Tải bản đầy đủ (.pdf) (92 trang)

Giải pháp đẩy mạnh quan hệ thương mại Việt Nam - Brazil : Luận văn ThS. Kinh tế: 60 31 07

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.51 MB, 92 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
*********

CAO THỊ MƠ

GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH QUAN HỆ THƢƠNG MẠI
VIỆT NAM - BRAZIL
Chuyên ngành: KTTG & QHKTQT
Mã số: 60 31 07

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ ĐỐI NGOẠI

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN THỊ HỒNG NHUNG

Hà Nội - 2012


MỤC LỤC
Danh mục các ký hiệu và chữ viết tắt .......................................................... i
Danh mục các bảng số liệu ........................................................................... ii
Danh mục các biể u đồ .................................................................................. ii
MỞ ĐẦU ..................................................................................................... 1
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của quan hệ thƣơng mại Việt Nam Brazil ........................................................................................................... 8
1.1. Một số vấn đề lý luận chung về thƣơng mại quốc tế ............................ 8
1.1.1. Lợi thế tuyệt đối của Adam Smith .............................................. 8
1.1.2. Lý thuyết lợi thế so sánh của David Ricardo .............................. 10
1.1.3. Lý thuyết Hecksher – Ohlin (H-O) ............................................. 13
1.1.4. Lợi thế kinh tế nhờ quy mô (economies of scale) ...................... 17
1.2. Cơ sở thực tiễn ...................................................................................... 18
1.2.1. Lợi thế của từng nƣớc ................................................................. 18


1.2.2. Nhu cầu xuất nhập khẩu của hai nƣớc ........................................ 23
1.2.3. Những yếu tố thúc đẩy quan hệ song phƣơng ............................ 24
1.3. Kinh nghiệm quốc tế thúc đẩy quan hệ thƣơng mại Việt Nam - Brazil 29
1.3.1. Kinh nghiệm của Trung Quốc ..................................................... 29
1.3.2. Một số bài học rút ra cho Việt Nam ............................................ 32
Chƣơng 2: Thực trạng quan hệ thƣơng mại giữa Việt Nam và Brazil .. 36
2.1. Thực trạng trao đổi hàng hóa giữa Việt Nam và Brazil ........................ 36
2.1.1. Tình hình xuất nhâ ̣p khẩu hàng hóa giữa Việt Nam và Brazil ... 36


2.1.2. Các mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang Brazil ......... 38
2.1.3. Một số mặt hàng chủ yếu việt Nam nhập khẩu từ Brazil ........... 44
2.2. Thực trạng quan hê ̣ hơ ̣p tác trong liñ h vƣ̣c đầ u tƣ ................................ 46
2.3. Đánh giá thƣ̣c tra ̣ng quan hê ̣ thƣơng ma ̣i Viê ̣t Nam – Brazil ............... 51
2.3.1. Nhận định chung ......................................................................... 51
2.3.2. Điể m ma ̣nh , điể m yế u của Viê ̣t Nam t

rong phát triể n quan hê ̣

thƣơng ma ̣i với Brazil .................................................................................. 53
2.3.3. Cơ hô ̣i và thách thƣ́c của Viê ̣t Nam trong phát triể n quan hê ̣ thƣơng
mại với Brazil ............................................................................................... 58
Chƣơng 3: Giải phát thúc đẩy quan hệ thƣơng mại giữa Việt Nam Brazil ........................................................................................................... 65
3.1. Triển vọng phát triển quan hệ thƣơng mại Việt Nam – Brazil ............. 65
3.2. Giải pháp thúc đẩy quan hệ thƣơng mại Brazil .................................... 68
3.2.1. Tiếp tục đổ i mới và hoàn thiê ̣n quản lý Nhà nƣớc về thi ̣trƣờng và
hoạt động thƣơng mại .................................................................................. 68
3.2.2. Tạo điều kiện và khuyến khích các doanh nghiệp Việt Nam đầu tƣ
sang Brazil .................................................................................................... 70
3.2.3. Tăng cƣờng thông tin về thị trƣờng Brazil cho doanh nghiệp Việt

Nam và tăng cƣờng thông tin về Việt Nam cho doanh nhân Brazil ............ 71
3.2.4. Các giải pháp lƣ̣a cho ̣n mă ̣t hàng

xuấ t khẩ u ; nâng cao năng lƣ̣c

cạnh tranh của hàng hóa và doanh nghiệp Việt Nam trên thị trƣờng Brazil 72
3.2.5. Tổ chức các hội thảo, gặp gỡ doanh nghiệp tại Việt Nam .......... 75
3.2.6. Tổ chức các đoàn đi dự hội chợ, triển lãm, khảo sát thị trƣờng tìm


đối tác, bạn hàng ........................................................................................... 76
3.2.7. Mời đoàn nƣớc ngoài vào làm việc, tham dự hội chợ, triển lãm tại
Việt Nam ...................................................................................................... 77
3.2.8. Đẩy mạnh hoạt động của các đại diện Công Thƣơng, phối hợp hoạt
động ở nƣớc ngoài ........................................................................................ 77
3.3. Kiế n nghi ̣ ............................................................................................... 78
3.3.1. Đối với Chính phủ và các cơ quan quản lý Nhà nƣớc ............... 78
3.3.2. Đối với các doanh nghiệp ........................................................... 79
KẾT LUẬN ................................................................................................. 82
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 84


CÁC CHỮ VIẾT TẮT
STT

Ký hiệu

Nguyên nghiã

1


BRICS

Các nền kinh tế mới nổi

2

FDI

Đầu tƣ nƣớc ngoài trực tiếp

3

GDP

Tổng sản phẩm quốc nội

4

HĐBA

Hội đồng bảo an

5

H-O

Lý thuyết Hecksher - Ohlin

6


IMF

Quỹ tiền tệ Quốc tế

7

K

Vốn

8

L

Lao động

9

MERCOSUR Khối Thị trƣờng chung Nam Mỹ

10

TNCs

Các công ty xuyên quốc gia

11

USD


Đô la Mỹ

12

VCCI

Phòng Thƣơng mại và Công nghiệp Việt Nam

13

WTO

Tổ chức Thƣơng mại Thế giới

14

XTTM

Xúc tiến thƣơng mại

i


DANH MỤC CÁC BẢNG SỐ LIỆU
STT

Số hiệu

Tên Bảng


1

Bảng 1.1

2

Bảng 1.2

3

Bảng 2.1 Kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam – Brazil

4

Bảng 2.2

5

Bảng 2.3

6

Bảng 2.4

7

Bảng 2.5 Lƣợng vốn đầu tƣ vào Brazil từ năm 1998 – 2006

8


Bảng 3.1

Lợi thế tuyệt đối của Nhật Bản và Việt Nam về
lƣơng thực và vải theo chi phí lao động
Lợi thế so sánh của Nhật Bản và Việt Nam về
lƣơng thực và vải theo chi phí lao động

Các mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam
sang Brazil năm 2011
Các mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam
sang Brazil năm 2010
Các mặt hàng nhập khẩu chính của Việt Nam từ
Brazil năm 2011

Dự kiến kim ngạch thƣơng mại giữa Việt Nam và
Brazil đến năm 2015

Trang
9

11
36
39

41

44
48
66


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
STT

Số hiệu

1

B. đồ 2.1

2

B. đồ 2.2

Tên biể u đồ
Phát triển ngoại thƣơng của Việt Nam với Brazil
từ năm 2000 đến 2011
Cơ cấu hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang Brazil
năm 2011

ii

Trang
37

40


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài

Ngày nay, toàn cầu hoá đang là xu thế chung của nhân loại, không một
quốc gia nào có thể thực hiện một chính sách đóng cửa mà vẫn có thể phồn
vinh đƣợc. Trong bối cảnh đó, Việt Nam cũng là một trong những quốc gia
luôn muốn thúc đẩy nền kinh tế trong nƣớc hội nhập với nền kinh tế thế giới,
phát huy những lợi thế so sánh của đất nƣớc, tận dụng tiềm năng về vốn, công
nghệ, khoa học kỹ thuật, kỹ năng quản lý tiên tiến từ bên ngoài, duy trì và
phát triển văn hoá dân tộc, tiếp thu những tinh hoa của nhân loại.
Thực tiễn trong hơn thập niên qua, Việt Nam đã tăng cƣờng mở rộng
quan hệ với thế giới, trong đó nổi lên mối quan hệ hợp tác ngày càng có hiệu
quả giữa Việt Nam và Brazil. Đó là một trong những mối quan hệ kinh tế
đƣợc nhiều doanh nghiệp xuất khẩu trong nƣớc quan tâm hàng đầu. Thị
trƣờng Brazil là một thị trƣờng mới và có nhiều triển vọng với đa phần doanh
nghiệp Việt Nam.
Brazil ngày nay có vị thế quan trọng trên trƣờng quốc tế. Nhờ những
thành tựu về kinh tế - xã hội và chính sách hội nhập tích cực, Brazil ngày
càng đóng vai trò nổi trội trong các tổ chức của Liên Hiệp Quốc, là một trong
những trụ cột của khối các nƣớc đang phát triển và nhóm 5 nƣớc BRICS
(Brazil - Nga - Ấn Độ - Trung Quốc - Nam Phi). Chính phủ Brazil định
hƣớng chính sách quan hệ quốc tế đa phƣơng, hữu nghị, ƣu tiên hợp tác với
các nƣớc khối thị trƣờng Nam Mỹ và khu vực Mỹ Latinh, chú trọng quan hệ
kinh tế với các nƣớc Bắc Mỹ và Cộng đồng châu Âu, phát triển quan hệ với
các nƣớc châu Á - Thái Bình Dƣơng trong đó có Việt Nam.
Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam, thị trƣờng Brazil
có vai trò ngày càng to lớn, đặc biệt là trong bối cảnh cạnh tranh quốc tế gay
gắt và các doanh nghiệp Việt Nam cũng đứng trƣớc yêu cầu cần phải tiếp tục

1


mở rộng thị trƣờng truyền thống và thúc đẩy phát triển các thị trƣờng mới.

Phát triển quan hệ thƣơng mại với Brazil là yêu cầu của việc chủ động hội
nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới và là điều kiện, thời cơ để Việt Nam
tiếp tục khẳng định, phát huy uy tín của mình với đất nƣớc này và sẽ tạo ra
những điều kiện mới, vận hội mới cho nền kinh tế Việt Nam phát triển nhanh
hơn, sớm thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nhƣ
Nghị quyết Đại hội lần thứ IX và lần thứ X của Đảng đã đề ra.
Cho đến nay ở nƣớc ta, chƣa có một công trình nào nghiên cứu một cách
có hệ thống, toàn diện về thực trạng, tiềm năng và đề xuất các giải pháp phát
triển quan hệ thƣơng mại giữa Việt Nam và Brazil.
Xuất phát từ nhu cầu của thực tiễn, việc nghiên cứu, đánh giá thực trạng
quan hệ thƣơng mại và đề xuất các giải pháp nhằm thúc đẩy quan hệ hợp tác
kinh tế Việt Nam - Brazil đang là hƣớng phát triển mới . Vì nhƣ̃ng lý do trên
viê ̣c thƣ̣c hiê ̣n luâ ̣n văn “ Giải pháp đẩy mạnh quan hệ thƣơng mại Việt
Nam - Brazil” sẽ góp phần cung cấp những luận cứ khoa học và thực tiễn để
xây dựng và hoàn thiện chính sách phát triển quan hệ thƣơng mại Việt Nam Brazil trong thời gian tới.
2. Tình hình nghiên cứu
2.1. Trong nƣớc
Quan hệ thƣơng mại của Việt Nam với các nƣớc và các khu vực luôn là
một chủ đề quan trọng đƣợc nhiều nhà khoa học kinh tế trong nƣớc nghiên
cứu trong nhiều năm qua, đặc biệt là trong điều kiện Việt Nam hội nhập với
nền kinh tế thế giới, tham gia vào hợp tác kinh tế đa phƣơng và song phƣơng.
Tuy nhiên, cho đến nay số lƣợng các công trình nghiên cứu về châu Mỹ
nói chung và mối quan hệ thƣơng mại

, hợp tác kinh tế giữa Việt Nam và

Brazil nói riêng còn rất hạn chế . Tuy đã có mô ̣t số công triǹ h nghiên cƣ́u về
đề tài này song cách tiếp cận cũng nhƣ độ bao quát của ch úng khác nhau. Hầu

2



hết các nghiên cứu chỉ dừng lại ở mức các bài báo, bài nghiên cứu, các bài
phát biểu tại các cuộc Hội thảo.
Bƣớc vào thời kỳ đổi mới, với chủ trƣơng mở cửa và hội nhập với các
nền kinh tế khu vực và thế giới, quan hệ kinh tế đối ngoại của Việt Nam đã
phát triển với nhịp độ nhanh. Chính sách mở cửa nền kinh tế, phƣơng châm
đa dạng hoá, đa phƣơng hoá của Việt Nam đã gặt hái đƣợc nhiều thành công.
Việt Nam đã có quan hệ buôn bán với hơn 200 nƣớc và vùng lãnh thổ trong
cả 5 châu lục. Tuy nhiên, quan hệ thƣơng mại Việt Nam - Brazil thực chất
mới phát triển từ đầu thập kỷ 1990. Xuất phát từ hạn chế trong quan hệ kinh
tế, thƣơng mại giữa Việt Nam với Brazil và do nhiều nguyên nhân nên quan
hệ hợp tác kinh tế Việt Nam - Brazil chƣa trở thành một chủ đề thu hút sự
quan tâm nhiều của các nhà nghiên cứu kinh tế trong nƣớc.
Cùng với việc phát triển quan hệ thƣơng mại Việt Nam - Brazil đƣợc mở
ra và phát triển từng bƣớc, bắt đầu xuất hiện nhiều bài viết, công trình nghiên
cứu về quan hệ thƣơng mại Việt Nam - Brazil. Các công trình nghiên cứu này
tập trung vào một số chủ đề chính nhƣ sau:
Thứ nhất: Điểm lại chặng đƣờng phát triển của quan hệ hợp tác kinh tế,
thƣơng mại giữa Việt Nam và Brazil. Một số bài viết của các chuyên gia
thuộc Bộ Thƣơng mại, Viện Khoa học xã hội Việt Nam

, các trƣờng đại

học.v.v.. nhƣ bài “Đầu tư nước ngoài tại Brazil và một số nước Nam Mỹ”
của tác giả Phạm Bá Uông , Tham tán Thƣơng mại Việt Nam tại Cộng hòa
Liên Bang Brazil, 3/09/2009 đã nêu lên một cách khái quát về tình hình đầu
tƣ của Việt Nam sang Brazil.
Thứ hai: Phân tích tiềm năng và cơ hội của quan hệ hợp tác kinh tế,
thƣơng mại giữa Việt Nam và các nƣớc Mỹ Latinh. Tại Hội thảo quốc tế: Việt

Nam - Mỹ Latinh: “Hướng tới hợp tác và phát triển bền vững” của Tiến sỹ
Cù Chí Lợi - Viê ̣n nghiên cƣ́u châu Mỹ với bài “ Kinh tế Mỹ Latinh : tiềm

3


năng và các giải pháp thúc đẩ y hợp tác với Viê ̣t Nam” đã khẳ ng đinh
̣ đây là
thị trƣờng giàu tiềm năng , tuy nhiên chƣa chỉ rõ có sƣ̣ khác nhau không giƣ̃a
các nƣớc trong khu vực.
Thứ ba, phân tích về những khó khăn của xuất khẩu hàng hoá Việt Nam
sang Brazil, những nguyên nhân hạn chế sự phát triển quan hệ thƣơng mại
Việt Nam -Brazil.
Thứ tư, đề xuất các phƣơng hƣớng và giải pháp thúc đẩy quan hệ thƣơng
mại Việt Nam - Brazil. Đây là chủ đề thu hút sự quan tâm của các nhà nghiên
cứu. Để thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp , cần thƣờng xuyên mở
diễn đàn trao đổi về phát triển nông nghiệp và nông thôn giữa hai nƣớc để học
hỏi kinh nghiệm lẫn nhau, cần xây dựng một cơ chế cụ thể thông qua các
Hiệp định song phƣơng để tạo điều kiện thuận lợi trong hợp tác buôn bán. Để
đẩy mạnh đầu tƣ và xuất khẩu của Việt Nam sang Brazil, có thể hợp tác trên
cơ sở nguyên tắc tài chính quốc tế thông dụng nhƣ sử dụng tín dụng xuất khẩu
của các ngân hàng Việt Nam, các tổ chức tài chính nƣớc ngoài, các quỹ tín
dụng xuất khẩu phổ biến trên thế giới... Bên cạnh đó, nhiều bài viết cũng nhấn
mạnh sự cần thiết phải đẩy mạnh công tác tiếp cận thị trƣờng Brazil, đầu tƣ
vào công tác nghiên cứu Brazil, cung cấp các thông tin về thị trƣờng và các
đối tác Brazil.
2.2. Ngoài nƣớc
Nghiên cứu về quan hệ thƣơng mại Việt Nam - Brazil là một chủ đề hầu
nhƣ chƣa đƣợc các học giả nƣớc ngoài chú ý nghiên cứu, thảo luận. Nguyên
nhân chính là do quan hệ kinh tế giữa Việt Nam và Brazil trong những năm

trƣớc đây là chƣa đáng kể.
Một số công trình nghiên cứu về xuất khẩu của Việt Nam của các nhà
kinh tế nƣớc ngoài cũng có đề cập đến quan hệ kinh tế Việt Nam - Brazil, tuy
nhiên mức độ nghiên cứu hết sức hạn chế. Hầu hết các công trình nghiên cứu

4


đều dừng lại ở mức cung cấp số liệu về quan hệ xuất nhập khẩu giữa Việt
Nam với Brazil và nhận định Brazil là một thị trƣờng hứa hẹn cho hàng hoá
Việt Nam.
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu trong và ngoà i nƣớc mới chỉ là
nhƣ̃ng đánh giá ban đầ u hoă ̣c là nhƣ̃ng nhâ ̣n đinh
̣ tổ ng quan

, chƣa có phân

tích sâu về quan hệ thƣơng mại Việt Nam - Brazil. Chính vì thế, điể m mới của
luâ ̣n văn là hê ̣ thố ng la ̣i các công trình nghiên cƣ́u của

các nhà nghiên cứu

khoa ho ̣c trƣớc đây để tiế p tu ̣c nghiên cƣ́u sâu hơn nƣ̃a quan hê ̣ thƣơng ma ̣i
giƣ̃a Viê ̣t Nam - Brazil. Đây là nƣớc có nề n kinh tế lớn nhấ t khu vƣ̣c Mỹ
Latinh, tổ ng kim nga ̣ch hai chiề u với Viê ̣t Nam lớn nhấ t khu vƣ̣c . Mă ̣t khác ,
Brazil tham gia trong nhóm BRIC S - là một nhóm đang nổi lên ở các nƣớc
đang phát triể n và có vai trò quan tro ̣ng trong hoa ̣t đô ̣ng của Tổ chức Thƣơng
mại thế giới (WTO).
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
3.1. Mục đích nghiên cứu

Mục đích chung của luận văn là đánh giá thực trạng quan hệ thƣơng mại
Viê ̣t Nam - Brazil, dƣ̣ báo triể n vo ̣ng phát triể n quan hê ̣ thƣơng ma ̣i Viê ̣t Nam
- Brazil trong thời gian tới và đề xuấ t mô ̣t số giải phá

p nhằ m thúc đẩ y mố i

quan hê ̣ này. Trên cơ sở đó, đề tài đề ra một số mục đích cụ thể sau đây:
- Đánh giá thực trạng thị trƣờng Brazil về nhu cầu, khả năng xuất nhập
khẩu, khả năng thanh toán, từ đó xác định vai trò của thị trƣờng Brazil trong
chiến lƣợc phát triển kinh tế đối ngoại của Việt Nam.
- Phân tích, đánh giá thực trạng quan hệ thƣơng mại Việt Nam - Brazil
trong những năm gần đây, rút ra những thành công, hạn chế, và bài học kinh
nghiệm trong quá trình phát triển quan hệ thƣơng mại Việt Nam - Brazil.
- Đề xuất định hƣớng và các giải pháp thúc đẩy phát triển quan hệ
thƣơng mại Việt Nam - Brazil trong những năm tới.

5


3.2. Nhiêm
̣ vu ̣ nghiên cƣ́u
Để đạt đƣợc các mục tiêu trên, đề tài sẽ thực hiện các nhiệm vụ sau:
Thứ nhất, tìm hiểu và đánh giá tiềm năng của thị trƣờng Brazil về nhu
cầu nhập khẩu, thị hiếu, về chính sách, luật pháp, các quy định điều chỉnh
hoạt động XNK của quốc gia này.
Thứ hai, đánh giá thực trạng xuất khẩu, nhập khẩu của Việt Nam với thị
trƣờng Brazil giai đoa ̣n 2000 - 2011.
Thứ ba, tổ ng hơ ̣p quan điểm, định hƣớng và đề xuất giải pháp nhằm tiếp
tục phát triển quan hệ thƣơng mại Việt Nam - Brazil trong những năm tới
2015.

4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
4.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Quan hệ thƣơng mại theo nghĩa rộng có nội dung rất phong phú bao gồm
nhiều vấn đề nhƣ: Thƣơng mại hàng hoá - dịch vụ, đầu tƣ, sở hữu trí tuệ,
thuế.v.v. Tuy nhiên, do hạn chế về thời gian, đề tài chủ yếu tập trung nghiên
cứu mối quan hệ thương mại (xuất - nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ) giữa
Việt Nam và Brazil. Các vấn đề nhƣ đầu tƣ, sở hữu trí tuệ.v.v. đƣợc đề cập đến
nhƣ là những nhân tố liên quan đến quan hệ thƣơng mại hàng hoá và dịch vụ.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu quan hệ thƣơng mại Việt Nam - Brazil từ
năm 2000 đến năm 2011; đi sâu phân tích, đánh giá thực trạng xuất - nhập
khẩu, đề xuất quan điểm, định hƣớng và các giải pháp chủ yếu phát triển quan
hệ thƣơng mại Việt Nam - Brazil.
5. Phƣơng pháp nghiên cƣ́u của đề tài
Để thực hiện tốt nhiệm vụ đƣợc giao, đề tài sử dụng tổng hợp các
phƣơng pháp nghiên cứu và cách tiếp cận chủ yếu sau đây:

6


5.1. Phƣơng pháp tổng hợp, phân tích kinh tế, kế thừa các công
trình đã nghiên cứu có liên quan
Đề tài đã tiến hành phân tích, tổng hợp một số công trình đã nghiên cứu,
các bài viết đăng trên các tạp chí khoa học, các bài báo, bài phát biểu tại các
hội thảo, trang WEB về đặc điểm thị trƣờng Brazil, thực trạng và tiềm năng
phát triển quan hệ kinh tế - thƣơng mại Việt Nam - Brazil. Trên cơ sở đó, đề
tài rút ra một số vấn đề có tính lý luận và thực tiễn liên quan đến nội dung
nghiên cứu của đề tài.
5.2. Phƣơng pháp đánh giá thực trạng dựa trên phƣơng pháp phân
tích SWOT - điểm mạnh - điểm yếu, cơ hội - thách thức...

6. Nhƣ̃ng đóng góp mới của luâ ̣n văn
- Luận văn nêu rõ thực trạng quan hệ phát triển thƣơng mại Việt Nam Brazil thời kỳ tƣ̀ năm 2000 đến năm 2011.
- Dƣ̣ báo triể n vo ̣ng của mố i quan hê ̣ này.
- Luận văn đƣa ra các giải pháp chủ yếu nhằm phát triển quan hệ thƣơng
mại Việt Nam - Brazil.
7. Bố cu ̣c của luâ ̣n văn
Ngoài phần mở đầu , kế t luâ ̣n , tài liệu tham khảo và phụ lục luâ ̣n văn
đƣơ ̣c kế t cấ u thành 3 chƣơng:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luâ ̣n và thƣc̣ tiễn của quan hê ̣thƣơng ma ̣i Viêṭ
Nam – Brazil
Chƣơng 2: Thƣ̣c tra ̣ng quan hê ̣thƣơng ma ̣i giƣ̃a Viêṭ Nam và Brazil
Chƣơng 3: Giải pháp thúc đẩy quan hệ thƣơng mại giƣ̃a Viêṭ Nam Brazil

7


CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA QUAN HỆ THƢƠNG MẠI
VIỆT NAM – BRAZIL
1.1. Một số vấn đề lý luận chung về thƣơng mại quốc tế
Thƣơng mại quốc tế là quá trình trao đổi hàng hoá, dịch vụ giữa các
nƣớc thông qua mua bán trên cở sở nguyên tắc trao đổi ngang giá lấy tiền tệ
quốc tế làm môi giới và đảm bảo lợi ích của các bên. Hoạt động thƣơng mại
quốc tế diễn ra trên cơ sở những lợi thế khác biệt giữa các quốc gia. Điều này
đã đƣợc nhiều nhà kinh tế nổi tiếng chứng minh qua các lý thuyết: lợi thế
tuyệt đối, lợi thế so sánh, lý thuyết H-O [1-2]…
1.1.1. Lợi thế tuyệt đối của Adam Smith
Trong tác phẩm nổi tiếng “của cải của các dân tộc” (1776) Adam Smith
đã đƣa ra ý tƣởng về lợi thế tuyệt đối để giải thích nguồn gốc và lợi ích của
thƣơng mại quốc tế. Theo lý thuyết này, khi quốc gia A có hiệu quả hơn (gọi

là có lợi thế tuyệt đối) trong việc sản xuất hàng hoá X nhƣng lại ít hiệu quả
hơn (gọi là có bất lợi thế tuyệt đối) so với quốc gia B trong việc sản xuất hàng
hoá Y. Khi đó nếu mỗi nƣớc chuyên môn hoá vào sản xuất mặt hàng mình có
lợi thế tuyệt đối và xuất khẩu mặt hàng này sang nƣớc kia để đổi lấy mặt hàng
mà mình có mức bất lợi tuyệt đối thì sản lƣợng của cả hai mặt hàng đều tăng
lên và cả hai quốc gia đều trở nên sung túc hơn.
Theo lý thuyết này Adam Smith khẳng định rằng thƣơng mại tự do có
lợi cho tất cả các quốc gia và khuyên các Chính phủ nên đi theo chủ nghĩa tự
do kinh tế. Thƣơng mại tự do sẽ làm cho các nguồn lực thế giới đƣợc sử dụng
hiệu quả nhất và tối đa hoá lợi ích của thế giới.
Minh hoạ lợi thế tuyệt đối:

8


Giả sử trên thế giới chỉ có 2 quốc gia (Việt Nam và Nhật Bản) và 2 mặt
hàng lƣơng thực - vải, lao động là yếu tố sản xuất duy nhất, cạnh tranh hoàn
hảo tồn tại trên tất cả các thị trƣờng.
Trong điều kiện tự cung tự cấp, mỗi nƣớc tự sản xuất để tiêu dùng
trong nƣớc. Năng suất lao động ở mỗi nƣớc nhƣ sau:
Bảng 1.1: Lợi thế tuyệt đối của Nhật Bản và Việt Nam về lƣơng
thực và vải theo chi phí lao động.
Nhật Bản

Việt Nam

Lƣơng thực (kg/ giờ)

2


6

Vải (m/giờ)

4

3

Từ bảng trên ta thấy năng suất lao động trong sản xuất lƣơng thực của
Việt Nam gấp 3 lần của Nhật Bản nên Việt nam có lợi thế tuyệt đối so với
Nhật Bản trong sản xuất lƣơng thực. Năng suất lao động trong trong sản xuất
vải của Nhật Bản gấp 4/3 lần của Việt Nam nên Nhật Bản có lợi thế tuyệt đối
so với Việt Nam trong sản xuất vải.
Nếu không có thƣơng mại tỷ lệ trao đổi nội bộ của Việt Nam là 6kg
lƣơng thực 3m vải, tỷ lệ trao đổi của Nhật Bản là 2kg lƣơng thực 4m vải.
Khi có thƣơng mại, Việt Nam sẽ chuyên môn hoá sản xuất lƣơng thực,
Nhật Bản sẽ chuyên môn hoá sản xuất vải.
Giả định tỷ lệ trao đổi là 1kg lƣơng thực đổi 1m vải. Việt Nam sẽ đem
6kg lƣơng thực đổi lấy 6m vải của Nhật Bản, khi đó Việt Nam sẽ đƣợc lợi 3m
vải tƣơng đƣơng với tiết kiệm đƣợc 1 giờ lao động.
Khi không có thƣơng mại, Nhật Bản muốn có 6kg lƣơng thực phải mất
3 giờ lao động, nếu Nhật Bản chuyên môn hoá vào sản xuất vải trong 3 giờ họ
sẽ sản xuất đƣợc 12m vải. Đem 6m vải đổi lấy 6kg lƣơng thực thì Nhật Bản
đƣợc lợi 6m vải hay tiết kiệm đƣợc 3/2 giờ lao động.

9


Nhƣ vậy nhờ chuyên môn hoá vào sản xuất và xuất khẩu hàng hoá
mình có lợi thế tuyệt đối và nhập khẩu hàng hoá còn lại mà các nguồn lực

quốc gia đƣợc sử dụng có hiệu quả hơn, sản lƣợng của các hàng hoá tăng.
Đánh giá: Lý thuyết lợi thế tuyệt đối của Adam Smith đã khắc phục
đƣợc những hạn chế của lý thuyết trọng thƣơng đó là khẳng định cơ sở tạo ra
giá trị là sản xuất chứ không phải lƣu thông, nó có tính thuyết phục trong việc
mở rộng thƣơng mại và giảm sự kiểm soát thƣơng mại. Lý thuyết lợi thế tuyệt
đối cũng chứng minh thƣơng mại đem lại lợi ích cho cả 2 quốc gia, rằng
thƣơng mại không phải là một trò chơi có tổng lợi ích bằng không nhƣ những
nhà theo chủ nghĩa trọng thƣơng tin tƣởng, về thực tế thƣơng mại có lợi ích
qua lại và là một trò chơi có tổng lợi ích là một số dƣơng.
Lý thuyết này cũng có một số điểm bất ổn: không giải thích đƣợc
thƣơng mại quốc tế sẽ xảy ra nhƣ thế nào đối với những nƣớc không có lợi
thế tuyệt đối về tất cả các mặt hàng. Lý thuyết này coi lao động là yếu tố sản
xuất duy nhất tạo ra giá trị, coi lao động là đồng nhất và sử dụng với tỷ lệ nhƣ
nhau trong tất cả các loại hàng hoá.
1.1.2. Lý thuyết lợi thế so sánh của David Ricardo
Năm 1817 Ricardo cho ra đời tác phẩm “nguyên lý của kinh tế chính trị
và thuế khoá” trong đó ông đề cập đến quy luật lợi thế so sánh.
Nhằm đơn giản hoá việc phân tích mô hình mậu dịch quốc tế ông đã
đƣa ra một số giải thiết:
- Phân tích mô hình thƣơng mại có 2 quốc gia, 2 loại sản phẩm, có một
yếu tố sản xuất là lao động và giá trị hàng hoá tính theo lao động.
- Thƣơng mại quốc tế hoàn toàn tự do.
- Các yếu tố sản xuất di chuyển tự do trong phạm vi một quốc gia
nhƣng không đƣợc di chuyển ra bên ngoài.
- Chi phí sản xuất là cố định, chi phí vận chuyển bằng không

10


- Công nghệ không thay đổi

Theo nguyên tắc của lợi thế so sánh nếu một quốc gia có hiệu quả thấp
hơn (bất lợi thế tuyệt đối) so với quốc gia khác trong sản xuất cả 2 loại hàng
hoá thì thƣơng mại vẫn xảy ra và đem lại lợi ích cho cả 2 quốc gia. Khi đó
quốc gia đó nên chuyên môn hoá vào sản xuất và xuất khẩu hàng hoá có bất
lợi thế tuyệt đối nhỏ hơn (mặt hàng quốc gia đó có lợi thế so sánh) và nhập
khẩu hàng hoá có bất lợi thế tuyệt đối lớn hơn (mặt hàng quốc gia đó không
có lợi thế so sánh)
Minh hoạ lợi thế so sánh:
Quay trở lại mô hình thƣơng mại giữa Việt Nam và Nhật Bản ở phần
trƣớc tuy nhiên năng suất lao động ở mỗi nƣớc thay đổi nhƣ sau:
Bảng 1.2: Lợi thế so sánh của Nhật Bản và Việt Nam về lƣơng thực
và vải theo chi phí lao động
Nhật Bản

Việt Nam

Lƣơng thực(kg/giờ)

1

6

Vải (m/giờ)

2

3

Trong 1 giờ lao động Việt Nam sản xuất đƣợc 6kg lƣơng thực nhiều
hơn 5kg so với Nhật Bản và trong 1 giờ lao động Việt Nam sản xuất đƣợc 3m

vải nhiều hơn 1m so với Nhật Bản do đó Việt Nam có lợi thế tuyệt đối trong
sản xuất lƣơng thực và vải. Tuy nhiên, năng suất lao động của Việt Nam trong
sản xuất lƣơng thực gấp 6 lần Nhật Bản và năng suất lao động của Việt Nam
trong sản xuất vải gấp 3/2 lần Nhật Bản nên Việt Nam có lợi thế tƣơng đối
trong sản xuất lƣơng thực (do 6 > 3/2). Nhật Bản có năng suất lao động gấp
1/6 lần Việt Nam trong sản xuất lƣơng thực và gấp 2/3 lần Việt Nam trong
sản xuất vải nên Nhật Bản có lợi thế tƣơng đối về sản xuất vải (do 2/3 > 1/6).
Theo quy luật của lợi thế so sánh, cả 2 quốc gia sẽ có lợi thế từ thƣơng mại

11


nếu Việt Nam chuyên môn hoá sản xuất lƣơng thực và xuất khẩu một phần để
đổi lấy vải đƣợc sản xuất từ Nhật Bản (Nhật Bản sẽ chuyên môn hoá sản xuất
và xuất khẩu vải).
Khi có thƣơng mại Việt Nam sẽ bàng quan với việc tham gia thƣơng
mại nếu 6kg lƣơng thực đổi đƣợc 3m vải và không tham gia thƣơng mại nếu
6kg lƣơng thực đổi đƣợc ít hơn 3m vải, Việt Nam chỉ có lợi nếu 6kg lƣơng
thực đổi đƣợc nhiều hơn 3m vải. Tƣơng tự Nhật Bản sẽ bàng quan với việc
tham gia thƣơng mại quốc tế nếu nó đổi 2m vải đƣợc 1kg lƣơng thực và
không tham gia thƣơng mại nếu 2m vải đổi đƣợc ít hơn 1kg lƣơng thực, Nhật
bản chỉ có lợi nếu 2m vải đổi đƣợc nhiều hơn 1kg lƣơng thực hay 12m vải đổi
đƣợc nhiều hơn 6kg lƣơng thực. Khung tỷ lệ trao đổi mà cả 2 bên cùng có lợi
là: 3m vải < 6kg lƣơng thực < 12m vải.
Giả sử tỷ lệ trao đổi khi có thƣơng mại là 6kg lƣơng thực đổi đƣợc 6m
vải, Việt Nam sẽ đem 6kg lƣơng thực đổi lấy 6m vải từ Nhật Bản, Việt Nam
đƣợc lợi 3m vải tiết kiệm đƣợc 1 giờ lao động (do khi không có thƣơng mại
tại Việt Nam 6kg lƣơng thực đổi đƣợc 3m vải).
Đối với Nhật Bản khi không có thƣơng mại để có đƣợc 6kg lƣơng thực
cần 6 giờ lao động. Khi Nhật Bản chuyên môn hoá sản xuất vải trong 6 giờ họ

sản xuất đƣợc 12m vải, đem 6m vải đi trao đổi lấy 6kg lƣơng thực thì Nhật
Bản đƣợc lợi 6m vải hay tiết kiệm đƣợc 3 giờ lao động.
Nhƣ vậy nhờ vào việc chuyên môn hoá vào sản xuất và xuất khẩu hàng
hoá mình có lợi thế tƣơng đối cả 2 nƣớc đều thu đƣợc lợi ích từ thƣơng mại.
Đánh giá lý thuyết lợi thế so sánh:
Lý thuyết lợi thế so sánh đặt cơ sở nền tảng cho thƣơng mại quốc tế,
vạch ra cơ sở của thƣơng mại quốc tế là sự khác biệt về lợi thế tƣơng đối
trong sản xuất một loại mặt hàng nào đó. Lý thuyết đã khắc phục đƣợc điểm
hạn chế của lý thuyết lợi thế tuyệt đối của Adam Smith: giải thích đƣợc rằng

12


tất cả các quốc gia đều có lợi khi tham gia thƣơng mại kể cả trong trƣờng hợp
nƣớc đó không có lợi thế tuyệt đối về một số mặt hàng nào đó. Lý thuyết cũng
chỉ ra đƣợc sự phân công lao động quốc tế.
Lý thuyết lợi thế tƣơng đối còn có một số điểm hạn chế là: tính giá trị
hàng hoá bằng lao động để nghiên cứu mô hình thƣơng mại quốc tế; chƣa giải
thích đƣợc nguồn gốc phát sinh lợi thế so sánh của một nƣớc với một loại sản
phẩm nào đó.
1.1.3. Lý thuyết Hecksher – Ohlin (H-O)
Vào đầu thế kỷ XX, hai nhà kinh tế học ngƣời Thuỵ Điển là Eli
Heckscher và Bertil Ohlin đã đề xuất quan điểm cho rằng chính mức độ sẵn
có của các yếu tố sản xuất ở các quốc gia khác nhau và hàm lƣợng các yếu tố
sản xuất sử dụng để làm ra các mặt hàng khác nhau mới là những nhân tố
quan trọng quy định thƣơng mại. Lý thuyết mà họ xây dựng thƣờng đƣợc gọi
là lý thuyết Heckscher-Ohlin (lý thuyết H-O)
Lý thuyết H-O đƣợc xây dựng dựa trên một loạt các giả thiết đơn giản
sau đây.
- Chỉ có 2 quốc gia (quốc gia I và quốc gia II), hai loại hàng hoá (hàng

hoá X và hàng hoá Y), và chỉ có 2 yếu tố sản xuất (lao động - L và vốn - K)
- Cả hai quốc gia đều sử dụng công nghệ sản xuất nhƣ nhau.
- Ở cả hai quốc gia, hàng hoá X sử dụng tƣơng đối nhiều hơn về lao
động và hàng hoá Y sử dụng tƣơng đối nhiều hơn về vốn.
Cả hai hàng hoá đều có lợi suất theo quy mô nhƣ nhau.
- Chuyên môn hoá không hoàn toàn ở hai quốc gia.
- Sở thích là nhƣ nhau ở cả 2 quốc gia.
- Cạnh tranh hoàn hảo ở cả hai hàng hoá và ở cả thị trƣờng các yếu tố
sản xuất của cả hai quốc gia.

13


- Yếu tố sản xuất di chuyển tự do trong nội địa các quốc gia nhƣng
không đƣợc di chuyển lẫn nhau giữa 2 quốc gia.
- Không có chi phí vận chuyển, thuế và bất kỳ cản trở nào đối với
thƣơng mại quốc tế.
- Các nguồn lực đƣợc sử dụng hết ở cả hai quốc gia.
- Thƣơng mại quốc tế cân bằng ở cả hai quốc gia.
Khái niệm yếu tố thâm dụng và yếu tố dƣ thừa:
Yếu tố thâm dụng
Trong phạm vi của hai sản phẩm X và Y, 2 yếu tố sản xuất lao động và
vốn, chúng ta nói rằng sản phẩm Y là sản phẩm thâm dụng vốn nếu tỷ số K/L
đƣợc sử dụng trong sản phẩm Y lớn hơn tỷ số K/L sử dụng trong việc sản
xuất sản phẩm X.
K
K
(Y )  ( X )
L
L


Yếu tố dƣ thừa
Khái niệm này nói lên sự dồi dào của một yếu tố sản xuất nào đó. Có
thể là vốn hay cũng có thể là lao động. Có hai cách xác định yếu tố dƣ thừa
tƣơng đối của quốc gia.
Cách 1: căn cứ vào những đơn vị vật chất cụ thể toàn bộ số lao động và
vốn dùng vào sản xuất của quốc gia đó. Quốc gia đƣợc coi là dƣ thừa lao
động nếu nhƣ tỷ số giữa tổng số lao động và tổng số vốn của quốc gia này lớn
hơn so với quốc gia khác. Một quốc gia đƣợc coi là dƣ thừa vốn nếu tỷ số
giữa tổng số vốn trên tổng số lao động của quốc gia này lớn hơn so với quốc
gia khác.
Cụ thể: Nếu

 K (2)   K (1)
L
 L thì quốc gia 2 dƣ thừa vốn

14


Nếu

 L (1)   L (2)
K
 K thì quốc gia 1 dƣ thừa lao động

Cách 2: Thông qua giá cả sản phẩm so sánh để xác định quốc gia đó có
thể dƣ thừa vốn hay lao động hay không. Một quốc gia đƣợc coi là dƣ thừa
vốn nếu tỷ số giữa giá của vốn so với giá của thời gian lao động P k/PL thấp
hơn tỷ số này của quốc gia khác và ngƣợc lại một quốc gia đƣợc coi là dƣ

thừa lao động nếu tỷ số giữa giá cả lao động so với giá cả của vốn P L/PK thấp
hơn tỷ số này của quốc gia khác.
PK
P
r
r
(2)  (2)  K (1)  (1)
w
PL
w
Cụ thể: Nếu PL
thì quốc gia 2 dƣ thừa vốn

PL
P
w
w
(1)  (1)  L (2)  (2)
r
PK
r
Nếu PK
thì quốc gia 1 dƣ thừa lao động.

Định lý H-O
Lý thuyết H-O đƣợc trình bày dƣới dạng định lý:
Một quốc gia sẽ xuất khẩu hàng hoá sử dụng nhiều yếu tố sản xuất mà
quốc gia đó dƣ thừa và rẻ tƣơng đối và nhập khẩu hàng hoá sử dụng nhiều yếu
tố sản xuất mà quốc gia đó khan hiếm và đắt tƣơng đối.
Minh hoạ:

Quay lại mô hình thƣơng mại giữa Việt Nam và Nhật Bản ở trên với
giả định thêm là Việt Nam có 20 chiếc máy và 200 lao động, còn Nhật Bản là
300 máy và 1500 lao động. Ngoài ra vải là mặt hàng cần nhiều lao động,
lƣơng thực là mặt hàng cần nhiều vốn. Khi đó Việt Nam là nƣớc dồi dào
200 1500

tƣơng đối về lao động bởi vì 20 300 . Ngƣợc lại, Nhật Bản là nƣớc tƣơng
300
20

đối dồi dào về vốn bởi vì 1500 200 .

15


Lúc đó theo lý thuyết H-O, Việt Nam sẽ sản xuất và xuất khẩu vải - là
mặt hàng cần nhiều lao động. Nhật Bản sẽ sản xuất và xuất khẩu lƣơng thực mặt hàng cần nhiều vốn.
Trên cơ sở các giả thuyết đơn giản ở trên, ngoài định lý H-O còn có thể
rút ra một số mệnh đề bổ sung khác trong đó có mệnh đề liên quan đến mối
liên hệ giữa giá cả hàng hoá và giá cả các yếu tố sản xuất (định lý H-O-S)
Định lý H-O-S: Thƣơng mại tự do sẽ làm cho giá cả các yếu tố sản xuất
có xu hƣớng trở nên cân bằng, và nếu hai quốc gia tiếp tục sản xuất cả hai mặt
hàng (chuyên môn hoá không hoàn toàn) thì giá các yếu tố sản xuất sẽ trở nên
cân bằng.
Minh hoạ:
Trong mô hình thƣơng mại giữa Nhật Bản và Việt Nam, Nhật Bản là
nƣớc dồi dào tƣơng đối về vốn, còn Việt Nam dồi dào tƣơng đối về lao động,
cho nên giá cả của vốn ở Nhật Bản sẽ thấp hơn so với ở Việt Nam, và giá cả
của lao động ở Việt Nam sẽ thấp hơn so với ở Nhật Bản. Khi thƣơng mại diễn
ra thì Nhật Bản sẽ sản xuất và xuất khẩu lƣơng thực nên nhu cầu về vốn tăng

lên, còn Việt Nam sẽ sản xuất và xuất khẩu vải nên nhu cầu về lao động tăng
lên. Kết quả là mức lãi suất ở Nhật Bản và mức tiền lƣơng ở Việt Nam có xu
hƣớng tăng lên. Đồng thời, mức lãi suất ở Việt Nam và mức lƣơng ở Nhật
Bản có xu hƣớng giảm xuống. Kết quả là sẽ có xu hƣớng cân bằng các mức
lãi suất, cũng nhƣ các mức tiền lƣơng giữa hai nƣớc.
Đánh giá: Lý thuyết H-O có ý nghĩa lớn cả về lý luận và thực tiễn. Nó
đã tìm ra đƣợc nguồn gốc phát sinh ra lợi thế so sánh. Đó là sự khác biệt giữa
các yếu tố dƣ thừa tƣơng đối hay nguồn lực sản xuất vốn có của mỗi quốc gia.
Đồng thời lý thuyết H-O cũng cho ta thấy đƣợc những nhân tố ảnh hƣởng đến
giá cả sản xuất và cung cấp nền tảng lý luận cho quá trình xác định giá cả sản
phẩm.

16


Bên cạnh đó lý thuyết H-O giúp các quốc gia có định hƣớng trong
chính sách xuất khẩu và nhập khẩu sản phẩm và tham khảo, xem xét mức tiền
lƣơng và lãi suất vay vốn của các nƣớc để có chính sách phù hợp.
Ngoài những ƣu điểm, lý thuyết H-O còn một số nhƣợc điểm sau:
Trên thực tế không phải lúc nào việc sản xuất và xuất khẩu của các
quốc gia cũng theo quy luật của lý thuyết này.
Không đề cập đến sự khác biệt chất lƣợng lao động giữa các quốc gia.
Công nghệ sản xuất giữa các nƣớc trên thực tế là không giống nhau.
Chƣa tính đến các rào cản thƣơng mại nhƣ thuế quan, chi phí vận
chuyển…
1.1.4. Lợi thế kinh tế nhờ quy mô (economies of scale)
Tính kinh tế nhờ quy mô hay còn gọi là lợi nhuận tăng dần theo quy mô
đặc trƣng cho một quy trình sản suất trong đó một sự tăng lên trong số lƣợng
sản phẩm sẽ làm giảm chi phí bình quân trên mỗi sản phẩm sản xuất ra.
Ví dụ: Trong một dây chuyền sản xuất quần áo, chi phí dây chuyền

máy móc trong một tuần là 100 đơn vị tiền tệ, chi phí phụ trội là 1 đơn vị tiền
tệ trên mỗi đơn vị sản phẩm. Nếu nhƣ hệ thống sản xuất đƣợc 50 sản phẩm
một tuần thì chi phí cố định bình quân trên một đơn vị sản phẩm là
100  50
3
50
đơn vị tiền tệ. Tuy nhiên nếu công ty sản xuất đƣợc 100 đơn vị

một tuần thì chi phí cố định bình quân trên mỗi đơn vị sản phẩm sẽ giảm
100  100
2
xuống 100
đơn vị tiền tệ.

Tính kinh tế theo quy mô tồn tại ở hầu hết các ngành, có thể phát huy
tác dụng ở cả cấp nhà máy và cấp công ty bao gồm nhiều nhà máy. Nó xuất
hiện vì các lý do sau đây:
Tính không chia nhỏ đƣợc của máy móc và thiết bị, đặc biệt ở những
nơi mà một loạt quá trình chế biến đƣợc liên kết với nhau.
17


Hiệu quả của công suất lớn đối với nhiều loại thiết bị đầu tƣ (ví dụ: tàu
chở dầu, nồi hơi), cả chi phí khởi động và vận hành đều tăng chậm hơn công
suất.
Hiệu quả chuyên môn hoá khi sản lƣợng lớn hơn, ngƣời ta có điều kiện
sử dụng lao động chuyên môn và máy móc chuyên dụng.
Kỹ thuật và tổ chức sản xuất ƣu việt khi quy mô tăng lên ngƣời ta có
thể sử dụng máy tự động thay cho thiết bị vận hành thủ công hoặc thay thế
sản xuất đơn chiếc bằng dây chuyền hàng loạt một cách liên tục.

Hiệu quả của việc mua nguyên vật liệu và phụ tùng với khối lƣợng lớn
nhờ đƣợc hƣởng chiết khấu.
Hiệu quả marketing (hiệu quả tiêu thụ) thu đƣợc nhờ việc sử dụng
phƣơng tiện quảng cáo đại chúng và mật độ sử dụng lực lƣợng bán hàng lớn
hơn.
Hiệu quả tài chính thu đƣợc do các công ty lớn có điều kiện gọi vốn với
điều kiện thuận lợi (lãi suất, chi phí đi vay thấp hơn).
Tính kinh tế theo quy mô có ý nghĩa quan trọng với nhiều ngành,
nhƣng khả năng tận dụng tính kinh tế theo quy mô có thể bị hạn chế bởi nhiều
lý do: bản chất của sản phẩm, quá trình chế biến hay công nghệ, tổng nhu cầu
thị trƣờng, tính đa dạng của nhu cầu…
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Lợi thế của từng nƣớc
1.2.1.1. Những lợi thế của Việt Nam
Việt Nam nằm ở cực Đông Nam bán đảo Đông Dƣơng. Diện tích phần
đất liền khoảng 331.698 km2. Vùng biển của Việt Nam chiếm diện tích
khoảng 1.000.000 km2. Biên giới Việt Nam giáp với vịnh Thái Lan ở phía
Nam, vịnh Bắc Bộ và Biển Đông ở phía Đông, Trung Quốc ở phía Bắc, Lào
và Campuchia phía Tây. Việt Nam hình chữ S và khoảng cách từ Bắc tới Nam

18


là khoảng 1.650 km, vị trí hẹp nhất theo chiều Đông sang Tây là 50 km. Với
đƣờng bờ biển dài 3.260 km không kể các đảo. Việt Nam tuyên bố 12 hải lý
ranh giới lãnh hải, thêm 12 hải lý tiếp giáp nữa theo thông lệ và vùng an ninh,
và 200 hải lý làm vùng đặc quyền kinh tế.
Việt Nam là một quốc gia nhiệt đới với những vùng đất thấp, đồi núi,
nhiều cao nguyên với những cánh rừng rậm. Đất đai có thể dùng cho nông
nghiệp chiếm chƣa tới 20%. Đất nƣớc chia thành miền núi, vùng Đồng Bằng

Sông Hồng ở phía Bắc; dãy Trƣờng Sơn, Tây Nguyên, Đồng Bằng Duyên Hải
Miền Trung, và Đồng Bằng Sông Cửu Long ở phía Nam.
Việt Nam có nguồn tài nguyên vô cùng phong phú nhƣ: tài nguyên rừng,
tài nguyên thủy hải sản, tài nguyên du lịch và nhiều loại khoáng sản đa dạng:
than (trữ lƣợng dự báo trên 6 tỷ tấn); dầu khí (ƣớc trữ lƣợng dầu mỏ khoảng
3-4 tỷ thùng và khí đốt khoảng 50-70 tỷ mét khối); U-ra-ni (trữ lƣợng dự báo
khoảng 200-300 nghìn tấn, hàm lƣợng U3O8 trng bình là 0,1%); kim loại đen
(sắt, măng gan, titan); kim loại màu (nhôm, đồng, vàng, thiếc, chì…); khoáng
sản kim loại (apatit, pyrit…). Tạo điều kiện cho các ngành công nghiệp phát
triển.
Với diện tích đất đai rộng lớn, ruộng đất màu mỡ nông nghiệp của Việt
Nam rất phát triển với nhiều loại cây lƣơng thực: lúa, ngô, khoai, sắn, đậu
tƣơng… bên cạnh đó, trên lãnh thổ Việt Nam có hệ thống sông ngòi nhiều,
chi nhánh sông dồi dào tạo điều kiện cho công tác thủy lợi và phát triển thủy
điện phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất.
Về sản xuất, nhờ sự phát triển của khoa học kỹ thuật, hầu hết các thiết
bị máy móc của Việt Nam đều đƣợc sản xuất trong nƣớc với chất lƣợng tốt,
giá thành rất rẻ so với máy cùng loại của nƣớc ngoài, mức khấu hao tài sản
tính trong mỗi đơn vị sản phẩm trung bình.

19


×