Tải bản đầy đủ (.pdf) (125 trang)

Bảo hiểm khả năng phục hồi và mức độ hài thông qua các nhóm tôn giáo nghiên cứu thực nghiệm trên các hộ gia đình nông thôn việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.05 MB, 125 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

PHÙNG NGỌC TUYẾT

BẢO HIỂM KHẢ NĂNG PHỤC HỒI VÀ MỨC ĐỘ HÀI
LÒNG THÔNG QUA CÁC NHÓM TÔN GIÁO
NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM TRÊN CÁC HỘ GIA ĐÌNH NÔNG
THÔN VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2014


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

PHÙNG NGỌC TUYẾT

BẢO HIỂM KHẢ NĂNG PHỤC HỒI VÀ MỨC ĐỘ HÀI
LÒNG THÔNG QUA CÁC NHÓM TÔN GIÁO
NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM TRÊN CÁC HỘ GIA ĐÌNH NÔNG
THÔN VIỆT NAM

Chuyên ngành: Kinh tế phát triển
Mã số: 60310105

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC


TS. NGUYỄN HOÀNG BẢO

TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2014


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn "BẢO HIỂM KHẢ NĂNG PHỤC HỒI VÀ MỨC
ĐỘ HÀI LÒNG THÔNG QUA CÁC NHÓM TÔN GIÁO - NGHIÊN CỨU
THỰC NGHIỆM TRÊN CÁC HỘ GIA ĐÌNH NÔNG THÔN VIỆT NAM'' là
nghiên cứu do tôi thực hiện. Các số liệu, kết quả trình bày trong luận văn là trung
thực và chính xác trong phạm vi hiểu biết của tôi.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung và tính trung thực của đề tài nghiên
cứu này.
Học viên thực hiện Luận văn

Phùng Ngọc Tuyết


MỤC LỤC
Trang bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục bảng biểu
Danh mục hình
Danh sách các chữ viết tắt
CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU ..................................................................................... 1
1.1 Đặt vấn đề ........................................................................................................ 1
1.2 Câu hỏi nghiên cứu .......................................................................................... 5
1.3 Mục tiêu nghiên cứu......................................................................................... 5
1.3.1 Mục tiêu tổng quát ........................................................................................ 5

1.3.2 Mục tiêu cụ thể .............................................................................................. 5
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................... 6
1.5 Cấu trúc của bài viết ......................................................................................... 6
CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN LÝ THUYẾT ........................................................... 8
2.1 Ba giả thiết cơ bản ............................................................................................ 8
2.2 Một số lý thuyết về khả năng phục hồi ............................................................ 9
2.3 Các lý thuyết liên quan đến mối quan hệ giữa khả năng phục hồi, tiết kiệm và
tôn giáo

............................................................................................................. 10

2.3.1 Khả năng phục hồi và tiết kiệm .................................................................. 10
2.3.2 Tiết kiệm và tôn giáo................................................................................... 11


2.4 Một số lý thuyết về mức độ hữu dụng của mỗi cá nhân ................................ 13
2.5 Các lý thuyết liên quan đến mối quan hệ giữa mức độ hài lòng và tôn giáo . 18
2.6 Một số nghiên cứu thực nghiệm có liên quan ................................................ 19
CHƯƠNG 3 MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ............................................................ 24
3.1 Mô hình lý thuyết ........................................................................................... 24
3.1.1 Mô hình về tiết kiệm dự phòng ................................................................... 24
3.1.2 Mô hình về khả năng phục hồi .................................................................... 26
3.1.3 Mô hình về mức độ hài lòng ....................................................................... 27
3.2 Mô hình thực nghiệm ..................................................................................... 29
3.2.1 Tác động của tôn giáo đến mức tiết kiệm của các hộ ................................. 29
3.2.2 Tác động của tiết kiệm đến khả năng phục hồi sau các cú sốc của hộ ....... 30
3.2.3 Tác động của tôn giáo đến sự hài lòng ........................................................ 31
3.3 Dữ liệu ............................................................................................................ 33
3.4 Các biến số trong mô hình ............................................................................. 34
3.4.1 Các biến phụ thuộc ...................................................................................... 34

3.4.2 Các biến kiểm soát ...................................................................................... 37
3.4.3 Các biến độc lập .......................................................................................... 41
3.4.4 Các biến công cụ ......................................................................................... 43
3.5 Phương pháp ước lượng ................................................................................. 45
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ ....................................................................................... 51


4.1 Tổng quan tình hình tôn giáo tại Việt Nam ................................................... 51
4.2 Thống kê mô tả............................................................................................... 54
4.3 Kết quả ước lượng .......................................................................................... 56
4.3.1 Kiểm định các kết quả hồi quy.................................................................... 56
4.3.1.1 Kiểm định đa cộng tuyến ......................................................................... 56
4.3.1.2 Kiểm định phương sai thay đổi ................................................................ 57
4.3.1.3 Kiểm định tỉ lệ khả dĩ ............................................................................... 57
4.3.1.4 Kiểm định về tính độc lập của các lựa chọn thay thế không liên quan .... 57
4.3.1.5 Kiểm định quan hệ nội sinh ..................................................................... 57
4.3.2 Tác động của tôn giáo đến khả năng phục hồi sau các cú sốc của hộ ........ 58
4.3.3 Tác động của tôn giáo đến mức độ hài lòng của cá nhân ........................... 61
4.3.4 Tác động của của các biến kiểm soát và các biến độc lập đến khả năng phục
hồi của hộ ............................................................................................................. 64
4.3.5 Tác động của của các biến kiểm soát và các biến độc lập đến mức độ hài
lòng của cá nhân ................................................................................................... 67
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN..................................................................................... 70
5.1 Kết luận .......................................................................................................... 70
5.2 Gợi ý chính sách ............................................................................................. 71
5.2.1 Về phía chính phủ ....................................................................................... 71
5.2.2 Về phía các cá nhân/hộ gia đình nghèo....................................................... 72
5.3 Hạn chế của đề tài .......................................................................................... 73



TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1
PHỤ LỤC 2
PHỤ LỤC 3
PHỤ LỤC 4


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 4.1: Các tôn giáo tại Việt Nam ................................................................... 54
Bảng 4.2: Một số tôn giáo lớn tại Việt Nam, 1/4/2009 ........................................ 56
Bảng 4.3 Thay đổi mức độ phục hồi sau các cú sốc thu nhập ............................. 56
Bảng 4.4 Thay đổi mức độ hài lòng sau các cú sốc thu nhập .............................. 57


DANH MỤC HÌNH
Hình 3.1: Mô hình về khả năng phục hồi của các hộ gia đình ............................. 44
Hình 3.2: Mô hình về mức độ hài lòng của các cá nhân ...................................... 45


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Tên viết tắt

Tên tiếng Anh

Tên tiếng Việt

LPM

Linear Probability Model


Mô hình Xác suất tuyến tính

OLS

Ordinary least square

Phương pháp ước lượng bình
phương

nhỏ

nhất

thông

thường
VARHS

The Vietnam Access
Resources
Survey

to Điều tra hộ gia đình tiếp cận

Household nguồn lực và đánh giá tác
động chương trình hỗ trợ
ngành nông nghiệp và phát
triển nông thôn



1

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU
1.1 Đặt vấn đề
Nhu cầu về an sinh xã hội của từng người dân, nhất là người nghèo, có hoàn cảnh khó
khăn, luôn là ưu tiên hàng đầu trong chiến lược phát triển bền vững của mỗi quốc gia.
An sinh xã hội giúp đảm bảo cho từng người dân về mức sống vật chất và tinh thần
tối thiểu, khi họ lâm vào tình trạng ngừng, giảm hoặc mất thu nhập do những nguyên
nhân tự nhiên, kinh tế, xã hội nhằm đảm bảo ổn định kinh tế - xã hội của quốc gia.
Thế nhưng, khả năng đáp ứng của mỗi nhà nước lại rất khác nhau, nhất là quốc gia
đang phát triển như Việt Nam. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng
sâu rộng, rủi ro trong đời sống của người lao động cũng đồng thời gia tăng về qui mô,
tốc độ. Người nông dân là tầng lớp dễ bị tổn thương nhất, không phải chỉ do kinh tế
bất ổn mà còn do thiên nhiên, khí hậu biến đổi, môi trường sinh thái suy thoái.
Tại Việt Nam, nhiều tổ chức đã được thành lập để phục vụ cho hệ thống An sinh xã
hội như định chế “Ngân hàng chính sách xã hội” chuyên cung cấp tín dụng cho người
nghèo để họ thoát nghèo, “Quỹ bảo hiểm y tế tự nguyện cho nông dân”, “Quỹ bảo
hiểm xã hội tự nguyện cho nông dân”, “Quỹ trợ giúp xã hội cho nông dân” theo Nghị
định 67/2007/NĐ-CP, Quỹ đào tạo nghề cho 1 triệu nông dân/ năm, Chương trình
xóa đói giảm nghèo của chính phủ, như trương trình 133 năm 1998, chương trình 135
năm 1998, chương trình 143 năm 2001 và đặc biệt ngày 21/5/2002 Thủ tướng chính
phủ đã phê duyệt “Chiến lược toàn diện về tăng trưởng và xóa đói giảm nghèo”. Luật
Bảo hiểm xã hội được thông qua ngày 29/6/2006, có hiệu lực thi hành từ 01/01/2007
(Tarp 2012). Tuy nhiên, việc triển khai bảo hiểm đến sâu rộng người nông dân lại
đang gặp phải nhiều vấn đề lớn.
Thứ nhất, đó là tình trạng mong manh của nguồn quỹ Bảo hiểm. Dưới tác động của
khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, trong thời gian gần đây mức chi
và tỷ trọng chi ngân sách cho an sinh xã hội nhìn chung không ngừng tăng, tiệm cận
mức 20% tổng chi thường xuyên của ngân sách nhà nước, tương đương gần 4% GDP.

Theo dự báo, đến khoảng năm 2030, thu chi Quỹ Bảo hiểm xã hội sẽ bắt đầu mất cân


2

đối do dân số Việt Nam bắt đầu già và vì thế mà số đối tượng hưởng Bảo hiểm sẽ
tăng nhanh. Trong giai đoạn 1999-2009, số người già chỉ tǎng 1,4%/nǎm, dự báo
trong giai đoạn 2009-2019, số lượng người già sẽ tǎng nhanh gần 5%/nǎm và vào
khoảng nǎm 2014-2015, tỷ lệ người già là hơn 10% dân số cả nước. Giai đoạn tiếp
theo 2019-2029, tỷ lệ người già tiếp tục tǎng ở mức cao 5%/nǎm, đến nǎm 2029 sẽ
có 16,8 triệu người già (chiếm 17,8% dân số). Bắt đầu từ năm 2024 số chi Quỹ hưu
trí- tử tuất sẽ vượt số thu. Đến năm 2037, không những chi vượt thu khá lớn mà các
khoản như tiền tồn quỹ năm trước chuyển sang, lãi đầu tư trong năm, tồn quỹ đến
cuối năm cũng đều là số âm. Tính bền vững của Quỹ hưu trí-tử tuất sẽ bị đe dọa. (Đỗ
Văn Sinh, 2011)
Thứ hai, đó là sự mất cân đối trong việc phân phối các trợ cấp an sinh xã hội, kéo
theo khoảng cách khác biệt lớn giữa nông thôn và thành thị cũng như giữa khu vực
chính thức và phi chính thức. Theo nghiên cứu vào năm 2007 của của UNDP –
Chương trình phát triển Liên Hiệp Quốc, tỷ lệ được hưởng trợ cấp an sinh ở nhóm
20% người giàu nhất ở Việt Nam hiện nay cao gấp sáu lần nhóm 20% người nghèo
nhất. Trong khi nhóm giàu nhất nhận được 45% hỗ trợ y tế và 35% hỗ trợ giáo dục
thì nhóm nghèo chỉ nhận được tương ứng là 7% và 15%. Tỷ lệ bao phủ của Trợ giúp
xã hội còn thấp, mới chiếm khoảng 1,5% dân số và 9,22% diện đối tượng yếu thế, dễ
bị tổn thương trong xã hội cần trợ giúp, như hộ nông dân mất đất sản xuất do đô thị
hoá hoặc côngnghiệp hoá, không thể chuyển đổi ngành nghề, phải di cư ra thành phố
tìm kiếm việc làm (Cục Bảo trợ xã hội, 2010)
Thứ ba, đó là tình trạng không mặn mà của người nông dân đến việc tham gia bảo
hiểm. Khu vực kinh tế không chính thức thu hút một tỷ lệ khá lớn lực lượng lao động,
góp phần giải quyết nạn thất nghiệp và tạo thu nhập cho người dân nông thôn. Tuy
nhiên, tỷ lệ lao động ở khu vực phi chính thức tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc chỉ

đạt khoảng 15%, chủ yếu là trong lĩnh vực phi nông nghiệp ở nông thôn. Đối với Bảo
hiểm Y tế tự nguyện, mặc dù nhà nước đã hỗ trợ kinh phí tham gia tới 50% mức phí


3

và nhiều địa phương hỗ trợ thêm 30% mức phí nữa, nhưng sự tham gia vẫn đạt tỷ lệ
thấp. Một số nguyên nhân bao gồm:
1. Mức đóng Bảo hiểm xã hội tự nguyện hiện quy định còn cao so với đại bộ phận
người dân ở khu vực nông thôn và lao động tự do có thu nhập hàng tháng thấp, không
ổn định, theo đánh giá của Bộ trưởng Bộ Lao Động Thương Binh Xã hội Phạm Thị
Hải Chuyền ở dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội 20141.
2. Giả thuyết về tỷ lệ khấu trừ trong tương lai cao: người nông dân đánh giá hôm nay
cao hơn tương lai. Vì thế, mặc dù có sự trợ cấp lớn cho các mức phí bảo hiểm, những
người nông dân nhìn chung vẫn không muốn mất tiền ngày hôm nay để mua bảo hiểm
cho các rủi ro tiềm năng trong tương lai (Carol và cộng sự 2012).
3. Việc chủ quan trong dự đoán xác suất xảy ra rủi ro. Giả thuyết này được ủng hộ
bởi kết quả của cuộc nghiên cứu về Thái độ của nông dân đối với rủi ro lũ lụt tại Việt
Nam của Phạm Khánh Nam (2013). Kết quả bài nghiên cứu cho thấy nông dân có xu
hướng hành xử trung tính hoặc ít ưa thích với rủi ro lũ lụt. Thế nhưng, tỷ lệ tham gia
bảo hiểm vẫn thấp vì dự đoán chủ quan về mực nước khi xác suất lũ lụt được đánh
giá thấp một cách hệ thống.
Như hệ quả của một vòng lẩn quẩn, rất ít hộ tiếp cận với bảo hiểm nông nghiệp để
đối phó với các rủi ro do thiên tai gây ra và do đó có khoảng trống đáng kể để phát
triển các sản phẩm bảo hiểm nông nghiệp nhằm giảm các thiệt hại về thu nhập của
nông dân đang sống tại các vùng dễ bị tổn thương, và giảm chi phí của các chương
trình hỗ trợ của chính phủ đối với các hộ này
Từ những khó khăn trên, việc tìm kiếm nhiều giải pháp khác nhau nhằm thay thế cho
bảo hiểm mà vẫn đạt được hiệu quả bảo đảm an sinh đang được đặt ra. Kinh nghiệm
cho thấy, để có thể quản lý các biến đổi xã hội và đối phó với các rủi ro nhất là ở

nông thôn hiệu quả, nhà nước phải chú trọng tính liên tục xã hội, vận dụng các hình
1

Xem thêm Tờ trình số 28/TTr-CP ngày 07-2-2014 của Chính phủ về Dự án Luật Bảo hiểm xã hội tại
/>dex=2&TaiLieuID=1466


4

thức truyền thống. Bên cạnh hệ thống đảm bảo chính thức của nhà nước, ở nông thôn
tồn tại rất vững chắc và sinh động cả một mạng lưới giúp đỡ xã hội có hiệu quả cao
như gia đình, họ hàng, xóm giềng, các tổ chức nông dân (Bùi Thế Cường 1990).
Trong số các mạng lưới đó, các hội đoàn tôn giáo đang thu hút được nhiều sự quan
tâm và nghiên cứu của các học giả.
Vai trò thay thế bảo hiểm của tôn giáo dựa trên ba giả thiết của Scheve và Stasavage
(2006), có bổ sung giả thiết về những hỗ trợ vật chất mang lại từ tôn giáo, dựa trên
các nghiên cứu của Dehejia (2007), Guiso và cộng sự (2003, 2006), Klaubert (2010),
Renneboog và Spaenjers (2012) Dolphin (2009), Egli (2013), Dlamini và các cộng
sự (2014). Giả thiết thứ nhất là khi một cú sốc rủi ro diễn ra, nó không chỉ gây thiệt
hại về phương diện vật chất (được tính chung bằng những chi phí tổn thất bằng tiền
phát sinh từ rủi ro) mà còn gây ảnh hưởng xấu đến tinh thần (thể hiện bằng những chi
phí tinh thần như suy giảm lòng tự tôn, căng thẳng, suy giảm mức độ hạnh phúc). Giả
thiết thứ hai là tôn giáo tạo nên những lợi ích về tinh thần tương tự như khi cá nhân
đang ở trong trạng thái hài lòng khi có sức khoẻ tốt, một công việc tốt hay mức lương
hưu ổn định; bên cạnh đó tôn giáo cũng mang lại những hỗ trợ vật chất cho cá nhân
khi gặp những rủi ro bất ngờ. Giả thiết cuối cùng là hàm hữu dụng của mỗi cá nhân
bao hàm chi phí bằng hiện kim và chi phí tinh thần thì không thể phân tách độc lập
bằng cách cộng dồn (additively separable) (Cervellati và cộng sự 2004). Một trường
hợp cụ thể của giả thuyết này là giả định lợi ích tinh thần của tôn giáo mang lại sẽ lớn
hơn đối với những người có thu nhập thấp.

Nghiên cứu về sự liên hệ giữa tôn giáo và bảo hiểm xã hội, Scheve và Stasavage
(2006) đã kết luận các cá nhân tham gia các hoạt động tôn giáo được dự đoán sẽ đòi
hỏi thấp hơn về các trợ cấp bảo hiểm xã hội so với những người vô thần. Tôn giáo
cũng giúp các cá nhân chống lại sự suy giảm hạnh phúc từ các cú sốc cá nhân như
suy giảm thu nhập, thất nghiệp, sụt giảm địa vị xã hội (Clark 2005, Dehejia và cộng
sự 2007). Về khả năng phục hồi sau khi các cú sốc thu nhập đã xảy ra, mối quan hệ
giữa tôn giáo và khả năng phục hồi chưa được đề cập đến trong các bài nghiên cứu


5

trước. Kết quả từ các bài nghiên cứu hiện tại chỉ ra mối liên hệ của khả năng phục hồi
sau các cú sốc và các yếu tố nguồn lực sẵn có như sinh kế, các nguồn vốn tự nhiên và
nguồn vốn xã hội (Janssen and Scheffer, 2004). Trong đó, tiết kiệm được đánh giá là
một trong những nguồn tự bảo hiểm quan trọng giúp tăng cường khả năng tự phục
hồi (Dolphin 2009, Egli 2013, Dlamini và các cộng sự 2014).
1.2 Câu hỏi nghiên cứu
Bài nghiên cứu này xem xét cụ thể tác động của tôn giáo ở 3 khía cạnh sau:
1.Cú sốc rủi ro khi xảy ra có gây thiệt hại đến vật chất và tinh thần của các hộ gia
đình/cá nhân hay không?
2a.Tôn giáo có đóng vai trò thay thế bảo hiểm đến khả năng phục hồi của hộ gia đình?
2b.Tôn giáo có giúp chống lại mức suy giảm hạnh phúc sau các cú sốc thu nhập của
các các nhân?
3.Lợi ích tinh thần mà tôn giáo mang lại có lớn hơn đối với những hộ/người có thu
nhập thấp hay không?
1.3 Mục tiêu nghiên cứu
1.3.1 Mục tiêu tổng quát
Mục tiêu của luận văn là tập trung nghiên cứu mối vai trò của tôn giáo đến các hộ gia
đình nông thôn Việt Nam sau các cú sốc như thế nào. Chính vì vậy, mục tiêu cụ thể
của luận văn gồm các mục sau:

1.3.2 Mục tiêu cụ thể
(1) Hệ thống hoá cơ sở lý thuyết về tác động của tôn giáo đến tiết kiệm, tiết kiệm đến
khả năng phục hồi và tôn giáo đến mức độ hài lòng của các cá nhân từ đó xây dựng
khung phân tích lý thuyết.
(2) Xác định mức độ ảnh hưởng của các cú sốc thu nhập đến mức độ phục hồi và
hạnh phúc của các hộ gia đình/cá nhân.


6

(3) Xác định mức độ ảnh hưởng của tôn giáo đến khả năng phục hồi của các hộ sau
khi trải qua các cú sốc. Mối quan hệ giữa tôn giáo và khả năng phục hồi được xem
xét dưới tác động gián tiếp thông qua biến trung gian là tiết kiệm. Việc tham gia các
tổ chức tôn giáo có thể mang lại tác động dương đến tỉ lệ tiết kiệm (Guiso và cộng sự
2003, Klaubert 2010, Renneboog và Spaenjers 2012, León 2013) và mức tiết kiệm
giúp các hộ đương đầu tốt hơn với các cú sốc rủi ro bất ngờ (Dolphin 2009).
(4) Xác định mức độ ảnh hưởng của tôn giáo đến mức độ hài lòng của các cá nhân
sau khi trải qua các cú sốc. Tham gia các hoạt động tôn giáo giúp các nhân hạnh phúc
hơn khi có tình trạng thay đổi kinh tế diễn ra (Popova 2010).
(5) Xác định mức độ ảnh hưởng của tôn giáo ở các nhóm thu nhập khác nhau. Lợi ích
tinh thần của tôn giáo mang lại sẽ lớn hơn đối với những người có thu nhập thấp
(Scheve 2006)
(6) Mô tả tình hình hoạt động tôn giáo tại khu vực nông thôn Việt Nam
(7) Lập luận và đưa ra các khuyến nghị chính sách phù hợp với thực tiễn tình hình
nghiên cứu nhằm giúp các nhà quản lý chính sách công tham khảo và ứng dụng vào
thực tiễn quản lý và giúp các hộ gia đình tự bảo hiểm tốt hơn cho chính mình.
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Bài viết nghiên cứu những ảnh hưởng của tôn giáo đến khả năng phục hồi sau các cú
sốc rủi ro tại các hộ gia đình nông thôn Việt Nam, và những ảnh hưởng của tôn giáo
đến mức độ hài lòng cuộc sống của các cá nhân đại diện cho mỗi hộ. Các hộ được

nghiên cứu thuộc khu vực nông thôn của 12 tỉnh: Hà Tây, Lào Cai, Phú Thọ, Lai
Châu, Điện Biên, Nghệ An, Quảng Nam, Khánh Hoà, Dak Lak, Dak Nông, Lâm
Đồng, Long An. Thời gian nghiên cứu là giai đoạn từ năm 2010 – 2012
1.5 Cấu trúc của bài viết
Bài viết được trình bày qua 5 chương. Chương 1 giới thiệu về tình hình bảo hiểm
chung tại các vùng nông thôn Việt Nam hiện và vai trò tiềm năng thay thể bảo hiểm


7

của tôn giáo, câu hỏi nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, đối tượng - phạm vị thực hiện
nghiên cứu và cấu trúc của bài viết. Chương 2 trình bày tổng quan lý thuyết và các
nghiên cứu thực nghiệm. Chương 3 trình bày các mô hình kinh tế trong các nghiên
cứu có liên quan và mô hình thực nghiệm của đề tài, sau đó là phương pháp nghiên
cứu, dữ liệu nghiên cứu và mô tả các biến. Chương 4 trình bày tổng quan tình hình
tôn giáo tại Việt Nam, thống kê mô tả về dữ liệu nghiên cứu, phân tích hồi quy, các
bước kiểm định và kết quả nghiên cứu. Chương 5 trình bày những kết luận đã đạt
được cũng như đưa ra các chính sách kiến nghị từ kết quả đồng thời nhận xét các mặt
còn hạn chế, các hướng nghiên cứu mới có liên quan trong tương lai.


8

CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN LÝ THUYẾT
2.1 Ba giả thiết cơ bản
Việc tham gia bảo hiểm mang lại những chi phí và lợi ích mà các cá nhân phải cân
nhắc trước khi lựa chọn. Tương tự, khi các cá nhân tham gia một hội nhóm tôn giáo,
chi phí bỏ ra và những lợi ích mà tôn giáo mang lại cũng được các cá nhân hành động
duy lý cân nhắc tính toán kỹ thiệt hơn. Nếu một cá nhân chấp nhận tôn giáo và bảo
hiểm có mối liên quan với nhau, với những lợi ích và chi phí riêng của mỗi bên, khi

một cá nhân mở rộng việc tự bảo hiểm cho bản thân bằng hình thức gia tăng hoạt
động trong các hội nhóm tôn giáo thì hệ quả logic sẽ là giảm việc tham gia vào các
hình thức bảo hiểm khác.
Vai trò thay thế bảo hiểm của tôn giáo được xem xét trên ba giả thiết cơ bản của
Scheve và Stasavage (2006). Giả thiết thứ nhất là một cú sốc rủi ro khi xảy ra không
chỉ gây thiệt hại về chi phí vật chất mà còn có cả chi phí tinh thần. Chi phí vật chất
được quy đổi thành hiện kim và chi phí tinh thần có thể bao gồm sự suy giảm lòng tự
tôn, căng thẳng quá độ hay suy giảm hạnh phúc (Clark và Oswald 1994, Di Tella và
cộng sự 2003, Popova 2010).
Giả thiết thứ hai là tôn giáo mang lại những lợi ích về vật chất và tinh thần cho các
cá nhân khi có các cú sốc rủi ro bất ngờ xảy đến. Lợi ích về vật chất có thể là việc
giảm bớt tác động tiêu cực đến tiêu dùng khi có các cú sốc làm thay đổi thu nhập
(Dehejia 2007), tăng cường hành vi tiết kiệm (Guiso và cộng sự 2003 2006, Klaubert
2010, Renneboog và Spaenjers 2012) qua đó nâng cao khả năng phục hồi sau khi các
cú sốc đi qua (Dolphin 2009, Egli 2013, Dlamini và các cộng sự 2014). Lợi ích về
tinh thần có thể là lòng tự tôn được giữ vững, cá nhân xem các rủi ro bất ngờ là những
thử thách cho đức tin và mục tiêu cuộc đời của họ, và họ xem những rủi ro này như
một bài học tôi luyện cho sức mạnh ý chí tinh thần thêm lớn mạnh (Scheve và
Stasavage 2006). Niềm tin tôn giáo cũng có tác động quan trọng đến việc hình thành
tính cách con người, qua đó quyết định đến việc nhận thức của cá nhân về mức độ tự
hài lòng khi đương đầu với những sự kiện rủi ro ngoài ý muốn (Folkman và cộng sự


9

1986). Nhiều kết quả nghiên cứu cũng cho thấy mối tương quan tích cực giữa mức
độ hạnh phúc của cá nhân và tôn giáo (Ellison 1991, Dehejia 2007).
Giả thiết thứ ba là hàm hữu dụng của mỗi cá nhân bao hàm chi phí bằng hiện kim và
chi phí tinh thần thì không thể phân tách độc lập bằng cách cộng dồn (Cervellati và
cộng sự 2004). Cụ thể hơn, vai trò của tôn giáo thay thế bảo hiểm có hiệu quả nhất là

khi các cá nhân không có điều kiện tiếp cận với bảo hiểm chính thức có thể tìm thấy
lợi ích lớn hơn từ tôn giáo so với các cá nhân khác có điều kiện thu nhập cao hơn.
Giả thiết thứ ba giả định rằng các lợi ích tinh thần mang lại từ tôn giáo sẽ lớn hơn đối
với các cá nhân có thu nhập thấp. Giả thiết này phù hợp với nhiều nghiên cứu thực
nghiệm trước đây (Pargament 1997, Dehejia 2007).
Nếu ba giả thiết được thoả mãn, vai trò thay thế bảo hiểm của tôn giáo sẽ được chứng
minh là có ý nghĩa cả về mặt lý thuyết và thống kê. Để chứng minh cho giả thiết về
thiệt hại đồng thời đến vật chất và tinh thần do một cú sốc gây ra, ảnh hưởng từ tổn
thất rủi ro đến khả năng phục hồi và mức độ hạnh phúc phải thể hiện tương quan âm.
Để chứng minh cho giả thiết về lợi ích vật chất và tinh thần mà tôn giáo mang lại khi
có các cú sốc bất ngờ xảy đến, tác động của tôn giáo đến khả năng phục hồi và mức
độ hạnh phúc phải là tác động tích cực. Do tác động trực tiếp từ tôn giáo đến khả
năng phục hồi không có mối liên hệ trong lý thuyết, mức tiết kiệm sẽ được xem xét
như một biến trung gian giữa hai biến này. Với giả thiết về tác động lớn hơn của tôn
giáo ở các nhóm hộ có thu nhập thấp, các mẫu nghiên cứu sẽ được chia thành từng
mẫu nhỏ theo nhóm thu nhập để xem xét giả thiết này.
2.2 Một số lý thuyết về khả năng phục hồi
Các lý thuyết về khả năng phục hồi được nghiên cứu nhiều trên khía cạnh vi mô của
toàn bộ nền kinh tế. Theo Martin-Breen & Anderies (2011), khả năng phục hồi của
một nền kinh tế có thể được chia theo các hình thức cân bằng sau cú sốc. Thứ nhất,
đó là khả năng phục hồi kỹ thuật, thể hiện ở khả năng làm dừng các ảnh hưởng bên
ngoài và đẩy nhanh tốc độ phục hồi trở lại trạng thái trước khi diễn ra cú sốc, trở về
với trạng thái cân bằng ban đầu (Holling, 1973; Pimm, 1984; Walker và cộng sự,


10

2006). Nhưng một nền kinh tế rất ít khi cần trở về trạng thái cân bằng ban đầu bởi xu
hướng phát triển đi lên của nó (Martin, 2010), do đó loại khả năng phục hồi thứ hai
ra đời. Thứ hai, đó là khả năng phục hồi sinh thái, khả năng học hỏi từ quy mô của

các cuộc khủng hoảng rủi ro trước khi nó bị mất cân bằng và đưa về một trạng thái
cân bằng mới, có thể là xa vị trí cân bằng cũ (Holling, 1973, 1996, 2001; McGlade,
2006; McGlade và cộng sự 2006; Walker và cộng sự 2006). Các nhà kinh tế học lúc
này bàn nhiều hơn về tính tích cực của các cú sốc và quan tâm nhiều hơn đến tỉ lệ
tăng trưởng tăng vọt sau mỗi giai đoạn hậu rủi ro khi đã đạt được trạng thái cân bằng
mới, vì thế khái niệm thứ ba, khả năng phục hồi thích nghi được phát triển. Đó là khả
năng trải qua một cuộc tái cấu trúc đã được tiên liệu trước hoặc là kết quả của việc
phản ứng lại để giảm thiểu các tác động tiêu cực từ các cú sốc gây mất ổn định cân
bằng (Martin và Sunley, 2007)
Khả năng phục hồi theo cấp độ vi mô ở mỗi hộ gia đình hay cá nhân còn rất ít những
nghiên cứu đề cập tới. Kofinas & F. Stuart Chapin (2009) đã định nghĩa chung cho
khả năng phục hồi là nguồn lực của một hệ thống có thể phản ứng lại và hình thành
những sự thay đổi thích nghi cho sự tiếp tục và phát triển bền vững. Các nguồn lực
này bao gồm nhiều yếu tố, trong đó có thể kể đến như sinh kế và các nguồn vốn tự
nhiên và xã hội, hình thành nên những khía cạnh khác nhau cho sự phát triển bền
vững lâu dài (Janssen and Scheffer, 2004).
2.3 Các lý thuyết liên quan đến mối quan hệ giữa khả năng phục hồi, tiết kiệm
và tôn giáo
2.3.1 Khả năng phục hồi và tiết kiệm
Hành vi tiết kiệm của cá nhân hay hộ gia đình đã được nghiên cứu rất nhiều từ các
nhà kinh tế học (Deaton 1991, 1992, Fafchamps và cộng sự 1998, Wainwright và
Newman 2011). Trong đó, Gersovitz (1988) chia tiết kiệm thành 4 nhóm: (1) tiết
kiệm theo vòng đời, là khi các hộ gia đình xem xét mối quan hệ giữa tuổi và thu nhập
như một động cơ tiết kiệm, đặc biệt là để đảm bảo phúc lợi trước khi về hưu; (2) tiết
kiệm phòng ngừa, là khi các hộ gia đình tiết kiệm để bảo vệ chính mình trước các rủi


11

ro có thể xảy ra; (3) tiết kiệm để đầu tư, là khi tiền tiết kiệm được dùng để sinh lời

hay đầu tư vào các cơ hội tài chính; (4) tiết kiệm vì nhiệm vụ, là khi các hộ gia đình
tiết kiệm cho tương lai của những người thân của mình. Tiết kiệm phòng ngừa đặc
biệt quan trọng tại các nước đang phát triển như Việt Nam khi thu nhập còn bấp bênh
và các cơ chế hỗ trợ tín dụng khi có rủi ro xảy ra còn nhiều hạn chế.
Hoạt động tiết kiệm được nhiều nghiên cứu cho thấy đã góp phần nâng cao khả năng
phục hồi của nhiều hộ gia đình. Dolphin (2009) lý giải cho mối liên hệ này từ đặc
điểm tự bảo hiểm của khoản tiết kiệm có thể giúp hộ gia đình đương đầu tốt hơn với
các cú sốc rủi ro bất ngờ. Tiết kiệm cũng là một trong 3 hình thức chuẩn bị, ngoài
việc học những kỹ năng mới và thiết lập một mạng lưới quan hệ xã hội rộng để tìm
được việc làm tốt hơn, theo Egli (2013) , góp phần nâng cao khả năng tự phục hồi
của cá nhân. Mở rộng nghiên cứu trên tiết kiệm nhóm tại Izandla Ziyagezana Nam
Phi, Dlamini và các cộng sự (2014) đã chứng minh nhóm tiết kiệm giúp tăng cường
sự gắn kết xã hội và đóng góp cho chiến lược sinh kế của những người nghèo, qua đó
giúp tăng cường khả năng phục hồi của họ.
2.3.2 Tiết kiệm và tôn giáo
Một trong số các yếu tố tác động đến tiết kiệm chính là vốn xã hội, đóng vai trò như
một tổ chức thay thế cho tổ chức tín dụng chính thức khi vai trò và tác động của các
tổ chức này còn yếu (Fafchamps 2006). Bowles và Gintis (2002) nhấn mạnh kết quả
nghiên cứu cho thấy cộng đồng nào sở hữu nhiều nguồn thông tin riêng mà thị trường
cũng như chính phủ không thể tiếp cận được thì có khả năng khắc phục được các
khuyết tật của thị trường càng cao thông qua các cấu trúc xã hội hiện hữu. Đặc biệt
các tổ chức xã hội này sẽ tạo điều kiện để mọi người chia sẻ thông tin, loại bỏ việc
bất cân xứng thông tin thông qua các chuẩn mực xã hội. Giải quyết được bất cân xứng
thông tin là mấu chốt quan trọng để tăng tiết kiệm chính thức. Đối với các nguồn tiết
kiệm phi chính thức, lý thuyết về tiết kiệm cũng chỉ ra rằng sự chia đều rủi ro giữa
các nhóm xã hội thông qua một hệ thống lưu chuyển tín dụng và vay nợ là một mắt
xích quan trọng cho việc đương đầu với rủi ro trong cộng đồng người nghèo (Coate


12


và Ravallion 1993, Townsend 1994, Udry 1994, Foster và Rosenzweig 2001, Ligon
và cộng sự 2002). Các hoạt động chia sẻ rủi ro phi chính thức này thường xảy ra dưới
hình thức tiết kiệm phi chính thức và tín dụng nhóm, có liên quan trực tiếp đến thị
trường chính thức. Vai trò tiềm năng của vốn xã hội trong việc lưu chuyển thông tin
cũng như chia sẻ rủi ro này đã tác động đến hành vi tiết kiệm của các hộ. Đây là khái
niệm về vốn xã hội sẽ được sử dụng trong bài nghiên cứu này.
Tham gia các tổ chức tôn giáo là một trong những hình thức của vốn xã hội. Nhiều
nghiên cứu cũng đã xem xét tác động trực tiếp từ tôn giáo đến hành vi tiết kiệm của
các cá nhân nhưng kết quả trái ngược nhau, chưa thống nhất đủ để kết luận thành một
xu hướng chung. Carroll (1994) so sánh giữa hành vi tiết kiệm của những người nhập
cư tại Canada từ nhiều nền văn hoá khác nhau đã cho thấy chưa có một bằng chứng
nào thể hiện tôn giáo hay các yếu tố văn hoá có ảnh hưởng đến các hành vi tiết kiệm.
Renneboog và Spaenjers (2009) không tìm thấy bằng chứng cho thấy mối quan hệ
giữa tôn giáo và tỉ lệ tiết kiệm của các cá nhân. Guiso và cộng sự (2003, 2006) trong
bài nghiên cứu của mình lại cho thấy tác động dương của niềm tin tôn giáo đến tỉ lệ
tiết kiệm. Anja (2010) từ kết quả nghiên cứu tại Hoa Kỳ cũng tìm thấy bằng chứng
về sự tác động của tôn giáo đến tiết kiệm, và không có sự khác biệt đáng kể nào giữa
các nhóm tôn giáo của Đạo Cơ Đốc giáo với nhau. Renneboog và Spaenjers (2012)
phân tích tác động của các tổ chức tôn giáo đến hành vi kinh tế của các cá nhân, ví
dụ tiết kiệm và rủi ro, và hành vi đầu tư tại Hà Lan. Họ đã tìm thấy mối quan hệ thuận
giữa hoạt động tham gia các tổ chức tôn giáo với quyết định tiết kiệm của mỗi cá
nhân. (León 2013) dựa trên kết quả thực nghiệm từ nămg 2003 đến 2009 tại Mỹ, đã
cho thấy những người có tôn giáo tiết kiệm nhiều hơn những người vô thần.
Giải thích về mối quan hệ giữa tôn giáo và tiết kiệm, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng
có hai kênh chính để niềm tin tôn giáo có thể tác động đến việc tích luỹ vốn. Thứ
nhất, những nội dung cốt lõi của mỗi tôn giáo khác nhau tác động đến hành vi tiết
kiệm cũng khác nhau (Stets và Burke, 2000). Một số tôn giáo có thể nhấn mạnh vào
tầm quan trọng của các nỗ lực sản xuất hiệu quả, bao gồm như làm việc chăm chỉ và



13

tiết kiệm để cầu mong sự tha thứ từ các đấng thần linh trong khi một số tôn giáo khác
lại chú trọng đến việc tiết kiệm như một phương tiện để bố thí cho người hoặc cúng
dường đến các nhà sư (McCleary, 2007).
Thứ hai, việc tham gia vào các đoàn hội tôn giáo có thể làm thay đổi cơ hội và sở
thích tiết kiệm của một cá nhân. Vì niềm tin tôn giáo của những người tham gia
thường xuyên được tăng cường, họ thường đầu tư nhiều hơn thời gian và tiền bạc tiết
kiệm được cho “vốn tôn giáo con người” (Iannaccone, 1998). Hơn nữa, tham gia vào
đoàn hội tôn giáo thường xuyên sẽ tạo nên các mối quan hệ xã hội (Glaeser và
Sacerdote, 2008; Guiso và cộng sự., 2003, 2006), giúp thu thập các thông tin quan
trọng và cần thiết để thực hiện các quyết định tiết kiệm phù hợp với các chiến lược
đầu tư từ những người đồng tham dự.
Trong các nghiên cứu khác, tôn giáo ảnh hưởng đến tiết kiệm thông qua các kênh
khác như phát triển kinh tế (Weber, 1905; Samuelsson, 1993; Iannaccone, 1998), từ
đó tác động đến thu nhập và tỉ lệ tiết kiệm.
2.4 Một số lý thuyết về mức độ hữu dụng - hài lòng của mỗi cá nhân
Lý thuyết về hữu dụng là một trong những lý thuyết nền tảng của kinh tế học, được
ứng dụng rộng rãi, nhất là các lý thuyết về hành vi người tiêu dùng. Đặt nền tảng cho
thuyết hữu dụng chính là Bentham trong tác phẩm Introduction to the Principles of
Morals and Legislation - 1789 (Stigler 1950), người đã định nghĩa hữu dụng là xu
hướng mang lại sự hài lòng (pleasure) hay đau khổ (pain) cho mọi người và người ta
đang hành động duy lý để ước muốn thứ sẽ làm tối đa hoa hữu dụng của họ. Học
thuyết của Bentham tập trung ở 2 giả thuyết: mức tốt hay xấu của kinh nghiệm có thể
định lượng được và mức định lượng ở mỗi cá nhân đó có thể cộng dồn lại giữa nhiều
người với nhau. Ở giả thuyết thứ nhất, nếu chúng ta nhân cường độ với quãng thời
gian trải qua thoải mái hay đau khổ, chúng ta sẽ có được giá trị hữu dụng của một cá
nhân. Giả thuyết thứ 2 cho thấy ta có thể cộng dồn các mức định lượng giá trị ở mỗi
cá nhân để đạt được mức tổng định lượng, nhằm tối đa hoá độ hữu dụng và được

dùng làm thang đo cho các hàng hoá xã hội.


14

Học thuyết của Bentham đã có ảnh hưởng sâu rộng đến các nhà kinh tế học cùng và
sau thời của ông, điển hình là các nhà kinh tế học cổ điển như Gossen (1810 -1858),
Jevon (1835-1882), Marshall (1842-1924) và Edgeworth (1845-1926). Jevon (1988)
đã xem kinh tế như một phép tính tổng của sự hài lòng và nỗi đau. Tuy nhiên, trong
các lý thuyết về sau này, các nhà kinh tế chỉ xem sự hài lòng và đau khổ như một nền
tảng siêu hình của kinh tế học thực dụng, các phương pháp được áp dụng để nghiên
cứu không xem việc đo lường hay sự tồn tại của 2 khái niệm này là trung tâm. Các
nhà kinh tế chỉ tập trung vào độ thoả dụng biên, là sự hài lòng hay nỗi đau từ một đơn
vị tăng thêm của một hàng hoá hay hành động (Stigler 1950, Gossen 1950). Chính vì
những lý do không đáng tin cậy trong thang đo và không còn cần thiết để phát triển,
nền tảng cho thuyết hữu dụng đã bị chối bỏ, mặc dù tên gọi vẫn được sử dụng để
tham khảo khi xem xét. Những lý do rất vững chắc kèm sự thay thế rất tiềm năng từ
học thuyết hữu dụng biên đã thuyết phục được các nhà kinh tế học ở nửa sau thế kỷ
19.
Lý thuyết của Bentham vì thế bị bỏ ngỏ vì không còn cần thiết để đo lường, hoặc
thậm chí không còn cần phát triển thêm về lý thuyết tổng hài lòng hay nỗi đau. Tuy
nhiên, lý thuyết về tổng hữu dụng biên không cho chúng ta biết được tổng hữu dụng
là bao nhiêu. Hơn nữa, hữu dụng biên giữa các hàng hoá khác nhau thì không độc lập
với nhau. Edegworth giải quyết vấn đề này bằng giả thuyết cho rằng tổng hữu dụng
biên là hàm số của tất cả các giỏ hàng hoặc cơ hội của người tiêu dùng: 𝑈 =

𝑈(𝑥1, 𝑥2 𝑥3, 𝑥𝑛, ). Pareto đề xuất nếu chúng ta thể hiện tất cả các hàng hoá lên đường
đẳng dụng của Edgeworh, chúng ta sẽ lý giải được mọi điều về phân tích kinh tế.

Bằng việc so sánh giữa tất cả các giỏ hàng hoá, chúng ta có thể vẽ một đường đẳng

dụng hoàn thiện về hữu dụng của các cá nhân.
Hàm hữu dụng gốc này đã rẽ một hướng hoàn toàn khác đối với lý thuyết của
Bentham. Thứ nhất, hữu dụng không còn bất kỳ một liên hệ nào với mức độ hạnh
phúc. Thứ hai, các hàng hoá hay sở thích trong giỏ hàng không thể được cộng dồn
giữa các cá nhân với nhau. Thứ ba, sự khác biệt giữa các con số định lượng này là


15

không thể so sánh được. Các nhà kinh tế học giai đoạn sau với niềm tin rằng sự hài
lòng của mỗi cá nhân thực sự có vai trò trung tâm trong kinh tế, và họ đã hiện thực
hoá việc đo lường hữu dụng từ học thuyết của Bentham. Lý thuyết về hữu dụng kinh
nghiệm (experienced utility) được Kahneman, Wakker và Sarin phát triển từ những
năm 1997 đánh dấu cho sự trở lại của học thuyết Bentham. Lý thuyết này dựa trên lý
luận rằng có một hàng hoá có thể định lượng được và tách rời với những lựa chọn mà
cá nhân quyết định. Các cơ sở của lý thuyết này được nêu ra dưới đây. Đầu tiên, tại
mỗi khoảng khắc chúng ta đang trải qua hữu dụng, có nghĩa là thoái mái hay đau khổ,
điều này được gọi là hữu dụng tức thời. Thứ hai, hữu dụng này có số lượng và giá trị,
với một điểm trung lập trên ranh giới, phân chia ước muốn và không ước muốn, giữa
hài lòng và đau khổ. Thứ ba, theo cốt lõi của học thuyết từ Bentham, các hữu dụng
này sẽ làm cho một kinh nghiệm trở thành tốt hay xấu. Thứ tư, tập hợp tất cả các hữu
dụng tức thời trong một quãng thời gian chúng ta sẽ có được tổng hữu dụng của các
thời gian đó. Thứ năm, một quyết định tối ưu là quyết định có thể tối đa hoá tổng hữu
dụng (hoặc tổng hữu dụng được mong đợi). Cuối cùng, để lý thuyết này có tính khả
thi, hữu dụng tức thời phải đo lường được, ít nhất là tại điểm ban đầu và điểm kết
thúc của một thang đo tỉ lệ. Thang đo của hữu dụng tức thời có thể cộng các hữu dụng
đó lại mà không cần quan tâm nội dung tức thời của nó là gì, nghĩa là không cần quan
tâm đến sự phụ thuộc lẫn nhau của các nội dung hữu dụng. Sự phát triển của lý thuyết
hữu dụng kinh nghiệm mang sự hài lòng về đúng vai trò của nó trong định nghĩa về
mức độ hữu dụng của mỗi cá nhân. Ngày nay, mức độ hài lòng được sử dụng nhiều

trong nghiên cứu thực nghiệm để đo lường hữu dụng cá nhân, đúng như định nghĩa
ban đầu mà các nhà kinh tế học như Batheman đã từng xây dựng ở những thập niên
của thế kỷ 19.
Các bài nghiên cứu tiếp theo sau đã được nghiên cứu mở rộng ra trong nhiều lĩnh vực
hơn, về các khía cạnh khác nhau của sự hài lòng và các yếu tố tác động ảnh hưởng
đến nó. Diener (1993) định nghĩa sự hài lòng dựa trên 3 cơ sở. Thứ nhất, đó là cảm
xúc chủ quan của mỗi cá nhân. Thứ hai, sự hài lòng được đo lường không chỉ trên sự
vắng mặt của cảm xúc tiêu cực mà còn có cả cảm xúc tích cực. Thứ ba, sự hài lòng


×