Tải bản đầy đủ (.pdf) (115 trang)

Phát triển tài chính và tăng trưởng kinh tế ở một số quốc gia đông nam á , luận văn thạc sĩ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.24 MB, 115 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH
--------------------------

NGUYỄN DIỄM KIỀU GIANG

PHÁT TRI Ể N TÀI CHÍ NH VÀ TĂNG TRƯ Ở NG
KI NH TẾ Ở

MỘ T SỐ

QUỐ C GI A ĐÔNG NAM Á

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. Hồ Chí Minh – Năm 2013


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH
--------------------------

NGUYỄN DIỄM KIỀU GIANG

PHÁT TRI Ể N TÀI CHÍ NH VÀ TĂNG TRƯ Ở NG
KI NH TẾ Ở

MỘ T SỐ

QUỐ C GI A ĐÔNG NAM Á


Chuyên ngành: Tài chính Ngân hàng
Mã số:

60340201

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. HAY SINH

TP. Hồ Chí Minh – Năm 2013


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng luận văn: “Phát triển tài chính và tăng trưởng kinh tế ở
một số quốc gia Đông Nam Á” là công trình nghiên cứu riêng của cá nhân tôi. Nội
dung, các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực, không trùng
lặp với các đề tài khác.
Tôi cũng xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã
được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc
Ngày 30 tháng 09 năm 2013

Nguyễn Diễm Kiều Giang


MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
TÓM TẮT ................................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU........................................................................................ 2
1.1 Lý do chọn đề tài .................................................................................................... 2
1.2 Mục tiêu nghiên cứu .............................................................................................. 4
1.3 Câu hỏi nghiên cứu .............................................................................................. 4
1.4 Đối tượng nghiên cứu .......................................................................................... 5
1.5 Phạm vi và dữ liệu nghiên cứu .............................................................................. 5
1.6 Phương pháp nghiên cứu …………………………………………………………. 5
1.7 Khả năng đóng góp, ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu ..……. 6
1.8 Kết cấu của đề tài …………………………………………………………….……. 7
CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY ........ 8
2.1 Cơ sở lý thuyết khoa học ………………………………….……………………… 8
2.1.1 Phát triển tài chính ……………………………………………………….……. 8
2.1.2 Tăng trưởng kinh tế

……………………….…………………………..….… 10

2.1.3 Mối quan hệ giữa phát triển tài chính và tăng trưởng kinh tế …….……..….… 11
2.2 Bằng chứng thực nghiệm về mối quan hệ giữa phát triển tài chính và tăng trưởng
kinh tế

………………………………………………………………………..….…... 13

2.2.1 Nhóm 1: Những bằng chứng cho thấy phát triển tài chính tác động mạnh đối với
tăng trưởng kinh tế ……………………………………………………………………. 13
2.2.2 Nhóm 2: Những bằng chứng cho thấy phát triển tài chính tác động yếu đối với
tăng trưởng kinh tế ……………………………………………………………………. 23
2.2.3 Nhóm 3: Những bằng chứng cho thấy phát triển tài chính không có tác động đối
với tăng trưởng kinh tế ……………………………………………………………….. 30

Kết luận chương 2 ………………………………………………….………………………….. 33
CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................. 35
3.1 Quy trình phân tích & thực hiện đề tài ……………...…...…………………….. 35
3.2 Dữ liệu ……........................................................................................................ 36
3.3 Phân tích mô tả dữ liệu khu vực tài chính của các quốc gia trong mẫu nghiên


cứu …………………………………………………………………………………… 36
3.4 Mô hình nghiên cứu ............................................................................................ 39
3.5 Mô hình, phương pháp thực hiện ước lượng và kiểm định ................................. 42
3.5.1 Mô hình dữ liệu bảng .................................................................................... 42
3.5.2 Phương pháp thực hiện ước lượng ............................................................... 42
3.5.3 Phương pháp kiểm định .............................................................................. 43
3.5.4 Phần mềm Stata .......................................................................................... 45
Kết luận chương 3 …………………………………………………………….……….…….... 45
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................. 46
4.1 Kết quả thống kê mô tả ......................................................................................... 46
4.1.1 Kết quả thống kê mô tả của sáu quốc gia Đông Nam Á …………………….. 46
4.1.2 Kết quả thống kê mô tả về mối quan hệ giữa các chỉ tiêu tài chính và tăng trưởng
ở từng quốc gia trong mẫu nghiên cứu

……….…………………………………….. 50

4.2 Kết quả lựa chọn phương pháp ước lượng cho mô hình dữ liệu bảng ……………. 60
4.3 Kết quả nghiên cứu hồi quy ……………..…..………………..………….…….… 67
Kết luận chương 4 …………………………………………………………….……………….. 70
CHƯƠNG 5

KẾT LUẬN ……………………………......................................... 71


5.1 Kết luận ................................................................................................................ 71
5.2 Gợi ý chính sách …………………………………………………………………. 73
5.3 Hạn chế và hướng nghiên cứu mới của đề tài ..................................................... 76
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................... 78
CÁC PHỤ LỤC ........................................................................................................ 81


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT


ADB : Ngân hàng Phát triển châu Á.
ADF : Kiểm định Dickey-Fuller tích hợp.
ARDL : Phương pháp ước lượng tự tương quan có phân phối trễ.
BD/GDP: Tỷ lệ tổng tiền gửi trong hệ thống ngân hàng so với tổng sản phẩm quốc nội.
BP/LM : Phương pháp nhân tử Lagrange Breusch-Pagan.
FGLS: Phương pháp bình phương bé nhất tổng quát khả thi (Feasible Generalized
Least Squares).
GDP : Tổng sản phẩm quốc nội.
GLS: Phương pháp bình phương bé nhất tổng quát (Generalized Least Squares).
GMM: Phương pháp ước lượng Moment tổng quát (Generalized Method of Moments)
K : Vốn đầu tư thực.
KPSS: Kiểm định Kwiatkowiski-Phillips-Schmidt-Shin.
L : Lực lượng lao động.
M2/GDP hay M2GDP : Tỉ lệ cung tiền M2 so với tổng sản phẩm quốc nội.
MIC: Nhóm nước có thu nhập trung bình (middle-income countries).
OLS: Phương pháp bình phương bé nhất (Ordinary Least Squares).
PC/GDP hay PCGDP: Tỉ lệ tín dụng cho khu vực tư nhân trên tổng sản phẩm quốc nội.
PP: Kiểm định Phillips-Perron.
TFP : Tổng hợp năng suất các yếu tố sản xuất.
USD: đôla Mỹ.

VIF : Hệ số phóng đại phương sai (Variance Inflation Factor).
WB : Ngân hàng Thế giới.


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Tên bảng

Trang

Bảng 2.1: Kết quả hồi quy các biến độc lập

25

Bảng 3.1: Giải thích các biến trong mô hình

41

Bảng 4.1: Bảng thống kê mô tả các biến

47

Bảng 4.2: Tổng hợp giá trị trung bình của các yếu tố đến tăng trưởng GDP

48

Bảng 4.3: Mối quan hệ giữa lnL, lnK, M2/GDP, PC/GDP và BD/GDP với
lnGDP của Việt Nam

51


Bảng 4.4: Mối quan hệ giữa lnL, lnK, M2/GDP, PC/GDP và BD/GDP với
lnGDP của Malaysia

52

Bảng 4.5: Mối quan hệ giữa lnL, lnK, M2/GDP, PC/GDP và BD/GDP với
lnGDP của Indonesia

53

Bảng 4.6: Mối quan hệ giữa lnL, lnK, M2/GDP, PC/GDP và BD/GDP với
lnGDP của Lào

55

Bảng 4.7: Mối quan hệ giữa lnL, lnK, M2/GDP, PC/GDP và BD/GDP với
lnGDP của Philippines

56

Bảng 4.8: Mối quan hệ giữa lnL, lnK, M2/GDP, PC/GDP và BD/GDP với
lnGDP của Thái Lan

57

Bảng 4.9 : Kết quả hồi quy theo phương pháp ước lượng thô (Pooled)

60

Bảng 4.10: Ma trận tương quan giữa các biến


61

Bảng 4.11: Hệ số phóng đại phương sai của các biến độc lập

62

Bảng 4.12 : So sánh kết quả hồi quy theo phương pháp ước lượng thô

63

Bảng 4.13: Ma trận tương quan giữa các biến

64

Bảng 4.14: Hệ số phóng đại phương sai của các biến độc lập

64

Bảng 4.15: Kết quả lựa chọn phương pháp ước lượng

66


Bảng 4.16: Tổng hợp tác động của các biến độc lập đến tăng trưởng kinh tế
của sáu quốc gia Đông Nam Á

70



DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Tên hình

Trang

Hình 3.1 So sánh phát triển tài chính qua chỉ tiêu M2/GDP của sáu quốc gia

37

Đông Nam Á.
Hình 3.2 So sánh phát triển tài chính qua chỉ tiêu PC/GDP của sáu quốc gia

38

Đông Nam Á.
Hình 3.2 So sánh phát triển tài chính qua chỉ tiêu BD/GDP của sáu quốc gia

38

Đông Nam Á.


1

TÓM TẮT
Nghiên cứu này phân tích mối quan hệ giữa phát triển tài chính và tăng
trưởng kinh tế của một số quốc gia trong khu vực Đông Nam Á bao gồm
Malaysia, Indonesia, Philippines, Thái Lan, Lào và Việt Nam.
Kết quả hồi quy bằng mô hình kinh tế lượng cho thấy các chỉ tiêu phát
triển tài chính ở sáu quốc gia này có tác động đến tăng trưởng kinh tế. Cụ thể,

kết quả nghiên cứu cho thấy tồn tại mối quan hệ khá mạnh và thuận chiều giữa
các yếu tố như tăng trưởng vốn đầu tư, tăng trưởng lực lượng lao động, cũng như
tỷ lệ tổng tiền gửi trong hệ thống ngân hàng so với GDP của sáu nước khảo sát
trong giai đoạn 2000 - 2012 đối với tăng trưởng kinh tế. Mặt khác, tỷ lệ cung
tiền so với GDP lại thể hiện mối quan hệ ngược chiều và khá yếu đến tăng
trưởng kinh tế. Nhìn chung, từ các kết quả nghiên cứu cho thấy phát triển tài
chính, tích lũy vốn và gia tăng lực lượng lao động có tác động tích cực đến tăng
trưởng kinh tế của sáu quốc gia khảo sát ở khu vực Đông Nam Á trong giai đoạn
2000 - 2012.


2

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU
1.1 Lý do chọn đề tài
Từ trước đến nay, các nhà hoạch định chính sách và điều hành kinh tế vĩ
mô luôn muốn tìm ra những đáp án cho bài toán tăng trưởng kinh tế của một
quốc gia. Tìm kiếm nguồn vốn đầu tư hiệu quả, nâng cao chất lượng nguồn lao
động, điều hành chính sách lãi suất phù hợp, kiểm soát lạm phát, … đều nhằm
hướng đến mục tiêu thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế. Bên cạnh đó, vai
trò của phát triển tài chính ngày càng nhận được sự quan tâm nhiều hơn trên thế
giới trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế diễn ra mạnh mẽ và nền kinh tế thế
giới phải trải qua nhiều cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính lớn.
Thật vậy, trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm
chỉ ra rằng một hệ thống tài chính lành mạnh và hiệu quả là quan trọng cho phát
triển kinh tế và tăng trưởng. Từ thế kỷ trước, các nhà kinh tế học đã bắt đầu quan
tâm và tiến hành nghiên cứu về mối quan hệ giữa phát triển tài chính và tăng
trưởng kinh tế. Chẳng hạn như những nghiên cứu của Schumpeter (1912),
Goldsmith (1969), McKinnon (1973), … Nhiều nhà nghiên cứu đã đề cập đến
vai trò đóng góp cho tăng trưởng của các tổ chức tài chính trung gian, đồng thời

chỉ ra mối tương quan cùng chiều giữa phát triển tài chính và tăng trưởng kinh tế.
Từ những năm 1990, những nghiên cứu thực nghiệm phát triển nhanh
chóng càng chứng tỏ được tầm quan trọng của phát triển tài chính đối với tăng
trưởng kinh tế. Có thể kể đến những nghiên cứu của King và Levine (1993), Ross
Levine (1997), Rajan và Zingales (1998), Levin và cộng sự (2000), Rioja và
Valev (2004), Ang (2007), … Trong đó, tác động của phát triển tài chính theo
chiều sâu đến tăng trưởng kinh tế ngày càng được quan tâm nhiều hơn.
Như vậy, hầu hết các nghiên cứu này đều khẳng định sự cần thiết của phát
triển tài chính đối với tăng trưởng kinh tế, và rằng phát triển tài chính theo chiều
sâu có thể là một nguồn tạo nên lợi thế so sánh của quốc gia. Dollar, David
(2002) trong Reform, Growth, and Poverty in Vietnam cũng nhấn mạnh vai trò


3

của phát triển tài chính đối với tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam (Phụ lục 1, bảng
1.1).
Tuy nhiên, trong thời gian gần đây đã bùng nổ nhiều cuộc khủng hoảng
kinh tế khu vực và thế giới, điều này lại làm dấy lên những tranh cãi rằng liệu
phát triển tài chính có tác động tích cực lên tăng trưởng kinh tế hay không. Nhiều
nghiên cứu tiếp tục được thực hiện chẳng hạn như Rousseau và Wachtel (2009),
Estrada và cộng sự (2010), Arcand và cộng sự (2012), …
Tuy mối quan hệ giữa phát triển tài chính theo chiều sâu và tăng trưởng
kinh tế đã trở nên yếu đi trong thời gian hậu khủng hoảng do tác động của các
cuộc khủng hoảng kinh tế thời gian qua nhưng nhiều nhà nghiên cứu vẫn nhấn
mạnh vai trò của phát triển tài chính theo chiều sâu đối với tăng trưởng kinh tế,
rằng phát triển tài chính là cần thiết để duy trì tăng trưởng kinh tế bền vững, nhất
là của khu vực châu Á trong giai đoạn hậu khủng hoảng.
Việt Nam nói riêng và khu vực Đông Nam Á nói chung đang trong quá
trình hội nhập sâu rộng với nền kinh tế thế giới. Ở Việt Nam, cùng với quá trình

phát triển kinh tế, hệ thống tài chính đã có nhiều đóng góp cho tăng trưởng kinh
tế Việt Nam trong suốt hơn 3 thập kỷ qua. Tuy nhiên, liệu vai trò của khu vực tài
chính đối với tăng trưởng kinh tế đã nhận được sự đánh giá và quan tâm đúng
mức của các nhà hoạch định chính sách và điều hành kinh tế vĩ mô của các quốc
gia Đông Nam Á hay chưa? Chính điều này đã thôi thúc tác giả thực hiện nghiên
cứu này, để tìm hiểu xem phát triển tài chính có thể được xem là một nhân tố tích
cực trong việc tìm lời giải cho bài toán tăng trưởng kinh tế của các quốc gia khu
vực Đông Nam Á hay không?
Xuất phát từ tầm quan trọng đó, tác giả đã chọn ra một số quốc gia thuộc
nhóm nước có thu nhập trung bình theo phân loại của Ngân hàng thế giới trong
khu vực Đông Nam Á, cụ thể trong nghiên cứu này gồm các nước là Philippines,
Việt Nam, Indonesia, Lào, Thái Lan và Malaysia. Đồng thời tác giả sử dụng số
liệu thống kê trong giai đoạn gần đây từ năm 2000 đến năm 2012 của các quốc


4

gia này để nghiên cứu về mối quan hệ giữa phát triển tài chính và tăng trưởng
kinh tế.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Thời gian gần đây, nền kinh tế khu vực và thế giới đã phải trải qua nhiều
biến động, trong đó khu vực tài chính - tiền tệ vốn là lĩnh vực nhạy cảm và dễ bị
tác động mạnh nhất. Khu vực tài chính - tiền tệ, đặc biệt là các trung gian tài chính
đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển và tăng trưởng kinh tế của một quốc
gia. Chính vì vậy nghiên cứu muốn đi tìm hiểu xem phát triển tài chính có ảnh
hưởng và tác động đến tăng trưởng kinh tế như thế nào. Chẳng hạn, tỷ lệ cung
tiền so với GDP có tác động như thế nào đến tăng trưởng kinh tế, hay tỷ lệ tín
dụng tư nhân so với GDP có tác động như thế nào đến tăng trưởng kinh tế, hay tỷ
lệ tổng tiền gửi trong hệ thống ngân hàng so với GDP có tác động như thế nào
đến tăng trưởng kinh tế, …

Bên cạnh đó, Việt Nam là quốc gia thuộc khu vực Đông Nam Á và hiện
nay đã được Ngân hàng thế giới xếp vào nhóm nước có thu nhập trung bình. Vì
vậy trong nghiên cứu này tác giả đã sử dụng số liệu thống kê thứ cấp của sáu
nước có thu nhập trung bình ở khu vực Đông Nam Á là Philippines, Việt Nam,
Indonesia, Lào, Thái Lan và Malaysia để nghiên cứu phát triển tài chính có tác
động như thế nào đến tăng trưởng kinh tế ở các quốc gia này.
Đồng thời, tác giả sử dụng số liệu thống kê trong giai đoạn gần đây từ
năm 2000 đến năm 2012 - đây cũng là giai đoạn hậu khủng hoảng tài chính Đông
Á và khủng hoảng kinh tế thế giới - để nghiên cứu phát triển tài chính có tác
động như thế nào đến tăng trưởng kinh tế.
1.3 Câu hỏi nghiên cứu
Từ mục tiêu nghiên cứu ở trên, tác giả đặt ra câu hỏi nghiên cứu như sau:
Các chỉ tiêu phát triển tài chính có tác động như thế nào đến tăng trưởng


5

kinh tế ở các quốc gia Đông Nam Á? Cụ thể,
 Chỉ tiêu tỷ lệ cung tiền so với GDP có tác động đến tăng trưởng kinh
tế hay không ?
 Chỉ tiêu tỷ lệ tín dụng cho khu vực tư nhân so với GDP có tác động
đến tăng trưởng kinh tế hay không ?
 Chỉ tiêu tỷ lệ tổng tiền gửi trong hệ thống ngân hàng so với GDP có
tác động đến tăng trưởng kinh tế hay không ?
1.4 Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu phát triển tài chính tác động đến tăng trưởng kinh tế của sáu
quốc gia Đông Nam Á.
1.5 Phạm vi và dữ liệu nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu ở sáu quốc gia Đông Nam Á là Việt Nam, Malaysia,
Indonesia, Thái Lan, Lào và Philippines.

Dữ liệu nghiên cứu chủ yếu lấy từ nguồn số liệu thống kê trong hệ thống
tài khoản quốc gia của sáu quốc gia trên (Key Indicators for Asia and the Pacific
2013 và Global Financial Development Database 2013) tại website của Ngân
hàng phát triển Châu Á – ADB ( và Ngân
hàng thế giới – WB ( trong khoảng thời gian
từ năm 2000 đến năm 2012.
1.6 Phương pháp nghiên cứu
Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng những phương pháp chủ yếu như
sau:
 Phương pháp thống kê, thống kê mô tả, tổng hợp, phân tích: để xem
xét, đánh giá những điểm tương đồng hay khác biệt của các quốc gia nghiên cứu;


6

đồng thời xem xét tác động của các biến độc lập đến tăng trưởng kinh tế (biến
phụ thuộc).
 Phương pháp hồi quy cho dữ liệu bảng, với ba phương pháp ước lượng
là ước lượng thô (pooled regression), tác động cố định (fixed effect) và tác động
ngẫu nhiên (random effect): để trả lời cho câu hỏi rằng phát triển tài chính có tác
động như thế nào đến tăng trưởng kinh tế, chẳng hạn như tỉ lệ cung tiền so với
GDP tác động như thế nào đến tăng trưởng kinh tế, hay tỉ lệ tín dụng khu vực tư
nhân so với GDP tác động như thế nào đến tăng trưởng kinh tế…
 Kiểm định Likelihood Ratio, Wooldridge, Breusch-Pagan Lagrange
Multiplier (LM) và Hausman sẽ được sử dụng để kiểm chứng tính phù hợp của
các phương pháp ước lượng.
 Phần mềm thống kê STATA sẽ được sử dụng để xử lý dữ liệu bảng
trong nghiên cứu này.
1.7 Khả năng đóng góp, ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu
Nghiên cứu này của tác giả hướng đến tìm hiểu phát triển tài chính tác

động đến tăng trưởng kinh tế như thế nào ở khu vực Đông Nam Á, cụ thể là sáu
quốc gia: Malaysia, Indonesia, Philippines và Việt Nam. Cụ thể, nghiên cứu sử
dụng công cụ phân tích định lượng để xem xét tác động của các yếu tố như tăng
trưởng vốn đầu tư, tăng trưởng lao động, tỷ lệ cung tiền trên GDP, tỷ lệ tín dụng
cho khu vực tư nhân trên GDP và tỷ lệ tổng tiền gửi trong hệ thống ngân hàng so
với GDP đến tăng trưởng kinh tế. Nghiên cứu của tác giả cũng hướng đến các kết
quả có mức ý nghĩa cao.
Nghiên cứu này mang ý nghĩa khoa học và thực tiễn cao. Tính thực tiễn
của đề tài được thể hiện ở việc đề tài được thực hiện thành công sẽ đưa ra một
phương pháp phân tích định lượng trong việc xác định ảnh hưởng của tăng
trưởng vốn đầu tư, tăng trưởng lao động, tỷ lệ cung tiền trên GDP, tỷ lệ tín dụng
cho khu vực tư nhân trên GDP và tỷ lệ tổng tiền gửi trong hệ thống ngân hàng so


7

với GDP đến tăng trưởng kinh tế. Kết quả của đề tài cũng phù hợp với nghiên
cứu trong và ngoài nước trước đó về vấn đề này.
Ngoài ra, nghiên cứu cũng có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho
các nhà hoạch định chính sách trong việc tìm ra các đáp án cho bài toán tăng
trưởng kinh tế của mỗi quốc gia.
1.8 Kết cấu của đề tài
Đề tài nghiên cứu gồm 5 chương như sau:
 Chương 1: Giới thiệu về đề tài nghiên cứu.
 Chương 2: Trình bày các cơ sở lý thuyết khoa học và những bằng
chứng thực nghiệm về mối quan hệ giữa phát triển tài chính và tăng
trưởng kinh tế trên thế giới.
 Chương 3: Trình bày mô hình nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu
sử dụng trong đề tài.
 Chương 4: Trình bày các kết quả nghiên cứu của đề tài.

 Chương 5: Đưa ra các kết luận của đề tài.
Cuối cùng là phần: Tài liệu tham khảo và các Phụ lục.


8

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
TRƯỚC ĐÂY
2.1 Cơ sở lý thuyết khoa học
2.1.1 Phát triển tài chính
Theo Adnan, Noureen (2011) trong tác phẩm “Measurement of Financial
Development: A Fresh Approach” đề cập đến thuật ngữ “phát triển tài chính”.
Theo đó, phát triển tài chính (financial development) được định nghĩa là các
chính sách, các yếu tố và các tổ chức đưa đến các trung gian tài chính và thị
trường tài chính hiệu quả.
Phát triển tài chính theo chiều rộng đề cập đến phát triển tài chính chủ yếu
dựa vào yếu tố vốn đầu tư và lao động. Phát triển kinh tế theo sự phát triển tài
chính theo chiều rộng mang ý nghĩa là gia tăng lượng vốn đầu tư phù hợp với sự
gia tăng của lao động.
McKinnon (1991) trong tác phẩm “The Order of Economic Liberalization:
Financial Control in the Transition to a Market Economy” đề cập đến thuật ngữ
“phát triển tài chính theo chiều sâu”, theo đó phát triển tài chính theo chiều sâu là
sự gia tăng tỉ lệ giá trị các tài sản tài chính so với GDP.
Hệ thống tài chính có vai trò quan trọng thúc đẩy nền kinh tế phát triển
thông qua việc thực hiện hai chức năng chính là dẫn vốn và sàng lọc, hỗ trợ
dự án hiệu quả. Khái niệm chiều sâu tài chính tập trung vào chức năng thứ
nhất của hệ thống tài chính. Đối với chức năng dẫn vốn, hệ thống tài chính
điều tiết nguồn vốn từ nơi tạm thời thừa vốn đến nơi tạm thời thiếu vốn, từ đó
tích lũy vốn để đầu tư vào nền kinh tế. Phát triển hệ thống tài chính theo chiều
sâu là khuyến khích tiết kiệm, tăng đầu tư, từ đó tăng tổng sản phẩm quốc nội

(GDP) và thể hiện cuối cùng ở sự gia tăng tỉ lệ giá trị của các tài sản tài chính
so với GDP.


9

Hệ thống tài chính với nhiều loại tài sản tài chính sẽ khuyến khích tiết
kiệm và gia tăng đầu tư; Khi đó:


Người tiết kiệm tìm thấy nhiều cơ hội đầu tư trong hệ thống tài
chính.



Nhà đầu tư có thể tiếp cận nguồn tiết kiệm trên thị trường để gia
tăng vốn đầu tư.

Theo Trần Thị Quế Giang (2013) trong “Tài chính toàn cầu và vai trò của
tài chính đối với phát triển kinh tế” (xem phụ lục số 7(a)), có một số thước đo
mức độ phát triển tài chính thường được sử dụng, cụ thể:
 Thước đo mức độ phát triển tài chính thường được sử dụng phổ
biến đó là tỉ số cung tiền M21 so với GDP (M2/GDP) hay tỉ số M32
so với GDP (M3/GDP). Tỉ lệ này cho biết quy mô của khu vực
trung gian tài chính so với nền kinh tế.
 Thước đo kế tiếp là tỉ số tín dụng tư nhân (Private credit) so với
GDP (PC/GDP). Chỉ số này chỉ ra mức độ cao hơn của dịch vụ
tài chính và do đó chỉ ra mức độ phát triển lớn hơn của ngân
hàng.
 Ngoài ra, còn có thể sử dụng tỉ số Tổng tài sản của hệ thống ngân

hàng thương mại so với tổng tài sản của ngân hàng trung ương
làm thước đo mức độ phát triển tài chính. Chỉ số này cho biết
mức độ các ngân hàng thương mại có nhiều khả năng huy động
tiết kiệm, lựa chọn các đầu tư với lợi nhuận tốt, quản lý rủi ro
hiệu quả và giám sát các chủ dự án tốt hơn là ngân hàng trung
ương. Bên cạnh đó, còn có thể sử dụng tỉ lệ tài sản ngân hàng với
tài sản ngân hàng cộng với tài sản ngân hàng trung ương. Mục
1

M1: Khối tiền có tính lỏng cao, gồm Tiền mặt, vàng, ngoại tệ, séc du lịch, tiền gửi không kì hạn ,…
M2: Khối tiền mở rộng, gồm M1 cộng với tiền gửi tiết kiệm, thương phiếu, tiền gửi có kì hạn dưới 1
năm, …
2
M3: gồm M2 cộng với Tiền gửi có kì hạn trên 1 năm, trái phiếu ngân hàng, các giấy tờ có giá khác …


10

đích để đo lường tầm quan trọng tương đối của ngân hàng so với
cơ quan tiền tệ.
 Ngoài ra, còn có thể sử dụng thước đo là tỉ lệ mức độ vốn hóa
trên thị trường chứng khoán so với GDP. Thước đo này đo lường
quy mô tương đối của thị trường vốn trong một nền kinh tế.
 Ngoài ra, còn có một số thước đo mức độ phát triển tài chính như
Biên lãi suất thực (Net Interest Margin: đo lường chênh lệch giữa
chi phí mà các ngân hàng phải trả cho người cung cấp vốn với
thu nhập mà các ngân hàng nhận được từ những công ty và người
đi vay. Thước đo này đo lường hiệu quả (efficiency) của hệ
thống ngân hàng), Chỉ số tự do hóa khu vực tài chính, ngân hàng
(Freedom in Banking and Finance index: là chỉ số đo lường độ

mở của hệ thống tài chính - ngân hàng, được xây dựng bởi tổ
chức The Heritage Foundation của Mỹ), ...
Ngoài ra, theo Ngân hàng Thế giới trong “Global Financial Development
Database”, còn có một số thước đo phát triển tài chính khác chẳng hạn như tỷ lệ
tổng tiền gửi trong hệ thống ngân hàng so với GDP (Bank deposits to GDP) hay
tỷ lệ tài sản của tổ chức tài chính so với GDP (Financial Institutions’ asset to
GDP). Những chỉ tiêu này đo lường quy mô hay độ lớn tổng thể của các trung
gian tài chính trong nền kinh tế.
2.1.2 Tăng trưởng kinh tế
Theo Kulkarni, Kishore G. (2008) trong chương 3 của tác phẩm
“Principles of Macro-Monetary Economics”, tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng
của tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hoặc tổng sản phẩm quốc gia (GNP) hoặc thu
nhập bình quân đầu người (PCI) trong một thời gian nhất định. Như vậy, tăng
trưởng kinh tế thể hiện sự thay đổi về lượng của nền kinh tế.


11

Trong các nghiên cứu, phần lớn các tác giả thường đo lường chỉ tiêu này
bằng GDP hoặc GDP bình quân đầu người. GDP lần đầu tiên được phát triển bởi
Simon Kuznets trong một báo cáo Quốc hội Mỹ vào năm 1934. Sau hội nghị
Bretton Woods năm 1944, GDP đã trở thành công cụ chính để đo lường nền kinh
tế của một quốc gia.
2.1.3 Mối quan hệ giữa phát triển tài chính và tăng trưởng kinh tế
Lý thuyết về mối quan hệ giữa phát triển tài chính và tăng trưởng kinh tế
được khởi xướng bởi Schumpeter (1912), Debreu (1959), Arrow (1964). Joseph
Schumpeter (1912) trong “Lý thuyết phát triển kinh tế” lập luận rằng một hệ
thống tài chính vận hành tốt giúp đưa tiết kiệm vào đầu tư, thúc đẩy cải tiến kĩ
thuật và từ đó thúc đẩy phát triển kinh tế.
Phát triển tài chính là cần thiết cho tăng trưởng3. Sự phát triển các thể chế

tài chính như ngân hàng, thị trường trái phiếu, thị trường cổ phiếu, công ty bảo
hiểm và quỹ hưu trí là cần thiết để hỗ trợ đầu tư vốn cố định, tăng khả năng
doanh nghiệp tiếp cận vốn lưu động chi tiêu lương và đầu vào sản xuất, tạo cơ
chế dàn trải rủi ro và đảm bảo rằng nền kinh tế có đủ thanh khoản hoàn thành
những giao dịch cần thiết. Những thể chế này tập hợp vốn từ người tiết kiệm và
chuyển sang cho bên vay, qui trình này gọi là trung gian (tài chính).
Trong những thời kỳ đầu của các phân tích liên quan, các nghiên cứu ứng
dụng và khảo sát thực nghiệm của Goldsmith (1969) và McKinnon (1973) trong
số nhiều tác giả khác đã chứng minh các mối liên kết chặt chẽ giữa phát triển tài
chính và tăng trưởng kinh tế dài hạn tại hầu hết các nước qua nhiều năm4. Phát
triển tài chính đã được đánh giá như là một định tố quan trọng của tăng trưởng
kinh tế và những biến đổi của nó giữa các nước.

3

Xem phụ lục số 7 (b) “Tự do hóa tài chính và tăng trưởng” do Nguyễn Quý Tâm biên dịch, chương trình
Giảng dạy Kinh tế Fulbright niên khóa 2010-2012.
4
Xem phụ lục số 7 (c) “Tài chính, tăng trưởng và phát triển kinh tế” do Hải Đăng biên dịch, chương trình
Giảng dạy Kinh tế Fulbright niên khóa 2011-2013.


12

Trung gian tài chính có tiềm năng giảm thiểu chi phí tìm kiếm và xử lý các
thông tin tài chính liên quan đến việc thực hiện quyết định và trao đổi giao dịch.
Các trung gian tài chính này làm tăng phúc lợi người tiêu dùng khi tiếp cận được
tới công chúng, vì vậy làm gia tăng tiết kiệm và giảm bớt các đặc trưng độc
quyền của các giao dịch tín dụng. Vai trò của trung gian tài chính trong việc giảm
các mức phi kinh kế của thanh khoản trong hệ thống hộ gia đình thúc đẩy tăng

trưởng kinh tế với sự huy động vốn tốt hơn cho việc sử dụng hiệu quả. Việc mở
rộng tối ưu của trung gian tài chính cũng có thể làm giảm tổn thất phúc lợi mà tạo
ra từ sự cạnh tranh không hoàn hảo trong khu vực ngân hàng và các khu vực liên
quan khác.
Các nguồn lực, công cụ, thị trường và thể chế tài chính đóng góp vào việc
giảm bớt chi phí giao dịch và nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực cả trong ngắn
hạn lẫn trong dài hạn. Các chức năng của hệ thống tài chính bao gồm việc đối
chiếu so sánh và xử lý các thông tin có liên quan, tạo điều kiện thuận lợi cho giao
dịch, quản lý rủi ro, mua bán rủi ro như là một nhân tố của quản lý rủi ro, phân
bổ vốn, huy động và hướng dẫn các nguồn lực (tiết kiệm từ kinh tế nội địa và các
nguồn lực tài chính bên ngoài) và cho phép ký kết và thực hiện các khế ước tài
chính.
Phát triển tài chính đóng góp cho tăng trưởng kinh tế chủ yếu thông qua
giảm bớt chi phí cung cấp vốn và tinh thần doanh nhân được tăng cường. Cả hai
nhân tố này thúc đẩy sự đổi mới, và tạo ra một nền tảng cơ sở hạ tầng kinh tế cho
việc thúc đẩy thương mại và tài chính quốc tế. Những yếu tố này cấu thành nên
các nguồn bổ sung cho tăng trưởng kinh tế là tăng thêm nguồn lực cho phát triển
kinh tế.
Nhìn chung, theo Trần Thị Quế Giang (2013) trong “Tài chính toàn cầu
và vai trò của tài chính đối với phát triển kinh tế”, mối quan hệ giữa phát triển
tài chính và tăng trưởng kinh tế được thể hiện qua sơ đồ bên dưới:


13

2.2 Bằng chứng thực nghiệm về mối quan hệ giữa phát triển tài chính và
tăng trưởng kinh tế
2.2.1 Nhóm 1: Những bằng chứng cho thấy phát triển tài chính tác
động mạnh đối với tăng trưởng kinh tế
Nghiên cứu của Levine, Ross (2003) “More on finance and growth:

More finance, More growth?” đề cập đến nghiên cứu của King và Levine
(1993b) nghiên cứu về mối quan hệ giữa phát triển tài chính và tăng trưởng của
các nước. Với mẫu nghiên cứu 77 quốc gia trong giai đoạn từ năm 1960 - 1989,
cho thấy tồn tại mối quan hệ giữa phát triển tài chính theo chiều sâu trung bình và
tăng trưởng trung bình. Phương pháp tác giả sử dụng để xem xét mối quan hệ này
là mô hình hồi quy tổng quát cho dữ liệu bảng động.
Mô hình nghiên cứu là hàm hồi quy có dạng:
Gj = a+ b DEPTH + cX + u
(Công thức trang 33)
Trong đó:

(2.1)


14



Gj gồm (i) tỷ lệ trung bình tăng trưởng GDP thực bình quân đầu người,
(ii) tỷ lệ trung bình tăng trưởng vốn vật chất bình quân đầu người và (iii)
tăng trưởng tổng năng suất.



DEPTH đại diện bởi tổng tài sản nợ có tính thanh khoản của hệ thống
ngân hàng và định chế tài chính phi ngân hàng chia cho GDP hay được đo
bằng tỉ số M2/GDP. Tác giả sử dụng biến này để đo lường phát triển tài
chính theo chiều sâu thông qua quy mô của nhân tố trung gian tài chính
trong nền kinh tế (dựa trên những nghiên cứu truyền thống trước đó của
Goldsmith (1969) và McKinnon (1973)).




X là các biến kiểm soát gồm thu nhập bình quân đầu người, giáo dục, ổn
định chính trị, chỉ số tỷ giá hối đoái, thương mại, chính sách tài chính- tiền
tệ.
Nghiên cứu chỉ ra rằng có mối quan hệ đáng kể về mặt kinh tế và ý nghĩa

thống kê giữa chiều sâu tài chính và (i) tăng trưởng thực bình quân đầu người dài
hạn, (ii ) tích lũy tư bản, và (iii ) tăng năng suất. Kết quả hệ số DEPTH là 0,024
ngụ ý rằng một quốc gia nếu gia tăng DEPTH từ mức tăng trưởng thấp nhất trung
bình (0,2) đến mức tăng trưởng cao nhất trung bình (0,6) sẽ làm tăng tốc độ tăng
trưởng bình quân đầu người của quốc gia đó lên gần 1 phần trăm mỗi năm. Đây
là lớn. Các kết quả hồi quy cũng chỉ ra rằng hệ số DEPTH trong năm 1960 là một
yếu tố dự báo tốt cho tỉ lệ tăng trưởng kinh tế tiếp theo, tích lũy vốn vật chất và
nâng cao hiệu quả kinh tế trong 30 năm tới, ngay cả sau khi kiểm soát được thu
nhập, giáo dục, và các biện pháp tiền tệ, thương mại và chính sách tài khóa. Do
đó, phát triển tài chính có thể dự báo tăng trưởng trong dài hạn.
Nghiên cứu của Levine, Ross (2003) “More on finance and growth:
More finance, More growth?” còn đề cập đến nghiên cứu vi mô của Rajan,
Raghuram G. và Zingales, Luigi (1998a) nghiên cứu về mối quan hệ giữa phát


15

triển tài chính và tăng trưởng kinh tế. Dữ liệu được sử dụng cho nghiên cứu là dữ
liệu bảng, từ 36 ngành và qua 41 quốc gia trong giai đoạn 1980 – 1990.
Mô hình hồi quy được các tác giả sử dụng có dạng:
Growthi,k = aC+bI+cSharei,k+d(Externalk*FDi)+ui,k


(2.2)

(Công thức trang 40)
Trong đó:


Growthi,k là tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm của giá tri gia
tăng ngành công nghiệp k và quốc gia i trong giai đoạn 1980-90;



C và I là ma trận các quốc gia và ngành là các biến giả;



Sharei,k là tỷ trọng ngành k trong ngành công nghiệp chế tạo của quốc
gia i năm 1980;



Externalk là sự phụ thuộc vào nguồn lực bên ngoài của ngành k;



FDi là chỉ số phát triển tài chính đối với quốc gia i, FD được đo lường
bằng:
 Tín dụng nội địa so với GDP và vốn hoá thị trường chứng khoán so
với GDP (Total Capitalization i);
 Các chuẩn mực kế toán là chỉ số chất lượng báo cáo tài chính.
Kết quả nghiên cứu cũng tìm thấy rằng phát triển tài chính có ảnh hưởng


kinh tế lớn gần gấp đôi đối với sự tăng trưởng của các công ty so với ảnh
hưởng đến quy mô công ty. Cụ thể, kết quả hệ số Externalk*Total
Capitalizationi bằng 0,069, là có tác động tích cực và có ý nghĩa thống kê ở
mức 1 phần trăm. Điều này ngụ ý rằng sự gia tăng phát triển tài chính làm gia
tăng sự tăng trưởng của các ngành công nghiệp phụ thuộc vào nguồn tài chính


16

bên ngoài. Sự hiện diện của một thị trường tài chính phát triển tốt ở một quốc
gia tạo ra cho quốc gia đó một lợi thế so sánh trong các ngành công nghiệp phụ
thuộc vào nguồn tài chính bên ngoài.
Nghiên cứu của Levine, Ross (2003) cũng đề cập đến nghiên cứu ở cấp
độ vĩ mô của Ross Levin, Norman Loayza và Thorsten Beck (2000), và Beck,
Levine và Loayza (2000). Levine và các cộng sự (2000) đã tiến hành nghiên cứu
thực nghiệm về mối quan hệ giữa phát triển tài chính và tăng trưởng kinh tế cho
nhiều nước. Các tác giả sử dụng phương pháp ước lượng Moment tổng quát
GMM cho mô hình hồi quy, với dữ liệu chéo cho 63 quốc gia và dữ liệu bảng
động cho 77 quốc gia từ năm 1960 đến năm 1995. Phát triển tài chính được các
tác giả đo lường thông qua hai chỉ số, đó là tỉ lệ cung tiền so với GDP (M2/GDP)
và tỉ lệ tín dụng khu vực tư nhân so với GDP (PC/GDP).
Mô hình sử dụng cơ bản là:
Gj = a + bFi + cX + u

(2.3)

(Công thức trang 36)
Trong đó:



Gj là tăng trưởng GDP thực bình quân đầu người giai đoạn 1960-1995.



Fi là biến đo lường mức độ phát triển tài chính, bao gồm biến M2/GDP và
biến đo lường mức độ phát triển tài chính mới do các tác giả phát triển
thêm, đó là Tín dụng khu vực tư nhân/GDP.



X là các biến kiểm soát ngoại sinh (như logarit của thu nhập bình quân
đầu người ban đầu, số năm học trung bình).
Kết quả hệ số của biến tín dụng khu vực tư nhân trên GDP (tính bằng

logarit) và biến M2/GDP là 2,2 ở mức ý nghĩa 5%. Điều này cho thấy tác động
mạnh của phát triển tài chính đối với tăng trưởng kinh tế ở các quốc gia trong
nghiên cứu. Ngoài ra, kết quả của nghiên cứu còn chỉ ra những khác biệt giữa các


×