ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
---------------------
PHẠM MINH PHONG
TĂNG CƢỜNG CÔNG TÁC KIỂM TRA THUẾ THU NHẬP
DOANH NGHIỆP ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP
NGOÀI QUỐC DOANH TẠI CHI CỤC THUẾ THANH TRÌ
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH
Hà Nội – 2017
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
---------------------
PHẠM MINH PHONG
TĂNG CƢỜNG CÔNG TÁC KIỂM TRA THUẾ THU NHẬP
DOANH NGHIỆP ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP
NGOÀI QUỐC DOANH TẠI CHI CỤC THUẾ THANH TRÌ
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
Mã số: 60 34 01 02
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. NGUYỄN THỊ THANH HOÀI
Hà Nội – 2017
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn “Tăng cường công tác kiểm tra thuế thu
nhập doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại Chi cục
Thuế Thanh Trì” là do tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn của PGS.TS. Nguyễn
Thị Thanh Hoài thuộc trường Học viện Tài chính Hà Nội. Mọi trích dẫn và tài
liệu tham khảo mà tôi sử dụng đều có ghi rõ nguồn gốc.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan trên.
Hà Nội, ngày 08 tháng 6 năm 2017
Học viên
Phạm Minh Phong
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo ở Trường Đại học
Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội đã truyền đạt những kiến thức quý báu cho
tôi trong thời gian tôi học tập, nghiên cứu tại trường. Đặc biệt, tôi xin gửi lời
cảm ơn sâu sắc đến PGS.TS. Nguyễn Thị Thanh Hoài, người cô đã tận tình
hướng dẫn và giúp đỡ tôi để tôi có thể hoàn thành luận văn này.
Qua đây tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến các cán bộ, công chức Chi cục
Thuế huyện Thanh Trì đã tận tình giúp đỡ, cung cấp cho tôi các tài liệu tham
khảo quý giá liên quan đến lĩnh vực thuế của Chi cục và tham gia trả lời các
câu hỏi khảo sát trong suốt quá trình nghiên cứu nhằm giúp tôi thực hiện luận
văn này.
Mặc dù luận văn này đã được hoàn thành với tất cả sự cố gắng của bản
thân, nhưng luận văn không thể tránh khỏi những sai sót, hạn chế. Kính mong
nhận được sự nhận xét, góp ý của các thầy cô giáo và các bạn để tôi có thể
khắc phục những thiếu sót của luận văn.
Hà Nội, ngày 08 tháng 6 năm 2017
Học viên
Phạm Minh Phong
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .......................................................................... i
DANH MỤC BẢNG ................................................................................................. ii
DANH MỤC SƠ ĐỒ ............................................................................................... iii
LỜI NÓI ĐẦU ...........................................................................................................1
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ
LUẬN VỀ CÔNG TÁC KIẾM TRA THUẾ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP
NGOÀI QUỐC DOANH ..........................................................................................5
1.1. Tổng quan về tình hình nghiên cứu .............................................................5
1.1.1. Các công trình nghiên cứu về quản lý thuế, về thuế TNDN liên quan đến
doanh nghiệp NQD .............................................................................................5
1.1.2. Công trình nghiên cứu về kiểm tra thuế ...................................................6
1.2. Khái quát chung về kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp ...........................9
1.2.1. Khái niệm, đặc điểm, vai trò, mục tiêu của kiểm tra thuế đối với doanh
nghiệp .................................................................................................................9
1.2.2. Nguyên tắc kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp .....................................12
1.2.3. Các phương pháp kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp ..........................14
1.3. Quy trình và nội dung Công tác kiểm tra thuế TNDN đối với doanh
nghiệp NQD .........................................................................................................15
1.3.1. Quy trình kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp .......................................15
1.3.2. Nội dung công tác kiểm tra thuế TNDN đối với doanh nghiệp NQD ....24
1.3.3. Chỉ tiêu đánh giá kết quả công tác kiểm tra thuế TNDN đối với doanh
nghiệp NQD ......................................................................................................26
1.4. Nhân tố ảnh hƣởng tới kiểm tra thuế TNDN đối với doanh nghiệp NQD....27
1.4.1. Nhân tố chủ quan ...................................................................................27
1.4.2. Nhân tố khách quan ................................................................................29
1.5. Kinh nghiệm về kiểm tra thuế TNDN đối của một số địa phƣơng và bài
học kinh nghiệm đối với Chi cục thuế huyện Thanh Trì ................................31
1.5.1. Kinh nghiệm kiểm tra thu thuế thu nhập doanh nghiệp ở Nghệ An ......31
1.5.2. Kinh nghiệm kiểm tra thu thuế thu nhập doanh nghiệp ở Ninh Thuận ........32
1.5.3. Những bài học kinh nghiệm trong kiểm tra thuế thu nhập doanh nghiệp
đối với doanh nghiệp NQD cho Chi cục Thuế huyện Thanh Trì......................34
CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................................36
2.1. Quy trình thực hiện nghiên cứu .................................................................36
(Nguồn: Tác giả tổng hợp) ......................................................................................37
2.2. Các phƣơng pháp nghiên cứu .....................................................................37
2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu ................................................................38
2.2.2. Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu ..................................................38
2.2.3. Phương pháp phân tích ..........................................................................38
2.2.4. Phương pháp chuyên gia ........................................................................38
CHƢƠNG 3 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM TRA THUẾ TNDN ĐỐI
VỚI
DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH DO CHI CỤC THUẾ
HUYỆN THANH TRÌ QUẢN LÝ .........................................................................39
3.1. Giới thiệu về Chi cục Thuế huyện Thanh Trì ...........................................39
3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Chi cục thuế Huyện Thanh Trì ....39
3.1.2. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Chi cục thuế huyện Thanh Trì ...40
3.1.3. Cơ cấu tổ chức của chi cục thuế huyện Thanh Trì .................................43
3.1.4. Chức năng, nhiệm vụ của bộ phận kiểm tra thuế của Chi cục thuế huyện
Thanh Trì ..........................................................................................................45
3.2. Đặc điểm kinh tế xã hội và doanh nghiệp ngoài quốc doanh huyện
Thanh Trì.............................................................................................................46
3.2.1. Đặc điểm kinh tế xã hội huyện Thanh Trì ..............................................46
3.2.2. Đặc điểm của doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn huyện
Thanh Trì ..........................................................................................................47
3.2.3. Tình hình thực hiện thu ngân sách nhà nước đối với doanh nghiệp ngoài
quốc doanh trên địa bàn huyện Thanh Trì .......................................................49
3.3. Thực trạng công tác kiểm tra thuế TNDN đối với doanh nghiệp ngoài
quốc doanh tại Chi cục Thuế huyện Thanh Trì ...............................................51
3.3.1. Xây dựng danh sách kiểm tra theo rủi ro tại Chi cục Thuế huyện Thanh
Trì .....................................................................................................................52
3.3.2. Thực trạng nội dung kiểm tra thuế TNDN đối với doanh nghiệp ngoài
quốc doanh .......................................................................................................55
3.3.3. Kết quả công tác kiểm tra thuế TNDN đối với doanh nghiệp ngoài quốc
doanh tại Chi cục Thuế huyện Thanh Trì .........................................................62
3.4. Đánh giá kết quả công tác kiểm tra thuế TNDN đối với doanh nghiệp
ngoài quốc doanh tại chi cục thuế huyện Thanh Trì .......................................68
3.4.1. Một số kết quả đạt được .........................................................................68
3.4.2. Một số hạn chế .......................................................................................68
3.4.3. Nguyên nhân hạn chế .............................................................................69
CHƢƠNG 4: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC KIỂM TRA
THUẾ TNDN ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH DO
CHI CỤC THUẾ HUYỆN THANH TRÌ QUẢN LÝ...........................................73
4.1. Định hƣớng tăng cƣờng công tác kiểm tra thuế TNDN đối với doanh
nghiệp ngoài quốc doanh do Chi cục thuế huyện Thanh Trì quản lý ...........73
4.1.1. Định hướng chung về công tác kiểm tra thuế tại Chi cục Thuế huyện
Thanh Trì ..........................................................................................................73
4.1.2. Định hướng công tác kiểm tra thuế TNDN đối với doanh nghiệp ngoài
quốc doanh trên địa bàn huyện Thanh Trì .......................................................74
4.2. Giải pháp nhằm tăng cƣờng kiểm tra thuế TNDN đối với doanh nghiệp
ngoài quốc doanh do Chi cục thuế Thanh Trì quản lý ...................................75
4.2.1. Các giải pháp về nghiệp vụ nhằm tăng cường kiểm tra thuế đối với
doanh nghiệp NQD ...........................................................................................75
4.2.2. Tăng cường công tác tuyên truyền và hỗ trợ người nộp thuế ................80
4.2.3. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ kiểm tra thuế ...............................81
4.2.4. Áp dụng công nghệ tin học vào hỗ trợ công tác kiểm tra thuế ..............83
4.2.5. Xây dựng và tăng cường thực hiện cơ chế phối hợp giữa các ban ngành
có liên quan ......................................................................................................85
4.3. Một số kiến nghị ...........................................................................................86
4.3.1. Kiến nghị với Nhà nước..........................................................................86
4.3.2. Kiến nghị với Tổng cục thuế ...................................................................87
KẾT LUẬN ..............................................................................................................90
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................91
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Ký hiệu
STT
Nguyên nghĩa
1
CQT
Cơ quan thuế
2
DN
Doanh nghiệp
3
GTGT
Giá trị gia tăng
4
NQD
Ngoài quốc doanh
5
NSNN
Ngân sách nhà nước
6
TNDN
Thu nhập doanh nghiệp
7
NNT
Người nộp thuế
8
UBND
Ủy ban nhân dân
9
HĐND
Hội đồng nhân dân
i
DANH MỤC BẢNG
STT
Bảng
1
Bảng 2.1
2
Bảng 3.1
3
Bảng 3.2
4
Bảng 3.3
5
Bảng 3.4
6
Bảng 3.5
Nội dung
Qui trình thực hiện nghiên cứu
Số thực thu thuế từ doanh nghiệp ngoài quốc
doanh của huyện Thanh Trì từ 2014 – 2016
Số lượng doanh nghiệp ngoài quốc doanh kiểm
tra rủi ro
Tổng hợp kế hoạch kiểm tra tại trụ sở người
nộp thuế năm 2014, 2015, 2016
Kết quả kiểm tra tại trụ sở cơ quan thuế
Kết quả kiểm tra tại trụ sở các doanh nghiệp
ngoài quốc doanh
ii
Trang
32
46
48
50
59
62
DANH MỤC SƠ ĐỒ
STT
Sơ đồ
Nội dung
1
Sơ đồ 1.1
Quy trình kiểm tra thuế tại trụ sở cơ quan thuế
16
2
Sơ đồ 1.2
Quy trình kiểm tra thuế tại trụ sở doanh nghiệp
20
3
Sơ đồ 3.1
Cơ cấu tổ chức bộ máy chi cục Thuế huyện Thanh Trì
39
iii
Trang
LỜI NÓI ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Luật quản lý thuế có hiệu lực từ 01/07/2007, được coi là một bước tiến
quan trọng trong công tác quản lý thu nộp ngân sách khi nó điều chỉnh thống
nhất khi về mặt thủ tục đối với toàn bộ các loại thuế từ nội địa cho đến thuế
đối với hàng xuất khẩu và các khoản thu khác thuộc Ngân sách Nhà nước.
Tuy nhiên, do Luật quản lý thuế mới được triển khai thực hiện trong một thời
gian ngắn nên không thể không tồn tại những hạn chế, thiếu sót như hiện
tượng nợ đọng thuế chưa được giải quyết, tình trạng lách luật để gian lận
trong kê khai thuế, trốn thuế… Bên cạnh đó, do các loại hình kinh doanh ngày
càng đa dạng và phức tạp, là tiền đề để hoạt động gian lận thuế diễn ra, dẫn
đến thất thu Ngân sách Nhà nước.
Công tác kiểm tra thuế gồm nhiều lĩnh vực như kiểm tra đối tượng nộp
thuế, kiểm tra nội bộ ngành thuế, kiểm tra giải quyết đơn thư khiếu nại tố cáo
… Trong đó hoạt động kiểm tra người nộp thuế có vai trò quan trọng trong
việc đảm bảo nguồn thu Ngân sách Nhà nước. Mặt khác, hoạt động quản lý
của Nhà nước chính là sự tác động có định hướng của chủ thể quản lý (cơ
quan thuế) tới đối tượng quản lý (người nộp thuế) nhằm đạt được mục tiêu
động viên một phần thu nhập quốc dân vào NSNN. Do vậy kiểm tra đối tượng
nọp thuế chính là một công đoạn quan trọng và là yếu tố cấu thành của hoạt
động lãnh đạo quản lý Nhà nước của cơ quan thuế.
Trong hệ thống chính sách thuế, thuế TNDN là sắc thuế đem lại cho
NSNN số thu lớn, nhưng sắc thuế này vì có tính trực thu nên khả năng gian lận
trốn thuế TNDN, đặc biệt ở doanh nghiệp NQD khá lớn. Những năm gần đây, số
lượng các doanh nghiệp tăng cao đã tạo số thu lớn, số thu từ thuế đối với các
doanh nghiệp ngoài quốc doanh chiếm tỷ trọng cao trong ngân sách nhà nước,
1
công tác quản lý thuế có nhiều chuyển biến khá tích cực, góp phần nâng cao ý
thức tuân thủ pháp luật thuế của các doanh nghiệp và tăng thu cho ngân sách,
tiềm năng này vẫn còn và có thể khai thác thu đạt ở mức cao hơn. Tuy nhiên,
đây là lĩnh vực thất thu không nhỏ và gian lận thuế diễn ra khá phổ biến, tình
trạng sử dụng hóa đơn, chứng từ bất hợp pháp, trốn lách thuế, khai khống hóa
đơn đầu vào để tăng chi phí, giảm thu nhập chịu thuế …. đang diễn ra.
Do vậy, cần tăng cường kiểm tra thuế TNDN đối với các doanh nghiệp
ngoài quốc doanh. Xuất phát từ tình hình trên, sau thời gian công tác tại Chi
cục thuế huyện Thanh Trì, cùng với việc được trang bị kiến thức tại trường Đại
học kinh tế - Đại học quốc gia Hà Nội, em đã quyết định chọn đề tài: “Tăng
cường công tác kiểm tra thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các doanh
nghiệp ngoài quốc doanh tại Chi cục Thuế Thanh Trì” để làm luận văn thạc
sỹ của mình.
Câu hỏi nghiên cứu
Để nghiên cứu đề tài: “Tăng cường công tác kiểm tra thuế TNDN đối
với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại Chi cục Thuế huyện Thanh Trì,
TP Hà Nội” luận văn lần lượt đi vào giải quyết các câu hỏi sau:
- Kiểm tra thuế TNDN gồm những nội dung nào?
- Tiêu chí đánh giá kết quả kiểm tra thuế TNDN?
- Nhân tố nào ảnh hưởng đến kiểm tra thuế TNDN đối với doanh
nghiệp NQD?
- Thực trạng công tác kiểm tra thuế TNDN đối với doanh nghiệp ngoài
quốc doanh tại Chi cục Thuế huyện Thanh Trì hiện tại như thế nào? Kết quả
tích cực? hạn chế? nguyên nhân?
- Chi cục Thuế huyện Thanh Trì cần làm gì để tăng cường công tác
kiểm tra thuế TNDN đối với doanh nghiệp NQD trong thời gian tới?
2
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở phân tích thực trạng công tác kiểm tra thuế TNDN đối với
các doanh nghiệp ngoài quốc doanh do Chi cục Thuế huyện Thanh Trì quản
lý, từ đó đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra thuế
TNDN đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh do Chi cục Thuế huyện Thanh
Trì quản lý trong thời gian tới.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hóa và làm rõ lý luận về kiểm tra thuế TNDN và các nhân tố
ảnh hưởng đến chất lượng công tác kiểm tra thuế TNDN đối với doanh
nghiệp ngoài quốc doanh.
- Phân tích, đánh giá thực trạng và các nhân tố ảnh hưởng đến công tác
kiểm tra thuế TNDN đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh do Chi cục Thuế
huyện Thanh Trì quản lý.
- Đề xuất định hướng cùng những giải pháp nhằm tăng cường công tác
kiểm tra thuế TNDN đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh do Chi cục Thuế
huyện Thanh Trì quản lý trong thời gian tới.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: công tác kiểm tra thuế TNDN đối với các doanh
nghiệp NQD. Trong đó, chỉ quan tâm đến đối tượng doanh nghiệp ngoài quốc
doanh, không nghiên cứu những loại hình doanh nghiệp khác.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nội dung: Nghiên cứu công tác kiểm tra thuế TNDN đối với
doanh nghiệp NQD do Chi cục Thuế huyện Thanh Trì thực hiện.
Phạm vi không gian: Chi cục Thuế huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
3
Phạm vi thời gian: Số liệu được thu thập trong 3 năm từ 2014-2016.
Giải pháp đề xuất đến năm 2020.
4. Những đóng góp mới của luận văn:
Luận văn góp phần làm sáng tỏ thêm lý luận về kiểm tra thuế TNDN
đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh.
Luận văn đã đánh giá đúng thực trạng công tác kiểm tra thuế TNDN
đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh do Chi cục Thuế huyện Thanh Trì
quản lý, từ đó đề xuất các giải pháp có tính khả thi để nâng cao hiệu quả công
tác kiểm tra thuế TNDN đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại Chi
cục Thuế huyện Thanh Trì.
5. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
chính của luận văn được trình bày thành 4 chương:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận về công tác
kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh.
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu.
Chương 3: Thực trạng công tác kiểm tra thuế TNDN đối với các doanh
nghiệp ngoài quốc doanh do Chi cục Thuế huyện Thanh Trì quản lý.
Chương 4: Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra thuế TNDN
đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh do Chi cục Thuế huyện Thanh Trì
quản lý.
4
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ
LUẬN VỀ CÔNG TÁC KIẾM TRA THUẾ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP
NGOÀI QUỐC DOANH
1.1. Tổng quan về tình hình nghiên cứu
Kiểm tra thuế TNDN đối với các doanh nghiệp NQD là một đề tài thu
hút sự quan tâm của nhiều nhà khoa học, các nhà lãnh đạo, quản lý. Có thể
nói đến một số công trình khoa học tiêu biểu dưới đây:
1.1.1. Các công trình nghiên cứu về quản lý thuế, về thuế TNDN liên quan
đến doanh nghiệp NQD
- Luận văn thạc sỹ của tác giả Vương Đình Chính về “Quản lý thuế thu
nhập doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Nghệ An” bảo vệ năm 2010 tại trường
Đại học Kinh tế quốc dân đã trình bày khái quát về công tác quản lý thuế thu
nhập doanh nghiệp, gồm mục tiêu, nguyên tắc, nội dung và các nhân tố ảnh
hưởng đến hiệu quả của công tác quản lý thuế TNDN. Trên cơ sở phân tích,
đánh giá thực trạng công tác quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp và bối cảnh
kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến công tác quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp,
tác giả đưa ra phương hướng và những giải pháp tăng cường công tác quản lý
thuế thu nhập doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
- Luận văn thạc sỹ “Quản lý thuế khu vực kinh tế ngoài quốc doanh
trên địa bàn tỉnh Nghệ An - Thực trạng và giải pháp đổi mới” của tác giả Lê
Doãn Danh bảo vệ năm 2004 tại Học viện Tài chính đã trình bày lý luận
chung về khái niệm, những tiêu chí đánh giá hiệu quả của công tác quản lý
thuế nói chung và quản lý thuế TNDN nói riêng đối với khu vực kinh tế ngoài
quốc doanh để từ đó nhìn nhận công tác quản lý thuế khu vực kinh tế ngoài
quốc doanh đóng vai trò quan trọng trong công tác quản lý thuế. Luận văn đã
tập trung phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý quản lý thuế. Thông
5
qua đó đã đề cập đến các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác quản
lý thuế khu vực kinh tế ngoài quốc doanh tại tỉnh Nghệ An.
- Luận văn thạc sỹ của Đinh Thị Hiền về “Hoàn thiện quản lý thuế thu
nhập doanh nghiệp ở Việt Nam” bảo vệ năm 2008 tại Học viện Tài chính đã
trình bày khái quát các lý luận cơ bản như khái niệm, đặc điểm, nội dung và các
chính sách, pháp luật thuế liên quan đến quản lý thuế TNDN. Luận văn cũng đã
đề cập tới các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả của công tác quản lý thuế TNDN.
trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý thuế và bối cảnh kinh
tế - xã hội ảnh hưởng đến công tác quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp, tác giả
đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý thuế TNDN ở Việt Nam.
- Luận văn thạc sỹ của Vũ Trung Quân về “Tăng cường quản lý thuế thu
nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp NQD trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh bảo
vệ năm 2016 tại Học viện Tài chính. Tác giả đã trình bày các nội dung lý luận về
thuế TNDN và nội dung quản lý thuế TNDN đối với các doanh nghiệp NQD,
trong đó có nội dung kiểm tra thuế TNDN. Tác giả đã đi sâu phản ánh và phân
tích công tác quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp NQD
trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2013-2015, rút ra các nhận xét, đánh giá
về các kết quả đạt được, chỉ ra các hạn chế, làm rõ nguyên nhân để đề xuất các
giải pháp hoàn thiện quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp
NQD trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh trong thời gian tới như hoàn thiện cơ sở dữ
liệu về người nộp thuế, tăng cường kiểm tra thuế TNDN đối với doanh nghiệp
NQD, áp dụng các biện pháp hạn chế nợ đọng thuế TNDN ….
1.1.2. Công trình nghiên cứu về kiểm tra thuế
- Luận văn thạc sỹ kinh tế “Tăng cường kiểm soát thuế thu nhập doanh
nghiệp tại Chi cục Thuế Quận Cẩm Lệ” năm (2012) của Trần Văn Ninh. Đã hệ
thống hóa và làm rõ các vấn đề lý luận về kiểm soát thuế TNDN của Chi cục
Thuế Quận Cẩm Lệ từ năm 2008-2011, trình bày cách thức tổ chức kiểm soát
6
thuế TNDN theo mô hình quản lý chức năng, những nhân tố ảnh hưởng đến
công tác kiểm soát thuế TNDN; Đánh giá thực trạng công tác kiểm soát thuế
TNDN tại Chi cục Thuế Quận Cẩm Lệ từ đó nêu lên những tồn tại hạn chế trong
công tác kiểm soát thuế TNDN; Đưa ra các giải pháp hoàn thiện bộ máy tổ chức,
xây dựng kỹ năng phân tích tài liệu kế toán khi kiểm tra thuế tại trụ sở NNT,
nhận dạng hành vi trốn thuế, kiểm soát thuế thông qua điều tra doanh thu tính
thuế. Đồng thời đề xuất các điều kiện cần thiết với các cơ quan nhà nước, các
cấp chính quyền nhà nước có liên quan nhằm tăng tính khả thi cho các giải pháp
đề xuất tăng cường công tác kiểm soát thuế TNDN.
- Luận văn Thạc sỹ kinh tế “Hoàn thiện công tác kiểm tra thuế tại Cục
thuế tỉnh Nghệ An” năm (2014) của Nguyễn Phương Thủy. Luận văn đi sâu vào
phân tích thực trạng công tác kiểm tra thuế tại Cục thuế tỉnh Nghệ An giai đoạn
2010-2013, những kết quả đạt được và những tồn tại cần khắc phục. Từ đó, tìm
ra nguyên nhân của những tồn tại đó và đưa ra những giải pháp nhằm hoàn thiện
công tác kiểm tra thuế tại Cục thuế tỉnh Nghệ An đến năm 2020.
- Thái Ninh (2014), GVC khoa Kế toán – Tài chính trường Đại học Nha
Trang đăng trên trang điện tử ntu.edu.vn “Các biện pháp nhằm nâng cao hiệu
quả kiểm tra thuế TNDN của DN có vốn đầu tư nước ngoài tại Cục thuế tỉnh
Khánh Hòa”. Tác giả đã khái quát nêu lên những khái niệm, những lý luận tình
hình công tác kiểm tra thuế TNDN của DN có vốn đầu tư nước ngoài tại Cục
thuế tỉnh Khánh Hòa từ năm 2009-2013. Qua công tác kiểm tra phát hiện bất cập
về chính sách, chế độ, các quy định của ngành về quản lý thuế TNDN đối với
DN có VĐTNN để kiến nghị, bổ sung, sửa đổi cho phù hợp; Chống thất thu về
thuế TNDN đối với Dn có VĐTNN nhằm đảm bảo công bằng xã hội trong việc
thực hiện nghĩa vụ thuế; Đảm bảo thực hiện tốt các quy định của pháp luật về
thuế TNDN; thu đúng, thu đủ, thu kịp thời vào NSNN; thực hiện công khai, dân
chủ trong việc xác định thuế TNDN của DN có VĐTNN; Xác định ưu điểm, tồn
7
tại trong công tác quản lý DN có VĐTNN của Chi cục thuế, Cục thuế nhằm phát
huy những mặt tích cực và chấn chỉnh các sai phạm; Góp phần đưa công tác
quản lý thuế, quản lý nội bộ ngành dần đi vào nề nếp và theo đúng quy định của
pháp luật.
- Luận văn thạc sĩ kinh tế “Hoàn thiện công tác thanh tra, kiểm tra thuế
đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Cục thuế tỉnh Hà Nam” năm (2015) của
Đinh Thị Lan Anh. Tác giả đã hệ thống hóa lý luận cơ bản về thanh tra, kiểm tra
thuế đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa, đánh giá những hạn chế trong công
tác thanh tra, kiểm tra thuế đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa; đề xuất những
giải pháp hoàn thiện công tác thanh tra thuế trong thời gian tới.
- Bài báo khoa học “Hoàn thiện hành lang pháp lý cho hoạt động thanh
tra, kiểm tra thuế ở Việt Nam” của PGS- TS Lê Xuân Trường đăng trên Tạp chí
Tài chính tháng 10 năm 2014. Tác giả đã nêu ra những hạn chế, bất cập hành
lang pháp lý cho hoạt động thanh tra, kiểm tra thuế, từ đó tác giả đã đưa ra định
hướng hoàn thiện hành lang pháp lý để nâng cao hiệu quả hoạt động thanh tra,
kiểm tra thuế ở Việt Nam.
Qua tìm hiểu các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài, mặc dù có
nhiều công trình nghiên cứu, nhưng mỗi công trình tập trung nghiên cứu các nội
dung cụ thể khác nhau, ở các địa phương khác nhau và với phạm vi thời gian
nghiên cứu khác nhau. Theo tác giả được biết hiện chưa có công trình nào nghiên
cứu chuyên sâu về công tác kiểm tra thuế TNDN đối với các doanh nghiệp ngoài
quốc doanh tại Chi cục Thuế huyện Thanh Trì”. Vì vậy, việc nghiên cứu đề tài
Tăng cường công tác kiểm tra thuế TNDN đối với các doanh nghiệp ngoài quốc
doanh tại Chi cục Thuế huyện Thanh Trì của tác giả là không trùng lặp với công
trình, luận văn, luận án đã công bố. Tác giả hy vọng rằng đề tài này sẽ có đóng
góp nhằm hoàn thiện kiểm tra thuế TNDN đối với các doanh nghiệp ngoài quốc
doanh tại Chi cục Thuế huyện Thanh Trì trong thời gian tới.
8
1.2. Khái quát chung về kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp
1.2.1. Khái niệm, đặc điểm, vai trò, mục tiêu của kiểm tra thuế đối với
doanh nghiệp
1.2.1.1. Khái niệm, đặc điểm kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp
Theo từ điển Tiếng Việt do Viện ngôn ngữ học biên soạn, kiểm tra là
“xem xét tình hình thực tế để đánh giá, nhận xét”
Theo từ điển Luật học, kiểm tra là “xem xét tình hình thực tế thi hành
pháp luật, thực hiện nhiệm vụ quyền hạn nói chung hay một công tác cụ thể
được giao để đánh giá, nhận xét”…
Theo giáo sư Michel Bouvier, tác giả cuốn “Nhập môn về luật thuế đại cương
và lý thuyết thuế”, kiểm tra thuế là “hoạt động nhằm xem xét tính trung thực, tính
chính xác của cơ sở tính thuế mà người nộp thuế đã kê khai” .
-Doanh nghiệp tại Việt Nam
Doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch,
được đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh
doanh [Nguồn: luật doanh nghiệp số 68/2014/QH13]
Tổng hợp các quan niệm trên có thể hiểu : Kiểm tra thuế đối với doanh
nghiệp là hoạt động do cơ quan thuế tiến hành nhằm xem xét tính đầy đủ,
chính xác của các thông tin, tài liệu trong hồ sơ thuế của doanh nghiệp nhằm
đánh giá sự tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp đó.
Kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp có đặc điểm sau đây:
- Về mục đích: Công tác kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp có mục đích
là phát hiện, ngăn ngừa, xử lý những vi phạm pháp luật về thuế, góp phần
hoàn thiện cơ chế quản lý thuế, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo
đảm công bằng cho các doanh nghiệp tham gia kinh doanh.
- Về chủ thể: Chủ thể kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp là cơ sở cơ quan
nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật thường là cơ quan thuế.
9
- Về nội dung: Kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp là kiểm tra việc chấp
hành pháp luật thuế của doanh nghiệp.
- Về phương pháp: Kiểm tra thuế phải xem xét hoạt động thực tế của
doanh nghiệp để phát hiện, phân tích, đánh giá thực trạng đối tượng một cách
chính xác, khách quan, làm rõ đúng sai, chỉ rõ nguyên nhân để có biện pháp
khắc phục và xử lý vi phạm.
1.2.1.2. Vai trò của công tác kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp
Kiểm tra là một chức năng thiết yếu trong quản lý thuế. Đặc biệt, trong
bối cảnh áp dụng cơ chế tự kê khai, tự nộp thuế, vai trò của công tác kiểm tra
thuế càng trở nên quan trọng trong việc:
- Phòng ngừa, răn đe các hành vi vi phạm pháp luật về thuế của doanh nghiệp.
Hành vi vi phạm pháp luật về thuế của doanh nghiệp là các hành vi như:
chậm nộp tiền thuế; khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số
tiền thuế được hoàn; trốn thuế, gian lận thuế (QH 11, 2006).
Là một trong những công cụ thực hiện chức năng quản lý nhà nước,
kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp chính là hoạt động xem xét, kiểm tra các
tổ chức doanh nghiệp có làm đúng theo quy định của luật, chính sách hay
không? Qua đó, nếu phát hiện ra hành vi vi phạm sẽ sử dụng các biện pháp
chế tài bằng các quyết định hành chính như truy thu số tiền thuế nợ, tiền thuế
thiếu, tiền trốn thuế, tiền gian lận thuế; phạt chậm nộp tiền thuế, phạt về hành
vi kê khai sai, kê khai thiếu, phạt hành vi trốn thuế, gian lận thuế nhằm ngăn
ngừa, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật thuế.
Trên thực tế, không có một hệ thống pháp luật nào đảm bảo là không có
khiếm khuyết. Đây chính là một trong những nguyên nhân tạo cho các tổ chức
doanh nghiệp lợi dụng sơ hở để lách luật, trốn thuế. Nhờ có hoạt động kiểm tra mà
phát hiện được những hành vi vi phạm pháp luật để ngăn ngừa và xử lý kịp thời.
- Góp phần hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật về thuế.
10
Hệ thống thuế ở nước ta hiện nay có nhiều sắc thuế khác nhau. Mỗi sắc thuế
có quy định quản lý khác nhau, điều tiết đến mỗi lĩnh vực khác nhau. Do đặc điểm
nền kinh tế nước ta đang dần dần chuyển đổi nên mỗi sắc thuế được ban hành ra
áp dụng dù có nghiên cứu, xem xét kỹ lưỡng tới đâu còng không thiếu khỏi những
thiếu sót, bất cập. Chính vì vậy, nhờ có công tác kiểm tra mới có thể nhìn ra được
những bất cập của luật, chính sách thuế trong thực tế. Từ đó góp phần bổ sung
hoàn thiện các chính sách thuế ngày càng hợp lý, phù hợp với thực tế hơn.
- Cải cách thủ tục hành chính.
Ban hành triển khai luật thuế còn đồng thời ban hành, triển khai thực
hiện các thủ tục hành chính thuế. Các thủ tục chính sách thuế được triển khai
phải được thực hiện nghiêm chỉnh và đúng theo quy định. Thông qua hoạt
động kiểm tra có thể phát hiện những người nộp thuế thực hiện không đúng
và không đủ các thủ tục hành chính thuế để có thể kịp thời chấn chỉnh. Đồng
thời thông qua đó sẽ phát hiện các thủ tục hành chính còn khiếm khuyết,
không cần thiết, không còn phù hợp với thực tế nữa để kiến nghị bổ sung
hoàn thiện thủ tục chính sách thuế, nhằm nâng cao hiệu lực pháp luật thuế.
1.2.1.3. Mục tiêu của công tác kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp
- Một là Giám sát hồ sơ khai thuế của doanh nghiệp nhằm chống thất thu
thuế qua việc kê khai thuế; ngăn chặn và xử lý kịp thời những vi phạm về thuế
- Hai là nâng cao tính tự giác tuân thủ pháp luật thuế của doanh nghiệp
trong việc thực hiện kê khai thuế, tính thuế và nộp thuế
- Ba là thực hiện cải cách hành chính trong việc kiểm tra thuế từ đó tránh
gây phiền nhiễu và tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển sản
xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ.
- Bốn là tạo sự thống nhất trong việc thực hiện công tác kiểm tra trong
toàn ngành thuế nhằm phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời các doanh
nghiệp có hành vi gian lận trốn thuế.
11
- Năm là thông qua công tác kiểm tra nhằm hướng dẫn, giúp đỡ các
doanh nghiệp nắm được các nghĩa vụ và quyền hạn của đơn vị khi thực hiện
luật thuế; đồng thời nâng cao trách nhiệm của công chức ngành thuế khi thi
hành công vụ.
1.2.2. Nguyên tắc kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp
Nguyên tắc chủ yếu của hoạt động kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp
bao gồm:
- Phải tuân theo pháp luật và chịu trách nhiệm cá nhân trước pháp luật
Không được làm trái các quy định của pháp luật là nguyên tắc quan
trọng nhất trong hoạt động kiểm tra thuế.
Nguyên tắc này đòi hỏi các đơn vị, cá nhân tham gia quá trình Kiểm tra
thuế chỉ được thực hiện những quyền mà pháp luật cho phép và phải thực
hiện đầy đủ các nghĩa vụ mà pháp luật quy định. Mọi hành vi lạm quyền hoặc
không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đều bị coi là hành vi không tuân thủ quy
định của pháp luật và đều phải bị xử lý.
Thực hiện nguyên tắc này chủ thể kiểm tra (cơ quan, đoàn kiểm tra và
các thành viên) khi thực hiện nhiệm vụ kiểm tra phải căn cứ vào các quy định
của pháp luật để kết luận, kiến nghị những vấn đề kiểm tra và chịu trách
nhiệm trước pháp luật về kết luận, kiến nghị của mình. Đối tượng kiểm tra
(các doanh nghiệp) phải nghiêm chỉnh chấp hành các quyết định của chủ thể
kiểm tra, cung cấp đầy đủ hồ sơ, tài liệu và giải trình số liệu khi được yêu cầu.
- Bảo đảm tính chính xác, khách quan, trung thực, công khai, dân chủ,
kịp thời
Tính chính xác đòi hỏi chủ thể kiểm tra phải nhận thức đúng vấn đề, nội
dung kiểm tra, xác định, đánh giá chính xác bản chất của sự việc để kết luận kiểm
tra chính xác. Tính chính xác bảo đảm cho hoạt động kiểm tra thuế đạt hiệu quả
12
cao. Muốn đảm bảo tính chính xác, không chỉ đòi hỏi quan điểm đúng đắn mà còn
cần phải có kiến thức, năng lực mới có thể đem lại kết qủa chính xác.
Tính khách quan yêu cầu chủ thể kiểm tra phải phản ánh đúng sự vật, hiện
tượng như nó vốn có, không được lồng ý kiến chủ quan khi mô tả sự vật, hiện
tượng. Tính khách quan và tính chính xác có mối quan hệ tác động qua lại. Tính
khách quan tạo tiền đề cho việc kết luận chính xác và kết luận kiểm tra có tính
chính xác mới thể hiện được tính khách quan của hoạt động kiểm tra.
Tính trung thực đòi hỏi chủ thể kiểm tra phải tuân thủ các quy tắc về đạo
đức nghề nghiệp, phản ánh đúng thực tế sự việc, không thiên lệch, bóp méo
sự việc dẫn đến kết luận không đúng thực tế.
Tính công khai thể hiện ở chỗ chủ thể kiểm tra phải thông báo đầy đủ,
công khai từ nội dung, kế hoạch, quyết định kiểm tra đến kết luận kiểm tra để
các tổ chức, cá nhân liên quan biết, giám sát và phối hợp thực hiện. Việc công
khai hoạt động kiểm tra nhằm nâng cao tính khách quan của hoạt động kiểm
tra, hạn chế những tiêu cực phát sinh trong qúa trình kiểm tra. Tuy nhiên,
còng cần lưu ý rằng, tuỳ tính chất của cuộc kiểm tra cụ thể, cần có hình thức,
mức độ công khai phù hợp để đảm bảo hiệu quả hoạt động kiểm tra.
Tính dân chủ nhằm tạo cơ hội cho đối tượng kiểm tra được trình bày ý
kiến, quan điểm về những nội dung kiểm tra còng như về hoạt động của đoàn
kiểm tra cụ thể, tránh tình trạng áp đặt của chủ thể kiểm tra.
Tính kịp thời: Hoạt động kiểm tra thuế nhằm phục vụ các mục tiêu quản
lý thuế trong những thời điểm nhất định. Vì vậy, kiểm tra kịp thời ngoài việc
giúp cho đối tượng kịp thời nhận rõ sai phạm để sửa chữa, khắc phục ngay,
tránh vi phạm kéo dài còn giúp cơ quan thuế chấn chỉnh và sửa đổi cơ chế,
chính sách phù hợp thực tiễn, nâng cao hiệu quả quản lý thuế. Mặt khác tính
kịp thời còn đảm bảo cuộc kiểm tra có biên bản, kết luận đúng thời hạn luật
định, tránh tình trạng dây dưa, kéo dài thời gian công bố kết luận kiểm tra.
13
- Không làm cản trở hoạt động bình thường của doanh nghiệp.
Hoạt động kiểm tra thuế là “vấn đề hết sức nhạy cảm” và trong những
năm gần đây, vấn đề quyền và những bảo đảm thực hiện quyền của doanh
nghiệp được đặc biệt quan tâm, việc cơ quan chức năng tổ chức tiến hành
kiểm tra tại cơ sơ kinh doanh là cần thiết nhưng ít nhiều còng sẽ ảnh hưởng
đến hoạt động của doanh nghiệp bị kiểm tra. Tình trạng kéo dài, dây dưa,
không công bố kết luận kiểm tra có lúc, có nơi vẫn còn tồn tại. Mặt khác, do
việc phân cấp quản lý và do đó sẽ có thể phát sinh nhiều đoàn kiểm tra đối
tượng cùng thời điểm hoặc trong một thời gian ngắn.
Nguyên tắc này nhằm hạn chế tối đa những cuộc kiểm tra chồng chéo
của các cơ quan quản lý, đảm bảo quyền hoạt động bình thường của doanh
nghiệp được kiểm tra, đảm bảo về cùng một nội dung, trong một năm doanh
nghiệp chỉ bị kiểm tra một lần. Cùng với việc thực hiện tốt nguyên tắc kịp
thời trong hoạt động kiểm tra, nguyên tắc này nhằm bảo vệ quyền lợi chính
đáng của doanh nghiệp được kiểm tra.
1.2.3. Các phương pháp kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp
Các phương pháp kiểm tra thuế bao gồm:
- Phương pháp đối chiếu, so sánh
Đây là phương pháp chủ yếu được sử dụng trong quá trình kiểm tra thuế.
Nội dung của phương pháp này là thực hiện so sánh, đối chiếu nội dung cần kiểm
tra với các nguồn thông tin khác nhau để đánh giá xem xét nội dung cần kiểm tra.
- Phương pháp kiểm tra từ tổng hợp đến chi tiết
Đây là phương pháp tối ưu để kiểm tra số liệu kế toán. Theo phương
pháp này, trước hết kiểm tra số liệu tổng hợp sau mới kiểm tra số liệu chi tiết.
Việc kiểm tra tổng hợp nhằm rút ra những nhận xét tổng quát để từ đó định
hướng những nội dung cần đi sâu kiểm tra.
- Phương pháp kiểm tra chứng từ gốc
14