Tải bản đầy đủ (.pdf) (120 trang)

Giải pháp áp dụng hợp đồng giao sau chứng khoán vào thị trường chứng khoán việt nam , luận văn thạc sĩ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (828.47 KB, 120 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
---------------------

PHẠM THANH HẰNG

GIẢI PHÁP ÁP DỤNG HỢP ĐỒNG GIAO SAU CHỨNG
KHOÁN VÀO THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG
MÃ SỐ: 60.31.12

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN VĂN LƯƠNG

TP. Hồ Chí Minh- Năm 2011


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ kinh tế “Giải pháp áp dụng hợp đồng giao sau
chứng khoán vào thị trường chứng khoán Việt Nam” do chính tôi tự nghiên cứu,
phân tích và thực hiện. Tài liệu tham khảo và số liệu trong luận văn được trích dẫn
từ các nguồn dữ liệu đáng tin cậy và trung thực.

Phạm Thanh Hằng


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU
DANH MỤC HÌNH VẼ - ĐỒ THỊ


PHẦN MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG GIAO SAU VÀ HỢP ĐỒNG
GIAO SAUCHỨNG KHOÁN………………………………………………….… 1
1.1 Tổng quan về thị trường giao sau……………………………………………... 1
1.1.1 Khái niệm về thị trường giao sau……………………………………………. 1
1.1.2 Cấu trúc thị trường giao sau……………………………………………….… 1
1.1.2.1 Sàn giao dịch……………………………………………………….... 1
1.1.2.2 Trung tâm thanh toán bù trừ………………………………………..... 1
1.1.2.3 Công ty thành viên – công ty môi giới………………………………. 1
1.1.3 Những lợi ích và hạn chế của thị trường giao sau…………………………… 2
1.1.3.1 Những lợi ích của thị trường giao sau……………………………….. 2
1.1.3.2 Những hạn chế của thị trường giao sau……………………………… 3
1.2 Hợp đồng giao sau chứng khoán………………………………………………. 4
1.2.1 Khái niệm về hợp đồng giao sau chứng khoán……………………………… 4
1.2.2 Phân loại hợp đồng giao sau chứng khoán ………………………………….. 4
1.2.2.1 Hợp

đồng

giao

sau

chỉ

số

chứng

khoán


(Index

stock

Futures)..………………………….…….…………………………….. 4
1.2.2.2 Hợp đồng giao sau cổ phiếu đơn lẻ (Single Stock Futures)…............ 5
1.2.2.3 Hợp đồng giao sau trái phiếu (hợp đồng giao sau lãi suất- Interest rate
Futures)………………………………...………………………..…… 6
1.2.3 Đặc điểm của hợp đồng giao sau chứng khoán…………………………….. 10
1.2.3.1 Các tiêu chuẩn trong hợp đồng giao sau chứng khoán…………….. 10
1.2.3.2 Hợp đồng giao sau được thanh toán trong ngày…………………… 11


1.2.3.3 Giao dịch hợp đồng giao sau đòi hỏi phải duy trì mức kỹ quỹ…….. 11
1.2.4 Định giá hợp đồng giao sau và tính toán lợi nhuận từ hợp đồng giao sau
chứng khoán………………………………………………………………... 12
1.2.4.1 Định giá hợp đồng giao sau chứng khoán………………………….. 12
1.2.4.2 Lợi nhuận từ hợp đồng giao sau……………………………………. 12
1.2.5 Quy trình giao dịch hợp đồng giao sau………………..…………………… 15
1.2.6 Một số rủi ro từ hoạt động giao dịch hợp đồng giao sau chứng khoán……. 15
1.2.6.1 Rủi ro lựa chọn hợp đồng và số lượng hợp đồng phòng ngừa……... 16
1.2.6.2 Rủi ro thanh khoản thị trường giao sau………………………… …..16
1.2.6.3 Rủi ro do hệ thống bị hư hỏng và các sự cố thị trường…………… ..17
1.2.6.4 Rủi ro trong hoạt động thanh toán và chuyển giao chứng khoán …..17
1.2.6.5 Rủi ro do giá giao sau không phản ánh giá giao ngay………... ……17
1.2.7 Những điều chỉnh hợp đồng giao sau cổ phiếu trong trường hợp công ty niêm
yết có các hoạt động thay đổi vốn cổ phần………………………………… 18
1.3 Kinh nghiệm về xây dựng và tổ chức vận hành của một số sàn giao dịch giao
sau chứng khoán trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam……… 19

1.3.1 Sở giao dịch phái sinh Eurex……………………………………………….. 19
1.3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển……………………………………. 19
1.3.1.2 Cấu trúc hoạt động…………………………………………………. 20
1.3.1.3 Tổ chức quản lý…………………………………………………….. 20
1.3.1.4 Kỹ thuật công nghệ phục vụ thị trường…………………………….. 21
1.3.1.5 Phân loại hàng hóa trên sàn Eurex…………………………………. 21
1.3.1.6 Các quy định trong giao dịch………………………………………. 22
1.3.1.7 Hoạt động của các nhà tạo lập thị trường – Market Maker………… 25
1.3.1.8 Hoạt động thanh toán bù trừ………………………………………... 26
1.3.2 Sở giao dịch giao sau OneChicago………………………………………… 27
1.3.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển…………………………………..... 27
1.3.2.2 Cấu trúc hoạt động…………………………………………………. 27
1.3.2.3 Kỹ thuật công nghệ phục vụ thị trường…………………………….. 27


1.3.2.4 Phân loại hàng hóa trên OC……………………………………..… 28
1.3.2.5 Các quy định trong hợp đồng giao sau………………………….… 28
1.3.2.6 Quy trình giao dịch trên sàn OneChicago……………...……………30
1.3.2.7 Hoạt động thanh toán và chuyển giao vào ngày đáo hạn…….…… 31
1.3.3 Sở giao dịch Hàn Quốc………………………………………………….… 32
1.3.3.1 Lịch sử hình thành và phát triển…………………………………... 32
1.3.3.2 Cấu trúc hoạt đông ………………………………………………... 32
1.3.3.3 Các quy định trong giao dịch……………………………………… 33
1.3.3.4 Quy trình giao dịch……………………………… ………………….35
1.3.3.5 Các quy định đảm bảo thanh toán đối với các thành viên thanh toán
bù trừ……………………………………………………………….. 36
1.3.4 Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam……………………………………….... 37
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
VÀ NHỮNG ĐIỀU KIỆN CẦN THIẾT ĐỂ ÁP DỤNG HỢP ĐỒNG GIAO
SAU CHỨNG KHOÁN VÀO VIỆT NAM

2.1 Thực trạng thị trường chứng khoán Việt Nam …………………………….. 40
2.1.1 Tổng quan về sự hình thành và phát triển TTCK Việt Nam trong 10 năm qua
…………………………………………………………………………………….. 40
2.1.2 Thực trạng biến động chỉ số chứng khoán VN-index và HNX-index…….... 43
2.1.3 Thực trạng biến động bất thường trong giá cổ phiếu và nguyên nhân …….. 46
2.1.5 Thực trạng biến động bất thường của lãi suất và tác động đến giá trái
phiếu…………………………………………………………………………….… 50
2.2 Một số Sàn giao sau hàng hóa đã hình thành tại Việt Nam- Kết quả đạt được
những hạn chế của nó……………………………………………………………. 53
2.3 Các dấu hiệu cho thấy sự cần thiết áp dụng hợp đồng giao sau chứng khoán
vào Việt Nam…………………………………………………………………….... 55
2.4 Những điều kiện cơ sở để áp dụng hợp đồng giao sau chứng khoán tại Việt
Nam……………………………………………………………………….……….. 57


2.4.1 Sự phát triển của thị trường chứng khoán…………………………………….57
2.4.2 Pháp luật cho thị trường giao sau……………………………………………. 57
2.4.3 Hàng hóa cho thị trường giao sau…………………………………………… 58
2.4.4 Nguồn nhân lực…………………………………………………………...…. 58
2.4.5 Cơ sở vật chất kỹ thuật, công nghệ phục vụ thị trường……………………… 59
2.5 Những khó khăn thách thức khi áp dụng hợp đồng giao sau chứng khoán
vào TTCK Việt Nam……………………………………………………………..... 59
2.5.1 TTCK còn non trẻ, chủ yếu là nhà đầu tư nhỏ lẻ ít kinh nghiệm đầu tư chứng
khoán, thiếu vắng những nhà đầu tư tổ chức chuyên nghiệp………………… 59
2.5.2 Pháp luật về TTCK mới ra đời còn nhiều sơ hở, thực hiện thiếu đồng bộ…... 60
2.5.3 Nguồn cơ sở vật chất còn lạc hậu, hệ thống thông tin trên thị trường còn chậm
chạp và thiếu chuẩn xác……………………………………………………… 60
2.5.4 Nguồn nhân lực trình độ cao phục vụ cho thị trường còn thiếu……………... 61
2.5.5 Hoạt động của các nhà tạo lập thị trường chưa được khuyến khích phát
triển………………………………………………………………………………… 62

2.5.6 Thiếu vắng những công cụ hỗ trợ thị trường………………………………… 62
2.5.7 Các cơ quan quản lý còn yếu kém trong việc giám sát được những hành vi xấu
gây phương hại đến thị trường…………………………………………...… 63
CHƯƠNG 3: NHỮNG GIẢI PHÁP ÁP DỤNG HỢP ĐỒNG GIAO SAU
CHỨNG KHOÁN VÀO TTCK VIỆT NAM…………………………………… 64
3.1 Định hướng phát triển TTCK Việt Nam giai đoạn 2012-2020………………. 64
3.2 Dự báo khả năng xây dựng thị trường chứng khoán phái sinh tại Việt Nam
trong những năm tới……………………………………………………...……… 66
3.3 Quy trình xây dựng và vận hành mô hình hợp đồng giao sau chứng khoán
vào Việt Nam……………………………………………………………………… 67
3.3.1 Giai đoạn chuẩn bị cho việc xây dựng thị trường …………………………... 67
3.3.2 Giai đoạn giao dịch chính thức – mô hình vận hành………………………… 73


3.4 Các giải pháp tổ chức thực hiện để áp dụng hợp đồng giao sau chứng khoán
vào Việt Nam…………………………………………………………………….... 79
3.4.1 Các giải pháp Vĩ mô…………………………………………………………. 79
3.4.2 Các giải pháp phát triển thị trường…………………………………………... 81
3.4.2.1 Xây dựng hệ thống pháp luật đầy đủ và thống nhất……….……….. 81
3.4.2.2 Tạo nguồn hàng hóa phong phú có chất lượng cao cho thị trường và
mở rộng nguồn hàng mới…………………………………………...……… 82
3.4.2.3 Tăng cường tính thanh khoản cho thị trường………………………. 82
3.4.2.4 Tăng cường kiểm tra giám sát của các cơ quan quản lý…………… 83
3.4.2.5 Phát triển nguồn nhân lực phục vụ trực tiếp cho thị trường giao
sau…………………………………………………………………..……… 84
3.4.2.6 Phát triển các công cụ hỗ trợ thị trường…………………………..... 85
3.4.2.7 Cho phép thực hiện bán khống trong giao dịch hợp đồng giao
sau………………………………………………………………………….. 86
3.4.2.8 Khuyến khích các nhà tạo lập thị trường hàng hóa giao sau…….... 86
3.4.2.9 Ngoài các thành viên thanh toán mở rộng thêm các thành viên phi

thanh toán……………………………………………………………………87
3.4.2.10 Mở rộng hợp tác và liên kết quốc tế……………………………..... 88
KẾT LUẬN……………………………………………………..………………… 90
TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………. ……………………..92
PHỤ LỤC ………………………………………………………………………….94


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

UBCKNN

Ủy ban chứng khoán Nhà nước

TTCK

Thị trường chứng khoán.

CK

Chứng khoán

TP HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

HN

Hà Nội

SGDCK


Sở giao dịch chứng khoán

CTCK

Công ty chứng khoán

NĐT

Nhà đầu tư

TTBT

Thanh toán bù trừ

VN Index

Chỉ số chứng khoán Việt Nam

HNX Index Chỉ số chứng khoán Hà nội
CBOT

The Chicago Board of Trade (Hội đồng thương mại Chicago)

CME

The Chicago Mercantile Exchange (Sở giao dịch hàng hóa Chicago)

CBOE


Chicago Board Option Exchange (Sàn giao dịch quyền chọn Chicago)

DTB

Dertsche Terminborse (Sở giao dịch giao sau Đức)

HEX

Helsinki Exchange (Sở giao dịch chứng khoán Phần Lan Helsiki)

ISE

International Securities Exchange (Sở giao dịch chứng khoán quốc tế)

KRX

Korea Exchange (Sàn giao dịch Hàn Quốc)

KSD

Korea Securities Depository (Trung tâm lưu ký chứng khoán Hàn
Quốc)

CFTC

Commodity Futures Trading Commission (Ủy ban giao sau hàng hóa)

OCC

The Options Clearing Corporation (Tổ chức thanh toán bù trừ quyền

chọn)

OC

OneChicago (Sàn giao dịch hợp đồng giao sau cổ phiếu đơn lẻ
OneChicago)

SSFs

Single Stock Futures (Hợp đồng giao sau cổ phiếu đơn lẻ)


ETFs

Exchange Traded Funds (Hợp đồng giao sau chứng chỉ quỹ)

SEC

Securities and Exchange Commission (Ủy ban chứng khoán của Mỹ)

DTCC

Depository Trust & Clearing Corporation (Tổ chức thanh toán bù trừ
và tín nhiệm lưu ký)

APIs

Application Programming Interfaces (Giao diện lập trình ứng dụng)

ISV


Independent Software Vendor (Nhà cung cấp phần mềm độc lập)


DANH MỤC BẢNG BIỂU

Trang
Bảng 1.1

Tóm tắt tác động basic đến lợi nhuận phòng ngừa rủi ro

14

Bảng 1.2

Các lệnh áp dụng trên Eurex

23

Bảng 1.3

Giờ giao dịch các HĐ phái sinh trên KRX

33

Bảng 1.4

Mức kỹ quỹ quy định cho các HĐ giao sau trên KRX

34


HVTH: Phạm Thanh Hằng


DANH MỤC HÌNH VẼ - ĐỒ THỊ

Trang
Hình 1.1

Quy trình giao dịch hợp đồng giao sau

15

Hình 1.2

Sơ đồ tổ chức của Eurex

20

Hình 1.3

Các phiên giao dịch trên Eurex

22

Hình 1.4

Sơ đồ tổ chức hoạt động TTBT trên Eurex

26


Hình 1.5

Quy trình giao dịch trên sàn điện tử OneChicago

30

Hình 1.6

Sơ đồ tổ chức của KRX

32

Hình 1.7

Quy trình giao dịch trên KRX

35

Hình 2.1

Tổng mức vốn hóa thị trường/GDP (%)

40

Hình 2.2

Quy mô niêm yết trên TTCK VN

41


Hình 2.3

Huy động vốn trên TTCK qua các năm

42

Hình 2.4

Biểu đồ kỹ thuật chỉ số VN-Index

43

Hình 2.5

Biểu đồ kỹ thuật chỉ số HNX-Index

43

Hình 2.6

Biểu đồ chỉ số VN- Index giai đoạn 2010-2011

45

Hình 2.7

Lãi suất cơ bản của Ngân hàng Nhà nước (%)

51


Hình 2.8

Diễn biến lãi suất trung bình qua các năm (%)

51

Hình 2.9

Lợi suất phát hành trái phiếu qua các thời kỳ (%)

52

Hình 2.10

Khối lượng và giá trị giao dịch caphe Robusta trên sàn BCEC

54

Hình 3.1

Sơ đồ tổ chức dự kiến của TTCK

67

Hình 3.2

Mô hình giao dịch và TTBT hợp đồng giao sau tại Việt Nam

76


Hình 3.3

Mô hình chuyển giao chứng khoán và thanh toán tiền mặt

78

Hình 3.4

Mô hình giao dịch của các thành viên phi thanh toán

87


-i-

LỜI MỞ ĐẦU
1.

Sự cần thiết của đề tài

Trong bối cảnh sự phục hồi kinh tế của các nước trên thế giới sau khủng hoảng vẫn
tỏ ra chậm chạp, thậm chí thiếu sự chắc chắn thì Việt Nam vẫn được đánh giá là
một thị trường mới nổi nhiều tiềm năng. Tốc độ tăng trưởng GDP ở mức 6,5% năm
2010, sẽ là một thành quả rất đáng khích lệ nếu so sánh với mức tăng trường 5,32%
của năm 2009. Tuy nhiên, tăng trưởng cao luôn đi kèm với những rủi ro nhất định.
Những bất hợp lý trong cơ cấu sản xuất, hiệu quả đầu tư công còn thấp (hệ số ICOR
lên mức 6-7), tỷ lệ lạm phát tăng cao, nhập siêu, ngân sách thâm hụt.. đang khiến
cho nền kinh tế Việt Nam trở nên thiếu tính bền vững.


Bên cạnh đó, sự phát triển của thị trường chứng khoán trong những năm vừa qua đã
chứng minh vai trò quan trọng là kênh huy động vốn hiệu quả cho nền kinh tế.
Nhưng từ cuối năm 2007 đến nay, thị trường chứng khoán liên tục có những biến
động thất thường chỉ số Vn-Index và HNX-index có lúc tăng gấp 3-4 lần có lúc
giảm sâu liên tục. Các hoạt động tiêu cực trên thị trường như làm giá, thao túng, tạo
cung cầu giả, hay mua bán thông tin nội gián ngày càng nhiều, gây mất lòng tin đối
với nhà đầu tư. TTCK Việt Nam luôn tồn tại các rủi ro tiềm ẩn mà các nhà đầu tư có
thể gặp phải. Điều quan trọng là các nhà đầu tư phải có kiến thức, phải tỉnh táo
trước những thông tin trên thị trường và đặc biệt phải có những công cụ phòng ngừa
rủi ro có thể xảy ra trước những biến động giá thất thường.

Một trong những công cụ tài chính giúp các nhà đầu tư quản lý và hạn chế rủi ro
trong đầu tư chứng khoán hiện nay mà được ưa chuộng và phổ biến nhất trên thế
giới là hợp đồng giao sau. Đây thực sự là công cụ hữu hiệu và không thể thiếu đối
với các nhà đầu tư trên các thị trường quốc tế.

Tại Việt Nam, các hợp đồng giao sau hàng hóa được giao dịch thí điểm từ năm
2002, nhưng đến năm 2008 sàn giao sau hàng hóa mới chính thức đi vào hoạt động.


-ii-

Còn hợp đồng giao sau các loại chứng khoán thì chưa được triển khai do chưa được
nhà nước cho phép khuyến khích phát triển.

Như vậy xuất phát từ nhận thức rằng nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế mới nổi có
tỷ lệ tăng trưởng cao nhưng sự tăng trưởng chưa bền vững còn chứa nhiều yếu tố rủi
ro; thị trường chứng khoán còn non trẻ mới hình thành hơn 10 năm có nhiều yếu tố
biến động bất thường tạo ra những rủi ro tiềm ẩn, gây nhiều thiệt hại cho các nhà
đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư nhỏ lẻ; Các nền kinh tế các nước phát triển đang

sử dụng các sản phẩm tài chính phái sinh để bảo hiểm và phòng ngừa rủi ro; trong
đó công cụ giao sau chứng khoán được sử dụng phổ biến trên thế giới mà chưa được
triển khai tại Việt Nam. Do vậy chúng ta cần học tập nước ngoài xây dựng một thị
trường giao sau chứng khoán để tạo công cụ tài chính mới cho các nhà đầu tư tài
chính trong nước.

Việc nghiên cứu và áp dụng các công cụ phái sinh nhằm mục đích giảm thiểu rủi ro
giá cả, tạo sự ổn định và phát triển lâu dài, bền vững cho nền kinh tế Việt Nam đã
trở nên thực sự cần thiết. Đây là lý do mà tác giả đã lựa chọn và nghiên cứu đề tài
“Giải pháp áp dụng hợp đồng giao sau chứng khoán vào thị trường chứng khoán
Việt Nam”. Đề tài được lựa chọn trên cơ sở hệ thống hóa các lý luận về thị trường
giao sau, hợp đồng giao sau kết hợp kinh nghiệm quốc tế trong việc vận hành giao
dịch chứng khoán giao sau, đồng thời căn cứ vào thực trạng Việt Nam để đưa ra các
giải pháp xây dựng một thị trường giao sau chứng khoán chính thức tại Việt Nam.
2.

Mục tiêu nghiên cứu

Từ những yếu tố cần thiết của việc áp dụng các hợp đồng giao sau chứng khoán vào
Việt Nam, tác giả tập trung nghiên cứu các vấn đề xoay quanh lý thuyết về thị
trường giao sau, hợp đồng giao sau, các loại hàng hóa giao sau và phương thức giao
dịch cũng như vai trò của hợp đồng giao sau. Học tập mô hình hoạt động và tổ chức
của một số sàn giao dịch giao sau của một số quốc gia trên thế giới.


-iii-

Ngoài ra trọng tâm nghiên cứu của đề tài sẽ là đánh giá phân tích nhu cầu, sự cần
thiết điều kiện và khả năng triển khai hoạt động giao dịch hợp đồng giao sau tại Việt
Nam.


Từ đó đề xuất các giải pháp áp dụng hợp đồng giao sau chứng khoán tại Việt Nam.
Trên cơ sở này mong muốn Việt Nam sớm triển khai xây dựng thị trường giao sau
chứng khoán chính thức nhằm đa dạng hóa các sản phẩm tài chính, đồng thời là
công cụ phái sinh hiệu quả phòng ngừa rủi ro biến động giá cả trên TTCK.
3.

Phạm vi và đối tượng nghiên cứu

Do hợp đồng giao sau gồm nhiều loại: hợp đồng giao sau hàng hóa như nông sản,
kim loại, xăng dầu…hợp đồng giao sau tài chính như chứng khoán, ngoại tệ, lãi
suất… Nhưng do hạn chế về thời gian, kiến thức cũng như tài liệu tham khảo nên
tác giả chỉ tập trung nghiên cứu hợp đồng hàng hóa giao sau chứng khoán để phòng
ngừa rủi ro nhằm góp phần tăng tính ổn định cho TTCK Việt Nam.

Việc hình thành thị trường giao sau cùng với xây dựng hợp đồng giao sau chứng
khoán, sẽ là tiền đề để phát triển các loại hàng hóa khác sau này nhằm đa dạng hóa
thị trường giao sau, trở thành thị trường có quy mô rộng lớn được sự quan tâm của
không chỉ nhà đầu tư trong nước mà cả nước ngoài.
4.

Phương pháp nghiên cứu

Đây là đề tài khoa học và ứng dụng thực tiễn nên trong quá trình nghiên cứu, tác giả
dựa vào quan điểm lý luận duy vật biện chứng, đồng thời kết hợp với phương pháp
hệ thống, thống kê tổng hợp phân tích để giải quyết những vấn đề nêu ra.

Các nghiên cứu cụ thể được thống kê, thu thập thông tin từ các website về thị
trường giao sau trên thế giới, cũng như thực trạng hoạt động giao dịch hợp đồng
giao sau tại Việt Nam.



-iv-

5.

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

Các công cụ phái sinh được đánh giá là sản phẩm tất yếu của sự phát triển ngày
càng sâu rộng và đa dạng của thị trường tài chính. Đó là công cụ hữu hiệu giúp các
nhà đầu tư cũng như các nhà kinh doanh, sản xuất phòng ngừa rủi ro và bảo vệ lợi
ích cho chính mình.

Thực tế thị trường giao sau trên thế giới đã phát triển vượt bậc, đóng vai trò quan
trọng trong hệ thống tài chính toàn cầu. Do vậy Việt Nam cần thiết xây dựng một
thị trường giao sau phái sinh, sẽ nâng cao tính chuyên nghiệp cho thị trường tài
chính, không chỉ là nơi khuyến khích hoạt động đầu tư mà còn là nơi bảo vệ lợi
nhuận, phòng chống rủi ro.

Nghiên cứu đề tài này nhằm tìm ra những giải pháp thích hợp và khả thi nhằm góp
phần xây dựng sàn giao sau chứng khoán tập trung tại Việt Nam. Mong rằng đề tài
sẽ tiếp tục được quan tâm nghiên cứu và góp ý chỉnh sửa để ý tưởng triển khai xây
dựng được hiệu quả hơn.
6.

Kết cấu luận văn

Kết cấu luận văn gồm có 3 chương chính:
Chương 1:


Tổng quan về thị trường giao sau và hợp đồng giao sau chứng
khoán.

Chương 2:

Thực trạng TTCK Việt Nam và những điều kiện cần thiết để áp
dụng hợp đồng giao sau chứng khoán vào Việt Nam.

Chương 3:

Những giải pháp áp dụng hợp đồng giao sau chứng khoán vào
TTCK Việt Nam


-1-

CHƯƠNG 1:

1.1

TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG GIAO SAU
VÀ HỢP ĐỒNG GIAO SAU CHỨNG KHOÁN

Tổng quan về thị trường giao sau

1.1.1 Khái niệm về thị trường giao sau
Thị trường giao sau là thị trường giao dịch các hợp đồng giao sau. Khác với thị
trường kỳ hạn là thị trường tự do OTC, thì thị trường giao sau là thị trường có tổ
chức và được sự quản lý của một cơ quan điều hành thường là một Ủy ban giao sau.
1.1.2 Cấu trúc thị trường giao sau

1.1.2.1 Sàn giao dịch
Sàn giao dịch là nơi tập trung các lệnh mua bán hợp đồng giao sau, tiến hành khớp
lệnh giao dịch và bù trừ các vị thế giao dịch. Sàn giao dịch giao sau bao gồm các
thành viên giao dịch. Sàn giao dịch xây dựng điều lệ cho các thành viên và có thể sử
dụng những hình thức kỷ luật đối với các thành viên phạm luật.
1.1.2.2 Trung tâm thanh toán bù trừ
Mỗi sàn giao dịch giao sau có một trung tâm thanh toán bù trừ. Trung tâm thanh
toán bù trừ bao gồm các công ty thanh toán thành viên. Mỗi thành viên duy trì một
số dư tài khoản với trung tâm thanh toán bù trừ và phải đáp ứng những điều kiện
nhất định về mặt tài chính. Trung tâm thanh toán bù trừ sử dụng các hình thức kỹ
quỹ và thanh toán hàng ngày trên tài khoản của các thành viên.
1.1.2.3 Công ty môi giới -công ty thành viên
Công ty môi giới đóng vai trò là trung gian giữa người mua và người bán trong giao
dịch hợp đồng giao sau. Công ty môi giới có thể là công ty thành viên tham gia trực
tiếp giao dịch tại sàn, hoặc là những công ty môi giới chỉ đại diện cho bên mua, bên
bán. Do giao dịch giao sau mang tính chất toàn cầu nên số lượng các công ty môi
giới sẽ có mặt ở khắp mọi nơi. Một công ty môi giới có thể liên kết với nhiều công


-2-

ty thành viên tại các sàn khác nhau tùy theo nhu cầu giao dịch của khách hàng. Nhờ
có các công ty môi giới này mà giao dịch hợp đồng giao sau được thực hiện xuyên
quốc gia và làm tăng thêm tính thanh khoản của thị trường giao sau.
1.1.3

Những lợi ích và hạn chế của thị trường giao sau

1.1.3.1 Những lợi ích của thị trường giao sau
Đối với nền kinh tế

Chuyển giao rủi ro giữa những chủ thể: Các sản phẩm phái sinh cho phép chuyển
giao rủi ro từ những người muốn loại trừ hay giảm thiểu rủi ro sang những người
muốn chấp nhận hay gia tăng rủi ro. Thị trường này đòi hỏi phải tồn tại các nhà đầu
cơ sẵn sàng chấp nhận rủi ro để tạo điều kiện thuận lợi cho những nhà phòng ngừa
rủi ro mong muốn giảm thiểu những bất ổn mình phải gánh chịu.

Tăng cường khả năng dẫn vốn cho nền kinh tế: việc phát triển thị trường phái sinh
sẽ kích thích thị trường tài chính phát triển, do các nhà đầu tư có công cụ phòng
ngừa hiệu quả sẽ sẵn sàng cung cấp thêm vốn cho thị trường tài chính, tạo điều kiện
cho các công ty huy động thêm được nhiều nguồn vốn thông qua TTCK.

Biểu hiện xu hướng giá cả trong tương lai: Giá giao sau cũng chứa đựng những
thông tin về những gì mà người ta kỳ vọng trong tương lai. Các nhà quản lý và điều
hành sẽ có căn cứ để ban hành các quyết sách nhằm điều tiết nền kinh tế vĩ mô.

Đối với nhà sản xuất
Công cụ phòng ngừa rủi ro giảm giá bán hàng hóa: Một số hàng hóa sản xuất có
tính chất thời vụ như các nông sản, lúa gạo, đường…giá cả những hàng hóa này
giảm vào mùa thu hoạch do lượng cung tăng lên và giá lại tăng khi hết mùa thu
hoạch điều này đã gây khó khăn cho những người sản xuất. Do vậy, nhờ có thị
trường giao sau những nhà sản xuất không còn lo lắng về việc giá cả sẽ giảm đi tại
thời điểm thu hoạch do giá bán đã được thỏa thuận từ trước khi tiến hành sản xuất.


-3-

Công cụ phòng ngừa rủi ro tăng chi phí đầu vào: thị trường giao sau giúp cho các
doanh nghiệp phòng ngừa việc tăng các chi phí đầu vào. Ví dụ, lãi suất trên thị
trường tiền tệ tăng làm gia tăng chi phí lãi vay của các doanh nghiệp cần vốn vay để
hoạt động và mở rộng sản xuất. Bán một hợp đồng giao sau lãi suất sẽ giúp doanh

nghiệp phòng ngừa rủi ro lãi suất làm tăng chi phí đầu vào.

Đối với nhà đầu tư
Là công cụ để bảo vệ các khoản đầu tư: Các hợp đồng giao sau tài chính cung cấp
cơ chế phòng ngừa hiệu quả các khoản đầu tư. Ví dụ bán một hợp đồng giao sau cổ
phiếu để phòng ngừa rủi ro giá của của cổ phiếu đó sẽ giảm trong tương lai.

Là công cụ để tìm kiếm lợi nhuận: với chi phí giao dịch thấp, hợp đồng giao sau là
một công cụ để kiếm lợi nhuận bằng cách đánh cược về hướng đi của giá tài sản cơ
sở. Thực chất đây là việc làm của các nhà đầu cơ họ kiếm lợi nhuận bằng cách bù
trừ các vị thế và thực sự không có nhu cầu giao dịch hàng hóa cho tới ngày đáo hạn.
1.1.3.2 Những hạn chế của thị trường giao sau
Sử dụng đòn bẩy làm tăng rủi ro: Xét góc độ một nhà đầu cơ tìm kiếm lợi nhuận
trên các thị trường, các nhà giao dịch hợp đồng giao sau chỉ cần đóng một mức kỹ
quỹ đảm bảo cho giao dịch, mức kỹ quỹ này chỉ chiếm một phần rất nhỏ trong giá
trị tài sản cơ sở, nên cùng một khoản tiền người ta chỉ mua được một số lượng ít tài
sản cơ sở trên thị trường giao ngay, thì sẽ đặt mua được nhiều tài sản cơ sở hơn trên
thị trường giao sau, do vậy các giao dịch giao sau chứa đựng tính đòn bẩy khá cao,
có nghĩa là những thay đổi nhỏ trong giá cả tài sản cơ sở có thể dẫn đến những mức
lợi nhuận hoặc mức lỗ rất lớn trên thị trường giao sau. Do vậy thị trường giao sau đã
tạo nên những rủi ro mạnh hơn trên thị trường giao ngay.

Thị trường giao sau ảnh hưởng đến thị trường giao ngay: Nếu như các nhà giao
dịch trong thị trường giao sau tiến hành đầu cơ cùng thực hiện ở một vị thế đẩy giá


-4-

trong hợp đồng giao sau thì giá cả của tài sản cơ sở trong thị trường giao ngay cũng
sẽ biến động theo, điều này sẽ tạo nên tính bất ổn và hủy hoại các thị trường.

1.2

Hợp đồng giao sau chứng khoán

1.2.1 Khái niệm về hợp đồng giao sau chứng khoán
Hợp đồng giao sau chứng khoán là hợp đồng giữa hai bên – người mua và người
bán - để mua hoặc bán chứng khoán vào một ngày trong tương lai với giá đã thỏa
thuận ngày hôm nay.
1.2.2 Phân loại hợp đồng giao sau chứng khoán
1.2.2.1 Hợp đồng giao sau chỉ số chứng khoán (Index stock Futures)
Hợp đồng giao sau chỉ số chứng khoán là hợp đồng giao sau mà hàng hóa cơ sở
là các chỉ số chứng khoán, ví dụ như Dow Jones, hay FTSE100. Chỉ số chứng
khoán không thể giao dịch trực tiếp, do vậy hợp đồng giao sau chỉ số chính là cách
cơ bản để giao dịch chỉ số chứng khoán.
Hợp đồng giao sau chỉ số được dựa trên giá cổ phiếu của nhiều công ty riêng
biệt, chúng thường được thanh toán bằng tiền mặt, hơn là cung cấp các chứng chỉ
chứng khoán cơ bản. Đối với mỗi chỉ số có thể có số nhân khác nhau để xác định
giá của hợp đồng giao sau.

Giá hợp đồng giao sau = số nhân * chỉ số

Ví dụ: hợp đồng giao sau chỉ số trung bình Down Jones tháng 12/2005 giao dịch
vào ngày 30/8/2005 là 10.415 điểm
Giá của toàn bộ hợp đồng giao sau= 10$ * Index = 10$ * 10.415 = 104.150 ($)
Một số loại hợp đồng giao sau chỉ số phổ biến trên thế giới
Hợp đồng giao sau chỉ số tại Mỹ:
-

The Down Jones Index futures (CBT) - $10*Index


-

The mini Down Jones Index futures (CBT) - $5*Index

-

The S&P Index futures (CME) - $250*Index.

-

The mini S&P Index futures (CME) - $50*Index.

-

The Nasdaq100 Index futures (CME) - $100*Index.


-5-

-

The mini Nasdaq100 Index futures (CME) - $20*Index.

Hợp đồng giao sau chỉ số tại Châu Âu
-

The DAX index future (EUREX)- €25*Index

-


The CAC40 stock index futures (MATIF)- €10*Index.

-

The SMI index future of SOFFEX (Eurex Switzerland)

-

The FTSE100 index future of (LIFFE )- £10*Index

Hợp đồng giao sau chỉ số tại Châu Á
-

HSI: The Hang Seng index future of the HKFE

-

SPI The Australia stock exchange 200 index future of SNFE

1.2.2.2 Hợp đồng giao sau cổ phiếu đơn lẻ (Single – stock futures)
Hợp đồng giao sau cổ phiếu đơn lẻ (Single-stock futures - SSF’s) là hợp đồng
giao sau có tài sản cơ sở là một loại cổ phiếu cụ thể. Khi mua loại hợp đồng này,
không có sự chuyển giao quyền cổ phiếu hay quyền cổ tức.
Hợp đồng được giao dịch tại nhiều thị trường tài chính khác nhau, bao gồm
Hoa Kỳ, Vương quốc Anh, Tây Ban Nha, Ấn Độ... Nam Phi hiện đang có thị phần
thị trường giao sau cổ phiếu lớn nhất thế giới, giao dịch trung bình 700.000 hợp
đồng một ngày.
Các điều khoản của hợp đồng yêu cầu người bán chuyển giao cổ phiếu vào một
thời gian xác định trong tương lai. Tuy nhiên, hầu hết các hợp đồng không được
nắm giữ cho đến khi đáo hạn. Các hợp đồng được tiêu chuẩn hóa, chỉ làm cho

chúng có tính thanh khoản cao. Để thoát khoải một vị thế hợp đồng, nhà đầu tư chỉ
đơn giản là thực hiện bù trừ bằng vị thế ngược lại.
Cách tính giá của hợp đồng giao sau cổ phiếu đơn lẻ được tính bằng công thức:
Giá hợp đồng giao sau= Giá giao sau cổ phiếu * quy mô hợp đồng
Ví dụ một hợp đồng giao sau cổ phiếu McDonald’s vào tháng 11 năm 2010 có giá là
$30 (ngày giao dịch hiện tại là 15/6/2010), quy mô hợp đồng theo quy định là 100
cổ phiếu, như vậy giá của một hợp đồng giao sau cổ phiếu McDonald’s là:
Giá hợp đồng giao sau cổ phiếu = $30 * 100 = $3000


-6-

Một số loại hợp đồng giao sau cổ phiếu đơn lẻ được niêm yết trên OneChicago
-

The Bank Of America Corp. Futures (BAC)

-

The Apple Computer Inc Futures (AAPL)

-

The Abbott Laboratories Futures (ABT)

-

The ACE Limited Futures (ACE)

-


The Adobe Systems Incorporated Futures (ADBE)

-

The Boeing Company Futures (BA)

-

The Coca- Cola Enterprises Corp Futures (CCE)

-

The CME Group Inc Futures (CME)

1.2.2.3 Hợp đồng giao sau trái phiếu (hay hợp đồng giao sau lãi suất – Interest
rate Futures)
Một hợp đồng giao sau lãi suất (Interest rate Futures) dựa trên một lãi suất tiền
gửi liên ngân hàng hoặc các chứng khoán nợ làm tài sản cơ sở.
Các giá trị hợp đồng lên và xuống tỷ lệ nghịch với những thay đổi về lãi suất.
Khi lãi suất di chuyển cao hơn, người mua hợp đồng giao sau sẽ trả cho người bán
một số tiền bằng với khoản tiền chênh lệch khi đầu tư ở một tỷ lệ cao hơn so với tỷ
lệ quy định tại hợp đồng giao sau. Ngược lại, khi lãi suất di chuyển thấp hơn, người
bán các hợp đồng giao sau sẽ bồi thường cho người mua do bỏ đi phần có tỷ lệ lãi
suất cao mà họ lại đầu tư vào phần có tỷ lệ lãi suất thấp.
Cách tính giá của hợp đồng giao sau lãi suất ngắn hạn
Tất cả các hợp đồng lãi suất ngắn hạn trên CME được giao dịch hay niêm yết bằng
cách sử dụng chỉ số giá, được tính toán bằng cách lấy 100 trừ đi lãi suất giao sau.
Ví dụ, với lãi suất 5,00% thì chỉ số giá là 95,00 (100-5 = 95,00). Với chỉ số giá xây
dựng, nếu lãi suất tăng, giá hợp đồng giảm xuống và ngược lại

Thiết kế các hợp đồng giao sau lãi suất ngắn hạn của CME có đặc tính giá dao động
tối thiểu (một “tick”) là 0,01. Lãi hoặc lỗ, do đó, được tính toán đơn giản bằng cách
xác định số lượng của “tick” giao động, nhân với giá trị của “tick”. Đối với hợp
đồng Eurodollar và hợp đồng T-bill, cũng như tất cả các hợp đồng lãi suất LIBOR,


-7-

một “tick” tối thiểu là 0,005, hay có giá trị là $ 12,50. Ví dụ nếu chỉ số giá hợp đồng
tăng từ 95,005 đến 95,01. Có nghĩa rằng tăng $12,50 (= 1 tick*$12,5) cho vị thế
mua hợp đồng (long position) và mất $ 12,50 cho vị thế bán hợp đồng (short
position). Đối với các hợp đồng lãi suất Euroyen và hợp đồng lãi suất Mexico, cách
tính toán tương tự, nhưng lời và lỗ được xác định bằng đồng Yên Nhật Bản và peso
Mexico. Đó là, mỗi dao động giá (một “tick”) là 0,01 tương ứng ¥2500 hoặc MP50.
Một số loại hợp đồng giao sau lãi suất ngắn hạn trên sàn giao sau Mỹ CME:
-

Hợp đồng giao sau lãi suất Eurodollars 3 tháng (Three- month Eurodollars):
đồng Eurodollars ám chỉ đồng đôla Mỹ mà hiện đang được gửi tại các ngân
hàng thương mại nước ngoài (không nằm trong lãnh thổ nước Mỹ). Hợp
đồng đồng giao sau Eurodollars trên CME dựa trên lãi suất LIBOR 3 tháng
với mệnh giá là 1 triệu đôla tiền gửi tại nước ngoài.

-

Hợp đồng giao sau lãi suất Euroyen tương tự như Eurodollars và đại diện
cho tiền gửi Yên Nhật Bản bên ngoài Nhật Bản.

-


Hợp đồng giao sau kỳ phiếu kho bạc 13 tuần (13- week treasury Bills): Trái
phiếu kho bạc13 tuần được coi là khoản đầu tư không rủi ro khi được hỗ trợ
trong niềm tin bởi chính phủ Hoa Kỳ. T-bill hợp đồng tương lai có sẵn trong
các hợp đồng hàng quý ngắn hạn.

-

Hợp đồng giao sau kỳ phiếu kho bạc Mexico 91 ngày (91- days Cetes): Lãi
suất trái phiếu ngắn hạn Mexico được tính theo đồng Peso.

Cách tính giá của hợp đồng giao sau lãi suất dài hạn
Yết giá hợp đồng giao sau lãi suất dài hạn là 97-16 có nghĩa 97 và 16/32 hay 97,50
hay 97,5% của mệnh giá. Do vậy mệnh giá toàn hợp đồng là $100.000 tức là người
mua và người bán thỏa thuận chấp nhận cho trái phiếu tiêu chuẩn này là 97.500$
(=97,5% * $100.000). Mức giá biến động tối thiểu cho hợp đồng tương lai trái phiếu
là 1/32 của 1%. Giá trị dollar của 1/32 cho mệnh giá $100.000 là 31,25$ (=1/32 *
1%*100.000). Do vậy, giá giao động tối thiểu là 31,25$ cho loại hợp đồng này.


-8-

Đóng một hợp đồng giao sau trái phiếu được thực hiện một trong hai cách là bù trừ
vị thế hợp đồng giao sau hay chuyển giao trái phiếu kho bạc phát hành thỏa mãn các
tiêu chuẩn trong hợp đồng giao sau. Nếu những người bán hợp đồng giao sau trái
phiếu kho bạc, quyết định chuyển giao trái phiếu phát hành vào ngày đáo hạn hơn là
thanh lý bù trừ vị thế bán (bằng cách mua trả về hợp đồng). Nhưng lựa chọn trái
phiếu kho bạc nào đây? CBOT cho phép người bán chuyển giao một vài trái phiếu
kho bạc phát hành mà CBOT chỉ định chấp nhận cho việc giao nhận.

a/ Hệ số chuyển đổi (conversion factor-CF): Vào ngày đáo hạn giả sử người bán

hợp đồng được yêu cầu chuyển giao cho người mua trái phiếu kho bạc với mệnh giá
$100.000 và coupon 8% trong 20 năm. Thực tế không có trái phiếu nào tồn tại như
vậy, người bán phải lựa chọn từ một trong những trái phiếu kho bạc được CBOT
chấp nhận chuyển giao. Giả sử người bán chọn trái phiếu kho bạc mệnh giá
$100.000 coupon 7% đáo hạn 20 năm. Nếu người bán chuyển giao trái phiếu này thì
sẽ không công bằng cho người mua. Ngược lại nếu chọn trái phiếu mệnh giá
$100.000 coupon 9% đáo hạn 20 năm thì sẽ không thuận tiện cho người bán.

Để giải quyết vấn đề này và tạo ra công bằng cho cả hai bên, CBOT có đưa ra thừa
số chuyển đổi (conversion factors) cho việc điều chỉnh giá của mỗi trái phiếu phát
hành mà có thể chuyển giao thỏa mãn hợp đồng trái phiếu. Thừa số chuyển đổi
được CBOT tính toán trước khi hợp đồng bắt đầu giao dịch. Thừa số chuyển đổi CF
được xác định cho mỗi trái phiếu thích hợp cho một hợp đồng cho sẵn. Theo quy
định của CBOT, CF là giá của một trái phiếu có mệnh giá là $1, lãi suất coupon và
thời kỳ đáo hạn giống với lãi suất coupon và thời kỳ đáo hạn của trái phiếu có thể
giao nhận và tỷ suất sinh lời đáo hạn là 8%.
Giá điều chỉnh được thiết lập bởi nhân CF với giá giao sau. Giá điều chỉnh được
gọi là giá chuyển đổi.
Giá mà người mua phải trả cho người bán khi trái phiếu kho bạc được chuyển
giao được gọi là giá hóa đơn. Giá hóa đơn là giá chuyển đổi cộng lãi suất tích lũy.


-9-

Giá hóa đơn(1 hợp đồng) = (quy mô hợp đồng)(giá thanh toán giao sau)(CF)+ lãi suất
tích lũy.
b/ Trái phiếu chuyển giao rẻ nhất (Cheapest-to-deliver): có thể có hơn một trái
phiếu phát hành được phép chuyển giao mà thỏa mãn hợp đồng giao sau. Trong số
các trái phiếu thỏa mãn, xuất hiện một loại mà nếu được mua trái phiếu bằng cách
vay tiền và chuyển giao trái phiếu theo như yêu cầu vị thế bán sẽ tạo ra tổng số tiền

lớn nhất. Trái phiếu này được gọi là “Cheapest- To- Deliver” (CTD) đại diện cho
hàng hóa cơ sở ít tốn kém nhất mà có thể được chuyển giao vào ngày đáo hạn thỏa
mãn yêu cầu của hợp đồng phái sinh.
Người nắm giữ vị thế bán sẽ tối đa hóa sự khác biệt (lợi nhuận) giữa giá hóa đơn
(thu nhập anh ta nhận được khi bán 1 trái phiếu theo hợp đồng) và giá trị chứng
khoán chuyển giao (chi phí mua 1 trái phiếu để chuyển giao)
Giá hóa đơn (1 trái phiếu) =(giá thanh toán giao sau)(CF)+ lãi suất tích lũy.
Chi phí mua (1 trái phiếu)= (giá trái phiếu niêm yết) + lãi suất tích lũy.
Do đó: lợi nhuận của hợp đồng là
Thu nhập – chi phí= (giá thanh toán giao sau)(CF) – giá trái phiếu niêm yết

Trái phiếu giao nhận rẻ nhất là trái phiếu có lợi nhuận thu được từ việc giao nhận là
cao nhất. Để hiểu sâu hơn về CTD ta sẽ xem xét ví dụ trong phụ lục 2.
Trái phiếu chuyển giao rẻ nhất CTD có thể thay đổi trong suốt thời gian tồn tại của
hợp đồng giao sau. Như chúng ta đã phân tích giá trị của trái phiếu chịu tác động
mạnh của thay đổi lãi suất. Khi lãi suất thấp (thấp hơn tỷ lệ coupon), CTD có
khuynh hướng là một trái phiếu có coupon cao và thời gian đáo hạn ngắn. Nếu lãi
suất cao (cao hơn coupon), CTD có khuynh hướng là trái phiếu có coupon thấp và
thời gian đáo hạn dài.
Một số loại hợp đồng giao sau lãi suất dài hạn của Mỹ:
Hợp đồng giao sau trái phiếu kho bạc trung hạn -Treasury Note Futures: có 3 loại
hợp đồng giao sau lãi suất trung hạn là loại 10 năm, 5 năm và 2 năm.


-10-

-

Hợp đồng giao sau trái phiếu kho bạc loại 2 năm (2-year U.S. Treasury Note
Futures): chấp nhận những trái phiếu chuyển giao có thời gian đáo hạn là

không vượt quá 5 năm, 3 tháng và không ít hơn 1 năm, 9 tháng tính từ ngày
đầu tiên của tháng chuyển giao đến khi đáo hạn.

-

Hợp đồng giao sau trái phiếu kho bạc loại 5 năm (5-year U.S. Treasury Note
Futures): chấp nhận những trái phiếu chuyển giao có thời gian đáo hạn là
không vượt quá 5 năm 3 tháng và không ít hơn 4 năm 2 tháng tính từ ngày
đầu tiên của tháng chuyển giao đến khi đáo hạn.

-

Hợp đồng giao sau trái phiếu kho bạc loại 10 năm (10-year U.S. Treasury
Note Futures): chấp nhận những trái phiếu chuyển giao có thời gian đáo hạn
là không vượt quá 10 năm và không ít hơn 6,5 năm tính từ ngày đầu tiên của
tháng chuyển giao đến khi đáo hạn

Hợp đồng giao sau trái phiếu kho bạc dài hạn (Treasury Bond Futures):
-

Hợp đồng giao sau trái phiếu loại 30 năm (30-year U.S. Bond Futures): có
kỳ hạn duy trì đến đáo hạn ít nhất 15 năm tính từ ngày đầu tiên của tháng
chuyển giao.

1.2.3 Đặc điểm của hợp đồng giao sau chứng khoán
1.2.3.1 Các tiêu chuẩn trong hợp đồng giao sau chứng khoán:
Các Sàn giao dịch luôn đặt ra các quy định để tiêu chuẩn hoá một cách tối đa các
điều khoản trong hợp đồng. Các nội dung bao gồm:
Loại hàng hóa: đối với hợp đồng giao sau chứng khoán, loại hàng hóa trong hợp
đồng là các cổ phiếu, trái phiếu, chỉ số chứng khoán. Mỗi sàn giao dịch chỉ giao

dịch một số loại hàng hóa nhất định. Trong trường hợp người giao dịch muốn bảo
vệ cho hàng hóa của chính mình nhưng hàng hóa đó không được giao dịch trên thị
trường giao sau thì có thể lựa một loại hàng hóa tương tự hoặc hàng hóa có biến
động giá cùng chiều với hàng hóa cần phòng vệ.


×