Tải bản đầy đủ (.pdf) (103 trang)

Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng điện thoại thông minh (smartphone) của người dân TP HCM , luận văn thạc sĩ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.16 MB, 103 trang )

BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM

ĐỖ THỊ KIM NĂM

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH SỬ DỤNG
ĐIỆN THOẠI THÔNG MINH (SMARTPHONE) CỦA
NGƯỜI DÂN TP. HỒ CHÍ MINH

Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
Mã số: 60340102

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. BÙI THỊ THANH

TP. Hồ Chí Minh – năm 2012


BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM

ĐỖ THỊ KIM NĂM

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH SỬ DỤNG
ĐIỆN THOẠI THÔNG MINH (SMARTPHONE) CỦA
NGƯỜI DÂN TP. HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. Hồ Chí Minh – năm 2012



TÓM TẮT
Trong năm 2011, thị trƣờng smartphone tại Việt Nam đƣợc nhiều tổ chức uy
tín nƣớc ngoài đánh giá là có sự bùng nổ mạnh mẽ (Lewis Dowling, 2011). Theo ông
Lewis Dowling thuộc tập đoàn Total Telecom, số lƣợng ngƣời sử dụng điện thoại di
động tại Việt Nam đã có sự chuyển mình mạnh mẽ trong nửa đầu năm 2011 với hơn
849,000 thiết bị di động đƣợc bán ra tại các chuỗi cửa hàng bán lẻ tại Việt Nam. Mặc
dù thị trƣờng điện thoại smartphone tại Việt Nam đang rất phát triển nhƣng hiện nay
hầu nhƣ chƣa có một nghiên cứu chính thức nào về mức độ chấp nhận công nghệ của
ngƣời tiêu dùng và ý định sử dụng điện thoại smartphone của ngƣời tiêu dùng Việt
Nam. Việc thiếu những nghiên cứu đầy đủ sẽ ảnh hƣởng trực tiếp đến các nhà cung
cấp và sản xuất cũng nhƣ phân phối smartphone do họ sẽ không thể cung cấp những
mẫu smartphone phù hợp với ngƣời tiêu dùng. Ngƣời tiêu dùng cũng bị ảnh hƣởng
gián tiếp từ việc thiếu những nghiên cứu này do những nhu cầu thực sự của họ không
đƣợc đánh giá một cách đầy đủ dẫn đến sự suy giảm trong ý định sử dụng smartphone.
Do vậy, tác giả chọn đề tài nghiên cứu “Các yếu tố ảnh hƣởng đến ý định sử
dụng điện thoại thông minh smartphone của ngƣời dân TP. HCM” từ đó sẽ đề
xuất những giải pháp phù hợp để giúp các nhà cung cấp cũng nhƣ những nhà phân
phối smartphone hoạch định và hoàn thiện chiến lƣợc marketing đối với sản phẩm
smartphone.
Nghiên cứu đƣợc bắt đầu từ việc tham khảo các lý thuyết và kết quả của những
nghiên cứu trƣớc đây về ý định sử dụng của ngƣời tiêu dùng, các thang đo cảm nhận
hữu dụng, cảm nhận dễ sử dụng, cảm nhận về thƣơng hiệu, cảm nhận về chi phí, cảm
nhận về giảm thiểu rủi ro. Tổng số biến quan sát trong nghiên cứu này là 21 biến đại
diện cho các thang đo cảm nhận hữu dụng, cảm nhận dễ sử dụng, cảm nhận về thƣơng
hiệu, cảm nhận về chi phí, cảm nhận về giảm thiểu rủi ro; và 4 biến thuộc thành phần
phản ánh ý định sử dụng smartphone của ngƣời dân TP. HCM. Mô hình hồi quy tuyến
tính thu đƣợc giải thích đƣợc 87.2% biến thiên của ý định sử dụng smartphone. Các
yếu tố cảm nhận hữu dụng, cảm nhận dễ sử dụng, cảm nhận về thƣơng hiệu, cảm nhận
về giảm thiểu rủi ro đều có tác động cùng chiều đến ý định sử dụng smartphone. Cảm

nhận về chi phí có tác động ngƣợc chiều đến ý định sử dụng smartphone.
i


DANH MỤC HÌNH VẼ

Hình 1.1: Thị trƣờng điện thoại di động Việt Nam từ Quý 1/2011 đến Quý
1/2012
Hình 1.2: Mục đích sử dụng smartphone của ngƣời Việt so với các quốc gia
trong khu vực châu Á - Thái Bình Dƣơng
Hình 2.1: Thuyết hành động hợp lý (TRA)
Hình 2.2: Thuyết hành vi theo kế hoạch (TPB)
Hình 2.3: Mô hình chấp nhận công nghệ TAM
Hình 2.4: Mô hình TAM mở rộng cho nghiên cứu ý định sử dụng dịch vụ
ngân hàng trực tuyến của Sundarraj & Manochehri (2011)
Hình 2.5: Mô hình nghiên cứu đề xuất của tác giả
Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu
Hình 4.1: Đồ thị phân tán Scatter Plot
Hình 4.2: Đồ thị tần số Histogram
Hình 4.3: Đồ thị tần số P-P Plot

2
3
8
9
10
12
20
24
42

44
45

iii


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Tổng kết các nghiên cứu về các yếu tố ảnh hƣởng đến ý định sử dụng
dịch vụ
Bảng 4.1: Thống kê mẫu nghiên cứu
Bảng 4.2: Kết quả Cronbach’s Alpha
Bảng 4.3: Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA
Bảng 4.4: Kết quả phân tích EFA ý định sử dụng smartphone
Bảng 4.5: Ma trận hệ số tƣơng quan giữa các biến
Bảng 4.6: Tóm tắt mô hình hồi quy
Bảng 4.7: ANOVA
Bảng 4.8: Hệ số hồi quy
Bảng 4.9: Kết quả kiểm định Levene của các thành phần ý định sử dụng
smartphone và giới tính
Bảng 4.10: Kết quả kiểm định sự khác biệt giới tính ảnh hƣởng đến các thành phần
của ý định sử dụng smartphone
Bảng 4.11: Kết quả kiểm định Levene của các thành phần ý định sử dụng
smartphone và độ tuổi
Bảng 4.12: Kết quả kiểm định sự khác biệt độ tuổi ảnh hƣởng đến các thành phần
của ý định sử dụng smartphone
Bảng 4.13: Kết quả kiểm định Levene của các thành phần ý định sử dụng
smartphone và trình độ học vấn
Bảng 4.14: Kết quả kiểm định sự khác biệt trình độ học vấn ảnh hƣởng đến các
thành phần của ý định sử dụng smartphone
Bảng 4.15: Kết quả kiểm định Levene của các thành phần ý định sử dụng

smartphone và thu nhập
Bảng 4.16: Kết quả kiểm định sự khác biệt thu nhập ảnh hƣởng đến các thành phần
của ý định sử dụng smartphone
Bảng 4.17: Kết quả kiểm định Levene của các thành phần ý định sử dụng
smartphone và nghề nghiệp
Bảng 4.18: Kết quả kiểm định sự khác biệt nghề nghiệp ảnh hƣởng đến các thành
phần của ý định sử dụng smartphone

14
33
34
36
37
39
40
40
40
46
47
48
49
50
51
52
53
54
55

iv



DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
EFA
TRA
TPB
TAM
TAM2
HD
DSD
TH
RR
CP
DD
KMO
OLS

Phân tích nhân tố khám phá
Thuyết hành động hợp lý
Thuyết hành vi hoạch định
Thuyết chấp nhận công nghệ
Thuyết chấp nhận công nghệ mở rộng
Thang đo cảm nhận hữu dụng
Thang đo cảm nhận dễ sử dụng
THang đo cảm nhận về thƣơng hiệu
Thang đo cảm nhận về rủi ro
Thang đo cảm nhận về chi phí
Thang đo ý định sử dụng smartphone
Chỉ số Kaiser-Mayer-Olkim
Phƣơng pháp bình phƣơng nhỏ nhất


v


MỤC LỤC

TÓM TẮT ................................................................................................................................... i
DANH MỤC HÌNH VẼ............................................................................................................iii
DANH MỤC BẢNG BIỂU ...................................................................................................... iv
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT .................................................................................................... v
MỤC LỤC ................................................................................................................................ vi
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU ..................................................................... 1
1.1. Lý do chọn đề tài............................................................................................................. 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu ....................................................................................................... 4
1.3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu................................................................................... 5
1.4. Phƣơng pháp nghiên cứu ................................................................................................ 5
1.5. Ý nghĩa và đóng góp của nghiên cứu.............................................................................. 6
1.6. Kết cấu của luận văn ...................................................................................................... 6
CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ....................................... 7
2.1. Cơ sở lý thuyết ................................................................................................................ 7
2.1.1. Thuyết hành động hợp lý (TRA).............................................................................. 7
2.1.2. Thuyết hành vi hoạch định (TPB) ............................................................................ 8
2.1.3. Thuyết chấp nhận công nghệ (TAM) ..................................................................... 10
2.1.4. Thuyết chấp nhận công nghệ mở rộng (TAM2) .................................................... 11
2.2. Các nghiên cứu trƣớc đây về ý định sử dụng dịch vụ công nghệ ................................. 12
2.3. Mô hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hƣởng đến ý định sử dụng smartphone của ngƣời
dân TP. HCM ....................................................................................................................... 15
2.3.1. Đặc điểm của điện thoại smartphone ..................................................................... 15
2.3.2. Đặc điểm khách hàng mua smartphone tại TP. HCM ........................................... 17
2.3.3. Mô hình nghiên cứu ............................................................................................... 19
2.4. Tóm tắt chƣơng 2 .......................................................................................................... 23

CHƢƠNG 3: THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU ............................................................................... 24
3.1. Quy trình nghiên cứu .................................................................................................... 24
Bƣớc 1 - Phát triển thang đo nháp 1 ................................................................................ 25
Bƣớc 2 - Nghiên cứu định tính ........................................................................................ 26
Bƣớc 3 - Nghiên cứu định lƣợng ..................................................................................... 26
3.2. Nghiên cứu định tính .................................................................................................... 27
3.2.1. Thiết kế nghiên cứu định tính ................................................................................ 27
3.2.2. Kết quả nghiên cứu định tính ................................................................................. 27
3.3. Nghiên cứu định lƣợng ................................................................................................. 28
3.3.1. Thiết kế mẫu nghiên cứu ........................................................................................ 28
vi


3.3.2. Thiết kế bản câu hỏi và quá trình thu thập dữ liệu................................................. 29
3.3.3. Phƣơng pháp phân tích dữ liệu .............................................................................. 29
Tóm tắt chƣơng 3 ................................................................................................................. 32
CHƢƠNG 4: PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ......................................................... 33
4.1. Mô tả mẫu khảo sát ....................................................................................................... 33
4.2. Đánh giá sơ bộ thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha ................................... 33
4.3. Kiểm định thang đo bằng phân tích nhân tố khám phá EFA ........................................ 36
4.3.1. Kết quả kiểm định thang đo ................................................................................... 36
4.3.2. Kết quả kiểm định thang đo ý định sử dụng smartphone ...................................... 38
4.4. Phân tích hồi quy tuyến tính ......................................................................................... 38
4.4.1. Ma trận hệ số tƣơng quan giữa các biến ................................................................ 39
4.4.2. Phƣơng trình hồi quy tuyến tính ............................................................................ 40
4.4.3. Đánh giá và kiểm định độ phù hợp của mô hình ................................................... 41
4.4.4. Xác định tầm quan trọng của các biến trong mô hình ........................................... 41
4.4.5. Đánh giá sự vi phạm các giả định cần thiết trong hồi quy tuyến tính .................... 42
4.5. Kiểm định sự khác biệt về các yếu tố ảnh hƣởng đến ý định sử dụng smartphone của
ngƣời dân TP. HCM theo các đặc điểm cá nhân ................................................................. 44

4.5.1. Kiểm định sự khác biệt theo giới tính .................................................................... 44
4.5.2. Kiểm định sự khác biệt theo độ tuổi ...................................................................... 46
4.5.3. Kiểm định sự khác biệt theo trình độ học vấn ....................................................... 48
4.5.4. Kiểm định sự khác biệt theo thu nhập ................................................................... 49
4.5.5. Kiểm định sự khác biệt theo nghề nghiệp .............................................................. 51
4.6. Thảo luận kết quả nghiên cứu ....................................................................................... 53
4.6.1. Về sự tác động của các biến nghiên cứu đến ý định sử dụng smartphone của ngƣời
dân TP. HCM ................................................................................................................... 53
4.6.2. Về sự khác biệt các yếu tố ảnh hƣởng đến ý định sử dụng smartphone của ngƣời
dân TP. HCM theo các đặc điểm cá nhân ........................................................................ 54
4.7. Tóm tắt Chƣơng 4 ......................................................................................................... 56
CHƢƠNG 5: KIẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN ........................................................................... 58
5.1. Kiến nghị ....................................................................................................................... 58
5.2. Những kết quả đạt đƣợc ................................................................................................ 59
5.3. Hạn chế và hƣớng nghiên cứu tiếp theo........................................................................ 60
Kết luận ................................................................................................................................ 60
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 62

vii


CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Lý do chọn đề tài
Trong môi trƣờng cạnh tranh toàn cầu hiện nay, khi xã hội phát triển, ngày
càng có nhiều loại hình công nghệ mới nhanh chóng, tiện dụng và hiện đại hơn ra đời.
Trong đó, đáng chú ý là điện thoại smartphone, hiện đang rất phổ biến trên toàn thế
giới, đặc biệt là ở các nƣớc đang phát triển và các nƣớc tiên tiến.
Andrew Nusca (2009) định nghĩa smartphone là thế hệ điện thoại di động đƣợc
xây dựng dựa trên nền tảng điện toán di động, với các tính năng điện toán cao cấp hơn
so với các điện thoại cơ bản. Từ những chiếc điện thoại thế hệ đầu tiên bao gồm các

chức năng chính nhƣ hỗ trợ ngƣời dùng (PDA) và chụp ảnh, ngày nay, những chiếc
điện thoại smartphone đƣợc bổ sung thêm nhiều tính năng mới nhƣ máy nghe nhạc
(portable media players), máy xem video (pocket video players), và các thiết bị định
vị (GPS navigation).
Trong năm 2011, thị trƣờng smartphone tại Việt Nam đƣợc nhiều tổ chức uy
tín nƣớc ngoài đánh giá là có sự bùng nổ mạnh mẽ (Lewis Dowling, 2011). Theo ông
Lewis Dowling thuộc tập đoàn Total Telecom, số lƣợng ngƣời sử dụng điện thoại di
động tại Việt Nam đã có sự chuyển mình mạnh mẽ trong nửa đầu năm 2011 với hơn
849,000 thiết bị di động đƣợc bán ra tại các chuỗi cửa hàng bán lẻ tại Việt Nam. Con
số này này tăng hơn 73% so với cùng kỳ năm 2010. Theo đánh giá, thị trƣờng di động
Việt Nam sẽ đón nhận thêm nhiều sự phát triển trong những năm tới (Văn Trần Khoa,
Giám đốc điều hành GFK Việt Nam, 2011). Hình 1.1 dƣới đây cho thấy so sánh với
điện thoại cơ bản (Feature Phone) thì thị trƣờng điện thoại Smartphone sẽ còn nhiều
cơ hội tăng trƣởng.

1


Hình 1.1: Thị trƣờng điện thoại di động Việt Nam từ Quý 1/2011 đến Quý 1/2012
Nguồn: IDC’s Asia/Pacific Quarterly Mobile phone Tracker, 2012 Q1

Tại các quốc gia phát triển, việc phát triển smartphone luôn đi kèm với việc
phát triển các nội dung số và giải trí trên điện thoại di động. Do tại các nƣớc này, nhu
cầu kết nối của mỗi cá nhân đều rất cao nên ngƣời sử dụng có xu hƣớng dùng
smartphone cho những nhu cầu hàng ngày nhƣ truy cập internet, vào các mạng xã hội
hay thƣ điện tử. Theo khảo sát của Ericsson, tại các nƣớc đang phát triển, các tính
năng là thế mạnh của smartphone nhƣ truy cập mạng xã hội, lƣớt net, check mail,
chạy các ứng dụng (app) có tỉ lệ sử dụng rất cao, đạt trên 50% ngƣời dùng. Chẳng hạn
tại Úc, tỉ lệ này lần lƣợt là 58%, 71%, 60% và 64%; tại Malaisia là 69%, 71%, 53%,
54%; tại Singapore là 64%, 82%, 75% và 70%. Tại Việt Nam, tỉ lệ này là 38%, 68%,

25% và 35%.

2


Hình 1.2: Mục đích sử dụng smartphone của ngƣời Việt so với các quốc gia trong
khu vực châu Á - Thái Bình Dƣơng
Nguồn: Ericsson Consumer Lab tháng 8/2012.
Nghiên cứu mới đây của Ericsson Consumer Lab cho thấy các thuê bao di động
Việt Nam đang hƣớng tới việc sử dụng nhiều hơn các dịch vụ dữ liệu. Ngoài sự tăng
trƣởng về tỉ lệ sử dụng smartphone và máy tính bảng, nghiên cứu còn cho thấy mức
độ sử dụng các ứng dụng di động của ngƣời dùng thiết bị smartphone dự kiến cũng
tăng từ mức hiện tại là 35% lên 40% trong vòng 6 tháng tới.
Hiện tại, các dịch vụ giải trí, truyền hình, video và trò chơi là những ứng dụng
đƣợc tải xuống phổ biến nhất. Trong tƣơng lai, các dịch vụ liên quan tới ngân hàng,
video, du lịch, mua sắm là những lĩnh vực sẽ thu hút nhiều sự quan tâm nhất.
Kết quả khảo sát cũng cho thấy trong khi xu thế tăng trƣởng về smartphone dự
kiến tăng 21% trong vòng 6 tháng tới, thì Internet và dữ liệu di động cũng sẽ chứng
kiến sự tăng trƣởng theo. Nghiên cứu cho thấy việc nâng cấp hệ thống hạ tầng mạng,
các chƣơng trình phổ biến kiến thức cho ngƣời tiêu dùng, về các dịch vụ và việc xây
dựng chính sách giá dựa trên phân khúc thị trƣờng sẽ đảm bảo cho sự tăng trƣởng liên
tục về mức độ sử dụng dữ liệu di động.
3


PCWorld Vietnam cho biết smartphone đóng vai trò quan trọng trong cuộc
sống hàng ngày. Cụ thể các ứng dụng di động liên quan tới địa điểm hoặc cuộc sống
hàng ngày nhƣ giao tiếp, mua sắm... đƣợc ƣa thích nhất. 58% ngƣời đƣợc phỏng vấn
cho biết họ muốn dùng điện thoại di động nhƣ tấm thẻ sử dụng phƣơng tiện công
cộng, 70% muốn thẻ thành viên đƣợc tích hợp ngay trong điện thoại và 76% thích sử

dụng di động nhƣ một thiết bị quét mã vạch số khi so sánh giá cả. Khi đƣợc hỏi, họ sẽ
mang theo vật gì khi ra khỏi nhà, 90% ngƣời dùng smartphone tham ia khảo sát cho
biết sẽ mang theo điện thoại và chìa khóa, 80% sẽ mang theo tiền.
Nhƣ vậy, mặc dù thị trƣờng điện thoại smartphone tại Việt Nam đang rất phát
triển nhƣng hiện nay hầu nhƣ chƣa có một nghiên cứu chính thức nào về mức độ chấp
nhận công nghệ của ngƣời tiêu dùng và ý định sử dụng điện thoại smartphone của
ngƣời tiêu dùng Việt Nam. Việc thiếu những nghiên cứu đầy đủ sẽ ảnh hƣởng trực
tiếp đến các nhà cung cấp và sản xuất cũng nhƣ phân phối smartphone do họ sẽ không
thể cung cấp những mẫu smartphone phù hợp với ngƣời tiêu dùng. Ngƣời tiêu dùng
cũng bị ảnh hƣởng gián tiếp từ việc thiếu những nghiên cứu này do những những nhu
cầu thực sự của ngƣời tiêu dùng không đƣợc đánh giá một cách đầy đủ dẫn đến sự suy
giảm trong ý định sử dụng smartphone.
Do vậy, tác giả chọn đề tài nghiên cứu “Các yếu tố ảnh hƣởng đến ý định sử
dụng điện thoại thông minh smartphone của ngƣời dân TP. HCM”. Thông qua
đó, sẽ đề xuất một số kiến nghị phù hợp để giúp các nhà cung cấp cũng nhƣ các nhà
phân phối smartphone hoạch định và hoàn thiện chiến lƣợc marketing đối với sản
phẩm smartphone.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Căn cứ vào những lý do lựa chọn đề tài đã đƣợc trình bày nêu trên, ngƣời viết
mong muốn thực hiện đề tài nghiên cứu này với các mục tiêu chính nhƣ sau:
-

Khám phá các yếu tố ảnh hƣởng đến ý định sử dụng điện thoại smartphone tại
TP. HCM và phát triển thang đo những yếu tố này.

-

Kiểm định thang đo và mô hình lý thuyết về các yếu tố ảnh hƣởng đến ý định
sử dụng điện thoại smartphone của ngƣời dân TP. HCM
4



-

Đề xuất một số hàm ý (kiến nghị) rút ra từ kết quả nghiên cứu cho việc hoạch
định chiến lƣợc marketing đối với sản phẩm điện thoại smartphone tại thị
trƣờng TP. HCM.

1.3. Đối tượng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu là lý thuyết về ý định thực hiện hành vi, các yếu tố ảnh
hƣởng đến ý định sử dụng công nghệ mới áp dụng cho trƣờng hợp sản phẩm điện
thoại smartphone tại thị trƣờng TP. HCM và các vấn đề khác có liên quan đến quá
trình xây dựng và kiểm định mô hình các yếu tố ảnh hƣởng đến ý định sử dụng điện
thoại smartphone của ngƣời dân TP. HCM.
Đối tƣợng khảo sát là khách hàng chƣa sử dụng và có ý định sử dụng điện thoại
Smartphone.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu đƣợc thực hiện bằng phƣơng pháp chính là nghiên cứu định lƣợng.
Bƣớc đầu tác giả thực hiện nghiên cứu định tính nhằm xác định các yếu tố ảnh
hƣởng đến ý định sử dụng smartphone và phát triển thang đo cho những yếu tố này từ
việc kế thừa kết quả của các nghiên cứu trƣớc.
Nghiên cứu định lƣợng đƣợc thực hiện bằng cách tiến hành thu thập dữ liệu
thông qua phỏng vấn bằng bảng câu hỏi với khách hàng. Sau đó việc phân tích dữ liệu
sẽ đƣợc thực hiện bằng phần mềm SPSS. Thang đo đƣợc kiểm định bằng hệ số
Cronbach’s alpha và phân tích nhân tố khám phá (EFA). Sau khi đánh giá sơ bộ, các
thang đo đƣợc sử dụng trong phân tích hồi quy tuyến tính nhằm xác định cƣờng độ
ảnh hƣởng của từng yếu tố đến ý định sử dụng smartphone của ngƣời dân TP. HCM.
Cuối cùng kiểm định T-Test, ANOVA giúp tác giả so sánh sự khác biệt về ý định sử
dụng smartphone của ngƣời dân TP. HCM theo đặc điểm cá nhân (giới tính, trình độ
học vấn, nghề nghiệp, thu nhập).


5


1.5. Ý nghĩa và đóng góp của nghiên cứu
Về mặt lý thuyết:
Luận văn làm sáng tỏ hơn các lý thuyết đo lƣờng các yếu tố ảnh hƣởng đến ý
định sử dụng sản phẩm dich vụ của ngƣời tiêu dùng. Kết quả nghiên cứu góp phần
phát triển hệ thống thang đo và mô hình nghiên cứu tác động đến ý định sử dụng
smartphone của ngƣời dân TP. HCM.
Cung cấp tổng quan về điện thoại thông minh smartphone, các đặc điểm của
smartphone cũng nhƣ đặc điểm chung của ngƣời tiều dùng smartphone tại TP. HCM.
Về mặt thực tiễn:
Đề tài phân tích và khám phá các yếu tố cùng mức độ ảnh hƣởng của các yếu tố
đến ý định sử dụng điện thoại smartphone tại TP. HCM. Kết quả của nghiên cứu này
sẽ cung cấp cơ sở khoa học cho việc hoạch định các giải pháp marketing của các nhà
cung cấp smartphone tại thị trƣờng TP. HCM.
Kết quả nghiên cứu đƣợc coi là tài liệu tham khảo cho các nhà nghiên cứu về ý
định sử dụng sản phẩm và dịch vụ của ngƣời tiêu dùng.
1.6. Kết cấu của luận văn
Báo cáo nghiên cứu đƣợc chia làm 5 chƣơng với các nội dung sẽ đƣợc trình
bày theo thứ tự nhƣ sau:
-

Chƣơng 1: Tổng quan về nghiên cứu

-

Chƣơng 2: Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu


-

Chƣơng 3: Thiết kế nghiên cứu

-

Chƣơng 4: Phân tích kết quả nghiên cứu

-

Chƣơng 5: Kiến nghị và kết luận

6


CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU

2.1. Cơ sở lý thuyết
Hiện nay có nhiều lý thuyết về nghiên cứu hành vi tiêu dùng nói chung và lý
thuyết về chấp nhận công nghệ nói riêng nhƣ: (i) Thuyết Hành Động Hợp lý - Theory
of Reasoned Action (Ajzen & Fishbein, 1980), và (ii) Thuyết Hành vi Hoạch định Theory of Planned Behavior (Ajzen, 1991). Các lý thuyết này đã đƣợc công nhận là
các công cụ hữu ích trong việc dự đoán hành vi của ngƣời tiêu dùng. Đặc biệt, trong
gần hai thập kỷ qua, mô hình TAM đã đƣợc công nhận rộng rãi là một mô hình tin cậy
trong việc giải thích những yếu tố ảnh hƣởng đến chấp nhận công nghệ, chẳng hạn xu
hƣớng sử dụng Mobibanking, Internetbanking, ATM, Internet, E-learning, E-ticket,
v.v… Vì thế trong nghiên cứu này, tác giả sẽ đi sâu tìm hiểu về thuyết chấp nhận công
nghệ (TAM) mà trƣớc hết là hai lý thuyết: thuyết hành động hợp lý (TRA) và thuyết
hành vi hoạch định (TPB).
2.1.1. Thuyết hành động hợp lý (TRA)
Thuyết hành động hợp lý TRA (Theory of Reasoned Action) đƣợc Ajzen và

Fishbein xây dựng từ năm 1967 và đƣợc hiệu chỉnh mở rộng theo thời gian.
Mô hình TRA (Ajzen và Fishbein, 1975) thể hiện sự sắp xếp và phối hợp giữa
các thành phần của thái độ trong một cấu trúc đƣợc thiết kế để đo lƣờng và giải thích
cho hành vi của ngƣời tiêu dùng trong xã hội dựa trên hai khái niệm cơ bản là thái độ
của ngƣời tiêu dùng và các chuẩn mực chủ quan của ngƣời tiêu dùng. Trong đó:
-

Thái độ của ngƣời tiêu dùng: đƣợc giả thuyết là một trong những yếu tố quyết
định chính trong việc lý giải hành vi tiêu dùng. Thái độ đƣợc định nghĩa là một
xu hƣớng tâm lý đƣợc bộc lộ thông qua việc đánh giá một thực thể cụ thể với
một số mức độ ngon- không ngon, thích-không thích, thỏa mãn - không thỏa
mãn và phân cực tốt - xấu (Eagly & Chaiken, 1993).

-

Chuẩn mực chủ quan thể hiện sự đồng tình hay phản đối của những ngƣời có
liên quan (gia đình, bạn bè, đồng nghiệp,..) đối với ý định tiêu dùng sản phẩm,
7


dịch vụ của ngƣời thân của họ và đƣợc đo lƣờng thông qua cảm xúc của những
ngƣời này. Những nhóm có ảnh hƣởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến thái độ và
hành vi của ngƣời tiêu dùng đƣợc gọi là nhóm liên quan (nhóm tham khảo),
trong đó các thành viên trong gia đình ngƣời mua có ảnh hƣởng mạnh mẽ đến
hành vi mua sắm của ngƣời đó (Kotler & ctg, 1996).
Niềm tin đối với những
thuộc tính sản phẩm
Đo lƣờng niềm tin đối
với những thuộc tính
sản phẩm


Thái độ

Niềm tin vào ngƣời có
ảnh hƣởng đến ý định
mua sắm
Sự thúc đẩy làm theo ý
muốn của những ngƣời
ảnh hƣởng

Xu hƣớng
hành vi

Hành vi
thực sự

Chuẩn chủ
quan

Hình 2.1: Thuyết hành động hợp lý (TRA)
Nguồn: Schiffman và Kanuk, Consumer behavior,
Prentice – Hall International Editions, 3rd ed, 198
Cơ sở giả định của thuyết hành động hợp lý là con ngƣời hành động có lý trí,
và họ sẽ xem xét những ảnh hƣởng đến hành vi của họ trƣớc khi họ thực hiện hành vi
nào đó. Thuyết hành động hợp lý đã cung cấp một nền tảng lý thuyết rất hữu ích trong
việc tìm hiểu thái độ đối với hành động trong tiến trình chấp nhận của ngƣời dùng,
theo đó đã cho thấy xu hƣớng tiêu dùng là yếu tố dự đoán tốt nhất về hành vi tiêu
dùng.
2.1.2. Thuyết hành vi hoạch định (TPB)
Mô hình TRA bị một giới hạn khi dự đoán việc thực hiện các hành vi của

ngƣời tiêu dùng mà họ không thể kiểm soát đƣợc. Trong trong trƣờng hợp này, các

8


yếu tố về thái độ đối với hành vi thực hiện và các chuẩn mực chủ quan của ngƣời đó
không đủ giải thích cho hành động của họ.
Thuyết hành vi hoạch định TPB (Theory of Planned Behaviour) đƣợc Ajen
(1985) xây dựng đã hoàn thiện thêm mô hình TRA bằng cách bổ sung thêm yếu tố
kiểm soát hành vi nhận thức, có nguồn gốc từ lý thuyết tự hiệu quả SET (self-efficacy
theory). Lý thuyết SET đƣợc Bandura đề xuất năm 1977 từ lý thuyết về nhận thức xã
hội. Các nghiên cứu cho thấy rằng hành vi của con ngƣời ảnh hƣởng mạnh bởi sự tự
tin của họ trong khả năng của mình để thực hiện hành vi đó (Bandura, Adams, Hardy,
Howells, 1980); lý thuyết SET đƣợc áp dụng rộng rãi góp phần giải thích các mối
quan hệ khác nhau giữa niềm tin, thái độ, ý định và hành vi. TPB cho rằng thái độ đối
với hành vi, chuẩn chủ quan, và kiểm soát nhận thức hành vi, cùng hình thành khuynh
hƣớng hành vi và hành vi của một cá nhân.

Thái độ
Chuẩn chủ quan

Xu hƣớng
hành vi

Hành vi
thực sự

Nhận thức kiểm
soát hành vi


Hình 2.2: Thuyết hành vi theo kế hoạch (TPB)
Nguồn: website của Ajen: />Trong đó, nhận thức kiểm soát hành vi là nhận thức của một cá nhân hoặc
thuận lợi hoặc khó khăn trong việc thực hiện các hành vi cụ thể (Ajzen, 1988). Ngƣời
ta cho rằng nhận thức kiểm soát hành vi đƣợc xác định bởi tổng số các niềm tin kiểm
soát có thể thiết lập. Niềm tin điều khiển: niềm tin của một cá nhân về sự hiện diện
của các yếu tố có thể tạo điều kiện thuận lợi hoặc cản trở hiệu suất của hành vi (Ajzen,
2001) . Kiểm soát hành vi nhận thức là nguồn lực cần thiết của một ngƣời để thực hiện
hành vi, ví dụ nhƣ: nguồn tài nguyên sẵn có, những kỹ năng, cơ hội, thời gian, tiền
bạc, sức lực, sự hợp tác... Thành phần kiểm soát hành vi nhận thức phản ánh việc dễ

9


dàng hay khó khăn khi thực hiện hành vi; điều này phụ thuộc vào sự sẵn có của các
nguồn lực và các cơ hội để thực hiện hành vi.
Với yếu tố bổ sung kiểm soát hành vi nhận thức, mô hình TPB đƣợc xem nhƣ tối ƣu
hơn đối với TRA trong việc dự đoán và giải thích hành vi của ngƣời tiêu dùng trong
cùng một nội dung và hoàn cảnh nghiên cứu.
2.1.3. Thuyết chấp nhận công nghệ (TAM)
Thuyết chấp nhận công nghệ TAM (Technology Acceptance Model) đƣợc xây
dựng bởi Fred Davis và Richard Bagozzi (Bagozzi, 1992; Davis, 1989) dựa trên sự
phát triển từ Thuyết hành động hợp lý (TRA) và Thuyết hành vi hoạnh định (TRB), đi
sâu hơn vào giải thích hành vi chấp nhận và sử dụng công nghệ của ngƣời tiêu dùng.
Trong mô hình TAM, xuất hiện thêm 2 yếu tố tác động trực tiếp đến thái độ
ngƣời tiêu dùng là: cảm nhận tính hữu dụng và cảm nhận tính dễ sử dụng:
-

Cảm nhận tính hữu dụng đƣợc định nghĩa nhƣ “mức độ mà một cá nhân tin
rằng việc sử dụng một hệ thống công nghệ thông tin sẽ nâng cao hiệu quả công
việc của cá nhân đó” (Davis, 1989).


-

Cảm nhận tính dễ sử dụng đƣợc định nghĩa nhƣ “mức độ mà một cá nhân tin
rằng việc sử dụng một hệ thống công nghệ thông tin sẽ không phải nổ lực
nhiều” (Davis, 1989).
Trong đó, yếu tố biến bên ngoài nhƣ thƣơng hiệu, rủi ro khi sử dụng sản phẩm

góp một phần quan trọng trong việc giải thích hành vi chấp nhận sử dụng của ngƣời
tiêu dùng, tác động trực tiếp đến yếu tố cảm nhận hữu dụng và cảm nhận dễ dùng.

Cảm nhận
hữu dụng
Biến bên
ngoài

Thái độ

Ý định sử
dụng

Sử dụng
thực sự

Cảm nhận
dễ dùng

Hình 2.2: Mô hình chấp nhận công nghệ TAM
Nguồn: Davis (1989)
10



2.1.4. Thuyết chấp nhận công nghệ mở rộng (TAM2)
Mô hình TAM có giới hạn riêng của mình trong việc thực hiện nghiên cứu sự
chấp nhận của ngƣời tiêu dùng đối với các hệ thống hoặc sản phẩm công nghệ mà
ngƣời sử dụng là ngƣời dùng công nghệ cũng nhƣ ngƣời dùng một dịch vụ (Kim & ctg
2007). Có hai lý do nhƣ sau:
Trƣớc hết, TAM bắt nguồn từ lĩnh vực hệ thống thông tin (IS) làm tăng năng
suất trong môi trƣờng văn phòng (Van der Heijden 2004). Nói cách khác, TAM là mô
hình nghiên cứu về các hệ thống tiện dụng nhằm mục đích cung cấp các lợi ích tiện
dụng cho ngƣời sử dụng nhƣ thực hiện nhiệm vụ ngày càng tăng (Van der Heijden
2004). Trong bối cảnh này, lợi ích hƣởng thụ xuất phát từ ý nghĩa của niềm vui đang
đƣợc hƣởng trong quá trình sử dụng không đƣợc xem xét là một vấn đề quan trọng.
Thứ hai, TAM đƣợc thiết kế dựa trên các tình huống ngƣời dùng sử dụng công
nghệ bị các tổ chức buộc áp dụng trong các hoạt động hàng ngày của họ (Kim & ctg
2007). Những ngƣời trả tiền cho các chi phí cần thiết cho việc sử dụng công nghệ
không phải là nhân viên trực tiếp sử dụng nó. Đặc biệt, trong nhiều trƣờng hợp, mục
đích của việc áp dụng và sử dụng công nghệ đƣợc xác định bởi các tổ chức theo chiến
lƣợc kinh doanh của họ. Tuy nhiên, theo Zeithaml, giá trị của ngƣời sử dụng nhận
thức và đánh giá cao sau khi tiêu thụ sản phẩm hoặc dịch vụ của họ là những lợi ích
thu đƣợc và những tổn thất mất đi (tiền tệ và phi tiền tệ) cần thiết bỏ ra để đƣa ra
quyết định cuối cùng là chấp nhận mua hoặc sử dụng (Zeithaml 1988). TAM chỉ tập
trung vào các khía cạnh lợi ích từ việc sử dụng công nghệ.
Do vậy, mô hình TAM ban đầu thƣờng đƣợc các tác giả mở rộng trong những
nghiên cứu của mình với sự tham gia của các yếu tố khác bên cạnh hai yếu tố nguyên
bản là cảm nhận hữu dụng và cảm nhận dễ dùng. Ví dụ: Venkatesh và Davis (2000) đã
thực hiện mở rộng mô hình TAM ban đầu với các biến bên ngoài để giải thích rõ hơn
ý định sử dụng của ngƣời tiêu dung. Mô hình này thƣờng đƣợc gọi là mô hình TAM
mở rộng hay còn gọi là TAM2. Mô hình TAM2 trong nghiên cứu của Venkatesh &
Davis (2000) bao gồm thêm hai yếu tố nữa là sự tự nguyện (voluntary settings) và sự

bắt buộc (mandatory settings). Các kết quả nghiên cứu đều ủng hộ việc sử dụng
TAM2 trong các nghiên cứu xã hội học để giải thích hành vi tiêu dùng của khách hàng
11


(Venkatesh &Davis, 2000). Venkatesh và cộng sự (2003) cũng phát triển một mô hình
TAM mở rộng khác, trong đó nêu lên 3 yếu tố tác động ảnh hƣởng đến ý định hành vi
là hiệu quả mong đợi, nỗ lực mong đợi, và ảnh hƣởng xã hội. Gần đây nhất, Sundarraj
& Manochehri (2011) đã đƣa ra mô hình TAM mở rộng trong nghiên cứu ý định sử
dụng của ngân hàng trực tuyến nhƣ sau:

Cảm nhận dễ sử dụng
Cảm nhận hữu dụng
Ý định sử dụng ngân
hàng trực tuyến

Thƣơng hiệu
Cảm nhận rủi ro
Cảm nhận về chi phí

Hình 2.3: Mô hình TAM mở rộng cho nghiên cứu ý định sử dụng dịch vụ
ngân hàng trực tuyến của Sundarraj & Manochehri (2011)
Nguồn: Sundarraj & Manochehri (2011)
2.2. Các nghiên cứu trước đây về ý định sử dụng dịch vụ công nghệ
Với sự phát triển nhanh chóng của khoa học kỹ thuật và công nghệ thông tin,
có rất nhiều các sản phẩm dịch vụ công nghệ mới xuất hiện trên thế giới và Việt Nam.
Các nghiên cứu về ý định sử dụng các sản phẩm, dịch vụ công nghệ mới phần lớn dựa
trên các lý thuyết về thuyết hành động hợp lý TRA, thuyết hành vi hoạch định TPB và
mô hình chấp nhận công nghệ TAM.
Nghiên cứu của Chi-Cheng Chang, Chi-Fang Yan, Ju-Shih Tseng (2012) về các

yếu tố quyết định đến sự chấp nhận dịch vụ công nghệ di động tại Đài Loan. Kết quả
nghiên cứu yếu tố ảnh hƣởng bao gồm cảm nhận hữu dụng, cảm nhận dễ sử dụng,
thƣơng hiệu, cảm nhận về rủi ro, môi trƣờng nội bộ, môi trƣờng bên ngoài, sự tin cậy

12


và nhận thức về uy tín. Kết quả cho thấy tất cả các yếu tố này đều có ý nghĩa thống kê
đối với ý định sử dụng các công nghệ di động của ngƣời tiêu dùng Đài Loan.
Nghiên cứu của Luarn and Lin (2005) tại Đài Loan về các yếu tố có thể ảnh
hƣởng đến ý định hành vi của ngƣời sử dụng ngân hàng di động. Nghiên cứu dựa trên
mô hình TAM và lý thuyết hành vi hoạch định (TPB). Theo đó, các yếu tố ảnh hƣởng
đến ý định sử dụng ngân hàng di động bao gồm nhận thức về tính hữu dụng, cảm nhận
dễ sử dụng, thƣơng hiệu, tính hiệu quả và chi phí tài chính.
Nghiên cứu của Yangil Park, Jengchung V.Chen (2007) về các yếu tố ảnh
hƣởng đến ý định sử dụng smartphone tại Mỹ, chỉ ra rằng nhận thức về tính hữu dụng,
thƣơng hiệu, cảm nhận về chi phí là các yếu tố có ảnh hƣởng lớn nhất đến ý định sử
dụng smartphone, trong đó nhận thức về tính hữu dụng và nhận thức về tính dễ sử
dụng xác định và có ảnh hƣởng tích cực đến thái độ của ngƣời tiêu dùng đối với việc
sử dụng smartphone. (Park Y, 2007).
Tại Việt Nam, nghiên cứu của ThS. Lê Ngọc Đức, 2008 về “Khảo sát một số
yếu tố ảnh hƣởng đến xu hƣớng sử dụng thanh toán điện tử (e-Payment)” với mục tiêu
khảo sát một số yếu tố tác động đến xu hƣớng sử dụng thanh toán điện tử tại thị
trƣờng TP. HCM và đo lƣờng mức độ ảnh hƣởng của các yếu tố này đến xu hƣớng sử
dụng dịch vụ thanh toán điện tử, đã đƣa ra các yếu tố tác động đến xu hƣớng sử dụng
(theo thứ tự mức độ tác động lớn nhất) của đối tƣợng đã sử dụng thanh toán điện tử
bao gồm: nhận thức sự hữu ích, nhận thức kiểm soát hành vi, nhận thức tính dễ sử
dụng, cảm nhận về rủi ro. Với đối tƣợng chƣa sử dụng thanh toán điện tử, chỉ có hai
yếu tố tác động đến xu hƣớng sử dụng: chuẩn chủ quan và nhận thức kiểm soát hành
vi.


13


Bảng 2.1: Tổng kết các nghiên cứu về các yếu tố ảnh hƣởng đến ý định sử dụng
dịch vụ
Tác giả và năm

Thang đo

Lĩnh vực nghiên cứu

Cảm nhận hữu dụng

Dịch vụ công nghệ di động

Fang Yan, Ju-Shih Tseng -

Cảm nhận dễ sử dụng

tại Đài Loan

(2012)

-

Thƣơng hiệu

-


Cảm nhận về rủi ro

-

Môi trƣờng nội bộ

-

Môi trƣờng bên ngoài

-

Sự tin cậy

-

Nhận thức về uy tín

-

Nhận thức về tính hữu Ngân hàng di động tại Đài

Chi-Cheng

Chang,

Luarn and Lin (2005)

Chi- -


dụng
-

Cảm nhận dễ sử dụng

-

Thƣơng hiệu

-

Tính hiệu quả

-

Chi phí tài chính

Loan

Yangil Park, Jengchung -

Nhận thức về tính hữu Ý định sử dụng smartphone

V.Chen (2007)

dụng

Lê Ngọc Đức (2008)

tại Mỹ


-

Thƣơng hiệu

-

Cảm nhận về chi phí

-

Nhận thức sự hữu ích

-

Nhận thức kiểm soát tại Việt Nam

Sử dụng thanh toán điện tử

hành vi
-

Nhận thức tính dễ sử
dụng

-

Cảm nhận về rủi ro

14



Từ các nghiên cứu nói trên, tác giả nhận thấy các yếu tố bao gồm cảm nhận dễ
sử dụng và cảm nhận hữu dụng là hai yếu tố đƣợc chấp nhận trong tất cả các nghiên
cứu. Các yếu tố nhƣ đặc điểm ngƣời dùng (độ tuổi, học vấn, thu nhập), thƣơng hiệu,
cảm nhận về chi phí và cảm nhận về rủi ro thƣờng đƣợc coi là các yếu tố hỗ trợ. Cuối
cùng, các yếu tố nhƣ môi trƣờng nội bộ, môi trƣờng bên ngoài, sự tin cậy và nhận
thức về uy tín thƣờng ít xuất hiện trong các nghiên cứu.
2.3. Mô hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng smartphone của
người dân TP. HCM
2.3.1. Đặc điểm của điện thoại smartphone

Hiện nay, thị trƣờng TP. HCM có sự xuất hiện của rất nhiều các thƣơng hiệu
điện thoại di động. Có thể thấy xu hƣớng hiện nay của ngƣời tiêu dùng đối với điện
thoại di động đƣợc căn cứ dựa trên các mức độ nổi tiếng của các thƣơng hiệu điện
thoại. Việc có nhiều thƣơng hiệu điện thoại sẽ mang lại cho ngƣời tiêu dùng nhiều sự
lựa chọn hơn trong việc mua một chiếc smartphone phù hợp. Tuy nhiên, khi có quá
nhiều thƣơng hiệu trên thị trƣờng, ngƣời tiêu dùng sẽ gặp khó khăn trong việc sàng
lọc thông tin. Do đó, họ có xu hƣớng lựa chọn những smartphone có thƣơng hiệu
đƣợc nhiều ngƣời biết đến và nằm trong khả năng chi tiêu của họ. Nhƣ vậy, có thể
thấy smartphone là sản phẩm công nghệ cao của những thƣơng hiệu nổi tiếng.
Smartphone trở nên phổ biến vì chúng cung cấp nhiều tính năng hơn là chỉ
nghe, gọi và nhắn tin ở điện thoại thông thƣờng. So sánh với một chiếc điện thoại cơ
bản, bên cạnh các tính năng nghe gọi và nhắn tin thông thƣờng, smartphone có các
tính năng công nghệ số đƣợc tích hợp nhƣ máy quay phim, chụp ảnh với chỉ số điểm
ảnh cao, tích hợp công nghệ truyền hình di động, mô hình vô tuyến điện trang bị kỹ
thuật quang học tăng giảm theo ý nghĩ điều khiển của ngƣời dùng, làm các thƣớc phim
video sống động, post trực tiếp ảnh lên blog, v.v… Smartphone luôn sử dụng các con
chíp thông minh, một nguồn pin dồi dào, cài đặt các ứng dụng phần mềm hiệu quả. Bộ
vi xử lý bên trong smartphone hoạt động nhƣ bộ não của thiết bị, xử lý hầu hết hoặc

tất cả các chức năng xử lý trung tâm của thiết bị trên một mạch tích hợp duy nhất hoặc
chip. Cũng chính vì lý do này mà các smartphone thƣờng có giá trị về mặt tiền bạc và
biểu tƣợng cao hơn so với các loại điện thoại truyền thống. Điều này có nghĩa là
15


những ngƣời có mức thu nhập cao thƣờng có xu hƣớng chọn những loại smartphone
đắt tiền, kiểu dáng đẹp, thời trang, sang trọng để thể hiện sự thành đạt. Ngƣời có thu
nhập thấp và trung bình thì ngƣợc lại, họ lựa chọn cho mình một loại smartphone có
giá cả vừa túi tiền, chất lƣợng tốt, và không quá quan trọng về kiểu dáng đẹp hay có
thời trang hay không. Nhƣ vậy, cảm nhận về chi phí có vai trò quan trọng đối với
ngƣời tiêu dùng smartphone tại TP. HCM.
Trong việc sử dụng smartphone thì tính dễ sử dụng và tính hữu dụng là hai đặc
điểm quan trọng. Smartphone đƣợc thiết kế để luôn luôn kết nối Internet đƣờng truyền
tốc độ cao. Sự truy cập tới Internet mobile đánh dấu “một hiện thực phát triển” hơn
khi mà mạng Internet cho phép smartphone trở thành một chiếc mobile truyền thông
đa phƣơng tiện. Chức năng này khiến smartphone có thể thay thế một chiếc TV, một
chiếc PC, Laptop, iPod, Radio,…Ngoài khả năng kết nối Internet wifi, thông qua
mạng GPRS, 3G, 4G, smartphone giúp ngƣời tiêu dùng có thể tra cứu hộp thƣ, truy
cập mạng xã hội, tìm kiếm thông tin… mọi lúc mọi nơi. Smartphone cũng là sự lựa
chọn hàng đầu cho giải trí cá nhân. Với màn hình rộng và tốc độ vận hành nhanh, bạn
có thể chơi game, xem video, chat, đọc sách điện tử... tốt hơn điện thoại thông thƣờng.
Với chức năng nghe nhạc nhƣ một chiếc iPod thực thụ, có thể download và upload
nhạc trên web vào máy hoặc ngƣợc lại tuỳ theo ý thích của ngƣời dùng.
Quản lý thƣ điện tử cũng đƣợc xem là tính năng thay thế chiếc laptop kết nối
wi-fi của chiếc smartphone nhỏ gọn. Phần mềm quản lý thƣ điện tử trên smartphone
có thể tự động kiểm tra, load thƣ điện tử và báo cho ngƣời sử dụng biết. Cuối cùng,
smartphone hiện nay có thể thực hiện hỗ trợ đọc và soạn thảo các tệp tin văn phòng,
đây cũng đƣợc xem là tính năng thay thế chiếc laptop kết nối wi-fi của smartphone.
Nhờ vào nhiều chi tiết công nghệ văn phòng nhƣ việc truy cập mạng, đọc và lƣu giữ

file tài liệu với dung lƣợng bộ nhớ lớn, Smartphone là một thiết bị tự động hoá văn
phòng hữu dụng. Nhƣ vậy có thể thấy smartphone có những tính năng đa dạng có tính
hữu dụng cao đối với ngƣời dùng cần một chiếc điện thoại hỗ trợ trong giải trí cũng
nhƣ các công việc hàng ngày.
Bên cạnh đó, trong môi trƣờng điện toán hiện nay đang tồn tại những rủi ro có
thể ảnh hƣởng đến ngƣời tiêu dùng, bao gồm: mã độc hại, gian lận hóa đơn SMS,
16


email và tin nhắn lừa đảo, các phần mềm gián điệp và các trang web độc hại. Việc sử
dụng smartphone có thể coi nhƣ là một giải pháp hạn chế những rủi ro nêu trên do
smartphone đƣợc thiết kế với tính bảo mật cá nhân cao. Nhƣ vậy, smartphone là sản
phẩm giúp ngƣời tiêu dùng giảm thiểu những rủi ro tiềm ẩn hơn so với điện thoại
thông thƣờng.
2.3.2. Đặc điểm khách hàng mua smartphone tại TP. HCM
TP. HCM là thành phố có dân số đông, thu nhập bình quân đầu ngƣời cao nhất
cả nƣớc nhƣng sự phân hóa thu nhập cũng rất cao. Bên cạnh đó cộng đồng dân cƣ tại
TP. HCM đa số là dân nhập cƣ từ nhiều địa phƣơng khác nhau nên trình độ học vấn
cũng khác nhau, từ đó dẫn đến nhu cầu sử dụng smartphone cũng khác nhau. Báo cáo
của Nielsen (2011) về mối liên hệ giữa độ tuổi và việc sử dụng smartphone cho thấy
nhìn chung, 43% sở hữu của ngƣời lớn đang sử dụng smartphone. Trong đó, tỷ lệ
ngƣời sử dụng smartphone nhiều nhất tập trung ở nhóm tuổi trẻ [25-34 tuổi] - 62%.
Báo cáo cũng cho thấy, có một sự gia tăng mạnh mẽ số lƣợng ngƣời ở độ tuổi trung
niên [45-50 tuổi] sử dụng smartphone.
Khi mua sắm những mặt hàng có hàm lƣợng công nghệ cao nhƣ smartphone,
đối với đại bộ phận ngƣời dân TP. HCM thì yếu tố hữu dụng có vai trò quan trọng và
là yếu tố đƣợc quan tâm đầu tiên. Thực tế kinh doanh cho thấy thuộc tính đƣợc thụ
cảm bởi ngƣời tiêu dùng là một bộ phận quan trọng cấu thành nên giá trị sử dụng của
sản phẩm và là yếu tố phải đặc biệt chú ý khi đƣa sản phẩm của mình tham gia thị
trƣờng. Theo nghiên cứu của Ericsson Consumer Lab về "Văn hóa sử dụng ứng dụng"

tại TP. HCM thực hiện vào cuối 2011 với số ngƣời dùng điện thoại thông minh
(smartphone) độ tuổi từ 15 đến 54, sử dụng smartphone để truy cập Internet ít nhất 1
tuần/lần, có 69% ngƣời sử dụng smartphone trong khảo sát truy cập Internet sử dụng
ứng dụng hàng ngày và 20% sử dụng các dịch vụ dữ liệu nhƣ video, TV, bản đồ và
ứng dụng tọa độ. Nhƣ vậy có thể thấy, ngƣời dân TP. HCM có trình độ văn hóa cao do
vậy họ có xu hƣớng thƣởng thức công nghệ cao bao gồm việc sử dụng smartphone
cho nhu cầu công việc và giải trí thay vì sử dụng điện thoại có chức năng cơ bản nhƣ
nghe gọi, nhắn tin.

17


×