Tải bản đầy đủ (.pdf) (53 trang)

Ảnh hưởng của hành vi tránh thuế đến hợp đồng vay ngân hàng của các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán tp hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (556.1 KB, 53 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
--------------------****--------------------

NGUYỄN THỊ BẢO CHÂU

ẢNH HƯỞNG CỦA HÀNH VI TRÁNH THUẾ ĐẾN
HỢP ĐỒNG VAY NGÂN HÀNG CỦA CÁC CÔNG
TY NIÊM YẾT TRÊN SÀN CHỨNG KHOÁN TP. HỒ
CHÍ MINH.

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. Hồ Chí Minh - Năm 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
--------------------****--------------------

NGUYỄN THỊ BẢO CHÂU

ẢNH HƯỞNG CỦA HÀNH VI TRÁNH THUẾ ĐẾN
HỢP ĐỒNG VAY NGÂN HÀNG CỦA CÁC CÔNG
TY NIÊM YẾT TRÊN SÀN CHỨNG KHOÁN TP. HỒ
CHÍ MINH.

Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng
Mã số: 8340201
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ



Người hướng dẫn khoa học:
TS. LÊ ĐẠT CHÍ

TP. Hồ Chí Minh - Năm 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ : “Ảnh Hưởng Của Hành Vi Tránh Thuế Đến
Hợp Đồng Vay Ngân Hàng Của Các Công Ty Niêm Yết Trên Sàn Chứng Khoán Tp.
Hồ Chí Minh” Là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong
luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên
cứu nào khác.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 26 tháng 03 năm 2019
Người cam đoan

Nguyễn Thị Bảo Châu


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
TÓM TẮT - ABSTRACTS
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ................................................................................... 1
Lý do chọn đề tài ......................................................................................... 1
Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................... 2
1.2.1. Mục tiêu tổng quát ................................................................................... 2

1.2.2. Mục tiêu cụ thể ........................................................................................ 2
1.3.
Câu hỏi nghiên cứu ...................................................................................... 2
1.4.
Đối tượng nghiên cứu .................................................................................. 3
1.5.
Phạm vi nghiên cứu ..................................................................................... 3
1.6.
Ý nghĩa nghiên cứu ...................................................................................... 3
1.6.1. Ý nghĩa về mặt khoa học: ......................................................................... 3
1.6.2. Ý nghĩa về mặt thực tiễn .......................................................................... 3
1.7.
Kết cấu đề tài ............................................................................................... 3
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT, CÁC KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM

1.1.
1.2.

VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢ THIẾT. ........................................................................ 5
Một số khái niệm cơ bản .............................................................................. 5
2.1.1. Thuế thu nhập doanh nghiệp .................................................................... 5
2.1.1.1. Khái niệm......................................................................................... 5
2.1.1.2. Đặc điểm .......................................................................................... 5
2.1.1.3. Đặc điểm của thuế TNDN trong nền kinh tế thị trường..................... 6
2.1.2. Chênh lệch giữa chính sách thuế và chế độ kế toán .................................. 8
2.1.3. Hợp đồng vay ngân hàng. ........................................................................ 9
2.1.4. Tránh thuế................................................................................................ 9
2.2.
Tổng quan lý thuyết và các kết quả thực nghiệm liên quan .......................... 9
2.3.

Đề xuất giả thuyết ...................................................................................... 12
CHƯƠNG 3: MÔ TẢ THỰC NGHIỆM ............................................................ 15

2.1.

3.1.
3.2.

Phương Pháp Nghiên Cứu .......................................................................... 15
Dữ liệu ....................................................................................................... 15


Định nghĩa các biến ................................................................................... 15
3.3.1. Nhóm biến quyết định tín dụng ngân hàng ............................................. 15
3.3.2. Nhóm biến tránh thuế. ............................................................................ 15
3.3.3. Nhóm biến đặc trưng của doanh nghiệp ................................................. 18
3.3.4. Một số biến khác .................................................................................... 18
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ PHÂN TÍCH THỰC NGHIỆM .......................... 20

3.3.

4.1.
Ảnh hưởng và mối quan hệ của hành vi tránh thuế đến hợp đồng vay ngân
hàng .................................................................................................................. 20
4.1.1. Ảnh hưởng của hành vi tránh thuế đến hợp đồng vay ngân hàng ............ 20
4.1.1.1.Kết quả nghiên cứu............................................................................ 20
4.1.1.2.Phân tích thực nghiệm. ...................................................................... 22
4.1.2. Mối quan hệ của hành vi tránh thuế và quyết định cho vay của ngân
hàng...
.............................................................................................................. 24

4.1.2.1.Kết quả nghiên cứu ............................................................................ 24
4.1.2.2.Phân tích thực nghiệm. ...................................................................... 27
4.2.
Các yếu tố ảnh hưởng của việc tránh thuế đối với hợp đồng vay ngân hàng. ..
.................................................................................................................. 28
4.2.1. Xem xét rủi ro vỡ nợ .............................................................................. 28
4.2.1.1. Kết quả nghiên cứu ........................................................................ 28
4.2.1.2. Phân tích thực nghiệm. ................................................................... 29
4.2.2. Sự khác biệt giữa các khoản vay dài hạn và các khoản vay ngắn hạn ..... 30
4.2.2.1. Kết quả nghiên cứu ........................................................................ 30
4.2.2.2. Phân tích thực nghiệm. ................................................................... 32
4.2.3. Xem xét tính minh bạch của doanh nghiệp ............................................. 33
4.2.3.1. Kết quả nghiên cứu ........................................................................ 33
4.2.3.2. Phân tích thực nghiệm. ................................................................... 34
4.2.4. Xem xét sự phối hợp về lợi ích giữa cổ đông và chủ nợ ......................... 35
4.2.5. Sự khác biệt trong tác động của việc tránh thuế đối với các khoản vay
ngân hàng theo quy mô doanh nghiệp .................................................................... 35
4.2.5.1. Kết quả nghiên cứu ........................................................................ 35
4.2.5.2. Phân tích thực nghiệm. ................................................................... 37
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ GIẢI PHÁP CỦA HÀNH VI TRÁNH THUẾ
TNDN. .................................................................................................................. 39
5.1.
Kết luận ..................................................................................................... 39
5.2.
Nhược điểm ............................................................................................... 39
5.3.
Giải pháp khắc phục .................................................................................. 40
TÀI LIỆU THAM KHẢO



DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
A.

Tiếng Việt

TNDN

Thu nhập doanh nghiệp

Tp. HCM

Thành phố Hồ Chí minh

SXKD

Sản xuất kinh doanh

NNT

Người nộp thuế

ETR

Thuế suất hiệu lực

BT_diff

Chênh lệch giữa chính sách thuế và chế độ kế toán

BTda_diff


Chênh lệch giữa chính sách thuế và chế độ kế toán có kiểm
soát bởi các khoản tích lũy linh hoạt.

BTper_diff

Chênh lệch giữa chính sách thuế và chế độ kế toán có kiểm
soát bởi các khoản chênh lệch vĩnh viễn.

B.

Tiếng Anh.

Year fix effect

Mô hình hiệu ứng cố định năm

Industry fix effect

Mô hình hiệu ứng cố định ngành

Number of observations Số lượng quan sát
R-Squared

R2

Constant

Hằng số


All control Variables

Tất cả biến kiểm soát

Large firm

Công ty có quy mô lớn

Small firm

Công ty có quy mô nhỏ

Loan structure

Cấu trúc khoản vay

Loan cost

Chi phí vay

Loan maturity

Thời hạn cho vay


DANH MỤC CÁC BẢNG
BẢNG

TÊN BẢNG


SỐ
TRANG

Bảng 4.1

Thống kê mô tả của các biến sử dụng trong nghiên

20

cứu
Bảng 4.2

Kiểm định t giữa quyết định cho vay của ngân hàng

21

và hành vi tránh thuế
Bảng 4.3

Mối quan hệ giữa tránh thuế và quyết định cho vay

24

của ngân hàng
Bảng 4.4

Mối quan hệ giữa tránh thuế và khả năng vỡ nợ

28


Bảng 4.5

Ảnh hưởng của việc tránh thuế đối với các khoản vay

30

dài hạn và các khoản vay ngắn hạn
Bảng 4.6

Ảnh hưởng của tính minh bạch thông tin đối với các

33

khoản vay ngân hàng liên quan đến hành vi tránh thuế
(kết quả dựa trên khoản tích lũy linh hoạt).
Bảng 4.7

Kiểm định sự khác biệt trong tác động của việc tránh
thuế đối với các khoản vay ngân hàng theo quy mô
doanh nghiệp

36


TÓM TẮT
Bài nghiên cứu này xem xét ảnh hưởng của việc tránh thuế TNDN lên các hợp
đồng nợ vay ngân hàng. Tác giả sử dụng số liệu của 137 công ty niêm yết trên sàn
chứng khoán Tp.HCM trong giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2017, sử dụng phần
mềm stata để hồi quy ước lượng cho kết quả định lượng. Kết quả của bài nghiên cứu
phát hiện hành vi tránh thuế có ảnh hưởng đến các hợp đồng vay nợ ngân hàng của

các công ty trên sàn chứng khoán Tp.HCM, cụ thể mức độ tránh thuế TNDN có tương
quan thuận với chi phí vay và tương quan nghịch với thời hạn cho vay, cho thấy các
ngân hàng đã tăng chi phí tài chính đối với các công ty có hành vi tránh thuế. Tác giả
cũng thấy rằng hành vi tránh thuế TNDN chủ yếu đến từ các khoản vay dài hạn và
không làm tăng khả năng vỡ nợ. Tác động tiêu cực của hành vi tránh thuế TNDN đối
với các giao dịch vay ngân hàng giảm khi tính minh bạch của công ty tăng lên, phát
hiện này cho thấy chi phí đại diện tiềm ẩn của hành vi tránh thuế là nhân tố quan
trọng đối với các hợp đồng vay ngân hàng, điều này cũng hỗ trợ lý thuyết cơ cấu
người ủy quyền – người đại diện trong việc tránh thuế. Và tác động tiêu cực từ hành
vi tránh thuế là như nhau đối với các công ty có sự kiểm soát của nhà nước và công
ty có sự kiểm soát của tư nhân. Bên cạnh đó, với mức độ ảnh hưởng tiêu cực từ hành
vi tránh thuế TNDN thì các ngân hàng thường đối xử khắt khe hơn đối với các công
ty có quy mô nhỏ, cụ thể là các ngân hàng sẽ cung cấp chi phí vay cao hơn nhưng
thời hạn cho vay ngắn hơn đối với các công ty có quy mô nhỏ. Bài nghiên cứu cũng
đưa ra giải pháp nhằm khắc phục tình trạng tránh thuế TNDN.


ABSTRACTS
This research examines the effect of corporate tax avoidance on bank debt
contracts. The author using the data of Ho Chi Minh City listed firms in the period
from 2010 to 2017, use stata software to OLS regression for quantitative results. The
result of the research disclose tax avoidance behavior affect bank loan contracts of
Ho Chi Minh City listed firms, in particular tax avoidance is positively associated
with loan costs but negatively correlated with loan terms, suggesting that banks have
raised financing costs for tax-avoiding companies. The author find the effect of tax
avoidance behavior on bank loans mainly comes from long-term loans rather than
short-term loans and tax avoidance behavior don’t increases the likelihood of a
company’s debt default. The effect of tax avoidance on bank loan contracts decreases
when the transparency of corporate financial information increases. These findings
show that the potential agency cost of tax avoidance is an important factor that affects

bank loan covenants, which also supports the theory of the principal-agent framework
of tax avoidance. And the negative effect of tax avoidance behavior of state-owned
companies and private holding are equa. Besides that, banks are less tolerant toward
corporate tax avoidance behavior for small companies, ex. Banks provide larger bank
loans with higher loan costs, but shorter loan terms for small corporations than large
corporations. Results of this research offer solution to overcome tax avoidance
behavior.


1

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU
1.1. Lý do chọn đề tài
Thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước, có vai trò quan trọng trong
việc duy trì hoạt động của bộ máy quản lý nhà nước, là công cụ để điều tiết nền kinh
tế, thực hiện công bằng xã hội. Những năm qua, nền kinh tế nước ta có điều kiện phát
triển khá thuận lợi, số lượng ngành nghề, hình thức, quy mô, vốn, lao động, phạm vi
kinh doanh rất đa dạng và phong phú nên số thuế thu được tăng lên đáng kể, tạo điều
kiện cho việc cân đối thu chi ngân sách, là động lực tái đầu tư phát triển kinh tế. Tuy
nhiên cùng với sự phát triển của nền kinh tế thì hiện nay tồn tại một thực trạng là việc
tránh thuế diễn ra ngày càng phổ biến, phức tạp, phạm vi rộng khắp, quy mô lớn và
thủ đoạn ngày càng tinh vi làm giảm dòng thu Ngân sách quốc gia. Do đó, lý thuyết
truyền thống coi đó là phương tiện mạnh mẽ để cải thiện giá trị doanh Nghiệp
(Graham và Tucker, 2006; Wilson, 2009). Tuy nhiên, những nghiên cứu gần đây cho
thấy rằng quan điểm này bỏ qua các chi phí đại diện ngầm của việc tránh thuế. Việc
tránh thuế có thể không những không cải thiện mà còn làm giảm hoặc gây ra tổn thất
đến giá trị của doanh nghiệp (Gallemore và cộng sự, 2014; Chen và cộng sự, 2010;
Desai và Dharmapala, 2006; Shackelford và Shevlin, 2001). Các nghiên cứu gần đây
cho thấy việc tránh thuế có liên quan đến các báo cáo tài chính tích cực hơn (Frank
và cộng sự, 2009), tính minh bạch thấp hơn (Neuman và cộng sự, 2012), kiểm soát

nội bộ yếu hơn (Bauer, 2016), chi phí vốn chủ sở hữu cao hơn (Beng và Lee, 2013),
cổ phiếu có rủi ro giảm giá cao hơn (Kim và cộng sự, 2011), xếp hạng tín dụng thấp
hơn (Ayers và cộng sự, 2010), phí kiểm toán cao hơn (Donohoe và Knechel, 2014).
Quan điểm phân tích dựa trên cơ cấu người uỷ thác và người nhậm thác đã được mở
rộng và thậm chí thay đổi sự hiểu biết về tránh thuế TNDN. Điều này sẽ được xem
xét lại và giải thích thêm về hậu quả kinh tế của việc tránh thuế gây ra cho các cổ
đông, chủ nợ, diám đốc điều hành và chính phủ, cũng như việc tránh thuế sẽ ảnh
hưởng như thế nào đến việc ra quyết định của các bên liên quan.
Trong các sắc thuế ở Việt Nam hiện nay, thuế TNDN là một trong những sắc
thuế quan trọng nhất, đóng vai trò là nguồn thu chính trong tổng số thuế thu được.


2

Tuy nhiên do ý thức chấp hành nghĩa vụ thuế của các đối tượng nộp thuế chưa cao,
chưa tự giác nên tình trạng tránh thuế diễn ra phổ biến và đáng báo động. Thêm vào
đó khoản vay ngân hàng là một trong những phương pháp tài chính chủ yếu được sử
dụng trên toàn thế giới (Kim và cộng sự, 2011; Qian và Strahan, 2007), nên việc tìm
hiểu hành vi tránh thuế có ảnh hưởng như thế nào đến khoản vay ngân hàng và đề
xuất các giải pháp là thực sự cần thiết trong bối cảnh hội nhập kinh tế hiện nay. Xuất
phát từ những vấn đề trên, tác giả đã chọn “Ảnh Hưởng Của Hành Vi Tránh Thuế
Đến Hợp Đồng Vay Ngân Hàng Của Các Công Ty Niêm Yết Trên Sàn Chứng Khoán
Thành phố Hồ Chí Minh” làm đề tài nghiên cứu trong luận văn của mình.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu tổng quát
Nghiên cứu ảnh hưởng của hành vi tránh thuế đến hợp đồng vay ngân hàng của
các công ty trên sàn chứng khoán Tp. HCM.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Bài nghiên cứu “ảnh hưởng của hành vi tránh thuế đến hợp đồng vay ngân hàng
của các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán Tp. HCM” Xác định có 3 mục tiêu cụ

thể như sau:
Thứ nhất, bài viết tìm hiểu hành vi tránh thuế có ảnh hưởng đến các hợp đồng
vay ngân hàng của các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán Tp. HCM.
Thứ hai, bài viết xác định các yếu tố tác động của việc tránh thuế đối với các
hợp đồng vay ngân hàng và tác động như thế nào để nhìn rõ hơn bức tranh chi tiết
trong vấn đề này.
Thứ ba, dựa vào cơ sở trên, bài viết đưa ra các phương pháp nhằm khắc phục
tình trạng tránh thuế TNDN trong tương lai.
1.3. Câu hỏi nghiên cứu
Thứ nhất, hành vi tránh thuế có ảnh hưởng đến các hợp đồng vay ngân hàng của
các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán Tp. HCM hay không?
Thứ hai, các yếu tố có thể có ảnh hưởng của việc tránh thuế đối với các hợp
đồng vay ngân hàng là gì? Và ảnh hưởng như thế nào?


3

Thứ ba, Có những giải pháp nào để khắc phục tình trạng tránh thuế?
1.4. Đối tượng nghiên cứu
Bài viết hướng vào việc nghiên cứu hành vi tránh thuế TNDN của các công ty
trên sàn chứng khoán Tp. HCM.
1.5. Phạm vi nghiên cứu
Về không gian: Nghiên cứu đo lường mức độ tránh thuế của công ty ảnh hưởng
đến khoản vay ngân hàng, tác giả sử dụng số liệu của 137 công ty được niêm yết trên
sàn chứng khoán Tp. HCM.
Về thời gian: Bài nghiên cứu tập trung phân tích mức độ tránh thuế của các công
ty ảnh hưởng đến khoản vay ngân hàng trong giai đoạn từ năm 2010 đến 2017.
1.6. Ý nghĩa nghiên cứu
1.6.1. Ý nghĩa về mặt khoa học:
Bài viết cung cấp thực trạng và bằng chứng thực nghiệm các yếu tố tác động

đến hành vi tránh thuế ảnh hưởng đến hợp đồng vay ngân hàng trong giai đoạn hiện
nay.
1.6.2. Ý nghĩa về mặt thực tiễn
Dựa trên kết quả định lượng, bài nghiên cứu nhận định các yếu tố tác động của
hành vi tránh thuế lên các hợp đồng nợ vay ngân hàng và quan trọng hơn là đề xuất
giải pháp để khắc phục tình trạng tránh thuế TNDN trong tương lai tại Việt Nam.
1.7. Kết cấu đề tài
Chương 1: Giới thiệu.
Chương 2: Tổng quan lý thuyết, các kết quả thực nghiệm và đề xuất các giả
thiết.
Chương 3: Mô tả thực nghiệm.
Chương 4: Kết quả và phân tích thực nghiệm.
Chương 5: Kết luận và giải pháp của hành vi tránh thuế TNDN.


4

Kết luận chương 1
Trong chương 1, bài nghiên cứu nêu lên tính cấp thiết và lý do vì sao chọn đề
tài cùng mục tiêu, câu hỏi và ý nghĩa nghiên cứu của đề tài. Chương 2 sẽ trình bày rõ
hơn về tổng quan lý thuyết và các kết quả thực nghiệm liên quan đến việc tránh thuế
và các hợp đồng nợ của các doanh nghiệp trên sàn chứng khoán Tp.HCM, cũng như
đề xuất các giả thiết cho phần nghiên cứu này.


5

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT, CÁC KẾT QUẢ
THỰC NGHIỆM VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢ THIẾT.
2.1. Một số khái niệm cơ bản

2.1.1. Thuế thu nhập doanh nghiệp
2.1.1.1.

Khái niệm.

Thuế TNDN là một loại thuế trực thu đánh trực tiếp vào lợi nhuận của các doanh
nghiệp. Ở Việt Nam, luật thuế TNDN được Quốc hội thông qua ngày 10/05/1997 và
có hiệu lực thi hành ngày 01/01/1999 thay cho luật thuế lợi tức.
2.1.1.2.

Đặc điểm

Bản chất của thuế TNDN được thể hiện bởi các thuộc tính bên trong vốn có của
nó. Qua các giai đoạn phát triển, những thuộc tính này vẫn giữ tính ổn định tương
đối. Thuế TNDN có những đặc trưng riêng để phân biệt với các sắc thuế khác như:
Thứ nhất, thuế TNDN có đặc điểm là đối tượng nộp thuế đồng thời là đối tượng
chịu thuế theo luật quy định. NNT theo luật thuế TNDN cũng là người trả thuế cuối
cùng trong chu kỳ SXKD.
Thứ hai, thuế TNDN là một khoản chuyển giao của NNT cho Nhà nước mang
tính bắt buộc phi hình sự. Đặc điểm này xác định rõ nội dung kinh tế của thuế TNDN
– Việc động viên mang tính bắt buộc của Nhà nước. Phân phối mang tính chất bắt
buộc dưới hình thức TNDN là một phương thức phân phối của Nhà nước.
Thứ ba, việc chuyển giao thu nhập dưới hình thức thuế TNDN không mang tính
chất hoàn trả trực tiếp. Tính chất không hoàn trả trực tiếp của thuế TNDN được thể
hiện: Một là, khoản chuyển giao thu nhập dưới hình thức thuế TNDN không được
hoàn trả trực tiếp, đồng nghĩa với việc NNT sẽ nhận được một phần các dịch vụ công
cộng mà Nhà nước cung cấp chung cho cả cộng đồng. Hai là, sự chuyển giao thu
nhập thông qua thuế không mang tính đối giá, nghĩa là mức thuế mà các thành phần
trong xã hội chuyển giao cho Nhà nước không hoàn toàn dựa trên mức độ NNT thừa
hưởng những dịch vụ công cộng do Nhà nước cung cấp. NNT cũng không có quyền

đòi hỏi Nhà nước phải cung cấp dịch vụ công cộng cho mình mới phát sinh khoản


6

chuyển giao thu nhập cho Nhà nước, mặt khác mức độ cung cấp dịch vụ công cộng
của Nhà nước cũng không nhất thiết ngang bằng mức độ chuyển giao.
Thứ tư, việc chuyển giao thu nhập dưới hình thức thuế TNDN được quy định
trước bằng pháp luật. Điều này một mặt thể hiện tính pháp lý cao của thuế TNDN,
mặt khác phản ánh sự chuyển giao thu nhập này dựa trên những cơ sở pháp luật nhất
định và được xác định trong Luật thuế TNDN. Những tiêu thức thường được xác định
trong Luật thuế TNDN là đối tượng nộp thuế, đối tượng chịu thuế, thời hạn cụ thể,
mức thuế phải nộp, và những chế tài mang tính cưỡng chế khác. Các khoản chuyển
giao thu nhập dưới hình thức thuế TNDN chịu những ảnh hưởng của các yếu tố xã
hội, chính trị, kinh tế trong những thời kỳ nhất định... Yếu tố chính trị, xã hội tác động
đến thuế TNDN thường là thể chế chính trị của Nhà nước, tâm lý tập quán của các
tầng lớp dân cư, truyền thống văn hoá... Yếu tố kinh tế tác động đến thuế TNDN
thường là mức độ tăng trưởng của nền kinh tế, giá cả thị trường, sự biến động của
Ngân sách Nhà nước... Các khoản chuyển giao thuế thu nhập dưới hình thức thuế
TNDN chỉ được giới hạn trong phạm vi biên giới quốc gia với quyền lực pháp lý của
Nhà nước đối với con người và tài sản.
2.1.1.3.

Đặc điểm của thuế TNDN trong nền kinh tế thị trường.

Luật thuế TNDN năm 2003 được đưa vào thực hiện từ 01/01/2004 sửa đổi Luật
thuế TNDN năm 1997 thay thế cho thuế lợi tức trước đây đã mở rộng đối tượng chịu
thuế, bao gồm toàn bộ thu nhập nhận được trong nền kinh tế thị trường và thống nhất
áp dụng với mọi thành phần kinh tế và mọi loại hình doanh nghiệp, giữa các doanh
nghiệp trong nước và đối tượng đầu tư nước ngoài. Trong điều kiện nền kinh tế mới

luật thuế TNDN tạo nên một môi trường cạnh tranh bình đẳng, lành mạnh hơn, làm
cho nền kinh tế đất nước nhanh chóng hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới.
Vai trò của thuế TNDN được thể hiện:
Thứ nhất, đảm bảo nguồn thu ổn định cho NSNN. Thuế là nguồn thu chủ yếu
của NSNN nhằm đảm bảo trang trải cho các nhu cầu chi tiêu cần thiết của Nhà nước,
cho nên vai trò đầu tiên của thuế TNDN là bảo đảm một nguồn thu ổn định cho NSNN
thông qua việc mở rộng đối tượng chịu thuế. Trong điều kiện nền kinh tế ngày càng


7

phát triển, thuế TNDN có khả năng bao quát được hầu hết các nguồn thu nhập phát
sinh do xuất hiện nhiều loại hình thu nhập phức tạp và tinh vi hơn trước.
Thứ hai, thuế TNDN là công cụ quan trọng của Nhà nước trong việc điều tiết
các hoạt động kinh doanh và quản lý vĩ mô nền kinh tế. Thông qua hệ thống miễn
giảm thuế, ưu đãi về thuế suất, thuế TNDN góp phần định hướng cho các Nhà Đầu
tư đầu tư vào các khu vực, lĩnh vực mà Nhà nước cần khuyến khích đầu tư, từ đó thực
hiện chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế, chuyển dịch cơ cấu vùng kinh tế nhằm đảm
bảo cơ cấu kinh tế hợp lý, thực hiện chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của đất
nước trong từng thời kỳ.
Thứ ba, thuế TNDN thể hiện vai trò đặc trưng của thuế là đảm bảo công bằng
xã hội. Với sắc thuế trực thu, thuế TNDN có khả năng đảm bảo công bằng theo chiều
dọc là đối tượng nộp thuế có thu nhập chịu thuế cao thì nộp thuế nhiều, đối tượng nộp
thuế có thu nhập thấp thì nộp thuế ít. Đối tượng nộp thuế gặp khó khăn thì được giảm
thuế, được chuyển lỗ sang những năm sau…thuế TNDN có nhiều mức thuế suất ưu
đãi khác nhau. Trong điều kiện kinh tế thị trường cạnh tranh, thu nhập của một cá
nhân hay tổ chức phụ thuộc nhiều vào việc cung cấp các yếu tố sản xuất (vốn, lao
động, công nghệ…). Sự phân hóa giàu nghèo là điều không thể tránh khỏi. Trong
hoàn cảnh đó, thuế thu nhập sẽ là một biện pháp tốt để rút ngắn khoảng cách giàu
nghèo giữa các thành viên trong xã hội.

Thứ tư, thuế TNDN là công cụ đánh giá hiệu quả hoạt động của NNT. Nhìn vào
số thuế TNDN mà doanh nghiệp phải nộp, so sánh đối với số thuế TNDN của các
doanh nghiệp cùng ngành ở địa phương và trong cả nước có thể đánh giá khái quát
về hiệu quả SXKD của doanh nghiệp. Vì doanh nghiệp làm ăn có lãi mới phát sinh
số thuế phải nộp và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp càng lớn thì số thuế TNDN
phải nộp càng cao. Nếu số thuế TNDN phải nộp giảm xuống qua các năm thì chứng
tỏ doanh nghiệp đang làm ăn giảm sút và ngược lại là hoạt động SXKD của doanh
nghiệp có hiệu quả. Như vậy thuế TNDN là một công cụ đánh giá hiệu quả SXKD
của đơn vị một cách chính xác.
Thứ năm, thuế TNDN là công cụ thúc đẩy việc nâng cao trình độ hạch toán kế


8

toán đối với các đối tượng nộp thuế. Theo Luật thuế TNDN, các đối tượng nộp thuế
có nghĩa vụ tính số thuế phải nộp, tự kê khai, đồng thời phải tự chịu trách nhiệm về
các số liệu tính toán và kê khai đó. Sự trung thực, chính xác của số liệu phụ thuộc rất
lớn vào chất lượng công tác hạch toán kế toán ở từng công ty. Để đảm bảo thu đúng,
thu đủ thuế TNDN, cơ quan thuế phải chú trọng công tác thanh tra, kiểm tra NNT qua
đó có thể phát hiện những biểu hiện tiêu cực, những sai sót trong quá trình hạch toán
kế toán của Người nộp thuế và tùy vào từng trường hợp sai phạm mà cán bộ thuế sẽ
áp dụng các biện pháp xử lý kịp thời… Nhờ đó ý thức của NNT sẽ dần được nâng
cao và công tác hạch toán kế toán cũng từng bước hoàn thiện hơn.
Thứ sáu, thuế TNDN còn có vai trò chuyển dịch cơ cấu kinh tế: Thông qua
chính sách miễn, giảm, ưu đãi thuế TNDN, Nhà nước sẽ ưu tiên cho ngành cần phát
triển để chuyển dịch, thu hút Nhà đầu tư từ ngành chưa cần phát triển sang ngành cần
phát triển, phục vụ mục đích chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
2.1.2. Chênh lệch giữa chính sách thuế và chế độ kế toán
Sự khác biệt giữa chính sách thuế và chế độ kế toán tạo ra các khoản chênh lệch
trong việc ghi nhận doanh thu và chi phí cho một kỳ kế toán nhất định, dẫn tới chênh

lệch giữa chi phí thuế thu nhập của doanh nghiệp theo chế độ kế toán áp dụng với số
thuế thu nhập phải nộp trong kỳ.
Chênh lệch tạm thời là các khoản chênh lệch phát sinh do cơ quan thuế chưa
chấp nhận ngay trong kỳ kế toán hoặc trong năm tài chính các khoản doanh thu, chi
phí đã ghi nhận theo chuẩn mực và chính sách kế toán doanh nghiệp áp dụng. Các
khoản chênh lệch này sẽ được khấu trừ hoặc tính thuế thu nhập trong các kỳ kế toán
hoặc trong năm tài chính tiếp theo. Các khoản chênh lệch tạm thời thường bao gồm
các khoản chênh lệch mang tính thời điểm hay còn gọi là chênh lệch theo thời gian
và các khoản ưu đãi thuế có thể thực hiện. Ví dụ: Chênh lệch phát sinh do chính sách
ghi nhận doanh thu nhận trước của doanh nghiệp với quy định của chính sách thuế;
Chênh lệch về chi phí khấu hao do chính sách khấu hao nhanh của doanh nghiệp
không phù hợp với quy định về khấu hao theo chính sách thuế (Quyết định 206;
Chênh lệch do các khoản chi phí chưa thực hiện như trích trước tiền lương nghỉ phép


9

nhưng chưa thực chi, trích trước chi phí bảo hành nhưng chưa thực chi, … Các khoản
chênh lệch tạm thời là đối tượng điều chỉnh của VAS 17.
2.1.3. Hợp đồng vay ngân hàng.
Hợp đồng vay ngân hàng là việc thỏa thuận bằng văn bản giữa ngân hàng là bên
cho vay và bên đi vay, theo đó, ngân hàng cho bên vay một khoản tiền để sử dụng
vào mục đích xác định trong một thời hạn nhất định theo thoả thuận với nguyên tắc
có hoàn trả cả gốc và lãi.
Trong hợp đồng vay ngân hàng có nội dung về điều kiện vay, mục đích sử dụng
tiền vay, hình thức vay, số tiền vay, lãi suất, thời hạn vay, hình thức bảo đảm, giá trị
tài sản bảo đảm, phương thức trả nợ và những cam kết khác được các bên thoả thuận.
Nhưng trong bài nghiên cứu ảnh hưởng của hành vi tránh thuế đến hợp đồng vay
ngân hàng, tác giả chỉ xét đến các khoản vay, chi phí vay và thời hạn cho vay.
2.1.4. Tránh thuế

Tránh thuế là khái niệm dùng để chỉ những cố gắng của người nộp thuế dựa vào
việc khai thác hợp pháp các cơ chế thuế và tổ chức hoạt động tài chính của mình sao
cho tránh được khoản thuế phải nộp bằng các phương tiện trong khuôn khổ pháp luật
và khai báo các thông tin trọn vẹn cho cơ quan thuế. Thêm vào đó khoản vay ngân
hàng là một trong những phương pháp tài chính chủ yếu được sử dụng trên toàn thế
giới (Kim và cộng sự, 2011; Qian và Strahan, 2017) nên việc tìm hiểu những ảnh
hưởng của hành vi tránh thuế đến hợp đồng vay ngân hàng là thực sự cần thiết.
2.2. Tổng quan lý thuyết và các kết quả thực nghiệm liên quan
Ảnh hưởng của việc tránh thuế đối với các hợp đồng nợ phụ thuộc vào sự đánh
đổi giữa chi phí và lợi ích của các chủ nợ. Những tác động tích cực của việc tránh
thuế đối với chủ nợ chủ yếu được phản ánh trong các khía cạnh sau: việc tránh thuế
có thể giúp các công ty tiết kiệm chi phí thuế và giảm rủi ro vỡ nợ. Nếu các công ty
không tiết kiệm thuế thì họ sẽ phải thay thế bằng các khoản nợ trong tương lai, làm
cho các công ty này phụ thuộc vào nợ nhiều hơn. Các công ty có thể cải thiện chất
lượng tín dụng bằng cách giảm chi phí nợ và hạn chế của các hợp đồng nợ (Graham
và Tucker, 2006; Kim và cộng sự, 2011; Lisowsky, 2010). Mặt khác, những tác động


10

tiêu cực của việc tránh thuế đối với chủ nợ là không chỉ làm tăng nguy cơ bị cơ quan
thuế kiểm tra và bị phạt mà còn làm cho thông tin của doanh nghiệp trở nên không
minh bạch. Làm tăng các vấn đề tiềm ẩn giữa nhà quản lý và các cổ đông, cũng như
giữa các cổ đông và chủ nợ. Điều này có thể dẫn đến chi phí đại diện cao và gây thiệt
hại đến quyền lợi của chủ nợ và có thể dẫn đến giảm chất lượng tín dụng của công ty,
tăng chi phí nợ và tăng các ràng buộc trong các điều khoản vay trong hợp đồng nợ
(Armstrong và cộng sự., 2015).
Các nghiên cứu khác phân tích các hậu quả kinh tế của việc tránh thuế từ quan
điểm cổ đông và người quản lý: (Desai và Dharmapala (2006) và Desai và cộng sự
(2007)) phát biểu rằng các nhà quản lý vì lợi ích của mình mà họ có thể xây dựng các

cấu trúc quản lý doanh nghiệp phức tạp nhằm mục đích tránh thuế và chuyển đổi
nguồn lực doanh nghiệp. Hành vi tránh thuế phức tạp khiến các nhà quản lý thao túng
thu nhập của doanh nghiệp làm cho các nhà đầu tư không hiểu được nguồn gốc của
các thu nhập. Nói chung, cơ quan thuế và kiểm toán viên bên ngoài không thể xác
định hành vi tránh thuế phức tạp này, vì vậy người quản lý có thể thao túng thu nhập
và che dấu thông tin tiêu cực thông qua việc lập kế hoạch thuế theo mục tiêu là giảm
gánh nặng thuế cho doanh nghiệp. Hơn nữa, các giao dịch phức tạp và không rõ ràng
có thể dẫn đến hành vi trục lợi của người quản lý khác như bồi thường vượt mức và
giao dịch nội gián... Hành vi tránh thuế sẽ làm tăng chi phí đại diện tiềm ẩn và làm
giảm giá trị doanh nghiệp. Và một số nghiên cứu tiếp theo kiểm tra thực nghiệm và
hỗ trợ lý thuyết trên. Một số nghiên cứu về mối quan hệ giữa tránh thuế và môi trường
thông tin doanh nghiệp cho thấy rằng: hoạt động tránh thuế TNDN làm tăng tính tích
cực của báo cáo tài chính (Frank và cộng sự, 2009). Giảm tính minh bạch thông tin
(Balakrishnan và cộng sự, 2012). Các công ty có hành vi tránh thuế sẽ làm tăng rủi
ro của báo cáo tài chính làm cho các Kiểm toán viên tăng giờ kiểm toán thực tế hoặc
dành nhiều giờ kiểm toán hơn bình thường do đó làm tăng chi phí kiểm toán (Donohoe
và Knechel, 2014). Hành vi này không chỉ mất thời gian và công sức của các nhà
quản lý, mà khi cơ quan thuế phát hiện thì có thể bị phạt và tổn thất đến danh tiếng
của công ty.


11

Các nghiên cứu khác phân tích các hậu quả kinh tế của việc tránh thuế từ góc
độ vốn chủ sở hữu và cho thấy: việc tránh thuế dẫn đến hiệu quả đầu tư thấp hơn,
hành vi tránh thuế tạo ra các công cụ và mặt nạ cho các nhà quản lý che giấu kết quả
hoạt động tiêu cực trong một thời gian dài, theo đó, thông tin tiêu cực tồn tại trong
công ty sẽ dẫn đến rủi ro giảm giá cổ phiếu cao hơn (Kim và cộng sự, 2011). Giá mua
bán và sáp nhập thấp hơn (Martin và cộng sự, 2012) và chi phí cho việc tài trợ vốn
cổ phần cao hơn (Beng và Lee, 2013). Một số nghiên cứu phân tích hậu quả kinh tế

của việc tránh thuế từ quan điểm quyền của chủ nợ đã phát hiện rằng các doanh nghiệp
có sự chênh lệch giữa chính sách thuế và chế độ kế toán lớn hơn thì có xếp hạng tín
dụng thấp hơn (Ayers và cộng sự, 2010). (Crabtree và Maher, 2009) chỉ ra rằng việc
tránh thuế có liên quan đến rủi ro tín dụng. Các nghiên cứu trên cho thấy rằng trong
trường hợp các cổ đông nhân nhượng đối với các nhà quản lý thì tránh thuế TNDN
có thể làm giảm tính minh bạch thông tin của doanh nghiệp, phải chịu chi phí đại diện
cao và thiệt hại đến giá trị doanh nghiệp.
Ảnh hưởng của việc tránh thuế đối với các hợp đồng nợ vay ngân hàng theo lý
thuyết phụ thuộc vào việc nắm bắt thông tin của ngân hàng và cân nhắc giữa lợi ích
và chi phí phát sinh từ hành vi tránh thuế. Hành vi tránh thuế làm giảm chi phí nợ
theo hai cách. Thứ nhất, theo lý thuyết đánh đổi cấu trúc vốn, các công ty tránh thuế
ít phụ thuộc vào nợ thì có tỷ lệ nợ thấp, làm giảm rủi ro tài chính. Thứ hai, các khoản
tiền tiết kiệm do không nộp thuế cũng làm giảm các hạn chế tài chính và chi phí phá
sản của doanh nghiệp (Kim và cộng sự, 2011; Lisowsky, 2010). Tuy nhiên, việc tránh
thuế cũng có thể phát sinh các chi phí trực tiếp và gián tiếp khác nhau. Các công ty
có hành vi tránh thuế TNDN, bên cạnh những lợi ích từ chi phí thuế tiết kiệm được
thì các công ty này phải mất khoản chi phí trực tiếp như lao động trực tiếp, hệ thống
thông tin cần thiết để thực hiện hành vi tránh thuế, cũng như chi phí thương lượng và
hình phạt dự kiến từ cơ quan thuế. Điều quan trọng hơn chi phí trực tiếp là tránh thuế
có thể sẽ phải chịu chi phí đại diện cao. Thứ nhất, tránh thuế dẫn đến giảm tính minh
bạch thông tin và làm trầm trọng thêm vấn đề giữa cổ đông và chủ nợ và tăng rủi ro
của các chủ nợ. Lưu ý rằng các chủ nợ ký hợp đồng với các công ty dựa trên mức độ


12

rủi ro ở hiện tại với mức thu nhập cố định được thoả thuận trước, trong khi thu nhập
của cổ đông là thu nhập sau thuế sau khi trừ lợi nhuận giữ lại (Jensen và Meckling,
1976). So với chủ nợ, cổ đông có thể thích rủi ro hơn. Như vậy, sau khi ký kết hợp
đồng nợ, các cổ đông có động cơ tăng rủi ro của các dự án đầu tư lên. Nếu các dự án

thành công, các cổ đông sẽ nhận được lợi nhuận cao. Nếu dự án thất bại, chủ nợ sẽ
cùng chịu thua lỗ với các cổ đông. Việc tránh thuế làm giảm tính minh bạch thông tin
và khiến cho chủ nợ hiểu sai khi ký kết các hợp đồng nợ, đồng thời tăng chi phí giám
sát của các chủ nợ sau khi ký các hợp đồng này. Thứ hai, hành vi tránh thuế cũng làm
tăng cơ hội trục lợi của người quản lý làm thiệt hại đến giá trị doanh nghiệp và các
chủ nợ phải đối mặt với rủi ro vỡ nợ tăng. Quyền lợi của cổ đông và người quản lý
không phải lúc nào cũng nhất quán và theo lý thuyết đại diện thì người quản lý có
khả năng hành động để tối đa hóa lợi ích của mình hơn là lợi ích của cổ đông (Jensen
và Meckling, 1976). Các nhà quản lý có thể thực hiện các giao dịch phức tạp trên cơ
sở tránh thuế nhằm ngăn cản sự giám sát bên ngoài và để thao túng thu nhập hoặc che
đậy các thông tin xấu, hoặc vận chuyển và vơ vét nguồn lực của doanh nghiệp thông
qua bồi thường vượt mức, giao dịch nội gián... Các hành vi trục lợi của các nhà quản
lý làm tăng rủi ro của doanh nghiệp, gây thiệt hại đến lợi ích của doanh nghiệp và lợi
ích của chủ nợ.
2.3. Đề xuất giả thuyết
Trên cơ sở phân tích các lý thuyết trên, tác giả kỳ vọng rằng hành vi tránh thuế
làm cho thông tin của doanh nghiệp trở nên không minh bạch gây thiệt hại đến quyền
lợi của chủ nợ, có thể dẫn đến giảm chất lượng tín dụng của công ty, tăng các ràng
buộc trong các điều khoản vay trong hợp đồng nợ, từ đó tác giả đề xuất các giả thuyết
sau:
H1: Mức độ tránh thuế TNDN có tương quan nghịch với thời hạn cho vay.
Các công ty có hành vi tránh thuế sẽ phải mất khoản chi phí trực tiếp như lao
động trực tiếp, hệ thống thông tin cần thiết để thực hiện hành vi tránh thuế, cũng như
chi phí thương lượng và hình phạt dự kiến từ cơ quan thuế. Điều quan trọng hơn là
tránh thuế sẽ làm giảm tính minh bạch thông tin và làm trầm trọng thêm vấn đề giữa


13

cổ đông và chủ nợ do đó doanh nghiệp phải chịu chi phí đại diện cao. Bên cạnh đó,

việc tránh thuế còn làm tăng nguy cơ bị cơ quan thuế kiểm tra và bị phạt. Tác giả đề
xuất giả thuyết sau:
H2: Mức độ tránh thuế TNDN có tương quan thuận với các khoản vay.
Bên canh đó, việc tránh thuế sẽ làm giảm tính minh bạch thông tin, khiến cho
chủ nợ hiểu sai khi ký kết các hợp đồng nợ, đồng thời tăng chi phí giám sát của các
chủ nợ sau khi ký các hợp đồng nợ này. Theo đó, tác giả đề xuất giả thuyết sau:
H3: Mức độ tránh thuế TNDN có tương quan thuận với chi phí vay.
Ngoài ra, việc tránh thuế có thể dẫn đến một số chi phí trực tiếp, chẳng hạn như
phí kiểm toán cao, chi phí thời gian và năng lực của người quản lý, khi cơ quan thuế
phát hiện ra công ty có hành vi tránh thuế thì công ty phải chịu hình phạt và tổn thất
danh tiếng. Do đó, việc tránh thuế sẽ dẫn đến chi phí đại diện và rủi ro tín dụng của
doanh nghiệp cao hơn (Hasan và cộng sự, 2014; Zhang, 2012). Đối với các doanh
nghiệp có rủi ro về thuế cao, việc tránh thuế gây ra thiệt hại biên lớn hơn và do đó có
ảnh hưởng lớn hơn đến các hợp đồng nợ. Theo đó, tác giả đề xuất giả thuyết sau:
H4: Việc tránh thuế TNDN làm tăng rủi ro phá sản của công ty.
Tác giả cũng kỳ vọng rằng công ty có tính minh bạch cao thì ảnh hưởng bất lợi
của việc tránh thuế lên vốn vay giảm. Theo cơ cấu người uỷ quyền – người đại diện,
lý luận chính của các vấn đề đại diện là hành vi tránh thuế liên quan hoặc yêu cầu các
giao dịch phức tạp hơn và không minh bạch để tránh bị cơ quan thuế bắt. Tuy nhiên,
giao dịch này có thể che đậy cho hành vi trục lợi của người quản lý trong doanh
nghiệp (Desai và Dharmapala, 2006; Desai và cộng sự, 2007). Do đó, tính minh bạch
thông tin có ảnh hưởng quan trọng đến mối quan hệ giữa tránh thuế và các hợp đồng
nợ. Đối với các công ty có tính minh bạch thông tin thấp, tránh thuế có thể làm tăng
tính mờ đục của thông tin. Chi phí đại diện biên có thể cao hơn và các chi phí trực
tiếp khác như chi phí kiểm tra và trừng phạt của cơ quan thuế, tổn thất danh tiếng của
doanh nghiệp và phí kiểm toán cũng tăng lên. Do đó, tác giả đề xuất giả thuyết sau:
H5: Khi công ty có tính minh bạch thông tin giảm thì ảnh hưởng tiêu cực
của việc tránh thuế TNDN đến các khoản vay ngân hàng tăng, ngược lại.



14

Như các nghiên cứu trước, hành vi tránh thuế làm trầm trọng thêm các vấn đề
của đại diện giữa các cổ đông và chủ nợ và làm tăng rủi ro của các chủ nợ. Do đó,
khi sự cân bằng lợi ích giữa cổ đông và chủ nợ tăng lên thì tác động tiêu cực của việc
tránh thuế đối với vốn vay sẽ giảm. Ở Việt Nam, các ngân hàng thương mại nhà nước
chiếm ưu thế trong ngành ngân hàng. Quyền sở hữu của các ngân hàng thương mại
nhà nước và các công ty thuộc sở hữu nhà nước và cả hai đều có sự phối hợp chặt chẽ
giữa các quyền lợi, điều này có thể dẫn đến việc không có vai trò giám sát của ngân
hàng đối với công ty thuộc sở hữu nhà nước. Các ngân hàng tỏ ra nhân nhượng hơn
đối với hành vi tránh thuế của các công ty thuộc sở hữu nhà nước với lãi suất cho vay
thấp hơn và thời hạn cho vay dài hơn so với các công ty thuộc sở hữu tư nhân. Tác
giả đề xuất giả thuyết sau đây:
H6: Tác động tiêu cực của việc tránh thuế đối với các hợp đồng vay ngân
hàng là ít hơn đối với các công ty có sự kiểm soát của nhà nước so với các công
ty có sự kiểm soát của tư nhân.
Kết luận chương 2
Trong chương 2, bài nghiên cứu trình bày tổng quan lý thuyết và các kết quả
thực nghiệm của hành vi tránh thuế ảnh hưởng đến khoản vay gân hàng và đã đề xuất
được các giả thiết liên quan đến vấn đề này. Chương 3 sẽ trình bày rõ hơn về các dữ
liệu cần cho bài nghiên cứu và giải thích rõ hơn về các biến trong bài nghiên cứu này.


15

CHƯƠNG 3: MÔ TẢ THỰC NGHIỆM
3.1. Phương Pháp Nghiên Cứu
Dựa trên mô hình kế thừa từ bài nghiên cứu ảnh hưởng của hành vi tránh thuế
đến hợp đồng vay ngân hàng của các công ty niêm yết tại Trung Quốc (Hamid và
cộng sự, 2018), bài viết tiến hành thu thập dữ liệu từ 137 công ty trên sàn chứng

khoán Tp. HCM trong giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2017. Bài viết sử dụng hồi
quy trên phần mềm thống kê Stata để hồi quy ước lượng cho kết quả định lượng.
3.2. Dữ liệu
Bài nghiên cứu sử dụng số liệu của 137 công ty được niêm yết trên sàn chứng
khoán Tp. HCM giai đoạn từ năm 2010 đến 2017. Trong quá trình đo lường mức độ
tránh thuế của công ty, tác giả loại bỏ các công ty đồng thời có nhiều hơn hai khung
thuế. Các công ty này được hưởng mức độ ưu đãi thuế khác nhau và rất khó xác định
được mức thuế suất hiệu quả và chênh lệch giữa chính sách thuế và chế độ kế toán
của các công ty này là từ việc sử dụng điều khoản ưu đãi thuế hay từ việc tránh thuế.
Ngoài ra, tác giả xóa bỏ các công ty có thông tin chưa được tiết lộ đầy đủ.
3.3. Định nghĩa các biến
3.3.1. Nhóm biến quyết định tín dụng ngân hàng
Tác giả đo lường quyết định tín dụng ngân hàng từ ba chiều:


Cấu trúc khoản vay (Loan structure) là tổng số khoản vay nhận được trên
tổng nợ phải trả.



Chi phí vay (Loan cost) là số tiền lãi phát sinh trên tổng số tiền vay.



Kỳ hạn cho vay (Loan maturity) được tính bằng cách lấy khoản vay dài hạn
đến hạn trả chia tổng khoản vay nhận được.

3.3.2. Nhóm biến tránh thuế.
Đối với đo lường việc tránh thuế, tác giả sử dụng bốn biện pháp khác nhau theo
các tài liệu trước đây (Chen và cộng sự, 2010; Desai và Dharmapala, 2006; Frank và

cộng sự, 2009; Hanlon và Heitzman, 2010). Phương pháp đầu tiên dựa trên thuế suất
hiệu lực và ba phương pháp khác dựa trên chênh lệch giữa chính sách thuế và chế độ
kế toán.


16



Thuế suất hiệu lực:
Tax_expenseit - Def_taxfeeit

ETR =

Pretax_incomeit

Trong đó:


Tax_expenseit : là chi phí thuế thu nhập trong báo cáo kết quả hoạt động kinh

doanh của công ty i trong năm t.


Def_taxfeeit : là chi phí thuế thu nhập hoãn lại của công ty i trong năm t.



Pretax_incomeit : là thu nhập trước thuế trong báo cáo kết quả hoạt động kinh


doanh của công ty i trong năm t. Nó phản ánh mức độ tránh thuế của công ty bằng
cách điều chỉnh sự chênh lệch vĩnh viễn như đầu tư vào các dự án giảm thuế, miễn
thuế hoặc thổi phồng những khoản lỗ hoạt động thúc đẩy việc tránh thuế. Nếu một
công ty có xu hướng tránh thuế, thì thuế suất hiệu quả của công ty đó sẽ thấp hơn các
công ty không tránh thuế. Theo Liu (2013), lấy thuế suất thuế thu nhập theo quy định
của Nhà nước trừ thuế suất hiệu lực để có được chênh lệch về thuế suất thuế thu nhập.
Chênh lệch này càng lớn thì khả năng tránh thuế càng cao.


Chênh lệch giữa chính sách thuế và chế độ kế toán của Manzon và Plesko
(2001):

Trong đó:

𝐁𝐓_𝐝𝐢𝐟𝐟𝒊𝒕 =

Pretax_incomeit -

CTaxexpense
Taxrate

it

it

- TXOit - Mi_interit

ATt-1




CTaxexpenseit : là chi phí thuế thu nhập hiện hành của công ty i trong năm t.



Taxrateit : là thuế suất thuế thu nhập của công ty i trong năm t.



TXOit : là thuế thu nhập khác của công ty i trong năm t. Được tính bằng cách

lấy lợi nhuận khác nhân với thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp.


Mi_interit : là thu nhập ròng của cổ đông thiểu số của Công ty i trong năm t.



ATt-1: là tổng tài sản của công ty i trong năm t-1.



Pretax_incomeit : là thu nhập trước thuế trong báo cáo kết quả hoạt động kinh

doanh của công ty i trong năm t.


×