Tải bản đầy đủ (.pdf) (118 trang)

Các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng kế toán quản trị tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh bình thuận

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.09 MB, 118 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

TRẦN LÂM MỸ ÁI

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC VẬN DỤNG KẾ
TOÁN QUẢN TRỊ TẠI CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH THUẬN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. Hồ Chí Minh - Năm 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

TRẦN LÂM MỸ ÁI

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC VẬN DỤNG KẾ
TOÁN QUẢN TRỊ TẠI CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH THUẬN

Chuyên ngành: Kế toán (Hướng nghiên cứu)
Mã số: 8340301

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS. TS. PHẠM VĂN DƯỢC


TP. Hồ Chí Minh - Năm 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan bài luận văn thạc sĩ với đề tài “Các nhân tố ảnh hưởng
đến việc vận dụng kế toán quản trị tại các Doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa
bàn tỉnh Bình Thuận” là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng tôi theo
sự hướng dẫn của thầy Phạm Văn Dược. Các số liệu và kết quả nêu trong Luận văn
là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công
trình nào khác.

TP. Hồ Chí Minh, Ngày 06 tháng 12 năm 2019
Tác giả

Trần Lâm Mỹ Ái


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU
DANH MỤC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ
TÓM TẮT
ABSTRACT
PHẦN MỞ ĐẦU ...............................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu ...................................................................................3
3. Câu hỏi nghiên cứu .....................................................................................3

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..............................................................3
5. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................3
6. Ý nghĩa của đề tài .......................................................................................4
7. Kết cấu của đề tài nghiên cứu .....................................................................4
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ..........................5
1.1

Các nghiên cứu nước ngoài .................................................................5

1.2

Các nghiên cứu trong nước .................................................................8

1.3

Nhận xét và xác định khe hổng nghiên cứu ........................................9

1.4

Các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng KTQT tại các DNNVV .10

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ...............................................................................14
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT ..............................................................15
2.1

Cơ sở lý thuyết về KTQT ..................................................................15

2.1.1 Định nghĩa về KTQT .....................................................................15



2.1.2 Vai trò của KTQT ..........................................................................16
2.1.3 Nội dung của KTQT ......................................................................17
2.1.3.1 Dự toán ngân sách ...................................................................17
2.1.3.2 Hệ thống kế toán chi phí .........................................................19
2.1.3.3 Thiết lập các thông tin KTQT cho việc ra quyết định ............20
2.2

Đặc điểm DNNVV ảnh hưởng đến việc vận dụng KTQT ................21

2.3

Lý thuyết nền .....................................................................................22

2.3.1 Lý thuyết bất định ..........................................................................22
2.3.2 Lý thuyết quan hệ lợi ích – chi phí ................................................23
2.3.3 Lý thuyết hành vi dự định (Theory of Planned Behavior) ............24
2.4

Mô hình nghiên cứu đề xuất ..............................................................25

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ...............................................................................27
CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...........................................28
3.1

Phương pháp nghiên cứu và quy trình nghiên cứu............................28

3.1.1 Phương pháp nghiên cứu ...............................................................28
3.1.2 Quy trình nghiên cứu .....................................................................28
3.2


Nghiên cứu định tính .........................................................................31

3.2.1 Thiết kế nghiên cứu định tính ........................................................31
3.2.2 Kết quả nghiên cứu định tính và hiệu chỉnh thang đo. ..................31
3.2.3 Xây dựng các giả thuyết nghiên cứu .............................................34
3.2.4 Thiết kế bảng câu hỏi khảo sát ......................................................35
3.3

Nghiên cứu chính thức ......................................................................35

3.3.1 Mẫu và phương pháp chọn mẫu ....................................................35
3.3.2 Thu thập dữ liệu .............................................................................36


3.3.3 Phương pháp phân tích dữ liệu ......................................................36
3.3.4 Mô hình hồi quy đa biến. ...............................................................39
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ...............................................................................40
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .....................................................41
4.1

Kết quả nghiên cứu ............................................................................41

4.1.1 Thống kê mô tả mẫu ......................................................................41
4.1.2 Đánh giá thang đo. .........................................................................41
4.1.2.1 Đánh giá độ tin cậy của thang đo ............................................41
4.1.2.2 Đánh giá giá trị thang đo .........................................................46
4.1.3 Phân tích hồi quy đa biến ..............................................................52
4.1.3.1 Mô hình hồi quy tổng thể ........................................................52
4.1.3.2 Kiểm định mức độ phù hợp của mô hình................................52
4.1.3.3 Kiểm định trọng số hồi quy ....................................................53

4.1.3.4 Kiểm định các giả thuyết mô hình hồi quy .............................54
4.2

Bàn luận kết quả nghiên cứu .............................................................58

KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 ...............................................................................61
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................62
5.1

Kết luận .............................................................................................62

5.2

Khuyến nghị ......................................................................................63

5.2.1 Nhận thức về KTQT của nhà quản lý DN .....................................63
5.2.2 Trình độ nhân viên kế toán ............................................................64
5.2.3 Quy mô DN....................................................................................65
5.2.4 Mức độ cạnh tranh .........................................................................65
5.2.5 Chiến lược kinh doanh ...................................................................67
5.3

Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo ............................................67


KẾT LUẬN CHƯƠNG 5 ...............................................................................69
KẾT LUẬN CHUNG .....................................................................................70
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC 1: PHIẾU XIN Ý KIẾN CHUYÊN GIA VÀ DANH SÁCH
CHUYÊN GIA

PHỤ LỤC 2: DANH SÁCH ĐỐI TƯỢNG KHẢO SÁT
PHỤ LỤC 3: BẢNG KHẢO SÁT
PHỤ LỤC 4: KẾT QUẢ PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG


DANH MỤC VIẾT TẮT
DN:

Doanh nghiệp

DNNVV:

Doanh nghiệp nhỏ và vừa

KTQT:

Kế toán quản trị

DNSX:

Doanh nghiệp sản xuất

MAP:

Hệ thống các phương pháp KTQT

HDKD:

Hoạt động kinh doanh


KTTC:

Kế toán tài chính

TP.HCM:

Thành phố Hồ Chí Minh

QMDN:

Quy mô doanh nghiệp

MDCT:

Mức độ cạnh tranh

TDNVKT:

Trình độ nhân viên kế toán

CLKD:

Chiến lược kinh doanh

NT:

Nhận thức về kế toán quản trị của người quản lý doanh nghiệp

VDKTQT:


Vận dụng kế toán quản trị tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên
địa bàn tỉnh Bình Thuận


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Bảng căn cứ xác định biến của mô hình đề xuất .............................25
Bảng 3.1 Thang đo các biến trong mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng
đến việc vận dụng KTQT tại các DNVVV trên địa bàn Tỉnh Bình Thuận ..............32
Bảng 4.1 Kết quả phân tích Crobach’s Alpha cho thang đo biến độc lập. .......42
Bảng 4.2 Kết quả phân tích Crobach’s Alpha cho thang đo biến phụ thuộc. ..45
Bảng 4.3 Kiểm định KMO và Bartlett cho thang đo các biến độc lập. ............47
Bảng 4.4 Bảng phương sai trích cho thang đo biến độc lập. ............................48
Bảng 4.5 Ma trận nhân tố xoay ........................................................................49
Bảng 4.6 Kiểm định KMO và Bartlett cho thang đo biến phụ thuộc. ..............50
Bảng 4.7 Bảng phương sai trích cho thang đo biến phụ thuộc.........................51
Bảng 4.8 Ma trận nhân tố biến phụ thuộc ........................................................51
Bảng 4.9 Bảng tóm tắt mô hình hồi quy...........................................................52
Bảng 4.10 Bảng ANOVA .................................................................................53
Bảng 4.11 Bảng trọng số hồi quy .....................................................................53


DANH MỤC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1: Lý thuyết hành vi dự định (Theory of Planned Behavior) ..............24
Hình 2.1: Mô hình nghiên cứu đề xuất .............................................................26
Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu của đề tài ........................................................30
Hình 4.1 Đồ thị Histogram của phần dư đã chuẩn hóa ....................................55
Hình 4.2 Đồ thị P-P Plot của phần dư đã chuẩn hóa .......................................56
Hình 4.3 Đồ thị phân tán giữa giá trị dự đoán và phần dư từ hồi quy..............57



CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC VẬN DỤNG KẾ TOÁN
QUẢN TRỊ TẠI CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH BÌNH THUẬN
TÓM TẮT
Việc vận dụng kế toán quản trị tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Bình Thuận
là một vấn đề quan trọng và cần thiết. Tuy nhiên việc vận dụng này bị ảnh hưởng
bởi nhiều nhân tố, từ đó nghiên cứu nhằm xác định các nhân tố cũng như mức độ
ảnh hưởng của từng nhân tố đến việc vận dụng kế toán quản trị tại các doanh nghiệp
này. Kết quả nghiên cứu cho thấy các yếu tố bao gồm: Quy mô doanh nghiệp, Mức
độ cạnh tranh của thị trường, Trình độ nhân viên kế toán, Chiến lược kinh doanh,
Nhận thức về kế toán quản trị của người quản lý doanh nghiệp.
Từ kết quả nghiên cứu tác giả đưa ra các đề xuất liên quan đến từng yếu tố để
nâng cao hiệu quả, cũng như mức độ vận dụng kế toán quản trị của các doanh
nghiệp này.
Từ khóa: Kế toán quản trị, Doanh nghiệp nhỏ và vừa


FACTORS IMPACTING THE APPLICATION OF MANAGEMENT
ACCOUNTING IN SMALL AND MEDIUM-SIZED ENTERPRISES IN
BINH THUAN
ABSTRACT
The application of management accounting in small and medium-sized
enterprises in Binh Thuan is an important and necessary issue. But this application
is influenced by many factors, from which the study aims to identify the factors as
well as the level of the impact of each factor on the application The research results
show that these factors include: Enterprise size, The level of competition of the
market, Accounting staff qualifications, Business strategy, Awareness on
management accounting of business executives.
From the results of the research on the factors, the author proposed
recommendations. It is related to each factor in order to improve the efficiency, as

well as the level of application of management accounting of these enterprises.
Key words: Management Accounting, Medium-Sized Enterprises


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong nền kinh tế hội nhập toàn cầu của thế giới, nền kinh tế Việt Nam đã
không ngừng thay đổi để hoàn thiện và bắt kịp với xu thế thời đại. Bên cạnh đó nhà
nước cũng đưa ra rất nhiều chính sách ưu đãi nhằm thu hút vốn đầu tư nước ngoài
cũng như khuyến khích các doanh nghiệp (DN) trong nước tập trung phát triển và
có nhiều cơ hội xuất khẩu sang thị trường thế giới. Đặc biệt, việc chuyển đổi từ nền
kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường đã thúc đẩy sự đa dạng
hóa các thành phần kinh tế diễn ra mạnh mẽ.
Sự thay đổi hình thức DN đã làm cho nhu cầu về thông tin kế toán cũng có sự
thay đổi, đặc biệt là thông tin về kế toán quản trị (KTQT). Hệ thống thông tin kế
toán không chỉ phục vụ cho các đối tượng bên ngoài DN như cơ quan nhà nước,
thuế, kiểm toán, các nhà đầu tư… mà giờ đây với sự vận dụng KTQT vào công tác
kế toán còn có vai trò phục vụ đắc lực cho các nhà quản trị DN.
Vai trò của kế toán tài chính (KTTC) không thể đáp ứng được các yêu cầu
thông tin quản lý nội bộ DN vì nó được hình thành từ quá trình hoạt động của DN
và phản hồi những gì đã xảy ra trong quá khứ, trong khi đó các nhà quản trị DN cần
thêm những gì mang tính định hướng phục vụ cho việc ra quyết định. Do đó, tất yếu
phải dùng đến thông tin của KTQT.
Việc các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) hạn chế nguồn lực về tài chính,
về trình độ nhân lực…Đây chính là lý do mà bản thân các DNNVV chưa thực sự
quan tâm tới việc sử dụng các công cụ KTQT. Tuy nhiên, do nhu cầu thông tin
KTQT giúp các DNNVV có công cụ quản lý tốt trong điều kiện cạnh tranh ngày
càng tăng hiện nay nên các nghiên cứu về KTQT cho các DNNVV ngày càng nhiều.

Mặt khác, tại Việt Nam các DNNVV chiếm tỷ lệ lớn, khoảng 95% tỉ lệ các
DN ở nước ta, đóng góp đáng kể vào sự phát triển kinh tế của đất nước, đồng thời
còn tạo công ăn việc làm cho số lao động phần lớn chưa qua đào tạo, góp phần xóa
đói giảm nghèo, tăng cường an sinh xã hội.


2

Như vậy với sự phát triển của tỉnh Bình Thuận thì yêu cầu vận dụng KTQT là
rất cần thiết. Bởi vì Bình Thuận là tỉnh có rất nhiều tiềm năng như tiềm năng về du
lịch, tiềm năng về thủy sản, tiềm năng về nông-lâm nghiệp, tiềm năng về công
nghiệp. Theo báo cáo tổng kết của ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận 2018 thì tính
đến nay, toàn tỉnh Bình Thuận có gần 3.200 DN hoạt động, chiếm hơn 70% số
lượng đăng ký thành lập, và khoảng 30% số DN đăng ký hiện đang tạm ngưng,
không hoạt động, hoặc chờ hoàn thiện các thủ tục giải thể, phá sản,…. Xét về cơ
cấu, DN ngoài quốc doanh chiếm chủ yếu với hơn 98%; DN nhà nước và DN có
vốn đầu tư nước ngoài chỉ có khoảng 2%. Khối DN đông đảo ngoài quốc doanh
trong toàn tỉnh lại có quy mô nhỏ, siêu nhỏ, năng lực tài chính hạn chế, trình độ
quản trị còn yếu, công nghệ lạc hậu, sức cạnh tranh sản phẩm thấp. Các DN trên địa
bàn tỉnh đăng ký thành lập theo hướng đa ngành nghề nhưng tập trung phần lớn vào
nhóm ngành thương mại – dịch vụ (75%), công nghiệp – xây dựng (24%), còn lại là
các DN thuộc nhóm ngành nông lâm ngư nghiệp, khai khoáng (1%). Các DNNVV
đóng góp đáng kể vào tổng đầu tư toàn xã hộ, tăng trưởng kinh tế, tăng thu ngân
sách, tạo việc làm, xóa đói giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội… Trong năm qua,
các DNNVV giải quyết việc làm cho khoảng 70.000 lao động, đóng góp cho ngân
sách tỉnh tăng dần qua các năm, đóng góp khoảng 25% vào GDP tỉnh. Tuy nhiên
thực trạng các DNNVV ở tỉnh Bình Thuận tiềm lực còn quá nhỏ bé; không ít cơ sở
chỉ là “siêu nhỏ”, khó vươn ra “biển lớn” được, các DNNVV năng lực tài chính hạn
chế, trình độ quản trị còn yếu, công nghệ lạc hậu, sức cạnh tranh sản phẩm thấp. Từ
đó đặt ra những thử thách cho các DN này trong quá trình hoạt động, chính những

thách thức này cũng đặt ra yêu cầu vận dụng KTQT trong các DN này. Điều này
được giải thích rằng, khi thiết kế và vận dụng một hệ thống KTQT hiệu quả, DN có
thể nhận được những thông tin KTQT chất lượng, cần thiết cho quá trình điều hành,
cũng như ra quyết định của người quản lý DN.
Từ những phân tích vừa nêu, tác giả lựa chọn đề tài “Các nhân tố ảnh hưởng
đến việc vận dụng kế toán quản trị tại các Doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn
tỉnh Bình Thuận” để thực hiện nghiên cứu, qua nghiên cứu, đề tài góp phần đề xuất


3

các kiến nghị liên quan đến các nhân tố nhằm nâng cao việc vận dụng KTQT của
các DN này.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát: Xác định và đo lường các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận
dụng KTQT tại các DNNVV trên địa bàn tỉnh Bình Thuận.
Mục tiêu cụ thể: Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng KTQT tại
các DNNVV trên địa bàn tỉnh Bình Thuận. Đo lường mức độ ảnh hưởng của chúng
đến việc vận dụng KTQT tại các DNNVV trên địa bàn tỉnh Bình Thuận.
3. Câu hỏi nghiên cứu
Câu hỏi 1: Các nhân tố nào ảnh hưởng đến việc vận dụng KTQT tại các
DNNVV trên địa bàn tỉnh Bình Thuận?
Câu hỏi 2: Mức độ ảnh hưởng của chúng đến việc vận dụng KTQT tại các
DNNVV trên địa bàn tỉnh Bình Thuận như thế nào?
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận
dụng KTQT tại các DNNVV trên địa bàn tỉnh Bình Thuận.
Phạm vi nghiên cứu:
Về không gian: Không gian nghiên cứu là các DNNVV trên địa bàn tỉnh Bình

Thuận.
Về thời gian khảo sát được tiến hành từ tháng 06/2019 đến tháng 11/2019.
5. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu của đề tài là phương pháp hỗn hợp, bao gồm nghiên
cứu định tính và định lượng.
Nghiên cứu định tính: Tác giả tiến hành lược khảo các nghiên cứu trước đây
trong nước và ngoài nước có liên quan đến đề tài nghiên cứu, cũng như hệ thống cơ
sở lý thuyết liên quan đến KTQT và vận dụng KTQT ở các DN để nhận diện các
nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng KTQT tại các DNNVV, và xây dựng mô hình
nghiên cứu đề xuất. Tiếp đó, tác giả tiến hành xin ý kiến chuyên gia để xây dựng


4

mô hình nghiên cứu chính thức và xây dựng thang đo nghiên cứu, cũng như bảng
câu hỏi nghiên cứu chính thức dùng cho đề tài này.
Phương pháp định lượng: Tác giả thực hiện khảo sát các DNNVV tại tỉnh
Bình Thuận thông qua bảng câu hỏi được thiết kế dựa trên thang đo Likert 5 mức độ
nhằm đánh giá ảnh hưởng của các nhân tố đến việc vận dụng KTQT tại các
DNNVV trên địa bàn tỉnh Bình Thuận. Dữ liệu sau khi thu thập được xử lý bằng
phần mềm SPSS 22.0, với các kỹ thuật chủ yếu như: đánh giá độ tin cậy thang đo
nghiên cứu với hệ số Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá (EFA), kiểm
định mô hình hồi quy bội.
6. Ý nghĩa của đề tài
Luận văn đã xác định được các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng KTQT
trong các DNNVV, kết quả nghiên cứu đã đo lường được mức độ ảnh hưởng của
các nhân tố đó đến việc vận dụng KTQT ở các DNNVV tỉnh Bình Thuận. Do đó
luận văn có ý nghĩa cho nhà quản trị DN trên địa bàn tỉnh Bình Thuận nhằm nâng
cao hiệu quả việc vận dụng KTQT vào trong hoạt động quản lý DN thông qua việc
ảnh hưởng vào các nhân tố ảnh hưởng.

7. Kết cấu của đề tài nghiên cứu
Luận văn bao gồm 5 chương:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu
Chương 2: Cơ sở lý luận
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và bàn luận
Chương 5: Kết luận và kiến nghị


5

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
Nội dung của chương tập trung trình bày các nghiên cứu đã được thực hiện
trong nước và ngoài nước có liên quan đến đề tài mà tác giả nghiên cứu, nhằm đưa
ra những nhận xét và hướng nghiên cứu tiếp theo của đề tài.
1.1 Các nghiên cứu nước ngoài
Abdel-Kader và Luther (2008) với đề tài “The impact of firm characteristics
on management accounting practices: A UK-based empirical analysis”. Tạm dịch:
Ảnh hưởng của đặc điểm DN đến thực tiễn kế toán quản trị. Một phân tích thực
nghiệm tại Anh. Nghiên cứu đã chỉ ra các doanh nghiệp sản xuất (DNSX) ở Anh
Quốc trong ngành công nghiệp thức ăn và nước giải khát, bằng phương pháp nghiên
cứu định tính kết hợp với thống kê mô tả, tác giả xây dựng, kiểm định thành công
mô hình các nhân tố tác động đến việc vận dụng KTQT như sau: Nhận thức về sự
bất ổn của môi trường, Quy mô DN, Nguồn lực khách hàng, Phân quyền, Kỹ thuật
sản xuất tiên tiến (AMT), Quản trị chất lượng toàn diện (TQM), Quản trị hàng tồn
kho Just in Time (JIT). Kết quả nghiên cứu tác giả đã chỉ ra đối với các DN này các
công cụ kỹ thuật KTQT truyền thống vẫn được các DN áp dụng phổ biến, tuy nhiên
đồng thời cũng có dấu hiệu cho thấy các công cụ kỹ thuật của KTQT tiên tiến được
áp dụng như: các thông tin liên quan đến chi phí chất lượng, các thước đo phi tài
chính liên quan đến nhân viên, các phân tích về điểm mạnh – điểm yếu của đối thủ

cạnh tranh. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng đặc điểm ngành nghề, vị trí địa lý khác
nhau sẽ cho kết quả vận dụng KTQT là không tương tự ở các DN.
Alper Erserim (2012) với đề tài “The Impacts of Organizational Culture,
Firm's Characteristics and External Environment of Firms on Management
Accounting Practices: An Empirical Research on Industrial Firms in Turkey”.
Tạm dịch: Ảnh hưởng của văn hóa tổ chức, đặc điểm của DN và môi trường bên
ngoài của các DN đến việc thực hành KTQT. Một nghiên cứu thực nghiệm ở các
DN công nghiệp tại Thổ Nhĩ Kỳ. Nghiên cứu này thực hiện khảo sát với mẫu bao
gồm 84 công ty thuộc lĩnh vực công nghiệp tại Thổ Nhĩ Kỳ. Tác giả lần lượt đưa ra
và kiểm định các biến ảnh hưởng đến vận dụng KTQT chịu ảnh hưởng bởi văn hóa


6

doanh nghiệp (văn hóa tổ chức hỗ trợ, văn hóa tổ chức sáng tạo, văn hóa tổ chức
dựa trên quy tắc và văn hóa tổ chức dựa trên mục tiêu) và nhân tố thiết kế tổ chức
doanh nghiệp (mức độ tập trung kinh doanh, mức độ chính thức hóa kinh doanh,
mức độ cạnh tranh được nhận thức và mức độ không chắc chắn về môi trường). Với
phương pháp nghiên cứu định lượng, kết quả nghiên cứu cho thấy có mối quan hệ
giữa văn hóa tổ chức hỗ trợ, quan hệ giữa văn hóa tổ chức dựa trên quy tắc, văn hóa
tổ chức theo định hướng mục tiêu, quan hệ giữa chính thức hóa đến việc vận dụng
KTQT.
Ahmad, K. (2014) với đề tài “The adoption of management accounting
practices in malaysian small and medium-sized enterprises. Asian Social Science,
10(2), 236”. Tạm dịch: Việc vận dụng thực hành KTQT trong các DNNVV tại
Malaysia. Bài viết này cung cấp bằng chứng thực nghiệm về việc vận dụng một loạt
các hoạt động KTQT trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) của Malaysia
trong lĩnh vực sản xuất. Dữ liệu được thu thập từ một cuộc khảo sát qua đường bưu
điện bằng việc gởi và thu thập bảng hỏi của 160 nhà quản lý và kế toán viên được
khảo sát phục vụ cho nghiên cứu.

Kết quả nghiên cứu cho thấy hệ thống các phương pháp KTQT (Management
Accounting Practices-MAPs) truyền thống như dự toán ngân sách, chi phí truyền
thống và các biện pháp hiệu quả tài chính được các DN sử dụng rộng rãi. Kết quả
cũng cho thấy một số lượng đáng kể các DN đã vận dụng một hoặc nhiều biện pháp
cả tài chính và phi tài chính nhưng sự phụ thuộc vào các biện pháp tài chính lớn hơn
so với các biện pháp phi tài chính. Các biện pháp phi tài chính thường được người
trả lời sử dụng là giao hàng đúng hạn, số lượng khiếu nại của khách hàng, tỷ lệ lỗi
và thời gian sản xuất. Những phát hiện này cho thấy rằng các DN sử dụng các biện
pháp hiệu quả phi tài chính, sẽ tập trung vào quá trình nội bộ và tập trung vào khách
hàng hơn là tập trung vào nhân viên. Hơn nữa các kỹ thuật KTQT được phát triển
gần đây như ABC, các biện pháp thực hiện phi tài chính đặc biệt là các biện pháp
định hướng nhân viên, phân tích hỗ trợ quyết định và KTQT chiến lược chỉ được
vận dụng bởi một số ít các DN được khảo sát. Những người được hỏi cũng chỉ ra


7

mức độ sử dụng thấp của tất cả các kỹ thuật thẩm định đầu tư trong quá trình ra
quyết định của họ. Phát hiện cho thấy với quy mô tương đối nhỏ của các công ty
phản hồi và do một số hạn chế, các DNNVV không thể vận dụng MAPs toàn diện
trong các DN của họ.
Kamilah Ahmad, Shafie Mohamed Zabri, (2015) với đề tài “Factors
explaining the use of management accounting practices in Malaysian mediumsized firms”. Tạm dịch: Các yếu tố giải thích việc vận dụng KTQT ở các DN vừa
của Malaysia. Mục đích của nghiên cứu này là để nghiên cứu các nhân tố ảnh
hưởng đến vận dụng KTQT trong các DN vừa của Malaysia trong lĩnh vực sản xuất.
Nghiên cứu được thực hiện bằng phương pháp định lượng, theo đó tác giả đã
gửi bảng câu hỏi khảo sát đến 500 DN vừa của Malaysia trong lĩnh vực sản xuất để
điều tra ảnh hưởng của các nhân tố chính đến MAP, thu về 110 bảng khảo sát hợp lệ
để sử dụng cho nghiên cứu.
Kết quả nghiên cứu cho thấy quy mô DN, mức độ cạnh tranh thị trường, cam

kết của chủ sở hữu/người quản lý, công nghệ sản xuất tiên tiến có ảnh hưởng đáng
kể đến việc vận dụng KTQT trong các DN này.
Tuy nhiên nghiên cứu này cũng có hạn chế là chỉ tập trung vào các DN vừa
trong lĩnh vực sản xuất, đo đó, kết quả nghiên cứu thực nghiệm có thể thiếu tính
tổng quát đối với tất cả các DN vừa của Malaysia. Nghiên cứu này bổ sung thêm
các nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến vận dụng KTQT, và cung cấp một sự
hiểu biết sâu hơn về MAP trong các DN vừa.
Kamisah Ismail, Che Ruhana Isa, Lokman Mia (2018) với đề tài “Market
Competition, Lean Manufacturing Practices and The Role of Management
Accounting Systems (MAS) Information”. Tạm dịch: Cạnh tranh thị trường, thực
hành sản xuất tinh gọn và vai trò của các hệ thống KTQT (MAS). Theo các tác giả
này thì việc vận dụng các kỹ thuật sản xuất tiên tiến là một trong những chiến lược
giúp các DN sản xuất duy trì khả năng cạnh tranh và đạt được kết quả mong muốn
kể cả các DNNVV. Nghiên cứu này lập luận rằng các hệ thống kế toán quản lý
truyền thống (MAS) không còn có khả năng cung cấp thông tin cần thiết để hoạt


8

động trong môi trường kinh doanh luôn thay đổi. Vì thế nghiên cứu này xem xét vai
trò của thông tin MAS trong mối quan hệ giữa mức độ cạnh tranh thị trường, sản
xuất tinh gọn và hiệu quả của tổ chức. Dữ liệu được thu thập bằng cách sử dụng
bảng câu hỏi khảo sát gửi đến các DN sản xuất Malaysia. Kết quả cho thấy mối
quan hệ cùng chiều giữa sản xuất tinh gọn và MAS, cũng như giữa MAS và hiệu
quả của tổ chức. Kết quả nghiên cứu cho thấy mức độ cạnh tranh trên thị trường ảnh
hưởng đến việc vận dụng sản xuất tinh gọn của DN. Đồng thời kết quả trên cũng chỉ
ra rằng mức độ cạnh tranh thị trường và việc thực hiện sản xuất tinh gọn ảnh hưởng
đến việc sử dụng thông tin quản trị của các nhà quản lý.
1.2 Các nghiên cứu trong nước
Đặng Thị Hồng Như (2013) với nghiên cứu “Ứng dụng các công cụ kỹ thuật

kế toán quản trị trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa”. Luận văn thạc sĩ kinh tế,
trường đại học kinh tế TP.HCM. Bằng phương pháp nghiên cứu định tính với các
phương pháp cụ thể như thống kê mô tả, phân tích, so sánh, tổng hợp... nghiên cứu
trình bày hệ thống cơ sở lý luận về tổ chức KTQT vào DNNVV. Tiếp đó, khảo sát
tình hình ứng dụng các công cụ kỹ thuật KTQT trong các DNNVV, nêu được
những ưu điểm, hạn chế cũng như nguyên nhân của những hạn chế trong ứng dụng
các công cụ kỹ thuật KTQT ở các DN này. Cuối cùng, đề xuất các kiến nghị về ứng
dụng các công cụ kỹ thuật KTQT trong các DN nhằm nâng cao hiệu quả vận dụng
KTQT cũng như hiệu quả quản lý của các DN này.
Nguyễn Thị Ngọc Lan (2014) với nghiên cứu “Tổ chức công tác kế toán
quản trị cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn TP. HCM”. Luận văn thạc
sĩ kinh tế, trường đại học kinh tế TP.HCM. Bằng phương pháp nghiên cứu định
tính. Tác giả đã mô tả và phân tích thực trạng tổ chức công tác KTQT cho các
DNNVV trên địa bàn TP. HCM, nêu được những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân
của những hạn chế trong công tác này, đề xuất các giải pháp tổ chức công tác
KTQT cho các DNNVV trên địa bàn TP. HCM.
Nguyễn Ngọc Vũ (2017) với nghiên cứu “Các nhân tố ảnh hưởng đến việc
áp dụng kế toán quản trị trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa thuộc lĩnh vực phi


9

tài chính ở Thành phố Hồ Chí Minh”. Luận văn thạc sĩ kinh tế, trường đại học
kinh tế TP.HCM. Bằng phương pháp nghiên cứu hỗn hợp kết hợp phương pháp
nghiên cứu định lượng và phương pháp nghiên cứu định tính với dữ liệu nghiên cứu
được thu thập thông qua bảng câu hỏi khảo sát, đề tài xác định được các nhân tố
cũng như đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đó đến việc vận dụng KTQT
trong các DNNVV thuộc lĩnh vực phi tài chính ở TP.HCM, cụ thể kết quả nghiên
cứu chỉ ra có 4 nhân tố ảnh hưởng theo thứ tự ảnh hưởng giảm dần đến việc vận
dụng KTQT ở các DN này như sau: Quy mô DN, trình độ nhân viên, mức độ cạnh

tranh trong ngành và áp dụng công nghệ sản xuất tiên tiến. Cuối cùng, tác giả đề
xuất các kiến nghị liên quan đến các nhân tố nhằm nâng cao việc vận dụng KTQT ở
các DN này.
Nguyễn Vũ Thanh Giang (2017) với “Các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận
dụng kế toán quản trị trong doanh nghiệp tại địa bàn TP.HCM”. Luận văn thạc sĩ
kinh tế, trường đại học kinh tế TP.HCM. Bằng phương pháp nghiên cứu định lượng
tác giả đã xác định các nhân tố ảnh hưởng đến vận dụng KTQT tại các DNNVV tại
TP.HCM và đo lường mức độa ảnh hưởng của các nhân tố đó đến vận dụng KTQT
với kết quả có ảnh hưởng theo thứ tự từ cao đến thấp như sau: nhận thức của chủ
DN, chiến lược kinh doanh, quy mô DN, văn hóa DN, trình độ nhân viên kế toán,
chi phí tổ chức KTQT, từ đó đưa ra các kiến nghị và giải pháp liên quan đến từng
nhân tố nhằm nâng cao hiệu quả việc vận dụng KTQT ở các DN này trong thời gian
tới.
1.3 Nhận xét và xác định khe hổng nghiên cứu
Từ những tổng hợp các nghiên cứu trong nước và nước ngoài đã có nhiều
nghiên cứu về lĩnh vực KTQT được thực hiện tại Việt Nam và trên thế giới. Những
nghiên cứu nước ngoài do khác biệt về văn hóa, lối sống, tình hình kinh tế... có thể
dẫn đến sự khác biệt về cách nhìn cũng như mức độ vận dụng KTQT so với Việt
Nam. Các nghiên cứu tại Việt Nam thì có nhiều nghiên cứu về KTQT nhưng chủ
yếu là các nghiên cứu về khảo sát thực trạng việc vận dụng KTQT trong DN qua đó
tìm nguyên nhân, các hạn chế và đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống


10

KTQT tại các DN này. Tuy nhiên việc nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến việc
vận dụng KTQT trong các DN nói chung và các DNNVV nói riêng chỉ được thực
hiện trong những năm gần đây, số lượng nghiên cứu còn hạn chế và đặc biệt là
nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến vận dụng KTQT tại các DNNVV trên dịa
bàn tỉnh Bình Thuận thì tác giả tìm hiểu chưa có, nên đây là khe hổng nghiên cứu

để tác giả thực hiện luận văn này.
Hơn nữa, với sự phát triền không ngừng về nhu cầu về vận dụng KTQT tại các
DNNVV do việc nâng cao hiệu quả quản lý và nhu cầu cạnh tranh ngày càng cao.
Do đó, các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng KTQT tại các DNNVV cũng có sự
thay đổi, vì vậy vào thời điểm hiện tại các kết quả của các nghiên cứu trước đây có
thể không còn phù hợp nữa.
Ngoài việc tiếp tục kế thừa kết quả của các nghiên cứu trước, tác giả cũng có
hướng nghiên cứu riêng cho các nhân tố có tình đặc thù phù hợp hơn với địa bàn
tỉnh Bình Thuận và bên cạnh đó tìm ra những nhân tố mới ảnh hưởng đến việc vận
dụng KTQT trong các DNNVV nói chung và trên địa bàn tỉnh Bình Thuận nói
riêng.
1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng KTQT tại các DNNVV
Quy mô DN
Theo Kamilah Ahmad, Shafie Mohamed Zabri, (2015), Quy mô DN là một
nhân tố quan trọng được cho là có sự tác động đến cả cấu trúc lẫn các sự sắp xếp về
mặt kiểm soát trong DN. Các DN lớn có nguồn lực để lựa chọn vận dụng KTQT với
mức độ phức tạp hơn so với các DN nhỏ. Theo đó khi quy mô DN tăng lên thì DN
có xu hướng gia tăng, mở rộng việc vận dụng các công cụ kỹ thuật KTQT. Điều này
được lý giải là một DN có quy mô lớn thì thông thường có nguồn lực tài chính tốt
hơn để trang trải các chi phí về thông tin kế toán hơn là các DN có quy mô nhỏ.
Hơn thế nữa, các nhà quản trị và kế toán viên trong các DN quy mô lớn thường phải
xử lý một lượng thông tin lớn hơn so với các DN nhỏ, bên cạnh đó mức độ phức tạp
về phân quyền trong DN hay về số lượng lớn dây chuyền sản xuất … cũng dẫn đến
việc các DN có quy mô lớn có xu hướng thường hay vận dụng KTQT cũng như vận


11

dụng ở mức độ phức tạp hơn so với các DN có quy mô nhỏ. Mặc dù được phân loại
chung là DNNVV, tuy nhiên theo như phân loại chi tiết thì có sự chênh lệch phân

biệt khá rõ về quy mô giữa các DN siêu nhỏ, nhỏ và vừa. Như theo cách phân loại
Việt Nam, chỉ xét về tiêu chí số lao động hoặc nguồn vốn thì có sự khác biệt lớn,
thậm chí gấp nhiều lần giữa các loại hình DN vừa khi so sánh với DN siêu nhỏ hoặc
nhỏ. Và rõ ràng điều này sẽ tác động đến việc áp dụng KTQT và cả khả năng lẫn
nội dung.
Mức độ cạnh tranh của thị trường
Trong thời đại toàn cầu hóa và số hóa hiện nay, phần thắng luôn thuộc về các
công ty kịp thời thỏa mãn tốt những nhu cầu thường xuyên thay đổi và thay đổi rất
nhanh của các khách hàng (Alper Erserim (2012). Ai gần với khách hàng hơn, nắm
bắt được những nhu cầu thay đổi của họ nhanh hơn, phản ứng tốt hơn với sự thay
đổi này và thỏa mãn khách hàng tốt hơn sẽ được khách hàng chọn lựa. Thông
thường, các DN hoạt động trong nền kinh tế thị trường có nhiều đối thủ cạnh tranh
nên đều phát sinh nhu cầu phải có thông tin nhanh, chính xác để có thể xử lý và ra
các quyết định kịp thời, tránh bỏ lỡ cơ hội kinh doanh. Do vậy, DN quan tâm đến
việc thiết kế bộ máy tổ chức, việc thiết lập hệ thống thông tin bên trong, bên ngoài
DN song vẫn xây dựng hê thống thông tin đáp ứng được nhu cầu thông tin cho quản
trị DN. Để đạt được sự thành công cũng như cạnh tranh hiệu quả trong một môi
trường toàn cầu hóa và ngày càng cạnh tranh, các DN đang phải xem tiêu chí thỏa
mãn khách hàng trong cạnh tranh như một trong những ưu tiên hàng đầu. Và do đó,
các DN đang phải lựa chọn những phương pháp quản trị mới, thay đổi hệ thống sản
xuất, đầu tư vào các công cụ kỹ thuật mới.
Trình độ nhân viên kế toán
Con người với tư cách là yếu tố cấu thành lực lượng sản xuất giữ vị trí hàng
đầu, là nguồn lực cơ bản và nguồn lực vô tận của sự phát triển không thể chỉ được
xem xét đơn thuần ở góc độ số lượng hay chất lượng mà là sự tổng hợp của cả số
lượng và chất lượng, không chỉ là bộ phận dân số trong độ tuổi lao động mà là các
thế hệ con người với những tiềm năng, sức mạnh trong cải tạo tự nhiên, cải tạo xã


12


hội. Trong mỗi DN, nguồn nhân lực là nguồn lực quan trọng, không thể thiếu quyết
định đến sự thành bại của DN. Do đó, nhà quản lý cần phải quan tâm, bồi dưỡng
nguồn nhân lực của mình để đảm bảo nguồn nhân lực đủ mạnh cả về chất và lượng,
đảm bảo cho sự phát triển của DN không chỉ ở hiện tại mà trong cả tương lai.
Con người là nhân tố chủ động tham gia và tạo nên thông tin KTQT, con
người có trình độ văn hóa và kỹ năng lao động về chuyên ngành kế toán, thuế sẽ
cho ra các thông tin chất lượng (Nguyễn Ngọc Vũ 2017), đáp ứng yêu cầu của các
đối tượng sử dụng thông tin, cung cấp các loại thông tin trong đó có thông tin
KTQT. Việc vận dụng KTQT trong các DN phần nào chịu ảnh hưởng bởi nhân tố
này.
Chiến lược kinh doanh
Chiến lược kinh doanh liên quan đến khả năng cạnh tranh, thành công trên thị
trường của các DN nói chung và các DNNVV nói riêng. Nó liên quan đến các quyết
định chiến lược về lựa chọn sản phẩm, đáp ứng nhu cầu khách hàng, giành lợi thế
cạnh tranh so với các đối thủ, khai thác và tạo ra các cơ hội mới,…Dựa trên cơ sở
một chiến lược kinh doanh được xác lập, DN sẽ chuyển nó thành hành động, lập ra
những kế hoạch tổng quát và cụ thể cho từng bộ phận, cho từng thời kỳ đảm bảo
thực hiện những mục tiêu đã đề ra, công tác này được đảm bảo thông qua việc ứng
dụng KTQT trong DN.
DN có thể vận dụng các công cụ kỹ thuật KTQT để hỗ trợ cho chiến lược khác
biệt (Nguyễn Vũ Thanh Giang 2017). Do đó khi các DN lựa chọn hay thay đổi các
chiến lược kinh doanh khác nhau thì sẽ dẫn đến việc vận dụng KTQT khác nhau
Nhận thức về KTQT của người quản lý DN
Mục đích của KTQT là nhằm hướng đến phục vụ nhu cầu quản trị DN, quản lý
DN, nên mỗi nhà quản lý DN khác nhau sẽ có yêu cầu về hệ thống KTQT khác
nhau, vận dụng các công cụ kỹ thuật KTQT khác nhau, mức chi phí đầu tư cho việc
tổ chức KTQT cũng khác nhau.
Theo Alper Erserim (2012), Nhận thức về KTQT của người quản lý DN giúp
cho việc xác định thông tin được cung cấp và thúc đẩy việc vận dụng KTQT.



13

Đối với một DN với quy mô siêu nhỏ, nhu cầu thông tin quản trị đơn giản thì
việc đầu tư một bộ máy KTQT cồng kềnh với hàng loạt các công cụ kỹ thuật KTQT
phức tạp sẽ không phù hợp do lợi ích mang lại từ việc vận dụng KTQT không tương
xứng với chi phí bỏ ra đầu tư. Do đó không được nhà quản trị DN lựa chọn. Ngược
lại đối với một DN có quy mô lớn, cần các thông tin thích hợp phức tạp để ra quyết
định thì việc đầu tư một khoản chi phí tương thích cho hệ thống KTQT phức tạp là
điều các nhà quản lý DN chấp nhận được. Ngoài ra sẽ có sự khác biệt về trình độ
cũng như xuất phát điểm giữa những người chủ DN trong các DN siêu nhỏ, nhỏ
hoặc vừa nên việc xây dựng, triển khai chiến lược kinh doanh hay đánh giá nhận
thức sự bất ổn về môi trường kinh doanh giữa các DN siêu nhỏ, nhỏ hoặc vừa cũng
khác nhau. Điều này sẽ tác động đến yêu cầu có hay không việc vận dụng KTQT
trong DN. Do đó nhận thức về KTQT có vai trò quan trọng trong việc tổ chức thực
hành KTQT tại các DNNVV trong các điều kiện còn hạn chế về nguồn lực.


×