Tải bản đầy đủ (.pdf) (108 trang)

Các yếu tố tác động đến sự hài lòng trong công việc của đội ngũ người lao động trong các trường phổ thông công lập của tỉnh bà rịa vũng tàu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (714.99 KB, 108 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
------------------

HOÀNG THỊ CẨM THÀNH

CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ HÀI LÒNG TRONG CÔNG VIỆC
CỦA ĐỘI NGŨ NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG CÁC TRƯỜNG PHỔ
THÔNG CÔNG LẬP CỦA TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Bà Rịa-Vũng Tàu – Năm 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
------------------

Hoàng Thị Cẩm Thành

CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ HÀI LÒNG TRONG CÔNG VIỆC
CỦA ĐỘI NGŨ NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG CÁC TRƯỜNG PHỔ
THÔNG CÔNG LẬP CỦA TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU

Chuyên ngành:
Mã số:

Quản lý công
8340403


LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. NGUYỄN HỮU HUY NHỰT

Bà Rịa-Vũng Tàu– Năm 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi Hoàng Thị Cẩm Thành, xin cam đoan đề tài: "Các yếu tố tác động
đến sự hài lòng trong công việc của đội ngũ người lao động trong các trường
phổ thông công lập của tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu" là đề tài nghiên cứu của riêng
tôi. Thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của Thầy Phó Giáo sư-Tiến sỹ
Nguyễn Hữu Huy Nhựt. Các số liệu, kết quả trong luận văn là trung thực và
chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Bà Rịa-Vũng Tàu, ngày 25 tháng 11 năm 2017
Tác giả luận văn

Hoàng Thị Cẩm Thành


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
DANH MỤC HÌNH VẼ
TÓM TẮT LUẬN VĂN
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI ............................................................................................ 2

1.1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 2
1.2.Mục tiêu nghiên cứu ....................................................................................... 5
1.2.1. Mục tiêu tổng quát ................................................................................... 5
1.3. Câu hỏi nghiên cứu ........................................................................................ 5
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................ 6
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu .............................................................................. 6
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu................................................................................. 6
1.5. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................. 6
1.5.1. Nghiên cứu sơ bộ ..................................................................................... 6
1.5.2. Nghiên cứu chính thức ........................................................................... 7
1.6. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài .......................................................................... 7
1.7. Kết cấu của luận văn ..................................................................................... 8
Tóm tắt chương 1 .................................................................................................. 9
2.1. Cơ sở lý thuyết về sự hài lòng trong công việc .......................................... 10
2.1.1. Khái niệm sự hài trong công việc của các nhà nghiên cứu ................ 10
2.2. Lý thuyết về sự hài lòng trong công việc: ................................................ 14
2.2.2. Thuyết hai nhân tố của Herzberg (1959) ............................................. 16
2.2.3. Thuyết kỳ vọng của Victor Vroom (1964) ............................................ 16
2.2.4. Thuyết nhu cầu ERG của Aldetfer (1969): .......................................... 17
2.3. Tổng quan các nghiên cứu có liên quan..................................................... 17


2.4. Mô hình nghiên cứu đề xuất ....................................................................... 28
2.4.1. Tiền lương, phụ cấp, phúc lợi ............................................................... 30
Tóm tắt chương 2 ................................................................................................ 34
Chương 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................................. 35
3.1. Quy trình nghiên cứu .................................................................................. 35

3.2. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................ 35


3.2.1 Nghiên cứu định tính.................................................................................. 35
3.2.2.Nghiên cứu định lượng .............................................................................. 37
3.2.2.1. Thiết kế mẫu nghiên cứu ........................................................................ 37
3.3.2. Giới thiệu thang đo .................................................................................... 37
3.3.2.Phương pháp thu thập số liệu và quy mô mẫu ..................................... 38
3.3. Thang đo ....................................................................................................... 39
3.3.2. Thang đo đồng nghiệp .......................................................................... 40
3.3.3.Thang đoLãnh đạo (sự quan tâm của lãnh đạo) .................................. 41
3.3.4. Thang đo cơ hội đào tạo và thăng tiến ................................................. 41
3.3.5. Thang đo bản chất công việc ................................................................ 41
3.3.6. Thang đo sự hài lòng chung của người lao động đối với tổ chức ...... 42
3.4.Đối tượng nghiên cứu ............................................................................... 42
Đối tượng khảo sát là đội ngũ người lao động trong các trường phổ thông
công lập của tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. ...................................................................... 42
3.4. Phân tích kết quả nghiên cứu .................................................................. 42
3.4.1. Thống kê mô tả mẫu .............................................................................. 42
3.4.2. Kiểm định độ tin cậy Cronbach Alpha ................................................. 42
3.4.3. Phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis) ..... 43
3.4.4. Phương pháp phân tích hồi quy tuyến tính.......................................... 44
Tóm tắt chương 3 ................................................................................................ 45
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................................................ 46
4.1 .Thông tin dữ liệu thu thập .......................................................................... 46

Bảng 4.2. Kết quả mẫu thống kê mô tả .......................................................... 47
Bảng 4.3. Kết quả mẫu thống kê mô tả .......................................................... 48

4.3. Kiểm định độ tin cậy của thang đo............................................................. 50
4.3.1. Thu nhập ................................................................................................ 50



4.3.2. Đồng nghiệp ........................................................................................... 52
4.3.3. Lãnh đạo ................................................................................................ 52
4.3.4. Cơ hội đào tạo, thăng tiến ..................................................................... 53
4.3.5.Bản chất công việc .................................................................................. 54
4.3.6. Sự hài lòng chung của người lao động đối với tổ chức....................... 55
4.4. Phân tích nhân tố khám phá EFA .............................................................. 55
4.4.1. Phân tích nhân tố khám phá EFA cho biến độc lập............................ 55
4.4.2. Phân tích nhân tố khám phá EFA cho biến phụ thuộc ...................... 58
4.5. Phân tích tương quan .................................................................................. 59
4.6. Phân tích hồi quy đa biến ............................................................................ 60
4.6.1. Kiểm tra đa cộng tuyến .............................................................................. 60
4.6.2. Hệ số r bình phương.............................................................................. 61
4.7. Thảo luận kết quả nghiên cứu .................................................................... 61
Tóm tắt chương 4 ................................................................................................ 63
Chương 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ .................................... 64
5.1. Kết luận ......................................................................................................... 64

5.2. Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị ....................................................... 65

5.2.1. Về tiền lương các khoản phụ cấp ......................................................... 65
5.2.2. Về cơ hội ................................................................................................ 66
5.2.3. Về điều kiện làm việc ............................................................................. 67
5.2.4. Về quan hệ đồng nghiệp ........................................................................ 67
5.2.5. Kiến nghị với Liên Bộ Giáo dục và Đào tạo-Bộ Tài chính-Bộ vụ-Bộ
Lao động thương binh và xã hội ............................................................................. 67
5.3. Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo .................................................... 69
5.3.1.Hạn chế ................................................................................................... 69
5.3.2. Hướng nghiên cứu tiếp theo ................................................................. 69
TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................................................... 71
1. Tiếng Việt......................................................................................................... 71


2. Tài liệu Tiếng Anh .......................................................................................... 72

PHỤ LỤC 74

Phụ lục 1. Nội dung thảo luận nhóm ................................................................. 74
Phụ lục 2............................................................................................................... 78


Phụ lục 3............................................................................................................... 80
Phụ lục 4. Kiểm định độ tin cậy của thang đo.................................................. 83
Phụ lục 6. Kết quả hồi quy ................................................................................. 95


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
JS
SHL
TN
Cơ hội
ĐN
LD
BCCB
ANOVA
EFA
KMO
BRVT

Giải thích
Job satisfaction

Sự hài lòng
Thu nhập
Cơ hội
Đồng nghiệp
Lãnh đạo
Bản chất công việc
Analysis of Variance
Exploratory Factor Analysis
Kaiser-Meyer-Olkin
Bà Rịa-Vũng Tàu


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 3. 1. Thang đo thu nhập (tiền lương và phúc lợi) .......................................... 40
Bảng 3. 2. Thang đo đồng nghiệp ........................................................................... 40
Bảng 3. 3.Thang đoLãnh đạo (sự quan tâm của lãnh đạo) ..................................... 41
Bảng 3. 4. Thang đo cơ hội đào tạo và thăng tiến................................................... 41
Bảng 3. 5. Thang đo bản chất công việc ................................................................. 41
Bảng 3. 6. Thang đo sự hài lòng chung của người lao động đối với tổ chức ......... 42
Bảng 4. 1. Kết quả ý kiến phản hồi các mẫu nghiên cứu........................................ 47
Bảng 4. 2. Kết quả mẫu thống kê mô tả .................................................................. 47
Bảng 4. 4. Thống kê tỷ lệ từng đáp án .................................................................... 48
Bảng 4. 5. Kết quả phân tích thang đo cho nhân tố thu nhập lần 1 ........................ 50
Bảng 4. 6. Kết quả phân tích thang đo cho nhân tố TN lần 2 ................................. 51
Bảng 4. 7. Kết quả phân tích thang đo cho nhân tố đồng nghiệp ........................... 52
Bảng 4. 8. Kết quả phân tích thang đo cho nhân tố lãnh đạo ................................. 52
Bảng 4. 9. Kết quả phân tích thang đo cho nhân tố lãnh đạo lần 2......................... 53
Bảng 4. 10. Kết quả phân tích thang đo cho nhân tố cơ hội ................................... 53
Bảng 4. 11. Kết quả phân tích thang đo cho nhân tố BCCV lần 1 ......................... 54

Bảng 4. 12. Kết quả phân tích thang đo cho nhân tố BCCV lần 1 ........................ 54
Bảng 4. 13. Kết quả phân tích thang đo cho nhân tố HL ........................................ 55
Bảng 4. 14. Kiểm định KMO ................................................................................. 56
Bảng 4. 15. Kết quả EFA cho các biến độc lập ...................................................... 56
Bảng 4. 16. Kiểm định KMO .................................................................................. 58
Bảng 4. 17. Kết quả EFA cho các biến phụ thuộc .................................................. 58
Bảng 4. 18. Hệ số tương quan ................................................................................. 59
Bảng 4. 19. Kết quả phân tích tương quan.............................................................. 60


DANH MỤC HÌNH VẼ

Hinh 1. Job satisfaction ........................................... Error! Bookmark not defined.
Hinh 2. Tháp các cấp bậc nhu cầu của Maslow ...... Error! Bookmark not defined.
Hinh 3. Mô hình nghiên cứu đề xuất....................... Error! Bookmark not defined.
Hinh 4. Quy trình nghiên cứu ................................. Error! Bookmark not defined.


TÓM TẮT LUẬN VĂN
Giáo dục, đào tạo giữ vai trò quan trọng, cốt tử đối với mọi quốc gia trên
thế giới, phát triển giáo dục phải đi trước phát triển kinh tế nên mọi quốc gia đều
xem giáo dục là quốc sách hàng đầu vì trong số tất cả các tài sản của một tổ chức,
nguồn nhân lực là tài sản quý giá nhất và quan trọng nhất cho hoạt động lành mạnh
của trong tất cả các nguồn lực khác của tổ chức.Khi nói đến chất lượng giáo dục thì
cần giải quyết tốt vấn đề giáo viên, tăng cường đầu tư cho giáo dục, cải tiến cách
dạy . Tuy nhiên nếu không có một lực lượng để góp phần vào thành công của các
trường học đó là đội ngũ người lao động (lực lượng nhân sự làm công tác kế toán,
văn thư, thư viện, y tế, thiết bị, cấp dưỡng và tạp vụ, bảo vệ trong trường học tuy là
bộ phận gián tiếp nhưng nếu thiếu bộ phận gián tiếp này hoạt động của các trường
học không thể được”. Xuất phát từ thực tế bản thân đang công tác ở cơ quan quản lý

giáo dục, trực tiếp phụ trách về tài chính, giải quyết chế độ chính sách tiền lương
cho công chức, viên chức và người lao động trong toàn ngành nên tác giả đã lựa
chọn đề tài ” Các yếu tố tác động đến sự hài lòng trong công việc của đội
ngũngười lao động trong các trường Phổ thông công lập của tỉnh Bà Rịa-Vũng
Tàu ”.
Qua quá trình nghiên cứu lý thuyết và kết quả của những nhà nghiên cứu
trong và ngoài nước về sự hài lòng trong công việc nên đề tài này đã kết hợp sử
dụng đồng thời cả phương pháp phân tích định tính cùng với phương pháp phân tích
định lượng (qua việcthảo luận nhóm với đại diện một số nhân sự làm công tác kế
toán, văn thư, thư viện, y tế, thiết bị, cấp dưỡng trong trường học (kế toán, văn thư)
tại một số trường Trung học phổ thông ở các huyện, thành phố trong tỉnh BR-VT;
phỏng vấn trực tiếp, phát phiểu điều tra, khảo sát và tham khảo ý kiến của một số
nhà quản lý giáo dục trên địa bàn tỉnh, lãnh đạo của một sở, ngành chức năng trong
tỉnh dựa trên mô hình nghiên cứu đề xuất nhằm tìm ra và điều chỉnh những yếu tố
tác động đến sự hài lòng với công việc của đội ngũ người lao độngtrong các trường
phổ thông công lập của tỉnh BR-VT. Sau đó tiến hành xử lý dữ liệu (Thông kê mẫu
nghiên cứu;Phân tích hệ số cronbach’s alpha để đánh giá thang đo; Phân tích nhân


tố khám phá EFA để nhận diện các nhân tố ảnh hưởng; phân tích nhân tố khám phá
EFA để nhận diện các nhân tố ảnh hưởng; phân tích hồi quy tuyến tính bội để xác
định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố; Thảo luận kết quả.
Nghiên cứu đã hệ thống một phần của cơ sở từ lý luận cũng như trong thực
tiễn để từ đó đã xây dựng mô hình nghiên cứu mà tác giả đã trình bày. Kết quả
nghiên cứu đã xác định được các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng trong công việc
của đội ngũ người lao động trong các trường Phổ thông công lập của tỉnh BR-VT;
được sắp xếp trình tự mức độ quan trọng giảm dần đó là:
- Yếu tố thu nhập có ảnh hưởng mạnh nhất đến sự hài lòng với hệ số Beta đã
chuẩn hóa là 0.346.
- Yếu tố cơ hội (β = 0.259)

- Yếu tố bản chất công việc (β = 0.204)
- Yếu tố đồng nghiệp (β = 0.181)
- Yếu tố cuối cùng là lãnh đạo (β = 0.125).
Căn cứ kết quả nghiên cứu nêu trên, tác giả xin muốn đề xuất một số giải
pháp và kiến nghị giải pháp hợp lý để đáp ứng sự hài lòng trong công việc của đội
ngũ người lao động trong các trường học để duy trì nguồn nhân lực; khuyến khích
sự nỗ lực, làm cho đội ngũ người lao động trong các trường Phổ thông công lậpcủa
tỉnh Bà Rịa-Vũng tàu nói riêng và trong cả nước cảm thấy được sự hài lòng để gắn
bó, và trung thành và đóng góp nhiều hơn cho sự nghiệp giáo dục được xem là
quốc sách hàng đầu.


2

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu kể từ khi thành lập đến nay đã có tổng số 266 trường
phổ thông công lập (trong đó ở cấp Tiểu học : 139 trường, cấp Trung học cơ sở có 87
trường, 29 Trung học phổ thông, 09 Trung tâm giáo dục thường xuyên và 02 trường
nuôi dạy trẻ khuyết tật”. Theo hướng dẫn của Liên Bộ Giáo dục và Đào tạo-Bộ Nội vụ
quy định viên chức làm công việc hỗ trợ, phục vụ trong trường học bao gồm: kế toán,
văn thư, y tế thư viện, thiết bị, cấp dưỡng. Hiện tại trong các trường Phổ thông công
lập có đội ngũ viên chức làm công tác kế toán, văn thư, thư viện, y tế, thiết bị, cấp
dưỡngtheo quy định tại văn bản số 3561/BGDĐT-NGCBQLGDCSGD ngày 21 tháng
7 năm 2016 của Bộ Giáo dục và Đào tạo và người lao động theo quy định tại Nghị
định số 68/2000/NĐ-CPngày 17 tháng 11 năm 2000 là tạp vụ, bảo vệ với tổng số
lượng 1.234 làm công tác kế toán, văn thư, thư viện, y tế, thiết bị, cấp dưỡng và 957
người lao động làm việc theo Nghị định số 68/2000/Nghị định –CP (gọi chung là
người lao động). Giáo dục là điều cần thiết cho sự phát triển, tăng trưởng của mọi quốc
gia trên thế giới,là lĩnh vực có vai trò quan trọng đối với mọi quốc gia, mọi dân tộc ở

mọi thời đại. Trong thực tế khi nói đến thành tích đạt được trong trường học thì hầu
như mọi người ai ai cũng thường nghĩ đến vai trò của đội ngũ nhà giáo trực tiếp giảng
dạy, là người truyền thụ những tri thức đến với học sinh mà đã quên đi một lực lượng
góp phần vào thành công cuả các trường học đó là đội ngũ người lao động. Lực lượng
này tuy là bộ phận gián tiếp nhưng nếu thiếu bộ phận này thì các trường học không thể
hoạt động được và trong thực tế, công việc của đội ngũ người lao động trong các
trường học là rất thầm lặng, ít được ai biết đến. Mặc dù cùng công tác trong ngành
giáo dục, trực tiếp làm việc trong môi trường sự nghiệp trồng người nhưng đội ngũ
người lao độnglại này không được hưởng các chế độ phụ cấp của ngành giáo dục như
nhà giáo đang được hưởng về các loại phụ cấp sau: Phụ cấp ưu đãi theo quy định tại
Quyết định số 244/2005/QĐ-TTg ngày 06 tháng 10 năm 2005 của Thủ tướng Chính
phủ , phụ cấp thâm niên nhà giáo theo quy định tại Nghị định số 54/2011/NĐ-CP
ngày 04 tháng 7 năm 2011 của Chính phủ và cũng không được hưởng 25 % phụ cấp


3

công vụ theo lương, ngạch bậc quy định tại Nghị định 34/2012/NĐ-CP ngày 15 tháng
4 năm 2012 của Chính phủ. Trong khi đó thời gian làm việc và công việc của họ vô
cùng vất vả: Phải làm việc tám giờ mỗi ngày với thời gian 06 (sáu) ngày /tuần; không
được hưởng chế độ làm việc theo Quyết định số 188/1999/QĐ-TTg ngày 17 tháng 9
năm 1999 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ tuần làm việc 40 giờ). Đặc biệt đối với
bảo vệ còn phải làm việc 12 giờ/ngày và các cô nuôi làm nhiệm vụ cấp dưỡng, phục
vụ, tạp vụ thì từ 5 giờ sáng đã có mặt tại trường học để thực hiện nhiệm vụ trước khi
học sinh đến trường để trường học được khang trang, sạch đẹp, đảm bảo vệ sinh
trường học và cảnh quan sư phạm.Trong khi đó tiền lương của họ là quá thấp trong xã
hội, không thể đảm bảo được đời sống. Cụ thể như tiền lương của bảo vệ, phục vụ , cô
nuôi cấp dưỡng theo quy định tại Nghị định số 68/2000/NĐ-CP là hệ số 1 x với mức
lương cơ sở hiện tại do Chính phủ ban hành là 1.300.000 đồng x 1= 1.300.000
đồng/tháng cho những biên chế mới được tuyển dụng. Nếu so với đối tượng cán bộ,

công chức công tác trong khối cơ quan hành chính, cơ quan nhà nước thì đội ngũ
người lao động này cũng yêu cầu phải có trình độ và chuyên môn nghiệp vụ theo yêu
cầu nhất định đểtham gia thực hiện cung ứng các dịch vụ công cho xã hội nhưng lại
không được hưởng bất kỳ chế độ phụ cấp nào (kể cả phụ cấp công vụ) là thiếu hợp
lý; gây khó khăn, không đảm bảo được mức sống tối thiểu. Trong thực tế cho thấy hầu
hết các trường tiểu học có tổ chức bán trú đều rất cần những người làm cấp dưỡng.
Tuy vậy cơ chế, chính sách tiền lương như hiện nay đã làm cho những người làm
nghề cấp dưỡng không có chức danh chính thức, tiền lương lại rất thấp, đồng thời cảvề
vị trí việc làm, vai trò tại nơi làm việc cũng không được coi trọng.
Đây là vấn đề làm cho đội ngũ người lao động trong các trường phổ thông công
lập không hài lòng; một số tiếp tục làm việc là do chưa tìm được công việc mới; nhiều
người phải xin nghỉ việc để chuyển sang làm việc ở những nơi khác nhằm mưu sinh
cho cuộc sống. Đó cũng là điều trăn trăn lớn của ngành giáo dục và đào tạo vì hiện nay
các trường học không tuyển được các vị trí lực lượng lao động tương ứng với việc làm
để thực hiện nhiệm vụ trong các trường học do lực lượng lao động trẻ không hài lòng,
không gắn kết với công việc vì tiền lương quá thấp (đặc biệt những trường học ở vùng


4

sâu vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn). Do đó chỉ có một số
đối tượng trung niên không thể tìm được việc làm hoặc những người như bộ đội, công
an sau khi đã nghĩ hưu thì sức lao động không bằng lực lượng trẻ nhưng vì muốn có
thêm thu nhập nên một số ít mới tạm chấp nhận làm bảo vệ, phục vụ trong các trường
học. Mặc khác theo quy định tại Nghị định số 68/2000/NĐ-CP của Chính Phủ thì
những người quá độ tuổi quy định sẽ không được tuyển dụng. Tình trạng này dẫn đến
hiện nay trong các trường học không tuyển được bảo vệ, phục vụ, cấp dưỡng trong khi
đó với khối lượng, giá trị tài sản; thiết bị được đầu tư cho các trường học là rất lớn
nhưng không có và thiếu người trông coi bảo vệ; công tác vệ sinh của trường học cũng
không tìm được người làm. Chính những điều này đã ảnh hưởng đến vệ sinh, y tế;

cảnh quan sư phạm của nhà trường hiện nay là nghiêm trọng. Để giải quyết tạm thời
thì hầu hết các cơ sở giáo dục phải thực hiện ký hợp đồng lao động thuê mướn. Tiền
lương quá thấp, không đảm bảo chi phí tối thiểu cho cuộc sống nên nhiều nhân viên
cấp dưỡng đã bỏ việc. Đặc biệt đối tượng cấp dưỡng ở các trường bán trú lại càng
không ổn định, tìm người thay thế phục vụ rất khó khăn. Để có thêm khoản hỗ trợ cho
nhân viên cấp dưỡng thì một số trường học buộc phải thực hiện giải pháp bằng cách
thu thêm khoản đóng góp của cha mẹ học sinh, tuy nhiên điều này gặp phải sự phản
ứng của cha mẹ học sinh và dư luận xã hội gọi là lạm thu trong trường học (Trích báo
cáo số 103/BC-HĐND ngày 26 tháng 10 năm 2017 của Hội đồng nhân dân tỉnh do
Ông Trần Văn Tuấn -Tỉnh ủy viên – Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh báo cáo kết
quả khảo sát công tác chuẩn bị năm học 2017-2018 trên địa bàn tỉnh đã nêu: “ tiền
lương cho đội ngũ cấp dưỡng ở các trường mầm non và những người làm công tác
cấp dưỡng, bảo mẫu ở các trường tiểu học có tổ chức bán trú quá thấp, không đảm
bảo chi phí tối thiểu cho cuộc sống nên nhiều nhân viên đã bỏ việc, rất khó tìm người
để thay thế. Do đó, để có thêm ít thu nhập để động viên những đối tượng này ở lại gắn
bó với cơ sở giáo dục thì giải pháp đã được các trường đã thực hiện là phải vận động,
thu thêm tiền của cha mẹ học sinh ).Người lao độngtrong các trường học Phổ thông
công lập cho rằng để giúp họ hài lòng, yên tâm công tác thì Nhà nước nên cầncó chế
độ, chính sách để đảm bảo đời sống tối thiểu của họ. Khi có sự hài lòng trong công


5

việc sẽ là thành tố góp phần trong việc nâng cao chất lượng, hiệu quả công việc việc
và hoạt động của các cơ sở giáo dục. Do vậy tác giả chọn đề tài: “Các yếu tố tác động
đến sự hài lòng trong công việc của đội ngũ người lao động trong các trường Phổ
thông công lập của tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu ”. Từ đó gợi ý các chính sách, giải pháp
hợp lý để mang lại sự hài lòng với công việc, duy trì nguồn nhân lực; khuyến khích sự
nỗ lực, làm cho họ phấn khởi, trung thành, nhiệt tình với công việc trong trường học
để góp phần cho sự nghiệp giáo dục của tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàunói riêng và cả nước

nói chung.
1.2.Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu tổng quát
Mục tiêu của nghiên cứu của đề tài là đánh giá các yếu tố tác động đến sự hài
lòng trong công việc của của đội ngũ người lao động trong các trường Phổ thông công
lập của tỉnh BR-VT, từ đó có tác động đến sự tận tụy trách nhiệm với công việc; yêu
ngành. yêu nghề. Các kết luận rút ra từ kết quả nghiên cứu góp phần bổ sung thêm
luận cứ khoa học, qua đó có giải pháp thích hợp cho các cơ quan có thẩm quyền; các
nhân vật hữu quan tham khảo thêm trong quá trình thực hiện nhiệm vụ nhằm góp
phần thực hiện sự nghiệp giáo dục.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Mục tiêu 1: Nhận định những yếu tố có tác động đến sự hài lòng với công
việc của đội ngũ người lao động trong các trường Phổ thông công lập của tỉnh BR-VT
- Mục tiêu 2: Gợi ý một số giải pháp để đáp ứng sự hài lòng của đội ngũ lao
động trong các trường Phổ thông công lập của tỉnh BR-VT.
1.3. Câu hỏi nghiên cứu
- Các yếu tố tác động đến sự hài lòng trong công việc của đội ngũ người lao
động trong các trường Phổ thông công lập của tỉnh BR-VT?
- Giải pháp để đáp ứng sự hài lòng của đội ngũ người lao độngtrong các trường
Phổ thông công lập của tỉnh BR-VT?


6

1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu
Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của đội ngũ người lao động trong các
trường Phổ thông công lập của tỉnh BR-VT.
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu thực hiện trên địa bàn tỉnh BR-VT

Khách thể nghiên cứu: Đội ngũ người lao động trong các trường Phổ thông
công lập của tỉnh BR-VT
Phạm vi nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu các vấn đề lý thuyết và thực tiễn
liên quan các yếu tác động đến sự hài lòng trong công việc của đội ngũ người lao động
trong các trường Phổ thông công lập của tỉnh BR-VT.
Phạm vi thời gian: Đề tài được thực hiện từ tháng 9 năm 2017 đến tháng 11
năm 2017, nghiên cứu sơ bộ được thực hiện từ tháng 7 năm 2017 đến tháng 9 năm
2017, nghiên cứu chính thức được thực hiện từ tháng 9 năm 2017 đến tháng 11 năm
2017.
1.5. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài, tác giả đã sử dụng đồng thời cả phương pháp phân tích định
tính cùng với phương pháp phân tích định lượng.
Tác giả đã nghiên cứu thực hiện 2 bước, bao gồm nghiên cứu sơ bộ và nghiên
cứu chính thức để thực hiện đề tài.
1.5.1. Nghiên cứu sơ bộ
Nghiên cứu sơ bộ là phương pháp định tính qua việc việc thảo luận nhóm với
đại diện một số nhân sự làm công tác kế toán, văn thư, thư viện, y tế, thiết bị, cấp
dưỡng trong trường học (kế toán, văn thư) tại một số trường Trung học phổ thông ở
các huyện, thành phố trong tỉnh BR-VT và tham khảo ý kiến của một số nhà quản lý
giáo dục trên địa bàn tỉnh, lãnh đạo của một Sở, Ngành chức năng trong tỉnh dựa trên


7

mô hình nghiên cứu đề xuất nhằm tìm ra và điều chỉnh những yếu tố tác động đến sự
hài lòng với công việc của đội ngũ người lao động trong các trường phổ thông công
lập của tỉnh BR-VT. Qua đó phát triển thang đo cho các nhân tố này và điều chỉnh ngữ
nghĩa của bảng khảo sát nhằm phục vụ cho nghiên cứu chính thức.
1.5.2. Nghiên cứu chính thức
Nghiên cứu chính thức là phương pháp định lượng để xác định những yếu tố tác

động đến sự hài lòng với công việc của đội ngũ người lao động trong các trường phổ
thông công lập của tỉnh BR-VT, bao gồm các bước sau:
- Với bảng câu hỏi được thực hiện thông qua phiếu điều tra thực tế đội ngũ
người lao động tại một số trường Phổ thông công lập ở thành phố Vũng Tàu, thành
phố Bà Rịa, huyện Châu Đức, huyện Long Điền, huyện Đất đỏ, huyện Xuyên Mộc của
tỉnh BR-VT. Thang đo Likert 5 bậc được nghiên cứu sử dụng để lượng hóa đối với
những biến quan sát đã lựa chọn là công việc của thu thập dữ liệu nghiên cứu.
- Việc đánh giá sơ bộ độ tin cậy cũng như giá trị của thang đo qua hệ số tin cậy
cronbach’s alpha cùng với việc phân tích nhân tố khám phá EFA qua việc sử dụng
phần mềm xử lý SPSS 20 để đánh giá độ tin cậy của các thang đo.Đồng thời qua đó
loại bỏ những biến quan sát không giải thích cho khái niệm nghiên cứu; phân nhóm
những biến quan sát còn lại vào nhân tố phù hợp làm cơ sở cho việc điều chỉnh mô
hình nghiên cứu, các giả thuyết nghiên cứu và các nội dung phân tích sau đó.
1.6. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Để nâng cao được sự hài lòng trong công việc, trước hết các yếu tố có ảnh
hưởng quyết định đến sự hài lòng của đội ngũ người lao động phải xác định được. Khi
đó, tổ chức mới có biện pháp tác động cụ thể và có hiệu quả. Góp phần tạo ra một tổ
chức hoạt động có hiệu quả cao. Tác giả đã rút ra những ý nghĩa sau đây sau khi trải
qua quá trình thực hiện phỏng vấn, khảo sát và đạt được những kết quả nghiên cứu:


8

Thông qua việc khảo sát những yếu tố tác động đến sự hài lòng với công việc
của đội ngũ người lao động trong các trường Phổ thông công lập của tỉnh BR-VT để
thấy được mức độ hài lòng; hiểu rõ tâm tư nguyện vọng của họ.
Thông qua kết quả nghiên cứu, xây dựng được công cụ (thang đo) làm cơ sở
cho việc đề xuất các yếu tố để tiềm cận sự hài lòng trong công việc là yếu tố về tiền
lương và phụ cấp cho những đối tượng này được hợp lý, giúp cải thiện đời sống và đạt
một năng suất và hiệu quả cao hơn. Trên cơ sở lý luận và thực tế quản lý, giúp hiệu

trưởng, các nhà quản lý nhận thức được vị trí, tầm quan trọng của quản lý nhân sự, có
thái độ tích cực nghiên cứu một cách khoa học áp dụng trong sự đổi mới, cái tiến hoạt
động quản lý nhân sự trong nhà trường ngày càng tốt hơn nhằm đạt được mục tiêu
quản lý.
1.7. Kết cấu của luận văn
Luận văn có kết cấu bao gồm 5 chương sau:
Chương 1: Tổng quan về đề tài nghiên cứu
Chương 2: Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu
Chương 3: Thiết kế nghiên cứu
Chương 4: Kết quả nghiên cứu
Chương 5: Kết luận và giải pháp


9

Tóm tắt chương 1
Chương 1 đã khái quát thực trạng về tình hình trường, lớp; đội ngũ người lao
động tại các trường Phổ thông công lập của tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. Tác giả đã đưa ra
một số bất cập về chế độ tiền lương, phụ cấp đối với lực lượng lao động này, chỉ ra sự
cấp thiết cần phải cải thiện để làm cho đội ngũ người lao động có được sự hài lòng để
trung thành, gắn bó với trường nơi mình đang làm việc dựa trên các vấn đề về lý
thuyết cũng như thực tiễn. Tác giả cũng đã giới thiệu ở chương 1 khái quát về một số
nội dung quan trọng của nghiên cứu bao gồm:
Mục tiêu nghiên cứu; câu hỏi nghiên cứu; đối tượng nghiên cứu; phạm vi
nghiên cứu; phương pháp nghiên cứu; ý nghĩa thực tiễn của đề tài để từ đó đưa ra cái
nhìn tổng thể cho kết cấu của bài nghiên cứu; là tiền đề để thực hiện các chương tiếp
theo


10


CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
Chương 2 là hệ thống hóa các cơ sở lý thuyết liên quan đến vấn đề nghiên cứu
những yếu tố có tác động đến sự hài lòng với công việc của đội ngũ người lao động
trong các trường Phổ thông công lập của tỉnh BR-VT. Chương 2 sẽ gồm có 3 phần:
- Phần thứ nhất: Giới thiệu cơ sở lý thuyết cho việc đánh giá, xác định các yếu
tố tác động đến sự hài lòng trong công việc của đội ngũ người lao động trong các
trường phổ thông công lập của tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.
- Phần thứ hai: Tổng quan các nghiên cứu liên quan
- Phần thứ ba: Mô hình nghiên cứu các yếu tố có tác động đến sự hài lòng trong
công việc của đội ngũ người lao động trong các trường phổ thông công lập của tỉnh Bà
Rịa-Vũng Tàu.
2.1. Cơ sở lý thuyết về sự hài lòng trong công việc
2.1.1. Khái niệm sự hài trong công việc của các nhà nghiên cứu
Sự hài lòng với công việc là thái độ ảnh hưởng và cảm nhận của người làm việc
về những khía cạnh khác nhau trong công việc mà họ thực hiện. Cũng có nhiều ý
kiến,quan điểm khác nhau của những nhà nghiên cứu trong việc định nghĩa vềsự hài
lòng với công việc.
Lý thuyết đã cho rằng sự hài lòng của một người đối với công việc là do bản
chất công việc của người đó hoặc các yếu tố khác thuộc môi trường làm việc. Sự hài
lòng có được trong công việc sẽ mang động lực làm việc cho từng nhân sự trong tổ
chức; qua đó giúp cho các cơ sở giáo dục nhà trường xây dựng được những chính
sách, phương thức để duy trì và phát triển nhân sự tốt hơn, làm cho nhân viên được hài
lòng hơn, thu hút được người tài giỏi, vừa hồng vừa chuyên để góp phần vào hiệu quả
hoạt động của tổ chức. Sự hài lòng với công việc cũng có thể được quan sát thái độ
chung của người lao động đối với công việc mình đang đảm nhiệm. Điều này cho thấy
rằng một nhân viên được hài lòng bởi công việc của mình.


11


Theo Locke (1976) đã giải thích sự hài lòng với công việc được xem có ảnh
hưởng tích cực của nhân viên trong công việc của họ. Sự hài lòng với công việc đã trở
thành yếu tố quan trọng và liên tục được nghiên cứu trong lĩnh vực quản lý. Từ các
nghiên cứu trước đây, mục tiêu tổ chức chủ yếu là sự hài lòng với công việc và rất cần
thiết cho mức độ cạnh tranh cao hơn và sự thành công của tổ chức.
Garcia Bernal và cộng sự (2005) đã xác định "Hài lòng" là "trạng thái cuối
cùng của quá trình tâm lý.Không có định nghĩa về "sự hài lòng công việc" trên toàn
thế giới nhưng nó là một khái niệm đa chiều bao gồm tài sản của những cảm xúc thuận
lợi hoặc bất lợi mà nhân viên cảm nhận được qua công việc của mình đang làm. Mục
tiêu tổ chức chủ yếu là sự hài lòng với công việc là rất cần thiết cho mức độ cạnh tranh
cao hơn và sự thành công của tổ chức
Davis cùng với Newstrom (1999) cho rằng sự hài lòng của bạn là một thuật
ngữ mới, cho biết có bao nhiêu người hài lòng và sự hài lòng trong công việc của họ.
Trong thời gian qua, các công việc không có sẵn như todays. Việc làm của người dân
đã được xác định theo cách mà tổ tiên họ làm hoặc nghề họ làm. Thực tế cho thấy lợi
ích của sự hài lòng với việc ở mọi tổ chức: Tạo ra sự nhiệt tình, trung thành, gắn kết
với tổ chức; qua đó giảm được các chi phí tuyển dụng, chi phí đào tạo cũng như giảm
thiểu, hạn chế các lỗi sai sót từ các viên chức và người lao động mới đến làm việc.
Saari and Judge (2004) đã chứng minh sự hài lòng công việc sẽ làm cho người
lao động trung thành hơn, việc xin nghỉ việc cũng ít khi xảy ra; đồng thời giảm tình
trạng đình công hoặc gia tăng những hoạt động của công đoàn.
Không có định nghĩa về "sự hài lòng công việc" trên toàn thế giới, nhưng nó là
một khái niệm đa chiều bao gồm tài sản của những cảm xúc thuận lợi hoặc bất lợi mà
nhân viên cảm nhận được từ công việc của họ. (Davis và Newstrom, 1999). Đối với
hầu hết các tổ chức, nhân viên là nguồn lực quan trọng và chúng đại diện cho một
khoản đầu tư quan trọng, nếu họ hài lòng và trung thành với công việc của họ.
Hình 2.1. Minh chứng mọi tổ chức trong khu vực công hay khu vực tư đều
quan tâm đến nhân sự và giá trị mang lại của sự hài lòng trong công việc.



12

Hinh1 1: Job Satisfaction

2.1.2. Khái niệm về viên chức, viên chức có vị trí việc làm là công việc
hỗ trợ, phục vụ trong trường học và người lao động
Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc
tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ
lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật (Điều 2 Luật Viên
chức số 58/2010/QH12 ngày 15 tháng 11 năm 2010, Luật này đã được Quốc hội nước
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XII, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 15 tháng
11 năm 2010.).
Viên chức có vị trí việc làm là công việc hỗ trợ, phục vụ trong trường học bao
gồm: kế toán, văn thư, y tế, thư viện, thiết bị, cấp dưỡng (Văn bản số 3561/BGDĐTVăn bản số 3561/BGDĐT-NGCBQLGDCSGD ngày 21 tháng 7 năm 2016 của Bộ
Giáo dục và Đào tạo về việc bổ nhiệm, xếp lương theo tiêu chuẩn chức danh viên
chức làm công việc hỗ trợ, phục vụ trong trường học).
Viên chức làm công tác y tế trường học, có đủ tiêu chuẩn của chức danh nghề
nghiệp bác sĩ, y sĩ quy định tại Thông tư liên tịch số 10/2015/TTLT-BYT-BNV ngày


13

27 tháng 5 năm 2015 của Bộ Y tế và Bộ Nội vụ quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh
nghề nghiệp bác sĩ, bác sĩ y học dự phòng, y sĩ được xem xét để bổ nhiệm và xếp
lương theo chức danh nghề nghiệp bác sĩ, y sĩ.
Viên chức làm công tác thư viện trường học, có đủ tiêu chuẩn của các chức
danh nghề nghiệp thư viện quy định tại Thông tư liên tịch số 02/2015/TTLTBVHTTDL-BNV ngày 19 tháng 05 năm 2015 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và
Bộ Nội vụ quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành
thư viện được xem xét để bổ nhiệm và xếp lương theo chức danh nghề nghiệp thư

viện.
Viên chức làm công tác kỹ thuật công nghệ thông tin trong trường học, có đủ
tiêu chuẩn của chức danh nghề nghiệp kỹ sư, kỹ thuật viên quy định tại Thông tư liên
tịch số 24/2014/TTLT-BKHCN-BNV ngày 01 tháng 10 năm 2014 của Bộ Khoa học
và Công nghệ và Bộ Nội vụ quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên
chức chuyên ngành khoa học và công nghệ được xem xét để bổ nhiệm và xếp lương
theo chức danh nghề nghiệp kỹ sư, kỹ thuật viên.
Viên chức làm công tác văn thư trong trường học, có đủ tiêu chuẩn của các
chức danh nghề nghiệp văn thư quy định tại Thông tư số 14/2014/TT-BNV ngày 31
tháng 10 năm 2014 của Bộ Nội vụ quy định chức danh, mã số ngạch và tiêu chuẩn
nghiệp vụ chuyên môn các ngạch công chức chuyên ngành văn thư được xem xét để
bổ nhiệm và xếp lương theo chức danh nghề nghiệp ngạch văn thư (quy định tại
Khoản 2 Điều 8 Thông tư số 14/2014/TT-BNV nêu trên).
Đối với các viên chức làm công tác phục vụ khác đã được bổ nhiệm vào các
ngạch công chức hành chính và xếp lương theo quy định tại Bảng lương chuyên môn,
nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức trong các cơ quan nhà nước (Bảng 2) ban hành
kèm theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ,
nay tiếp tục được trả lương theo các ngạch, bậc hiện hưởng cho đến khi có quy định
mới đối với nhóm đối tượng này.


14

Theo quy định tại Thông tư số 16/2017/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào
tạo mới ban hành ngày 12 tháng 7 năm 2017 quy định về nhóm viên chức vị trí việc
làm gắn với công việc hỗ trợ, phục vụ (09 vị trí): Thư viện ;thiết bị, thí nghiệm; công
nghệ thông tin; kế toán; thủ quỹ; văn thư; y tế; hỗ trợ giáo dục người khuyết tật; giáo
vụ (áp dụng đối với trường phổ thông dân tộc nội trú, trường chuyên và trường dành
cho người khuyết tật).
Người lao động theo quy định tại Nghị định số 68/2000/NĐ-CP của Chính phủ

về việc thực hiện chế độ hợp đồng một số loại công việc sau đây trong cơ quan quản
lý, cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập (Điều 1) quy định: Thực
hiện chế độ hợp đồng một số loại công việc sau đây trong cơ quan hành chính nhà
nước, đơn vị sự nghiệp công lập bao gồm: Sửa chữa, bảo trì đối với hệ thống cấp điện,
cấp, thoát nước ở công sở, xe ô tôvà các máy móc, thiết bị khác đang được sử dụng
trong cơ quan, đơn vị sựnghiệp: Lái xe, bảo vệ, vệ sinh; trông giữ phương tiện đi lại
của cán bộ, công chức và khách đến làm việc với cơquan, Đơn vị sự nghiệp công lập ;
công việc khác.
2.2. Lý thuyết về sự hài lòng trong công việc:
2.2.1 Lý thuyết thang bậc nhu cầu của Maslow (1943)
Cho rằng con người ai cũng có những nhu cầu khác nhau mà họ khao khát được
thỏa mãn. Maslow đã chia những nhu cầu thành 05 loại và sắp xếp theo thứ bậc từ
thấp (cấp thiết nhất) đến cao (ít cấp thiết) bao gồm:
(1) Nhu cầu sinh lý: Là nhu cầu được xem là cơ bản để duy trì cuộc sống của
con người như nhu cầu ăn uống, ngủ, nhà ở, sưởi ấm và thoả mãn về tình dục. Nếu
thiếu những nhu cầu cơ bản này con người sẽ không tồn tại được.
(2) Nhu cầu an toàn hoặc an ninh: Vấn đề an toàn đến sinh mạng là nhu cầu cơ
bản nhất, là tiền đề cho các vấn đề khác như an toàn lao động, an toàn về môi trường,
an toàn trong nghề nghiệp, an toàn về kinh tế, an toàn trong việc ở và đi lại, an toàn
về mặt tâm lý, an toàn nhân sự…


×