Đề kiểm tra học kỳ II
Môn: Địa lý lớp 12
Người soạn: Nguyễn Thị Búp
Đơn vị: Trường THPT chuyên Hoàng Lê Kha
Đề số 1
I/. Phần chung:
Câu 1: (3 điểm)
Hãy phân biệt một số nét khác nhau cơ bản giữa nền nông nghiệp cổ truyền và nền nông nghiệp
hàng hóa?
Câu 2: (3 điểm)
Bảng số liệu: Giá trị sản xuất công nghiệp phân theo thành phần kinh tế (giá thực tế)
(Đơn vị: Tỉ đồng)
Năm
Thành phần kinh tế
1996 2005
- Nhà nước
- Ngoài nhà nước (tập thể, tư
nhân, cá thể).
- Khu vực có vốn đầu tư nước
ngoài.
74.161
35.682
39.589
249.085
308.854
433.110
a/. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo thành phần
kinh tế của nước ta năm 1996 – 2005.
b/. Nêu nhận xét.
Câu 3: (2 điểm)
Dựa vào Atlat xác định phạm vi lãnh thổ của các vùng kinh tế trọng điểm ở nước ta.
II/. Phần riêng:
A/. Ban khoa học tự nhiên (chọn câu 4a hoặc 4b)
Câu 4a: (2 điểm)
Đặc điểm chủ yếu của vùng kinh tế trọng điểm là gì?
Câu 4b: (2 điểm)
Tại sao việc tăng cường kết cấu hạ tầng giao thông vận tải có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong
việc hình thành cơ cấu kinh tế của vùng duyên hải Nam Trung Bộ?
B/. Ban khoa học xã hội (chọn câu 5a hoặc 5b)
Câu 5a: (2 điểm)
Bảng số liệu tỉ trọng giá trị sản xuất của công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm theo giá trị
thực tế
Đơn vị: %
Năm 1996 2000 2005
- Toàn ngành
- Trong đó công nghiệp chế
biến lương thực thực phẩm
100
28,7
100
26,7
100
22,2
Nhận xét vai trò công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm ở nước ta?
Câu 5b: (2 điểm)
Nước ta có thế mạnh về nguyên liệu để phát triển ngành công nghiệp chế biến thủy hải sản.
Hãy nêu các phân ngành của công nghiệp chế biến thủy hải sản.
Hướng dẫn chấm đề số 1
Môn: Địa lý lớp 12
Người soạn: Nguyễn Thị Búp
Đơn vị: Trường THPT chuyên Hoàng Lê Kha
Câu Đáp án Điểm
1
2
3
4a
Hãy phân biệt một số nét khác nhau cơ bản giữa nền nông nghiệp cổ truyền
và nền nông nghiệp hàng hóa:
Nền nông nghiệp cổ truyền Nền nông nghiệp hàng hóa
- Sản xuất nhỏ, công cụ thủ công, sử
dụng nhiều lao động.
- Năng suất lao động thấp.
- Nông dân quan tâm đến nhiều loại
sản phẩm, đa canh là chính.
- Sản xuất tự cấp, tự túc là chính
- Sản xuất qui mô lớn, sử dụng máy móc
công nghệ mới.
- Năng suất lao động cao.
- Nông dân quan tâm đến thị trường, lợi
nhuận.
- Sản xuất hàng hóa: hướng chuyên môn
hoá gắn liền với công nghiệp và dịch vụ.
a/. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp
phân theo thành phần kinh tế của nước ta năm 1996 – 2005.
- Xử lí số liệu:
Đơn vị: %
Thành phần kinh tế 1996 2005
- Nhà nước
- Ngoài nhà nước (tập
thể, tư nhân, cá thể).
- Khu vực có vốn đầu
tư nước ngoài.
49,6
23,9
26,5
25,1
31,2
43,7
- Vẽ biểu đồ: hai hình tròn
+ Hình tròn năm 2005 có bán kính lớn hơn hình tròn năm 2006.
+ Nếu thiếu các chi tiết sau: đơn vị, số liệu, kí hiệu, tên biểu đồ, trừ 0,25 điểm mỗi
chi tiết.
b/. Nhận xét
- Giá trị sản xuất công nghiệp khu vực nhà nước năm 1996: Có tỉ trọng lớn nhất
49,6% có xu hướng giảm: năm 2005: 25,1% giảm 24,5%
- Giá trị sản xuất công nghiệp ngoài nhà nước chiếm tỉ trọng nhỏ nhất 23,9% và có
xu hướng tăng lên năm 2005: 31,2% (tăng 7,3%).
- Giá trị sản xuất công nghiệp của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm tỉ trọng
26,5% đứng thứ 2 trong cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp đang có xu hướng tăng
nhanh. Năm 2005 có tỉ trọng lớn nhất 43,7%
Vùng kinh tế trọng điểm Phạm vi lãnh thổ
- Phía Bắc
- Miền Trung
- Phía Nam
- Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương, Hải
Phòng, Quảng Ninh, Hà Tây, Vĩnh
Phúc, Bắc Ninh.
- Thừa Thiên – Huế, Đà Nẳng, Quảng
Nam, Quảng Ngãi, Bình Định.
- Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai,
Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Dương, Bình
Thuận, Tây Ninh, Long An, Tiền
Giang.
Đặc điểm của vùng kinh tế trọng điểm:
- Bao gồm phạm vi của nhiều tỉnh, thành phố, ranh giới này có thể thay đổi tùy
theo chiến lược phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam.
- Hội tụ đầy đủ các thế mạnh, tập trung tiềm lực kinh tế, hấp dẫn các nhà đầu tư.
3đ
1đ
0,5đ
1đ
0,5đ
2đ
0,5đ
1,5đ
1đ
0,25đ
0,25đ
0,5đ
2đ
0,75đ
0,5đ
0,75đ
2đ
0,5đ
0,5đ
4b
5a
5b
- Có tỉ trọng lớn trong tổng GDP của quốc gia, có tốc độ phát triển nhanh và hổ trợ
cho các vùng khác.
- Có khả năng thu hút các ngành mới về công nghiệp và dịch vụ để nhân rộng trên
toàn quốc.
Việc tăng cường kết cấu hạ tầng giao thông vận tải có ý nghĩa đặc biệt quan
trọng trong việc hình thành cơ cấu kinh tế của vùng duyên hải Nam Trung Bộ
vì:
- Cho phép khai thác có hiệu quả tài nguyên thiên nhiên để hình thành cơ cấu kinh
tế của vùng:
- Thúc đẩy các mối liên hệ kinh tế với các vùng khác trong cả nước và thế giới.
- Phát triển các tuyến giao thông đường bộ, giúp cho việc khai thác tiềm năng và
thúc đẩy phát triển kinh tế khu vực phía tây.
- Cho phép khai thác các thế mạnh và kinh tế biển: phát triển cảng nước sâu, hình
thành khu công nghiệp tập trung, khu chế xuất, khu kinh tế mở, thu hút đầu tư nước
ngoài.
Vai trò công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm ở nước ta:
- Công nghiệp chế biến lương thực thực là ngành công nghiệp trọng điểm chiếm tỉ
trọng cao trong cơ cấu công nghiệp nước ta: Năm 2005: 22,2%.
- Đây là ngành công nghiệp vốn đầu tư không nhiều, thu hồi vốn nhanh.
- Nước ta có điều kiện để phát triển: nguồn nguyên liệu, thị trường tiêu thụ.
- Có hiệu quả kinh tế cao, tạo nhiều việc làm.
- Hiện nay tỉ trọng có giảm do nước ta đang phát triển công nghiệp trọng điểm có
hàm lượng kĩ thuật cao.
Công nghiệp chế biến thủy, hải sản gồm có:
- Nghề làm nước mắm có nguồn nguyên liệu rất phong phú. Đây là ngành truyền
thống, nổi tiếng: Nước mắm Cát Hải, Phan Thiết, Phú Quốc.
- Ngành chế biến tôm đông lạnh và một số sản phẩm khác (bào ngư, sò huyết, cá ba
sa, cá tra,...) có nguồn nguyên liệu dồi dào.
- Ngành công nghiệp chế biến và đóng hộp thủy, hải sản: Hải Phòng, Thành Phố
Hồ Chí Minh...
- Nghề làm muối: truyền thống hầu hết ở các tỉnh ven biển.
0,5đ
0,5đ
2đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
2đ
0,5đ
0,25đ
0,5đ
0,5đ
0,25đ
2đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
Đề kiểm tra học kỳ II
Môn: Địa lý lớp 12
Người soạn: Nguyễn Thị Búp
Đơn vị: Trường THPT chuyên Hoàng Lê Kha
Đề số 2
I/. Phần chung:
Câu 1: 2,5 điểm
Nền nông nghiệp nhiệt đới có những thuận lợi và khó khăn gì?
Câu 2: 3 điểm
Bảng số liệu dưới đây: Sản lượng thủy sản phân theo hoạt động của Duyên hải Nam Trung Bộ
Đơn vị: Nghìn tấn
Hoạt động 1995 2005
Đánh bắt
Nuôi trồng
Tổng cộng
331,3
7,9
339,2
574,9
48,9
623,8
a/. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện cơ cấu sản lượng thủy sản của vùng Duyên hải Nam Trung
Bộ năm 1995 và năm 2005.
b/. Nhận xét
Câu 3: (2.5 điểm)
Quan sát Atlat kể tên cây trồng, vật nuôi đặc trưng cho nền nông nghiệp nhiệt đới ở đồng bằng
Sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long. Rút ra nhận xét gì?
II/. Phần riêng:
A/. Ban khoa học tự nhiên (chọn câu 4a hoặc 4b)
Câu 4a: (2 điểm)
Vì sao Đông Nam Bộ là vùng có tỉ trọng giá trị sản xuất công nghiệp lớn nhất của nước ta?
Câu 4b: (2 điểm)
Tại sao nước ta phải hình thành vùng kinh tế trọng điểm?
B/. Ban khoa học xã hội (chọn câu 5a hoặc 5b)
Câu 5a: (2 điểm)
Kể tên các vùng nguyên liệu và cơ sở chế biến của công nghiệp đường mía của nước ta?
Câu 5b: (2 điểm)
Cho biết cơ cấu ngành công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản của nước ta?
Hướng dẫn chấm đề số 2
Môn: Địa lý lớp 12
Người soạn: Nguyễn Thị Búp
Đơn vị: Trường THPT chuyên Hoàng Lê Kha
Câu Đáp án Điểm
1
2
3
4a
Nền nông nghiệp nhiệt đới có những thuận lợi và khó khăn:
a/. Thuận lợi:
- Có nguồn nhiệt, ẩm phong phú cho phép cây trồng, vật nuôi phát triển.
- Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa phân hóa, địa hình và đất trồng đa dạng có thể áp
dụng các hệ thống canh tác khác.
- Sự đa dạng về cơ cấu vật nuôi, cây trồng tạo thế mạnh khác nhau từng vùng.
- Nhiều sản phẩm nông nghiệp nhiệt đới xuất khẩu có giá trị: Cao su, cà phê...
b/. Khó khăn:
- Thiên tai: lũ lụt, hạn hán...
- Dịch bệnh, sâu bệnh.
- Tính bấp bênh trong nông nghiệp.
- Đất nông nghiệp nhiều nơi: bạc màu, thoái hóa.
a/. Vẽ biểu đồ
- Xử lí số liệu:
Đơn vị: %
Hoạt động 1995 2005
Đánh bắt
Nuôi trồng
Tổng cộng
92,4
7,6
100
92,2
7,8
100
- Vẽ biểu đồ: Hai hình tròn bán kính hình tròn năm 1995 < 2005
Nếu thiếu các chi tiết sau: đơn vị, số liệu, kí hiệu, tên biểu đồ, trừ 0,25 điểm mỗi
chi tiết.
b/. Nhận xét:
- Về qui mô: Tổng sản lượng thủy sản tăng 1,8 lần.
- Về cơ cấu:
+ Tỉ trọng sản lượng đánh bắt giảm 0,2%
+ Tỉ trọng sản lượng nuôi trồng tăng 0,2%. Không đáng kể.
- Đồng bằng Sông Hồng:
+ Cây trồng:
• Lúa, ngô, khoai, hoa quả nhiệt đới: nhản, cam, chanh....
• Cói, đay, dâu tằm, lạc, đỗ tương
+ Vật nuôi: Trâu, bò, lợn, gia cầm, thủy sản.
- Đồng bằng sông Cửu Long:
+ Cây trồng:
• Lúa, ngô, khoai, cây ăn quả: xoài, sầu riêng, măng cụt, chôm chôm....
• Cói, đay, mía
+ Vật nuôi: Bò, lợn, vịt, thủy sản.
- Nhận xét: Vật nuôi, cây trồng của hai vùng phong phú, đa dạng. Đây là hai vùng
trọng điểm sản xuất lương thực thực phẩm cả nước.
Đông Nam Bộ là vùng có tỉ trọng giá trị sản xuất công nghiệp lớn nhất cả nước
vì có nhiều điều kiện thuận lợi:
- Vị trí địa lí: Tiếp giáp các vùng nguyên liệu giàu có: Đồng bằng sông Cửu Long,
Tây Nguyên, nằm trên trục giao thông huyết mạch Bắc – Nam.
- Tài nguyên và nguồn nguyên liệu dồi dào.
+ Vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn nhất nước.
+ Khoáng sản: dầu khí trữ lượng lớn, đang khai thác có hiệu quả.
2,5đ
0,5đ
0,5đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
2,5đ
0,5đ
2đ
0,5đ
0,25đ
0,25đ
2,5đ
0,5đ
0,25đ
0,25đ
0,5đ
0,25đ
0,25đ
0,5đ
2đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
4b
5a
5b
- Có cơ sở vật chất- kĩ thuật hoàn thiện nhất nước.
- Có nguồn lao động dồi dào, chuyên môn kĩ thuật cao, nhạy bén với cơ chế thị
trường, còn là thị trường tiêu thụ.
- Thu hút sự đầu tư nước ngoài.
- Có đường lối, chính sách phát triển năng động.
Việt Nam phải hình thành các vùng kinh tế trọng điểm là do:
- Thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa từ một nước có nền kinh tế chưa phát
triển, cần phải có vùng kinh tế trọng điểm thúc đẩy sự phát triển.
- Nước ta có nguồn lực để phát triển kinh tế, nhưng lại phân hóa ở nhiều vùng khác
nhau thiếu vốn đầu tư. Vì vậy, cần lựa chọn chiến lược đầu tư có hiệu quả, đầu tư
có trọng điểm.
- Đầu tư vào vùng kinh tế trọng điểm nhằm thu hút sự đầu tư nước ngoài.
- Cần phải lựa chọn và hình thành các vùng kinh tế trọng điểm.
Các vùng nguyên liệu lớn của công nghiệp đường mía tập trung ở:
- Đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ, Duyên Hải Miền Trung.
- Diện tích trồng mía trung bình năm: 28 – 30 vạn ha, sản lượng: 15 triệu tấn mía
cây.
- Các nhà máy đường lớn được phân bố gần vùng nguyên liệu:
+ Lam Sơn (Thanh Hóa).
+ Quảng Ngãi (vùng mía Quảng Ngãi).
+ Bình Dương, La Ngà, Tây Ninh (Đông Nam Bộ).
+ Hiệp Hòa, Long An (đồng bằng sông Cửu Long).
- Vấn đề đặt ra là: Bảo đảm sự cân đối giữa nguồn nguyên liệu với cơ sở chế biến
gắn với thị trường.
Cơ cấu ngành công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản gồm:
- Công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm: sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi,
thủy, hải sản.
+ Sản phẩm trồng trọt: Xay xát, đường mật, chè, cà phê, thuốc lá, rượu bia....
+ Sản phẩm chăn nuôi: Thịt, sữa.
+ Thủy, hải sản: Nước mắm, tôm đông lạnh, muối...
- Công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản: Gỗ, lâm sản.
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
2đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
2đ
0,5đ
0,5đ
0,25đ
0,5đ
0,25đ
2đ
0,5đ
0,5đ
0,25đ
0,5đ
0,25đ
Đề kiểm tra học kỳ II
Môn: Địa lý lớp 12
Người soạn: Nguyễn Thị Búp
Đơn vị: Trường THPT chuyên Hoàng Lê Kha
Đề số 3
I/. Phần chung:
Câu 1: (2,5 điểm)
Nước ta đang khai thác có hiệu quả nền nông nghiệp nhiệt đới như thế nào?
Câu 2: (3,5 điểm)
Bảng số liệu: Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo vùng lãnh thổ
Đơn vị: %
Vùng 1996 2005
- Đồng bằng sông Hồng
- Trung du miền núi Bắc Bộ
- Bắc Trung Bộ
- Duyên Hải Nam Trung Bộ
- Tây Nguyên
- Đông Nam Bộ
- Đồng bằng sông Cửu Long
- Không xác định
17,1
6,9
3,2
5,3
1,3
49,6
11,2
5,4
19,7
4,6
2,4
4,7
0,7
55,6
8,8
3,5
Hãy nhận xét về sự chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp theo vùng lãnh thổ của nước ta
năm 1996 – 2005.
Câu 3: (2 điểm)
Dựa vào Atlat kể tên các trung tâm công nghiệp và chức năng công nghiệp của từng trung tâm
công nghiệp của vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ? Nhận xét sự phát triển công nghiệp ở vùng này?
II/. Phần riêng:
A/. Ban khoa học tự nhiên (chọn câu 4a hoặc 4b)
Câu 4a: (2 điểm)
Cho biết thế mạnh và hướng phát triển của vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc?
Câu 4b: (2 điểm)
Cho biết thế mạnh và hướng phát triển của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam?
B/. Ban khoa học xã hội (chọn câu 5a hoặc 5b)
Câu 5a: (2 điểm)
Trình bày cơ cấu ngành công nghiệp chế biến thủy, hải sản ở nước ta?
Câu 5b: (2 điểm)
Dựa vào Atlat xác định các trung tâm công nghiệp có ngành công nghiệp chế biến thủy, hải sản.
Có nhận xét gì về sự phân bố?
Hướng dẫn chấm đề số 3
Môn: Địa lý lớp 12
Người soạn: Nguyễn Thị Búp
Đơn vị: Trường THPT chuyên Hoàng Lê Kha
Câu Đáp án Điểm
1
2
3
4a
4b
Nước ta đang khai thác có hiệu quả nền nông nghiệp nhiệt đới:
- Các tập đoàn cây trồng và vật nuôi được phân bố phù hợp với các vùng sinh thái
nông nghiệp.
- Cơ cấu mùa vụ có sự thay đổi quan trọng, với các giống cây ngắn ngày, kháng
sâu bệnh, thu hoạch trước mùa mưa bão.
- Tính mùa vụ được khai thác tốt nhờ sự hổ trợ công nghiệp chế biến và dịch vụ.
- Đẩy mạnh xuất khẩu các nông sản nhiệt đới: Gạo, cao su, cà phê..
Nhận xét:
- Cơ cấu công nghiệp theo vùng lãnh thổ ở nước ta có sự chuyển dịch, nhưng
không đều:
+ Những vùng có tỉ trọng công nghiệp tăng là: Đồng bằng sông Hồng tăng: 2,6%,
Đông Nam Bộ tăng: 6% cao nhất nước.
+ Các vùng còn lại đều giảm tỉ trọng: Đồng bằng sông Cửu Long giảm: 2,4% cao
nhất. Tiếp đến Trung du miền núi Bắc Bộ giảm 2,3% giảm ít nhất là Duyên Hải
Nam Trung Bộ: 0,6%
+ Như vậy, Đông Nam Bộ có tỉ trọng cao nhất và sự chuyển dịch cơ cấu nhanh
nhất.
- Một số vùng có tỉ trọng nhỏ lại giảm: Tây Nguyên: 0,6%, Bắc Trung Bộ: 0,8%
- Sự chuyển dịch như trên sẽ tạo nên sự phân hóa sâu sắc giữa các vùng. Cần có
biện pháp thúc đẩy sự phát triển công nghiệp ở những vùng khó khăn: Tây
Nguyên, Bắc Trung Bộ.
- Đà Nẳng: Trung tâm công nghiệp trung bình: Cơ khí, chế biến lâm sản, thực
phẩm.
- Nha Trang: Trung tâm công nghiệp trung bình: Cơ khí, chế biến lâm sản, thực
phẩm.
- Quảng Ngãi: Trung tâm công nghiệp nhỏ: Cơ khí, thực phẩm, chế biến lâm sản.
- Qui Nhơn: Trung tâm công nghiệp nhỏ: Chế biến gỗ, thực phẩm.
- Phan Thiết: Trung tâm công nghiệp nhỏ: Cơ khí, thực phẩm.
- Nhận xét: Công nghiệp chưa phát triển mạnh do thiếu nguyên nhiên liệu, năng
lượng, chưa thu hút mạnh đầu tư nước ngoài.
- Thế mạnh vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc:
+ Vị trí địa lí thuận lợi giao lưu trong và ngoài nước.
+ Nguồn lao động dồi dào, có chuyên môn kĩ thuật.
+ Lịch sử khai phá lâu đời.
+ Cơ sở vật chất kĩ thuật tốt.
+ Thu hút đầu tư nước ngoài lớn thứ hai cả nước.
- Phương hướng phát triển:
+ Công nghiệp:
• Phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm, hàm lượng kĩ thuật cao có
sức cạnh tranh lớn, ít gây ô nhiễm môi trường.
• Phát triển khu công nghiệp tập trung.
+ Dịch vụ: Chú trọng thương mại, du lịch.
+ Nông nghiệp: Sản xuất hàng hóa có chất lượng cao.
- Thế mạnh vùng kinh tế trọng điểm phía Nam:
+ Vị trí địa lí thuận lợi giao lưu trong và ngoài nước.
2,5đ
0,75đ
0,75đ
0,5đ
0,5đ
3,5đ
0,5đ
0,75đ
0,75đ
0,5đ
0,25đ
0,75đ
1,25đ
0,75đ
1đ
0,5đ
0,25đ
0,25đ
1,25đ