Tải bản đầy đủ (.pdf) (157 trang)

Ảnh hưởng của giao dịch các bên liên quan đến quản trị lợi nhuận của các công ty niêm yết – bằng chứng thực nghiệm tại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.98 MB, 157 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH


TRẦN VĂN LỢI

ẢNH HƢỞNG CỦA GIAO DỊCH CÁC BÊN LIÊN QUAN ĐẾN
QUẢN TRỊ LỢI NHUẬN CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT –
BẰNG CHỨNG THỰC NGHIỆM TẠI VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. Hồ Chí Minh - 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH


TRẦN VĂN LỢI

ẢNH HƢỞNG CỦA GIAO DỊCH CÁC BÊN LIÊN QUAN ĐẾN
QUẢN TRỊ LỢI NHUẬN CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT –
BẰNG CHỨNG THỰC NGHIỆM TẠI VIỆT NAM

Chuyên ngành: Kế toán (Hƣớng nghiên cứu)
Mã ngành: 8340301

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:


TS. NGUYỄN THỊ PHƢƠNG HỒNG

TP. Hồ Chí Minh - 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ “Ảnh hưởng của giao dịch các bên liên quan đến
quản trị lợi nhuận của các công ty niêm yết – Bằng chứng thực nghiệm tại Việt
Nam” là công trình nghiên cứu của tôi. Những kết quả công bố trong luận văn chưa
từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.

TP. Hồ Chí Minh, ngày

tháng

Tác giả

Trần Văn Lợi

năm


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ VÀ BIỂU ĐỒ
TÓM TẮT

ABSTRACT
PHẦN MỞ ĐẦU........................................................................................................................... 1
1.

Lý do chọn đề tài .......................................................................................... 1

2.

Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu .................................................................. 2

3.

Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu .............................................................. 3

4.

Phƣơng pháp nghiên cứu ............................................................................ 3

5.

Đóng góp của luận văn ................................................................................ 4

6.

Kết cấu của luận văn ................................................................................... 5

CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƢỚC LIÊN QUAN .......... 6
1.1. Tổng quan các nghiên cứu trƣớc về các cách đo lƣờng giao dịch các
bên liên quan .......................................................................................................... 6
1.1.1. Các nghiên cứu ở nƣớc ngoài .................................................................. 6

1.1.2. Các nghiên cứu trong nƣớc ..................................................................... 7
1.2. Tổng quan các nghiên cứu trƣớc về các mô hình đo lƣờng mức độ quản
trị lợi nhuận ............................................................................................................ 7
1.2.1.

Mô hình The Healy Model (1985)........................................................ 8

1.2.2.

Mô hình DeAngelo Model (1986)......................................................... 8

1.2.3.

Mô hình Jones Model (1991) ................................................................ 9

1.2.4.

Mô hình Friedlan Model (1994) ......................................................... 10

1.2.5.

Mô hình Modified Jones Model (Dechow và các cộng sự 1995) ..... 11

1.2.6.

Mô hình đo lƣờng QTLN thực của Roychowdhury (2006)............. 11

1.3. Tổng quan các nghiên cứu trƣớc về các nhân tố tác động đến quản trị
lợi nhuận ............................................................................................................... 13



1.3.1. Các nghiên cứu ở nƣớc ngoài ................................................................... 13
1.3.2. Các nghiên cứu trong nƣớc....................................................................... 17
1.4.

Khe hổng nghiên cứu ................................................................................. 23

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 ........................................................................................................ 25
CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU .................... 26
2.1.

Một số nội dung cơ bản về giao dịch các bên liên quan ......................... 26

2.1.1.

Khái niệm giao dịch các bên liên quan ............................................. 26

2.1.2.

Hình thức giao dịch các bên liên quan .............................................. 28

2.1.3.

Quy định về trình bày thông tin các bên liên quan ......................... 28

2.2.

Một số nội dung cơ bản về hành vi quản trị lợi nhuận .......................... 29

2.2.1.


Một số thuật ngữ và khái niệm chính ............................................... 29

2.2.2.

Cơ sở hành vi quản trị lợi nhuận ...................................................... 31

2.2.3.

Kỹ thuật quản trị lợi nhuận lợi ......................................................... 32

2.3.

Các lý thuyết nền tảng ............................................................................... 37

2.3.1.

Lý thuyết ủy nhiệm (agency theory) ................................................. 37

2.3.2.

Lý thuyết các bên liên quan (Stakeholder Theory) ......................... 39

2.3.3.

Lý thuyết tín hiệu (Signalling theory) ............................................... 40

2.4.

Mô hình nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu........................................ 41


2.4.1.

Mô hình nghiên cứu đề xuất .............................................................. 41

2.4.2.

Phát triển các giả thuyết nghiên cứu................................................. 44

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 ........................................................................................................ 45
CHƢƠNG 3: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................ 46
3.1.

Phƣơng pháp nghiên cứu .......................................................................... 46

3.2.

Quy trình nghiên cứu ................................................................................ 46

3.3.

Mô hình hồi quy và đo lƣờng biến trong mô hình .................................. 47

3.3.1.

Mô hình hồi quy .................................................................................. 47

3.3.2.

Đo lƣờng biến trong mô hình ............................................................. 47


3.4.

Thiết kế nghiên cứu ................................................................................... 51

3.4.1.

Mẫu nghiên cứu .................................................................................. 51


3.4.2.

Thu thập dữ liệu .................................................................................. 52

3.4.3.

Xử lý dữ liệu ........................................................................................ 52

3.4.4.

Phân tích dữ liệu ................................................................................. 53

KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 ........................................................................................................ 56
CHƢƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN ........................................ 57
4.1 Phân tích thực trạng quản trị lợi nhuận của các CTNY trên TTCK
Việt Nam ............................................................................................................... 57
4.2 Phân tích thực trạng tham gia vào giao dịch với bên liên quan của các
CTNY trên TTCK Việt Nam .............................................................................. 60
4.3


Thống kê mô tả các biến kiểm soát trong mô hình ................................. 62

4.4

Phân tích tƣơng quan ................................................................................ 63

4.5

Phân tích hồi quy ....................................................................................... 64

4.5.1

Lựa chọn ƣớc lƣợng hồi quy phù hợp............................................... 64

4.5.2

Kiểm định khuyết tật của mô hình do vi phạm các giả định .......... 67

4.5.3

Kết quả nghiên cứu ............................................................................. 70

4.6

Bàn luận về kết quả nghiên cứu ............................................................... 71

KẾT LUẬN CHƢƠNG 4 ........................................................................................................ 76
CHƢƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................... 77
5.1


Kết luận ...................................................................................................... 77

5.2

Kiến nghị .................................................................................................... 78

5.2.1

Đối với các công ty niêm yết............................................................... 78

5.2.2

Đối với các đối tƣợng khác ................................................................. 79

5.3

Hạn chế đề tài và hƣớng nghiên cứu trong tƣơng lai ............................. 80

KẾT LUẬN CHƢƠNG 5 ........................................................................................................ 81
KẾT LUẬN .................................................................................................................................. 82
DANH MỤC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BCLCTT

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ


BCTC

Báo cáo tài chính

BKS

Ban kiểm soát

CTCP

Công ty cổ phần

CTNY

Công ty niêm yết

DN

Doanh nghiệp

GDCK

Giao dịch chứng khoán

HĐQT

Hội đồng quản trị

HNX


Sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội

HOSE

Sàn giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh

IAS

Chuẩn mực kế toán Quốc tế

KQHĐKD

Kết quả hoạt động kinh doanh

RPTs

Giao dịch các bên liên quan

QTDN

Quản trị doanh nghiệp

QTLN

Quản trị lợi nhuận

TP. HCM

Thành phố Hồ Chí Minh


TTCK

Thị trường chứng khoán

VAS

Chuẩn mực kế toán Việt Nam

VN

Việt Nam


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1 Đo lường các biến trong mô hình .......................................................................... 50
Bảng 4.1. Thực trạng quản trị lợi nhuận ................................................................................ 57
Bảng 4.2. Thực trạng QTLN âm và QTLN dương ............................................................. 59
Bảng 4.3. Thực trạng giao dịch bán hàng với bên liên quan ............................................ 61
Bảng 4.4. Thống kê mô tả các biến kiểm soát ..................................................................... 62
Bảng 4.5. Thống kê tần số biến công ty kiểm toán ............................................................. 62
Bảng 4.6. Ma trận tương quan mô hình nghiên cứu ........................................................... 63
Bảng 4.7. Kết quả ước lượng hồi quy với Pooled OLS ..................................................... 64
Bảng 4.8. Kết quả ước lượng hồi quy với FEM .................................................................. 65
Bảng 4.9. Kết quả ước lượng hồi quy với REM .................................................................. 66
Bảng 4.10. Tổng hợp các kiểm định lựa chọn mô hình ..................................................... 67
Bảng 4.11. Giá trị VIF của mô hình nghiên cứu ................................................................. 68
Bảng 4.12. Kết quả ước lượng hồi quy mô hình FGLS ..................................................... 70
Bảng 4.13. Tổng hợp kết quả kiểm định ............................................................................... 71



DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ VÀ BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 4.1. Thực trạng QTLN theo năm ............................................................................. 58
Biểu đồ 4.2. Xu hướng QTLN.................................................................................................. 59
Biểu đồ 4.3. Thực trạng giao dịch bên liên quan của các CTNY trên ........................... 61
TTCK Việt Nam giai đoạn 2016 – 2018 ............................................................................... 61
Biểu đồ 4.4. Biều đồ phần dư có phân phối chuẩn ............................................................. 68


Ảnh hƣởng của giao dịch các bên liên quan đến quản trị lợi nhuận của các
công ty niêm yết – Bằng chứng thực nghiệm tại Việt Nam
TÓM TẮT
Nghiên cứu này xem xét tác động của giao dịch các bên liên quan (RPTs) đến
mức độ quản trị lợi nhuận (QTLN) của công ty niêm yết trên thị trường chứng
khoán Việt Nam, trong đó QTLN được đo lường theo mô hình Jones điều chỉnh của
Dechow và cộng sự (1995). Kết quả nghiên cứu cho thấy RPTs có mối quan hệ
cùng chiều với mức độ QTLN. Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu cũng cho thấy có 3
trong 5 biến kiểm soát được khảo sát: Dòng tiền hoạt động, quy mô công ty và đòn
bẩy tài chính có tác động đến mức độ QTLN. Công ty kiểm toán và tăng trưởng
doanh thu không có ý nghĩa thống kê với mức độ QTLN.
Từ khóa: Quản trị lợi nhuận; Giao dịch các bên liên quan; Dồn tích bất
thường; Chất lượng báo cáo tài chính.


Effects of related parties transactions to earnings management of listed
companies - Empirical evidence in Vietnam
ABSTRACT
This study examines the impact of related parties transactions (RPTs) on
earnings management levels of listed companies of Vietnam's stock market.
Earnings Management is measured through discretionary accruals according to
Modified Jones model (Dechow et al, 1995). The results show that RPTs have a

significant positive correlation with earnings management levels. In addition, the
study results also indicate that 3 out of 5 investigated control variables: Cash Flow,
Firm Size and Leverage have a significant correlation with earnings management
levels. Audit Firms and Sales Growth are not significant towards earnings
management levels.
Keywords: Earnings management; Related parties transactions;
Discretionary accruals; Financial reporting quality


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Quản trị lợi nhuận (QTLN) là một đề tài được nhiều nhà nghiên cứu trên thế
giới quan tâm khám phá như nghiên cứu của Healy (1985), DeAngelo (1986), Jones
(1991), Dechow và các cộng sự (1995)…Không chỉ vậy, ở Việt Nam, đề tài này
cũng được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm thực hiện đặc biệt là trong lĩnh vực kế
toán.
Có thể thấy rằng thông tin kế toán chỉ thật sự hữu ích cho việc ra quyết định
của các bên liên quan khi nó phản ánh trung thực tình hình tài chính cũng như
KQHĐKD của DN. Chính vì thế, chất lượng thông tin kế toán nói chung và chất
lượng của lợi nhuận được công bố là mối quan tâm hàng đầu đối với người sử dụng
thông tin kế toán để ra quyết định. Tuy nhiên, Lý thuyết đại diện được phát triển bởi
Jensen (1976) cho thấy sự xung đột lợi ích và bất cân xứng thông tin vừa là động cơ
vừa là cơ hội để nhà quản trị thực hiện hành vi QTLN theo mục đích nhằm bảo vệ
quyền lợi của họ làm cho BCTC không còn phản ánh được bản chất của tình hình
tài chính và KQHĐKD của DN. Do vậy, nghiên cứu về QTLN của các DN thực sự
có ý nghĩa thực tiễn trong bối cảnh hiện nay, đặc biệt là đối với các CTNY vì thông
tin của các CTNY được công bố rộng rãi và ảnh hưởng đến nhiều bên liên quan.
Chính vì lẽ đó, việc phát hiện ra những nhân tố nào ảnh hưởng đến QTLN sẽ

giúp cho người sử dụng thông tin có cái nhìn toàn diện hơn từ đó đưa ra quyết định
đúng đắn. Trong nước đã có rất nhiều công trình nghiên cứu để tìm ra các nhân tố
ảnh hưởng đến QTLN như những nhân tố liên quan đặc điểm công ty, đặc điểm
HĐQT, đặc điểm BKS, … Các nhân tố bên ngoài như công ty kiểm toán, thuế suất
thuế TNDN, …Tuy nhiên, các nghiên cứu về sự ảnh hưởng của giao dịch các bên
liên quan (RPTs) đến QTLN tại Việt Nam vẫn còn rất hạn chế.
Tại Diễn đàn quản trị công ty 2017 được tổ chức bởi Hội đồng Sáng kiến
Quản trị Công ty Việt Nam (VCGI) ngày 12/10/2017, ông Chris Razook, Trưởng
Bộ phận Quản trị Công ty của IFC, Khu vực Đông Á - Thái Bình Dương nhận định


2

“giao dịch với các bên liên quan luôn được đánh giá là tình huống có khả năng dẫn
đến xung đột lợi ích nên cần được kiểm soát, giám sát chặt chẽ”. Ngoài ra, do tính
chất đặc thù của giao dịch này có thể phát sinh nhiều vấn đề phức tạp trong việc
phân tích, xem xét liệu rằng các giao dịch đó có tác động đến lợi ích của công ty
hay không và mức độ tác động như thế nào, có rủi ro tư lợi từ giao dịch đó hay
không, có xảy ra vấn đề về xung đột lợi ích giữa các bên hay không, những điều này
được xem như là thách thức trong hoạt động quản trị doanh nghiệp (QTDN) của các
công ty hiện nay.
Bên cạnh đó, đã có nhiều nghiên cứu trên thế giới đã tìm thấy mối quan hệ
cùng chiều giữa RPTs và QTLN như nghiên cứu của Marchini và cộng sự (2018),
Sarlak và Akbari (2014), Rasheed và Mallikarjunappa (2018), điều này có nghĩa các
công ty có RPTs càng nhiều thì QTLN càng lớn. Mối quan hệ giữa RPTs và QTLN
đã được các nhà nghiên cứu nước ngoài kiểm định. Tuy nhiên, trong phạm vi hiểu
biết và thông qua việc thực hiện tổng quan nghiên cứu trong và ngoài nước liên
quan đến QTLN cũng như các nhân tố tác động đến QTLN, trong thời gian thực
hiện đề tài, tác giả thấy rằng mối quan hệ giữa RPTs và QTLN vẫn chưa thấy
nghiên cứu nào trong nước kiểm tra mối quan hệ này. Vì thế trong luận văn này, tác

giả sẽ thực hiện kiểm tra mối quan hệ giữa RPTs và QTLN của các CTNY (CTNY)
trên thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam với đề tài “Ảnh hưởng của giao dịch
các bên liên quan đến quản trị lợi nhuận của các CTNY – Bằng chứng thực nghiệm
tại Việt Nam”.
2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu
a)

Mục tiêu nghiên cứu
- Mục tiêu chung

Mục tiêu chung của nghiên cứu là xác định và phân tích ảnh hưởng của RPTs
đến mức độ QTLN của các CTNY trên TTCK VN. Dựa trên cơ sở phân tích kết quả
kiểm định được, tác giả tiến hành so sánh với kết quả của các nghiên cứu trước, kết
hợp với việc xem xét bối cảnh trong nước để đề xuất một số giải pháp mà tác giả


3

cho là cần thiết để giảm thiểu những tác động tiêu cực mà QTLN gây ra cũng như
kiểm soát tốt hơn RPTs.
- Mục tiêu cụ thể
Thứ nhất, xây dựng mô hình Ảnh hưởng của giao dịch các bên liên quan đến
mức độ QTLN tại các CTNY trên TTCK VN.
Thứ hai, kiểm định mô hình nghiên cứu.
b)

Câu hỏi nghiên cứu

Câu hỏi 1: Có tồn tại sự ảnh hưởng của RPTs đến mức độ QTLN tại các
CTNY trên TTCK VN?

Câu hỏi 2: Mức độ ảnh hưởng của RPTs đến mức độ QTLN trên BCTC tại các
CTNY VN như thế nào?
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Mức độ QTLN và sự ảnh hưởng của RPTs đến mức
độ QTLN.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Phạm vi về không gian: BCTC đã được kiểm toán của các CTNY trên
TTCK VN (niêm yết trên sàn HOSE và HNX) tại thời điểm cuối năm 2018. Không
bao gồm các công ty thuộc ngành tài chính, ngân hàng, bảo hiểm vì các quy định
hiện hành về lập và trình bày BCTC của các công ty thuộc những ngành này không
đồng nhất với các công ty thuộc những ngành còn lại trong mẫu nghiên cứu.
+ Phạm vi về thời gian: Dữ liệu nghiên cứu trong giai đoạn 3 năm 2016 2018.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu tác giả vận dụng phương pháp nghiên cứu
định tính kết hợp phương pháp nghiên cứu định lượng:


4

Để giải quyết mục tiêu thứ nhất, tác giả dùng phương pháp nghiên cứu định
tính: Thông qua việc tổng hợp các lý thuyết có iên quan, kết hợp với phân tích và
tổng hợp kết quả của các nghiên cứu trước về các nhân tố tác động đến QTLN, tác
giả tiến hành xây dựng mô hình và phát triển các giả thuyết nghiên cứu.
Để giải quyết mục tiêu thứ hai, tác giả vận dụng phương pháp nghiên cứu định
lượng: Tác giả thực hiện thu thập số liệu thứ cấp để đo lường các biến trong mô
hình. Dữ liệu được thu thập từ BCTC đã được kiểm toán của các CTNY trên
TTCK VN từ năm 2016 đến năm 2018 (website: Dữ
liệu sau khi thu thập và tính toán sẽ được tổng hợp thành dạng bảng (panel data)
trên Excell 2010 và được đưa vào phần mềm STATA 13 để xử lý. Dựa trên kết quả
thu được tác giả so sánh với kết quả của các nghiên cứu trước, đồng thời xem xét

bối cảnh nghiên cứu trong nước để xác định một số giải pháp mà tác giả cho là cần
thiết để giảm thiểu những tác động tiêu cực mà QTLN gây ra cũng như làm sao để
kiểm soát tốt RPTs và một số giải pháp có liên quan khác.
5. Đóng góp của luận văn
- Về mặt lý luận:
Kết quả nghiên cứu góp phần bổ sung hiểu biết về sự ảnh hưởng của RPTs đến
mức độ QTLN, cũng như có ý nghĩa trong việc kiểm định lại ảnh hưởng của một số
nhân tố kiểm soát đến mức độ QTLN đã được khảo sát trong các nghiên cứu trước.
- Về mặt thực tiễn:
Nghiên cứu của luận văn thực hiện đo lường và đánh giá thực trạng mức độ
QTLN của các CTNY trên TTCK VN. Quan trọng hơn, kết quả kiểm định cho thấy
sự ảnh hưởng cũng như mức độ ảnh hưởng của RPTs và các biến kiểm soát trong
mô hình đến mức độ QTLN. Đồng thời, tác giả cũng đã đề xuất một số giải pháp
cần thiết để giảm thiểu những tác động tiêu cực mà QTLN gây ra cũng như kiểm
soát tốt hơn RPTs. Vì vậy, kết quả của nghiên cứu này là tài liệu tham khảo khá hữu
ích cho các đối tượng có liên quan trong việc đưa ra các quyết định phù hợp.


5

6. Kết cấu của luận văn
Phần mở đầu: Phần này bao gồm các nội dung về lý do chọn đề tài, mục tiêu
nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp
nghiên cứu, đóng góp của luận văn và kết cấu của luận văn.
Chƣơng 1. Tổng quan về các nghiên cứu trƣớc có liên quan: Chương này
sẽ tổng quan các nghiên cứu về các mô hình đo lường mức độ QTLN, các phương
pháp đo lường RPTs, các nhân tố tác động đến mức độ QTLN, từ đó tìm ra khe
hổng nghiên cứu và xác định nội dung nghiên cứu cho luận văn.
Chƣơng 2. Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu: Chương này trình bày
một số khái niệm quan trọng liên quan đến QTLN và RPTs, cơ sở hành vi QTLN,

các kỹ thuật QTLN, các lý thuyết nền tảng và mô hình nghiên cứu.
Chƣơng 3. Phƣơng pháp nghiên cứu: Chương này trình bày các nội dung về
quy trình nghiên cứu, mô hình hồi quy và đo lường biến trong mô hình, thiết kế
nghiên cứu và phương pháp phân tích số liệu.
Chƣơng 4. Kết quả nghiên cứu và bàn luận: Chương này tập trung vào việc
phân tích và bàn luận về kết quả của nghiên cứu.
Chƣơng 5. Kết luận và kiến nghị: Đề xuất một số giải pháp mà theo tác giả
cho là cần thiết góp phần kiểm soát tốt RPTs, hạn chế tác động tiêu cực của QTLN.


6

CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƢỚC LIÊN QUAN
1.1. Tổng quan các nghiên cứu trƣớc về các cách đo lƣờng giao dịch các bên
liên quan
1.1.1. Các nghiên cứu ở nƣớc ngoài
Giao dịch phát sinh giữa đơn vị báo cáo và các bên liên quan rất đa dạng dưới
nhiều hình thức khác nhau. Chính vì vậy, RPTs cũng được đo lường theo nhiều
cách khác nhau như:
Nghiêm cứu của Chu-Yang và Hsu Joseph (2010) RPTs được đo lường như
sau: RP sales: giao dịch bán hàng với các bên liên quan (được tính bằng doanh thu
bán hàng với các bên liên quan chia cho tổng doanh thu trong năm); RP purchase:
giao dịch mua hàng với bên liên quan (được tính bằng giao dịch mua hàng với bên
liên quan chia cho giá vốn hàng bán trong năm); RPAG: Lãi thanh lý tài sản cho các
bên liên quan (được tính bằng lãi thanh lý tài sản cho các bên liên quan chia cho
danh thu trong năm); RPAL: Lỗ thanh lý tài sản cho các bên liên quan (được tính
bằng lỗ thanh lý tài sản cho các bên liên quan chia cho danh thu trong năm); RPIR:
Doanh thu tài chính với bên liên quan (được tính bằng doanh thu tài chính với bên
liên quan chia cho doanh thu trong năm); RPIE: Chi phí tài chính với bên liên quan
(được tính bằng chi phí tài chính với bên liên quan chia cho doanh thu trong năm).

Nghiên cứu của Kuan và cộng sự (2010) đo lường RPTs bằng cách lấy tổng
giá trị RPTs chia cho tổng tài sản năm trước liền kề. Trong đó tổng giá trị RPTs bao
gồm các giao dịch hình thành tài sản, hình thành nợ phải trả, các giao dịch phát sinh
doanh thu và chi phí với các bên liên quan.
Nghiên cứu của Chen và cộng sự (2011) RPTs được đo lường bằng cách lấy
tổng giá trị các giao dịch RPTs phát sinh trong năm chia cho tổng tài sản năm trước
liền kề. Trong đó RPTs bao gồm 5 loại giao dịch sau: quan hệ thương mại, bán tài
sản phi tiền tệ, chi phí hành chính, nhượng quyền thương mại và tiền bản quyền và
cho thuê.


7

Nghiên cứu của Srinivasan (2013) RPTs bao gồm ba loại chính dùng để xem
xét mối quan hệ giữa ROA và RPTs là RP_INC: Thu nhập từ cung cấp dịch vụ cho
các bên liên quan (được tính bằng thu nhập từ cung cấp dịch vụ cho các bên liên
quan chia cho tổng thu nhập của công ty trong năm); RP_EXP: Chi phí với bên liên
quan bao gồm mua hàng hóa, nhận dịch vụ, chi phí khác (được tính bằng tỷ lệ phần
trăm so với tổng chi phí của công ty trong năm); RP_LABG: Cho vay và ứng trước
cho các bên liên quan như các khoản hỗ trợ tài chính cho các bên liên quan bao gồm
cả các khoản bảo lãnh (được tính bằng tỷ lệ phần trăm so với tổng tài sản).
Nghiên cứu của El-Helaly và cộng sự (2018) RPTs được đo lường theo
Ryngaert và Thomas (2012), RPTs được đo lường thông qua một biến giả, RPTs
bằng 1 khi tổng giá trị RPTs được đính kèm vượt quá 1% tổng tài sản, giá trị RPTs
của 1 năm quan sát cho mỗi công ty bao gồm giá trị bán hàng, mua hàng, số dư
công nợ giữa công ty với các bên liên quan.
Nghiên cứu của Marchini và cộng sự (2018) RPTs được đo lường bằng cách
lấy logarit của giá trị giao dịch hàng năm (Hu và các cộng sự., 2012). Với mỗi quan
sát ứng với mỗi năm của một công ty, tác giả tính tổng giá trị của các giao dịch bán
hàng phát sinh trong năm với bên liên quan (RPT sales) và sau đó lấy logarit của

tổng này.
1.1.2. Các nghiên cứu trong nƣớc
Mặc dù, giao dịch các bên liên quan có nhiều nhà nghiên cứu nước ngoài
quan tâm nghiên cứu và có nhiều cách đo lường khác nhau. Tuy nhiên, trong nước
các nghiên cứu về giao dịch bên liên quan vẫn còn rất hạn chế. Chính vì thế, tác giả
chưa tìm thấy cách đo lường nào theo các nhà nghiên cứu trong nước.
1.2. Tổng quan các nghiên cứu trƣớc về các mô hình đo lƣờng mức độ quản
trị lợi nhuận
Các mô hình đo lường mức độ QTLN dựa trên cơ sở dồn tích (AEM): Các nhà
nghiên cứu đo lường mức độ QTLN thông qua biến dồn tích có thể điều chỉnh


8

(DA), nó được tính bằng cách lấy tổng dồn tích (TA) trừ cho các khoản dồn tích
không thể điều chỉnh (các khoản dồn tích phát sinh bình thường - NDA). Trên thế
giới có những mô hình đo lường phổ biến sau: The Healy Model (1985), The
DeAngelo Model (1986), The Jones Model (1991), Modified Jones Model (1995),
The Friedlan (1994). Đối với việc đo lường mức độ QTLN thông qua nghiệp vụ
kinh tế phát sinh (REM) không thể không kể đến mô hình của Roychowdhury
(2006).
1.2.1.

Mô hình The Healy Model (1985)
TAit

NDAit 




A

it 1

t

n

DAit = TAit/Ait-1 – NDAit

Trong đó :
n : số năm trong kỳ ước tính
i:

công ty i cần nghiên cứu mức độ điều chỉnh lợi nhuận

t:

năm sự kiện (năm nghiên cứu mức độ điều chỉnh lợi nhuận)

Mô hình Healy (1985) được xem là mô hình đo lường QTLN đầu tiên, Theo
Healy (1985) tổng dồn tích là phần chênh lệch giữa lợi nhuận được báo cáo và dòng
tiền từ hoạt động kinh doanh. Tổng dồn tích (TA) bao gồm hai phần: dồn tích điều
chỉnh (DA) và dồn tích không điều chỉnh (NDA), tác giả cho rằng NDA không thay
đổi theo thời gian, do vậy QTLN được đo lường thông qua DA. Khi DA bằng 0
cũng đồng nghĩa với việc không tồn tại hành vi điều chỉnh lợi nhuận, khi đó DA
bằng NDA và NDA chính là giá trị trung bình của TA.
1.2.2.

Mô hình DeAngelo Model (1986)


Biến kế toán dồn tích không thể điều chỉnh của công ty i tại năm sự kiện t:

NDAit 

TAit 1
Ait  2


9

Biến kế toán dồn tích có thể điều chỉnh của công ty i tại năm sự kiện t:

DAit 

TAit
 NDAit
Ait 1

DeAngelo (1986) cho rằng sự biến đổi về mức độ dồn tích giữa hai kỳ chính là
mức độ điều chỉnh lợi nhuận nên phần biến kế toán dồn tích có thể điều chỉnh (DA)
được đo lường bằng chênh lệch biến kế toán dồn tích giữa hai kỳ. Mô hình của
DeAngelo (1986) khác biệt với mô hình Healy (1985) phần biến kế toán dồn tích
không thể điều chỉnh (NDA) được đo lường theo giá trị biến kế dồn tích của năm
trước (TAt-1) thay vì trung bình biến kế toán dồn tích trong giai đoạn nghiên cứu.
Mô hình DeAngelo (1986) không thật sự chính xác để ước tính giá trị biến kế
toán dồn tích không thể điều chỉnh (NDA) làm ảnh hưởng đến kết quả tính toán
chung của mô hình khi giả định rằng giá trị biến kế toán dồn tích không thể điều
chỉnh (NDA) không thay đổi theo thời gian. Bởi vì giá trị biến kế toán dồn tích
không thể điều chỉnh (NDA) chịu ảnh hưởng nhất định bởi mức độ hoạt động kinh

doanh của doanh nghiệp, do vậy nếu doanh nghiệp đang trong thời gian đoạn phát
triển, mở rộng quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh thì giá trị biến kế toán dồn
tích không thể điều chỉnh (NDA) có thể biến động dẫn đến kết quả tính toán của mô
hình sai lệch nhiều so với thực tế.
1.2.3.

Mô hình Jones Model (1991)

REVit
NDAit
PPE it
1
 1
 2
 3
  it
Ait 1
Ait 1
Ait 1
Ait 1
Trong đó :
REVit

: Doanh thu thuần công ty i năm t trừ doanh thu thuần công ty i năm t-1

PPEit

: Nguyên giá TSCĐ hữu hình công ty i cuối năm t

Ait-1


: Tổng tài sản công ty i cuối năm t-1

α1, α2, α3 : Các tham số của từng công ty


10

Các tham số α1, α2, α3 ở mô hình trên được tính thông qua mô hình sau ở kỳ
ước tính:

REVit
TAit
PPE it
1
 a1
 a2
 a3
  it
Ait 1
Ait 1
Ait 1
Ait 1
Trong đó :
a1 , a2 , a3

: Kết quả ước tính α1, α2, α3 thông qua ước tính OLS

TAit


: Tổng dồn tích công ty i năm t

 it

:

Phần dư, đại diện cho phần dồn tích có thể điều chỉnh công ty i
năm t

Mô hình Jones (1991) khắc phục hạn chế quan trọng của mô hình Healy
(1985) và mô hình DeAngelo (1986) khi giả định biến kế toán dồn tích không thể
điều chỉnh (NDA) không thay đổi theo thời gian đã được loại bỏ. Theo Jones (1991)
biến kế toán dồn tích không thể điều chỉnh của công i năm t (NDAit) là một hàm số
thay đổi theo doanh thu (RVEit) và tài sản cố định hữu hình (PPEit), tính tổng biến
dồn tích của công ty i năm t (TAit) bằng cách lấy lợi nhuận sau thuế (NIit) trừ đi
dòng tiền từ hoạt động kinh doanh (CFOit), và dồn tích có thể điều chỉnh (DAit) là
phần chênh lệch của tổng dồn tích (TAit) sau khi trừ đi dồn tích không điều chỉnh
(NDAit).
1.2.4.

Mô hình Friedlan Model (1994)

Biến kế toán dồn tích có thể điều chỉnh (DA) được tính theo mô hình sau :

DAit 

TAit
TAit 1

Sales it Sales it 1


Trong đó :
Salesit

: Doanh thu công ty i năm t

TAit

: Tổng dồn tích công ty i năm t = Lợi nhuận sau thuế năm t (NIit)
– Lưu chuyển tiền thuần từ HĐKD năm t (CFOit)


11

Mô hình Friedlan (1994) là một biến thể của mô hình DeAngelo (1986),
Friendlan đã đưa vào mô hình biến doanh thu để kiểm soát sự thay đổi trong mức
độ hoạt động của doanh nghiệp. Do vậy, giá trị biến kế toán dồn tích có thể điều
chỉnh (DA) và biến kế toán dồn tích không thể điều chỉnh (NDA) theo mô hình
Friedlan (1994) được tính toán chính xác hơn hai mô hình của DeAngelo (1986) và
Healy (1985).
1.2.5.

Mô hình Modified Jones Model (Dechow và các cộng sự 1995)

1
REVit  REC it
NDAit
PPEit
 1
 2

 3
  it
Ait 1
Ait 1
Ait 1
Ait 1
Trong đó :
RECt

: Phải thu khách hàng cuối năm t – Phải thu khách hàng cuối năm t-1

α1, α2, α3 : Được ước lượng theo mô hình gốc của Jones
Dechow (1995) và các cộng sự của mình tiếp tục hoàn thiện mô hình Jones
(1991) khi thay thế doanh thu (REV) bằng biến doanh thu bằng tiền. Trong đó, biến
doanh thu bằng tiền được tính bằng chênh lệch giữa biến động doanh thu (ΔREVt)
và biến động khoản phải thu khách hàng (ΔRECt). Điều này đã loại bỏ đi hạn chế
của mô hình Jones là xem doanh thu như biến không thể điều chỉnh. Theo Chen
(2010) Mô hình Modified Jones (1995) là mô hình phổ biến nhất và hiệu quả nhất
để đo lường biến kế toán dồn tích có thể điều chỉnh (DA) hay phát hiện hành vi điều
chỉnh lợi nhuận của doanh nghiệp.
1.2.6.

Mô hình đo lƣờng QTLN thực của Roychowdhury (2006)

Roychowdhury (2006) đo lường QTLN thông qua nghiệp vụ kinh tế phát sinh
bằng cách sử dụng giá trị bất thường của dòng tiền từ hoạt động kinh doanh
(RMCFO), được tạo ra từ việc tăng tốc thời gian bán hàng thông qua tăng cường
giảm giá nới lỏng các điều khoản tín dụng (increased price discounts and/or more
lenient credit terms). Thứ hai, Giá trị bất thường trong chi phí sản xuất (RMPROD),
xảy ra do sản xuất thái quá (overproduction), dẫn đến chi phí cố định trên mỗi đơn



12

vị hàng hóa ra thấp hơn và giảm giá vốn hàng bán. Cuối cùng, mức độ bất thường
của chi phí tùy ý (RMDIX), được tạo ra do cắt giảm các chi phí tùy ý như quảng
cáo, nghiên cứu và phát triển và chi phí hành chính (SG & A). RMCFO, RMPROD
và RMDIX lần lượt được đo lường thông qua các phương trình (1), (2) và (3) :

CFOit
Sales it
Sales it
1
  0  1
 1
 2
  1it (1)
Ait 1
Ait 1
Ait 1
Ait 1
Sự bất thường (abnormal) của CFO (RMCFO) được đo lường bằng cách ước
tính phần dư (ε1it) của phép hồi quy trên (regression residual). Bởi vì sự giảm giá
và nới lỏng các điều khoản tín dụng sẽ dẫn đến kết quả dồng tiền vào thấp hơn trong
kỳ hiện tại, phần dư âm hàm ý dòng tiền từ hoạt động kinh doanh thấp bất thường
cho thấy nhiều thao túng bán hàng (doanh thu) để QTLN được báo cáo theo hướng
tăng lên.

PRODit
Sales it

Sales it
Sales it 1
1
  0  1
 1
 2
 3
  2it (2)
Ait 1
Ait 1
Ait 1
Ait 1
Ait 1
Sự bất thường (abnormal) trong chi phí sản xuất (RM PROD) là sự khác nhau
giữa chi phí sản xuất thực tế và chi phí sản xuất bình thường được ước tính bằng
phần dư của công thức trên. Sản xuất thái quá sẽ dẫn đến kết quả phần dư trong
công thức trên dương. Do vậy, phần dư cao sẽ dẫn đến giá trị RMPROD cao hơn
điều đó chỉ ra rằng thao túng hoạt động thực tế thông qua sản xuất thái quá.

DISEXPit
Sales it 1
1
  0  1
 1
  3it (3)
Ait 1
Ait 1
Ait 1
DISEXP it: Chi phí tùy ý được tính bằng tổng chi phí bán hàng, chi phí chung
và chi phí hành chính của công ty i năm t. Mức độ bất thường (abnormal) của chi

phí tùy ý (RMDISX) được ước tính bằng phần dư của công thức trên. Phần dư âm
chỉ ra rằng công ty đã cắt giảm chi phí tùy ý để tăng lợi nhuận được báo cáo .
Trong đó:


13

CFOit : Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh của công ty i năm t
PRODit : Giá vốn hàng bán của công ty i năm t
DISEXPit : Chi phí bán hàng, chi phí chung và chi phí hành chính của công ty
i năm t
Salesit : Doanh thu thuần của công ty i trong năm t
Salesit : Chênh lệch doanh thu thuần giữa năm t và năm t-1 của công ty i
Ait : Tổng tài sản của công ty i cuối năm t
 1it ,  2it ,  3it

: Phần dư của các phương trình (1), (2) và (3) tương ứng với

RMCFO, RMPROD và RMDIX.
Mức QTLN thông qua nghiệp vụ kinh tế phát sinh (REM) = RMCFO +
RMPROD + RMDIX
1.3. Tổng quan các nghiên cứu trƣớc về các nhân tố tác động đến quản trị
lợi nhuận
1.3.1.

Các nghiên cứu ở nƣớc ngoài

Gordon và Henry (2005) thực hiện kiểm tra xem liệu RPTs có liên quan đến
QTLN hay không. Nghiên cứu được hình thành dựa trên hai quan điểm, nếu giám
đốc điều hành hoặc thành viên HĐQT của công ty tham gia vào RPTs để chiếm

đoạt nguồn lực của công ty, khi đó họ có động cơ để thực hiện QTLN nhằm mục
đích có thêm những quyền lợi khác hoặc để che giấu đi sự chiếm đoạt đó của mình.
Một góc nhìn khác, RPTs chỉ đơn thuần đáp ứng đầy đủ yêu cầu kinh tế khác của
công ty, khi đó họ không có động cơ để thực hiện QTLN, trong trường hợp này
RPTs không cần phải che giấu hay bù đáp. Do đó, tác giả không mong đợi một mối
quan hệ nào giữa RPTs và QTLN. Nghiên cứu này được thực hiện với mẫu 331
công ty trong 2 năm 2000 và 2001. Tác giả sử dụng các khoản dồn tích bất thường
điều chỉnh (adjusted abnormal accruals) để đo lường QTLN. Kết quả kiểm định cho
thấy có mối quan hệ cùng chiều giữa QTLN với một số loại giao dịch nhất định với


14

bên liên quan như tài trợ vốn với lãi suất cố định từ các bên liên quan (fixed-rate
financing from related parties). Giải thích cho kết quả này là do các công ty nhận
được tài trợ tài chính từ các bên liên quan thay vì là với bên thứ ba, do họ không thể
nhận tài trợ từ bên ngoài hay vì những lý do khác, điều đó có thể là động cơ để họ
thực hiện QTLN để có được những khoản tài trợ tài chính trong tương lai từ bên
liên quan. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy không có mối quan hệ nào giữa QTLN
với một số loại giao dịch nhất định với bên liên quan như cho vay, giao dịch bất
động sản, mua hàng, dịch vụ trực tiếp. Nhìn chung, chỉ đối với một số giao dịch với
bên liên quan nhất định có liên quan đến QTLN. Do vậy, sự hiện diện đơn thuần
của RPTs không nhất thiết là một dấu hiệu cho thấy một công ty có khả năng tham
gia QTLN nhiều hơn.
Bài nghiên cứu của Chu-Yang và Hsu Joseph (2010) được thực hiện nhằm
kiểm tra liệu rằng RPTs có làm giảm hiệu suất hoạt động của công ty hay không,
bên cạnh đó kiểm tra xem liệu QTDN tốt có thể giảm bớt tác động của RPTs đến
hiệu suất hoạt động của công ty. Tác giả sử dụng tỷ suất lợi nhuận trên trung bình
tổng tài sản (ROA) để đo lường hiệu suất hoạt động của công ty, cơ chế QTDN
được đo lường thông qua hai dại diện là công ty kiểm toán Big_N CPA và tính độc

lập của HĐQT và BKS. Kết quả thực nghiệm cho thấy RPTs tác động ngược chiều
với ROA, điều đó cho thấy các công ty có RPTs càng cao thì có hiệu suất hoạt động
càng thấp. Đồng thời, cơ chế QTDN tốt sẽ chuyển RPTs từ xung đột lợi ích thành
giao dịch hiệu quả, điều này nói lên rằng cơ chế QTDN tốt sẽ cắt giảm ảnh hưởng
xấu của RPTs đến hiệu suất hoạt động của công ty.
Nghiên cứu của Kuan và cộng sự (2010) nhằm xem xét mối quan hệ giữa
RPTs và QTLN tại các công ty niên yết trên TTCK Indonesian trong 2 năm 2004 và
2005 với mẫu 50 công ty. Giả thuyết nghiên cứu được phát triển dựa trên nền tảng
của lý thuyết ủy nhiệm (agency theory), theo đó sự tồn tại của RPTs thể hiện sự
xung đột lợi ích có thể dẫn đến thực hiện QTLN và chiếm hữu được thực hiện bởi
các cổ đông kiểm soát đối với cổ đông thiểu số. Bài nghiên cứu sử dụng mô hình


×