới lỏng mạnh nhất với toàn bộ cấu trúc của
lãi suất đều giảm xuống mức thấp nhất có thể thì nợ tăng một cách tổng quát sẽ có lợi cho
thế hệ hiện tại nhưng thế hệ tương lai sẽ gánh chịu chi phí trả nợ (bao gồm vốn gốc và
lãi). Tương tự, Barro (1979), Dotsey và Mao (1994) cũng cho rằng nợ công cao tác động
bất lợi đến tích lũy vốn và tăng trưởng kinh tế thông qua hệ thống thuế tương lai cao hơn.
Sau Modigliani, trong nghiên cứu của Diamond (1965), đã bổ sung thêm tác động của
thuế lên tổng nguồn vốn và phân biệt giữa nợ công nước ngoài và nợ công trong nước.
Ông kết luận rằng, thông qua tác động của thuế được chính phủ sử dụng để trả lãi vay, cả
hai loại nợ công trên sẽ làm giảm mức tiêu dùng trong đời sống của những người đóng
thuế, cũng như tiết kiệm của họ. Thêm vào đó, ông khẳng định rằng nợ trong nước có thể
gây ra một sự sụt giảm nhiều hơn trong tổng nguồn vốn (capital stock) bởi vì có một

Trang 7


lượng vốn hữu hình (physical capital) đã bị thay thế bởi nợ chính phủ trong danh mục
đầu tư của cá nhân.
Barro (1989) đã bổ sung thêm rằng biện pháp cắt giảm thuế được bù đắp bằng nợ chính
phủ sẽ không kích thích chi tiêu ngay cả trong ngắn hạn vì không làm tăng thu nhập

thường xuyên của công chúng mà nó chỉ làm dịch chuyển thuế từ hiện tại sang tương lai.
Người dân dự tính rằng, nếu hiện tại chính phủ giảm thuế và phát hành trái phiếu bù đắp
thâm hụt, thì đến một thời điểm trong tương lai, chính phủ sẽ lại tăng thuế để có tiền trả
nợ hoặc in tiền để trả nợ (mà hậu quả là lạm phát tăng tốc); do đó, người dân tiết kiệm ở
hiện tại để có tiền đóng thuế trong tương lai hoặc bù đắp cho mức tăng giá hàng hóa và
dịch vụ, điều này sẽ gia tăng tiết kiệm, giảm tổng cầu từ đó làm giảm tăng trưởng kinh tế.
Thứ hai, nợ công cao sẽ làm tăng lãi suất tài trợ do các nhà đầu tư yêu cầu, để bù đắp
cho rủi ro gia tăng.
Thâm hụt ngân sách chính phủ được tài trợ bằng nợ nhiều hơn sẽ khiến cho các nhà đầu
tư lo ngại về khả năng thanh toán của quốc gia. Nếu quốc gia đó muốn thuyết phục các
nhà đầu tư này tiếp tục tài trợ cho mình thì buộc phải tăng lãi suất để bù đắp cho rủi ro vỡ
nợ gia tăng, kết quả là lãi suất dài hạn sẽ trở nên cao hơn. Nghiên cứu của Ball và
Mankiw (1995), Orszag, Rubin và Sinai (2004), đã xác nhận rằng việc tăng nợ có thể làm
cho các nhà đầu tư cảnh giác rằng quốc gia sẽ không có khả năng thanh toán những
khoản nợ cho các nhà cung cấp tín dụng, kết quả là những nhà đầu tư vào quốc gia có nợ
cao sẽ đòi tăng lãi suất.
Lãi suất cao sẽ làm giảm đầu tư của khu vực tư nhân, John Irons và Josh Bivens (2010)
cho rằng một sự gia tăng trong thâm hụt ngân sách nghĩa là Chính phủ phải gia tăng nhu
cầu với các quỹ tiết kiệm từ khu vực tư nhân, tìm kiếm những khoản vay từ dân chúng
cũng như từ các nhà đầu tư nước ngoài. Hay nói cách khác là Chính phủ bắt đầu cuộc
cạnh tranh với những nhà đầu tư tư nhân trong việc thu hút những khoản tiết kiệm cố
định và do đó đẩy lãi suất tăng. Việc tăng lãi suất này có thể dẫn đến sự sụt giảm trong
đầu tư tư nhân, khiến cho nền kinh tế sẽ có nguồn vốn ít hơn để vận hành, và vì vậy làm
Trang 8


giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế trong tương lai. Điều này được gọi là tình trạng chèn lấn
đầu tư tư nhân, từ đó kiềm hãm tăng trưởng sản lượng tiềm năng.
Mặt khác, khi vốn có xu hướng dịch chuyển từ khu vực tư sang khu vực công lại ngoài
việc gây ra hiệu ứng gia tăng trong lãi suất tư nhân mà qua đó còn làm sụt giảm trong chi

tiêu tư nhân và cả của hộ gia đình lẫn doanh nghiệp. Nghiên cứu của Elmendorf và
Mankiw (1999) đã xác nhận một kênh truyền quan trọng mà qua đó sự tích lũy nợ công
có thể ảnh hưởng đến tăng trưởng là lãi suất dài hạn. Như vậy, việc lãi suất tăng cao sẽ
dẫn đến sự xáo trộn thị trường tài chính, và tổn hại đến tăng trưởng thông qua kênh làm
giảm vốn đầu tư vào khu vực tư nhân.
Một kết quả nghiên cứu khác về mối quan hệ của tăng trưởng GDP liên quan đến tỷ số nợ
cũng được tìm thấy bởi Kumar và Woo (2010) đã đưa ra hai kết luận quan trọng rằng: (i)
Những khoản nợ lớn có thể làm cản trở quá trình tích lũy vốn và làm giảm tăng trưởng
kinh tế, (ii) tính bình quân, một sự gia tăng 10% trong tỷ lệ nợ/GDP đầu kỳ đi kèm với
một sự sụt giảm trong tăng trưởng GDP thực/ đầu người hàng năm: khoảng 0.2% mỗi
năm đối với nhóm nước tiên tiến; khoảng 0.15 % mỗi năm đối với nhóm nước mới nổi.
3.2.3 Mối quan hệ phi tuyến giữa nợ công và tăng trưởng:
Qua các nghiên cứu đã dẫn, các nhà kinh tế đều chấp nhận mối quan hệ tuyến tính giữa
nợ công và tăng trưởng kinh tế, mặc dù họ vẫn còn tranh luận về tác động thuận chiều
hoặc ngược chiều của nợ công lên tăng trưởng kinh tế. Mặc dù, có thể thấy đa số đều kết
luận rằng có mối quan hệ ngược chiều giữa nợ công và tăng trưởng, tuy nhiên, ở một mức
độ nào đó, rõ ràng không thể phủ nhận vai trò của nợ trong việc bổ sung nguồn vốn đầu
tư quan trọng cho nền kinh tế cũng như bù đắp thiếu hụt trong chi tiêu chính phủ, đặc biệt
đối với các nước đang phát triển, nghĩa là nợ công góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển.
Vậy phải chăng giữa nợ công và tăng trưởng đã không chỉ dừng lại ở mối quan hệ tuyến
tính. Với lập luận này, nhiều nhà nghiên cứu cũng đã tìm kiếm và phát hiện ra bằng
chứng về mối quan hệ phi tuyến giữa nợ công và tăng trưởng kinh tế.

Trang 9


Kể từ nửa sau thập niên 90, các nhà làm chính sách trên thế giới đã nhận ra mối liên hệ
giữa việc mắc nợ nước ngoài cao trong nhiều nền kinh tế đang phát triển với nguy cơ giới
hạn sự tăng trưởng và phát triển ở các quốc gia này. Trong mô hình nghiên cứu về tăng
trưởng được đề nghị bởi Aschauer (2000), đã cho thấy vốn đầu tư công có ảnh hưởng phi

tuyến lên tăng trưởng kinh tế, có thể bao hàm trong đó tác động của nợ công. Giả định
rằng nợ chính phủ được sử dụng ít nhất một phần để tài trợ cho nguồn vốn đầu tư công
nếu chính phủ sử dụng hiệu quả thì một sự tăng lên trong nợ công sẽ có ảnh hưởng tích
cực lên tăng trưởng kinh tế cho đến một ngưỡng nhất định nào đó và tác động tiêu cực
khi vượt ngưỡng này.
Trong nghiên cứu của Pattilo và cộng sự (2002), họ đã tìm thấy bằng chứng thực nghiệm
ủng hộ tác động phi tuyến của nợ lên tăng trưởng: tại mức nợ thấp, nợ gần như có tác
động cùng chiều lên tăng trưởng; nhưng khi trên một ngưỡng nào đó hay thường gọi là
một điểm ngoặt (turning point), việc gia tăng thêm nợ bắt đầu gây ra tác động trái chiều
lên tăng trưởng. Những bằng chứng thực nghiệm cho thấy mối quan hệ phi tuyến giữa nợ
nước ngoài lên tăng trưởng kinh tế cũng đã được phát hiện trước đó bởi Smyth và Hsing
(1995), cũng như Cohen (1997).
Ngoài ra, Clements và cộng sự (2003) trong mẫu hình lý thuyết của mình đã khẳng định
một ảnh hưởng phi tuyến của nợ nước ngoài lên tăng trưởng kinh tế thông qua kênh đầu
tư. Theo đó, việc tích lũy nợ nước ngoài có thể thúc đẩy đầu tư cho đến khi nợ công đạt
một ngưỡng nhất định nào đó, một khi nợ vượt một ngưỡng như thế, việc thừa nợ sẽ bắt
đầu làm gia tăng áp lực tiêu cực lên sự sẵn lòng cung cấp vốn của nhà đầu tư dẫn đến sự
thiếu hụt vốn và làm cho tăng trưởng kinh tế suy giảm. Nghiên cứu thực nghiệm được
Clements và cộng sự (2003) thực hiện ở 55 quốc gia thu nhập thấp trong giai đoạn 19701999 nhận thấy rằng điểm ngoặt trong hiện giá thuần của nợ nước ngoài ở quanh mức 2025% GDP
Một số nghiên cứu khác đã xem xét tác động của nợ nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế
tại các nền kinh tế phát triển. Hầu hết các nghiên cứu này đã được thúc đẩy bởi giả thuyết
“nợ dư thừa” - một tình huống mà khi gánh nặng nợ quốc gia trở nên quá lớn - sẽ có một
Trang 10


phần lớn sản lượng chỉ để dành chi trả cho cho các chủ nợ nước ngoài và do đó tạo ra tác
động không khuyến khích đầu tư. Cụ thể, Imbs và Ranciere (2009) tìm thấy một hiệu ứng
phi tuyến của nợ nước ngoài lên tăng trưởng, tác động tiêu cực và đáng kể vào tăng
trưởng ở mức độ nợ cao (thông thường, trên 60% GDP), nhưng tác động không đáng kể ở
mức độ nợ thấp. Ngược lại, Cordella, Ricci và Arranz (2005) tìm thấy bằng chứng của

việc nợ dư thừa đối với mức nợ trung bình, nhưng không đáng kể trong mối quan hệ nợ
và tăng trưởng ở mức rất thấp và rất cao của nợ.
Với cùng mục tiêu nghiên cứu trên, nhiều nhà nghiên cứu khác cũng đã phát hiện ra bằng
chứng xác nhận ảnh hưởng phi tuyến của nợ nước ngoài lên tăng trưởng. Những ảnh
hưởng tiêu cực của nợ chỉ xuất hiện sau khi mức nợ vượt qua một ngưỡng tỷ số nợ/GDP
nhất định. Pattillo và cộng sự (2002) đã nghiên cứu trên một bộ dữ liệu bảng lớn của 93
nước đang phát triển trong giai đoạn 1969-1998 và nhận thấy rằng ảnh hưởng của nợ
nước ngoài lên tăng trưởng GDP bình quân đầu người là tiêu cực với mức hiện giá thuần
của nợ đạt trên 35-40% GDP. Checherita và Rother (2010) lại tiến hành điều tra mối quan
hệ giữa tỷ lệ nợ chính phủ trên GDP và tỷ lệ tăng trưởng GDP thực trên đầu người đối
với mẫu 12 nước thuộc khu vực đồng tiền Euro, trong giai đoạn 1970-2011, qua đó tìm
thấy bằng chứng về tác động phi tuyến của nợ chính phủ lên tỷ lệ tăng trưởng GDP thực
trên đầu người trong mẫu nghiên cứu. Nghiên cứu chỉ ra mối quan hệ phi tuyến (hình chữ
U ngược) giữa nợ công và tỷ lệ tăng trưởng kinh tế với điểm ngoặt của nợ vào khoảng 90
– 100% GDP. Điều này có nghĩa là khi kết hợp một tỷ lệ nợ/GDP cao hơn, tính trung
bình, tỷ lệ tăng trưởng dài hạn sẽ thấp hơn khi mức nợ vượt trên 90 – 100% GDP.
Trong một nghiên cứu rất nổi tiếng và có ảnh hưởng lớn trên thế giới được thực hiện bởi
Reinhart and Rogoff (2010) về sự phát triển của nợ công và tốc độ tăng trưởng GDP thực
dài hạn trong mẫu 44 quốc gia phát triển trải dài khoảng hai thế kỷ (1790 – 2009), các
nhà nghiên cứu đã đưa ra 3 kết luận: (i) mối quan hệ giữa nợ chính phủ và tăng trưởng
dài hạn là yếu đối với tỷ số nợ/GDP dưới ngưỡng 90% GDP, ở mức nợ trên 90% GDP
tốc độ tăng trưởng trung vị giảm khoảng 1% và tốc độ tăng trưởng bình quân giảm 2,2%;
(ii) nền kinh tế mới nổi đối mặt với ngưỡng nợ nước ngoài thấp hơn; khi nợ nước ngoài
Trang 11


đạt tới 60% GDP, tăng trưởng hằng năm giảm khoảng 2%; đối với mức nợ cao hơn, tốc
độ tăng trưởng giảm gần như một nửa; (iii) không có mối liên hệ rõ ràng giữa nợ công và
tăng trưởng ở nhóm các nước phát triển.
Nghiên cứu của Chang, Chiang và cộng sự (2006) lại đưa ra một ngưỡng nợ phù hợp là

66,63% trong nghiên cứu về ngưỡng nợ đối với nhóm nước phát triển OECD. Còn
Becker, Deuber và Stankiewicz (2010) thì đưa ra một tỷ lệ thấp hơn, nghiên cứu của các
ông cho thấy ngưỡng giới hạn an toàn của tỷ lệ nợ trên GDP cho các quốc gia phát triển
và các quốc gia mới nổi lần lượt là 60% và 40%.
Trái với các nghiên cứu trên, Schclarek (2004) nhận thấy ảnh hưởng tuyến tính ngược
chiều của nợ nước ngoài lên tăng trưởng bình quân đầu người và không tìm thấy bằng
chứng về mối quan hệ chữ U ngược trong danh sách 59 nước đang phát triển giai đoạn
1970-2002. Tác giả cũng điều tra mối quan hệ giữa tổng nợ chính phủ và tăng trưởng
GDP bình quân đầu người ở các nước phát triển và cho thấy không có bằng chứng thuyết
phục nào về mối quan hệ có ý nghĩa thống kê đối với 24 nước công nghiệp với dữ liệu
trong giai đoạn giữa 1970 và 2002.1
Với khá nhiều quan điểm khác nhau còn tồn tại về ảnh hưởng của nợ công lên tăng
trưởng kinh tế nên tác giả thực hiện đề tài này nhằm tìm kiếm bằng chứng thực nghiệm
để làm rõ về mối quan hệ giữa nợ công và tăng trưởng kinh tế tại các quốc gia Đông Nam
Á là như thế nào.
4. Mô hình, dữ liệu, phương pháp nghiên cứu
4.1 Mô hình
Để tìm câu trả lời cho câu hỏi về mối quan hệ giữa nợ công và tăng trưởng cho mẫu
nghiên cứu, tác giả dựa theo đề xuất của Bosworth và Collins (2003) cho thấy cần tập
trung vào một tập hợp cốt lõi của các biến giải thích đã được chứng minh phù hợp với
Những nước công nghiệp được sử dụng trong bài nghiên cứu này là Úc, Áo, Bỉ, Canada, cộng hòa Síp, Đan Mạch,
Phần Lan, Pháp, Đức, Hy Lạp, Ireland, Israel, Ý, Nhật Bản, Hàn Quốc, Hà Lan, New Zealand, Na Uy, Bồ Đào Nha,
Tây Ban Nha, Thụy Điển, Thụy Sỹ, Anh và Mỹ.

1

Trang 12


tăng trưởng sau đó đánh giá lần lượt các biến số cần thiết khác được đưa thêm vào mô

hình.
Cụ thể, dựa theo nghiên cứu của Sala-i-Martin và cộng sự (2004) đã chỉ ra các lựa chọn
trong việc thiết lập các tập hợp các yếu tố nền tảng quyết định sự tăng trưởng từ kết quả
hồi quy tăng trưởng chéo giữa các quốc gia, các nhà nghiên cứu đã kiểm tra và xác định
18 biến có ý nghĩa thống kê, trong đó chỉ có một vài biến số kinh tế, chẳng hạn như: giá
trị đầu kỳ của GDP thực bình quân đầu người, số học sinh tiểu học, mức chi tiêu của
chính phủ, độ mở thương mại.
Ngoài ra, để xây dựng phương trình nghiên cứu thực nghiệm, tác giả đặc biệt quan tâm
đến phương trình ước lượng cơ bản được thiết kế bởi Checherita và Rother (2010),
Kumar và Woo (2010), trong đó các nhà nghiên cứu này đã đề nghị thêm các biến giải
thích cần thiết cho mô hình là biến tỷ lệ tiết kiệm/GDP.
Mô hình thực nghiệm tác giả xây dựng dựa theo lý thuyết kinh tế học về tăng trưởng và
kế thừa các nghiên cứu thực nghiệm trước đó. Trong đó biến phụ thuộc là tốc độ tăng
trưởng GDP thực bình quân đầu người, các biến độc lập nền tảng được sử dụng trong
nghiên cứu gồm: giá trị trễ một kỳ của tốc độ tăng trưởng GDP thực bình quân đầu
người; độ mở thương mại để mở rộng mô hình truyền thống chỉ dựa trên nền kinh tế
đóng; tỷ lệ gia tăng dân số như đề xuất của Sala-i-Martin và cộng sự (2004); tỷ lệ tiết
kiệm/GDP làm đại diện cho yếu tố vốn trong mô hình tăng trưởng theo nghiên cứu của
Checherita và Rother (2010), Kumar và Woo (2010).
Để trả lời cho câu hỏi nghiên cứu của đề tài, mô hình được mở rộng bằng cách đưa vào
mức tổng nợ chính phủ (tính bằng % GDP) làm đại diện cho tỷ lệ nợ công ở các quốc gia
trong mẫu để nghiên cứu mức độ tác động của nợ công lên tăng trưởng kinh tế. Mô hình
ước lượng cũng sử dụng mức độ ban đầu của nợ (trễ một thời kỳ) để tránh các vấn đề
quan hệ nhân quả đảo ngược đó là tăng trưởng kinh tế chậm hơn có thể dẫn đến sự tích tụ
nợ cao, trong khi mục tiêu nghiên cứu của tác giả là nợ cao có thể làm giảm tăng trưởng.

Trang 13


Ngoài ra, để kiểm tra xem liệu có tồn tại hay không một tác động phi tuyến của nợ chính

phủ lên sự tăng trưởng, tác giả đã sử dụng phương trình bậc hai của nợ để kiểm chứng.
Mức chi tiêu của chính phủ cũng được đưa vào mô hình như một biến kiểm soát để cho
phép đánh giá tác động chính sách tài khóa đến tốc độ tăng trưởng kinh tế.
Phương trình ước lượng cơ bản được viết dưới dạng như sau:
g_gdpit=α+β1*g_gdpit-1+β2*sav+β3*pop+β4*trade+γ1*debtit-1+γ2*debt2it-1+λ*exp it +
μi + εt + ωit

(1)

Trong đó:
g_gdpit

: tỷ lệ tăng trưởng GDP bình quân đầu người hằng năm

g_gdpit-1

: tỷ lệ tăng trưởng GDP bình quân đầu người năm trước

sav

: tỉ lệ tiết kiệm/GDP

pop

: tốc độ gia tăng dân số

trade

: mức độ mở cửa mậu dịch (%GDP)


exp

: chi tiêu ngân sách của chính phủ

debtit-1

: tổng nợ chính phủ tính % theo GDP (General government gross debt)

debt2it-1

: bình phương tổng nợ chính phủ

μi

: tác động cố định của mỗi quốc gia

εt

: tác động cố định của thời gian

ωit

: phần dư

Bảng 1: Mô tả các biến và nguồn dữ liệu
Ký hiệu biến
g_gdpit
g_gdpit-1
sav
pop

trade
debtit-1
debt2it-1
exp

Diễn giải
Tăng trưởng GDP thực bình quân đầu người hàng năm
Tăng trưởng GDP bình quân đầu người năm trước
Tỉ lệ tiết kiệm/GDP (%/GDP)
Quy mô dân số (logarit tự nhiên dân số hàng năm)
Độ mở mậu dịch (% tổng giá trị xuất, nhập khẩu trên GDP)
Tổng nợ chính phủ (General government gross debt) đầu kỳ
Tổng nợ chính phủ bình phương đầu kỳ
Chi tiêu ngân sách của chính phủ (%/GDP)

Nguồn
WEO
WEO
WEO
WEO
WDI
WEO
WEO
WDI
Trang 14


4.2 Dữ liệu
Dữ liệu trong bài nghiên cứu được thu thập trong giai đoạn từ 2000 đến 2012 từ cơ sở dữ
liệu của International Monetary Fund: World Economic Outlook Database (WEO),

October 2012 và cơ sở dữ liệu World Development Indicators (WDI – 2012) của World
Bank.
Các nước nghiên cứu trong mẫu (Asean 5) bao gồm: Việt Nam, Thái Lan, Philippines,
Malaysia, Indonesia. Dữ liệu được hình thành dưới dạng dữ liệu bảng (panel data).
Trong bài nghiên cứu này, tác giả sử dụng Tổng nợ chính phủ (được tính bằng tỷ lệ
%/GDP thực bình quân đầu người) là chỉ tiêu đại diện cho nợ công của các quốc gia
trong mẫu, điều này được kế thừa từ các nghiên cứu đo lường mức độ ảnh hưởng của nợ
công đến tăng trưởng kinh tế của Checherita và Rother (2010), Kumar và Woo (2010) và
vì sự tương thích với bộ dữ liệu mà tác giả thu thập.
4.3 Phương pháp nghiên cứu
Tác giả sử dụng phương pháp phân tích định tính bao gồm tổng hợp, so sánh, phân tích
nhằm khái quát hóa các quan điểm của các nhà nghiên cứu trước đây về mối quan hệ giữa
nợ công và tăng trưởng kinh tế để làm cơ sở nền tảng lý thuyết cho nghiên cứu của mình.
Tác giả cũng sử dụng phân tích định lượng thông qua việc ước lượng mô hình nghiên cứu
bằng nhiều phương pháp kinh tế lượng khác nhau: pooled OLS, REM, FEM và GMM để
tìm câu trả lời cho các câu hỏi nghiên cứu đã được đặt ra.
Đầu tiên, trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng hồi quy với pooled OLS cho bảng dữ liệu
thu thập được với mục tiêu kiểm định xu hướng tác động của tổng nợ chính phủ đầu kỳ
lên mức độ tăng trưởng GDP bình quân đầu người trong kỳ và tính chất phi tuyến của nợ.
Tuy nhiên, nhược điểm của phương pháp pooled OLS là kết quả hồi quy sẽ không hiệu
quả và không đáng tin cậy do đánh đồng tác động của từng quốc gia (yếu tố chéo) vào
biến phụ thuộc. Tác giả cũng sử dụng FEM (fixed effect) và REM (random effect) để ước
lượng mô hình trên dữ liệu bảng. Tuy nhiên, khi gặp phải vấn đề nội sinh (endogeneity)

Trang 15


do sử dụng biến trễ của biến phục thuộc trong mô hình và phương sai thay đổi
(heteroskedasticity) thì ước lượng của fixed effect trở nên kém hiệu quả (không vững).
Theo Hiebert và cộng sự (2002), đã chỉ ra hầu hết những nghiên cứu về sự tăng trưởng

thường sử dụng phương pháp hồi quy với biến công cụ (instrumental variable - IV) để
giải quyết vấn đề nội sinh. Checherita và Rother (2010), Kumar và Woo (2010) đã sử
dụng chủ yếu phương pháp 2-SLS (bình phương nhỏ nhất hai giai đoạn) và phương pháp
GMM, tuy nhiên khi xử lý dữ liệu bảng (panel data) thì phương pháp IV sẽ trở nên không
hiệu quả (xem Anderson & Hsiao, 1981). Ngoài ra, với đặc điểm sử dụng biến công cụ và
trong mô hình có hiện tượng tự tương quan thì phương pháp 2-SLS cũng không hiệu quả
nhưng phương pháp GMM vẫn cho ước lượng hiệu quả. Với phương pháp ước lượng
bằng GMM, cho phép hiệu chỉnh vấn đề phương sai thay đổi và hiện tượng nội sinh có
thể hiện diện trong hầu hết các mô hình với bộ dữ liệu thời gian và sử dụng biến trễ, từ đó
giữ nguyên tính đúng đắn và hiệu quả của kết quả nghiên cứu. Phương pháp GMM cho
thấy cho tính hiệu quả vượt trội hơn so với phương pháp ước lượng truyền thống bằng IV
hoặc 2-SLS thông qua việc sử dụng ma trận trọng số tối ưu (weight matrix) theo Baum và
cộng sự (2007). Dựa theo sự tương quan nội sinh tiềm năng mạnh của biến số nợ và tăng
trưởng GDP, đặc biệt là tác động đảo ngược (tỷ lệ tăng trưởng GDP trên đầu người thấp
hoặc âm dường như gây ra những gánh nặng nợ cao hơn), tác giả sử dụng mô hình GMM
bằng kỹ thuật Arellano_Bond trên phần mềm Stata 12 được giới thiệu bởi Roodman

(2006). Biến công cụ (iv) được sử dụng cho biến nội sinh nợ công debt được tính toán
bằng cách lấy bình quân mức nợ công của các quốc gia còn lại (4 quốc gia) trong cùng kỳ
theo đề xuất của Checherita và Rother (2010)
5. Kết quả thực nghiệm và thảo luận
5.1 Tác động của Nợ công đến tăng trưởng kinh tế
Bước đầu tiên, tác giả tiến hành kiểm định tác động của nợ công (debt) đến tăng trưởng
kinh tế (gdp), kết quả từ MH1 của cả ba phương pháp đều cho thấy nợ công kỳ trước tác
động cùng chiều lên tăng trưởng kinh tế trong kỳ. Cụ thể, nếu tỷ lệ nợ công/GDP tăng
thêm 10% thì GDP tăng từ mức 0,2% đến 0,8%.
Trang 16


Ngoài ra, tác giả cũng thử nghiệm với biến nợ công bình phương (debt2) theo như đề

xuất của Checherita và Rother (2010) nhằm kiểm tra xem liệu có tồn tại tác động phi
tuyến của nợ lên tăng trưởng kinh tế hay không, tức là có tồn tại tính chất chữ U ngược
trong mẫu nghiên cứu hay không. Tác giả cũng lần lượt thực hiện cho cả 3 mô hình
pooled OLS, fixed effect, GMM.
Từ kết quả hồi quy cho thấy, đối với mẫu dữ liệu hiện tại, tác giả tìm thấy bằng chứng về
tính chất phi tuyến của nợ công lên tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam. Cụ thể là các hệ số
của biến debt2 ở các MH2 đều có giá trị âm và có ý nghĩa thống kê ở mức 5% hoặc 10%
trong các phương pháp sử dụng, điều này cho thấy tồn tại một tác động ngược chiều của
nợ công lên tốc độ tăng trưởng GDP trong mẫu nghiên cứu. Kết quả tác giả tìm thấy phù
hợp với phát hiện của Checherita và Rother (2010) khi hai nhà nghiên cứu này tiến hành
điều tra mối quan hệ giữa tỷ lệ nợ chính phủ trên GDP và tỷ lệ tăng trưởng GDP thực trên
đầu người đối với mẫu 12 nước thuộc khu vực đồng tiền Euro, trong giai đoạn 19702011, qua đó tìm thấy bằng chứng về tác động phi tuyến của nợ công lên tỷ lệ tăng
trưởng GDP.
Bằng cách giải bài toán cực trị từ MH2, tác giả tìm thấy điểm ngoặt nợ mà tại đó nợ công
sẽ tác động ngược chiều lên tăng trưởng kinh tế lần lượt là 86%/GDP đối với phương
pháp OLS hoặc 54%/GDP đối với phương pháp fixed effect và 86%/GDP đối với phương
pháp GMM tại mức ý nghĩa 10%. Điều này cho thấy khi gia tăng quy mô nợ đến một
mức nào đó sẽ làm cho tăng trưởng GDP bình quân đầu người giảm.
Tuy việc hồi quy pooled OLS với dữ liệu bảng theo cách giản đơn này có ưu điểm là gia
tăng được số quan sát cho mẫu nghiên cứu nhưng cũng tồn tại nhược điểm là phản ánh
không đúng mối quan hệ giữa các biến trong mô hình hồi quy, dẫn tới sai lệch trong các
hệ số hồi quy. Bởi vì pooled OLS giả định rằng sự tác động của các biến độc lập vào biến
phụ thuộc là tương tự nhau giữa các quốc gia. Bảng 2 trình bày ước lượng của hàm hồi
quy chung theo mô hình pooled OLS. Mặc dù như vậy nhưng giá trị p_value của các hệ
số R2 tương ứng với các mô hình (MH1,2,3,4) đều có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa

Trang 17


5%, điều này cho thấy các mô hình hồi quy phía trên vẫn có ý nghĩa nhất định trong việc

diễn tả mối quan hệ giữa các biến trong mô hình.
Bảng 2: Kết quả hồi quy với phương pháp pooled_OLS
MH 1

MH 2

MH 3

MH 4

g_gdpit-1

0.15

0.14

0.11

0.10

sav

0.15

0.23**

0.17*

0.23**


pop

0.02**

0.03***

0.03***

0.04***

trade

0.03*

0.03*

0.05***

0.05**

debtit-1

0.05

0.50**

0.04

0.42*


debt2it-1

-0.43*

-0.37

exp
_cons

-0.23*

-0.20*

-0.16

-0.32

-0.15

-0.30

55

55

55

55

Prob > F


0.0191

0.01

0.0088

0.0067

Adj R-sq

0.1568

0.1968

0.2019

0.2263

N

(*), (**), (***): tương ứng với mức ý nghĩa 10%, 5%, 1%
Tiếp theo, tác giả sử dụng mô hình FEM và REM để thực hiện hồi quy các biến trong mô
hình. Khi sử dụng Hausman test để đánh giá mức độ phù hợp giữa mô hình FEM và
REM, cho kết quả như sau:
Bảng 3: Kết quả Hausman test
(b)

(B)


(b-B)

sqrt(diag(V_b-V_B))

FE

RE

Difference

S.E.

L.g_gdp

-0.0339999

0.1061005

-0.1401004

.

sav

0.2305858

0.1663168

0.064269


0.0940966

pop

0.012564

0.0301893

-0.0176253

0.0735083

trade

0.0365276

0.0512077

-0.0146801

0.0093435

L1.debt

0.0587057

0.03686

0.0218457


0.0166076

exp

-0.6245255

-0.2278849

-0.3966406

0.133318
Trang 18


b = consistent under Ho and Ha; obtained from xtreg
B = inconsistent under Ha, efficient under Ho; obtained from xtreg
Test: Ho: difference in coefficients not systematic
chi2(6) = (b-B)'[(V_b-V_B)^(-1)](b-B) = 14.94
Prob>chi2 =

0.0207 (V_b-V_B is not positive definite)

Vì Prob>chi2 = 0.0207 < mức ý nghĩa 5% nên ta bác bỏ giả thiết Ho. Vậy có sự khác
biệt giữa hai mô hình nên ta chọn mô hình FEM để thực hiện hồi quy. Kết quả hồi quy
bằng mô hình FEM được trình bày trong Bảng 4.
Bảng 4: Kết quả hồi quy với mô hình FEM
MH 1

MH 2


MH 3

MH4

g_gdpit-1

0.12

0.10

-0.03

-0.05

sav

0.31**

0.43**

0.23

0.35**

pop

-0.04

-0.05


0.01

0.004

trade

0.01

0.01

0.04

0.03

debtit-1

0.06

0.63**

0.06

0.61***

debt2it-1

-0.55**

exp


-0.53**
-0.62

-0.61***

_cons

0.08

-0.05

0.02

-0.11

N

55

55

55

55

Prob > F

0.1786

0.0462


0.0225

0.0008

(*), (**), (***): tương ứng với mức ý nghĩa 10%, 5%, 1%
Kiểm định phương sai thay đổi trong mô hình FEM:
g_gdpit=α+β1*g_gdpit-1+β2*sav+β3*pop+β4*trade+γ1*debtit-1+ λ*exp it +μi (2)
Modified Wald test for groupwise heteroskedasticity in fixed effect regression model
H0: sigma(i)^2 = sigma^2 for all i
Trang 19


chi2 (5) =

13.62

Prob>chi2 =

0.0182

Vì Prob>chi2 =

0.0182 <5% nên bác bỏ giả thiết Ho, nghĩa là có phương sai thay đổi

trong mô hình này.
Kết quả khắc phục hiện tượng phương sai thay đổi trong mô hình (2) bằng kỹ thuật GLS
(Generalized Least Square) được trình bày trong Bảng 5.
Bảng 5: Kết quả hồi quy với mô hình FEM có hiệu chỉnh phương sai thay đổi
MH 1

g_gdpit-1

MH 2

MH 3

MH4

0.20*

0.16

0.13

0.10

sav

0.09

0.14

0.09

0.14*

pop

0.02**


0.03***

0.03***

0.04***

trade

0.03**

0.03**

0.06***

0.06***

0.02

0.30*

0.01

0.29*

debtit-1
debt2it-1

-0.27*

exp

_cons
N
Prob > chi2

0.0008

-0.27*
-0.27**

-0.27**

-0.11

-0.22

-0.12

-0.23

55

55

55

55

0.0007 0.0001

0.0000


Để khắc phục các vấn đề liên quan đến tính nội sinh của biến trong mô hình (giữa nợ
công và tăng trưởng, giữa biến trễ của tăng trưởng và biến tăng trưởng) cũng như vấn đề
phương sai thay đổi, tác giả đã sử dụng phương pháp GMM để thực hiện kiểm định. Kết
quả hồi quy bằng phương pháp GMM được thể hiện trong Bảng 6.

Trang 20


×