Tải bản đầy đủ (.doc) (137 trang)

Nghiên cứu cơ sở khoa học phục vụ đề xuất mô hình phát triển kinh tế xã hội bền vững huyện đảo lý sơn, tỉnh quảng ngãi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.89 MB, 137 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC

NGUYỄN QUANG THÀNH

NGHIÊN CỨU CƠ SỞ KHOA HỌC PHỤC VỤ ĐỀ XUẤT
MÔ HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI BỀN VỮNG
HUYỆN ĐẢO LÝ SƠN, TỈNH QUẢNG NGÃI

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

THÁI NGUYÊN - 2020


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC

NGUYỄN QUANG THÀNH

NGHIÊN CỨU CƠ SỞ KHOA HỌC PHỤC VỤ ĐỀ XUẤT
MÔ HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI BỀN VỮNG
HUYỆN ĐẢO LÝ SƠN, TỈNH QUẢNG NGÃI

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
Ngành: Quản lý Tài nguyên và Môi trường
Mã số: 8850101

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Phan Thị Thanh Hằng

THÁI NGUYÊN - 2020



LỜI CAM ĐOAN
Tôi là Nguyễn Quang Thành, xin cam đoan Luận văn này là công trình nghiên
cứu do cá nhân tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS. Phan Thị
Thanh Hằng không sao chép các công trình nghiên cứu của người khác. Số liệu và kết
quả của luận văn chưa từng được công bố ở bất kì một công trình khoa học nào khác.
Các thông tin thứ cấp sử dụng trong luận văn là có nguồn gốc rõ ràng, được
trích dẫn đầy đủ, trung thực và đúng qui cách.
Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính xác thực và nguyên bản của luận
văn./.
Tác giả

Nguyễn Quang Thành


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, tôi xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS. Phan
Thị Thanh Hằng đã tận tình hướng dẫn trong suốt quá trình viết luận văn tốt nghiệp.
Tôi chân thành cảm ơn quý thầy, cô trong khoa Tài nguyên và Môi trường,
trường Đại học Khoa học – Đại học Thái Nguyên đã tận tình truyền đạt kiến thức
trong
2 năm học tập. Với vốn kiến thức được tiếp thu trong quá trình học tập không chỉ là
phục vụ cho quá trình nghiên cứu, viết luận văn mà còn là hành trang quí báu để tôi
tiếp tục vững bước trên con đường sự nghiệp. Xin chân thành cảm ơn các thầy cô
trong hội đồng chấm luận văn đã cho tôi những đóng góp quý báu để hoàn chỉnh
luận văn
này.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn tập thể Lãnh đạo, nhân viên Ủy ban nhân dân
huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi và Viện Địa lý – Viện Hàn lâm Khoa học và
Công nghệ Việt Nam đã tạo điều kiện thuận lợi, cung cấp nguồn số liệu phong phú để

tôi có thể hoàn thành tốt luận văn này. Cảm ơn gia đình đã luôn ở bên, giúp đỡ, động
viên, tạo điều kiện tốt nhất để tôi hoàn thành Luận văn.
Cuối cùng tôi kính chúc quý thầy, cô dồi dào sức khỏe và thành công hơn trong
sự nghiệp cao quý!

Thái Nguyên, ngày 15 tháng 6 năm 2020
Người thực hiện

Nguyễn Quang Thành



MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................................2
LỜI CẢM ƠN..................................................................................................................2
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT .......................................................................................5
DANH MỤC HÌNH ........................................................................................................6
DANH MỤC BẢNG .......................................................................................................8
MỞ ĐẦU .......................................................................................................................10
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ...............................................11
1.1. Cơ sở lý luận .......................................................................................................11
1.2. Cơ sở thực tiễn ....................................................................................................13
1.3. Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan ............................................15
1.4. Khái quát khu vực nghiên cứu ............................................................................17
1.4.1 Khái quát đặc điểm tài nguyên thiên nhiên huyện đảo Lý Sơn .....................17
1.4.2. Hiện trạng môi trường huyện đảo Lý Sơn ....................................................28
1.4.3. Hiện trạng phát triển kinh tế - xã hội huyện đảo Lý Sơn ............................37
1.4.4. Văn hóa – Giáo dục – Y tế............................................................................43
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............48
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.......................................................................48

2.2. Nội dung nghiên cứu...........................................................................................49
2.3. Phương pháp nghiên cứu.....................................................................................49
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ......................................51
3.1. Đánh giá tiềm năng kinh tế - xã hội huyện đảo Lý Sơn......................................51
3.1.1. Ngư nghiệp ...................................................................................................52
3.1.2. Thương mại - dịch vụ ...................................................................................54
3.1.3. Du lịch ..........................................................................................................58
3.1.4. Nông nghiệp..................................................................................................59
3.1.5. Lâm nghiệp ...................................................................................................64
3.1.6. Công nghiệp..................................................................................................65
3.2. Đánh giá hiện trạng tài nguyên thiên nhiên và môi trường huyện đảo Lý Sơn ..66


3.3. Đề xuất mô hình phát triển kinh tế - xã hội bền vững huyện đảo Lý Sơn ..........77
3.3.1 Cơ sở chính sách chiến lược định hướng phát triển KT-XH bền vững huyện
Lý Sơn.....................................................................................................................77


3.3.2. Cơ sở nguồn lực tự nhiên và xã hội để định hướng mô hình phát triển KT –
XH bền vững huyện đảo Lý Sơn ............................................................................80
3.3.3. Định hướng mô hình phát triển kinh tế - xã hội bền vững cho huyện đảo Lý
Sơn ..........................................................................................................................81
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................................................96
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................97

PHỤ LỤC…………………………………………………………………..…101

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BCH:


Ban chấp hành

BTNMT:

Bộ Tài nguyên và Môi trường

BVMT:

Bảo vệ môi trường


ĐCTV – ĐCCT: Địa chất thủy văn – Địa chất công trình
GTSX:

Giá trị sản xuất

KTQD:

Kinh tế quốc doanh

KTTĐ:

Kinh tế trọng điểm

KKT:

Khu kinh tế

KT-XH:


Kinh tế - xã hội

QCCP:

Quy chuẩn cho phép

TTCN:

Tiểu thủ công nghiệp

UBND:

Ủy ban nhân dân

VH-TT:

Văn hóa – thông tin

DANH MỤC HÌNH
Hình 1. 1. Mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội và môi trường ........................13
Hình 1. 2. Nhiệt độ bình quân tháng, nhiệt độ lớn nhất, nhiệt độ nhỏ nhất và bình quân
năm tại trạm Lý Sơn (oC)...............................................................................................18


Hình 1. 3. Tốc độ gió trung bình tháng (m/s)................................................................19
Hình 1. 4. Số ngày mưa, lượng mưa bình quân tháng và lượng mưa ngày lớn nhất tại
trạm Lý Sơn ...................................................................................................................21
Hình 1. 5. Số ngày mưa dông bình quân tháng tại trạm Lý Sơn ...................................21
Hình 1. 6. Số ngày sương mù bình quân tháng tại trạm Lý Sơn ...................................22
Hình 1. 7. Bản đồ thổ nhưỡng huyện đảo Lý Sơn năm 2019 [7] ..................................23

Hình 1. 8 : Bản đồ phân bố hệ sinh thái huyện đảo Lý Sơn [6] ....................................26
Hình 1. 9. Mạng lưới các điểm lấy mẫu nước mặt và nước biển huyện đảo Lý Sơn....29
Hình 1. 10. Ven bờ phía Tây đảo Lý Sơn......................................................................30
Hình 1. 11. Bãi rác gần khu vực chùa Hang..................................................................31
Hình 1. 12. Sơ đồ vị trí lấy mẫu nước ngầm huyện đảo Lý Sơn ..................................34
Hình 2.1. Phạm vi vùng nghiên cứu ..............................................................................49
Hình 3. 1. Sản lượng khai thác và phương tiện khai thác thủy sản huyện đảo Lý Sơn
trong thời gian gần đây ..................................................................................................54
Hình 3. 2. Doanh thu vận tải đường biển huyện Lý Sơn...............................................58
Hình 3. 3. Biến động diện tích trồng tỏi huyện đảo Lý Sơn và các xã..........................61
Hình 3. 4: Núi lửa Giếng Tiền.......................................................................................82
Hình 3. 5: Toàn cảnh các núi lửa trên đảo Lý Sơn........................................................82
Hình 3. 6: Núi Thới Lới và vách Hang Câu ..................................................................82
Hình 3. 7: Hòn Đụn Đảo Bé ..........................................................................................82


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1. 1. Nhiệt độ bình quân tháng trung bình nhiều năm tại trạm Lý Sơn (oC)........18
Bảng 1. 2. Nhiệt độ cao nhất tại trạm Lý Sơn (oC) ......................................................18
Bảng 1. 3. Nhiệt độ thấp nhất tại trạm Lý Sơn (oC) .....................................................18
Bảng 1. 4. Tốc độ gió trung bình tháng và năm (m/s)...................................................20
Bảng 1. 5. Số ngày mưa (ngày) ....................................................................................21
Bảng 1. 6. Lượng mưa trung bình tháng tại trạm Lý Sơn (mm) ..................................21
Bảng 1. 7. Lượng mưa ngày lớn nhất tại trạm Lý Sơn (mm).......................................21
Bảng 1. 8. Số ngày mưa dông bình quân tháng và năm (ngày).....................................21
Bảng 1. 9. Số ngày sương mù bình quân tháng (ngày) .................................................22
Bảng 1. 10. Phân loại đất huyện đảo Lý Sơn ................................................................24
Bảng 1. 11. Trữ lượng tĩnh tự nhiên ..............................................................................25
Bảng 1. 12. Trữ lượng động tự nhiên ............................................................................25
Bảng 1. 13. Trữ lượng khai thác tiềm năng ...................................................................25

Bảng 1. 14. Vị trí lấy mẫu nước mặt (X/2019)..............................................................29
Bảng 1. 19. Vị trí lấy mẫu phân tích nước dưới đất ......................................................33
Bảng 1. 20. Tổng hợp các chỉ tiêu về chất lượng nước huyện đảo Lý Sơn ..................34
Bảng 3. 1. Sản lượng và cơ sở vật chất ngành thủy sản ................................................53
Bảng 3. 2. Cơ sở kinh doanh thương mại, dịch vụ theo ngành nghề ............................54
Bảng 3. 3. Cơ sở vật chất kỹ thuật ngành bưu điện.......................................................55
Bảng 3. 4. Khối lượng hàng hóa vận chuyển, luân chuyển..........................................56
Bảng 3. 5. Lượng hành khách vận chuyển, luân chuyển...............................................57
Bảng 3. 6. Doanh thu vận tải đường biển ......................................................................57
Bảng 3. 7. Giá trị sản xuất nông nghiệp (tính theo giá trị năm 2010) ...........................60
Bảng 3. 8. Diện tích, năng suất, sản lượng tỏi...............................................................60
Bảng 3. 9. Diện tích, năng suất, sản lượng hành ...........................................................61
Bảng 3. 10. Diện tích, năng suất, sản lượng ngô...........................................................62
Bảng 3. 11. Diện tích, năng suất, sản lượng dưa hấu ....................................................62
Bảng 3. 12. Diện tích, năng suất, sản lượng đậu ...........................................................63
Bảng 3. 13. Số lượng gia súc gia cầm ...........................................................................63
Bảng 3. 14. Cơ cấu sử dụng đất huyện Lý Sơn (ha)......................................................64
Bảng 3. 15. Giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn (theo giá 2018) .........................65


Bảng 3. 16: Sự phát triển chuỗi giá trị du lịch qua các năm .........................................86
Bảng 3. 17: Chuỗi giá trị nghề cá xa bờ huyện đảo Lý Sơn..........................................91
Bảng 3. 18: Tính toán hiệu quả kinh tế của hoạt động nghề cá huyện đảo Lý Sơn ......92
Bảng 3. 19: Diễn biến tỷ lệ đất nông nghiệp qua các năm ...........................................93
Bảng 3. 20: Tính toán giá trị cây trồng hàng năm qua các năm...................................94
Bảng 3. 21: Hiệu quả thu nhập của lao động nông nghiệp Lý Sơn quan các năm........94


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài

Lý Sơn là huyện đảo nằm phía Đông của tỉnh Quảng Ngãi, cách đất liền 18 hải
lý, có tọa độ địa lý từ 15032’04’’ đến 15038’14’’ vĩ độ Bắc và 109005’04’’ đến
109014’12’’ kinh độ Đông. Huyện Lý Sơn có 3 xã, với tổng diện tích tự nhiên là
1.032,49 ha chiếm 0,20% diện tích tự nhiên toàn tỉnh. Huyện Lý Sơn nằm án ngữ trên
con đường ra biển Đông của khu vực kinh tế trọng điểm miền Trung qua cửa ngõ
Dung Quất, có mối liên hệ chặt chẽ với các khu vực trọng điểm phát triển kinh tế của
tỉnh như: Khu kinh tế Dung Quất; thành phố Quảng Ngãi; khu du lịch Mỹ Khê và khu
du lịch Sa Huỳnh. Lý Sơn cùng với khu du lịch Mỹ Khê, khu du lịch Sa Huỳnh tạo
thành 03 đỉnh của tam giác có khả năng hình thành nên các khu du lịch biển của tỉnh
có quy mô lớn trong tương lai. Với ưu thế về vị trí địa lý như trên, huyện có rất nhiều
điều kiện thuận lợi để đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế - xã hội trong những năm tới.
Tuy nhiên, Lý Sơn có tới 21 nghìn dân là huyện đảo có sô dân đông nhất trong các đảo
ven bờ của Việt Nam, dân số tập trung đông đúc trên diện tích đất nhỏ ngày càng bị thu
hẹp tạo ra sức ép rất lớn với môi trường, đa số dân cư có thu nhập thấp, ý thức bảo vệ
môi trường kém, canh tác nông nghiệp trên đảo còn lạc hậu. Tình hình khai thác, đánh
bắt thuỷ hải sản bằng phương pháp hủy diệt vẫn diễn ra mà chưa thấy có chiều hướng
giảm dẫn đến sự mất cân bằng và tính đa dạng của hệ sinh thái biển rất nghiêm trọng.
Tất cả điều này đi ngược lại với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội theo hướng bền
vững đã được Chính phủ xác định trong chiến lược phát triển kinh tế đất nước đến năm
2050. Mặc dù có nhiều lợi thế, tiềm năng về tài nguyên thiên nhiên phong phú nhưng
muốn duy trì sự phát triển hướng tới bền vững của toàn bộ huyện đảo cần có những
điều chỉnh cụ thể. Cần phải xem xét mối quan hệ mật thiết giữa sự phát triển kinh tế xã hội với môi trường có như vậy mới đáp ứng được mục tiêu phát triển KT-XH bền
vững huyện đảo Lý Sơn.
Đề tài “Nghiên cứu cơ sở khoa học phục vụ đề xuất mô hình phát triển kinh tế
- xã hội bền vững huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi” được thực hiện nhằm đưa ra
được cơ sở khoa học và định hướng phát triển kinh tế - xã hội bền vững dựa trên những
điều kiện tự nhiên, xã hội sẵn có của huyện đảo nhằm nâng cao hiệu quả của công tác
quản lý tài nguyên và môi trường, góp phần vào sự phát triển chung bền vững của tỉnh
Quảng Ngãi.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu



Mục tiêu:
Đánh giá tài nguyên thiên nhiên, hiện trạng kinh tế - xã hội huyện đảo Lý Sơn.
Đề xuất mô hình phát triển kinh tế - xã hội theo hướng bền vững cho huyện đảo
Lý Sơn.
Để thực hiện được các mục tiêu trên luận văn tập trung giải quyết những nhiệm
vụ sau:
- Thu thập tài liệu, số liệu về điều kiện tự nhiên, hiện trạng kinh tế - xã hội của
huyện đảo Lý Sơn;
- Đánh giá tài nguyên thiên nhiên, hiện trạng kinh tế - xã hội của huyện đảo Lý
Sơn.
- Đề xuất mô hình phát triển kinh tế - xã hội bền vững huyện đảo Lý Sơn.
3. Ý nghĩa khoa học của đề tài nghiên cứu
Kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ góp phần hoàn thiện phương pháp luận
nghiên cứu tài nguyên thiên nhiên, kinh tế - xã hội phục vụ phát triển bền vững huyện
đảo.
4. Những đóng góp mới của đề tài
- Đánh giá được thực trạng tài nguyên thiên nhiên và phát triển của một huyện
đảo tiền tiêu không chỉ có ý nghĩa quan trọng về phát triển kinh tế - xã hội mà còn có ý
nghĩa chiến lược về an ninh quốc phòng.
- Đề xuất mô hình phát triển kinh tế - xã hội bền vững cho huyện đảo Lý Sơn.

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở lý luận
- Khái niệm về phát triển bền vững


Khái niệm “phát triển bền vững” xuất hiện trong phong trào BVMT từ những
năm đầu của thập niên 70 của thế kỷ XX, từ đó đến nay đã có nhiều định nghĩa về

phát triển bền vững được đưa ra, như:
- Phát triển bền vững là sự phát triển kinh tế - xã hội lành mạnh, dựa trên việc
sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên và BVMT, nhằm đáp ứng nhu cầu hiện tại nhưng
không làm ảnh hưởng bất lợi cho các thế hệ mai sau.
- Phát triển bền vững là sự phát triển kinh tế - xã hội với tốc độ tăng trưởng
cao, liên tục trong thời gian dài dựa trên việc sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên
thiên nhiên mà vẫn bảo vệ được môi trường sinh thái. Phát triển kinh tế nhằm đáp
ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội hiện tại, song không làm cạn kiệt tài nguyên,
để lại hậu quả về môi trường cho thế hệ tương lai.
- Phát triển bền vững là phát triển đáp ứng các nhu cầu hiện tại mà không làm
thương tổn đến khả năng của các thế hệ tương lai đáp ứng nhu cầu của họ.
- Phát triển bền vững là một phương thức phát triển kinh tế - xã hội nhằm
giải quyết tốt mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế, giải quyết các vấn đề xã hội và
BVMT với mục tiêu đáp ứng tốt hơn các nhu cầu của thế hệ hiện tại đồng thời không
gây trở ngại cho việc đáp ứng nhu cầu của các thế hệ mai sau. Hay nói cách khác:
đó là sự phát triển hài hoà cả về kinh tế, văn hoá, xã hội, môi trường ở các thế hệ
nhằm không ngừng nâng cao chất lượng sống của con người. Định nghĩa này có thể
mở rộng với ba cấu thành cơ bản về sự phát triển bền vững:
- Về mặt kinh tế: Một hệ thống bền vững về kinh tế phải có thể tạo ra hàng
hoá và dịch vụ một cách liên tục, với mức độ có thể kiểm soát của chính phủ và nợ
nước ngoài, tránh sự mất cân đối giữa các khu vực làm tổn hại đến sản xuất nông
nghiệp, công nghiệp và dịch vụ.
- Về mặt xã hội: Một hệ thống bền vững về mặt xã hội phải đạt được sự công
bằng trong phân phối, cung cấp đầy đủ các dịch vụ xã hội bao gồm y tế, giáo dục,
bình đẳng giới, sự tham gia và trách nhiệm chính trị của mọi công dân.
- Về môi trường: Một hệ thống bền vững về môi trường phải duy trì nền tảng
nguồn lực ổn định, tránh khai thác quá mức các hệ thống nguồn lực tái sinh hay
những vận động tiềm ẩn của môi trường và việc khai thác các nguồn lực không tái
tạo không vượt quá mức độ đầu tư cho sự thay thế một cách đầy đủ. Điều này bao
gồm việc duy



trì sự đa dạng sinh học, sự ổn định khí quyển và các hoạt động sinh thái khác mà
thường không được coi như các nguồn lực kinh tế.
Phát triển bền vững có thể được minh hoạ theo các mô hình sau đây:

Hình 1. 1. Mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội và môi trường
1.2. Cơ sở thực tiễn
Phát triển bền vững là một chủ trương nhất quán của Đảng và Nhà nước ta và là
vấn đề thu hút sự quan tâm của xã hội. Đặc biệt phát triển bền vững gắn với phát triển
kinh tế, môi trường trong thời gian qua đã có nhiều cơ chế, chính sách được ban hành
và triển khai, bước đầu mang lại những chuyển biến tích cực.
Chính phủ đã ban hành Chương trình nghị sự 21 của Việt Nam (2004), Chiến
lược phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020 (2012) và gần đây nhất là Kế
hoạch hành động quốc gia thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền
vững với 17 mục tiêu phát triển bền vững và 115 mục tiêu cụ thể đặt ra cho Việt Nam
trong giai đoạn từ nay đến năm 2030 trên tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội - môi
trường.
Quan điểm phát triển bền vững đã được Chính phủ lồng ghép xuyên suốt trong
Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 - 2020, kế hoạch phát triển kinh tế
- xã hội giai đoạn 2011 - 2015 và giai đoạn 2016 - 2020. Việt Nam đã đạt được nhiều
thành tựu về phát triển bền vững trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội và môi trường như:
Tốc độ tăng trưởng GDP, giảm nghèo bền vững, phổ cập giáo dục, tiếp cận các dịch vụ
y tế, chăm sóc sức khỏe…
Tuy nhiên, nhận thức về phát triển bền vững của không ít cơ quan, đơn vị,
doanh nghiệp và nhiều người dân còn chưa đầy đủ, thiếu thống nhất; các chính sách


kinh tế - xã hội còn thiên về tăng trưởng nhanh về kinh tế và ổn định xã hội mà chưa
quan tâm



đầy đủ, đúng mức đến tính bền vững khi khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên, gắn
với bảo vệ môi trường…
Để khắc phục những tồn tại, hạn chế trên, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực
hiện thành công các mục tiêu phát triển bền vững của Việt Nam đến năm 2030, Thủ
tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành,
địa phương và các bên liên quan tổ chức triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ được giao
trong Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện Chương trình nghị sự 2030. Trong năm
2019, Bộ Kế hoạch và Đầu tư xây dựng và ban hành Hướng dẫn lồng ghép các mục
tiêu phát triển bền vững vào Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và Hướng dẫn thực
hiện giám sát, đánh giá các mục tiêu phát triển bền vững; Theo dõi, đánh giá, tổng hợp
báo cáo kết quả thực hiện Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện Chương trình nghị
sự
2030 và các mục tiêu phát triển bền vững trình Chính phủ, Quốc hội hằng năm.
Cụ thể hóa chủ trương chính sách của Nhà nước, tỉnh Quảng Ngãi đã ra quyết
định số: 316/QĐ ngày 24 tháng 9 năm 2015 Phê duyệt Đề án Xây dựng huyện đảo Lý
Sơn mạnh về kinh tế, vững chắc về quốc phòng, an ninh đến năm 2020 trên quan điểm
và mục tiêu:
- Huy động nguồn lực để đầu tư phát triển các ngành, lĩnh vực mà huyện có
tiềm năng, thế mạnh là thủy sản và du lịch; ứng dụng mô hình canh tác tiên tiến, nâng
cao chất lượng, năng suất cho trồng trọt và chăn nuôi, nhất là đối với cây hành, tỏi.
- Tiếp tục đầu tư nâng cấp hoàn thiện và từng bước hiện đại hóa hệ thống kết cấu
hạ tầng thiết yếu; ưu tiên đầu tư cho cấp điện, nước sạch, cầu cảng, hạ tầng giao thông
(đường thủy, đường bộ, đường hàng không), hệ thống thông tin liên lạc và hạ tầng xã
hội; gắn phát triển kinh tế - xã hội của huyện Lý Sơn với Khu kinh tế Dung Quất, vùng
ven biển của tỉnh và các tỉnh ven biển duyên hải miền Trung.
- Phát triển kinh tế nhanh và bền vững; tạo việc làm, đẩy nhanh giảm nghèo, cải
thiện điều kiện vật chất và tinh thần cho nhân dân; gắn phát triển kinh tế với giải quyết
các vấn đề xã hội. Đào tạo, thu hút đội ngũ nhân lực, đội ngũ lao động có trình độ, chất

lượng cao; chăm lo phát triển sự nghiệp văn hóa, giáo dục, đào tạo, khoa học công
nghệ; nâng cao năng lực quản lý nhà nước.
- Gắn phát triển kinh tế với đảm bảo quốc phòng, an ninh; xây dựng hệ thống
chính trị vững mạnh toàn diện; xây dựng huyện đảo trở thành tuyến phòng thủ vững


chắc, tích cực tham gia bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền quốc gia vùng biển, đảo
của


Tổ quốc. Đảm bảo thế trận an ninh nhân dân và quốc phòng toàn dân; giữ gìn trật tự an
toàn xã hội; có biện pháp quản lý, bảo vệ ngư dân hành nghề trên biển.
- Định hướng phát triển Lý Sơn thành một đảo xanh. Phát triển kinh tế kết hợp
chặt chẽ với khai thác tài nguyên thiên nhiên hợp lý, khôi phục và bảo vệ môi trường
sinh thái, đảm bảo phát triển bền vững.
Phát triển huyện đảo Lý Sơn theo hướng trở thành đô thị biển xanh, sạch, đẹp,
văn minh, môi trường bền vững, phù hợp với khả năng của tỉnh, trên cơ sở tận dụng
nguồn lực từ ngân sách, thu hút các nhà đầu tư trong, ngoài nước và lấy nội lực làm
động lực trọng tâm của sự phát triển; kết hợp phát triển kinh tế biển, du lịch sinh thái
biển với đầu tư xây dựng khu vực phòng thủ, đảm bảo vững chắc về quốc phòng, an
ninh.
1.3. Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan
1.3.1. Các công trình tiêu biểu trong nước nghiên cứu liên quan đến phát triển KT
- XH tại khu vực đã thực hiện trước đây:
-

Đánh giá điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, kinh tế xã hội hệ thống đảo
ven bờ Việt Nam trong chiến lược phát triển KT - XH biển (Lê Đức An và nnk
(1995)).


-

Đánh giá tổng hợp tiềm năng tự nhiên, kinh tế, xã hội, thiết lập các giải pháp
PTBV KT - XH bền vững cho một số huyện đảo (Phạm Hoàng Hải và cộng sự
(2005)).

-

Nghiên cứu đề xuất các mô hình phát triển KT-XH bền vững cho một số khu
vực biển và đảo ven bờ Việt Nam (Phạm Hoàng Hải và cộng sự (2005)).

-

Điều tra đánh giá hiện trạng các hệ sinh thái, xây dựng luận cứ khoa học đề xuất
dự án Khu bảo tồn thiên nhiên biển phục vụ du lịch ở vùng biển ven bờ huyện
Lý Sơn (Viện Nghiên cứu quản lý biển và hải đảo, Tổng cục biển và hải
đảo Việt Nam (2011)).

-

Một số định hướng về quản lý theo hướng bền vững tài nguyên thiên nhiên vùng
ven biển Nam Trung Bộ thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH (Nguyễn Ngọc Khánh
và cộng sự (2014)).
Kết quả của các nghiên cứu trên chủ yếu đánh giá tiềm năng và hiện trạng tài

nguyên thiên, cảnh quan sinh thái, môi trường và kinh tế - xã hội khu vực nghiên cứu.
Bên cạnh đó cũng đưa ra các giải pháp khai thác hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo


vệ môi trường, tuy nhiên đối với việc đưa ra các mô hình phát triển kinh tế - xã hội bền

vững tại khu vực đều chưa được đề cập cụ thể.
1.3.2. Các nghiên cứu ngoài nước về mô hình phát triển KT - XH bền vững
Các nghiên cứu trong và ngoài nước từ trước tới nay về mô hình phát triển kinh
tế, xã hội trên lãnh thổ, vùng, thích ứng với các điều kiện đặc thù của từng lãnh thổ,
vùng, đều đề cập đến hai loại mô hình phát triển kinh tế: mô hình ngoại sinh và mô
hình nội sinh.
Mô hình ngoại sinh là mô hình hiện đại hóa nhằm phát triển khu vực ngoài đô
thị ở các nước EU được bắt đầu từ giữa thế kỷ XX trên tất cả các mặt của cuộc sống ở
các vùng được xem là nông thôn, trong đó có các hải đảo nhỏ, từ sản xuất nông nghiệp
đến cơ sở hạ tầng văn hóa và tự nhiên (Nemes, 2005; Arnalte và Ortiz, 2003). Việc sản
xuất thâm canh, chuyên môn hóa và tăng trưởng kinh tế có một vai trò hết sức quan
trọng đối với các khu vực này và để đạt được điều đó nền kinh tế của các lãnh thổ này
chủ yếu thông qua cơ chế can thiệp từ bên ngoài (ngoại sinh).
Mô hình này tồn tại suốt nhiều thập kỷ là do các khu vực nông thôn, miền núi,
hải đảo luôn trong tình trạng kém phát triển hơn các trung tâm thành thị do yếu kém về
cơ sở hạ tầng, khả năng tiếp cận các nguồn lực thấp và duy trì hệ thống văn hóa và kinh
tế xã hội theo chủ nghĩa truyền thống. Do đó, để cải thiện tình hình, khu vực “nông
thôn” này cần phải được hiện đại hóa và kết nối chặt chẽ với các trung tâm năng động
và mở rộng các ngành, lĩnh vực sản xuất, cùng với việc khuyến khích chuyển giao
khoa học kỹ thuật, đưa khoa học kỹ thuật vào phục vụ sản xuất thông qua các can thiệp
từ bên ngoài (từ các trungtâm phát triển).
Việc hỗ trợ, bao cấp cho thay đổi công nghệ phục vụ sản xuất nông nghiệp đã có
tác động đáng kể tới việc thay đổi cơ cấu kinh tế và việc phát triển nông nghiệp dẫn tới
kết quả là các hộ gia đình nông thôn, hải đảo sản xuất nhiều hơn và sản xuất trên phần
diện tích lớn hơn, chính vì vậy, số lượng các nông trang và quy mô lao động nông
nghiệp đã giảm xuống mạnh mẽ (Arnalte và Ortiz, 2003:5). Song cách tiếp cận hiện
đại hóa (hiện đại hóa trong sản xuất nông nghiệp và chế biến thực phẩm) đã bộc lộ các
tác động tiêu cực đối với vấn đề lao động. Rất nhiều lao động nông thôn bị đẩy ra khỏi
thị trường lao động nông thôn đi ra thành thị hay xu thế lao động từ ngoài đảo quay về
đất liền (Szelényi và Konrád, 1971 – trích trongNemes, 2005).



Mô hình nội sinh là cách tiếp cận nội sinh hướng vào phát triển ở một số nước
dựa vào một số nguyên tắc cơ bản, được hình thành từ các nguồn lực địa phương, cơ
chế tham gia, phối hợp, “xây dựng các mục tiêu dưới dạng quy trình”, các giá trị
truyền thống, … Cách tiếp cận này cũng đã khắc phục được một số vấn đề phát triển ở
giai đọan đầu của mô hình hiện đại hóa và can thiệp từ bên ngoài và đã thể hiện những
kết quả trong chính sách phát triển nông thôn là: (i) Nâng cao khả năng cạnh tranh của
các khu vực nông thôn; (ii) Phân công nhiều hơn nhiệm vụ và trách nhiệm trong khâu
lập chính sách và thực thi cho cấp chính quyền địa phương, cũng như gắn kết với các
tổ chức NGOs địa phương và người dân trong việc thiết kế và thực hiện chiến lược và
các công cụ hỗ trợ đều phải nhằm vào các nhu cầu thiết thực của họ (các tiếp cận từ
dưới lên); (iii) Phối hợp các họat động trong tạo lập chính sách nhằm đảm bảo tính liên
kết chặt chẽ trong hành động; (iv) Thành lập các doanh nghiệp mới thông qua cổ vũ,
thúc đẩy tinh thần kinh doanh của các doanh nhân và đầu tư vào cơ sở hạ tầng công
cộng, nguồn nhân lực và vốn xã hội, bằng cách đó sẽ hướng vào đa dạng hóa
ngành/lĩnh vực thay vì chỉ tập trung vào nông nghiệp, vùng nông thôn được xem như là
gắn kết với các hoạt động kinh tế hơn là thuần túy nông nghiệp (Mandl et al, 2007).
Bên cạnh đó phát triển kinh tế lãnh thổ cấp huyện được khuyến cáo dựa trên hai nhóm
yếu tố: (1) Nhóm yếu tố bên trong vùng lãnh thổ: Yếu tố địa lý và tài nguyên thiên
nhiên; Dân số cùng các giá trị văn hoá và nguồn nhân lực; Tri thức bản địa; Khoa học
công nghệ; Kết cấu hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật đã có; Trình độ phát triển của
nền kinh tế & Môi trường chính sách;
(2) Nhóm yếu tố bên ngoài lãnh thổ: Nhóm các yếu tố về chủ trương, đường lối
phát triển kinh tế của nhà nước; Yếu tố thị trường và các mối liên hệ kinh tế liên vùng;
Yếu tố về nguồn đầu tư từ bên ngoài & Xu hướng toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế.
1.4. Khái quát khu vực nghiên cứu
1.4.1 Khái quát đặc điểm tài nguyên thiên nhiên huyện đảo Lý Sơn
1.4.1.1. Tài nguyên khí hậu
Để phục vụ mục tiêu nghiên cứu, luận văn đã thu thập tham khảo các nghiên

cứu đã thực hiện được về huyện đảo Lý Sơn và số liệu quan trắc từ trạm khí tượng hải
Lý Sơn để phân tích đặc điểm khí hậu của huyện đảo Lý Sơn. Chuỗi số liệu quan trắc
tại trạm khí tượng Lý Sơn được thu thập được từ năm 1985 đến 2018.
a. Chế độ nhiệt


Vùng biển – đảo Lý Sơn có tổng nhiệt độ năm trên 9.300oC; tổng lượng bức xạ
trên 140kcal/cm2/năm và trên 2.100 giờ nắng/năm. Nhiệt độ không khí khu vực huyện
đảo Lý Sơn ít biến động. Nhiệt độ bình quân năm đạt 26,6oC và chênh lệch giữa các
tháng không nhiều. Nhiệt độ trung bình tháng lớn nhất là 29,5oC (tháng VI, VII, VIII)
và trung bình tháng thấp nhất là 23,0oC (tháng I). Nhiệt độ lớn nhất đã quan trắc được
tại trạm Lý Sơn là 36,8oC và thấp nhất là 15,4oC. Như vậy, so với các đảo phía Nam
như Thổ Chu, Hòn Khoai, Côn Đảo và Phú Quí biên độ nhiệt trên huyện đảo Lý Sơn
đã tăng đáng kể. Các đặc trưng nhiệt độ Lý Sơn được trình bày trong các bảng 1. 1,
1.
2, 1. 3 và hình 1. 2.
40.00
35.00
30.00
(oC)

25.00

TB tháng
(oC)
Lớn nhất
(oC)
Nhỏ nhất
(oC)


20.00
15.00
10.00
5.00
.00

Tháng

Hình 1. 2. Nhiệt độ bình quân tháng, nhiệt độ lớn nhất, nhiệt độ nhỏ nhất và bình quân
năm tại trạm Lý Sơn (oC)
Bảng 1. 1. Nhiệt độ bình quân tháng trung bình nhiều năm tại trạm Lý Sơn (oC)
I

II

III

IV

V

VI

VII

VIII IX

X

XI


XII năm

23,0

23,4

24,3

26,3

28,3

29,5

29,5 29,5 28,4 27,0 25,8 24,0 26,6
(Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia)

Bảng 1. 2. Nhiệt độ cao nhất tại trạm Lý Sơn (oC)
I

II

III

IV

V

VI


VII

VIII IX

X

XI

XII năm

30,4

29,9

31,7

33,7

35,9

36,4

36,2 36,8 35,5 33
31,5 31
36,8
(Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia)

Bảng 1. 3. Nhiệt độ thấp nhất tại trạm Lý Sơn (oC)
I

16,9

II

III

IV

V

VI

VII

VIII IX

X

XI

XII năm

17,1 15,4 19,8 21,8 23,1 23
22,9 21,8 21,2 20
17,1 15,4
(Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia)
b. Chế độ mây - nắng


Ở huyện đảo Lý Sơn có nhiều nắng. Mỗi năm có khoảng 2.429 giờ nắng. Tất cả

các tháng trong năm đều có trên 100 giờ nắng. Biến trình năm của giờ nắng có cực đại
rơi vào tháng V, đạt khoảng 281,8 giờ nắng/tháng, tức là mỗi ngày có khoảng 9,1 giờ
nắng. Liên tiếp các tháng IV, V, VI, VII và VIII có số giờ nắng cao. Tháng nào cũng có
trên 240 giờ nắng. Cực tiểu quan trắc được vào tháng XII, chỉ có 102,3 giờ nắng, tức là
chỉ 3,3 giờ nắng/ngày.
Lượng mây tổng quan trung bình năm không nhiều, đạt 7,7/10 bầu trời thấp hơn
so với một số đảo phía Nam như Côn Đảo là 8,7/10. Vào mùa mưa trời tương đối nhiều
mây, lượng mây tổng quan trung bình đạt trị số trên 8/10 bầu trời. Trong khi đó vào
mùa ít mưa trời quang, ít mây hơn, lượng mây tổng quan trung bình tháng chỉ dao động
trong khoảng dưới 8/10 bầu trời. Tháng II có ít mây nhất, chỉ đạt 7,2/10 bầu trời.
c. Chế độ gió

Tốc độ gió

40.00

(m/s)

30.00
20.00

TB
Max

10.00
.00
1

2


3

4

5

6 7
Tháng

8

9

10 11 12

Hình 1. 3. Tốc độ gió trung bình tháng (m/s)
Tốc độ gió trung bình khu vực huyện đảo Lý Sơn thuộc loại khá cao. Tốc độ gió
trung bình năm đạt 4,4m/s. Tháng có tốc độ gió trung bình lớn nhất là tháng XII đạt
6,6m/s và tháng nhỏ nhất là tháng VII và VIII đạt 2,8m/s. Tốc độ gió mạnh nhất đạt
34m/s vào các tháng của mùa mưa, mùa hoạt động của gió mùa Tây Nam; đạt khoảng
17 – 25m/s vào các tháng mùa khô. Tốc độ gió trung bình tháng và năm tại trạm Lý
Sơn được trình bày trong bảng 1.4. Ngoài ra, vào thời gian ảnh hưởng của gió mùa
Đông Bắc, biển cũng động mạnh, cản trở việc giao lưu, tiếp cận với huyện đảo. Ví dụ,
đợt không khí lạnh tăng cường vào cuối tháng 11 năm 2017, biển động mạnh, gió giật
cấp
6-7 gây cô lập hoàn toàn huyện đảo Lý Sơn hơn 4 ngày, cơ quan chức năng buộc phải
tạm ngừng hoạt động 12 tàu cao tốc và các tàu vận chuyển hàng hóa trên tuyến vận tải
Sa Kỳ - Lý Sơn và ngược lại. Hay do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới gây biển động




gió giật mạnh vào đầu tháng 6/2018 với sức gió trên đảo cấp 6-7, hàng ngàn du khách
đã bị mắc kẹt ở huyện đảo Lý Sơn.
Bảng 1. 4. Tốc độ gió trung bình tháng và năm (m/s)
I

II

III

IV

V

VI

VII

VIII

IX

X

XI

XII năm

5,3


4,8

4,9

4,3

3,4

2,9

2,8 2,8
3,6 5,2 6,5 6,6 4,4
(Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia)

d. Chế độ mưa
Huyện đảo Lý Sơn có tổng lượng mưa năm khá lớn, từ 2.100mm - 2.600mm và
khí hậu hải dương khá đặc sắc. Mùa bão vào tháng 9, 10 và 11 âm lịch hàng năm, là
thời điểm thường xuyên có mưa lớn, biển động dữ dội. Mùa mưa trên vùng biển – đảo
Lý Sơn bắt đầu từ tháng 9 đến tháng 2 dương lịch năm sau, vào thời gian này, hầu như
ngày nào cũng mưa, có hôm mưa tầm tã cả ngày nên ảnh hưởng rất nhiều tới các hoạt
động đi lại và vui chơi.
Do điều kiện địa hình của huyện đảo Lý Sơn nên trên đại bộ phận lãnh thổ của
đảo có chế độ mưa ẩm khá đồng đều. Tổng lượng mưa năm đạt 2.279mm/năm. Mùa
mưa trên huyện đảo Lý Sơn nói chung kéo dài 6 tháng (VIII – I) với lượng mưa chiếm
82% tổng lượng mưa năm. Tháng có lượng mưa lớn nhất là tháng IX đạt 364,8mm.
Lượng mưa ngày lớn nhất đã quan trắc được vào tháng V đạt 418,4mm/ngày. Mùa ít
mưa kéo dài 6 tháng từ tháng II đến tháng VII. Tháng có lượng mưa nhỏ nhất là tháng
II, lượng mưa chỉ đạt 45,7mm, chiếm 2% tổng lượng mưa năm. Ở khu vực đảo này có
số ngày mưa thuộc loại trung bình, khoảng 117 ngày/năm. Trong mùa mưa (VIII-II),
mỗi tháng có từ 7 - 18 ngày mưa, trong đó 5 tháng IX – I có nhiều ngày mưa hơn.

Trong
mùa ít mưa mỗi tháng chỉ có từ 4 - 7 ngày mưa.
(ngày)
20

600.00
500.00

15

400.00

10

(mm)

300.00
200.00

5

100.00
.00

0
1

2

3


4

5

Mưa TB (mm)

6

7

8

9

10

11

12

Mưa ngày max (mm)


×