Tải bản đầy đủ (.pdf) (120 trang)

Văn hóa kinh doanh trong các doanh nghiệp Nhật Bản ở Việt Nam : Luận văn ThS. Kinh doanh và quản lý: 60 34 01 02

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.58 MB, 120 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

NGUYỄN ĐỨC CHIẾN

VĂN HÓA KINH DOANH
TRONG CÁC DOANH NGHIỆP NHẬT BẢN
Ở VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH

Hà Nội - 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

NGUYỄN ĐỨC CHIẾN

VĂN HÓA KINH DOANH
TRONG CÁC DOANH NGHIỆP NHẬT BẢN
Ở VIỆT NAM

Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
Mã số: 60 34 01 02

LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN TRỊ KINH DOANH
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN VIẾT LỘC



Hà Nội - 2015


LỜI CẢM ƠN
Trƣớc tiên, tôi xin trân trọng cảm ơn TS. Nguyễn Viết Lộc đã tạo mọi điều
kiện, động viên, hƣớng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành tốt luận văn này. Trong suốt
quá trình nghiên cứu, thầy đã kiên nhẫn hƣớng dẫn, trợ giúp và động viên tôi rất
nhiều. Sự hiểu biết sâu sắc về khoa học, cũng nhƣ kinh nghiệm của thầy chính là
tiền đề giúp tôi đạt đƣợc những thành tựu và kinh nghiệm quý báu.
Xin đƣợc trân trọng cảm ơn các thầy, cô giáo ở Khoa Quản trị kinh doanh,
Phòng Đào tạo, Trƣờng Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội đã tạo điều kiện
thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập tại nhà trƣờng và nghiên cứu, thực
hiện luận văn.
Tôi cũng xin cảm ơn bạn bè và gia đình đã luôn cổ vũ, động viên tôi vƣợt
qua những khó khăn để hoàn thành tốt luận văn này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!


LỜI CAM ĐOAN
Đề tài này là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên cứu có
tính độc lập riêng, không sao chép bất kỳ tài liệu nào và chƣa đƣợc công bố nội
dung bất kỳ ở đâu, các số liệu, các nguồn trích dẫn trong luận văn đƣợc chú thích
nguồn gốc rõ ràng, minh bạch.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan của tôi.


MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................................... i
DANH MỤC BẢNG ..........................................................................................................iii

DANH MỤC BIỂU ĐỒ, HÌNH VẼ .................................................................................. iv
PHẦN MỞ ĐẦU .................................................................................................................. 1
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU,NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ
LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VĂN HÓA KINH DOANH TRONG CÁC DOANH
NGHIỆP NHẬT BẢN Ở VIỆT NAM................................................................................ 5
1.1. Tình hình nghiên cứu ........................................................................................5
1.1.1. Nghiên cứu trong nƣớc ................................................................................5
1.1.2. Nghiên cứu ngoài nƣớc ................................................................................6
1.2. Một số vấn đề lý luận .......................................................................................7
1.2.1. Khái niệm cơ bản .........................................................................................7
1.2.2. Các yếu tố cấu thành VHKD .....................................................................11
1.2.3. Các nhân tố ảnh hƣởng đến VHKD ...........................................................21
1.2.4. Các mô hình văn hóa doanh nghiệp ...........................................................25
1.3. Cơ sở thực tiễn ................................................................................................30
1.3.1. Sự tƣơng đồng và khác biệt về văn hoá giữa hai nƣớc Việt Nam và
Nhật Bản ..............................................................................................................30
1.3.2. Môi trƣờng thể chế ở Việt Nam .................................................................33
1.3.3. Sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế giữa Việt Nam và Nhật
Bản .......................................................................................................................35
Chƣơng 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................ 38
2.1. Quy trình nghiên cứu .....................................................................................38
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu ................................................................................39
2.2.1. Thu thập thông tin ......................................................................................39
2.2.2. Phƣơng pháp tổng hợp thông tin................................................................42
2.2.3. Phƣơng pháp phân tích thông tin ...............................................................42
2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu .........................................................................43


CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG VĂN HÓA KINH DOANH CỦA CÁC DOANH
NGHIỆP NHẬT BẢN Ở VIỆT NAM.............................................................................. 44

3.1. Tổng quan về DN Nhật Bản ở Việt Nam .......................................................44
3.1.1. Quy mô,số lƣợng,ngành nghề,phân sbố đầu tƣ của các DN Nhật Bản ở
Việt Nam ..............................................................................................................44
3.1.2. Đánh giá chung về hoạt động của các DN Nhật Bản ở Việt Nam.............45
3.2. Khảo sát văn hóa kinh doanh trong các doanh nghiệp Nhật Bản ở Việt
Nam........................................................................................................................48
3.2.1. Triết lý kinh doanh .....................................................................................48
3.2.2. Đạo đức kinh doanh ...................................................................................51
3.2.3. Văn hóa doanh nhân...................................................................................57
3.2.4. Quan hệ và ứng xử trong kinh doanh.........................................................65
3.3. Đánh giá chung ...............................................................................................72
CHƢƠNG 4: MỘT SỐ GỢI Ý GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN VĂN HÓA KINH
DOANH TRONG CÁC DOANH NGHIỆP NHẬT BẢN Ở VIỆT NAM.................... 77
4.1. Dự báo xu hƣớng phát triển VHKD trong các DN Nhật Bản ở

Việt

Nam........................................................................................................................77
4.2. Gợi ý giải pháp đối với các cơ quan hữu trách của Việt Nam .......................79
4.2.1. Nhóm các giải pháp điều kiện cho xây dựng và phát triển VHKD của
các DN Nhật Bản phù hợp với văn hóa Việt Nam...............................................79
4.2.2. Nhóm giải pháp về hỗ trợ các doanh nghiệp Nhật Bản xây dựng và
phát triển VHKD phù hợp với văn hóa Việt Nam ...............................................85
4.3. Tƣ vấn giải pháp cho các doanh nghiệp Nhật Bản ở Việt Nam .....................88
4.3.1. Một số gợi ý giải pháp đối với doanh nghiệp Nhật Bản nhằm xây dựng
và phát triển văn hóa kinh doanh phù hợp với văn hóa Việt Nam. .....................88
4.3.2. Các gợi ý giải pháp nhằm giúp các doanh nghiệp Nhật Bản phòng
ngừa, hạn chế và giải quyết các tình huống xung đột,khó xử về văn hóa. .........90
KẾT LUẬN ........................................................................................................................ 92
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................... Error! Bookmark not defined.

PHỤ LỤC


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
STT Ký hiệu
1

Nguyên nghĩa

CĐTNN Cục Đầu tƣ nƣớc ngoài

2

CSKT

Chính sách kinh tế

3

CBQL

Cán bộ quản lý

4

DN

Doanh nghiệp

5


CBCNV Cán bộ công nhân viên
Công nhân viên

6

CNV

7

ĐĐKD

8

FDI

Foreign direct investment- Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài

9

KCN

Khu công nghiệp

10

KTTT

Kinh tế thị trƣờng


11

MKT

Marketing

12

NLĐ

Ngƣời lao động

13

NQL

Nhà quản lý

14

ODA

Official Development Assistance- Hỗ trợ phát triển chính thức

15

PTKT

Phát triển kinh tế


16

PĐT

Phiếu điều tra

17

PPP

Hợp tác công-tƣ

18

TLKD

19

Đạo đức kinh doanh

Triết lý kinh doanh

TPHCM Thành phố Hồ Chí Minh

20

TNXH

Trách nhiệm xã hội


21

VHDN

Văn hóa doanh nghiệp

i


Văn hóa kinh doanh

22

VHKD

23

VĐT

Vốn đầu tƣ

24

WTO

Tổ chức Thƣơng mại Thế giới

ii



DANH MỤC BẢNG
STT

Tên bảng

1

Bảng 1.1

So sánh VHKD của Nhật Bản với Việt Nam

32

2

Bảng 1.2

Quy mô nền kinh tế Việt Nam- Nhật Bản năm 2014

36

3

Bảng 3.1

Nội dung

Trang

Đặc điểm văn hóa kinh doanh của các doanh nghiệp

75
Nhật Bản tại Việt Nam

iii


DANH MỤC BIỂU ĐỒ, HÌNH VẼ
STT

Tên biểu

1

Biểu 3.1

2

Biểu 3.2

Nội dung
Các giá trị chủ đạo trong DN
Kết quả điều tra đánh giá của nhân viên về việc : Coi
trọng tính trung thực trong DN

Trang
50
53

Kết quả điều tra về đánh giá: Ngƣời lao động Việt Nam
3


Biểu 3.3

đƣợc tôn trọng, đề cao, bầu không khí làm việc cởi mở,

55

thân thiện
Kết quả điều tra đánh giá : Các đề xuất của ngƣời lao
4

Biểu 3.4

động thƣờng đƣợc lãnh đạo DN xem xét và đánh giá cẩn

60

thận
Kết quả điều tra về nguyên nhân tạo hứng thú làm việc

5

Biểu 3.5

6

Biểu 3.6

Kết quả điều tra đánh giá về phong cách quản lý của DN


62

7

Biểu 3.7

Hành xử với sai sót của NLĐ

68

của nhân viên

iv

61


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Sự kiện Việt Nam chính thức trở thành thành viên của Tổ chức thƣơng mại thế
giới (WTO) vào ngày 11 tháng 1 năm 2007 càng tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các
doanh nghiệp (DN) nƣớc ngoài tham gia đầu tƣ vào Việt Nam. Trong bối cảnh cạnh
tranh giữa các DN ngày càng khốc liệt, dù là DN có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài (FDI), hay
DN trong nƣớc, để có thể tồn tại và phát triển bền vững trên thị trƣờng, yêu cầu các
DN phải xây dựng đƣợc một nền văn hóa kinh doanh (VHKD) có tính thích nghi cao.
Kể từ khi hai nƣớc chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao vào ngày 21 tháng 9
năm 1973, trong vòng hơn 40 năm qua, quan hệ giữa hai nƣớc Việt Nam và Nhật Bản
luôn có những bƣớc phát triển tiến bộ vƣợt bậc trên nhiều lĩnh vực từ kinh tế, chính trị
đến văn hóa. Hai nƣớc đã đƣa quan hệ lên tầm đối tác chiến lƣợc toàn diện. Viện trợ
ODA của chính phủ Nhật Bản dành cho Việt Nam liên tục tăng lên. Trong lĩnh vực

quan hệ kinh tế, số lƣợng doanh nghiệp Nhật Bản đầu tƣ vào Việt Nam tăng lên nhanh
chóng, đến thời điểm hiện tại Nhật Bản là nhà đầu tƣ thứ hai sau Hàn Quốc vào Việt
Nam, có khoảng hơn 1100 doanh nghiệp Nhật Bản với 2661 dự án còn hiệu lực, với
tổng số vốn đầu tƣ là 37,7 tỷ USD. Số lƣợng doanh nghiệp tập trung ở các khu công
nghiệp chiếm số lƣợng lớn góp phần tạo ra đƣợc hàng nghìn việc làm cho lao động
Việt Nam.
Theo các nhà nghiên cứu về VHKD đã chỉ ra một cách khái quát, VHKD là
việc sử dụng các nhân tố văn hoá vào hoạt động kinh doanh của chủ thể, là cái văn hoá
mà các chủ thể kinh doanh tạo ra trong quá trình kinh doanh, hình thành nên những
kiểu kinh doanh ổn định và đặc thù của riêng họ.Việc sử dụng các nhân tố văn hoá vào
hoạt động kinh doanh sẽ đem lại cho DN và chủ thể kinh doanh một sứ mạng cao cả,
đó là sứ mệnh phát triển con ngƣời, đem lại sự giàu có, hạnh phúc cho mọi ngƣời, sự
phồn vinh và vững mạnh của đất nƣớc, sự vẻ vang của dân tộc. Nhận thức đƣợc sứ
mệnh ấy con ngƣời sẽ hăng say lao động, không ngại khó khăn gian khổ, thậm chí hy
sinh cả lợi ích riêng của mình đóng góp vào lợi ích chung của DN và xã hội. Do đó,

1


văn hoá trong kinh doanh là bộ phận cấu thành của nền văn hoá dân tộc, phản ánh
trình độ của con ngƣời trong lĩnh vực kinh doanh.
Điều này đặt ra các câu hỏi : Vậy những yếu tố tạo nên thành công của các DN
Nhật Bản ở Việt Nam là gì ? Những nhân tố đặc trưng trong VHKD của các DN Nhật
Bản ở Việt Nam là gì ? Tại sao DN Việt Nam ta lại không có được sự thành công ngay
trên sân nhà cũng như khó tiếp cận và đáp ứng được các yêu cầu của doanh nghiệp
Nhật Bản? Nguyên nhân là do đâu? Có phải là do sự khác biệt về VHKD giữa hai
quốc gia hay không ? Để tìm ra câu trả lời cho những câu hỏi trên, theo tác giả cần
phải tìm hiểu, phân tích rõ về VHKD của các doanh nghiệp Nhật Bản ở Việt Nam.
Việc làm rõ VHKD của các DN Nhật Bản tại Việt Nam có thể giúp hoàn thiện hơn sự
hiểu biết về sứ mệnh kinh doanh, mục đích kinh doanh của các DN này, giúp ngƣời

lao động (NLĐ) Việt Nam có thể hòa nhập với văn hóa của DN và cùng cống hiến cho
mục đích, sứ mệnh của DN. Ngoài ra, qua việc hiểu rõ các nhân tố đặc trƣng trong
VHKD của các DN Nhật Bản có thể giúp các DN Việt Nam hiểu đƣợc bài học thành
công của DN Nhật Bản và qua đó rút ra những giá trị tham khảo cho DN của mình. Từ
đó giúp cho các doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận dễ dàng hơn với doanh nghiệp Nhật
Bản.
Xác định đây là cơ hội tốt để vận dụng những kiến thức đã đƣợc đào tạo vào
thực tiễn, phù hợp với chƣơng trình đào tạo thạc sĩ chuyên ngành Quản trị kinh doanh
tại trƣờng đại học Kinh tế- Đại học quốc gia Hà Nội, tác giả đã chọn đề tài : “Văn hóa
kinh doanh trong các doanh nghiệp Nhật Bản ở Việt Nam” để nghiên cứu và làm đề
tài luận văn tốt nghiệp.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1 Mục đích nghiên cứu luận văn
Căn cứ vào cơ sở lý luận về văn hóa kinh doanh của các DN Nhật Bản ở Việt
Nam, tác giả nghiên cứu thực trạng về VHKD của các DN Nhật Bản ở Việt Nam và
tìm ra mô hình VHKD của các DN Nhật Bản ở Việt Nam từ đó nghiên cứu đƣợc tình
hình thực hiện VHKD của các DN Nhật Bản ở Việt Nam nhằm tìm ra câu trả lời cho
các câu hỏi đã đƣa ra.

2


2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu luận văn
- Hệ thống các vấn đề lý luận và thực tiễn về VHKD trong các DN Nhật Bản ở
Việt Nam.
- Phân tích thực trạng của VHKD trong các DN Nhật Bản ở Việt Nam.
- Đƣa ra một số gợi ý giải pháp tham khảo cho các DN Nhật Bản nhằm hoàn
thiện hơn VHKD khi kinh doanh ở Việt Nam và rút ra những giá trị tham khảo trong
xây dựng VHKD của DN Việt Nam.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

3.1.Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn
Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là VHKD Nhật Bản, cụ thể hơn đi sâu vào
nghiên cứu VHKD trong các DN Nhật Bản tại Việt Nam.
Đối tƣợng khảo sát là các DN Nhật Bản tại Việt Nam.
3.2.Phạm vi nghiên cứu
+ Về nội dung : VHKD đƣợc nghiên cứu dƣới góc độ nghĩa rộng, là toàn bộ các
nhân tố văn hóa trong hoạt động kinh doanh của DN. Cụ thể ở đây là các nhân tố văn
hóa trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam.
+ Về không gian : Do điều kiện nguồn lực về thời gian và tài chính dành cho
nghiên cứu có hạn, tác giả không thể khảo sát đƣợc VHKD của tất cả các DN Nhật
Bản ở Việt Nam nhất là các DN tập trung ở khu vực miền Trung và miền Nam, do đó
tác giả sẽ tập trung nghiên cứu VHKD của một số doanh nghiệp Nhật Bản tiêu biểu tại
miền Bắc, tập trung chủ yếu trên địa bàn thành phố Hà Nội và một số KCN tại các tỉnh
lân cận nhƣ Bắc Ninh, Hƣng Yên, Vĩnh Phúc...
+ Về thời gian : Nghiên cứu các dữ liệu thứ cấp đƣợc tổng hợp trong thời gian
từ 2012- 2015. Số liệu sơ cấp mới đƣợc điều tra thu thập chủ yếu trong giai đoạn từ
tháng 6 đến tháng 9 năm 2015.
4. Đóng góp mới của đề tài
- Hệ thống đầy đủ đƣợc các vấn đề lý luận và thực tiễn VHKD trong các DN
Nhật Bản ở Việt Nam.
- Làm rõ thực trạng của VHKD trong các DN Nhật Bản ở Việt Nam.

3


- Đƣa ra một số giải pháp tham khảo cho các DN Nhật Bản khi xây dựng VHKD ở
Việt Nam và rút ra những giá trị tham khảo trong xây dựng VHKD của DN Việt Nam.
5.Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận
văn đƣợc chia làm 4 chƣơng nhƣ sau :

Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu, những vấn đề lý luận và thực tiễn
của VHKD trong các DN Nhật Bản ở Việt Nam.
Chương 2: Phƣơng pháp và thiết kế nghiên cứu.
Chương 3: Thực trạng VHKD của các DN Nhật Bản ở Việt Nam.
Chương 4: Một số gợi ý giải pháp hoàn thiện VHKD trong các DN Nhật Bản
ở Việt Nam

4


CHƢƠNG 1 :
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ
LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VĂN HÓA KINH DOANH TRONG
CÁC DOANH NGHIỆP NHẬT BẢN Ở VIỆT NAM
1.1.Tình hình nghiên cứu
1.1.1 Nghiên cứu trong nƣớc
Nghiên cứu về VHKD nói chung và VHKD của các DN FDI đƣợc nhiều nhà
nghiên cứu tại Việt Nam quan tâm. Các nghiên cứu trong nƣớc hiện nay chủ yếu đề
cập đến các vấn đề nhƣ: lý luận về VHKD, nghiên cứu về VHKD của một số tập đoàn,
DN trong và ngoài nƣớc, vùng miền hoặc đặc trƣng của một vài quốc gia. Những
nghiên cứu này ngoài việc cung cấp những lý luận cơ bản về VHKD thƣờng đề cập
đến những yếu tố có tác động và ảnh hƣởng tới VHKD nhƣ: nền tảng văn hóa dân tộc,
tƣ tƣởng truyền thống dân tộc, cơ chế, chính sách của nhà nƣớc và môi trƣờng văn hóa
xã hội. Một số nghiên cứu khác có đƣa ra những giải pháp, gợi ý chính sách xây dựng
VHKD của Việt Nam. Ngoài ra, còn có những nghiên cứu về VHKD ảnh hƣởng đến
vấn đề đạo đức trong kinh doanh của các DN.
Đối với vấn đề nghiên cứu về VHKD, những nghiên cứu về lý luận VHKD đã
hệ thống khá đầy đủ về các cơ sở hình thành, khái niệm về triết lý kinh doanh, đạo đức
kinh doanh, văn hóa doanh nhân, đặc điểm, đặc trƣng, các mô hình, các yếu tố cấu
thành và ảnh hƣởng... nhƣ các nghiên cứu của các tác giả: Dƣơng Thị Liễu (2011) và

các tác giả Đỗ Minh Cƣơng (2001), Phùng Xuân Nhạ (2011),..đã nghiên cứu sâu sắc
về mối quan hệ giữa văn hóa và kinh tế, kinh doanh. Các nghiên cứu tiêu biểu đề cập
đến những yếu tố ảnh hƣởng tới VHKD qua đó đƣa ra những gợi ý và giải pháp cho
việc xây dựng và phát triển VHKD có công trình nghiên cứu của Trần Quốc Dân
(2008), Đỗ Minh Cƣơng (2013)...Tuy nhiên, một số tác giả vẫn còn có các quan điểm
khác nhau trong một số vấn đề ví dụ nhƣ là về các yếu tố cấu thành VHKD do chƣa có
sự thống nhất về khái niệm, đặc trƣng của VHKD.
Đối với các nghiên cứu về VHKD của các DN nƣớc ngoài nói chung và về
VHKD của các DN Nhật Bản ở Việt Nam nói riêng đã có những công trình nghiên cứu
5


về VHKD của một tập đoàn hay một DN, cá nhân cụ thể, trong đó tập trung nghiên
cứu ảnh hƣởng của các nhân tố văn hóa tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp,
hay văn hóa ứng xử đặc trƣng của mỗi nƣớc. Cũng có nghiên cứu bƣớc đầu đã chỉ ra
đƣợc một số nét đặc trƣng trong VHKD của Nhật Bản và đƣa ra những gợi ý cho DN
Việt Nam (Đào Thị Lơn, Nguyễn Văn Hùng, Nguyễn Quang Tú, Đinh Hữu Hải2009). Một số nghiên cứu khác mang tính tổng thể về chính trị, lịch sử, văn hóa nƣớc
Nhật (Vĩnh Sính- 2014); Tìm hiểu về con ngƣời Nhật Bản (Trần Minh Tiết- 2015) hay
về quá trình Duy Tân của Nhật Bản (Đào Trinh Nhất- 2015), hoặc về kinh nghiệm của
Nhật Bản (Võ Văn Sen- 2009).
Một số tác giả khác tập trung phân tích ảnh hƣởng của cơ chế, chính sách, ảnh
hƣởng của các yếu tố môi trƣờng đầu tƣ, thu hút vốn đầu tƣ nƣớc ngoài (Phùng Xuân
Nhạ- 2006; Lê Quý Đức- 2005). Các nghiên cứu đã đề xuất đƣợc một số giải pháp để
cải thiện môi trƣờng kinh doanh, phát huy vai trò các nhân tố của VHKD, tuy nhiên
mới dừng lại ở các ý kiến riêng lẻ mà chƣa xây dựng thành hệ thống, cơ chế, chính
sách, giải pháp cụ thể.
1.1.2 Nghiên cứu ngoài nƣớc
VHKD là một đề tài đã khá quen thuộc với nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới,
các nghiên cứu về VHKD đã đƣợc các nhà nghiên cứu nƣớc ngoài nghiên cứu từ
những năm 70 của TK trƣớc, tuy nhiên phải đến cuối TK 20, VHKD mới là đối tƣợng

đƣợc chú ý và nghiên cứu nhiều khi mà những yếu tố văn hóa ngày càng đóng vai trò
quan trọng trong việc góp phần nâng cao hiệu quả các hoạt động kinh doanh của DN.
Các công trình nghiên cứu về VHKD của T.Peter&R.Waterman (1996)
P.Duckle (1989), Fons Trompenaars, Charles Hampden - Turner (1998) đi vào nghiên
cứu các yếu tố cấu thành và vai trò của các nhân tố văn hóa nhƣ hệ thống các nhân tố
và giá trị văn hóa, hệ thống các giá trị VHDN, doanh nhân...và những tác động cũng
nhƣ ảnh hƣởng của giá trị những nhân tố văn hóa đến hoạt động kinh doanh và hoạt
động kinh doanh trong môi trƣờng quốc tế hóa, kinh doanh trong môi trƣờng đa văn
hóa, bối cảnh toàn cầu hóa (Thomas L.Friedmen- 2007; Fons Trompenaars & Charles
Hammpden Turner- 2006), hay những tác động của văn hóa vào kinh doanh và đƣa ra

6


những bộ công cụ cho các nhà quản lý khi làm việc với các nền văn hóa (Trompenars,
F. and Wooliams- 2004), văn hóa tổ chức và lãnh đạo (Edgar H.Schein- 2004).
Đối với đề tài nghiên cứu của nƣớc ngoài về VHKD của các DN Nhật Bản,
tƣơng tự nhƣ một số nghiên cứu trong nƣớc, có một số công trình nghiên cứu, phân
tích về văn hóa kinh doanh, phƣơng thức kinh doanh, những giá trị tạo nên chất lƣợng
Nhật Bản của một số tập đoàn, cá nhân tiêu biểu (Jeffrey K.Liker- 2003), hay qua các
tác phẩm tự sự của những ngƣời sáng lập nên những tập đoàn nổi tiếng của Nhật Bản
cho thấy đƣợc quá trình hình thành và phát triển của công ty, nhân cách của những nhà
sáng lập (Akio Morita- 2014; Honda Shoichiro- 2006; Inamori Kazuo- 2013). Nghiên
cứu về nguồn gốc và hoạt động thực tiễn của các công ty Nhật Bản (Rodney Clark2014), văn hóa làm việc với ngƣời Nhật (John C.Condon & Tomoko Masumoto2015), hay nghiên cứu về những nét văn hóa ngƣời Nhật hay dùng trong kinh doanh
(Akihisa Kumayama-1991), đạo đức kinh doanh của Nhật Bản (Noboru Yoshimura,
Philip Anderson-1997).
Nhìn chung, nghiên cứu về VHKD trong DN Nhật Bản tại Việt Nam, hiện nay
chƣa có công trình nào nghiên cứu một cách toàn diện. Một số nghiên cứu đề cập đến
các vấn đề cần lƣu ý, những nét đặc trƣng cơ bản về VHKD của các DN hay con ngƣời
Nhật Bản nói chung chứ chƣa có sự nghiên cứu riêng biệt về các DN Nhật Bản tại Việt

Nam. Hầu hết mới dừng lại dƣới dạng một bài viết, bài phân tích nhỏ lẻ về một số khía
cạnh, đặc điểm văn hóa, phong cách quản lý, điều hành, phƣơng thức kinh doanh, hình
thức tiếp thị sản phẩm. Đặc biệt, thiếu các nghiên cứu về VHKD của các DN Nhật Bản
tại Việt Nam một cách tổng thể mà có thể làm giá trị tham khảo cho các DN Việt Nam.
1.2.Một số vấn đề lý luận
1.2.1. Khái niệm cơ bản
1.2.1.1. Văn hóa kinh doanh
Văn hóa là những sáng tạo của con ngƣời và mang lại giá trị cho con ngƣời.
Văn hóa hiện diện trong mọi hoạt động của đời sống con ngƣời nhƣ một yếu tố không
thể thiếu của tổng thể xã hội. Các nhà nghiên cứu đã đi sâu tìm hiểu những sắc thái
văn hóa của các hoạt động nhƣ: văn hóa chính trị, văn hóa pháp luật, văn hóa giáo dục,

7


văn hóa gia đình... Kinh doanh là một hoạt động đặc thù của con ngƣời, do vậy nó
cũng là một phạm trù của văn hóa.
Có khá nhiều quan niệm, định nghĩa về VHKD. Trƣớc khi đi đến một định
nghĩa mang tính khái quát cao, chúng ta khảo sát một số định nghĩa điển hình:
Một số nhà nghiên cứu quốc tế đã đƣa ra một số định nghĩa nhƣ sau:
Theo Vern Terspstra và Kenneth David, tác giả cũng có quan điểm tƣơng đồng,
tuy nhiên định nghĩa của hai tác giả cụ thể hơn: "bao gồm những nguyên tắc điều
chỉnh việc kinh doanh, việc ấn định ranh giới giữa hành vi cạnh tranh và các ứng xử
vô đạo đức, những quy tắc phải tuân theo trong các thỏa thuận kinh doanh " [50, trang
14].
Ở Việt Nam, các nhà nghiên cứu đã đƣa ra một số định nghĩa về VHKD nhƣ
sau:
- Theo PGS.TS Phùng Xuân Nhạ: “VHKD là một hệ thống các giá trị, chuẩn
mực, quan niệm và hành vi do chủ thể kinh doanh tạo ra trong quá trình kinh doanh,
được thể hiện trong cách ứng xử của họ với xã hội- tự nhiên ở một cộng đồng hay khu

vực nào đó” [27, trang 42]. Theo cách tiếp cận này có thể hiểu là VHKD là hệ thống
các giá trị, chuẩn mực, hành vi đƣợc DN và ban lãnh đạo tạo dựng và tích lũy trong
quá trình hoạt động của DN.
- Theo PSG.TS Dƣơng Thị Liễu với sự phát hiện về bản chất của VHKD là
“làm cho cái lợi gắn bó chặt chẽ với cái đúng, cái tốt và cái đẹp” đã đưa ra khái
niệm: “VHKD là toàn bộ các nhân tố văn hóa, được chủ thể kinh doanh chọn lọc, tạo
ra, sử dụng và biểu hiện trong hoạt động kinh doanh tạo nên bản sắc kinh doanh của
chủ thể đó” [19, trang 23].
Khái niệm trên đây của PGS.TS Dƣơng Thị Liễu tuy không đề cập một cách cụ
thể đến tác động của VHKD đến các nhân tố trong kinh doanh nhƣ sản phẩm, quan hệ
khách hàng…nhƣng đã cụ thể hóa và khái quát hóa về một hệ thống các phạm trù tạo
nên VHKD.
Qua các phân tích trên, có thể đƣa ra đƣợc khái niệm chung vể VHKD nhƣ sau:
“VHKD là toàn bộ các nhân tố văn hóa, được chủ thể kinh doanh chọn lọc, tạo

8


ra, sử dụng và biểu hiện trong hoạt động kinh doanh tạo nên bản sắc kinh doanh của
chủ thể đó ”.
Các nhân tố đƣợc chọn lọc nhƣ là các nhân tố văn hóa xã hội ( phong tục, tập
quán, thói quen, giá trị, thẩm mỹ, ngôn ngữ, giáo dục, tôn giáo, vùng miền...), văn hóa
dân tộc để đƣa vào hoạt động sản xuất kinh doanh, từ đó chủ thể kinh doanh tạo ra các
nhân tố văn hóa mang tính đặc thù của mình ( phong cách, phong thái, hệ giá trị, mẫu
mã sản phẩm, tiêu chuẩn chất lƣợng, văn hóa doanh nghiệp…) và sử dụng các nhân tố
đã chọn lọc, tích lũy, tạo ra trong hoạt động sản xuất kinh doanh để nâng cao hiệu quả
kinh doanh, tạo nên bản sắc riêng của DN.
1.2.1.2. Văn hóa doanh nghiệp
Trong bối cảnh kinh tế hiện nay, văn hóa doanh nghiệp ( VHDN ) là một khái
niệm đƣợc nói đến khá nhiều mỗi khi ngƣời ta đánh giá về một doanh nghiệp nào đó,

nó là một dấu ấn, một nét bản sắc riêng của DN. Nó là cái giúp ta phân biệt giữa DN
này với DN khác. VHDN đó là các giá trị văn hóa đƣợc gây dựng nên trong quá trình
tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, nó trở thành các giá trị , chuẩn mực, phƣơng
thức hành động của DN đó và những nét văn hóa đó sẽ là những kim chỉ nam trong
hành động cho nhân viên của DN đó trong quá trình sản xuất kinh doanh. VHDN là
biểu hiện của VHKD, là những giá trị “ bề nổi ”mà ta có thể nhìn thấy, cảm nhận thấy
qua những quan sát về DN đó. Khi nhắc đến các DN Nhật Bản, nét văn hóa đầu tiên ta
thƣờng thấy là văn hóa cúi chào và trao danh thiếp, khách hàng đƣợc phục vụ với thái
độ kính trọng hết mực qua sản phẩm , dịch vụ chất lƣợng, sự tận tâm trong lối nói kính
ngữ và những cử chỉ lịch sự.
Có nhiều định nghĩa về VHDN đƣợc đƣa ra:
- Edgar Schein- chuyên gia nghiên cứu các tổ chức đã đƣa một khái niệm mà
nhiều học giả đã sử dụng trong nghiên cứu của mình: “VHDN là tổng hợp những quan
niệm chung mà các thành viên trong công ty học được trong quá trình giải quyết các
vấn đề nội bộ và xử lý các vấn đề với môi trường xung quanh” [19,trang 259].
Quan điểm trên cho thấy VHDN là những giá trị đƣợc tạo ra trong quá trình
hoạt động của DN, đã trở thành thói quen, thành truyền thống trong DN để xử lý các

9


vấn đề nội bộ và các vấn đề có liên quan đến DN, tạo cho DN những nét riêng so với
DN khác.
- Theo PGS.TS Phùng Xuân Nhạ: “ VHDN là một hệ thống các giá trị (tôn
trọng khách hàng, giữ chữ tín, đề cao con người, coi trọng môi trường…) do doanh
nghiệp sáng tạo và tích lũy trong quá trình hoạt động kinh doanh, trong mối quan hệ
với môi trường xã hội và tự nhiên của mình. VHDN được hiểu là tập hợp những niềm
tin, mong đợi và giá trị được các thành viên của DN cùng học hỏi và chia sẻ với nhau,
được truyền từ thế hệ nhân viên này đến thế hệ nhân viên khác ”. Khái niệm chỉ ra
rằng VHDN hình thành trong quá trình hoạt động và tƣơng tác giữa DN với môi

trƣờng xung quanh DN và đƣợc cấu tạo bởi hệ thống các giá trị [27, trang 60].
- Theo PSG.TS Dƣơng Thị Liễu: “ VHDN là toàn bộ giá trị tinh thần mang đặc
trưng riêng biệt của DN có tác động tới tình cảm, lý trí và hành vi của tất cả các thành
viên DN ”.
- Theo nhà nghiên cứu Trần Quốc Dân: “VHDN được hiểu là một hệ thống bao
gồm những giá trị, truyền thống, tập quán, lối ứng xử, nghi lễ, biểu tượng, chuẩn mực
được hình thành trong quá trình xây dựng và phát triển của DN, có khả năng lưu
truyền, tạo nên bản sắc riêng, có tác động sâu sắc tới tâm lý và hành vi của tất cả các
thành viên trong DN ” [10, trang 71]. Đây là một khái niệm tƣơng đối bao quát, tổng
hợp đƣợc các yếu tố cấu thành VHDN.
Nhìn chung, các định nghĩa đã nêu lên đƣợc các yếu tố cấu thành tạo nên đặc
trƣng VHDN từ bên trong doanh nghiệp. Tuy nhiên, bản sắc của VHDN còn chịu ảnh
hƣởng của những yếu tố bên ngoài DN đó là môi trường văn hóa và những yếu tố văn
hóa hợp thành trong quá trình sản xuất kinh doanh của DN.
Vì vậy, VHDN sẽ bao gồm :
Môi trƣờng văn hóa nội tại của DN
Hệ thống các giá trị của DN
Các nhân tố văn hóa hợp thành trong quá trình sản xuất, kinh doanh của DN.
Một khái niệm súc tích, ngắn gọn, khái quát hóa đƣợc những khía cạnh trên,
thống nhất với khái niệm về VHKD mà tác giả lựa chọn sẽ là khái niệm cho VHKD

10


trong luận văn này đó là khái niệm đƣợc đƣa ra trong cuốn giáo trình VHKD của
trƣờng Đại học kinh tế quốc dân:
VHDN là toàn bộ những nhân tố văn hóa được DN chọn lọc, sử dụng và biểu
hiện trong hoạt động kinh doanh, tạo nên bản sắc kinh doanh của DN đó.
1.2.2. Các yếu tố cấu thành VHKD
VHKD rất phong phú và đa dạng, đƣợc tạo ra trong quá trình sản xuất, kinh

doanh. Theo các nghiên cứu hiện nay, VHKD có các yếu tố cấu thành cơ bản sau:
Triết lý kinh doanh, ĐĐKD, Văn hóa doanh nhân, Quan hệ và ứng xử trong kinh
doanh. Mỗi nhân tố đều có tác động mạnh mẽ đến hoạt động kinh doanh.
1.2.2.1. Triết lý kinh doanh
Triết lý kinh doanh (TLKD) là một trong những biểu hiện của văn hóa trong
hoạt động kinh doanh. Mỗi doanh nhân, doanh nghiệp cần xây dựng TLKD cho mình
hoặc cho doanh nghiệp nhƣ một kim chỉ nam để giúp DN đạt đƣợc mục tiêu . Mỗi DN
sẽ đặt ra cho mình mục tiêu nhất định và sử dụng các phƣơng thức để đạt đƣợc mục
tiêu và đạt mối liên kết với môi trƣờng và xã hội xung quanh. TLKD đƣợc ví nhƣ là
việc xây dựng một con đƣờng để DN đi khai phá mảnh đất kinh doanh, con đƣờng này
tốt hay xấu, nó hƣớng đến đâu chính là tự trong bản chất của DN biểu hiện ra. TLKD
chính là cốt lõi của VHDN, TLKD đặt ra cho DN những quy tắc, mục tiêu, phƣơng
pháp mà DN hay các nhân viên trong DN phải tuân theo và hƣớng tới.
TLKD có thể hiểu là cốt lõi để từ đó, DN xây dựng các nguyên tắc, quy tắc
trong quan hệ ứng xử, trong hoạt động của DN để hƣớng tới mục tiêu định sẵn, và nhƣ
vậy, triết lý kinh doanh duy trì và dẫn dắt sự thay đổi của DN bất chấp những vấn đề
về nhân sự trong DN. TLKD thƣờng đƣợc hình thành trƣớc hoặc trong quá trình khởi
nghiệp.
Nhiều quan điểm trƣớc đây cho rằng TLKD là một thứ xa xỉ chỉ xuất hiện khi
DN đã vững mạnh. Tuy nhiên, sự lựa chọn xây dựng triết lý kinh doanh dẫn đƣờng
ngay từ những ngày đầu khởi nghiệp là sự lựa chọn mang giá trị thực tiễn. TLKD dẫn
đƣờng cho DN tới mục tiêu nhất định, cũng từ TLKD đó, DN đƣợc ngƣời tiêu dùng
biết đến, xã hội biết đến và tôn vinh họ, sử dụng sản phẩm của họ. TLKD thƣờng đƣợc

11


hình thành trong sự tƣơng tác và tác động, ảnh hƣởng của nền văn hóa dân tộc, sự giao
thoa văn hóa trong cạnh tranh, sự ảnh hƣởng của các mối quan hệ phát sinh trong quá
trình thực hiện các hoạt động kinh doanh. Con đƣờng chung của sự hình thành các

TLKD đó là sự tổng kết các kinh nghiệm thực tiễn của những ngƣời hoạt động kinh
doanh, các doanh nhân từng trải. Vì vậy, theo cách thức hình thành thì:
“ TLKD là những tƣ tƣởng triết học phản ánh thực tiễn kinh doanh thông qua
con đƣờng trải nghiệm, suy ngẫm và khái quát hóa của các chủ thể kinh doanh và chỉ
dẫn cho hoạt động kinh doanh.” [19, trang 54]
TLKD gồm những nội dung sau:
- Sứ mệnh và mục tiêu cơ bản của DN.
- Phƣơng thức hành động.
- Các nguyên tắc tạo ra một phong cách cƣ xử, giao tiếp và hoạt động kinh
doanh đặc thù của DN.
Các TLKD thƣờng đƣợc xây dựng dựa trên những điều kiện cơ bản đó là:
Cơ chế pháp luật
Thời gian hoạt động của doanh nghiệp và kinh nghiệm của ngƣời lãnh đạo
Bản lĩnh và năng lực của ngƣời lãnh đạo
Sự chấp nhận tự giác của đội ngũ cán bộ công nhân viên
Các TLKD dù rất đa dạng nhƣng thƣờng hƣớng đến:
- Việc tuân theo các quy tắc cạnh tranh cơ bản của thị trƣờng.
- Có ý chí tấn công.
- Có định hƣớng về lòng trung thành.
- Định hƣớng về những đóng góp cho xã hội.
1.2.2.2. Đạo Đức Kinh Doanh
Đạo đức kinh doanh (ĐĐKD) là khái niệm đƣợc nhắc đến nhiều khi đánh giá
một DN. Nó xuất phát từ thực tiễn kinh doanh qua các thời kỳ phát triển của nhân loại.
Ở Mỹ, ĐĐKD đã đƣợc nghiên cứu từ những năm 70, đã đƣa ra các nguyên tắc cần
đƣợc áp dụng vào hoạt động kinh doanh.
“ ĐĐKD là một tập hợp các nguyên tắc, chuẩn mực có tác dụng điều chỉnh,

12



đánh giá, hướng dẫn và kiểm soát hành vi của các chủ thể kinh doanh ” [19, trang
103].
ĐĐKD góp phần tạo dựng hình ảnh, uy tín cho DN, có tác động rất lớn đến
hiệu quả, sự tồn tại, phát triển của DN. Các DN có ĐĐKD sẽ tạo đƣợc lòng tin của
khách hàng, của xã hội từ đó, nhận đƣợc sự ủng hộ của khách hàng và các đối tác với
các sản phẩm và dịch vụ của mình.
ĐĐKD ảnh hƣởng đến sự tồn tại của DN không chỉ trong hiện tại mà còn cả
trong tƣơng lai. ĐĐKD có liên quan mật thiết đến trách nhiệm xã hội của DN. Đánh
giá hiệu quả hoạt động của mỗi DN, ngoài mức lợi nhuận còn có sự ghi nhận mức độ
ảnh hƣởng, tác động, đóng góp của DN đến môi trƣờng xung quanh.
DN kinh doanh có trách nhiệm sẽ tính toán để tạo đủ doanh thu nhằm trang trải
những chi phí thật sự của vốn, những rủi ro của hoạt động kinh tế trong tƣơng lai,
những nhu cầu cho NLĐ hiện đang sử dụng và cả những ngƣời hƣu trí, chi phí duy trì
hoạt động về lâu dài (chi phí đảm bảo cho hoạt động vì môi trƣờng, chi phí trách
nhiệm khác của DN…).
ĐĐKD bao gồm những nguyên tắc và chuẩn mực sau:
- Trung thực.
- Tôn trọng con ngƣời.
- Gắn lợi ích của DN với lợi ích của khách hàng và xã hội, coi trọng hiệu quả
gắn với trách nhiệm xã hội. Nhận dạng một DN kinh doanh có trách nhiệm ở 4 điểm:
+ Tuân thủ luật pháp.
+ Quản lý rủi ro.
+ Nâng cao uy tín.
+ Giá trị gia tăng cho cộng đồng.
DN kinh doanh có đạo đức trƣớc hết phải là một DN có trách nhiệm và ngƣợc
lại, DN kinh doanh có trách nhiệm là DN có ĐĐKD.
- Bí mật và trung thành với những trách nhiệm đặc biệt.
Đối tượng điều chỉnh của ĐĐKD

13



Là các chủ thể hoạt động kinh doanh- Những ngƣời là chủ thể của các quan hệ
và hành vi kinh doanh.
- Doanh nhân: Tất cả các thành viên trong tổ chức kinh doanh: Ban giám đốc,
quản lý, nhân viên, công nhân… ĐĐKD thƣờng đƣợc nói đến nhƣ là đạo đức nghề
nghiệp
- Khách hàng: Ngƣời bán, ngƣời mua đều có quan hệ theo quy luật “ Mua rẻ,
bán đắt ”. Khách hàng là “ thƣợng đế ”, để tránh làm xói mòn các chuẩn mực đạo đức,
cần có sự định hƣớng của ĐĐKD, tránh đề cao lợi ích của một phía.
- Đối tác: nhà cung ứng, cổ đông…
1.2.2.3. Văn hoá doanh nhân
Doanh nhân (hay chủ DN) thƣờng đƣợc xem là những ngƣời tổ chức, điều hành
một DN, là những ngƣời có vị trí và vai trò quan trọng trong nền kinh tế. Bàn về khái
niệm doanh nhân , có rất nhiều khái niệm đƣợc nhiều học giả đƣa ra dƣới nhiều góc độ
khác nhau.
Một số nhà kinh tế cho rằng, doanh nhân là những ngƣời làm chủ các quan hệ
kinh tế của DN. “ Doanh nhân là ngƣời chủ sở hữu đối với vốn, tiền bạc, tài sản trí tuệ
và cả quyền lực trong hoạt động sản xuất, buôn bán để đạt đƣợc sự gia tăng không
ngừng về mặt lợi nhuận, sở hữu tƣ nhân. Doanh nhân là ngƣời coi lợi nhuận, sở hữu tƣ
nhân gia tăng không ngừng, là định hƣớng giá trị cơ bản của các hoạt động và quan hệ
của bản thân, cũng là lợi ích sống còn của chính mình ” [19, trang 54]. Quan điểm này
còn nhiều hạn chế và chƣa phù hợp với nền kinh tế nhiều thành phần của Việt Nam.
Tác giả Trần Quốc Dân đƣa ra khái niệm: “ Doanh nhân là người khởi đầu DN,
giữ quyền sở hữu và quản lý, điều hành DN. Họ là những người có khát vọng làm giàu
cháy bỏng, có đầu óc sáng tạo và đổi mới, sẵn sàng đương đầu với những thách thức
khi theo đuổi các cơ hội, sẵn sàng chấp nhận mọi rủi ro, chịu trách nhiệm về vật chất
và tinh thần đối với kết quả sản xuất kinh doanh của DN.” [10, trang 143].
Từ góc độ nhân cách doanh nhân, PGS.TS Phùng Xuân Nhạ đƣa ra nhận xét về
doanh nhân Việt Nam: “ Doanh nhân Việt Nam hiện nay là một cộng đồng xã hội gồm


14


những ngƣời làm nghề kinh doanh ( Dám chịu rủi ro và có mục tiêu vị lợi ) ” [27, trang
26].
Theo PGS.TS Dƣơng Thị Liễu: “Doanh nhân là những người làm kinh doanh,
là những người tham gia quản lý, tổ chức, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp ”. [19, trang 26].
Doanh nhân là những ngƣời trực tiếp góp phần tạo sự phồn thịnh kinh tế cho
quốc gia, là lực lƣợng chủ yếu làm ra của cải vật chất và giải quyết công ăn việc làm
cho xã hội, tham gia vào quá trình chuyển biến của nền kinh tế.
Doanh nhân cũng là một con ngƣời trong xã hội, nên cũng chịu ảnh hƣởng của
tiến trình văn hóa của dân tộc, tổ chức, của bản thân, đồng thời cũng sáng tạo nên các
giá trị văn hóa thông qua hoạt động sống và làm việc. Văn hóa của mỗi cá nhân là
những hiểu biết của ngƣời đó về thế giới tự nhiên, và hành vi cƣ xử của cá nhân đó đối
với DN và xã hội. Văn hóa doanh nhân có thể hiểu là văn hóa của ngƣời làm nghề kinh
doanh, ngƣời làm nghề lãnh đạo. Theo PGS Hồ Sĩ Quý: “Văn hóa doanh nhân là tập
hợp của những giá trị căn bản nhất, những khuôn mẫu văn hóa xác lập nên nhân cách
của con người doanh nhân, đó là con người của khát vọng làm giàu, biết cách làm
giàu và dấn thân để làm giàu, dám chịu trách nhiệm, dám chịu rủi ro, đem toàn bộ
tâm hồn, nghị lực và sự nghiệp của mình ra để làm giàu cho mình , cho doanh nghiệp
và cho xã hội” [3, trang 26].
Trần Quốc Dân đƣa ra khái niệm văn hóa doanh nhân: “ Đó là toàn bộ vốn tri
thức , kinh nghiệm điều hành DN của mỗi doanh nhân, biểu hiện ở hệ thống quan niệm
và hành xử của doanh nhân đó trong đời sống thực tiễn DN và xã hội. Nói gọn lại, văn
hóa doanh nhân thể hiện rõ nhất ở nhân cách của doanh nhân ” [10, trang 142].
Doanh nhân đƣợc ví nhƣ ngƣời thuyền trƣởng của DN, chèo lái DN và định vị
cho DN trên bản đồ thƣơng trƣờng. Để mang lại dấu ấn của riêng mình trong DN,
trong xã hội, doanh nhân cần vận dụng văn hóa doanh nhân của mình. Trên thế giới đã

và đang có nhiều những nhân vật doanh nhân mang dấu ấn có thể nói là lịch sử, họ có
thể đã thay đổi suy nghĩ của thế giới, thay đổi phong cách sống của ngƣời tiêu dùng
nhƣ: Matsushita Konosuke chủ hãng điện khí Matsushita ( Nay là tập đoàn Panasonic )

15


×