Tải bản đầy đủ (.pdf) (98 trang)

Vận dụng thước đo giá trị kinh tế tăng thêm trong đánh giá thành quả hoạt động của ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (820.79 KB, 98 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ÐÀO TẠO
TRƯỜNG ÐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
********

TRẦN THỊ THANH THỦY

VẬN DỤNG THƯỚC ÐO GIÁ TRỊ KINH TẾ
TĂNG THÊM TRONG ÐÁNH GIÁ THÀNH QUẢ
HOẠT ÐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
CỔ PHẦN SÀI GÒN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 2013


BỘ GIÁO DỤC VÀ ÐÀO TẠO
TRƯỜNG ÐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
********

TRẦN THỊ THANH THỦY

VẬN DỤNG THƯỚC ÐO GIÁ TRỊ KINH TẾ
TĂNG THÊM TRONG ÐÁNH GIÁ THÀNH QUẢ
HOẠT ÐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
CỔ PHẦN SÀI GÒN
Chuyên ngành: Kế toán
Mã số

: 60340301


LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học: TS. ÐOÀN NGỌC QUẾ

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 2013


MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục từ viết tắt
Danh mục các sơ đồ, biểu đồ, bảng biểu
PHẦN MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 1:CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THƯỚC ĐO GIÁ TRỊ KINH TẾ TĂNG
THÊM (ECONOMIC VALUE ADDED - EVA)
1.1. Thước đo Giá trị kinh tế tăng thêm trong đánh giá thành quả hoạt động ..........1
1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của thước đo EVA...............................1
1.1.2. Khái niệm, ý nghĩa thước đo EVA.............................................................3
1.1.2.1. Khái niệm .........................................................................................3
1.1.2.2. Ý nghĩa .............................................................................................5
1.1.3. Vận dụng thước đo EVA trong đánh giá thành quả hoạt động ..................6
1.1.3.1. Phương pháp xác định EVA .............................................................6
1.1.3.2. Các bước xác định EVA .................................................................. 6
1.2. Vận dụng thước đo EVA trong đánh giá thành quả hoạt động ngân hàng ......17
1.2.1. Thước đo EVA trong lĩnh vực ngân hàng ...............................................17
1.2.2. Xác định EVA trong ngân hàng ...............................................................18
1.2.2.1. Tính EVA theo phương pháp vốn chủ sở hữu ................................18
1.2.2.2. Điều chỉnh số liệu trong tính EVA ngân hàng...............................19
1.2.3. Ưu điểm, nhược điểm của thước đo EVA..............................................23

1.2.3.1. Ưu điểm ..........................................................................................23
1.2.3.2. Nhược điểm....................................................................................24
1.3. Kết hợp EVA với hệ thống chi phí theo hoạt động (ABC- Activities Based
Costing) trong đánh giá thành quả hoạt động...................................................25
1.3.1. Tổng quan về hệ thống tính chi phí theo hoạt động ABC (ABC- Activities
Based Costing) .........................................................................................25
1.3.2. Sự cần thiết kết hợp EVA với ABC trong đánh giá thành quả hoạt động ....


.................................................................................................................................26
1.3.3. Phương pháp thực hiện ............................................................................27
1.3.4. Thước đo EVA với hệ thống chi phí theo hoạt động trong đánh giá thành
quả hoạt động của ngân hàng....................................................................29
Kết luận chương 1 .................................................................................................30
CHƯƠNG 2:THỰC TRẠNG ĐÁNH GIÁ THÀNH QUẢ HOẠT ĐỘNG TẠI
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN
2.1. Tổng quan về Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) ............................................31
2.1.1. Lịch sử hình thành và quá trình phát triển ...............................................31
2.1.2. Lĩnh vực hoạt động, sản phẩm và dịch vụ chủ yếu ..................................34
2.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của SCB giai đoạn 2010-2012 .............35
2.1.3.1. Tình hình hoạt động SCB giai đoạn trước hợp nhất .........................35
2.1.3.2. Tình hình hoạt động SCB giai đoạn hợp nhất...................................39
2.1.3.3. Kết quả hoạt động kinh doanh SCB trong năm 2012 ......................40
2.1.4. Định hướng phát triển của SCB giai đoạn 2013-2015 .............................43
2.2. Thực trạng đánh giá thành quả hoạt động tại SCB ..........................................45
2.2.1. Đánh giá thành quả hoạt động tại SCB ....................................................45
2.2.1.1. Hiệu quả hoạt động ...........................................................................45
2.2.1.2. Khả năng sinh lời ..............................................................................50
2.2.1.3. Tình hình thanh khoản ......................................................................52
2.2.2. Hạn chế của thước đo tài chính trong đánh giá thành quả hoạt động tại

SCB ...........................................................................................................53
Kết luận chương 2 .................................................................................................55
CHƯƠNG 3: VẬN DỤNG THƯỚC ĐO GIÁ TRỊ KINH TẾ TĂNG THÊM ĐỂ
ĐÁNH GIÁ THÀNH QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG
MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN
3.1. Sự cần thiết vận dụng thước đo giá trị kinh tế tăng thêm tại SCB...................56
3.1.1. Sử dụng thước đo EVA để đánh giá và nâng cao hiệu quả hoạt động.....56
3.1.2. Đo lường hiệu quả trong công tác hiện đại hóa công nghệ thông tin ......57
3.1.3. Liên kết EVA và ABC để cải thiện thành quả hoạt động ........................57
3.1.4. Tạo ra giá trị cho cổ đông và giá trị kinh tế tăng thêm cho SCB .............58


3.2. Vận dụng thước đo EVA trong đánh giá thành quả hoạt động tại SCB...........58
3.2.1. Xác định EVA trong đánh giá thành quả hoạt động ................................58
3.2.1.1. Tính lợi nhuận hoạt động sau thuế điều chỉnh ..................................59
3.2.1.2. Tính vốn đầu tư điều chỉnh ...............................................................60
3.2.1.3. Xác định lãi suất sử dụng vốn bình quân ..........................................61
3.2.1.4. Xác định EVA ...................................................................................65
3.2.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của SCB khi vận dụng thước đo
EVA trong đánh giá thành quả...............................................................68
3.3. Liên kết EVA với ABC trong đánh giá thành quả hoạt động tại SCB.............69
3.3.1. Xác định các hoạt động kinh doanh chính................................................69
3.3.2. Xác định chi phí gián tiếp cho từng hoạt động ........................................73
3.3.3. Xác định chi phí sử dụng vốn cho từng hoạt động ..................................74
3.3.4. Tính giá trị bằng tiền cho từng hoạt động................................................76
3.3.5. Tính giá trị bằng tiền cho các sản phẩm ..................................................77
3.3.6. Tính EVA cho từng sản phẩm .................................................................78
Kết luận chương 3 .................................................................................................82
KẾT LUẬN ............................................................................................................83
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO



 

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

ACB

: Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu

Banknetvn

: Hệ thống chuyển mạch Banknetvn

BIDV

: Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam

Corebanking

: Hệ thống ngân hàng lõi

Data Warehouse

: Kho dữ liệu

FICOMBANK

: Ngân hàng thương mại cổ phần Đệ Nhất


Internet banking

: Ngân hàng trực tuyến

ISO

: Tổ chức quốc tế về tiêu chuẩn hóa (International
Organization for Standardization)

Mastercard

: Tổ chức thẻ quốc tế Mastercard

Mobile banking

: Ngân hàng qua di động

NHNN

: Ngân hàng nhà nước Việt Nam

NHTM

: Ngân hàng thương mại

REPO

: Hợp đồng mua/bán lại (Sale and Repurchase Agreement)

SCB


: Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn

SCBA

: Công ty thành viên quản lý nợ và khai thác tài sản ngân
hàng thương mại cổ phần Sài Gòn

Smartlink

: Cổng thanh toán Smartlink

TCTD

: Tổ chức tín dụng

Techcombank

: Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ Thương

TMCP

: Thương mại cổ phần

VNBC

: Công ty cổ phần Thẻ thông minh Vina


 


DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ, BẢNG BIỂU
™

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ:

- Sơ đồ 1.1: Dòng di chuyển của chi phí nguồn lực đến sản phẩm, dịch vụ ...........29
- Sơ đồ 2.1: Tổng quan về hoạt động kinh doanh của SCB ....................................35
- Sơ đồ 3.1: Mô hình giá trị kinh tế tăng thêm ........................................................59
- Sơ đồ 3.2: Chi phí gián tiếp ..................................................................................70
™

DANH MỤC BIỂU ĐỒ:

- Biểu đồ 2.1: Mạng lưới hoạt động của SCB .........................................................39
™

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU:

- Bảng 1.1: Báo cáo kết quả kinh doanh công ty Đường Biên Hòa ........................12
- Bảng 1.2: Bảng cân đối kế toán Công ty Đường Biên Hòa ..................................13
- Bảng 1.3: Lãi suất sử dụng nợ vay năm 2011 của Công ty Đường Biên Hòa......14
- Bảng 1.4: Lãi suất sử dụng vốn bình quân của Công ty Đường Biên Hòa...........15
- Bảng 1.5: Tính EVA công ty Đường Biên Hòa năm 2011 ...................................15
- Bảng 1.6: Điều chỉnh vốn đầu tư và lợi nhuận công ty Đường Biên Hòa ............16
- Bảng 1.7: Tính EVA sau khi thực hiện điều chỉnh số liệu kế toán ......................17
- Bảng 1.8: Bảng cân đối kế toán ngân hàng ABC .................................................20
- Bảng 1.9: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh ngân hàng ABC .....................20
- Bảng 1.10: Tính NOPAT ngân hàng ABC ...........................................................21
- Bảng 1.11: Tính chi phí sử dụng vốn và xác định EVA ngân hàng ABC ............21

- Bảng 1.12: Bảng cân đối kế toán ngân hàng ABC sau điều chỉnh bán nợ ...........22
- Bảng 1.13: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh ngân hàng ABC sau điều
chỉnh bán nợ ........................................................................................22
- Bảng 1.14: Tính NOPAT ngân hàng ABC sau điều chỉnh bán nợ ......................23
- Bảng 1.15: Tính chi phí sử dụng vốn và xác định EVA ngân hàng ABC sau điều
chỉnh bán nợ ........................................................................................23
- Bảng 2.1: Một số chỉ tiêu tài chính cơ bản năm 2010 của SCB ...........................36
- Bảng 2.2: Bảng cân đối kế toán SCB thời điểm 30/09/2011 ................................37
- Bảng 2.3: Tổng hợp các chỉ tiêu tài chính chủ yếu của SCB năm 2012................. 40


 

- Bảng 2.4: Chỉ số an toàn hoạt động của SCB .......................................................45
- Bảng 2.5: Kết quả hoạt động kinh doanh của SCB năm 2010-2012 ....................48
- Bảng 2.6: Các chỉ tiêu về khả năng sinh lời của SCB ..........................................50
- Bảng 2.7: Tình hình thanh khoản tại SCB năm 2010-2012..................................52
- Bảng 3.1: Lợi nhuận hoạt động sau thuế điều chỉnh của SCB năm 2010-2012............59
- Bảng 3.2: Vốn đầu tư của SCB năm 2010-2012 ...................................................60
- Bảng 3.3: Vốn đầu tư sau điều chỉnh của SCB năm 2010-2012 ...........................61
- Bảng 3.4: Cấu trúc vốn đầu tư SCB năm 2010-2012............................................62
- Bảng 3.5: Lãi suất sử dụng nợ vay của SCB năm 2010-2012 ..............................63
- Bảng 3.6: Lãi suất sử dụng vốn chủ theo mô hình CAPM ................................ 65
- Bảng 3.7: Tính WACC theo mô hình CAPM.........................................................65
- Bảng 3.8: Tính EVA theo mô hình CAPM khi chưa điều chỉnh............................66
- Bảng 3.9: Tính EVA theo mô hình CAPM sau điều chỉnh.....................................66
- Bảng 3.10: Tiêu thức phân bổ chi phí cho các hoạt động theo nhóm sản phẩm...71
- Bảng 3.11: Chi phí hoạt động theo từng nhóm sản phẩm.....................................73
- Bảng 3.12: Xác định vốn đầu tư cho từng hoạt động............................................74
- Bảng 3.13: Thống kê vốn đầu tư cho từng hoạt động theo sổ sách kế toán ......... 74

- Bảng 3.14: Tỷ lệ % vốn đầu tư cho từng hoạt động .............................................75
- Bảng 3.15: Phân bổ vốn đầu tư theo thị giá cho từng hoạt động .........................76
- Bảng 3.16: Chi phí sử dụng vốn đầu tư theo thị giá cho từng hoạt động ............77
- Bảng 3.17: Chi phí sử dụng vốn đầu tư cho từng nhóm sản phẩm .........................78
- Bảng 3.18: Kết quả kinh doanh theo phương pháp truyền thống .........................78
- Bảng 3.19: Kết quả kinh doanh theo phương pháp ABC......................................79
- Bảng 3.20: Kết quả kinh doanh theo phương pháp ABC kết hợp với EVA .........80


 

PHẦN MỞ ĐẦU
1.

Lý do chọn đề tài
Năm 2012 vừa qua là năm xuống dốc của hệ thống ngân hàng Việt Nam, lợi

nhuận ngân hàng giảm, tín dụng tăng trưởng thấp, nợ xấu tăng vọt đã dấy lên hồi
chuông cảnh báo về năng lực tài chính của các ngân hàng. Từ đó yêu cầu cần phải
có những đổi mới trong việc quản lý và kinh doanh, đặc biệt là công việc đánh giá
thành quả hoạt động của ngân hàng.
Đánh giá thành quả hoạt động căn cứ vào các thước đo tài chính truyền thống
như tỷ lệ hoàn vốn đầu tư (Return on Investment- ROI), tỷ suất sinh lời của tài sản
(Return on Asset- ROA), tỷ suất sinh lời trên vốn chủ (Return on Equity- ROE),
vòng quay vốn tín dụng, ...v.v. được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau chẳng
hạn như người cho vay muốn biết liệu ngân hàng có khả năng hoàn lại vốn; Nhà
đầu tư quan tâm đến tình hình “sức khỏe” của ngân hàng, khả năng ổn định tài
chính, lợi nhuận cũng như thu nhập của ngân hàng có thể tăng hoặc giảm như thế
nào trong tương lai, giúp người ra quyết định sẽ có cái nhìn bao quát được hiện
trạng và tiềm năng trong tương lai của ngân hàng; Cơ quan ban hành, định chế tài

chính sử dụng các thước đo tài chính để đánh giá hoạt động, tình hình tài chính và
mức độ rủi ro của ngân hàng.
Tuy nhiên việc sử dụng các thước đo truyền thống trên để đánh giá thành quả
hoạt động ngân hàng đã bộc lộ một số hạn chế như: thước đo truyền thống không
tính đến chi phí sử dụng vốn nên chưa chỉ ra được liệu ngân hàng có tạo ra giá trị
cho mình và cổ đông hay không, thước đo truyền thống tính dựa trên số liệu kế
toán nên số liệu này có thể không khách quan, nhà quản lý có thể thông qua đó để
bóp méo số liệu kế toán phục vụ cho mục đích của mình.
Vì vậy từ những năm 1950, đã xuất hiện giải pháp khắc phục những hạn chế
của thước đo truyền thống, một thước đo được xem như là “thước đo vạn năng”
phù hợp nhất cho việc sử dụng đánh giá thành quả hoạt động đó là thước đo Giá trị
kinh tế tăng thêm (Economic Value Added - EVA). EVA là chìa khóa tạo ra sự
giàu có cho chủ sở hữu, là công cụ đo lường giá trị tạo ra của doanh nghiệp. Sử
dụng thước đo EVA để đánh giá thành quả hoạt động tại SCB sẽ là thước đo tốt


 

nhất để đánh giá và khen thưởng các nhà quản lý, giúp họ liên kết mọi quyết định
vào mục tiêu chung là tạo ra giá trị tăng thêm và giúp cho nhà đầu tư nhận biết
được giá trị thật sự mà SCB tạo ra từ thành quả hoạt động của ngân hàng.
2.

Các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
Trong thời gian qua một số tác giả trong nước quan tâm nghiên cứu vấn đề

này như: nghiên cứu của Nguyễn Thị Hồng Bích (2005) xây dựng mô hình EVA
cho các doanh nghiệp Việt Nam tuy nhiên hạn chế cơ bản của nghiên cứu đó là chỉ
dừng lại ở việc đưa ra mô hình và các biện pháp hỗ trợ trong ứng dụng mô hình
EVA chưa cho thấy được phần chi phí sử dụng vốn khi nhà đầu tư bỏ vốn kinh

doanh. Nghiên cứu của Trần Đức Thanh Nguyệt (2006) tuy có kết hợp phương
pháp ABC và hệ thống đo lường EVA để phân bổ chi phí sử dụng vốn cho từng
hoạt động, bộ phận, sản phẩm nhưng chưa đánh giá được những hoạt động, bộ
phận, sản phẩm nào cần được tiến hành cải thiện chi phí, những hoạt động nào
mang lại giá trị cao cần gia tăng đầu tư, những hoạt động nào mang lại ít giá trị cần
loại bỏ hay cắt giảm; tiếp theo là nghiên cứu của Nguyễn Ngọc Khánh Dung
(2009) nhưng chỉ dừng lại ở phạm vi phân tích doanh nghiệp sản xuất, nghiên cứu
thước đo EVA của nhóm các doanh nghiệp dịch vụ, nhóm doanh nghiệp hoạt động
trong lĩnh vực tài chính như ngân hàng nhìn chung là chưa có.
Ở nước ngoài, một số nghiên cứu thước đo EVA trong lĩnh vực ngân hàng
như Gregory T. Fraker (2006) sử dụng thước đo EVA để đo lường thành quả hoạt
động, phân tích ảnh hưởng của các nhân tố cấu thành nên EVA nhưng chưa kết
hợp với phương pháp ABC để phân bổ chi phí sử dụng vốn cho từng hoạt động;
Hay nghiên cứu của Kimball and Ralph C (1998) nhưng tập trung chủ yếu vào việc
phân bổ vốn chủ sở hữu của ngân hàng.
Qua phân tích trên có thể cho thấy việc “Vận dụng thước đo giá trị kinh tế
tăng thêm trong đánh giá thành quả hoạt động của ngân hàng thương mại cổ
phần Sài Gòn” là hết sức cần thiết nhằm ứng dụng mô hình EVA trong ngân hàng
ở Việt Nam, so sánh sự khác biệt trong cách tính EVA theo phương pháp vốn chủ
sở hữu và xác định chi phí sử dụng vốn đầu tư.
3.

Mục tiêu nghiên cứu


 

- Nghiên cứu cơ sở lý luận về thước đo thước đo giá trị kinh tế tăng thêm
trong lĩnh vực ngân hàng thương mại.
- Phân tích thực trạng đánh giá thành quả hoạt động của ngân hàng thương

mại cổ phần Sài Gòn để thấy được những hạn chế của thước đo truyền thống trong
đánh giá thành quả hoạt động.
- Vận dụng thước đo giá trị kinh tế tăng thêm và kết hợp thước đo EVA với
ABC trong đánh giá thành quả hoạt động của ngân hàng thương mại cổ phần Sài
Gòn nhằm xác định giá trị tăng thêm SCB tạo ra cho cổ đông, qua đó đánh giá
những hoạt động, bộ phận, sản phẩm nào tạo ra lợi nhuận cần gia tăng đầu tư; hoạt
động, bộ phận, sản phẩm nào hoạt động không hiệu quả, không tạo ra thu nhập cần
cắt giảm.
4.

Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương pháp thống kê mô tả để tiến hành nghiên cứu các

yếu tố cấu thành nên giá trị kinh tế tăng thêm trên cơ sở đó tính giá trị kinh tế tăng
thêm cho từng hoạt động, cụ thể:
Kết hợp cơ sở lý luận và thực tế khảo sát tác giả tiến hành xử lý, phân tích
thực trạng đánh giá thành quả hoạt động của SCB từ đó rút ra được những ưu
điểm, nhược điểm SCB gặp phải thông qua việc áp dụng các thước đo tài chính.
Thông qua phân tích thực trạng luận văn đưa ra giải pháp để tạo ra giá trị tăng
thêm cho từng hoạt động, từng sản phẩm bằng việc vận dụng thước đo EVA, kết
hợp thước đo EVA với ABC trong đánh giá thành quả hoạt động.
5.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Ðối tượng nghiên cứu của luận văn là thước đo giá trị kinh tế tăng thêm

EVA, kết hợp thước đo EVA với hệ thống chi phí trên cơ sở hoạt động (ABC).
- Phạm vi nghiên cứu: nghiên cứu các yếu tố cấu thành nên EVA tại SCB cụ
thể như các yếu tố cấu thành nên chi phí sử dụng vốn, cấu thành nên lợi nhuận hoạt
động sau thuế. Thời gian nghiên cứu là 3 năm từ năm 2010 đến năm 2012.

6.

Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm

3 chương:


 

Chương 1: Cơ sở lý luận về thước đo giá trị kinh tế tăng thêm (Economic
Value Added - EVA).
Chương 2: Thực trạng đánh giá thành quả hoạt động tại ngân hàng thương
mại cổ phần Sài Gòn.
Chương 3: Vận dụng thước đo giá trị kinh tế tăng thêm để đánh thành quả
hoạt động của ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn.


 
‐1‐

CHƯƠNG 1:

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THƯỚC ĐO GIÁ TRỊ KINH TẾ TĂNG
THÊM (ECONOMIC VALUE ADDED – EVA)
1.1. THƯỚC ĐO GIÁ TRỊ KINH TẾ TĂNG THÊM TRONG ĐÁNH GIÁ
THÀNH QUẢ HOẠT ĐỘNG
1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của thước đo EVA
Giá trị kinh tế tăng thêm (Economic Value Added – EVA) là một thuật ngữ
kinh tế đã xuất hiện trong hơn 200 năm và thuật ngữ này mới được phát triển bởi

các nhà kinh tế Alfred Marshall trong những năm 1890. Câu chuyện bắt đầu từ
việc tìm kiếm lại công bố người đoạt giải Nobel Merton H. Miller (Đại học
Chicago) và Franco Modigliani (MIT) vào năm 1958, 1960, và 1961.
EVA là khái niệm đơn giản về thu nhập còn lại (Residual Income - RI).
General Motors sử dụng thước đo thu nhập còn lại để đánh giá thành quả và thực
hiện các khuyến khích trong thập niên 1920. Trong những năm 1950-1960 General
Electric (GE) đã sử dụng RI để đánh giá thành quả hoạt động. GE định nghĩa RI
như là “sự chênh lệch giữa lợi nhuận thuần và chi phí sử dụng vốn, là phần thặng
dư của lợi nhuận thuần sau khi trừ đi chi phí sử dụng vốn” (Solomons, 1965).
Thế nhưng nó nhận được ít sự quan tâm cho đến khi công ty tư vấn Stern
Stewart đã giới thiệu chi tiết khái niệm EVA, phát triển khái niệm này rộng hơn
trong bài báo trên tạp chí Fortune (Tully, 1993) và sau đó hàng loạt các nghiên cứu
liên quan đến EVA đã được công bố như: Walbert, 1993; Birchard, 1994; Brossy
and Balkcom, 1994; McConville, 1994; Bennett, 1995; Ochsner, 1995; Stewart,
1995; Birchard, 1996; Davies, 1996; Gapenski, 1996; Lehn and Makhija, 1996.
EVA được ứng dụng trong việc đánh giá thành quả hoạt động của doanh
nghiệp, lựa chọn dự án đầu tư; xây dựng chính sách khen thưởng và được triển
khai rộng khắp tại các công ty ở Hoa Kỳ, Anh, Đức, New Zealand..v.v. điển hình
là công ty AT & T, Coca-Cola, và Quaker Oats. Nhằm tìm kiếm cách thức đo
lường lợi nhuận kinh tế (economic profit) thật sự mà một doanh nghiệp có thể tạo
ra, định lượng nó một cách cụ thể. Nhờ đó mà chúng ta có thể xác định được mức


 
‐2‐

độ thành công cũng như thua lỗ của doanh nghiệp trong một khoảng thời gian nào
đó một cách chính xác hơn và đơn giản hơn. Bên cạnh đó, EVA cũng là một thước
đo hữu ích đối với nhà đầu tư khi muốn định lượng giá trị mà doanh nghiệp có thể
tạo ra cho nhà đầu tư. Nhà đầu tư cũng có thể dùng thước đo EVA để so sánh

doanh nghiệp này với các doanh nghiệp khác cùng ngành một cách nhanh chóng.
Các nhà đầu tư cũng quan tâm đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp như các
nhà quản lý, nhưng quan trọng hơn cả là họ muốn biết mỗi đồng vốn đầu tư bỏ ra
có thu nhập thật sự là bao nhiêu sau khi tính đến chi phí cơ hội của việc sử dụng
vốn đầu tư. Vì thế cần có một thước đo có thể cho các nhà đầu tư cũng như các
nhà quản lý thấy được giá trị thực sự của doanh nghiệp và lợi nhuận mà doanh
nghiệp tạo ra có tạo ra tiền cho cổ đông hay không.
Mục tiêu của tất cả các doanh nghiệp chính là việc tạo ra các giá trị cho cổ
đông. EVA có thể giúp bất kỳ công ty trong bất kỳ ngành nào tạo ra kết quả tốt
hơn cho các cổ đông, nhân viên và khách hàng. Các cuộc cách mạng EVA đã
được tiến hành hơn 300 công ty trên khắp các châu lục, đã thực hiện khuôn mẫu lý
thuyết EVA Stern Stewart trong quản lý tài chính và chính sách khuyến khích với
doanh thu gần một nghìn tỷ đô la một năm. EVA lần lượt đã giúp các nhà quản lý
của các công ty này tạo ra hàng trăm tỷ đô la trên tài sản cổ đông. Có nhiều bằng
chứng được các học giả nghiên cứu chỉ ra rằng khi sử dụng thước đo EVA trong
việc đánh giá thành quả hoạt động như là một bộ phận cấu thành hệ thống
quản lý giá trị của doanh nghiệp thì sẽ duy trì được sự ổn định và tạo động lực cho
các nhà quản lý (Fortune, 1993).
Như vậy sử dụng EVA sẽ giúp nhà quản lý hướng đến mục tiêu chung của
doanh nghiệp là tạo ra giá trị cho cổ đông. Ngoài ra thước đo EVA còn là cở sở
phù hợp để khen thưởng các nhà quản lý với thành quả mà họ mang lại cho doanh
nghiệp. Nếu không thể đo lường giá trị ấy một cách cụ thể thì các cổ đông cũng
như nhà đầu tư không nhận biết giá trị tốt nhất mà doanh nghiệp thật sự tạo ra là
bao nhiêu.
EVA cũng được chấp nhận rộng rãi trong cộng đồng tri thức và giới kinh
doanh, nó làm thay đổi cách chọn cổ phiếu ở Wall Street. Một số các công ty lớn ở


 
‐3‐


Wall Street đã chấp nhận EVA như một công cụ chính để xác định giá trị công ty.
EVA là một nhân tố có khả năng ảnh hưởng cao đến sự biến động giá cổ phiếu giá
cổ phiếu của doanh nghiệp. Ví dụ: giá cổ phiếu của CSX tăng từ 28 USD lên 75
USD từ giữa năm 1988 và năm 1993 (Tully, 1993). Nếu EVA đang dương nhưng
trong tương lai EVA có thể thấp hơn thì đó có thể là một tín hiệu không tốt đối với
nhà đầu tư. Ngược lại, nếu doanh nghiệp đang có EVA âm nhưng được kỳ vọng là
EVA sẽ gia tăng lên một mức rất khả quan thì đó lại là một tín hiệu tốt thúc đẩy
nhà đầu tư mua cổ phiếu của doanh nghiệp.
1.1.2. Khái niệm, ý nghĩa thước đo EVA
1.1.2.1. Khái niệm
Giá trị kinh tế tăng thêm (Economic value added -EVA) là thước đo phần
thu nhập tăng thêm từ chênh lệch giữa lợi nhuận hoạt động sau thuế và chi phí sử
dụng vốn (Ehrbar, 1998).
Chi phí sử dụng vốn trong xác định EVA là chỉ tiêu mà các nhà kinh tế gọi
là chi phí cơ hội. Đó là suất sinh lợi mà các nhà đầu tư mong đợi để có được khi
bỏ tiền vào một khoản đầu tư khác có rủi ro tương đương (Ehrbar, 1998).
Lãi suất sử dụng vốn và số vốn sử dụng là nhân tố cấu thành nên chi phí sử
dụng vốn. Lãi suất sử dụng vốn phụ thuộc vào khá nhiều yếu tố như tính rủi ro của
việc sử dụng vốn, lãi suất của các khoản nợ, cấu trúc vốn của doanh nghiệp và
chính sách phân phối lợi nhuận (Ehrbar,1998). Trong lĩnh vực tài chính thì lãi
suất sử dụng vốn được xác định từ thị trường vốn, là tỷ lệ hoàn vốn đầu tư tối
thiểu cần phải đạt được để đảm bảo tạo ra giá trị tăng thêm và duy trì tỷ suất lợi
nhuận. Đối với nhà đầu tư thì lãi suất sử dụng vốn là tỷ suất sinh lời mà nhà đầu
tư đòi hỏi khi đầu tư vốn vào doanh nghiệp. Mức sinh lời này phải tương ứng với
mức độ rủi ro mà nhà đầu tư có thể gặp phải khi đầu tư.
Xác định EVA đòi hỏi các chỉ tiêu được phán ánh theo quan điểm kinh tế
khắc phục được hạn chế của các thước đo truyền thống khác khi sử dụng số liệu
kế toán phục vụ cho việc tính toán. Tính EVA dựa trên quan điểm kinh tế là xem
tất các các nguồn vốn được huy động vào hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh

đều phát sinh chi phí sử dụng vốn và phải được phản ánh theo cơ sở tiền. Vốn đầu


 
‐4‐

tư là số vốn doanh nghiệp cần phải có để thực hiện hoạt động đầu tư hay hoạt
động sản xuất kinh doanh của mình, về nguyên tắc thì vốn đầu tư nên được
xác định theo giá thị trường.
Việc tính toán EVA sẽ tạo ra một EVA dương hoặc âm. EVA dương phản
ánh công ty đang tạo ra gia tăng giá trị cho các cổ đông của mình, trong khi EVA
âm phản ánh công ty đang giảm dần giá trị của các cổ đông (Ehrbar, 1998). Sự
khác biệt giữa giá trị sổ sách kế toán, giá trị thị trường của các loại tài sản và vốn
đầu tư; Sự khác nhau giữa khái niệm lợi nhuận kinh tế và lợi nhuận kế toán nên
khi tính EVA cần phải thực hiện một số điều chỉnh. Lợi nhuận kinh tế là phần tài
sản mà nhà đầu tư nhận thêm sau khi đã trừ đi các chi phí liên quan đến khoản đầu
tư đó bao gồm cả chi phí cơ hội, chi phí sử dụng vốn. Lợi nhuận kế toán là phần
chênh lệch giữa tổng doanh thu và tổng chi phí bao gồm các loại thuế. Công ty có
thể đạt được lợi nhuận kế toán nhưng không mang lại lợi nhuận kinh tế.
Trước đây người ta vẫn quen dùng chỉ số lợi nhuận ròng hay thu nhập trên
mỗi cổ phần EPS là căn cứ tính giá trị doanh nghiệp tạo ra cho cổ đông. Song,
càng ngày người ta càng ưa dùng thước đo EVA. Bởi vì EVA xác định mức lợi
nhuận của doanh nghiệp sau khi trừ đi chi phí sử dụng vốn. Điều này là dễ hiểu,
lợi nhuận nên được tính tương xứng với chi phí sử dụng vốn. Dễ thấy nhất là nếu
cả hai doanh nghiệp đều tạo ra lợi nhuận là 1 tỷ đồng một năm, nhưng một doanh
nghiệp đã phải sử dụng vốn đầu tư 500 triệu với một doanh nghiệp chỉ sử dụng
vốn đầu tư có 200 triệu nên phải được đánh giá khác nhau.
Để giải thích rõ hơn cho sự lựa chọn EVA thay vì các chỉ tiêu về thu nhập
ròng, chúng ta lấy ví dụ về công ty thực phẩm Vissan. Năm đầu hoạt động, công
ty tạo ra được thu nhập từ hoạt động là 100 tỷ đồng trên vốn hoạt động là 1.000 tỷ

đồng. Như vậy công ty đã tạo ra được tỷ suất sinh lợi trên vốn là 10%. Theo tính
toán của kế toán thì rõ ràng công ty đang hoạt động kinh doanh rất tốt. Tuy nhiên,
công ty đâu chỉ hoạt động trong một năm rồi đóng cửa, thị trường thực phẩm
không phải lúc nào cũng ổn định, rủi ro tiềm ẩn lúc nào cũng có và có thể xảy ra
bất cứ lúc nào. Sức ép đối với các nghĩa vụ nợ cộng với tỷ suất sinh lợi đòi hỏi mà
nhà đầu tư yêu cầu cho thời gian đầu khi đầu tư vào doanh nghiệp mới khởi


 
‐5‐

nghiệp đã làm gia tăng chi phí sử dụng vốn của công ty lên đến 12%. Điều đó có
nghĩa là năm ngoái, mặc dù công ty đạt lợi nhuận kế toán, nhưng thật sự thì các cổ
đông của công ty đang bị lỗ 2%.
Ngược lại, nếu vốn của công ty là 100 tỷ đồng bao gồm cả nợ và vốn chủ sở
hữu, chí phí sử dụng vốn hằng năm là 13 tỷ đồng (bao gồm lãi vay và chi phí sử
dụng vốn), thì công ty chỉ được xem là đã tạo ra giá trị kinh tế cho các cổ đông chỉ
khi nào lợi nhuận kế toán nhiều hơn 13 tỷ đồng mỗi năm. Nếu công ty tạo ra được
20 tỷ đồng thì giá trị kinh tế gia tăng EVA của công ty sẽ là 7 tỷ.
Nói cách khác, EVA đã tính cả vào chi phí cơ hội khi mà nhà đầu tư bỏ vốn
vào hoạt động kinh doanh. Do vậy mà nó phản ánh chính xác hơn chi phí sử dụng
vốn của doanh nghiệp mà các phương thức truyền thống hình như đã bỏ quên
(Kaplan, 1998).
1.1.2.2. Ý nghĩa
EVA là công cụ đo lường chính xác nhất kết quả hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp trong từng thời kỳ, phân tích EVA giúp doanh nghiệp đánh giá kết
quả hoạt động phục vụ cho việc ra các quyết định, liên kết mọi quyết định vào một
mục tiêu chung đó là làm sao để tăng EVA, EVA tăng sẽ làm tăng giá trị của
doanh nghiệp.
EVA thực sự là chìa khóa tạo ra sự giàu có (Fortune, 1993). EVA đo lường

khả năng doanh nghiệp tạo ra lợi nhuận cao hơn chi chi phí sử dụng vốn được sử
dụng trong kinh doanh, giúp nhà đầu tư xác định được doanh nghiệp nào có khả
năng tạo ra giá trị hoạt động tốt hơn so với các đối thủ cạnh tranh. EVA giúp nhà
quản lý kết hợp mục tiêu trong quyết định đầu tư, tối đa hóa giá trị cổ đông và
mức lợi nhuận mong đợi.
Chính sách khen thưởng dựa trên mức tăng trưởng EVA là động lực khuyến
khích các nhà quản lý suy nghĩ và hành động như chủ sở hữu của doanh nghiệp vì
họ sẽ được trả lương theo kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, qua đó
tạo sự nỗ lực cạnh tranh giữa các thành viên trong doanh nghiệp, kéo theo sự phát
triển của cả hệ thống (Kimball, 1998).


 
‐6‐

1.1.3. Vận dụng thước đo EVA trong đánh giá thành quả hoạt động
1.1.3.1. Phương pháp xác định EVA
 

EVA = NOPAT điều chỉnh – (TC điều chỉnh x WACC)

- NOPAT (Net Operating Profit after tax): Lợi nhuận hoạt động sau thuế.
Lợi nhuận hoạt động sau thuế là phần chênh lệch giữa thu nhập trước lãi vay
và thuế trừ đi thuế thu nhập doanh nghiệp.
NOPAT = Thu nhập trước lãi vay và thuế x (1- thuế suất thuế TNDN)
hay: NOPAT = EBIT x (1- thuế suất thuế TNDN)
- TC (Total capital): Vốn đầu tư.
Vốn đầu tư được tính là tổng tài sản trừ các khoản nợ không phát sinh lãi.
Vốn đầu tư được xác định dựa vào số liệu trên Bảng cân đối kế toán gồm các
nguồn tài trợ cho mục đích lợi nhuận như vốn đầu tư của chủ sở hữu, vốn vay, các

khoản nợ ngắn hạn và các khoản phải trả không được tính là một phần của vốn đầu
tư vì đó là những khoản nợ không phát sinh lãi, các nhà cung cấp không thực sự
cho vay vốn hoặc đầu tư vào doanh nghiệp.
- WACC (Weighted Average Cost of Capital): Lãi suất sử dụng vốn bình
quân.
1.1.3.2. Các bước xác định EVA
EVA sử dụng lợi nhuận kinh tế để tính toán nên cần phải điều chỉnh lại lợi
nhuận sau thuế, vốn đầu tư cho phù hợp.
Bước 1: Tính lợi nhuận hoạt động sau thuế điều chỉnh
Bước 2: Tính vốn đầu tư điều chỉnh
- Mục tiêu điều chỉnh:
+ Hạn chế sự khác biệt giữa quan điểm kế toán và quan điểm kinh tế, cung cấp
kết quả đo lường phù hợp theo quan điểm kinh tế hơn (tính tới chi phí sử dụng vốn).
+ Thu hẹp chênh lệch số liệu ghi nhận theo cơ sở dồn tích với cơ sở tiền và cần
phải điều chỉnh sang cơ sở tiền để thấy được thu nhập, chi phí thực tế phát sinh.
- Nội dung điều chỉnh:
Đầu tiên xác định lại vốn đầu tư trên bảng cân đối kế toán, những khoản mục
nguồn vốn, tài sản hình thành từ nguồn nợ không phát sinh lãi, quỹ của doanh nghiệp


 
‐7‐

cần phải loại bỏ khỏi vốn đầu tư và phải vốn hóa ngược lại vào vốn đầu tư những
khoản mục chi phí được ghi nhận tất cả vào chi phí trong kỳ thay vì được vốn hóa như
chi phí thuê hoạt động, chi phí nghiên cứu phát triển, chi phí dự phòng trên báo cáo
kết quả kinh doanh (Kaplan, 1998).
Sau đó cần phải điều chỉnh tăng lợi nhuận báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
theo quan điểm kinh tế bằng cách cộng vào những khoản chi phí được ghi nhận trong
kỳ mà thực chất chưa được xem là khoản chi ra của vốn đầu tư hoặc những khoản chi

phí được phân bổ trong kỳ mà thực tế chưa phát sinh. Một vài khoản mục trong số
những điều chỉnh cần được thực hiện khi tính EVA:
+ Các khoản nợ không phát sinh lãi: như khoản ứng trước của khách hàng, phải
trả người bán, thuế phải nộp, nợ lương,.v.v. Các khoản mục này cần điều chỉnh giảm
khi xác định vốn đầu tư vì chúng là những khoản nợ ngắn hạn, thời gian chi trả thường
không cố định, doanh nghiệp thường phải dự phòng sẵn nguồn vốn để thanh toán cho
các nghĩa vụ nợ này và các khoản mục này ít có ảnh hưởng tới việc tạo ra thu nhập.
+ Các quỹ của doanh nghiệp: Theo chế độ kế toán hiện hành của Việt Nam lợi
nhuận trong kỳ của doanh nghiệp phải được trích lập các quỹ như quỹ đầu tư phát
triển; quỹ dự phòng tài chính; quỹ khen thưởng phúc lợi. Số lợi nhuận còn lại mới
được chi trả cổ tức hoặc giữ lại sử dụng tái đầu tư. Do đó khi xác định vốn đầu tư thì
các quỹ này cũng phải được loại trừ vì số tiền trích lập các quỹ này chưa được sử dụng
để tái đầu tư nên chưa tạo ra thu nhập cho doanh nghiệp.
+ Chi phí nghiên cứu phát triển: Theo Chuẩn mực 04 “Tài sản cố định vô hình”
chi phí nghiên cứu và phát triển là một trong những khoản mục chi phí phát sinh
đem lại lợi ích kinh tế trong tương lai cho doanh nghiệp nên được ghi nhận là chi
phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ hoặc được phân bổ dần vào chi phí sản xuất,
kinh doanh trong thời gian tối đa không quá 3 năm. Vì vậy, chúng ta cần phải vốn
hóa khoản chi phí này và coi nó như những khoản đầu tư. Mặt khác chúng ta sẽ điều
tăng NOPAT do điều chỉnh giảm khoản chi phí nghiên cứu đã ghi nhận.
+ Chi phí thuê hoạt động: Theo Chuẩn mực số 06 “Thuê tài sản” thì khoản chi
phí thuê hoạt động sẽ được ghi nhận là chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ và tài sản
thuê hoạt động được theo dõi ngoài bảng cân đối kế toán tại đơn vị đi thuê. Quan điểm


 
‐8‐

kinh tế cho rằng, thuê hoạt động cũng có phát sinh nghĩa vụ nợ, tham gia vào hoạt
động kinh doanh tạo ra lợi nhuận nên cần được xem như vốn đầu tư. Do đó chúng ta

cần điều chỉnh NOPAT tăng lên đúng bằng giá trị tiền thuê hoạt động đã điều chỉnh
giảm khoản chi phí thuê hoạt động ghi nhận trong kỳ.
+ Các khoản dự phòng: Theo chế độ kế toán Việt Nam hiện hành thì dự phòng
là phần giá trị bị tổn thất do giảm giá các khoản mục doanh nghiệp đang nắm giữ có
thể xảy ra cho niên độ kế toán tiếp theo và số tiền trích lập dự phòng được ghi nhận
vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ. Do thực hiện ghi nhận vào chi phí trong kỳ
một khoản chi phí theo ước tính kế toán trong khi thực tế chưa xảy ra nên chúng ta
phải điều chỉnh tăng lợi nhuận và tăng vốn đầu tư đối với các khoản mục dự phòng vì
EVA được tính dựa trên cơ sở tiền.
+ Các khoản trích trước: là việc tính trước và hạch toán những chi phí chưa
phát sinh vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ nhưng thực tế chưa chi trả trong
kỳ này. Vì vậy, chúng ta cần phải điều chỉnh tăng vốn đầu tư và tăng lợi nhuận đúng
bằng số dư các khoản chi phí trích trước trên bảng cân đối kế toán.
Bước 3: Xác định lãi suất sử dụng vốn bình quân - WACC
Một trong những yếu tố quan trọng liên quan đến quyết định đầu tư chính là
chi phí cơ hội của vốn đầu tư, là giá mà công ty phải trả khi đầu tư vào dự án. Lãi
suất sử dụng vốn của chủ sở hữu là tỷ suất sinh lợi mà các nhà đầu tư yêu cầu tối
thiểu cần phải đạt được khi sử nguồn tài trợ nếu rủi ro của dự án bằng rủi ro của
công ty. Nếu rủi ro của dự án cao hơn rủi ro của công ty thì suất sinh lời yêu cầu
tối thiểu đối với chủ sở hữu phải cao hơn suất sinh lời đối với công ty.
Lãi suất sử

Lãi suất

Tỷ trọng

Lãi suất

dụng vốn =


sử dụng x nợ trong + sử dụng

Tỷ trọng vốn
x

chủ sở hữu

bình quân

nợ vay

tổng vốn

vốn chủ

trong tổng

WACC

sau thuế

đầu tư

sở hữu

vốn đầu tư

hay:
WACC = rd*xWd + rexWe + rp xWp
Với:



 
‐9‐

rd* : Lãi suất sử dụng nợ vay dài hạn sau thuế
Wd : Tỷ trọng nợ vay trong cấu trúc vốn
re : Lãi suất sử dụng vốn cổ phần thường
We: Tỷ trọng vốn cổ phần thường trong cấu trúc vốn
rp : Lãi suất sử dụng vốn cổ phần ưu đãi
Wp : Tỷ trọng vốn cổ phần ưu đãi trong cấu trúc vốn
- Lãi suất sử dụng nợ vay
Công ty có thể huy động nợ dưới hình thức vay của các tổ chức tài chính
trung gian hay huy động vốn trái phiếu. Chi phí trả lãi được tính trừ vào lợi nhuận
trước khi tính thuế. Vì vậy chi phí sử dụng nợ của doanh nghiệp chính là chi phí đã
được điều chỉnh hay chi phí sử dụng vốn vay sau thuế. Có thể thấy lãi suất sử dụng
nợ vay sau thuế sẽ thấp hơn lãi suất sử dụng nợ vay trước thuế và lãi suất sử dụng
nợ vay tỷ lệ thuận với thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp.
rd*= rd (1− T)

Công thức:

Với :
rd : Lãi suất sử dụng nợ vay trước thuế
rd* :Lãi suất sử dụng nợ vay sau thuế
T: là thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp
- Lãi suất sử dụng vốn chủ sở hữu
+ Lãi suất sử dụng vốn cổ phần ưu đãi (rp)
Lãi suất sử dụng vốn cổ phần ưu đãi chính là lãi suất mà công ty phải trả cho
việc huy động vốn cổ phần ưu đãi. Đối với công ty cổ phần, chi phí sử dụng cổ

phiếu ưu đãi là tỷ suất sinh lời tối thiểu cần phải đạt được khi huy động vốn bằng
phát hành cổ phiếu ưu đãi để đầu tư sao cho thu nhập trên 1 cổ phần hay giá cổ
phiếu của công ty không bị sụt giảm. Lãi suất sử dụng cổ phiếu ưu đãi được xác
định bằng công thức sau:
Cổ tức cổ phần ưu đãi

  
 

rp =
Pp x (1- % chi phí phát hành cổ phần ưu đãi)

Với: Pp là giá bán cổ phiếu ưu đãi


 
‐10‐

Do lợi tức cổ phần của cổ phần ưu đãi không được khấu trừ vào thuế của
công ty, nên chi phí sử dụng vốn của cổ phần ưu đãi không cần phải điều chỉnh
thuế. Nó chính là lãi suất sau thuế.
+ Lãi suất sử dụng vốn cổ phần thường (re)
Lãi suất sử dụng vốn cổ phần thường là tỷ suất sinh lời đòi hỏi mà nhà đầu
tư sẽ có được để bù đắp rủi ro có khả năng xảy ra.
Mô hình thường được áp dụng là mô hình định giá tài sản vốn CAPM
(Capital asset pricing model) (Kaplan, 1998). Đây là mô hình mô tả mối quan hệ
giữa rủi ro và lợi nhuận kỳ vọng, trong đó lợi nhuận kỳ vọng của một tài sản bằng
lợi nhuận của tài sản không có rủi ro (risk free) cộng với một khoản bù đắp rủi ro
dựa trên rủi ro toàn hệ thống của tài sản đó.
Công thức tính lãi suất sử dụng vốn cổ phần thường (re):

re = rf + β x MRP
Trong đó:

rf : tỷ suất sinh lời phi rủi ro
β : hệ số rủi ro
MRP: phần bù rủi ro thị trường

+1 Tỷ suất sinh lợi phi rủi ro (rf) là suất sinh lợi mà nhà đầu tư sẽ nhận được
trong giai đoạn đầu tư của mình và nó phải thỏa mãn hai điều kiện sau (Phạm Thị
Phương Uyên, 2011) :
Thứ nhất, thước đo suất sinh lợi này phải được xác định căn cứ vào một tài
sản không có rủi ro vỡ nợ. Do đó thước đo suất sinh lợi phi rủi ro thường là suất
sinh lợi của một chứng khoán chính phủ vì Chính phủ có thể phát hành các trái
phiếu để kiểm soát mức cung tiền.
Thứ hai, để tránh rủi ro tái đầu tư thì kỳ hạn của thước đo suất sinh lợi phi
rủi ro phải trùng với kỳ hạn đầu tư của nhà đầu tư.
+2 Hệ số bê-ta (β) là một hệ số đo lường mức độ rủi ro hệ thống, nó thể
hiện mối quan hệ giữa mức độ rủi ro của một tài sản riêng lẻ so với mức độ rủi ro
tài sản của toàn thị trường.
Để vận dụng mô hình này ta phải biết suất sinh lợi phi rủi ro, lãi suất đền bù
rủi ro thị trường và ước lượng hệ số bê-ta tương đương. Trong thực tế để xác định


 
‐11‐

được hệ số bê-ta là tương đối khó khăn vì nó còn chịu ảnh hưởng của mỗi ngành
kinh doanh trong từng thời kỳ, nếu dự án có rủi ro tương đương rủi ro công ty thì
công ty dùng hệ số bê-ta của công ty, nếu dự án có rủi ro lớn hơn rủi ro công ty ta
phải tăng hệ số rủi ro. Hệ số bê-ta ngành chỉ ra rằng nếu một ngành có bê-ta nhỏ

hơn 1 có nghĩa là mức độ rủi ro của ngành nhỏ hơn mức độ rủi ro của thị trường.
Và ngược lại, hệ số bê-ta ngành lớn hơn 1 sẽ cho biết mức độ rủi ro của ngành đó
sẽ lớn hơn mức độ rủi ro của thị trường. Ví dụ: bê-ta của ngành hoạt động kinh
doanh bất động sản là 1,5748 điều đó có nghĩa mức độ rủi ro của ngành này nhiều
hơn mức độ rủi ro của thị trường xấp xỉ 57,48%. Như vậy, mức độ rủi ro của
ngành này so với thị trường là tương đối lớn và hệ số bê-ta này cho thấy ngành
này có lợi nhuận cao nhưng cũng đồng thời tiềm ẩn rủi ro cao.
+3 MRP (Market Risk Premium): phần bù rủi ro thị trường phản ánh suất sinh
lợi tăng thêm mà nhà đầu tư yêu cầu khi chuyển từ việc đầu tư vào một tài sản phi
rủi ro sang đầu tư vào tài sản có rủi ro. Nó thể hiện mức độ bù đắp rủi ro giữa
quyết định đầu tư vào tài sản vốn cổ phần so với việc đầu tư vào một tài sản khác
không rủi ro hoặc rất ít rủi ro như trái phiếu chính phủ. Nếu mức độ bù đắp theo kỳ
vọng không đủ lớn, người ta sẽ không quyết định đầu tư. MRP được nêu trong mô
hình định giá tài sản vốn (CAPM) được đo bằng chênh lệch giữa suất sinh lợi của
danh mục thị trường và suất sinh lợi phi rủi ro (Rm – Rf) với Rm là suất sinh lợi của
thị trường (Phạm Thị Phương Uyên, 2011).
- Cấu trúc vốn doanh nghiệp: Cấu trúc vốn doanh nghiệp mô tả nguồn gốc
và phương pháp hình thành nên nguồn vốn để doanh nghiệp có thể sử dụng mua
sắm tài sản, phương tiện vật chất và hoạt động kinh doanh. Nó đề cập tới cách
thức doanh nghiệp tìm kiếm nguồn tài chính thông qua các phương án huy động
vốn và đi vay.
Xác định giá trị nguồn vốn theo quan điểm của chủ nợ và cổ đông thì thường
chỉ quan tâm tới giá trị sổ sách từng nguồn vốn và tỷ trọng từng nguồn vốn theo
nguyên tắc bảo toàn vốn. Đối với nhà đầu tư giá trị nguồn vốn được xác định theo
giá thị trường. Cấu trúc vốn tối ưu liên quan tới việc đánh đổi giữa chi phí và lợi
ích của doanh nghiệp. Một cấu trúc vốn phù hợp là quyết định quan trọng với mọi


 
‐12‐


doanh nghiệp không chỉ bởi nhu cầu tối đa lợi ích thu được từ các cá nhân và tổ
chức liên quan tới doanh nghiệp và hoạt động của doanh nghiệp mà còn bởi tác
động của quyết định này tới năng lực kinh doanh của doanh nghiệp trong môi
trường cạnh tranh.
Bước 4: Xác định EVA
EVA = NOPAT – (TC x WACC)
Ưu điểm nổi bật nhất của thước đo EVA là có tính tới chi phí sử dụng vốn
chủ, đây là chi phí cơ hội khi nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư vào lĩnh vực kinh doanh
này thay vì lĩnh vực kinh doanh khác, qua đó có thể xác định chính xác giá trị thực
sự được tạo ra cho các nhà đầu tư, cổ đông trong một thời kỳ nhất định. Các thước
đo tài chính khác không tính tới loại chi phí này. Hơn nữa, khi xác định EVA đòi
hỏi các chỉ tiêu được phán ánh theo quan điểm kinh tế khắc phục được hạn chế của
các thước đo truyền thống khác khi sử dụng số liệu kế toán phục vụ cho việc tính
toán chẳng hạn như chỉ tiêu lợi nhuận để tính EVA là lợi nhuận hoạt động sau thuế
còn RI sử dụng lợi nhuận trước thuế vì số liệu kế toán để tính EVA sẽ thực hiện
những điều chỉnh. Như vậy, khi tính toán EVA cần phải dựa trên quan điểm kinh tế
coi tất các các nguồn vốn được huy động vào hoạt động đầu tư, sản xuất kinh
doanh đều phát sinh chi phí sử dụng vốn và phải được phản ánh theo cơ sở tiền. Để
minh họa cho phương pháp tính EVA chúng ta xem xét ví dụ 1.1 và ví dụ 1.2 dưới
đây:
Ví dụ 1.1: Tính EVA cho công ty cổ phần Đường Biên năm 2011, thông tin
số liệu như sau:
Bảng 1.1: Báo cáo kết quả kinh doanh công ty Đường Biên Hòa
Tại ngày 31 tháng 12 năm 2011
ĐVT: triệu đồng
STT

Chỉ tiêu


Số tiền

1

Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ

2,564,622

2

Giá vốn hàng bán

2,294,967

3

Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ

4

Doanh thu hoạt động tài chính

269,655
35,024


 
‐13‐

5


Chi phí tài chính

80,355

Trong đó: chi phí lãi vay

72,190

6

Chi phí bán hàng

32,744

7

Chi phí quản lý doanh nghiệp

42,444

8

Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh

9

Chi phí khác

10


Thu nhập khác

11,400

11

Lợi nhuận khác

10,881

12

Lợi nhuận trước thuế

13

CP thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành

14

CP thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại

15

Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp

149,136
519


160,017
11,175
1,609
147,233

Nguồn: báo cáo tài chính năm 2011 Công ty Đường Biên Hòa
Bảng 1.2: Bảng cân đối kế toán Công ty Đường Biên Hòa
Tại ngày 31 tháng 12 năm 2011
ĐVT: triệu đồng
TÀI SẢN

SỐ TIỀN

NGUỒN VỐN

SỐ TIỀN

A- Tài sản ngắn hạn

752,872 A-Nợ phải trả

733,238

I- Tiền và các khoản tương
đương tiền

178,778 I- Nợ ngắn hạn

628,125


1. Tiền mặt

16,878 1. Vay ngắn hạn

2. Các khoản tương đương tiền

161,900 2. Phải trả người bán

II- Các khoản đầu tư tài chính
ngắn hạn
III- Các khoản phải thu ngắn
hạn

3. Người mua trả tiền
trước
4. Thuế và các khoản phải
234,744
nộp nhà nước

1. Phải thu khách hàng
2. Trả trước cho người bán
3. Các khoản phải thu khác
IV- Hàng tồn kho
V- Tài sản ngắn hạn khác

47,348 5. Phải trả người lao động
179,856 6. Chi phí phải trả
7,540 7. Các khoản phải trả khác
333,068
6,282


8. Quỹ khen thưởng phúc
lợi
II- Nợ dài hạn

361,712
81,093
131,774
16,727
1,938
4,829
13,960
16,092
105,113


×