Tải bản đầy đủ (.pdf) (118 trang)

Các yếu tố quyết định đến sự tăng trưởng của doanh nghiệp vừa và nhỏ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.15 MB, 118 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM

NGUYỄN THỊ THANH TRÚC

CÁC YẾU TỐ QUYẾT ĐỊNH ĐẾN
SỰ TĂNG TRƯỞNG CỦA DOANH NGHIỆP
VỪA VÀ NHỎ

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2014


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM

NGUYỄN THỊ THANH TRÚC

CÁC YẾU TỐ QUYẾT ĐỊNH ĐẾN
SỰ TĂNG TRƯỞNG CỦA DOANH NGHIỆP
VỪA VÀ NHỎ
Chuyên ngành: Tài chính ngân hàng
Mã số: 60340201

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS LÊ THỊ LANH

TP. Hồ Chí Minh – năm 2014



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn Thạc sĩ kinh tế “Các yếu tố quyết định đến sự tăng
trưởng của doanh nghiệp vừa và nhỏ” là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng
được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Học viên cao học

Nguyễn Thị Thanh Trúc


MỤC LỤC
Trang phụ bìa

Trang

Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các bảng
Tóm tắt
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU................................................................................................. 2
1.1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................................ 2
1.2. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................... 3
1.3. Câu hỏi nghiên cứu..................................................................................................... 3
1.4. Phạm vi và phương pháp nghiên cứu ....................................................................... 3
1.5. Bố cục bài nghiên cứu ................................................................................................ 3
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY .............. 4

2.1. Myers và Majluf, 1984: “Corporate financing and investment decisions when
firms have information that investors do not have” (Quyết định tài chính và quyết

định đầu tư của doanh nghiệp khi doanh nghiệp có thông tin mà nhà đầu tư không
có)

...................................................................................................................................... 4

2.2. Evans, 1987: “The relationship between firm growth, size and age: estimates for
100 manufacturing industries” (Mối quan hệ giữa tăng trưởng, quy mô và tuổi của
doanh nghiệp: ước lượng cho 100 doanh nghiệp ngành công nghiệp sản xuất .............. 5

2.2.1. Mục đích nghiên cứu....................................................................................... 5
2.2.2. Dữ liệu nghiên cứu .......................................................................................... 5
2.2.3. Phương pháp nghiên cứu................................................................................ 5
2.2.4. Kết quả nghiên cứu ......................................................................................... 5


2.3. Becchetti, L. và Trovato, G., 2002 “The determinants of growth for small and
medium sized firms: the role of the availabitity of external finance”. (Các yếu tố
quyết định đến tăng trưởng của doanh nghiệp vừa và nhỏ: vai trò của sự sẵn có tài
chính bên ngoài) ................................................................................................................... 5
2.3.1 Mục đích nghiên cứu ......................................................................................... 6
2.3.2 Dữ liệu nghiên cứu............................................................................................. 6
2.3.3 Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 6
2.3.4 Kết quả nghiên cứu ............................................................................................ 6

2.4. Sarno, 2008: “Capital structure and growth of the firms in the backward
regions of the south Italy” (Cấu trúc vốn và tăng trưởng của doanh nghiệp trong
vùng phía nam nước Ý) ....................................................................................................... 6

2.4.1. Mục đích nghiên cứu....................................................................................... 6
2.4.2. Dữ liệu nghiên cứu .......................................................................................... 6

2.4.3. Phương pháp nghiên cứu................................................................................ 6
2.4.4. Kết quả nghiên cứu ......................................................................................... 7
2.5. Nunes và Almeida, 2009: “The Quadratic Relationship between Intangible
Assets and Growth in Portuguese SMEs” (Mối quan hệ giữa tài sản vô hình và tăng
trưởng của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Bồ Đào Nha) ……………………………..7
2.5.1 Mục đích nghiên cứu....................................................................................... 7
2.5.2 Dữ liệu nghiên cứu .......................................................................................... 7
2.5.3 Phương pháp nghiên cứu................................................................................ 7
2.5.4 Kết quả nghiên cứu ......................................................................................... 8

2.6. Miroslav Mateev và Yanko Anastasov, 2010: “Determinants of Small and
Medium sized fast growth Enterprises in Central and Eastern Europe: A panel data
analysis” (Các yếu tố quyết định đến sự tăng trưởng của doanh nghiệp vừa và nhỏ ở
Trung và Đông Âu: phân tích dữ liệu bảng)... .................................................................. 8


2.6.1 Mục đích nghiên cứu ......................................................................................... 9
2.6.2 Dữ liệu nghiên cứu............................................................................................. 9
2.6.3 Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 9
2.6.4 Kết quả nghiên cứu .......................................................................................... 10
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................. 12

3.1. Chọn mô hình nghiên cứu........................................................................................ 13
3.2. Mô tả biến nghiên cứu.............................................................................................. 16
3.3. Dữ liệu nghiên cứu.................................................................................................... 18
3.4. Mô hình định lượng .................................................................................................. 18
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................................ 20

4.1. Xem xét tác động của các yếu tố đến tăng trưởng của 90 doanh nghiệp vừa và
nhỏ .................................................................................................................................... 20


4.2. Xem xét tác động của các yếu tố đến tăng trưởng của nhóm doanh nghiệp vừa
và nhỏ tăng trưởng ............................................................................................................ 46
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN……………………………………………….. ....................... 75
5.1 Kết luận ......................................................................................................................... 75
5.2 Hạn chế ......................................................................................................................... 77
Tài liệu tham khảo
Phụ lục


DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu bảng
2.1

Tên bảng
Kết quả tác động các yếu tố đến sự tăng trưởng của
doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Trung và Đông Âu

Trang

11

4.1

Ma trận tương quan của các biến mô hình

22

4.2


Thống kê (tổng số mẫu 90 doanh nghiệp)

23

4.3

Kết quả hồi quy toàn bộ mẫu 90 doanh nghiệp với biến
phụ thuộc là doanh thu
Kiểm định Hausman cho mẫu 90 doanh nghiệp với

4.4

4.5

4.6

4.7

4.8

4.9

biến phụ thuộc là doanh thu
Kết quả hồi quy mẫu 90 doanh nghiệp với biến phụ
thuộc là doanh thu, dùng phương pháp GLS
Kết quả hồi quy toàn bộ mẫu với biến phụ thuộc là
tổng tài sản
Kiểm định Hausman cho mẫu 90 doanh nghiệp với
biến phụ thuộc là tổng tài sản
Kết quả hồi quy toàn bộ mẫu với biến phụ thuộc là

tổng tài sản dùng phương pháp GLS
Kết quả hồi quy toàn bộ mẫu với biến số lao động là
biến phụ thuộc

24

25

26

28

29

30

31

Kiểm định Hausman cho mẫu 90 doanh nghiệp với
4.10

biến phụ thuộc là số lao động

32


4.11

4.12


4.13

Kết quả hồi quy toàn bộ mẫu với biến số lao động là
biến phụ thuộc dùng phương pháp GLS
Kết quả hồi quy toàn bộ mẫu với biến số lao động là
biến phụ thuộc (loại biến tổng tài sản)
Kiểm định Hausman cho mẫu 90 doanh nghiệp với
biến phụ thuộc là số lao động (loại biến tổng tài sản)

34

35

36

Kết quả hồi quy toàn bộ mẫu với biến số lao động là
4.14

biến phụ thuộc dùng phương pháp GLS (loại biến tổng

37

tài sản)

4.15

4.16

Kết quả hồi quy toàn bộ mẫu với biến số lao động là
biến phụ thuộc (loại biến doanh thu)

Kiểm định Hausman cho mẫu 90 doanh nghiệp với
biến phụ thuộc là số lao động (loại biến doanh thu)

38

39

Kết quả hồi quy toàn bộ mẫu với biến số lao động là
4.17

biến phụ thuộc dùng phương pháp GLS (loại biến

41

doanh thu)

4.18

Kết quả hồi quy toàn bộ mẫu với biến số lao động là
biến phụ thuộc (loại biến doanh thu và tổng tài sản)

42

Kiểm định Hausman cho mẫu 90 doanh nghiệp với
4.19

biến phụ thuộc là số lao động (loại biến doanh thu và

43


tổng tài sản)
Kết quả hồi quy toàn bộ mẫu với biến số lao động là
4.20

biến phụ thuộc dùng phương pháp GLS (loại biến
doanh thu và tổng tài sản)

44


4.21

4.22

4.23

4.24

Ma trận tương quan các biến trong mẫu nhóm doanh
nghiệp có tăng trưởng
Thống kê mẫu nhóm doanh nghiệp vừa và nhỏ có tăng
trưởng
Kết quả hồi quy mẫu nhóm doanh nghiệp tăng trưởng
với biến phụ thuộc là doanh thu
Kiểm định Hausman cho mẫu nhóm doanh nghiệp tăng
trưởng với biến phụ thuộc là doanh thu

48

49


50

51

Kết quả hồi quy mẫu nhóm doanh nghiệp tăng trưởng
4.25

với biến phụ thuộc là doanh thu, dùng phương pháp

52

GLS

4.26

4.27

Kết quả hồi quy mẫu nhóm doanh nghiệp có tăng
trưởng với biến phụ thuộc là tổng tài sản
Kiểm định Hausman cho mẫu nhóm doanh nghiệp tăng
trưởng với biến phụ thuộc là tổng tài sản

54

55

Kết quả hồi quy mẫu nhóm doanh nghiệp có tăng
4.28


trưởng với biến phụ thuộc là tổng tài sản dùng phương

56

pháp GLS

4.29

4.30

Kết quả hồi quy mẫu nhóm doanh nghiệp có tăng
trưởng với biến phụ thuộc là số lao động
Kiểm định Hausman cho mẫu nhóm doanh nghiệp tăng
trưởng với biến phụ thuộc là số lao động

58

59

Kết quả hồi quy mẫu nhóm doanh nghiệp có tăng
4.31

trưởng với biến phụ thuộc là số lao động dùng phương
pháp GLS

60


Kết quả hồi quy mẫu nhóm doanh nghiệp có tăng
4.32


trưởng với biến phụ thuộc là số lao động (loại biến

62

tổng tài sản)
Kiểm định Hausman cho mẫu nhóm doanh nghiệp tăng
4.33

trưởng với biến phụ thuộc là số lao động (loại biến

63

tổng tài sản)
Kết quả hồi quy mẫu nhóm doanh nghiệp có tăng
4.34

trưởng với biến phụ thuộc là số lao động dùng phương

64

pháp GLS (loại biến tổng tài sản)
Kết quả hồi quy mẫu nhóm doanh nghiệp có tăng
4.35

trưởng với biến phụ thuộc là số lao động (loại biến

65

doanh thu)

Kiểm định Hausman cho mẫu nhóm doanh nghiệp tăng
4.36

trưởng với biến phụ thuộc là số lao động (loại biến

66

doanh thu)
Kết quả hồi quy mẫu nhóm doanh nghiệp có tăng
4.37

trưởng với biến phụ thuộc là số lao động dùng phương

68

pháp GLS (loại biến doanh thu)
Kết quả hồi quy mẫu nhóm doanh nghiệp có tăng
4.38

trưởng với biến phụ thuộc là số lao động (loại biến

69

doanh thu và tổng tài sản)
Kiểm định Hausman cho mẫu nhóm doanh nghiệp tăng
4.39

trưởng với biến phụ thuộc là số lao động (loại biến

70


doanh thu và tổng tài sản)
Kết quả hồi quy mẫu nhóm doanh nghiệp có tăng
4.40

trưởng với biến phụ thuộc là số lao động dùng phương
pháp GLS (loại biến doanh thu và tổng tài sản)

71


Tóm tắt kết quả xem xét tác động của các yếu tố lên sự
4.41

tăng trưởng của doanh nghiệp (toàn bộ mẫu 90 doanh

73

nghiệp)

4.42

Tóm tắt kết quả xem xét tác động của các yếu tố lên sự
tăng trưởng của nhóm doanh nghiệp tăng trưởng

74


1


Tóm tắt
Mục đích của bài nghiên cứu này là tìm hiểu những yếu tố quyết định sự tăng
trưởng của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam. Vai trò quan trọng các doanh nghiệp
vừa và nhỏ trong việc phát triển kinh tế của các nước đang phát triển như Việt Nam: tạo ra
nhiều việc làm cho người lao động với chi phí đầu tư vốn thấp, linh hoạt dễ thích ứng với
sự thay đổi của thị trường, làm cho nền kinh tế năng động hơn. Do đó, nghiên cứu những
yếu tố quyết định sự tăng trưởng của các doanh nghiệp vừa và nhỏ để đẩy mạnh những yếu
tố tác động tích cực, đồng thời phòng ngừa và hạn chế những yếu tố tác động tiêu cực
nhằm tăng cường vai trò của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nền kinh tế.
Kết quả cho thấy tăng trưởng của doanh nghiệp được xác định không chỉ bởi các
đặc tính truyền thống như kích thước và tuổi của doanh nghiệp mà còn bởi các yếu tố cụ
thể khác của doanh nghiệp. Quy mô doanh nghiệp khi đo bằng tổng tài sản doanh nghiệp
có thể giải thích cho sự tăng trưởng trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đặc điểm cụ thể
của doanh nghiệp chẳng hạn như là đòn bẩy, thanh khoản hiện tại, cơ hội tăng trưởng trong
tương lai, hiệu suất sử dụng vốn, hiệu suất sử dụng lao động , tỷ lệ dòng tiền trên nguồn
vốn, số lao động, tuổi của doanh nghiệp và ngành nghề hoạt động là yếu tố quan trọng
trong việc xác định tốc độ tăng trưởng của một doanh nghiệp.
Từ khóa: nền kinh tế chuyển đổi, doanh nghiệp vừa và nhỏ, tăng trưởng, phân tích
dữ liệu bảng.


2

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU
1.1.

Lý do chọn đề tài

Ở mỗi nền kinh tế quốc gia hay lãnh thổ, các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể giữ
những vai trò với mức độ khác nhau, song nhìn chung có một số vai trò tương đồng như

sau:
Một là giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế: các doanh nghiệp vừa và nhỏ
thường chiếm tỷ trọng lớn, thậm chí áp đảo trong tổng số doanh nghiệp (Theo Hiệp hội
Doanh nghiệp Vừa và Nhỏ Việt Nam (VINASME) thì ở Việt Nam chỉ xét các doanh
nghiệp có đăng ký thì tỷ lệ này là trên 96%). Vì thế, đóng góp của họ vào tổng sản lượng
và tạo ra nhiều việc làm cho người lao động là rất đáng kể. Khối này tạo ra đến 40% tổng
sản phẩm quốc nội, tạo ra hơn 1 triệu việc làm mới mỗi năm, chủ yếu mang lại lợi ích đặc
biệt cho nguồn lao động chưa qua đào tạo.
Hai là, giữ vai trò ổn định nền kinh tế: ở phần lớn các nền kinh tế, các doanh nghiệp
vừa và nhỏ là những nhà thầu phụ cho các doanh nghiệp lớn. Sự điều chỉnh hợp đồng thầu
phụ tại các thời điểm cho phép nền kinh tế có được sự ổn định. Vì thế, doanh nghiệp vừa
và nhỏ được ví là thanh giảm sốc cho nền kinh tế.
Ba là trụ cột của kinh tế địa phương: nếu như doanh nghiệp lớn thường đặt cơ sở ở
những trung tâm kinh tế của đất nước, thì doanh nghiệp vừa và nhỏ lại có mặt ở khắp các
địa phương và là người đóng góp quan trọng vào thu ngân sách, vào sản lượng và tạo công
ăn việc làm ở địa phương.
Bốn là, linh hoạt dễ thích ứng với sự thay đổi của thị trường.
Với tầm quan trọng của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong tất cả các nền kinh tế,
sự tăng trưởng của chúng là rất cần thiết cho việc phục hồi kinh tế và phát triển.
Trong khi có nhiều bài nghiên cứu về sự tăng trưởng của các doanh nghiệp lớn, thì
tầm quan trọng của các doanh nghiệp vừa và nhỏ được biết đến ít hơn. Các đặc điểm cụ thể
về cơ bản phân biệt các doanh nghiệp vừa và nhỏ và các doanh nghiệp lớn không chỉ liên
quan đến chiến lược, môi trường, cấu trúc và quá trình ra quyết định, mà còn liên quan đến
tính linh hoạt của chúng, gần gũi với thị trường, và nhanh chóng phản ứng và định hướng
lại chính mình. Mục đích của bài này là để phân tích những yếu tố chính có thể giải thích
sự tăng trưởng nhanh chóng của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nền kinh tế Việt Nam.


3


Nhiều giả thuyết khác nhau đã cố gắng xác định các yếu tố chính nền tảng cho tăng
trưởng của các doanh nghiệp. Chúng có thể được chia thành hai trường phái chính: đầu
tiên đề cập đến ảnh hưởng của quy mô và độ tuổi của doanh nghiệp đến tăng trưởng, trong
khi trường phái thứ hai với ảnh hưởng của biến tài chính nội bộ doanh nghiệp như cơ cấu
vốn, cơ hội tăng trưởng, tính thanh khoản và các yếu tố khác (theo Miroslav Mateev và
Yanko Anastasov, 2010). Một doanh nghiệp được coi là có tăng trưởng khi tăng trưởng
trong doanh thu hoặc tổng tài sản từ 10% trong giai đoạn 5 năm quan sát.
1.2

Mục tiêu nghiên cứu

Bài nghiên cứu phân tích những yếu tố quyết định đến sự tăng trưởng của các
doanh nghiệp vừa và nhỏ.
1.3

Câu hỏi nghiên cứu

Những yếu tố nào quyết định sự tăng trưởng của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại
Việt Nam?
1.4

Phạm vi và phương pháp nghiên cứu

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam, dữ
liệu trong giai đoạn từ 2008-2012.
Dữ liệu nghiên cứu: Sử dụng dữ liệu từ bảng báo cáo tài chính của các doanh
nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam (lấy số liệu trên Sở Giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ
Chí Minh và Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội).
Phương pháp nghiên cứu: chạy hồi quy bằng eviews với mô hình dữ liệu bảng
(panel data methodology).

1.5

Bố cục bài nghiên cứu

Bài nghiên cứu gồm có 5 phần: Giới thiệu, tổng quan các kết quả nghiên cứu trước
đây, phương pháp nghiên cứu, kết quả nghiên cứu và thảo luận, kết luận.


4

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY
Các doanh nghiệp vừa và nhỏ đã ngày càng có vai trò quan trọng trong nền kinh tế.
Tăng trưởng của doanh nghiệp rất được quan tâm từ khi thành lập vì nó thể hiện hiệu quả
hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và còn đóng góp cho tăng trưởng của nền kinh tế.
Do đó nghiên cứu về các yếu tố tác động đến tăng trưởng của doanh nghiệp vừa và nhỏ để
các nhà hoạch định chính sách cũng như các nhà quản lý tạo điều kiện thuận lợi để các
doanh nghiệp vừa và nhỏ phát triển cũng như khắc phục, cải thiện các hạn chế. Tăng
trưởng của doanh nghiệp bao gồm tăng trưởng trong doanh thu, tăng trưởng trong tổng tài
sản và tăng trưởng số lao động,… Có nhiều yếu tố tác động đến tăng trưởng của doanh
nghiệp như: nguồn vốn nội bộ, cơ cấu vốn, hiệu quả sử dụng vốn, hiệu quả sử dụng lao
động, cơ hội phát triển trong tương lai, tuổi, quy mô, ngành nghề hoạt động… Sau đây, tác
giả điểm qua vài nghiên cứu trước đây về các yếu tố tác động đến tăng trưởng của doanh
nghiệp.
2.1 Myers và Majluf, 1984: “Corporate financing and investment decisions
when firms have information that investors do not have” (Quyết định tài chính và
quyết định đầu tư của doanh nghiệp khi doanh nghiệp có thông tin mà nhà đầu tư
không có)
Bài nghiên cứu của Myers và Majluf năm 1984: “Corporate financing and
investment decisions when firms have information that investors do not have” (Quyết định
tài chính và quyết định đầu tư của doanh nghiệp khi doanh nghiệp có thông tin mà nhà đầu

tư không có) xem xét một công ty phải phát hành cổ phiếu phổ thông để huy động tiền mặt
nhằm thực hiện một cơ hội đầu tư giá trị. Các nhà quản lý được giả định là biết nhiều hơn
về giá trị của doanh nghiệp so với các nhà đầu tư tiềm năng. Một mô hình cân bằng của
quyết định về vấn đề phát hành hay đầu tư được phát triển theo các giả định.
Kết quả nghiên cứu cho thấy doanh nghiệp có xu hướng dựa vào nguồn vốn nội bộ,
nếu cần tài trợ từ bên ngoài thì doanh nghiệp sẽ ưu tiên phát hành nợ trước sau đó đến các
chứng khoán an toàn khác và phát hành cổ phần thường là giải pháp cuối cùng.


5

2.2 Evans, 1987: “The relationship between firm growth, size and age: estimates
for 100 manufacturing industries” (Mối quan hệ giữa tăng trưởng, quy mô và tuổi
của doanh nghiệp: ước lượng cho 100 doanh nghiệp ngành công nghiệp sản xuất)
2.2.1 Mục đích nghiên cứu:
Bài nghiên cứu của Evans năm 1987: “The relationship between firm growth, size
and age: estimates for 100 manufacturing industries” (Mối quan hệ giữa tăng trưởng, quy
mô và tuổi của doanh nghiệp: ước lượng cho 100 doanh nghiệp ngành công nghiệp sản
xuất) muốn xem xét tác động của quy mô và tuổi tác của doanh nghiệp đến tăng trưởng của
doanh nghiệp.
2.2.2 Dữ liệu nghiên cứu:
Bài nghiên cứu sử dụng dữ liệu từ cơ sở dữ liệu các doanh nghiệp nhỏ (SBDB) được
xây dựng bởi Văn phòng quản lý doanh nghiệp nhỏ ở Mỹ bao gồm 100 doanh nghiệp
ngành công nghiệp sản xuất trong giai đoạn từ năm 1976-1980.
2.2.3 Phương pháp nghiên cứu:
Phân tích dữ liệu bảng, hồi quy với các biến phụ thuộc và biến độc lập như sau:
Biến phụ thuộc là tăng trưởng của doanh nghiệp, sự thay đổi trong tăng trưởng của
doanh nghiệp.
Biến độc lập là quy mô, tuổi của doanh nghiệp.
2.2.4 Kết quả nghiên cứu:

Bài nghiên cứu Mối quan hệ giữa tăng trưởng, quy mô và tuổi của doanh nghiệp sử
dụng mẫu 100 doanh nghiệp ngành công nghiệp sản xuất. Kết quả cho thấy rằng tuổi là yếu
tố quan trọng quyết định tăng trưởng của doanh nghiệp, sự thay đổi trong tăng trưởng của
doanh nghiệp sẽ giảm theo tuổi của doanh nghiệp. Ngoài ra, bài nghiên cứu cũng thấy rằng
tăng trưởng của doanh nghiệp giảm theo quy mô doanh nghiệp.
2.3 Becchetti, L. và Trovato, G., 2002 “The determinants of growth for small
and medium sized firms: the role of the availabitity of external finance”. (Các yếu tố
quyết định đến tăng trưởng của doanh nghiệp vừa và nhỏ: vai trò của sự sẵn có tài
chính bên ngoài)


6

2.3.1 Mục đích nghiên cứu:
Trong bài nghiên cứu năm 2002: The determinants of growth for small and medium
sized firms: the role of the availabitity of external finance” Becchetti và Trovato muốn
nghiên cứu những yếu tố quyết định đến tăng trưởng của doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Ý.
2.3.2 Dữ liệu nghiên cứu:
Bài nghiên cứu sử dụng dữ liệu từ những doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Ý có từ 10
đến 50 nhân viên.
2.3.3 Phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu thực nghiệm
2.3.4 Kết quả nghiên cứu:
Tăng trưởng của doanh nghiệp vừa và nhỏ bị ảnh hưởng không chỉ bởi yếu tố như
quy mô và độ tuổi mà còn bị ảnh hưởng bởi các yếu tố khác như khoản trợ cấp nhà nước,
khả năng xuất khẩu và hạn chế tài chính, vì những doanh nghiệp vừa và nhỏ khó khăn khi
tiếp cận nguồn tài chính bên ngoài.
2.4 Sarno, 2008: “Capital structure and growth of the firms in the backward
regions of the south Italy” (Cấu trúc vốn và tăng trưởng của doanh nghiệp trong
vùng phía nam nước Ý)
2.4.1 Mục đích nghiên cứu:

Trong bài nghiên cứu năm 2008: “Capital structure and growth of the firms in the
backward regions of the south Italy” Sarno muốn tìm ra mối quan hệ giữa tăng trưởng của
doanh nghiệp và nguồn vốn nội bộ của doanh nghiệp của các doanh nghiệp trong
Mezzogiorno.
2.4.2 Dữ liệu nghiên cứu:
Bài nghiên cứu sử dụng mẫu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở phía nam nước Ý
trong giai đoạn 1995-2000, trong đó có 3.470 doanh nghiệp (472 trong Mezzogiorno) từ
năm 1995 đến năm 1997, và 3741 công ty (541 trong Mezzogiorno) từ năm 1998 đến năm
2000.
2.4.3 Phương pháp nghiên cứu:
Phân tích các yếu tố liên quan đến cơ cấu nguồn vốn, nhân sự và bán hàng, và tỷ lệ
lưu chuyển tiền tệ. So sánh các doanh nghiệp Mezzogiorno với phần còn lại của Ý.


7

2.4.4 Kết quả nghiên cứu:
Kết quả nghiên cứu thực nghiệm cho thấy rằng tăng trưởng của các doanh nghiệp
vừa và nhỏ phụ thuộc vào nguồn vốn nội bộ của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp phía
Nam nước Ý có tỷ lệ nợ cao hơn, làm tăng chi phí của chúng. Các doanh nghiệp thường
khó khăn trong tiếp cận nguồn vốn bên ngoài, do đó khó có đủ vốn để mở rộng hoạt động
kinh doanh. Đặc biệt, trong điều kiện kinh tế ảm đạm hiện nay, nguồn vốn nội bộ có thể có
một tác động lớn hơn về sự phát triển của doanh nghiệp vừa và nhỏ. Hơn nữa, doanh
nghiệp sử dụng nguồn vốn nội bộ sẽ có chi phí ít hơn so với các nguồn lực bên ngoài.
2.5 Nunes và Almeida, 2009: “The Quadratic Relationship between Intangible
Assets and Growth in Portuguese SMEs” (Mối quan hệ giữa tài sản vô hình và tăng
trưởng của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Bồ Đào Nha)
2.5.1 Mục đích nghiên cứu:
Bài nghiên cứu của Nunes và Almeida năm 2009: “The Quadratic Relationship
between Intangible Assets and Growth in Portuguese SMEs” (Mối quan hệ giữa tài sản vô

hình và tăng trưởng của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Bồ Đào Nha) muốn tìm hiểu về
mối quan hệ giữa tăng trưởng của doanh nghiệp vừa và nhỏ và tài sản vô hình ở Bồ Đào
Nha.
2.5.2 Dữ liệu nghiên cứu:
Trong nghiên cứu này sử dụng mẫu các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Bồ Đào Nha
trong giai đoạn từ năm 1999 đến năm 2005. Bài nghiên cứu chọn các doanh nghiệp vừa và
nhỏ dựa trên khuyến tiêu chuẩn của Liên minh châu Âu L124/36 (2003/361/CE). Theo đó,
một doanh nghiệp được coi là vừa và nhỏ khi nó đáp ứng hai trong số các tiêu chí sau: 1) ít
hơn 250 nhân viên, 2) tài sản ít hơn 43 triệu euro; 3) doanh số dưới 50 triệu euro. Dựa trên
tiêu chí này, bài nghiên cứu chọn 1.383 doanh nghiệp vừa và nhỏ với dữ liệu trong giai
đoạn 1999-2005, bao gồm 8.298 quan sát. Tất cả các doanh nghiệp của mẫu nghiên cứu là
doanh nghiệp tư nhân.
2.5.3 Phương pháp nghiên cứu:
Bài nghiên cứu sử dụng hồi quy OLS cho mô hình gồm biến phụ thuộc và các biến
độc lập như sau:


8

Biến phụ thuộc được sử dụng trong nghiên cứu này là sự tăng trưởng trong tổng tài
sản của doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Bồ Đào Nha.
Biến độc lập quyết định sự tăng trưởng của doanh nghiệp vừa và nhỏ là: quy mô
tổng tài sản, tỷ lệ tài sản vô hình trong tổng tài sản, tuổi của doanh nghiệp, và dòng tiền.
2.5.4 Kết quả nghiên cứu:
Kết quả cho thấy có mối quan hệ giữa tài sản vô hình và tăng trưởng của doanh
nghiệp. Tỷ lệ tài sản vô hình càng cao thì doanh nghiệp tăng trưởng càng nhiều, và tỷ lệ tài
sản vô hình trong tổng tài sản càng ít có thể cản trở sự tăng trưởng.
Trong trường hợp doanh nghiệp vừa và nhỏ không đủ tài chính nội bộ, chúng
thường gặp khó khăn trong việc tiếp cận nguồn tài chính bên ngoài, dẫn đến hạn chế sự
phát triển. Do đó, bài nghiên cứu cho rằng tài sản vô hình chỉ là chất xúc tác cho tăng

trưởng của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Bồ Đào Nha và đề nghị những nhà hoạch định
chính sách tạo động lực tài chính cho những doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Bồ Đào Nha.
Ngoài ra, bằng chứng thực nghiệm còn cho thấy tác động của các yếu tố quyết định
đến tăng trưởng của doanh nghiệp vừa và nhỏ như sau: bài nghiên cứu tìm thấy một mối
quan hệ tiêu cực và có ý nghĩa thống kê giữa quy mô và tăng trưởng trong doanh nghiệp
vừa và nhỏ, tuổi của doanh nghiệp càng cao tức doanh nghiệp hoạt động càng lâu năm thì
tăng trưởng càng chậm, và tài chính nội bộ là một yếu tố tác động tích cực đến tăng trưởng
của doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Bồ Đào Nha.
2.6 Miroslav Mateev và Yanko Anastasov, 2010: “Determinants of Small and
Medium sized fast growth Enterprises in Central and Eastern Europe: A panel data
analysis” (Các yếu tố quyết định đến sự tăng trưởng của doanh nghiệp vừa và nhỏ ở
Trung và Đông Âu: phân tích dữ liệu bảng).
Tác giả thực hiện bài nghiên cứu chủ yếu dựa vào bài viết của Miroslav Mateev và
Yanko Anastasov năm 2010: “Determinants of Small and Medium sized fast growth
Enterprises in Central and Eastern Europe: A panel data analysis” (các yếu tố quyết định
đến sự tăng trưởng của doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Trung và Đông Âu: phân tích dữ liệu
bảng).


9

2.6.1 Mục đích nghiên cứu:
Miroslav Mateev và Yanko Anastasov nhận thấy được tầm quan trọng của các doanh
nghiệp vừa và nhỏ trong việc phát triển kinh tế của các nước Trung và Đông Âu. Do đó,
Miroslav Mateev và Yanko Anastasov muốn nghiên cứu những yếu tố quyết định chính
đến sự tăng trưởng của các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) ở khu vực này. Các yếu tố
được xét đến như biến giải thích là cơ cấu vốn, nguồn vốn nội bộ, khả năng thanh toán
ngắn hạn, các cơ hội tăng trưởng trong tương lai, hiệu quả sử dụng vốn, hiệu quả sử dụng
lao động, tuổi, quy mô, ngành nghề hoạt động (sản xuất hay dịch vụ) và loại hình sở hữu
doanh nghiệp (cổ phần hay tư nhân). Và tăng trưởng (biến phụ thuộc) được sử dụng trong

bài nghiên cứu là tăng trưởng trong doanh thu, tăng trưởng trong tổng tài sản và tăng
trưởng trong số lao động.
2.6.2 Dữ liệu nghiên cứu:
Các tác giả sử dụng dữ liệu từ báo cáo tài chính của 560 doanh nghiệp vừa và nhỏ
nhanh chóng phát triển từ sáu nền kinh tế chuyển đổi ở Trung và Đông Âu, bao gồm:
Bulgaria, Crotia, Cộng hòa Séc, Phần Lan, Romani và Serbia.
2.6.3 Phương pháp nghiên cứu:
Các tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu là phân tích dữ liệu bảng (panel data
methodology).
Các tác giả lập phương trình với biến phụ thuộc là tăng trưởng trong doanh thu/
tổng tài sản/ số lao động.
Các biến giải thích như tổng tải sản đại diện cho quy mô doanh nghiệp, tài sản vô
hình/ tổng tài sản đại diện cho các cơ hội tăng trưởng trong tương lai, tài sản ngắn hạn/
tổng tài sản đại diện cho khả năng thanh toán ngắn hạn, tổng nợ/ tổng tài sản thể hiện mức
độ đòn bẩy, lợi nhuận hoạt động/ tài sản hữu hình thể hiện hiệu suất sử dụng vốn, lợi nhuận
hoạt động/ số lao động thể hiện hiệu suất sử dụng lao động, (thu nhập trước thuế + khấu
hao)/ tổng tài sản thể hiện nguồn vốn nội bộ của doanh nghiệp, tổng số lao động thể hiện
quy mô doanh nghiệp, số tuổi của doanh nghiệp là số năm hoạt động, loại hình doanh
nghiệp (cổ phần hay tư nhân), lĩnh vực hoạt động (sản xuất hay dịch vụ).


10

Ngoài ra còn dùng phương pháp GMM (generalized method of moments) để xem
xét phần dư trong mô hình trên, loại trừ tương quan bậc cao hơn thể hiện mối quan hệ năng
động giữa các biến trong mô hình. Bảng dữ liệu gồm các biến giải thích có độ trễ và các
ảnh hưởng cố định hoặc ngẫu nhiên.
2.6.4 Kết quả nghiên cứu:
Bài nghiên cứu Các yếu tố quyết định đến tăng trưởng của doanh nghiệp vừa và nhỏ
ở Trung và Đông Âu: phân tích dữ liệu bảng cho thấy tăng trưởng của doanh nghiệp được

xác định không chỉ bởi các đặc tính truyền thống của doanh nghiệp mà còn bởi các yếu tố
đặc thù khác của doanh nghiệp chẳng hạn như quy mô, cơ hội tăng trưởng trong tương lai,
khả năng thanh toán ngắn hạn, đòn bẩy, hiệu suất sử dụng vốn, hiệu suất sử dụng lao động,
nguồn vốn nội bộ.
Kết quả cho thấy rằng quy mô của doanh nghiệp khi đo lường bằng tổng tài sản có
tác động dương đến tăng trưởng trong doanh thu của doanh nghiệp và ngược lại. Và tăng
trưởng trong số lao động cũng ảnh hưởng đến tăng trưởng trong tài sản. Các tác giả cũng
thấy rằng yếu tố các cơ hội tăng trưởng trong tương lai, tức là tỷ lệ tài sản vô hình trên tổng
tài sản có ảnh hưởng đến tăng trưởng của doanh nghiệp nhưng tác động yếu. Nguồn vốn
nội bộ của doanh nghiệp càng lớn thì có khả năng tăng trưởng càng cao. Yếu tố khả năng
thanh toán ngắn hạn có tác động âm đến tăng trưởng trong cả doanh thu và tổng tài sản.
Đòn bẩy của doanh nghiệp, hiệu suất sử dụng vốn, hiệu suất sử dụng lao động thì có tác
động dương đến tăng trưởng của doanh nghiệp.
Các yếu tố như tuổi, ngành nghề hoạt động và quyền sở hữu không tác động đến tăng
trưởng của doanh nghiệp.
Khi chạy mô hình với biến phụ thuộc là số lao động thì kết quả hồi quy không có ý
nghĩa thống kê, do đó bài nghiên cứu kết luận không có bằng chứng cho thấy các đặc điểm
cụ thể của doanh nghiệp có thể giải thích tăng trưởng.
Các kết quả của nghiên cứu thực nghiệm của các tác giả cũng có một số gợi ý chính
sách: tác giả cho rằng các chính phủ trong nền kinh tế chuyển đổi cần phải gia tăng chú ý
cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ và cố gắng để tạo ra một môi trường kinh doanh thuận
lợi để phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ.


11

Bảng 2.1: Kết quả tác động các yếu tố đến sự tăng trưởng của doanh nghiệp vừa
và nhỏ ở Trung và Đông Âu
Các yếu tố tác động


Tăng trưởng doanh nghiệp Tăng trưởng của doanh
trong doanh thu

+

Doanh thu
Tổng tài sản
Cơ hội tăng trưởng trong

nghiệp trong tổng tài sản

+

X

_

_

_

Đòn bẩy

X

+

Hiệu suất sử dụng vốn

+


+

Hiệu suất sử dụng lao động

+

+

Nguồn vốn nội bộ

+

_

Số lao động

+

X

Tuổi

X

X

X

X


X

X

tương lai
Khả năng thanh toán ngắn
hạn

Loại hình sở hữu doanh
nghiệp
Ngành nghề hoạt động

Ghi chú: (+) tác động dương, (-) tác động âm, (X) không có ý nghĩa thống kê


12

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Bài nghiên cứu với mục đích tìm hiểu những yếu tố tài chính quyết định đến sự tăng
trưởng của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam. Phân tích dựa trên dữ liệu từ các
bảng báo cáo tài chính của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam.
Trong bài nghiên cứu này muốn xem xét tăng trưởng của doanh nghiệp có thể được
giải thích bằng những yếu tố truyền thống và những đặc điểm cụ thể của doanh nghiệp. Để
trả lời câu hỏi này, bài nghiên cứu đưa ra giả thiết:
Giả thiết nghiên cứu: Tăng trưởng của doanh nghiệp phụ thuộc vào các yếu tố của
doanh nghiệp, chẳng hạn như quy mô, độ tuổi, các cơ hội tăng trưởng trong tương lai, khả
năng thanh toán ngắn hạn, đòn bẩy, hiệu suất sử dụng vốn, hiệu suất sử dụng lao động, tỷ
suất sinh lợi trên tài sản, ngành nghề hoạt động.
Để xem xét tác động của các yếu tố lên tăng trưởng của doanh nghiệp, bài nghiên

cứu sẽ sử dụng 2 mô hình. Một là hồi quy toàn bộ mẫu, hai là hồi quy với mẫu là các
doanh nghiệp có tăng trưởng trong 5 năm liên tiếp.
Đầu tiên, sẽ thu thập các số liệu tài chính từ báo cáo tài chính của các doanh nghiệp
vừa và nhỏ của Việt Nam niêm yết trên 2 sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội và TP.HCM
như: tổng tài sản, tài sản ngắn hạn, nợ ngắn hạn, tổng nợ, tài sản hữu hình, giá trị hao mòn,
doanh thu, lợi nhuận trước thuế, tài sản vô hình, số lượng lao động, số năm hoạt động, loại
hình sở hữu doanh nghiệp, ngành nghề hoạt động. Từ các số liệu này, tính toán các chỉ số
như log tổng tài sản, tổng nợ/tổng tài sản, tài sản ngắn hạn/tổng tài sản, tài sản vô
hình/tổng tài sản, doanh thu/tài sản hữu hình, doanh thu/ số lao động, log số lao động, (thu
nhập trước thuế + khấu hao)/tổng tài sản, số năm hoạt động. Và đưa các chỉ số này vào
phương trình như là biến giải thích, với biến phụ thuộc lần lượt là tăng trưởng trong tổng
tài sản, tăng trưởng trong doanh thu và tăng trưởng trong số lao động. Sau đó, hồi quy
phương trình trên phần mềm Eviews, kiểm định Hausman để lựa chọn mô hình ảnh hưởng
cố định FEM hay ảnh hưởng ngẫu nhiên REM, sau đó loại trừ đa cộng tuyến bằng cách
loại khỏi mô hình những biến có tương quan cao với nhau. Để kiểm tra tự tương quan
trong mô hình, dùng kiểm định Durbin-Watson, nếu có tự tương quan thì sử dụng phương
pháp GLS để loại bỏ tự tương quan.


13

3.1 Chọn mô hình nghiên cứu
Nghiên cứu về các yếu tố quyết định đến sự tăng trưởng của doanh nghiệp vừa và
nhỏ, tác giả chọn mô hình nghiên cứu theo Miroslav Mateev và Yanko Anastasov năm
2010, bao gồm 3 phương trình hồi quy với biến phụ thuộc lần lượt là tăng trưởng trong
doanh thu, tổng tài sản và số lao động được thể hiện như sau:
Biến phụ thuộc là tăng trưởng trong doanh thu:
OP_REVEN = α0 + β1TA + β2LEVER + β3CUR + β4IA + β5CAP + β6LAB +
β7CF_RATIO + β8E + β9AGE + β10 S + εit


(3.1)

Trong đó:
OP_REVEN: Thay đổi trong doanh thu, thể hiện sự tăng trưởng (Việt Nam đồng),
bằng chênh lệch giữa log doanh thu của doanh nghiệp giữa kỳ t và t-1
TA (total assets): Tổng tài sản, thể hiện quy mô doanh nghiệp (Việt Nam đồng). Đo
lường bằng Log tổng tài sản của doanh nghiệp ở kỳ t, dự kiến có tác động dương.
LEVER (leverage): Tổng nợ / tổng tài sản, thể hiện đòn bẩy.Đo lường bằng Tỷ số
của tổng nợ/tổng tài sản ở kỳ t, dự kiến có tác động dương.
CUR (current ratio): Tài sản ngắn hạn/nợ ngắn hạn, thể hiện thanh khoản ngắn
hạn.Đo lường bằng Tỷ số tài sản ngắn hạn/nợ ngắn hạn ở kỳ t, dự kiến có tác động dương.
IA (intangible assets): Tài sản vô hình/tổng tài sản, thể hiện cơ hội tăng trưởng
trong tương lai.Đo lường bằng Tỷ số tài sản vô hình/tổng tài sản ở kỳ t, dự kiến có tác
động âm.
CAP (capital productivity): Doanh thu / tài sản hữu hình, thể hiện hiệu suất sử dụng
vốn.Đo lường bằng Tỷ số doanh thu/tài sản hữu hình ở kỳ t, dự kiến có tác động dương.
LAB (labour productivity): Doanh thu / số lao động, thể hiện hiệu suất sử dụng lao
độngĐo lường bằng Tỷ số doanh thu/ số lao động ở kỳ t
CF_RATIO: (Lợi nhuận trước thuế + khấu hao) / tổng tài sản, thể hiện tỷ lệ dòng
tiền. Đo lường bằng Tỷ số dòng tiền doanh nghiệp và tài sản của doanh nghiệp ở kỳ t, dự
kiến có tác động dương.


14

E: Số lao động của doanh nghiệp, thể hiện quy mô doanh nghiệp.Đo lường bằng
Log số lao động ở kỳ t, dự kiến có tác động dương.
AGE: Số năm hoạt động của doanh nghiệp.Đo lường bằng Log tuổi của doanh
nghiệp (số năm hoạt động) ở kỳ t, dự kiến có tác động âm.
S (sector): Ngành nghề hoạt động (dịch vụ hoặc ngành nghề khác).Đây là biến giả,

nhận giá trị là 1 nếu là dịch vụ và giá trị 0 trong các trường hợp khác, dự kiến có tác động
dương.
Biến phụ thuộc là tăng trưởng trong tổng tài sản:
TOT_ASSETS = α0 + β1R + β2LEVER + β3CUR + β4IA + β5CAP + β6LAB + β7
CF_RATIO + β8E + β9AGE + β10 S+ εit

(3.2)

Trong đó:
TOT_ASSETS: Thay đổi trong giá trị sổ sách của tổng tài sản, thể hiện sự tăng
trưởng (Việt Nam đồng), bằng chênh lệch giữa log tổng tài sản của doanh nghiệp giữa kỳ t
và t-1
R (revenues): Doanh thu, thể hiện sự tăng trưởng (Việt Nam đồng), bằng log doanh
thu của doanh nghiệp giữa kỳ t, dự kiến có tác động dương.
LEVER (leverage): Tổng nợ / tổng tài sản, thể hiện đòn bẩy. Đo lường bằng Tỷ số
của tổng nợ/tổng tài sản ở kỳ t, dự kiến có tác động dương.
CUR (current ratio): Tài sản ngắn hạn/nợ ngắn hạn, thể hiện thanh khoản ngắn hạn.
Đo lường bằng Tỷ số tài sản ngắn hạn/nợ ngắn hạn ở kỳ t, dự kiến có tác động dương.
IA (intangible assets): Tài sản vô hình/tổng tài sản, thể hiện cơ hội tăng trưởng
trong tương lai. Đo lường bằng Tỷ số tài sản vô hình/tổng tài sản ở kỳ t, dự kiến có tác
động âm.
CAP (capital productivity): Doanh thu / tài sản hữu hình, thể hiện hiệu suất sử dụng
vốn. Đo lường bằng Tỷ số doanh thu/tài sản hữu hình ở kỳ t, dự kiến có tác động dương.
LAB (labour productivity): Doanh thu / số lao động, thể hiện hiệu suất sử dụng lao
động. Đo lường bằng Tỷ số doanh thu/ số lao động ở kỳ t


×