Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

ĐÁNH GIÁ VÀ ĐỀ XUẤT Ý KIẾN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (110.54 KB, 6 trang )

ĐÁNH GIÁ VÀ ĐỀ XUẤT Ý KIẾN
3.1. Một số đánh giá về Hệ thống KSNB
3.1.1. Về hệ thống KSNB tại NHNT nói chung
Tính đến thời điểm này, Ngân hàng TMCP Ngoại thương đã thành lập được hơn 47
năm (thành lập ngày 01/04/1963) và gặt hái được không ít những thành tựu trong quá trình
phát triển. Những giải thưởng gần đây là: Năm 2006: Tổng Giám đốc NHNT nhận giải
thưởng "Nhà lãnh đạo ngân hàng châu Á tiêu biểu". Năm 2006: NHNT vinh dự là 1 trong 4
đơn vị được trao danh hiệu "Điển hình sáng tạo" trong Hội nghị quốc gia về thúc đẩy sáng
tạo cho Việt Nam; Tổng Giám đốc NHNT được bầu giữ chức Phó Chủ tịch Hiệp hội Ngân
hàng Châu Á. Năm 2007, NHNT được trao tặng giải thưởng Thương hiệu mạnh Việt Nam
2006 do Thời báo Kinh tế và Cục xúc tiến Bộ Thương mại tổ chức. Đặc biệt thương hiệu
Vietcombank lọt vào Top Ten (10 thương hiệu mạnh nhất) trong số 98 thương hiệu đạt
giải. Đây là lần thứ 3 liên tiếp Vietcombank được trao tặng giải thưởng này; NHNT được
bầu chọn là "Ngân hàng cung cấp dịch vụ ngoại hối cho doanh nghiệp tốt nhất năm 2007"
do tạp chí Asia Money bình chọn. Năm 2008, VCB nhận được giải thưởng “Ngân hàng tốt
nhất Việt Nam năm 2008” do tạp chí Asiamoney, và giải thưởng “Ngân hàng quản lý tiền
mặt tốt nhất năm 2008 tại Việt Nam”, do các DN bình chọn. Kết quả đó là sự phấn đấu
không ngừng nghỉ của đội ngũ lao động, của các bộ phận, phòng ban, trong đó có Ban
kiểm soát nội bộ.
VCB hiện là NH TMCP lớn nhất Việt Nam với tổng tài sản năm 2008 là 192.923 tỷ
quy đồng; trong 45 năm hoạt động, VCB luôn dẫn đầu trong các lĩnh vực như kinh doanh
vốn, huy động vốn, tín dụng, XNK, tài trợ dự án và đặc biệt là dịch vụ thẻ. Đến tháng
06/2008 VCB đã phát hành được 101.525 thẻ tín dụng quốc tế; 2.725.026 thẻ Connect 24
(thẻ được trao tặng “Thương hiệu quốc gia”); hệ thống liên minh thẻ VCB hiện có hơn 20
ngân hàng thành viên với mạng lưới gồm 1.700 máy ATM và 5 triệu KH; mỗi ngày hệ
thống xử lý trung bình trên 300.000 giao dịch. Với những con số trên, có thể thấy được sự
đóng góp không nhỏ của hệ thống KSNB trong VCB. Và không phải ngẫu nhiên mà các
DN bình chọn VCB là “Ngân hàng quản lý tiền mặt tốt nhất năm 2008”.
3.1.1.1. Những ưu điểm đạt được
- Như vậy, có thể thấy rằng bộ phận Kiểm tra nội bộ đã làm công tác của mình một
cách có hiệu quả. Nhìn chung, hệ thống KSNB đã phát huy tác dụng trong việc ngăn ngừa


các sai phạm xảy ra. Trong những năm vừa qua, những rủi ro trong hoạt động ngân hàng
đã được quản lý tốt. Đặc biệt khi nền kinh tế thế giới có dấu hiệu suy thoái, những rủi ro
trong hoạt động kinh doanh là càng có nguy cơ bộc lộ một cách rõ nét nhất thì hệ thống
KSNB như là một “bức tường lửa” ngăn chặn những “con vi rút” lây lan.
- Với đội ngũ lao động khá đông đảo, có trình độ Đại học và trên Đại học và thường
xuyên được tổ chức tập huấn, đào tạo, ban kiểm soát nội bộ đã có một vị thế quan trọng
trong các hoạt động của ngân hàng. Đây là một bộ phận không thể thiếu trong hoạt động
của một ngân hàng hiện đại.
- Việc đẩy mạnh công tác KSNB với mục tiêu quan trọng là xây dựng được hệ thống
để tìm kiếm những xu hướng tiềm ẩn tiêu cực, bất ổn, và thiếu sót trong hoạt động của
ngân hàng. Trong nền kinh tế thị trường có nhiều rất nhiều rủi ro nhưng bộ phận Kiểm tra
nội bộ đã có những sáng kiến để phát hiện những rủi ro này. Trên cơ sở đó đưa ra biện
pháp chấn chỉnh, đã giúp ngân hàng có tính chuyên nghiệp cao hơn, thủ tục đơn giản hơn,
dịch vụ tốt hơn và mức độ tin cậy cao hơn với mục đích là cung cấp các dịch vụ ngân
hàng, tài chính một cách tốt nhất cho KH.
- VCB được giới đầu tư đánh giá là một trong những ngân hàng có tính minh bạch
cao và quản trị tốt. Việc nâng cao chất lượng quản trị và kiếm soát rủi ro tác động mạnh
đến hiệu quả kinh doanh của ngân hàng.
3.1.1.2. Những vấn đề còn tồn tại
Thuật ngữ “Kiểm soát nội bộ” mới xuất hiện ở Việt Nam trong những năm gần đây,
vì vậy, những hạn chế của hệ thống KSNB ở VCB cũng là những vấn đề còn tồn tại trong
các tổ chức, DN, đặc biệt là trong ngành ngân hàng ở nước ta. Những tồn tại đó là:
- Mặc dù đã được ngày càng cải tiến về mặt chất lượng, nội dung, phương pháp
nhưng nhìn chung thì hệ thống KSNB chưa theo kịp yêu cầu trong kiểm tra, kiểm soát theo
chuẩn mực, thông lệ quốc tế. Nguyên nhân là do “khái niệm KSNB” dường như là một
khái niệm còn khá mới mẻ trong các Đơn vị kinh tế nói chung và ngành ngân hàng nói
riêng ở nước ta. Những nghiên cứu về lĩnh vực này còn khá rời rạc và hầu như không có
một chuẩn mực chung quy định.
- Kiểm tra, kiểm soát tại chỗ vẫn là chủ yếu, khả năng phát hiện, cảnh báo sớm những
rủi ro và việc giám sát các rủi ro còn tương đối yếu và chậm. Do vậy, Hoạt động kiểm tra,

kiểm soát vẫn còn thụ động, ít có khả năng ngăn chặn và phòng ngừa rủi ro cho toàn hệ
thống. Nếu có phát hiện rủi ro thì cũng xử lý “nhẹ nhàng”, không triệt để và chỉ có thể phát
hiện và xử lý những sai sót nhỏ.
- Việt Nam đã hội nhập kinh tế quốc tế làm cho các giao dịch vốn không ngừng tăng
lên, cùng với nó là rủi ro của toàn bộ hệ thống ngân hàng. Trong khi đó, cơ chế quản lý và
hệ thống thông tin kiểm tra, kiểm soát còn sơ khai, chưa phù hợp với thông lệ quốc tế,
chưa có hiệu quả và hiệu lực để đảm bảo tuân thủ nghiêm về pháp luật ngân hàng và sự an
toàn của hệ thống ngân hàng, nhất là trong việc ngăn chặn và cảnh báo sớm các rủi ro của
hoạt động ngân hàng.
3.1.2. Về hệ thống KSNB đối với hoạt động thu – chi tiền mặt
Các hoạt động quản lý tiền mặt diễn ra thường xuyên, chiếm tỷ trọng lớn tại ngân
hàng. Bên cạnh đó, nó lại dễ xảy ra những sai sót, gian lận. Vì vậy việc xây dựng một hệ
thống kiểm soát nội bộ là vấn đề tất yếu.
3.1.2.1. Những ưu điểm đạt được
- Ngân hàng TMCP VCB đã thiết lập một quy trình kiểm soát nội bộ chặt chẽ đối với
hoạt động này: từ bảo quản và bảo vệ tiền mặt, quy định về vận chuyển tiền, quy trình thu,
chi tiền mặt và đặc biệt là việc kiểm soát các chứng từ trong hoạt động quản lý tiền mặt.
Trong những năm vừa qua, những sai sót TM đã giảm một cách đáng kể và hầu như không
có những sai sót lớn gây hậu quả nghiêm trọng.
- Các cán bộ được phân công đều làm tốt công việc được giao và đạt được những kết
quả tốt. Có được điều này là do có sự phân chia công việc cụ thể và sự phối hợp nhịp
nhàng giữa các cán bộ trong Phòng Kiểm tra nội bộ.
- Quy trình kiểm soát quá trình thu – chi tiền mặt đã đảm bảo việc phân công, phân
nhiệm thông qua việc quy định hạn mức kiểm soát đối với GDV, Thủ quỹ phòng nghiệp vụ,
Thủ quỹ giao dịch; Tuân thủ tốt nguyên tắc bất kiêm nhiệm trong thu, chi TM.
- TM được bảo quản và bảo vệ an toàn trong kho quỹ, khi vận chuyển và thu chi. Lực
lượng bảo vệ được giao nhiệm vụ cụ thể để hoàn thành tốt công việc này.
- Hoạt động kiểm quỹ cuối ngày được tiến hành thường xuyên, giúp ngăn chặn những
rủi ro và phát hiện sai sót, để kịp thời xử lý. Do vậy, hầu hết những sai phạm được ngăn
chặn kịp thời và xử lý triệt để, nếu tái phạm sẽ bị xử lý nghiêm theo quy định.

- Công nghệ thông tin giờ đây đã trở thành mối quan tâm hàng đầu của tất cả các
doanh nghiệp quy mô lớn lẫn nhỏ. Riêng với NHTMCP VCB, việc ứng dụng công nghệ
thông tin (phần mềm hạch toán Mosaic, phần mềm hỗ trợ Host ...) không những đảm bảo
an toàn cho khách hàng khi giao dịch mà còn giảm bớt được khối lượng công việc, giảm
thiểu những sai sót trong quá trình kiểm soát hoạt động thu – chi tiền mặt với một khối
lượng chứng từ giao dịch khá lớn.
3.1.2.2. Những vấn đề còn tồn tại
- Trong một số trường hợp, những sai phạm nhỏ được bỏ qua. Tuy những sai phạm
này hầu như không ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống nhưng nó sẽ tạo ra một tiền lệ không
tốt cho hoạt động của ngân hàng về sau.
- Hoạt động kiểm tra, kiểm soát hầu như chỉ được giao phó cho Phòng Kiểm tra nội
bộ mà ít có sự phối hợp từ các phòng ban khác. Các Phòng ban khác phải tự có những biện
pháp kiểm soát rủi ro trong lĩnh vực hoạt động của mình qua đó giảm nhẹ gánh nặng cho
Phòng Kiểm tra nội bộ, góp phần ngăn ngừa và cảnh báo sớm rủi ro.
- Các biện pháp kiểm tra, kiểm soát nói chung là vẫn chưa có sự đồng bộ. Cần kết
hợp nhiều phương thức kiểm soát như: quan sát nhân viên kết hợp với kiểm tra đột xuất
khi có dấu hiệu vi phạm.
3.2. Một số đề xuất đối với VCB Huế
3.2.1. Trong hoạt động nói chung
- Những năm gần đây, rất nhiều đơn vị trong và ngoài nước nhảy vào kinh doanh
trong lĩnh vực ngân hàng ở Việt Nam. Quyền lựa chọn không còn nằm ở ngân hàng, mà đã
nằm hoàn toàn trong tay khách hàng – những người sẽ lựa chọn phương án giao dịch có lợi
nhất. Ngân hàng phải biết tìm ra cách vừa có lợi cho khách hàng, vừa thu được lợi nhuận.
Thông qua các dịch vụ tiện ích của mình, ngoài những nhân tố như uy tín, năng lực nhân
sự, khả năng quản lý của những người đứng đầu, thì sự khác biệt về công nghệ chính là
yếu tố quyết định thành công của một ngân hàng trong thời điểm hiện nay.
- Đa dạng hóa các sản phẩm giao dịch để phục vụ nhu cầu khách hàng và thu hút
được vốn cho ngân hàng, thực hiện tốt nhất các mục tiêu của ngân hàng.
- Không ngừng tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ ngân hàng, nâng cao trình độ
nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của nền kinh tế nói chung và yêu cầu của ngành

ngân hàng nói riêng, phục vụ tốt nhất nhu cầu của khách hàng.
3.2.2. Trong hoạt động của hệ thống KSNB nói riêng
• Xây dựng phương thức kiểm tra, kiểm soát trên cơ sở rủi ro đảm bảo hoạt
động kiểm tra nội bộ có hiệu quả:
- Áp dụng các phương pháp kiểm tra, kiểm soát một cách khoa học chứ không phải
máy móc, phải làm sao cho nhân viên cấp dưới tự giác làm những công việc của họ một
cách thoái mái nhưng vẫn trong khuôn khổ của hệ thống KSNB.
- Tiếp nhận và vận hành hiệu quả các phương pháp kiểm tra, kiểm soát mới để đưa ra
những cảnh báo sớm về rủi ro tiềm ẩn trong hoạt động của ngân hàng.
- Hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ phải được xây dựng phù hợp với nguyên tắc,
chuẩn mực, thông lệ về kiểm tra, kiểm soát tiên tiến nhất trên thế giới.
• Ban Giám đốc tạo môi trường kiểm soát tốt hơn nữa:
- Ban Giám đốc phải đi đầu trong công tác kiểm soát, vì Ban Giám đốc chính là tấm
gương phản chiếu nhân viên. Ban Giám đốc cần chỉ đạo xử lý triệt để mọi sai phạm, dù lớn
hay nhỏ khi bị phát hiện.
- Ban Giám đốc cũng cần chỉ đạo các phòng ban hỗ trợ, phối hợp chặt chẽ với phòng
KTNB để bộ phận KTNB hoạt động tốt hơn.
- Ban Giám đốc cũng phải quan tâm đến đời sống gia đình của nhân viên. Việc gian
lận thường bắt nguồn từ lợi ích kinh tế, nếu Ban Giám đốc là người biết quan tâm đến đời
sống kinh tế của nhân viên, trả lương xứng đáng với những đóng góp của họ thì những
gian lận cũng không còn chỗ để nảy sinh.

×