Tải bản đầy đủ (.pdf) (102 trang)

Phân tích lợi ích và chi phí của điện hạt nhân, trường hợp dự án điện hạt nhân ninh thuận

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.14 MB, 102 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM

NGUYỄN PHÚ VIỆT

PHÂN TÍCH LỢI ÍCH VÀ CHI PHÍ CỦA ĐIỆN HẠT NHÂN:
TRƯỜNG HỢP DỰ ÁN ĐIỆN HẠT NHÂN NINH THUẬN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. Hồ Chí Minh – Năm 2011


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM
CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY KINH TẾ FULBRIGHT

NGUYỄN PHÚ VIỆT

PHÂN TÍCH LỢI ÍCH VÀ CHI PHÍ CỦA ĐIỆN HẠT NHÂN:
TRƯỜNG HỢP DỰ ÁN ĐIỆN HẠT NHÂN NINH THUẬN
Chuyên ngành:
Mã số:

Chính sách công
603114

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. CAO HÀO THI



TP. Hồ Chí Minh – Năm 2011


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan Luận văn này hoàn toàn do tôi thực hiện. Các đoạn trích dẫn và số liệu sử
dụng trong Luận văn đều đƣợc dẫn nguồn và có độ chính xác cao nhất theo hiểu biết của
tôi. Luận văn này không nhất thiết phản ánh quan điểm của Trƣờng Đại học Kinh tế thành
phố Hồ Chí Minh hay Chƣơng trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 15 tháng 6 năm 2011
Tác giả luận văn

Nguyễn Phú Việt


ii

LỜI CẢM ƠN
Trân trọng gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Thầy Cao Hào Thi đã tận tình giúp đỡ, hƣớng dẫn
tôi trong suốt thời gian nghiên cứu và thực hiện đề tài “Phân tích lợi ích và chi phí của điện
hạt nhân: Trƣờng hợp dự án điện hạt nhân Ninh Thuận”.
Trân trọng gửi lời cảm ơn các Thầy, Cô Chƣơng trình Giảng dạy kinh tế Fulbright, Trƣờng
Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian qua đã truyền đạt, trang bị kiến
thức cho tôi hoàn thành đề tài.
Trân trọng cảm ơn Tiến sĩ Trần Văn Luyến cùng các Anh, Chị ở Ban chuẩn bị đầu tƣ dự án
điện hạt nhân và năng lƣợng tái tạo đã tạo điều kiện cho tôi thực hiện đề tài.
Trân trọng gửi lời cảm ơn đến Anh Nguyễn Đức Thanh – Tỉnh ủy Ninh Thuận, Anh Lê
Văn Bình – Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận và các Anh Chị ở Cục Thuế,

Cục Thống kê, Sở Xây dựng, Sở Tài nguyên Môi trƣờng tỉnh Ninh Thuận tạo điều kiện
cho tôi thực hiện đề tài.
Trân trọng cảm ơn Anh Thái Minh Quang cùng các Anh, Chị ở Công ty cổ phần Khu công
nghiệp Hố Nai đã tạo điều kiện cho tôi khảo sát số liệu thực tế về mức sẵn lòng chi trả 1
kWh điện của các doanh nghiệp Khu công nghiệp Hố Nai, Đồng Nai.
Cảm ơn các Anh Chị học viên khóa MPP1 và MPP2 - Chƣơng trình Giảng dạy kinh tế
Fulbright đã có ý kiến thảo luận quý báu đóng góp cho đề tài.
Cảm ơn những ngƣời thân trong gia đình, bạn bè đã động viên, hỗ trợ cho tôi trong suốt
thời gian thực hiện đề tài cũng nhƣ trong thời gian tôi theo học tại Chƣơng trình Giảng dạy
Kinh tế Fulbright.
Chân thành cảm ơn.


iii

TÓM TẮT
Nhu cầu về điện năng sẽ ngày một lớn cùng với sự phát triển của nền kinh tế. Trong bối
cảnh nguồn cung thủy điện đã khai thác gần hết vào năm 2015 thì nguồn cung điện từ Dự
án điện hạt nhân Ninh Thuận là một trong những lựa chọn để xem xét. Việc sử dụng nguồn
lực lớn của quốc gia đòi hỏi cần thiết đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội, tài chính và đánh
giá tác động môi trƣờng của Dự án.
Kết quả phân tích kinh tế và tài chính cho thấy Dự án khả thi về mặt kinh tế nhƣng không
khả thi về mặt tài chính. Dự án mang lại hiệu quả kinh tế 2.302,3 triệu USD. Hiện giá ròng
tài chính của Dự án bằng -3.968,64 triệu USD và -2.348,51 triệu USD theo quan điểm tổng
đầu tƣ và chủ đầu tƣ. Điều này có nghĩa dự án mang lại rủi ro cho chủ đầu tƣ và chủ nợ
vay. Kết quả phân tích phân phối cho thấy ngƣời tiêu dùng đƣợc lợi 5.459,3 triệu USD,
Chính phủ thu đƣợc lợi 1.074,84 triệu USD, ngƣời dân có đất bị giải tỏa đƣợc lợi 100,5
triệu USD. Một trong những nguyên nhân chính tạo ra sự chênh lệch lớn giữa hiện giá kinh
tế và hiện giá tài chính là giá tài chính của 1 kWh điện đƣợc quy định thấp so với giá kinh
tế của 1 kWh điện. Chính sách quy định giá điện thấp đồng nghĩa với việc trợ cấp cho các

ngành kinh tế tiêu tốn nhiều điện năng, không khuyến khích tiết kiệm điện.
Kết quả phân tích độ nhạy theo suất đầu tƣ cũng đƣa ra hàm ý chính sách lựa chọn công
nghệ nào, của nƣớc nào để mang lại hiệu quả cho nền kinh tế. Kết quả phân tích mô phỏng
cho thấy Dự án tiềm ẩn nhiều rủi ro. Xác suất để Dự án mang lại hiệu quả kinh tế chỉ có
38,58% do suất đầu tƣ có khả năng biến thiên đến 4.261 USD/kW, cao gấp 1,9 lần suất đầu
tƣ đƣa vào phân tích ở phƣơng án cơ sở. Yếu tố ảnh hƣởng lớn nhất đến hiệu quả kinh tế
của Dự án là suất đầu tƣ.
Phân tích tác động môi trƣờng cho thấy Dự án có tác động đến môi trƣờng xung quanh.
Khi xảy ra tai nạn hạt nhân, hậu quả xảy ra cho nền kinh tế sẽ có thể rất lớn đến mức
không thể chấp nhận đƣợc. Tuy nhiên, xác suất xảy ra tai nạn hạt nhân rất thấp nên giá trị
thiệt hại kỳ vọng do tai nạn hạt nhân rất nhỏ. Vì vậy, tác động môi trƣờng kỳ vọng ảnh
hƣởng thấp đến tính khả thi về kinh tế của Dự án. Dù vậy, thành lập bộ phận kiểm soát an
toàn độc lập với Dự án và bộ phận khẩn cấp khắc phục sự cố, tai nạn hạt nhân là cần thiết.
Chính sách đƣợc kiến nghị để Dự án khả thi về mặt tài chính là điều chỉnh giá điện tại cổng
Dự án đến mức 0,0593 USD/kWh.


iv

MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................................................... ii
TÓM TẮT ...................................................................................................................................... iii
MỤC LỤC .......................................................................................................................................iv
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, TỪ VIẾT TẮT ............................................................................... vii
DANH MỤC CÁC HÌNH ................................................................................................................ xii
CHƢƠNG 1 - GIỚI THIỆU................................................................................................................ 1
1.1. Lý do hình thành dự án ................................................................................................................ 1
1.2. Lý do hình thành đề tài................................................................................................................. 3

1.3. Mục tiêu nghiên cứu..................................................................................................................... 3
1.4. Câu hỏi nghiên cứu ...................................................................................................................... 3
1.5. Phạm vi nghiên cứu...................................................................................................................... 3
1.6. Nguồn số liệu ............................................................................................................................... 4
1.7. Bố cục của luận văn ..................................................................................................................... 4
CHƢƠNG 2 - TỔNG QUAN VỀ PHƢƠNG PHÁP LUẬN VÀ ĐIỆN HẠT NHÂN ....................... 5
2.1. Phƣơng pháp luận......................................................................................................................... 5
2.1.1. Chu trình phát triển dự án ......................................................................................................... 5
2.1.2. Các quan điểm phân tích dự án ................................................................................................. 6
2.1.3. Các phƣơng pháp phân tích dự án ............................................................................................. 6
2.1.3.1. Nhóm phƣơng pháp phân tích tài chính ................................................................................. 6
2.1.3.2. Nhóm phƣơng pháp phân tích kinh tế, xã hội ........................................................................ 7
2.2. Tổng quan về điện hạt nhân ......................................................................................................... 8
2.3. Điện hạt nhân ở Việt Nam............................................................................................................ 9
CHƢƠNG 3 - MÔ TẢ DỰ ÁN......................................................................................................... 11
3.1. Giới thiệu dự án điện hạt nhân Ninh Thuận ............................................................................... 11
3.1.1. Lựa chọn địa điểm................................................................................................................... 11
3.1.2. Thông số của Dự án ................................................................................................................ 12
3.1.2.1. Chi phí đầu tƣ ....................................................................................................................... 12
3.1.2.2. Tài trợ dự án ......................................................................................................................... 13
3.1.2.3. Thông số hoạt động của dự án ............................................................................................. 14
3.1.2.4. Thông số vĩ mô .................................................................................................................... 16
3.1.2.4. Thông số về thuế .................................................................................................................. 17
3.1.2.5. Chi phí sử dụng vốn của Dự án ............................................................................................ 17


v

3.1.2.6. Các thông số kinh tế ............................................................................................................. 18
3.1.2.6.1. Giá điện kinh tế ................................................................................................................. 18

3.1.2.6.2. Giá trị kinh tế của đất bị giải tỏa ....................................................................................... 19
3.1.2.6.3. Tỷ giá hối đoái kinh tế ...................................................................................................... 20
3.1.2.6.4. Chi phí vốn kinh tế ............................................................................................................ 20
3.1.2.6.5. Các hệ số chuyển đổi......................................................................................................... 20
3.1.3. Tiến độ xây dựng của dự án .................................................................................................... 21
CHƢƠNG 4 - PHÂN TÍCH TÍNH KHẢ THI CỦA DỰ ÁN ........................................................... 23
4.1. Phân tích tài chính ...................................................................................................................... 23
4.1.1. Phân tích độ nhạy .................................................................................................................... 23
4.1.1.1. Phân tích độ nhạy theo chi phí vốn chủ đầu tƣ .................................................................... 24
4.1.1.2. Phân tích độ nhạy theo suất đầu tƣ....................................................................................... 24
4.1.1.2. Phân tích độ nhạy theo hệ số phụ tải .................................................................................... 24
4.1.1.3. Phân tích độ nhạy theo chi phí vận hành và bảo trì.............................................................. 25
4.1.1.4. Phân tích độ nhạy theo kịch bản tăng giá điện ..................................................................... 25
4.1.1.5. Phân tích độ nhạy theo kịch bản lạm phát ............................................................................ 26
4.1.1.6. Phân tích độ nhạy theo kịch bản tăng giá điện và suất đầu tƣ .............................................. 26
4.1.2. Phân tích mô phỏng Monte Carlo ........................................................................................... 28
4.2. Phân tích kinh tế ......................................................................................................................... 29
4.3. Phân tích xã hội .......................................................................................................................... 30
4.4. Phân tích tác động môi trƣờng và nguồn nhân lực ..................................................................... 31
CHƢƠNG 5 - KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH .......................................................... 34
5.1. Kết luận ...................................................................................................................................... 34
5.2. Kiến nghị chính sách .................................................................................................................. 35
5.3. Ý nghĩa thực tiễn của Đề tài ....................................................................................................... 36
5.4. Hạn chế của đề tài và hƣớng nghiên cứu tiếp theo..................................................................... 36
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................................. 38
Tiếng Việt ...................................................................................................................................... 38
Tiếng Anh ...................................................................................................................................... 43
PHỤ LỤC

...................................................................................................................................... 46


Phụ lục I - Thông báo của Ban chuẩn bị đầu tƣ dự án điện hạt nhân và năng lƣợng tái
tạo về cung cấp số liệu cho học viên Nguyễn Phú Việt................................................ 46
Phụ lục II - Số liệu tổng quan ........................................................................................................... 47
Phụ lục III - Thông số của dự án ....................................................................................................... 51
Phụ lục IV - Các bảng tính trung gian............................................................................................... 67


vi

Phụ lục V - Kết quả phân tích ........................................................................................................... 77
Phụ lục VI - Kết quả phỏng vấn qua điện thoại về chỉ tiêu tuyển sinh năm 2011 bậc
cử nhân/ kỹ sƣ chuyên ngành vật lý hạt nhân, điện hạt nhân ....................................... 88


vii

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, TỪ VIẾT TẮT
Ký hiệu, từ viết tắt
ABWR
ADB
AES 2006, MIR-1200
AP
AP 1000
AR
B/C
BMI
BP
BWR
CBR-1000

CFi
DSCR
ECA
EGAT
EIU
EPR
ESBWR
EVN
FBR
GCR
GW
IAEA
IMF
IRR
kW
kWh
LIBOR
LWGR (RBMK)
MW
MWh
n/a
NPV
NT1
NT2
O&M
OECD
OECD/IEA
OPR-1000

Nội dung

Lò nƣớc sôi cải tiến
Asian Development Bank
Loại lò của Nga thiết kế dựa trên VVER
Khoản phải trả
Lò áp lực cải tiến đƣợc phát trển bởi Westinghouse
Khoản phải thu
Tỷ số lợi ích/chi phí
Business Monitor International Ltd.
Công ty dầu khí có trụ sở chính đóng tại nƣớc Anh
Lò phản ứng nƣớc sôi
Kiểu lò của Trung Quốc phát triển dựa trên thiết kế của Pháp
Hệ số chuyển đổi giá
Hệ số năng lực trả nợ
Vay tín dụng xuất khẩu
Electricity Generating Authority of Thailand
The Economist Intelligence Unit Limited
Lò phản ứng thế hệ thứ 3 đƣợc phát triển bởi Pháp và Siemen
Đức
Lò nƣớc sôi thế hệ 3+
Tập đoàn Điện lực Việt Nam
Lò tái sinh nhanh
Lò tải nhiệt bằng khí CO2, làm chậm neutron bằng graphit
Bằng 109 W
Cơ quan năng lƣợng nguyên tử quốc tế
Tổ chức tiền tệ thế giới
Suất sinh lợi nội tại
Bằng 103 W
Bằng 103 Wh
Lãi suất cho vay liên ngân hàng Luân Đôn
Lò nƣớc graphit

Bằng 106 W
Bằng 106 Wh
Không có dữ liệu
Hiện giá ròng
Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1 thuộc Dự án điện hạt
nhân Ninh Thuận, đặt tại thôn Vĩnh Trƣờng
Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 2 thuộc Dự án điện hạt
nhân Ninh Thuận, tại thôn Thái An
Vận hành và bảo trì
Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế
Cơ quan năng lƣợng quốc tế thuộc OECD
Kiểu lò của Hàn Quốc (Optimised Power Reactor)


viii

PHWR
PWR
ROE
SERF
Thuế TNDN
TW
TWh
VAT
VLĐ
VVER - 1000
W
WACC
WB
Wh

WNA

Lò nƣớc nặng áp lực
Lò phản ứng nƣớc áp lực
Tỷ lệ lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu
Phí thƣởng ngoại hối
Thuế thu nhập doanh nghiệp
Bằng 1012 W
Bằng 1012 Wh
Thuế giá trị gia tăng
Vốn lƣu động
Loại lò phản ứng của Nga
Đơn vị đo công suất = 1 joule/giây
Chi phí sử dụng vốn bình quân
Ngân hàng thế giới
Đơn vị đo sản lƣợng điện = 3.600 joule
World Nuclear Association


ix

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Dự báo nhu cầu điện năng đến năm 2020 ............................................................. 1
Bảng 1.2: Tiêu dùng điện năng từ năm 2000 đến 2008 (TWh) ............................................. 2
Bảng 3.1: Thống kê dân số năm 2009 ở địa điểm có Dự án điện hạt nhân ......................... 12
Bảng 3.2: Vay và các khoản phí vay vốn ............................................................................. 13
Bảng 3.3: So sánh tốc độ tăng giá điện với tỷ lệ lạm phát ................................................... 16
Bảng 3.4: Tỷ lệ lạm phát USD và VND giai đoạn từ năm 2011 đến 2145.......................... 16
Bảng 3.5: Thông số về thuế ................................................................................................. 17
Bảng 3.6: Chi phí sử dụng vốn của Dự án ........................................................................... 17

Bảng 3.7: Bảng tổng hợp các hệ số CFi............................................................................... 21
Bảng 3.8: Thời kỳ xây dựng Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận ........................................... 22
Bảng 4.1: Kết quả phân tích tài chính dự án ........................................................................ 23
Bảng 4.2: Phân tích độ nhạy theo suất đầu tƣ ...................................................................... 24
Bảng 4.3: Phân tích độ nhạy theo hệ số phụ tải ................................................................... 25
Bảng 4.4: Phân tích độ nhạy theo chi phí vận hành và bảo trì ............................................. 25
Bảng 4.5: Phân tích độ nhạy theo kịch bản tăng giá điện .................................................... 26
Bảng 4.6: Kịch bản lạm phát VND và USD ........................................................................ 26
Bảng 4.7: Phân tích độ nhạy theo kịch bản lạm phát ........................................................... 26
Bảng 4.8: Phân tích độ nhạy NPV tổng đầu tƣ theo kịch bản tăng giá điện và
suất đầu tƣ ........................................................................................................ 27
Bảng 4.9: Phân tích độ nhạy NPV chủ đầu tƣ theo kịch bản tăng giá điện và
suất đầu tƣ ........................................................................................................ 27
Bảng 4.10: Phân tích độ nhạy kinh tế theo suất đầu tƣ (USD/kW) ..................................... 29
Bảng 4.11: Tổng hợp kết quả phân tích độ nhạy kinh tế ..................................................... 29
Bảng 4.12: Phân tích kết quả phân phối lợi ích kinh tế của dự án ....................................... 30
Bảng 4.13: Xác suất hƣ hỏng tâm lò phản ứng thế hệ III .................................................... 31


x

DANH MỤC CÁC BẢNG PHỤ LỤC
Bảng II.1: Khả năng cung cấp điện năng từ năm 2003 đến 2008 (MW) ............................. 47
Bảng II.2: Danh mục các nhà máy thủy điện dự kiến vận hành giai đoạn từ
2016 đến 2025 .................................................................................................. 47
Bảng II.3: Lò phản ứng đang vận hành và sẽ dừng vận hành trong thời gian
tới ..................................................................................................................... 48
Bảng II.4: Danh mục các lò phản ứng hạt nhân đang đƣợc xây dựng ................................. 49
Bảng II.5: Kiểu lò phản ứng đang hoạt động và sẽ dừng vận hành trong thời
gian tới ............................................................................................................. 50

Bảng III.1: Tổng hợp mức đầu tƣ dự án điện hạt nhân Ninh Thuận (mức
trung bình) ........................................................................................................ 51
Bảng III.2: Chỉ số giá điều chỉnh chi phí đầu tƣ giai đoạn từ năm 2008 đến
2011.................................................................................................................. 51
Bảng III.3: Bảng tính điều chỉnh chi phí đền bù giải tỏa ..................................................... 52
Bảng III.4: Bảng tính điều chỉnh chi phí đào tạo ................................................................. 52
Bảng III.5: Chi phí đầu tƣ giai đoạn 1 (điều chỉnh theo giá 2011) ...................................... 53
Bảng III.6: Chi phí nhiên liệu sản xuất điện hạt nhân của Mỹ giai đoạn
1995-2009 ........................................................................................................ 53
Bảng III.7: Chi phí vận hành và bảo trì ở Mỹ giai đoạn từ năm 1995 đến
2009.................................................................................................................. 54
Bảng III.8: Tính toán tốc độ tăng giá 1 kWh điện từ năm 1999 đến 2011 .......................... 54
Bảng III.9: Thống kê hệ số beta và ROE ngành điện Việt Nam .......................................... 55
Bảng III.10: Chi phí vốn của dự án...................................................................................... 56
Bảng III.11: Tóm tắt thông số của Dự án ............................................................................ 57
Bảng III.12: Danh sách các nhà máy đang hoạt động trong khu công nghiệp
Hố Nai .............................................................................................................. 59
Bảng III.13: Bảng tính mức sẵn lòng chi trả 1 kWh điện của nền kinh tế ........................... 63
Bảng III.14: Tính toán phí thƣởng ngoại hối và tỷ giá hối đoái kinh tế .............................. 64
Bảng III.15: Tính các hệ số chuyển đổi ............................................................................... 65
Bảng III.16: Biến rủi ro phân tích mô phỏng Monte Carlo ................................................. 66


xi

Bảng IV.1: Ngân lƣu đầu tƣ (danh nghĩa) ........................................................................... 67
Bảng IV.2: Ngân lƣu nợ vay đầu tƣ ..................................................................................... 68
Bảng IV.3: Lịch vay vốn lƣu động ...................................................................................... 69
Bảng IV.4: Lịch trả các khoản phí vay vốn ......................................................................... 69
Bảng IV.5: Lịch khấu hao .................................................................................................... 70

Bảng IV.6: Vốn lƣu động .................................................................................................... 72
Bảng IV.7: Sản lƣợng điện sản xuất và thƣơng phẩm ......................................................... 73
Bảng IV.8: Báo cáo thu nhập ............................................................................................... 74
Bảng IV.9: Bảng cân đối tài sản .......................................................................................... 75
Bảng V.1: Báo cáo ngân lƣu danh nghĩa theo quan điểm tổng đầu tƣ và chủ
đầu tƣ................................................................................................................ 77
Bảng V.2: Báo cáo ngân lƣu thực theo quan điểm tổng đầu tƣ và chủ đầu tƣ .................... 79
Bảng V.3: Bảng tính tỷ số lợi ích/chi phí ............................................................................ 81
Bảng V.4: Bảng phân tích thời gian hoàn vốn ..................................................................... 82
Bảng V.5: Báo cáo ngân lƣu kinh tế thực ............................................................................ 84
Bảng V.6: Kết quả phân tích phân phối ............................................................................... 86
Bảng V.7: Kết quả phân tích mô phỏng Monte Carlo ......................................................... 87


xii

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1: Chu trình phát triển dự án ...................................................................................... 5
Hình 2.2: Tỷ lệ % sản lƣợng điện hạt nhân trong tổng sản lƣợng điện các
nƣớc năm 2009..................................................................................................... 8
Hình 4.1: Phân tích mô phỏng NPV tài chính ..................................................................... 28
Hình 4.2: Phân tích mô phỏng NPV kinh tế ........................................................................ 30


1

CHƢƠNG 1 - GIỚI THIỆU
1.1. Lý do hình thành dự án
Nhu cầu điện năng ở Việt Nam trong những năm gần đây tăng cao. Tốc độ tăng trƣởng nhu
cầu công suất điện năng tăng bình quân hàng năm giai đoạn 2006 - 2020 đến 16% (WB,

2009, pp. 23). Dự báo đến năm 2020, nhu cầu điện năng của nền kinh tế đạt mức 294 TWh
tƣơng ứng với công suất lắp đặt của các nhà máy phải đạt mức 60.300 MW. Bảng 1.1 dự
báo nhu cầu điện năng của nền kinh tế đến năm 2020 và công suất lắp đặt tối đa đến năm
2015.
Bảng 1.1: Dự báo nhu cầu điện năng đến năm 2020
Chỉ tiêu
Nhu cầu điện năng (TWh)
Nhu cầu công suất (MW)
Công suất tối đa (MW)

2006
thực tế
59
12.357
11.000

2010
113
24.919
19.117

2015
190
40.700
31.495

Tỷ lệ tăng trƣởng
2006 - 2010
294
16%

60.300
15%
n/a
12%

2020

Nguồn: WB (2009, Annex 1, Table A1.4, pp. 23).

Nhu cầu điện năng từ khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm tỷ trọng ngày càng lớn.
Năm 2008, tỷ trọng tiêu dùng điện năng của khu vực này chiếm tỷ lệ 50% trong tổng tiêu
dùng điện năng của toàn nền kinh tế. Khu vực có lƣợng điện tiêu dùng lớn thứ 2 là khu vực
hộ gia đình, chiếm tỷ trọng 40,46% trong tổng tiêu thụ điện năng. Bảng 1.2 phân tích tiêu
dùng điện năng của các khu vực trong nền kinh tế từ năm 2000 đến 2008.
Cũng từ dự báo ở Bảng 1.1, khả năng cung cấp công suất điện năng của toàn nền kinh tế
đến năm 2015 chỉ đạt 40.700 MW nên đến năm 2015 số thiếu hụt công suất phát điện sẽ là
9.205 MW. Nếu tốc độ tăng công suất sản xuất điện trong hai giai đoạn từ năm 2010 đến
2015 và từ năm 2015 đến 2020 bằng nhau thì công suất sản xuất điện tối đa cũng chỉ đạt
mức 53.070 MW1. Khi đó, lƣợng thiếu hụt công suất điện năng vào năm 2020 sẽ là 7.230
MW.

1

Tốc độ tăng công suất sản xuất điện trong giai đoạn từ năm 2010 đến 2015 tính toán đƣợc từ Bảng 1.1 là
11%/năm.


2

Bảng 1.2: Tiêu dùng điện năng từ năm 2000 đến 2008 (TWh)

2000
Chỉ tiêu
Tổng cộng
Công nghiệp và xây dựng
Nông nghiệp
Hộ tiêu dùng
Thƣơng mại và khác

2004

2006

Số lƣợng Tỷ lệ % Số lƣợng Tỷ lệ % Số lƣợng
22,40
9,10
0,40
11,00
1,90

100,00
40,63
1,79
49,10
8,48

39,70
17,90
0,60
17,70
3,50


100,00
45,09
1,51
44,58
8,82

51,30
24,30
0,60
22,00
4,40

2008

Tỷ lệ % Số lƣợng
100,00
47,37
1,17
42,88
8,58

66,00
33,00
0,70
26,70
5,60

Tỷ lệ
%

100,00
50,00
1,06
40,46
8,48

Nguồn: WB (2009, Annex 1, Table A1.3, pp. 19)

Trong những năm gần đây, tổng công suất sản xuất điện liên tục tăng. Năm 2008, công
suất sản xuất điện đạt mức 15.864 MW, gấp 1,7 lần năm 2003 (Bảng II.1 Phụ lục II).
Trong tổng công suất cung cấp, thủy điện chiếm 34,65%, nhiệt điện than chiếm 11,15%,
nhiệt điện chạy dầu và khí chiếm 47,7%. Cơ cấu cung cấp điện dựa nhiều vào thủy điện
nên vào mùa khô tình trạng thiếu điện xảy ra thƣờng xuyên hơn mùa mƣa. Năm 2010, Việt
Nam phải nhập khẩu từ Trung Quốc 5.628,7 triệu kWh bổ sung cho nguồn cung thiếu hụt,
tăng 10,39% so với năm 2009 (Bộ Công thƣơng, 2011, [8]).
Bù đắp cho thiếu hụt công suất điện năng đến năm 2020 sẽ phải đƣợc cân nhắc từ các
nguồn sản xuất thủy điện, nhiệt điện, điện hạt nhân và năng lƣợng tái tạo. Cần thiết phát
triển nguồn cung điện để đáp ứng nhu cầu điện năng của nền kinh tế theo hƣớng đa dạng
hóa nguồn cung cấp. Đến năm 2015 các tiềm năng thủy điện sẽ đuợc khai thác gần hết
(Thủ tƣớng Chính phủ, 2007). Từ năm 2016 đến 2020, lƣợng điện năng thiếu hụt còn phải
đƣợc bù đắp từ nguồn điện mua từ Trung Quốc, Lào và Cambodia (Bảng II.2 Phụ lục II).
Tiềm năng thủy điện tích năng cũng thấp, chỉ có 3 địa điểm2 với công suất ở mỗi địa điểm
1.200 MW đƣợc đề xuất khai thác (Linh Phƣơng, 2006). Nhƣ vậy, đến năm 2020 với tổng
công suất tiềm năng 3.600 MW tăng thêm từ thủy điện tích năng nền kinh tế vẫn thiếu hụt
lƣợng điện năng lớn.
Với công nghệ hiện nay, sản xuất điện từ các nguồn năng lƣợng tái tạo nhƣ phong điện,
điện mặt trời công suất không lớn nhƣng chi phí sản xuất lại cao nên khó có thể bù đắp cho
sự thiếu hụt lớn điện năng trong tƣơng lai. Nghiên cứu của Nguyễn Thị Ngọc Thi (2010,

2


Ba địa điểm đƣợc chọn để phát triển thủy điện tích năng là Phù Yên Đông, Phù Yên Tây thuộc tỉnh Sơn La
và Bác Ái thuộc tỉnh Ninh Thuận.


3

Phụ lục 05 & 07, tr. 55 & 57) cho thấy Dự án phong điện Phƣớc Thể với công suất 30 MW
có suất đầu tƣ khoảng 2.484 USD/kW và chi phí sản xuất 1 kWh điện lên đến 0,109 USD.
Nguồn cung nhiệt điện diesel có chi phí sản xuất 1 kWh điện lớn nên cũng không phải là
lựa chọn hợp lý. Chi phí sản xuất 1 kWh nhiệt điện diesel lên đến 0,326 USD trong giai
đoạn giá dầu tăng cao từ năm 2005 đến 2008 (Dapice, 2008, tr. 8).
Tóm lại, các nguồn có khả năng cung cấp bù đắp cho thiếu hụt điện năng trong tƣơng lai
đến năm 2020 chỉ còn lại từ nhiệt điện than, khí và điện hạt nhân. Đa dạng hóa nguồn cung
điện năng giữa nhiệt điện than, khí và điện hạt nhân nhằm tránh phụ thuộc vào một nguồn
duy nhất là cần thiết. Điện hạt nhân có công suất phát điện rất lớn có thể là lựa chọn hợp lý
trong bối cảnh hiện nay. Đây chính là lý do hình thành Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận.
1.2. Lý do hình thành đề tài
Ngày 25/11/2009, Quốc hội Việt Nam thông qua chủ trƣơng đầu tƣ Dự án điện hạt nhân
Ninh Thuận (Quốc Hội, 2009). Dự án sử dụng nguồn lực rất lớn của quốc gia. Vốn đầu tƣ
của Dự án lên đến 200.000 tỷ VND cho giai đoạn 1 với công suất 4.000 MW (mở rộng ở
giai đoạn 2 lên đến 8.000 MW). Dù Dự án đã đƣợc đánh giá sơ bộ hiệu quả kinh tế và tài
chính khi lập Báo cáo đầu tƣ nhƣng Dự án vẫn cần đƣợc xem xét lại hiệu quả kinh tế, xã
hội và tài chính. Đây chính là lý do hình thành đề tài.
1.3. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu của đề tài là sử dụng các phƣơng pháp, mô hình thích hợp để phân tích lại Dự án
về mặt tài chính, kinh tế và xã hội để lý giải xem Dự án có khả thi hay không. Từ đó, kiến
nghị chính sách liên quan.
1.4. Câu hỏi nghiên cứu
Luận văn đƣợc tiến hành nhằm trả lời câu hỏi: Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận có khả thi

về kinh tế, xã hội và tài chính hay không?
1.5. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài thực hiện nghiên cứu ở mức độ tiền khả thi, tập trung phân tích tài chính, kinh tế, xã
hội và đánh giá tác động môi trƣờng. Các thông số đầu vào đƣợc xây dựng dựa vào số liệu


4

của Viện Năng lƣợng (2009), các số liệu thống kê và kết quả nghiên cứu của các tổ chức,
cá nhân.
1.6. Nguồn số liệu
Luận văn sử dụng số liệu của Viện Năng lƣợng (2009) dƣới sự đồng ý của Ban chuẩn bị
đầu tƣ dự án điện hạt nhân và năng lƣợng tái tạo (2011), số liệu thống kê và kết quả nghiên
cứu của các tổ chức, cá nhân.
Mức sẵn lòng chi trả 1 kWh điện của nền kinh tế sẽ đƣợc xác định dựa vào tỷ lệ tiêu dùng
điện của các khu vực kinh tế ở Bảng 1.2, mức sẵn lòng chi trả 1 kWh điện của khu vực
công nghiệp, xây dựng, nông nghiệp, thƣơng mại, hộ gia đình và khu vực khác.
Mức sẵn lòng chi trả 1 kWh điện của khu vực công nghiệp, xây dựng, nông nghiệp, thƣơng
mại và khu vực khác sẽ đƣợc giả định dựa vào số liệu khảo sát chi phí tiêu dùng điện thực
tế của Công ty cổ phần Khu công nghiệp Hố Nai, số lƣợng các doanh nghiệp trong Khu
công nghiệp Hố Nai có sử dụng máy phát điện diesel trong giờ cúp điện, lịch cúp điện của
Công ty TNHH một thành viên Điện lực Đồng Nai.
Mức sẵn lòng chi trả 1 kWh điện của khu vực hộ tiêu dùng đƣợc giả định dựa trên kết quả
thống kê Mức sẵn lòng chi trả 1 kWh của hộ nhập cƣ quận Bình Tân của Nguyễn Thị Ngọc
Thi (2010, tr. 37).
1.7. Bố cục của luận văn
Luận văn bao gồm 5 chƣơng. Chƣơng 1 giới thiệu cơ sở hình thành dự án, lý do hình thành
đề tài, câu hỏi nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, phƣơng pháp nghiên cứu, nguồn số liệu và
bố cục luận văn. Chƣơng 2 giới thiệu phƣơng pháp luận và tổng quan về điện hạt nhân.
Chƣơng 3 mô tả dự án điện hạt nhân Ninh Thuận. Chƣơng 4 trình bày nội dung và kết quả

phân tích tính khả thi của dự án. Chƣơng 5 kết luận và kiến nghị chính sách.


5

CHƢƠNG 2 - TỔNG QUAN VỀ PHƢƠNG PHÁP LUẬN VÀ ĐIỆN HẠT NHÂN
Chƣơng 2 giới thiệu tổng quan phƣơng pháp luận, tình hình phát triển điện hạt nhân trên
thế giới và tình hình phát triển điện hạt nhân ở Việt Nam.
2.1. Phƣơng pháp luận
2.1.1. Chu trình phát triển dự án
Theo Jenkins and Harberger (2005), chu trình phát triển một dự án thƣờng bao gồm các
giai đoạn (i) khái niệm và xác định dự án, (ii) nghiên cứu tiền khả thi, (iii) nghiên cứu khả
thi, (iv) thiết kế chi tiết, (v) thực hiện dự án và (vi) đánh giá hậu dự án. Hình 2.1 giới thiệu
các giai đoạn phát triển của một dự án đầu tƣ.
Hình 2.1: Chu trình phát triển dự án
Khái niệm và xác định dự án
Nghiên cứu tiền khả thi
Nghiên cứu khả thi

- Phân tích thị trƣờng
- Phân tích kỹ thuật
- Phân tích nhân lực và quản lý
- Phân tích tài chính
- Phân tích kinh tế
- Phân tích hiệu quả xã hội

Thiết kế chi tiết
Thực hiện dự án
Đánh giá hậu dự án
Nguồn: Jenkins and Harberger (2005).

Trong giai đoạn đầu tiên, công việc cần phải đƣợc thực hiện bao gồm đánh giá bối cảnh vĩ
mô, xác định hiện trạng của ngành, sự tham gia của Nhà nƣớc, lựa chọn phƣơng thức đầu
tƣ, phân tích nhu cầu sơ khởi và các phƣơng án đầu tƣ thay thế. Nội dung công việc ở giai
đoạn nghiên cứu tiền khả thi và khả thi là phân tích thị trƣờng, phân tích kỹ thuật, phân
tích nhân lực và quản lý, phân tích tài chính, phân tích kinh tế, phân tích hiệu quả xã hội.
Phân tích ở giai đoạn khả thi nhằm mục tiêu ƣớc lƣợng chính xác hơn các biến số của dự
án. Giai đoạn thiết kế chi tiết triển khai độ chính xác của dữ liệu ở các giai đoạn trƣớc đó
để đƣa vào thực hiện dự án. Giai đoạn hậu dự án tổng kết, đánh giá thực tế so với mục tiêu
ban đầu của dự án đƣa ra để rút ra kinh nghiệm cho các dự án khác.


6

2.1.2. Các quan điểm phân tích dự án
Phân tích một dự án thƣờng dựa trên các quan điểm (Jenkins và Harberger, 2005): (i) tổng
đầu tƣ; (ii) chủ đầu tƣ; (iii) ngân sách; (iv) nền kinh tế; (v) phân phối thu nhập và (vi) nhu
cầu cơ bản.
Phân tích theo quan điểm tổng đầu tư nhằm xác định hiệu quả tài chính của dự án. Quan
điểm tổng đầu tƣ cũng đƣợc coi là quan điểm của ngân hàng. Mục tiêu của ngân hàng cho
vay là dự án có khả năng hoàn trả nợ cả gốc lẫn lãi vay hay không.
Phân tích theo quan điểm chủ đầu tư nhằm xác định hiệu quả của vốn chủ đầu tƣ. Các
khoản vay, trả nợ vay và trả lãi vay đƣợc xem là các khoản thu chi tiền mặt.
Phân tích theo quan điểm ngân sách nhằm xác định hiệu quả đối với việc thu đƣợc khoản
thuế từ dự án hay phải chi trợ cấp cho dự án.
Phân tích theo quan điểm nền kinh tế nhằm xác định hiệu quả của dự án mang lại cho nền
kinh tế. Giá kinh tế sẽ đƣợc tính cho lƣợng yếu tố đầu vào cũng nhƣ đầu ra của dự án.
Những ngoại tác tích cực và tiêu cực do dự án mang lại sẽ đƣợc tính vào lợi ích kinh tế.
Phân tích trên quan điểm phân phối sẽ tính toán lợi ích ròng mà dự án mang lại cho các
bên liên quan.
Phân tích trên quan điểm nhu cầu cơ bản nhằm xác định ngoại tác tích cực khi các bên liên

quan đến dự án tiêu thụ dịch vụ đƣợc khuyến khích tiêu dùng với mức sẵn lòng chi trả thấp
hơn giá trị thực sự của dịch vụ đó. Lợi ích kinh tế sẽ đƣợc cộng thêm giá trị ƣớc lƣợng của
ngoại tác tích cực từ dự án.
2.1.3. Các phƣơng pháp phân tích dự án
2.1.3.1. Nhóm phƣơng pháp phân tích tài chính
Nhóm các phƣơng pháp tài chính bao gồm các phƣơng pháp:
- Phƣơng pháp hiện giá ròng: Phƣơng pháp này xác định hiện giá ròng ngân lƣu của dự
án theo các quan điểm tổng đầu tƣ, chủ đầu tƣ, ngân sách và toàn nền kinh tế. Công thức
xác định hiện giá ròng của ngân lƣu đƣợc xác định:

n

NPV =

∑( (B1 + rC) ) ; trong đó, NPV là
t

t
t

t =0

hiện giá của ngân lƣu, năm 0 là năm thứ nhất của dự án, Bt là lợi ích năm t, Ct là chi phí
năm t, r là tỷ suất chiết khấu và n là số năm của dự án. Đối với dự án độc lập, dự án khả thi
nếu NPV ≥ 0. Đối với các dự án loại trừ nhau, tiêu chuẩn lựa chọn là dự án có NPV lớn
nhất.


7


Bổ sung cho phƣơng pháp hiện giá ròng là phƣơng pháp phân tích độ nhạy và rủi ro (Belli
et al., 2001). Thông số đầu vào của dự án chỉ là giá trị kỳ vọng nên có thể biến đổi làm ảnh
hƣởng đến tính khả thi của dự án. Phân tích độ nhạy giúp đo lƣờng ảnh hƣởng của các
thông số đầu vào đến hiệu quả của dự án. Tác động của sự biến thiên từ nhiều thông số đầu
vào có thể xây dựng thành kịch bản để đo lƣờng thay đổi của từng kịch bản lên hiệu quả
của dự án. Ngoài ra, có thể sử dụng phƣơng pháp phân tích rủi ro để đánh giá các giá trị kỳ
vọng của dự án từ khả năng xảy ra của các thông số đầu vào.
- Phƣơng pháp suất sinh lợi nội tại: Suất sinh lợi nội tại chính là chiết khấu r khi NPV =
0. Dự án đƣợc đánh giá khả thi khi suất sinh lợi nội tại lớn hơn suất sinh lợi tối thiểu chấp
nhận đƣợc.
- Phƣơng pháp tỷ số lợi ích/chi phí: Là tỷ số giữa hiện giá ròng ngân lƣu lợi ích và hiện
giá ròng ngân lƣu chi phí. Đối với dự án độc lập, dự án khả thi nếu tỷ số ≥ 1.
- Phƣơng pháp thời gian bù vốn: Xác định thời gian cần thiết thu đƣợc lƣợng tiền bù
đƣợc lƣợng tiền đầu tƣ ban đầu. Dự án đƣợc lựa chọn khi có thời gian bù vốn thấp hơn thời
gian bù vốn theo yêu cầu.
- Phƣơng pháp điểm hòa vốn: Phƣơng pháp này xác định sản lƣợng sản phẩm cần thiết
để dự án hòa vốn, tức doanh thu bằng chi phí. Dự án đƣợc lựa chọn khi sản lƣợng hòa vốn
nhỏ hơn cầu sản lƣợng của thị trƣờng.
2.1.3.2. Nhóm phƣơng pháp phân tích kinh tế, xã hội
Nhóm các phƣơng pháp kinh tế xã hội bao gồm các phƣơng pháp (Belli et al., 2001, tr. 23,
31, 73, và 95):
- Phương pháp phân tích có và không có dự án: Dự án đi vào hoạt động sẽ làm giảm cung
đầu vào và tăng cung đầu ra đối với các đối tƣợng khác. Khác biệt về mức sẵn có đầu vào
và đầu ra khi có hoặc không có dự án chính là chi phí hoặc lợi ích tăng thêm. Phƣơng pháp
này đƣợc dùng để xác định lợi ích ròng tăng thêm và tác động của dự án đến các đối tƣợng
liên quan.
- Phương pháp phân tích lợi ích - chi phí: Phƣơng pháp này đòi hỏi phải nhận dạng những
lợi ích và chi phí kinh tế của dự án để có thể lƣợng hóa chúng bằng tiền. Tƣơng tự nhƣ
phân tích tài chính, trong phân tích kinh tế có thể sử dụng phƣơng pháp phân tích độ nhạy
và rủi ro để bổ sung cho phƣơng pháp hiện giá ròng lợi ích – chi phí của dự án.



8

- Phương pháp hệ số chuyển đổi giá: Để phân tích kinh tế, có thể sử dụng hệ số chuyển đổi
để chuyển đổi giá tài chính (ở quan điểm tổng đầu tƣ) sang các giá kinh tế thay vì đi ƣớc
lƣợng tất cả các giá kinh tế của nhập lƣợng và xuất lƣợng.
- Phương pháp phân tích chi phí - hiệu quả: Trong trƣờng hợp không thể ƣớc lƣợng lợi ích
bằng tiền, ta có thể so sánh chi phí của những phƣơng án khác nhau để lựa chọn phƣơng án
khả thi.
2.2. Tổng quan về điện hạt nhân
Kể từ khi nhà máy điện hạt nhân đầu tiên tại Obninsk vận hành vào ngày 27/4/1954
(WNA, 2010), ứng dụng năng lƣợng hạt nhân vào sản xuất điện năng phục vụ nhu cầu cho
nền kinh tế thì đến nay ngành điện hạt nhân của thế giới có kinh nghiệm vận hành hơn 55
năm. Công suất ngày đầu tiên của mỗi lò chỉ có 5 MW nay đã đƣợc thiết kế lên đến 1.700
MW. Hình 2.2 giới thiệu tỷ lệ % đóng góp của điện hạt nhân vào sản lƣợng điện các nƣớc
năm 2009.
Hình 2.2: Tỷ lệ % sản lƣợng điện hạt nhân trong tổng sản lƣợng điện các nƣớc năm 2009

Nguồn: IAEA (2011).
Từ Hình 2.2, ta thấy tỷ lệ sản lƣợng điện hạt nhân ở một số quốc gia khá lớn. Pháp và
Lithuania có tới trên 75% sản lƣợng điện sản xuất từ điện hạt nhân. Môt số quốc gia Châu
Á nhƣ Trung Quốc, Ấn Độ và Pakistan đã sản xuất điện hạt nhân.
Trên thế giới hiện có 442 lò đang hoạt động với tổng công suất 374.991 GW, 5 lò chuẩn bị
dừng hoạt động (chi tiết ở Bảng II.3 Phụ lục II) và 65 lò tiếp tục đang xây dựng đƣa vào


9

vận hành trong thời gian tới với tổng công suất 62.862 MW (chi tiết ở Bảng II.4 Phụ lục

II). Các lò đang đƣợc xây dựng chủ yếu theo kiểu nƣớc áp lực (PWR). Số lƣợng lò phản
ứng đang xây dựng cho thấy các nƣớc ngày càng quan tâm đến việc bù đắp thiếu hụt điện
năng từ nguồn điện hạt nhân. Các quốc gia và vùng lãnh thổ Châu Á (Trung Quốc, Đài
Loan, Ấn Độ, Nhật, Pakistan, Iran) xây dựng mới 43 lò với công suất lắp đặt 42.816 MW
chiếm 68,11% trong tổng số lò xây dựng tăng thêm.
Nhiều nƣớc Đông Nam Á đã có kế hoạch sản xuất điện hạt nhân. Thái Lan có kế hoạch
đƣa vào vận hành 5 tổ máy với tổng công suất 5.000 MW từ năm 2020 đến 2028 (EGAT,
2010). Indonexia có kế hoạch vận hành nhà máy điện hạt nhân đầu tiên có công suất 1.000
MW vào năm 2017 và 4 nhà máy điện hạt nhân tiếp theo vào năm 2020. Malaixia có kế
hoạch sản xuất điện hạt nhân vào năm 2020 (Matsuo, Kouno and Murakami, 2008).
Philippines, Myanmar, Cambodia cũng có kế hoạch vận hành nhà máy điện hạt nhân trong
giai đoạn từ 2014 đến 2025 (Parameswaran, 2009).
Về công nghệ hạt nhân, có thể chia thành các dạng lò nƣớc nhẹ, lò nƣớc nặng, lò khí nhiệt
độ cao, lò nơtron nhanh, lò dùng máy gia tốc. Lò nƣớc nhẹ bao gồm lò PWR và lò nƣớc sôi
(BWR). Cho đến nay, công nghệ lò nƣớc nhẹ đƣợc ứng dụng phổ biến trên thế giới. Các lò
đang vận hành chủ yếu là loại lò PWR và BWR (chi tiết ở Bảng II.5 Phụ lục II). Lò phản
ứng hạt nhân cũng đã đƣợc cải tiến nhiều so với thời kỳ đầu tiên. Công nghệ đƣợc cải tiến
với mục tiêu an toàn hơn, hiệu quả hơn và dễ vận hành hơn. Công suất thiết kế ngày càng
lớn để tận dụng lợi thế kinh tế theo quy mô. Thế hệ lò đã trải qua đến thế hệ thứ III và hiện
nay một số nƣớc kết hợp nghiên cứu để thiết kế thế hệ lò thứ IV.
2.3. Điện hạt nhân ở Việt Nam
Đáp ứng cho thiếu hụt nguồn cung điện năng trong tƣơng lai đồng thời đa dạng hóa nguồn
cung điện, tránh phụ thuộc vào nguồn cung thủy điện và nhiệt điện chạy dầu và khí nhƣ
hiện nay, điện hạt nhân là một trong những lựa chọn đang đƣợc xem xét ở Việt Nam. Dự
án điện hạt nhân Ninh Thuận là dự án điện hạt nhân đầu tiên của Việt Nam. Dự kiến đến
năm 2030 sẽ xây dựng 14 tổ máy với tổng công suất từ 15.000 MW đến 16.000 MW,
chiếm tỷ lệ 10% trong tổng công suất sản xuất điện quốc gia (Thủ tƣớng Chính phủ,


10


2010)3. Mục tiêu đến năm 2030, Việt Nam sẽ làm chủ đƣợc công nghệ thiết kế điện hạt
nhân và có khả năng tham gia thiết kế cùng với đối tác nƣớc ngoài. Đến năm 2030, các
ngành công nghiệp trong nƣớc sẽ tham gia 30% đến 40% giá trị xây lắp. Trong dài hạn,
mục tiêu của Việt Nam là tiến đến tự chủ về thiết kế, chế tạo, xây dựng, lắp đặt và bảo trì
các nhà máy điện hạt nhân.
Chƣơng 2 đã trình bày tổng quan phƣơng pháp luận về phân tích kinh tế, xã hội và tài
chính đƣợc lựa chọn đƣợc sử dụng phù hợp với mục tiêu nghiên cứu; đồng thời, cung cấp
cho ngƣời đọc bối cảnh tổng quát về phát triển điện hạt nhân trên thế giới, xu hƣớng lựa
chọn công nghệ hiện nay. Từ đây, làm nền tảng cho việc phân tích ở Chƣơng 4.

3

Địa điểm dự kiến đặt các nhà máy điện hạt nhân ở các tỉnh miền Trung bao gồm Ninh Thuận, Phú Yên,
Bình Định, Quảng Ngãi, Hà Tĩnh.


11

CHƢƠNG 3 - MÔ TẢ DỰ ÁN
Chƣơng 3 phân tích lý do lựa chọn địa điểm đặt nhà máy điện hạt nhân tại Vĩnh Trƣờng và
Thái An của tỉnh Ninh Thuận ở góc nhìn kinh tế đồng thời xây dựng các thông số của dự
án điện hạt nhân Ninh Thuận.
3.1. Giới thiệu dự án điện hạt nhân Ninh Thuận
Dự án nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận do EVN làm chủ đầu tƣ. Dự án có 2 cấu phần,
Ninh Thuận 1 (NT1) đặt tại thôn Vĩnh Trƣờng, Phƣớc Dinh, Ninh Phƣớc, Ninh Thuận và
Ninh Thuận 2 (NT2) đặt tại thôn Thái An, Vĩnh Hải, Ninh Hải, Ninh Thuận.
3.1.1. Lựa chọn địa điểm
Xét ở góc độ kinh tế, địa điểm đặt nhà máy điện hạt nhân đƣợc lựa chọn phải mang hiệu
quả kinh tế hơn những địa điểm khác. Hiệu quả kinh tế ở đây đƣợc xét trên 3 khía cạnh chi

phí truyền tải điện năng đến trung tâm phụ tải thấp, thiệt hại thấp nhất về tài sản và con
ngƣời khi sự cố hoặc tai nạn hạt nhân xảy ra và khả năng xảy ra thấp nhất về động đất,
sóng thần và thiếu nƣớc cung cấp cho hệ thống làm mát. Dựa vào các cơ sở này, Luận văn
phân tích hai địa điểm Vĩnh Trƣờng và Thái An của tỉnh Ninh Thuận.
Thứ nhất, cả hai địa điểm đều gần trung tâm phụ tải là Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam4
và có đƣờng dây truyền tải điện 500 KV của quốc gia đi ngang qua nên nếu đặt nhà máy
điện hạt nhân ở Ninh Thuận sẽ tiết kiệm đƣợc chi phí truyền tải.
Thứ hai, Ninh Thuận có mật độ dân số thấp và mức thu nhập thấp nên sẽ bị thiệt hại thấp
nhất nếu xảy ra sự cố, tai nạn hạt nhân nghiêm trọng. Tại địa điểm đặt nhà máy NT1 và
NT2, mật độ dân số lần lƣợt chỉ có 68,59 ngƣời và 64 ngƣời thấp hơn 4 lần so với mật độ
dân số bình quân cả nƣớc. Năm 2009, giá trị sản xuất bình quân đầu ngƣời của Ninh Thuận
chỉ có 10,02 triệu VND, chỉ bằng 52% giá trị sản xuất bình quân đầu ngƣời của cả quốc
gia. Bảng 3.1 liệt kê dân số và mật độ dân cƣ của khu vực có Dự án và bình quân của cả
quốc gia.

4

Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam bao gồm thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh Đồng Nai, Bình Dƣơng,
Bình Phƣớc, Bà Rịa - Vũng Tàu, Tây Ninh, Long An và Tiền Giang (Thủ tƣớng Chính phủ, 2006, [51]).


×