Tải bản đầy đủ (.pdf) (88 trang)

Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi gian lận thuế thu nhập cá nhân từ chuyển nhượng quyền sử dụng đất của người dân tại huyện giồng trôm tỉnh bến tre

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (907.5 KB, 88 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH

Thang Vĩnh Quang

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
HÀNH VI GIAN LẬN THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN
TỪ CHUYỂN NHƯỢNG QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT
CỦA NGƯỜI DÂN TẠI HUYỆN GIỒNG TRÔM,
TỈNH BẾN TRE

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Tp. Hồ Chí Minh, năm 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH

Thang Vĩnh Quang

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
HÀNH VI GIAN LẬN THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN
TỪ CHUYỂN NHƯỢNG QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT
CỦA NGƯỜI DÂN TẠI HUYỆN GIỒNG TRÔM,
TỈNH BẾN TRE

Chuyên ngành: Chính sách công
Mã số: 60340402

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ



NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. Sử Đình Thành

Tp. Hồ Chí Minh, năm 2015


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn “Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi gian lận thuế
thu nhập cá nhân từ chuyển nhượng quyền sử dụng đất của người dân tại huyện
Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre” là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu trong đề tài này được thu thập và sử dụng một cách trung thực. Kết
quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn này không sao chép của bất cứ luận văn
nào và cũng chưa được trình bày hay công bố ở bất cứ công trình nghiên cứu nào khác
trước đây.
TP.HCM, ngày 22 tháng 4 năm 2015
Người thực hiện

Thang Vĩnh Quang


Trang phụ bìa

MỤC LỤC

Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các bảng
Danh mục các hình

Tóm tắt
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN.......................................................................................... 1
1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI .......................................................................................... 1
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ................................................................................... 2
1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU...................................................................................... 2
1.4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ........................................................ 3
1.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................................................................... 3
1.6. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI ...................................... 4
1.7. KẾT CẤU LUẬN VĂN ......................................................................................... 4
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN ................................................................................... 5
2.1. CÁC KHÁI NIỆM ................................................................................................. 5
2.1.1. Hành vi gian lận .............................................................................................. 5
2.1.2. Hành vi gian lận thuế ...................................................................................... 6
2.2. CÁC HÌNH THỨC GIAN LẬN THUẾ TNCN TỪ CHUYỂN NHƯỢNG
QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT ............................................................................................. 6
2.3. TÓM LƯỢC CÁC NGHIÊN CỨU VỀ HÀNH VI GIAN LẬN ............................ 9
2.4. TÓM LƯỢC CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY VỀ HÀNH VI GIAN LẬN
THUẾ .......................................................................................................................... 13
2.5. MÔ HÌNH VÀ GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU ................................................... 17
2.5.1. Mô hình nghiên cứu đề xuất .......................................................................... 17
2.5.2. Giả thuyết nghiên cứu ................................................................................... 20
CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU ................................................................. 23


3.1. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................................................ 23
3.2. QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU .............................................................................. 25
3.3. XÂY DỰNG THANG ĐO CHO CÁC BIẾN ẢNH HƯỞNG ĐẾN HÀNH VI
GIAN LẬN THUẾ TNCN TỪ VIỆC CHUYỂN NHƯỢNG QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT
.................................................................................................................................... 26
3. 4. PHƯƠNG THỨC LẤY MẪU........................................................................... 30

3.4.1. Kích thước mẫu ............................................................................................. 30
3.4.2. Xử lý và phân tích dữ liệu. ........................................................................... 31
CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................... 33
4.1. THỐNG KÊ MÔ TẢ MẪU KHẢO SÁT ............................................................. 33
4.2. KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH ĐỘ TIN CẬY CỦA THANG ĐO ................................ 34
4.3. KẾT QUẢ PHÂN TÍCH NHÂN TỐ KHÁM PHÁ EFA ..................................... 36
4.3.1. Kết quả phân tích EFA các nhân tố độc lập ................................................. 36
4.3.2. Phân tích EFA nhân tố phụ thuộc ................................................................. 38
4.4. KIỂM ĐỊNH MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CÁC GIẢ THIẾT ......................... 39
4.4.1 Phân tích tương quan ..................................................................................... 39
4.4.2 Phân tích hồi quy bội...................................................................................... 40
4.4.3. Dò tìm sự vi phạm giả định cần thiết trong hồi quy bội................................ 42
4.4.4. Kiểm định các giả thuyết ............................................................................... 46
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.............................................................. 47
5.1. KẾT LUẬN .......................................................................................................... 47
5.2. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VỀ HẠN CHẾ HÀNH VI GIAN LẬN THUẾ TNCN TỪ
VIỆC CHUYỂN NHƯỢNG QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT TẠI HUYỆN GIỒNG TRÔM,
TỈNH BẾN TRE .......................................................................................................... 51
5.2.1. Động cơ gian lận thuế TNCN ........................................................................ 51
5.2.2. Khả năng hợp lý hóa hành vi gian lận thuế TNCN ....................................... 52
5.2.3. Liên quan đến yếu tố cơ hội gian lận thuế TNCN ......................................... 54
5.3. HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU............................................................ 55


TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................... 57
PHỤ LỤC ...................................................................................................................... 60
PHỤ LỤC 1:.................................................................................................................. 60


DANH MỤC CÁC BẢNG


Bảng 3.1. Tiến độ thực hiện nghiên cứu
Bảng 4.1. Thống kê nhân khẩu học
Bảng 4.2. Kết quả kiểm định các thang đo bằng Cronbach’s Alpha
Bảng 4.3a. Kết quả phân tích EFA nhân tố độc lập
Bảng 4.3b. Ma trận các thành phần được xoay
Bảng 4.3c. Tổng phương sai trích
Bảng 4.4. Kết quả phân tích EFA nhân tố phụ thuộc
Bảng 4.4a: Tổng phương sai trích
Bảng 4.5. Phân tích tương quan Pearson
Bảng 4.6. Kết quả phân tích hồi quy
Bảng 4.7. Tổng hợp kết quả kiểm định giả thuyết
Bảng 5.1. Kết quả thu ngân sách nhà nước từ năm 2009 đến năm 2013
Bảng 5.2. Số lượt chuyển nhượng quyền sử dụng đất từ năm 2009 đến năm 2013 tại
huyện Giồng Trôm


DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ

Hình 2.1. Mô hình tam giác gian lận
Hình 2.2. Mô hình lý thuyết hành vi gian lận thuế TNCN
Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu
Hình 4.1: Biểu đồ phân tán Scatterplot
Hình 4.2: Biểu đồ tần số của phần dư chuẩn hóa
Hình 4.3: Đồ thị Q-Q Plot của phần dư


TÓM TẮT LUẬN VĂN

Đề tài sử dụng phương pháp định tính kết hợp với nghiên cứu định lượng để xác

định các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi gian lận thuế thu nhập cá nhân từ việc chuyển
nhượng quyền sử dụng đất tại huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre. Dữ liệu sử dụng trong
nghiên cứu này được thu thập bằng bảng câu hỏi từ những người dân có chuyển
nhượng quyền sử dụng đất tại huyện Giồng Trôm, kết hợp với nghiên cứu tại bàn.
Từ các lý thuyết về hành vi gian lận và các nghiên cứu thực tiễn của các nhà
nghiên cứu khác, trong vấn đề này thang đo các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi gian
lận thuế thu nhập cá nhân từ chuyển nhượng quyền sử dụng đất đã được xây dựng với
thang đo likert 5 mức độ. Độ tin cậy của thang đo đã được kiểm định bởi hệ số
Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố EFA.
Mô hình hồi quy tuyến tính cũng được xây dựng ban đầu với biến phụ thuộc là
hành vi gian lận thuế thu nhập cá nhân từ chuyển nhượng quyền sử dụng đất và các
biến độc lập gồm động cơ, cơ hội, hợp lý hóa hành vi. Kết quả phân tích hồi quy cho
thấy các nhân tố này có ảnh hưởng, có ý nghĩa thống kê và có ảnh hưởng đến hành vi
gian lận thuế.
Từ kết quả nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi gian lận thuế TNCN từ
chuyển nhượng quyền sử dụng đất tại địa bàn huyện Giồng Trôm, tác giả đề xuất một
số giải pháp với mong muốn hạn chế hành vi gian lận thuế TNCN nhân từ chuyển
nhượng quyền sử dụng đất tại huyện Giồng Trôm nhằm từng bước góp phần hoàn thiện
chính sách thuế, mặt khác góp phần đảm bảo công bằng trong thực hiện nghĩa vụ thuế
của người dân và góp phần tăng thu ngân sách địa phương nhằm đảm bảo nguồn lực tài
chính để phát triển kinh tế - xã hội của huyện Giồng Trôm.


1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Thuế nói chung và thuế thu nhập cá nhân nói riêng là một công cụ quan trọng để
tạo ra nguồn thu cho ngân sách nhà nước, nhằm đáp ứng nhu cầu chi tiêu cho bộ máy
nhà nước về an ninh, quốc phòng, khu vực hành chính công.

Luật thuế Thu nhập cá nhân (TNCN) được phần lớn các nước trên thế giới áp
dụng từ lâu, ở nước ta luật thuế quan trọng này chính thức có hiệu lực thi hành từ ngày
01 tháng 01 năm 2009 đã thực sự đánh dấu một bước ngoặt quan trọng, góp phần làm
tăng số lượng các sắc lệnh thuế và cũng làm tăng nguồn thu cho ngân sách Nhà nước.
Qua quá trình triển khai thực hiện, Luật thuế TNCN đã đi vào cuộc sống, tác động tích
cực đến nhiều mặt kinh tế, xã hội của đất nước và đạt được mục tiêu đề ra khi ban hành
Luật. Trong đó nguồn thu thuế TNCN từ chuyển nhượng quyền sử dụng đất chiếm tỷ
trọng khá cao trong tổng nguồn thu từ thuế TNCN, góp phần bảo đảm nguồn thu quan
trọng và ổn định cho Ngân sách Nhà nước, bảo đảm nguồn lực tài chính quốc gia để
phát triển kinh tế - xã hội, xoá đói, giảm nghèo và củng cố an ninh, quốc phòng...
Tuy nhiên trong quá trình thực hiện vẫn còn một số tồn tại, trong đó có tình
trạng gian lận về thuế ngày càng phổ biến, nó có thể xảy ra ở bất cứ nơi nào với những
cấp độ khác nhau và tạo ra nhiều thách thức đối với cơ quan thuế, điều này gây ảnh
hưởng nghiêm trọng đến tình hình thu ngân sách. Cụ thể năm 2013 toàn ngành thuế,
kiểm tra 64.119 DN, kết quả, toàn ngành Thuế đã thanh tra và kiến nghị truy thu, truy
hoàn, phạt 13.657,08 tỷ đồng; giảm khấu trừ 1.233,83 tỷ đồng; giảm lỗ 15.711,99 tỷ
đồng; đôn đốc nộp vào NSNN là 9.672,83 tỷ đồng.
Những tháng đầu năm 2014, cơ quan thuế các cấp đã thanh tra, kiểm tra 20.983 DN.
Tổng số thuế tăng thu qua thanh tra, kiểm tra là 4.119,2 tỷ đồng; tổng số giảm lỗ là
6.479 tỷ đồng; số thuế truy thu, truy hoàn, phạt là 2.034,81 tỷ đồng… Đối với thanh tra
hoạt động chuyển giá, cơ quan thuế đã thanh tra, kiểm tra 557 DN báo lỗ, có dấu hiệu
chuyển giá và đã truy thu, truy hoàn và xử phạt 579,3 tỷ đồng, giảm khấu trừ 25,6 tỷ


2
đồng, giảm lỗ 1.517,2 tỷ đồng.
Theo báo cáo tổng kết năm 2013 của Chi cục Thuế huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre
cho biết, hàng năm tại huyện Giồng Trôm có trên 80% số lượt chuyển nhượng quyền
sử dụng đất của người dân, thường kê khai giá trị trên hợp đồng chuyển nhượng có giá
chuyển nhượng bằng hoặc thấp hơn giá do Ủy ban nhân tỉnh quy định, điều này cho

thấy việc thất thu thuế từ chuyển nhượng quyền sử dụng đất là rất lớn.
Mặt khác gian lận về thuế còn phản ảnh sự tuân thủ pháp luật của người dân chưa
cao, vấn đề này gây ra bất công bằng giữa những người dân cùng có đất chuyển
nhượng với nhau và nếu để tình trạng này kéo dài không những không huy động đầy
đủ các nguồn thu vào Ngân sách Nhà nước mà nó còn có thể gây ảnh hưởng đến niềm
tin của người dân vào Nhà nước. Vì vậy, để giải quyết khó khăn trên, điều cần thiết là
phải nhận biết các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi gian lận thuế TNCN từ chuyển
nhượng quyền sử dụng đất, do đó tôi đã chọn Đề tài “Các yếu tố ảnh hưởng đến hành
vi gian lận thuế TNCN từ chuyển nhượng quyền sử dụng đất của người dân tại
huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre” để làm luận văn tốt nghiệp.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài này là:
Thứ nhất, xác định các yếu tố tác động đến hành vi gian lận thuế TNCN từ
chuyển nhượng quyền sử dụng đất của người dân tại huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre.
Thứ hai, đo lường mức độ ảnh hưởng của mỗi yếu tố đến hành vi gian lận thuế
TNCN từ chuyển nhượng quyền sử dụng đất của người dân tại huyện Giồng Trôm, tỉnh
Bến Tre.
Cuối cùng, trên cơ sở phân tích thì tác giả đưa ra một số hàm ý chính sách nhằm
hạn chế hành vi gian lận thuế TNCN từ chuyển nhượng quyền sử dụng đất của người
dân tại huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre.
1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
Với mục tiêu nghiên cứu trên, đề tài tập trung trả lời các câu hỏi nghiên cứu sau


3
đây:
Thứ nhất, những nhân tố nào tác động đến hành vi gian lận thuế TNCN từ chuyển
nhượng quyền sử dụng đất của người dân tại huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre ?
Thứ hai, sự tác động của những nhân tố đó đến hành vi gian lận thuế TNCN từ
chuyển nhượng quyền sử dụng đất của người dân tại huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre

như thế nào?
Cuối cùng, những chính sách nào nhằm hạn chế hành vi gian lận thuế TNCN từ
chuyển nhượng quyền sử dụng đất của người dân tại huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre?
1.4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu: Mối quan hệ giữa các yếu tố ảnh hưởng với hành vi gian
lận thuế TNCN từ chuyển nhượng quyền sử dụng đất.
Phạm vi nghiên cứu: Thuế TNCN từ chuyển nhượng quyền sử dụng đất của người
dân tại huyện Giồng Trôm giai đọan từ năm 2009 đến năm 2013.
1.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính kết hợp với định lượng.
Nghiên cứu định tính bằng cách thực hiện phỏng vấn sâu một số đối tượng được
tiến hành, đồng thời kết hợp với nghiên cứu tại bàn nhằm xác định các khái niệm dùng
trong thang đo lường các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi gian lận thuế TNCN từ việc
chuyển nhượng quyền sử dụng đất của người dân tại huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre.
Nghiên cứu định lượng: Thu thập dữ liệu thông qua bảng câu hỏi. Phương pháp
chọn mẫu trong cuộc nghiên cứu này là phương pháp chọn mẫu phi xác suất và chọn
mẫu thuận tiện. Công cụ hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố khám
phá EFA được sử dụng để gạn lọc các khái niệm dùng trong nghiên cứu. Phần mềm
thống kê SPSS-20 được dùng trong quá trình xử lý dữ liệu. Phép hồi quy tuyến tính
được sử dụng để tìm ra mối tác động của các yếu tố đến hành vi gian lận thuế TNCN từ
chuyển nhượng quyền sử dụng đất của người dân tại huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre.


4
1.6. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
Việc thực hiện nghiên cứu của đề tài này có ý nghĩa quan trọng về mặt khoa học
cũng như thực tiễn cụ thể như sau:
- Về mặt khoa học, từ lý luận áp dụng để kiểm chứng thực tiễn, ngược lại thực
tiễn bổ sung đóng góp hoàn thiện lý luận.
- Về thực tiễn, kết quả nghiên cứu sẽ làm cho những người làm công tác quản lý

thuế và các nhà làm chính sách trong việc hướng dẫn thực hiện thuế TNCN về chuyển
nhượng quyền sử dụng đất, cụ thể như sau:
Thứ nhất, kết quả nghiên cứu sẽ giúp cho những nhà làm chính sách hiểu sâu sắc
hơn về các yếu tố chính sách ảnh hưởng đến hành vi gian lận thuế TNCN từ chuyển
nhượng quyền sử dụng đất của người dân đối với chính sách thuế. Điều này sẽ góp
phần tạo cơ sở cho việc ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện chính sách thuế
hiệu quả hơn, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về thuế của người dân.
Thứ hai, kết quả nghiên cứu giúp các nhà quản lý thuế nói chung và những nhà
quản lý thuế tại địa bàn huyện Giồng Trôm nắm bắt được tâm lý chung của người dân,
từ đó có thể thực hiện công tác quản lý thuế tốt hơn, hạn chế được hành vi gian lận về
thuế TNCN từ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, hạn chế thất thu cho Ngân sách.
1.7. KẾT CẤU LUẬN VĂN
Luận văn được chia làm 5 Chương
Chương 1: Tổng quan
Chương 2: Cơ sở lý luận
Chương 3: Thiết kế nghiên cứu
Chương 4: kết quả nghiên cứu
Chương 5: Kết luận và kiến nghị


5

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN
Ở chương 1, tác giả giới thiệu đề tài nghiên cứu, đề tài đã trình bày một
cách tóm tắt nội dung luận văn, từ lý do nghiên cứu và xác định vấn đề nghiên
cứu đến việc đề ra câu hỏi và mục tiêu nghiên cứu, thông qua phương pháp
nghiên cứu và xác định kết quả. Tiếp theo, chương 2 tác giả sẽ giới thiệu một số
khái niệm, thuật ngữ chính sử dụng trong luận văn và lý thuyết hành vi gian lận
thuế thu nhập cá nhân từ chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Cuối cùng đề cập
đến kết quả của các nghiên cứu về hành vi gian lận thuế trước đây.

2.1. CÁC KHÁI NIỆM
2.1.1. Hành vi gian lận
Theo từ điển tiếng Việt, hành vi gian lận là hành vi thiếu trung thực, dối trá,
mánh khóe nhằm lừa gạt người khác. Theo nghĩa rộng, gian lận là việc thực hiện các
hành vi không hợp pháp nhằm lừa gạt, dối trá để thu được một lợi ích nào đó. Gian lận
có thể mang lại lợi ích cho cá nhân hay cho tổ chức. Khi cá nhân thực hiện gian lận,
lợi ích có thể là trực tiếp như nhận tiền hay tài sản, hay gián tiếp tăng quyền lực, sự
đền ơn, tiền thưởng.... Khi tổ chức thực hiện gian lận th́ lợi ích thu được thường là trực
tiếp dưới hình thức thu nhập của công ty tăng lên. Có ba cách thông thường nhất để
thực hiện gian lận, đó là: chiếm đoạt, lừa đảo và biển thủ.
Trần thị Giang Tân, (2009).Về phương diện kế toán, theo chuẩn mực kế toán
quốc tế số 10, gian lận được định nghĩa là những sai sót trong tính toán, trong việc áp
dụng chính sách kế toán, giải thích sai thực tế, gian lận hoặc cố ý bỏ sót.
Trần thị Giang Tân, (2009). Về phương diện kiểm toán, theo chuẩn mực kiểm
toán số 240, gian lận được định nghĩa như sau: Gian lận là hành vi cố ý của một người
hay một nhóm người như nhân viên, ban giám đốc hay bên thứ ba nhằm lừa gạt để thu
được những lợi ích bất chính. Gian lận làm thay đổi, làm giả mạo các chứng từ kế toán
hoặc ghi chép sai; không trình bày hoặc cố ý bỏ sót các thông tin quan trọng trên báo
cáo tài chính; cố ý không áp dụng, không tuân thủ các nguyên tắc kế toán, chuẩn mực


6
kế toán; giấu diếm hay bỏ sót không ghi chép các nghiệp vụ phát sinh, ghi các nghiệp
vụ không xảy ra.
Như vậy, hành vi gian lận là cố ý bỏ sót không ghi chép các nghiệp vụ phát sinh
hay công bố thiếu thông tin tài chính nhằm đánh lừa người sử dụng thông tin, đặc biệt
là nhà đầu tư và chủ nợ.
2.1.2. Hành vi gian lận thuế
Gian lận thuế là hành vi vi phạm pháp luật luôn tồn tại song hành với hoạt động
thuế của Nhà nước. Có thể nói, Nhà nước còn đánh thuế thì sẽ còn tồn tại hành vi gian

lận thuế do động cơ của gian lận thuế luôn tồn tại khi Nhà nước thu thuế, đó là mong
muốn giảm nghĩa vụ thuế của người nộp thuế. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là
chúng ta chấp nhận các hành vi gian lận thuế. Gian lận thuế sẽ giảm bớt nếu hoạt động
quản lý thuế đạt hiệu quả cao (Lê Xuân Trường và Nguyễn Đình Chiến, 2003).
Theo Nghị định 100/2004/NĐ-CP: Hành vi trốn thuế là hành vi của cá nhân, tổ
chức vi phạm các quy định của pháp luật về thuế làm giảm số thuế phải nộp hoặc làm
tăng số thuế được hoàn hoặc được miễn, giảm.
2.2. CÁC HÌNH THỨC GIAN LẬN THUẾ TNCN TỪ CHUYỂN NHƯỢNG
QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT
Cũng như các loại thuế khác, gian lận thuế TNCN từ chuyển nhượng quyền sử
dụng đất là những hành vi làm giảm số thuế phải nộp. Mục đích cuối cùng của hành vi
này là tối đa hóa lợi nhuận tăng thu nhập cho các cá nhân, tối thiểu hóa chi phí thuế
bằng cách tối thiểu hóa các khoản thuế mà họ phải nộp cho Ngân sách Nhà nước.
Minh Khuê (2010), các hành vi gian lận thuế TNCN từ chuyển nhượng quyền sử
dụng đất ở nước ta hiện nay thể hiện ở một số hình thức sau đây:
Tự khai là tài sản duy nhất
Luật Thuế TNCN quy định: Thu nhập từ chuyển nhượng nhà ở, quyền sử dụng
đất ở và tài sản gắn liền với đất ở của cá nhân trong trường hợp cá nhân chỉ có một nhà
ở, đất ở duy nhất thì được miễn thuế; đồng thời người chuyển nhượng bất động sản tự


7
khai và chịu trách nhiệm về tính trung thực về kê khai của mình. Tuy nhiên, trong bối
cảnh hệ thống thông tin quản lý cá nhân của cơ quan quản lý nhà nước, trong đó có
ngành thuế còn chưa đáp ứng; công tác kiểm tra, đối chiếu cần rất nhiều thời gian thì ít
nhất trong vài năm đầu, cơ quan chức năng không thể kiểm soát được từng cá nhân có
bao nhiêu nhà ở, đất ở. Đây chính là kẽ hở để không ít người có nhiều nhà ở, đất ở khi
chuyển nhượng sẵn sàng kê khai là tài sản duy nhất để không phải nộp thuế. Thực tế
này đang diễn ra hàng ngày và khá phổ biến, gây thất thu lớn cho Ngân sách Nhà nước.
Hạ giá chuyển nhượng

Hệ thống văn bản pháp luật thuế TNCN quy định giá chuyển nhượng quyền sử
dụng đất là giá thực tế ghi trên hợp đồng, tại thời điểm chuyển nhượng nhưng không
thấp hơn giá đất do ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố quy định.
Thực tế trên thị trường bất động sản, giá đất mua bán thường cao hơn giá đất do
ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố quy định. Nhưng vì lợi ích của cả người mua và người
bán (bên bán được nộp thuế TNCN ít hơn, bên mua nộp lệ phí trước bạ thấp hơn), nên
họ thường thoả thuận ghi giá trên hợp đồng chuyển nhượng thấp hơn thực tế và để
được cơ quan Nhà nước chấp nhận hồ sơ, họ chỉ ghi trên hợp đồng mức giá ngang bằng
hoặc cao hơn chút đỉnh so với giá ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố quy định. Như thế
sẽ được nộp thuế thấp hơn số thực tế phải nộp. Kết quả là, cả đôi bên mua bán đất cùng
có lợi, chỉ riêng Nhà nước chịu thất thu thuế.
Chuyển nhượng bắc cầu
Khoản 1 Điều 4 Luật Thuế TNCN quy định: “thu nhập từ chuyển nhượng bất
động sản giữa vợ với chồng, cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ; cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi;
cha chồng, mẹ chồng với con dâu; cha vợ, mẹ vợ với con rể; ông nội, bà nội với cháu
nội; ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại; anh chị em ruột với nhau” thì được miễn thuế
TNCN. Lợi dụng quy định này, nhiều trường hợp đã sử dụng mối quan hệ bắc cầu để
trốn thuế.


8
Cụ thể, hai chị em dâu chuyển nhượng bất động sản cho nhau là đối tượng phải
nộp thuế. Nhưng để lách luật, người chị dâu làm thủ tục chuyển nhượng cho bố chồng,
sau đó bố chồng lại chuyển nhượng tiếp cho người em dâu. Cả hai lần chuyển nhượng
này đều thuộc đối tượng được miễn thuế. Thế là từ việc phải nộp thuế, hai chị em dâu
chịu khó đi vòng, chuyển nhượng bắc cầu để tránh phải nộp thuế.
Tuy gian lận thuế TNCN từ chuyển nhượng quyền sử dụng đất diễn ra với những
hình thức đơn giản hơn các loại thuế khác, nhưng công tác kiểm tra, phát hiện rất khó,
đồng thời những hành vi gian lận này cũng gây thất thu rất lớn cho Ngân sách Nhà
nước, mặt khác gây ra sự bất công bằng trong nghĩa vụ nộp thuế của người dân.

Tương tự ở huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre các hành vi gian lận thuế TNCN từ
chuyển nhượng quyền sử dụng đất cũng diễn ra không ngoài các hình thức gian lận như
đã nêu trên.
Chi cục Thuế Giồng Trôm, (2013). Hành vi gian lận thuế còn được thực hiện dễ
dàng thông qua hình thức mua bán bằng giấy tay, hoặc mua bán bằng các hợp đồng
chuyển nhượng (sang tay) và chỉ đăng ký với Nhà nước trong lần chuyển nhượng cuối
cùng, điều này dẫn đến thất thu thuế nghiêm trọng nếu như khoản cách giữa lần sang
tay đầu tiên và lần sang tay cuối cùng dài nhĩa là qua nhiều lần, nhiều chủ.
Kết luận: hành vi gian lận thuế là là việc người nộp thuế dùng các thủ đoạn bất
hợp pháp để không phải nộp thuế hoặc làm giảm số thuế phải nộp.Đối với thuế TNCN
từ chuyển nhượng quyền sử dụng đất thì những hành vi gian lận bao gồm: tự khai là
nhà ở duy nhất, chuyển nhượng bắc cầu, chuyển nhượng sang tay, hạ giá chuyển
nhượng…
Gian lận thuế làm thất thu Ngân sách Nhà nước, không đảm bảo công bằng giữa
những người nộp thuế, ảnh hưởng xấu tới môi trường đầu tư, kinh doanh. Mức độ gian
lận thuế ở các nước khác nhau phụ thuộc vào chính sách thuế (có kẽ hở dễ bị lợi
dụng), hiệu quả của công tác quản lý thuế, các chế tài xử lý hành vi vi phạm pháp luật
thuế và ý thức tuân thủ pháp luật của người nộp thuế.


9
2.3. TÓM LƯỢC CÁC NGHIÊN CỨU VỀ HÀNH VI GIAN LẬN
Donal R .Cressey(1987)

Hoàn cảnh nghiên cứu: Donald R. Cressey là nhà nghiên cứu về tội phạm tại trường
Đại học Indiana (Mỹ) vào những năm 40 của thế kỷ 20. Cressy đã chọn việc nghiên cứu
về vấn đề tham ô, biển thủ làm đề tài cho luận án tiến sĩ của mình.
Cách tiếp cận nghiên cứu: Donald R. Cressey tập trung phân tích gian lận dưới góc
độ tham ô và biển thủ thông qua khảo sát khoảng 200 trường hợp tội phạm kinh tế nhằm
tìm ra nguyên nhân dẫn đến các hành vi vi phạm pháp luật trên. Ông đã đưa ra mô hình:

Tam giác gian lận (Fraud Triangle) để trình bày về các nhân tố dẫn đến các hành vi gian
lận mà ngày nay đã trở thành một trong những mô hình chính thống dùng trong nhiều
nghề nghiệp khác nhau trong việc nghiên cứu gian lận. Mô hình nghiên cứu của ông được
mô tả như sau:
HỢP LÝ HÓA HÀNH VI

GIAN LẬN

ĐỘNG CƠ

CƠ HỘI
Hình 2.1. Mô hình tam giác gian lận

Kết quả nghiên cứu: Theo Donald R. Cressey, gian lận chỉ phát sinh khi hội đủ 3
nhân tố sau:


10
- Động cơ gian lận, thường phát sinh khi nhân viên, người quản lý hay tổ chức chịu
áp lực. Áp lực có thể là những bế tắc trong cuộc sống cá nhân như do khó khăn về tài
chính, do sự rạn nứt trong mối quan hệ giữa ngưởi chủ và người làm thuê.
- Cơ hội gian lận, khi đã bị áp lực, nếu có cơ hội, họ sẵn sàng thực hiện hành vi gian
lận. Có hai yếu tố liên quan đến cơ hội là: nắm bắt thông tin và có kỹ năng thực hiện.
- Hợp lý hóa hành vi, không phải mọi người khi gặp khó khăn và có cơ hội cũng đều
thực hiện gian lận mà phụ thuộc rất nhiều vào thái độ cá tính của từng cá nhân. Có những
người dù chịu áp lực và có cơ hội thực hiện nhưng vẫn không thực hiện gian lận và ngược
lại.
Tâm lý thông thường của con người là: lần đầu tiên khi thực hiện gian lận, người
phạm tội thường tự an ủi rằng, họ sẽ không để chuyện này lặp lại. Nhưng nếu tiếp tục,
người thực hiện sẽ không còn băn khoăn và mọi việc diễn ra dễ dàng hơn, dễ được chấp

nhận hơn.
Hành vi gian lận chỉ xảy ra khi bản thân người thực hiện cân nhắc và nhận thấy
rằng họ có đủ khả năng biện minh cho hành vi của mình. Khả năng che giấu gian lận
này bị chi phối khá nhiều bởi tư duy về cách ứng xử hay nhân cách của con người.
Mỗi con ngươi đều có cá tính riêng ảnh hưởng đến khả năng hợp lý hóa hành vi của
mình, nếu bản thân xem chuyện lừa gạt là bình thường thì họ có xu hướng thực hiện
hành vi này. Ngược lại, nếu một người với bản tính trung thực và liêm chính thì dù họ
chịu những áp lực và có cơ hội nhưng họ vẫn không thực hiện gian lận.
Tam giác gian lận của Cressey được dùng để lý giải rất nhiều vụ gian lận. Tuy nhiên,
do đây không phải là một tiên đề nên không thể khẳng định rằng mô hình này đúng với
mọi trường hợp. Tuy vậy, tam giác gian lận được áp dụng trong viêc nghiên cứu, đánh giá
rủi ro có gian lận phát sinh trong nhiều nghề nghiệp khác nhau.
D. W. Steve Albrecht (1983)
Hoàn cảnh nghiên cứu: Ông là nhà tội phạm học làm việc tại trường Đại học Brigham
Young ( Mỹ). Ông cùng với 2 đồng sự Keith Howe và Marshall Rommey đã tiến hành


11
phân tích 212 trường hợp gian lận vào những năm 1980 dưới sự tài trợ của Hiệp hội các
nhà sáng lập nghiên cứu về kiểm toán nội bộ. Ông đã xuất bản tác phẩm: “Chôn vùi gian
lận, viển cảnh của kiểm toán nội bộ”.
Cách tiếp cận nghiên cứu: Phương pháp luận nghiên cứu của Albrecht là khảo sát
thông tin thông qua sử dụng bảng câu hỏi. Những người tham gia vào công trình nghiên
cứu này là kiểm toán viên nội bộ ở các công ty tại Mỹ. Thông qua khảo sát, ông đã thiết
lập các biến số liên quan đến gian lận và đã xây dựng danh sách 50 dấu hiệu đỏ về chỉ dẩn
gian lận, lạm dụng. Các biến số này tập trung vào 2 vấn đề chính: dấu hiệu của nhân viên
và đặc điểm của tổ chức. Mục đích công trình nghiên cứu này là giúp xác định các dấu
hiệu quan trọng của sự gian lận để người quản lý có thể ngăn ngừa và phát hiện chúng.
Kết quả nghiên cứu: Ông đã phát hiện ra 10 dấu hiệu của nhân viên cho thấy khả
năng gian lận xuất hiện cao nhất đó là: Sống dưới mức trung bình, nợ nần cao, quá mong

muốn có thu nhập cao, có mối liên hệ thân thiết với khách hàng, cho rằng thù lao nhận
được không tương xứng sự đóng góp, có mối quan hệ không tốt với người chủ, có mong
muốn chứng tỏ là có thể vượt qua sự kiểm soát của công ty, có thói quen cờ bạc, chịu áp
lực từ quá mức, không được công ty ghi nhận về thành tích.
Ông cũng đã phát hiện ra 10 dấu hiệu về tổ chức cho thấy khả năng gian lận xuất
hiện cao nhất như: đặt quá nhiều lòng tin vào nhân viên chủ chốt, thiếu thủ tục phê chuẩn
thích hợp, không công bố đầy đủ các khoản đầu tư và thu nhập cá nhân, không tách bạch
chức năng quản lý và chức năng phê chuẩn, thiếu kiểm tra soát xét độc lập với việc thực
hiện, không theo dõi chi tiết các hoạt động, không tách bạch chức năng quản lý với kế
toán, không tách bạch một số chức năng liên quan kế toán, thiếu chỉ dẫn rõ ràng về trách
nhiệm và quyền hạn, thiếu sự giám sát của kiểm toán viên nội bộ.
Dựa vào kết quả nêu trên, ông đã xây dựng một mô hình nổi tiếng: mô hình về bàn
cân gian lận. Mô hình này gồm có ba nhân tố: Hoàn cảnh tạo ra áp lực, nắm bắt cơ hội và
tính trung thực của cá nhân.
Theo Albercht, khi hoàn cảnh tạo áp lực, cơ hội thực hiện gian lận cao cùng với tính
liêm chính của cá nhân thấp thì nguy cơ xảy ra gian lận là rất cao và ngược lại, khi hoàn


12
cảnh tạo áp lực, cơ hội thực hiện gian lận thấp cùng với tính liêm chính cao thì nguy cơ
xảy ra gian lận là rất thấp.
Hoàn cảnh tạo áp lực có thể là liên quan tới những khó khăn về tài chính. Cơ hội để
thực hiện gian lận có thể do cá nhân đó tự tạo ra hay do sự yếu kém của hệ thống kiểm
soát nội bộ. Công trình nghiên cứu này đã đóng góp rất lớn cho việc thiết lập hệ thống
kiểm soát nội bộ.
Richard và John (1983)
Hoàn cảnh nghiên cứu: Cùng với đồng sự của mình, Richard và John đã cho ra
đời cuốn sách “khi nhân viên biển thủ” sau một cuộc nghiên cứu công phu với mẫu
chọn là 10.000 nhân viên làm việc tại Hoa Kỳ. Cuốn sách này có một sức hút rất lớn
đối với những nhà nghiên cứu về gian lận vì nó đã đưa ra một kết luận có tính chất

khác biệt so với mô hình tam giác gian lận của Cressey.
Cách tiếp cận nghiên cứu: Richard và John (1983) thực hiện một cuộc nghiên cứu
với mẫu hơn 10.000 nhân viên làm việc tại Hoa Kỳ.
Kết quả nghiên cứu: kết quả nghiên cứu về gian lận này đã đưa ra một kết luận có
tính chất khác biệt so với Donald (1987). Nguyên nhân chủ yếu của gian lận chính là
điều kiện nơi làm việc và môi trường kinh doanh. Hai ông đưa ra một loạt những giả
thuyết về tình trạng nhân viên biển thủ tài sản của công ty:
Thứ nhất, khi nền kinh tể có những khó khăn chung: giá cả tăng, đồng tiền mất
giá.
Thứ hai, những người đương thời, đặc biệt là những người trẻ tuổi thường kém
trung thực và không chịu khó làm bằng những thế hệ đi trước.
Thứ ba, bản chất tự nhiên của con người là lòng tham và không trung thực, vì thế
các nhân viên thường cố gắng lấy cắp tài sản của công ty khi có cơ hội.
Thứ tư, sự không hài lòng, không thoả mãn với công việc cũng là một trong
những nguyên nhân nguyên phát của việc biển thủ.


13
Cuối cùng, do cấu trúc của công ty đó có hợp lý hay không.
Richard và John còn tìm ra một loạt những mối liên hệ giữa thu nhập, tuổi tác, vị
trí và mức độ hài lòng trong công việc với tình trạng biển thủ. Ví dụ như mối liên hệ
giữa thu nhập và biển thủ. Theo đó, một người chịu áp lực về tài chính hay có những
rắc rối trong tình hình tài chính không gây ra nhiều động cơ biển thủ so với việc anh ta
luôn luôn đặt tài chính như ưu tiên số một cho mục tiêu sống của anh ta. Đối với mối
tương quan giữa tuổi tác và biển thủ, Richard và John cho rằng thông thường, trong
một tổ chức những người trẻ tuổi thường không được giao nhiều trách nhiệm, đương
nhiên phần đó thuộc về những ngưòi có nhiều kinh nghiệm làm việc và có tuổi đời cao
hơn. Nhưng chính cách bố trí này đã làm cho mức độ gắn kết với công ty, những cam
kết cá nhân hay những ràng buộc với mục tiêu của tổ chức trở nên lỏng lẻo. Và đây
chính là một lý do khiến cho ti lệ biển thủ ở những ngưởi trẻ tuổi thường cao hơn.

Ngoài ra còn tìm ra mối liên kết trực tiếp giữa vị trí chức vụ và mức độ biển thủ. Khởi
nguồn của hành vi biển thủ thường do sự không hài lòng về công việc hiện tại nhưng
mức độ nghiêm trọng của việc biển thủ thì lại tuỳ thuộc vào vị trí của người đó trong
tổ chức, thông thường những người có hành vi biến thủ ở vị trí cao cấp thì hành vi đó
thường gây ra những tổn thất lớn. Sau quá trình nghiên cứu, hai ông kết luận rằng nhà
quản trị cần tập trung vào bốn vấn đề sau đây nhằm ngăn ngừa những hành vi biển thủ
trong tổ chức: quy định rõ ràng những hành vi nào được coi là biển thủ; không ngừng
phổ biến những thông tin hữu ích, những qui định của tổ chức cho toàn thể nhân viên;
áp dụng việc phê chuẩn những qui định đó; công khai các phê chuẩn. Và quan trọng
hơn cả là nhân viên của tổ chức đó hiểu như thế nào về cách thức quản lý, cụ thể là
những đóng góp của họ được đánh giá như thế nào, tổ chức có quan tâm nhiều đến vẩn
đề ngăn ngừa biển thủ không, thái độ và cách nhìn nhận của nhà lãnh đạo cao cấp với
lực lượng lao động như thế nào.
2.4. TÓM LƯỢC CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY VỀ HÀNH VI GIAN LẬN
THUẾ
Các nghiên cứu trên thế giới


14
Fedeli và Forte (1999) chính thức cung cấp hỗ trợ lý thuyết đến hành vi trốn thuế
cùng với việc trốn thuế thu nhập. Mô hình của họ liên quan đến bốn đại lý: nhà sản
xuất hoặc nhà nhập khẩu, bán buôn, bán lẻ và tiêu dùng cuối cùng. Nếu thuế GTGT
đánh vào người tiêu dùng, người tiêu dùng cuối cùng có động cơ để trốn thuế GTGT,
vì điều này sẽ làm giảm thu nhập của họ trong việc mua được cùng một lượng hàng
hóa và dịch vụ. Mặc dù không thể thấy được ở khâu đầu tiên tại sao các công ty và các
cửa hàng, người tính thuế GTGT cho khách hàng của họ, đang tham gia vào trốn thuế
GTGT, các nhà kinh doanh hàng đầu là những chuỗi trốn thuế. Hoặc để tối đa hóa lợi
nhuận của mình, những thương nhân sẵn sàng chấp nhận ghi lượng hàng mua trên hóa
đơn thấp hơn lượng hàng thực tế nhằm chiếm đoạt tiền thuế.
Gordon và Neilsen (1997) xem xét vấn đề trốn thuế GTGT trong một nền kinh tế

mở thiết lập với tham chiếu đặc biệt đến Đan Mạch và lập luận rằng cả hai loại thuế thu
nhập và thuế giá trị gia tăng có cơ hội né tránh cao. Trong khi thuế thu nhập là trốn qua
chuyển thu nhập chịu thuế ở nước ngoài, thuế giá trị gia tăng có thể trốn bằng cách
thông qua mua sắm xuyên biên giới.
Srinivasan (1973) cũng đã giới thiệu mô hình lý thuyết tinh và tiến hành nghiên
cứu trong khi khám phá yếu tố quyết định trốn thuế. Trong nghiên cứu này, ông giải
thích rằng các hành vi trốn thuế được dựa trên mức độ ngại rủi ro, mức phạt áp đặt, và
xác suất được kiểm toán. Tương tự như vậy, nghiên cứu tìm thấy một mối quan hệ
không rõ ràng giữa mức thuế suất cận biên hoặc thu nhập và trốn thuế.
Alligham và Sandmo (1972) đã tiến hành nghiên cứu để xem xét các yếu tố quyết
định hành vi trốn thuế. Trong nghiên cứu này, ông giải thích rằng các hành vi trốn thuế
được căn cứ vào mức độ lo ngại rủi ro, mức phạt áp đặt, và xác suất được kiểm toán.
Hơn nữa, nghiên cứu cho thấy một mối quan hệ không rõ ràng giữa mức thuế suất cận
biên hoặc thu nhập và trốn thuế.
Orewa (1957) đã tiến hành nghiên cứu và điều tra các đặc điểm của hành vi trốn
thuế. Nghiên cứu cho thấy rằng lý do chính của việc trốn thuế là tính thay đổi của tiền
lương người có thu nhập, người làm công ăn lương và những người tự làm chủ mà họ


15
luôn thay đổi địa chỉ nơi để hàng hóa., những thương nhân không lưu giữ hồ sơ đầy đủ.
Kugler Publications (1996) nghiên cứu được thực hiện ở Liên ninh Châu Âu và
chỉ ra ra rằng gian lận thuế GTGT xảy ra là do cơ chế chính sách có nhiều sơ hở, thiếu
kiểm tra, kiểm soát, quản lý yếu kém, nhân viên quản lý ít, do lòng tham của con người
nhằm tối đa hóa lợi ích của cá nhân hoặc tổ chức mình, nên họ đã bắt tay với nhau thực
hiện gian lận không chỉ trong nước mà tổ chức gian lận đa quốc gia nhằm chiếm doạt
tiền thuế của mỗi quốc gia.
Các nghiên cứu ở trong nước
Tuy ở trong nước chưa có nhiều cuộc nghiên cứu chuyên sâu về hành vi gian lận
thuế, nhưng trong quá tŕnh thanh tra, kiểm tra thuế, thông qua các báo cáo đánh giá

của cơ quan thuế cho thấy một số nhận xét về hành vi gian lận thuế như sau:
- Theo đánh giá của UBND tỉnh Hậu Giang (Chỉ thị Số: 03/2012/CT-UBND
của Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang ngày 21 tháng 3 năm 2012)
Theo UBND tỉnh Hậu Giang cho rằng, hành vi gian lận thuế của các tổ chức cá
nhân trong tỉnh bắt nguồn từ ý thức chấp hành pháp luật về thuế của một số đối tượng
nộp thuế chưa nghiêm, tình trạng các doanh nghiệp lợi dụng vào việc thực hiện cơ chế
tự khai, tự tính, tự nộp để trốn thuế, gian lận thuế vẫn còn xảy ra nhưng chưa có biện
pháp ngăn chặn có hiệu quả; sự phối hợp của các ngành, các cấp với cơ quan Thuế
trong công tác quản lý thuế, trong việc tuyên truyền chính sách pháp luật thuế chưa
thường xuyên, chặt chẽ, làm giảm hiệu quả của công tác quản lý thuế trên địa bàn toàn
tỉnh (UBND, 2012).
Theo trên hành vi gian lận thuế xảy ra do ý thức chấp hành nghĩa vụ thuế của
người dân chưa cao, công tác quản lý nhà nước về thuế kém hiệu quả tạo cơ hội cho
người dân gian lận về thuế.
- Theo đánh giá của Tổng cục Thuế Tổng cục Thuế, (2013)
Một số nguyên nhân dẫn đến hành vi gian lận thuế bao gồm:


16
Thứ nhất, do số lượng cán bộ công chức thuế còn “mỏng” nên chưa bao quát hết
tình trạng người nộp thuế và doanh nghiệp có hành vi trốn thuế và gian lận thuế ngày
càng tinh vi. Trong khi đó, tỷ lệ văn bản tồn đọng chưa giải quyết còn cao, dẫn đến
công tác giải đáp vướng mắc chưa kịp thời. Nghĩa là số lượng cán bộ thuế và năng lực
còn hạn chế tạo cơ hội tốt cho người nộp thuế thực hiện hành vi gian lận thuế.
Thứ hai, hiện nay, lợi dụng sự thông thoáng trong chính sách quản lý, sử dụng
hoá đơn, không ít DN (nhất là DN kinh doanh, xuất khẩu hàng bách hoá tổng hợp qua
biên giới đất liền, kinh doanh hàng nông, lâm, thuỷ hải sản) đã thực hiện mua, bán, sử
dụng hóa đơn bất hợp pháp để khấu trừ thuế GTGT, chiếm đoạt tiền hoàn thuế. Điều
này cho thấy cơ chế chính sách thuế chưa chặt chẽ cũng tạo cơ hội cho hành vi gian lận
thuế.

Thứ ba, việc tổ chức các “Tuần lễ lắng nghe ý kiến NNT” và tổ chức các Hội nghị
đối thoại với DN, bên cạnh một số địa phương làm tốt, ở một số địa phương còn chưa
đáp ứng được đầy đủ, chưa đồng bộ; chưa phân loại được NNT để áp dụng các hình
thức, biện pháp tuyên truyền, hỗ trợ phù hợp. Điều này chứng tỏ ý thức hấp hành nghĩa
vụ thuế của người dân chưa cao do chưa thực hiện tốt công tác tuyên truyền giáo dục
pháp luật thuế cho người dân và những hạn chế yếu kém trong quản lý thuế cũng tạo cơ
hội cho người dân thực hiện hành vi gian lận thuế.
- Đánh giá hành vi gian lận thuế từ thanh tra Tổng cục Thuế
Theo bà Lê Thị Chinh, Tổng cục thuế ( taichinhdientu.vn) Một số doanh nghiệp
trên cả nước lợi dụng những sơ hở của hệ thống pháp luật, lợi dụng sự quản lý lỏng
lẽo, sự tha hóa của một số cán bộ... để thực hiện các thủ đoạn gian lận nhằm chiếm
đoạt tiền thuế.
Các doanh nghiệp "đen" đang tiến hành những vụ việc vi phạm pháp luật về thuế
một cách tinh vi, với nhiều thủ đoạn liều lĩnh như: Lợi dụng cơ chế xuất khẩu tiểu
ngạch qua biên giới đất liền, hợp thức hóa đầu vào để lập hồ sơ xuất khẩu khống một
phần hoặc toàn bộ hàng hóa nhằm chiếm đoạt tiền hoàn thuế từ ngân sách nhà nước;
lợi dụng sự thông thoáng về thủ tục thành lập doanh nghiệp của Luật doanh nghiệp,


×