Tải bản đầy đủ (.pdf) (218 trang)

Giải quyết việc làm và đảm bảo đời sống cho người lao động sau khi bị thu hối đất trong quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa ở tinh nghệ an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.54 MB, 218 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

NGUYỄN THỊ TRÂM

GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM VÀ BẢO ĐẢM ĐỜI SỐNG CHO
NGƢỜI LAO ĐỘNG SAU KHI BỊ THU HỒI ĐẤT TRONG
QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HOÁ, ĐÔ THỊ HOÁ
Ở TỈNH NGHỆ AN

LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ

Hà Nội - 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

NGUYỄN THỊ TRÂM

GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM VÀ BẢO ĐẢM ĐỜI SỐNG CHO
NGƢỜI LAO ĐỘNG SAU KHI BỊ THU HỒI ĐẤT TRONG
QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HOÁ, ĐÔ THỊ HOÁ
Ở TỈNH NGHỆ AN
Chuyên ngành: Kinh tế chính trị
Mã số: 62 31 01 01

LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
GS.TS. Phạm Quang Phan



Hà Nội - 2015


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập của tôi. Các số
liệu, tƣ liệu đƣợc sử dụng trong luận án là trung thực và dựa trên thực tế tiến
hành khảo sát của tôi. Những phát hiện đƣa ra trong luận án là kết quả nghiên
cứu của tác giả luận án.
TÁC GIẢ LUẬN ÁN

Nguyễn Thị Trâm


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BẰNG TIẾNG VIỆT
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BẰNG TIẾNG ANH
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ GIẢI QUYẾT
VIỆC LÀM VÀ BẢO ĐẢM ĐỜI SỐNG CHO NGƢỜI LAO ĐỘNG SAU KHI
BỊ THU HỒI ĐẤT TRONG QUÁ TRÌNH CNH, ĐTH ........................................ 7
1.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM VÀ BẢO ĐẢM
ĐỜI SỐNG CHO NGƢỜI LAO ĐỘNG SAU KHI BỊ THU HỒI ĐẤT .................7
1.1.1. Tổng quan một số công trình nghiên cứu ở nƣớc ngoài về giải quyết việc
làm và bảo đảm đời sống cho ngƣời lao động sau khi bị thu hồi đất .................... 7
1.1.2. Một số công trình nghiên cứu tiêu biểu trong nƣớc về giải quyết việc làm
và bảo đảm đời sống cho ngƣời lao động sau khi bị thu hồi đất trong quá trình

CNH, ĐTH...........................................................................................................10
1.2. NHẬN XÉT CHUNG VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ
TÀI VÀ NHỮNG KHOẢNG TRỐNG ĐẶT RA CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU...21
1.2.1. Những kết quả về giải quyết việc làm và bảo đảm đời sống cho ngƣời lao động
sau khi bị thu hồi đất trong quá trình CNH, ĐTH đã có sự thống nhất giải quyết ....... 21
1.2.2. Những khoảng trống về giải quyết việc làm và bảo đảm đời sống cho
ngƣời lao động sau khi bị thu hồi đất cần đƣợc tiếp tục nghiên cứu ................... 22
Chƣơng 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM
VÀ BẢO ĐẢM ĐỜI SỐNG CHO NGƢỜI LAO ĐỘNG SAU KHI BỊ THU
HỒI ĐẤT TRONG QUÁ TRÌNH CNH, ĐTH ..................................................... 24
2.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM VÀ BẢO ĐẢM
ĐỜI SỐNG CHO NGƢỜI LAO ĐỘNG SAU KHI BỊ THU HỒI ĐẤT TRONG
QUÁ TRÌNH CNH, ĐTH ......................................................................................24
2.1.1. Công nghiệp hóa, đô thị hóa và sự cần thiết khách quan phải thu hồi,
chuyển đổi mục đích sử dụng đất đai .................................................................. 24
2.1.2. Tác động của quá trình CNH, ĐTH đối với ngƣời lao động bị thu hồi đất . 29


2.1.3. Việc làm, giải quyết việc làm và bảo đảm đời sống cho ngƣời lao động bị
thu hồi đất ............................................................................................................ 35
2.2. GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM VÀ BẢO ĐẢM ĐỜI SỐNG CHO NGƢỜI LAO
ĐỘNG BỊ THU HỒI ĐẤT TRONG QUÁ TRÌNH CNH, ĐTH ...........................42
2.2.1. Tầm quan trọng của giải quyết việc làm và bảo đảm đời sống cho ngƣời
lao động sau khi thu hồi đất ................................................................................. 42
2.2.2. Nội dung, tiêu chí và các nhân tố ảnh hƣởng đến giải quyết việc làm và bảo
đảm đời sống cho ngƣời lao động bị thu hồi đất trong quá trình CNH, HĐH........ 45
2.3. KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ ĐỊA PHƢƠNG TRONG GIẢI QUYẾT
VIỆC LÀM VÀ BẢO ĐẢM ĐỜI SỐNG CHO NGƢỜI LAO ĐỘNG SAU KHI
BỊ THU HỒI ĐẤT TRONG QUÁ TRÌNH CNH, ĐTH .......................................66
2.3.1. Kinh nghiệm của một số tỉnh, thành phố trong nƣớc ................................ 66

2.3.2. Những bài học kinh nghiệm rút ra đối với tỉnh Nghệ An.......................... 74
Chƣơng 3: THỰC TRẠNG GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM VÀ BẢO ĐẢM ĐỜI
SỐNG CHO NGƢỜI LAO ĐỘNG SAU KHI BỊ THU HỒI ĐẤT TRONG QUÁ
TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA, ĐÔ THỊ HÓA Ở TỈNH NGHỆ AN ................ 77
3.1. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ -XÃ HỘI CỦA NGHỆ AN ẢNH
HƢỞNG ĐẾN QUÁ TRÌNH CNH, ĐTH VÀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM, BẢO
ĐẢM ĐỜI SỐNG CHO NGƢỜI LAO ĐỘNG KHI BỊ THU HỒI ĐẤT .............77
3.1.1. Điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý của Nghệ An. .......................................... 77
3.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội của Nghệ An .................................................... 79
3.1.3. Tình hình thu hồi đất để phát triển công nghiệp, đô thị ở tỉnh Nghệ An từ
năm 2001 đến nay ................................................................................................ 81
3.1.4. Ảnh hƣởng thu hồi đất đến việc làm và đời sống của ngƣời lao động bị thu
hôi đất ở Nghệ An................................................................................................ 86
3.2. THỰC TRẠNG GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM VÀ BẢO ĐẢM ĐỜI SỐNG
CHO NGƢỜI LAO ĐỘNG SAU KHI BỊ THU HỒI ĐẤT TRONG QUÁ TRÌNH
CNH, ĐTH Ở TỈNH NGHỆ AN ............................................................................94
3.2.1. Giải quyết việc làm cho ngƣời lao động sau khi khi thu hồi đất trong quá
trình công nghiệp hóa, đô thị hóa ở tỉnh Nghệ An .............................................. 94
3.2.2. Bảo đảm đời sống cho ngƣời lao động sau khi bị thu hồi đất ở tỉnh Nghệ An . 114
3.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM VÀ BẢO ĐẢM ĐỜI
SỐNG CHO NGƢỜI LAO ĐỘNG SAU KHI BỊ THU HỒI ĐẤT TRONG QUÁ
TRÌNH CNH, ĐTH Ở TỈNH NGHỆ AN .............................................................129


3.3.1. Những thành tựu đã đạt đƣợc .................................................................. 129
3.3.2. Những tồn tại , hạn chế ............................................................................ 130
3.3.3. Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế................................................. 134
3.3.4. Những vấn đề đặt ra trong quá trình giải quyết việc làm và bảo đảm đời
sống cho ngƣời lao động sau khi bị thu hồi đất trong quá trình CNH, ĐTH ở tỉnh
Nghệ An ............................................................................................................. 138

Chƣơng 4: PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƢỜNG GIẢI
QUYẾT VIỆC LÀM VÀ BẢO ĐẢM ĐỜI SỐNG CHO NGƢỜI LAO ĐỘNG
SAU KHI BỊ THU HỒI ĐẤT TRONG QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA,
ĐÔ THỊ HÓA Ở TỈNH NGHỆ AN ..................................................................... 142
4.1. DỰ BÁO TÌNH HÌNH THU HỒI ĐẤT VÀ NHU CẦU GIẢI QUYẾT VIỆC
LÀM, BẢO ĐẢM ĐỜI SỐNG CHO NGƢỜI LAO ĐỘNG SAU KHI BỊ THU
HỒI ĐẤT Ở TỈNH NGHỆ AN TRONG NHỮNG NĂM TỚI ............................142
4.1.1. Định hƣớng phát triển các KCN, KĐT và nhu cầu thu hồi đất cho xây
dựng các KCN, KĐT của tỉnh Nghệ An trong thời gian tới.............................. 142
4.1.2. Nhu cầu quyết việc làm, bảo đảm đời sống cho ngƣời lao động sau khi bị
thu hồi đất ở tỉnh Nghệ An ................................................................................ 151
4.2. QUAN ĐIỂM GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM VÀ BẢO ĐẢM ĐỜI SỐNG CHO
NGƢỜI LAO ĐỘNG SAU KHI BỊ THU HỒI ĐẤT ..........................................152
4.2.1. Đảm bảo đảm bảo kết hợp hài hòa lợi ích của ngƣời dân có đất bị thu hồi
với lợi ích quốc gia và của các doanh nghiệp sử dụng đất thu hồi .................... 154
4.2.2. Bảo đảm việc làm hợp lý, ổn định, bền vững, có thu nhập cho ngƣời lao
động sau khi bị thu hồi đất là một nhiệm vụ quan trọng trong kế hoạch phát triển
kinh tế - xã hội của tỉnh Nghệ An ...................................................................... 155
4.2.3. Cần tuân theo nguyên tắc thị trƣờng, đồng thời Nhà nƣớc tạo môi trƣờng và
thực hiện điều tiết vĩ mô để GQVL và BĐĐS cho ngƣời lao động bị thu hồi đất . 156
4.3. CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM TĂNG CƢỜNG GIẢI QUYẾT VIỆC
LÀM VÀ BẢO ĐẢM ĐỜI SỐNG CHO NGƢỜI LAO ĐỘNG SAU KHI BỊ THU
HỒI ĐẤT ..............................................................................................................158
4.3.1. Nhà nƣớc tiếp tục sửa đổi và hoàn thiện cơ chế, chính sách để bảo đảm
cuộc sống lâu dài cho ngƣời có đất bị thu hồi ................................................... 158
4.3.2. Nhà nƣớc và chính quyền địa phƣơng cần nâng cao hiệu quả công tác quy
hoạch và kế hoạch sử dụng đất gắn với giải quyết việc làm và bảo đảm đời sống
cho ngƣời lao động bị thu hồi đất trong thời gian tới ........................................ 168



4.3.3. Mở rộng và nâng cao chất lƣợng đào tạo nghề ở tỉnh Nghệ An từ nay đến
năm 2020 và những năm tiếp theo ..................................................................... 170
4.3.4. Cần đặc biệt chú ý hỗ trợ tự tạo việc làm, tự khắc phục các điều kiện để
thỏa mãn các mặt của đời sống và sinh kế của ngƣời lao động........................ 175
4.3.5. Nâng cao chất lƣợng hoạt động của hệ thống dịch vụ việc làm và hệ thống
thông tin về thị trƣờng sức lao động .................................................................. 176
4.3.6. Hoàn thiện công tác tổ chức và hoạt động của cơ quan quản lý Nhà nƣớc
và doanh nghiệp đối với giải quyết việc thu hồi đất, tạo việc làm cho ngƣời dân
có đất bị thu hồi ................................................................................................. 178
KẾT LUẬN ............................................................................................................ 181
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ............................ 183
LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN .............................................................................. 183
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................. 184
PHỤ LỤC ............................................................................................................... 194


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BẰNG TIẾNG VIỆT
BĐĐS

: Bảo đảm đời sống

CNXH

: Chủ nghĩa xã hội

CNH, ĐTH

: Công nghiệp hóa, đô thị hóa

CCN


: Cụm công ngghiệp

CN

: Công nghiệp

CMKT

: Chuyên môn kỹ thuật

CCKT

: Cơ cấu kinh tế

CNH, HĐH

: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa

DN

: Doanh nghiệp

GQVL

: Giải quyết việc làm

KCN

: Khu công nghiệp


KĐT

: Khu đô thị

KT-XH

: Kinh tế - xã hội

KCX

: Khu chế xuất

LLCT

: Lý luận chính trị

NCKH

: Nghiên cứu khoa học

TĐC

: Tái định cƣ

XHCN

: Xã hội chủ nghĩa



DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BẰNG TIẾNG ANH
Chữ viết tắt

Nghĩa đầy đủ bằng tiếng Anh

ILO

International labour organization

Tổ chức Lao động quốc tế

NIC

New industry country

Các nƣớc công nghiệp mới

NIE

New industry economy

Các nền kinh tế công nghiệp mới

NLA

National Landlords Association

Cơ quan quản lý đất quốc gia

VSTTC

WTO

Vietnam-Singapore

Nghĩa đầy đủ bằng tiếng Việt

Technical Trung tâm đào tạo kỹ thuật Việt

Training Centre

Nam – Singapore

World Trade o rganization

Tổ chức thƣơng mại thế giới


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
BẢNG
Bảng 3.1.

Tình hình thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Nghệ An qua các năm ...........81

Bảng 3.2:

Diện tích đất thu hồi bình quân mỗi hộ phân theo loại đất .................83

Bảng 3.3:

Tỷ lệ diện tích đất thu hồi bình quân mỗi hộ phân theo mục đích sử

dụng đất thu hồi ...................................................................................84

Bảng 3.4:

Tình hình lao động bị mất việc làm do thu hồi đất để phát triển công
nghiệp và đô thị hoá giai đoạn từ năm 2001 đến ngày 30.6.2014 .......86

Bảng 3.5:

Tình hình việc làm của các hộ trƣớc khi bị thu hồi đất và sau khi bị
thu hồi đất ............................................................................................87

Bảng 3.6:

Thu nhập bình quân/tháng của ngƣời có đất bị thu hồi .......................89

Bảng 3.7:

Tình hình chi tiêu bình quân của các hộ điều tra ................................91

Bảng 3.8:

Đồ dùng sinh hoạt và phƣơng tiện đi lại .............................................92

Bảng 3.9:

Trình độ chuyên môn của ngƣời lao động trƣớc khi bị thu hồi đất ...105

Bảng 3.10:


Trình độ văn hóa và chuyên môn kỹ thuật của ngƣời có đất trƣớc khi
Nhà nƣớc thu hồi ...............................................................................106

Bảng 3.11:

Tình hình tuyển dụng lao động sau khi bị thu hồi đất vào làm việc .109

Bảng 3.12:

Tình trạng việc làm trƣớc và sau khi thu hồi đất...............................109

Bảng 3.13:

Tình hình việc làm của ngƣời lao động sau thu hồi đất ....................111

Bảng 3.14:

Lý do không tìm đƣợc việc làm của ngƣời bị thu hồi đất .................112

Bảng 3.15:

Sự hỗ trợ của các cấp chính quyền địa phƣơng đối với đào tạo nghề
cho ngƣời lao động có đất bị thu hồi .................................................112

Bảng 3.16:

Giá tiền bồi thƣờng 1m2 đất bị thu hồi và tiền bồi thƣờng bình quân
một hộ phân theo loại đất ..................................................................115

Bảng 3.17:


Số hộ đƣợc bồi thƣờng bằng đất phân theo loại đất bị thu hồi và diện
tích các loại đất đƣợc bồi thƣờng tính bình quân một hộ phân theo các
loại đất ...............................................................................................117

Bảng 3.18:

Phƣơng tiện sản xuất và sinh hoạt của các hộ trƣớc khi thu hồi đất .120

Bảng 3.19:

Phƣơng tiện sản xuất và sinh hoạt của các hộ sau khi thu hồi đất ....121


Bảng 3.20:

Nguồn gốc của tiền dùng để mua sắm phƣơng tiện phục vụ sản xuất và
sinh hoạt của các hộ bị thu hồi đất ....................................................122

Bảng 3.21:

Điều kiện đất sản xuất bồi thƣờng so với đất cũ ...............................124

Bảng 3.22:

Đánh giá diện tích nhà ở tại khu tái định cƣ so với nơi ở cũ ..................126

Bảng 4.1:

Dự kiến các loại đất thu hồi đến năm 2020 .......................................150


Bảng 4.2:

Dự báo số lao động bị thu hồi đất có nhu cầu giải quyết việc làm ở
Nghệ An giai đoạn 2006-2014 ..........................................................152

BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1: Trình độ chuyên môn ngƣời lao động trƣớc khi thu hồi đất .............105
Biểu đồ 3.1: Nguồn gốc của tiền dùng để mua sắm phƣơng tiện phục vụ sản xuất và
sinh hoạt của các hộ bị thu hồi đất. ...................................................123
Biểu đồ 3.2: Đánh giá diện tích nhà tại khu tái định so với nơi ở cũ .....................127


MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Giải quyết việc làm và bảo đảm đời sống là mối quan tâm hàng đầu trong các
chính sách kinh tế - xã hội của các quốc gia. Hiệu quả của việc giải quyết việc làm
và bảo đảm đời sống gắn liền với sự tồn tại và phát triển của mỗi quốc gia. Việt
Nam là một quốc gia đang phát triển, do đó quá trình CNH,HĐH và ĐTH đã và
đang diễn ra mạnh mẽ. Đặc biệt, là trong 10 năm trở lại đây, tốc độ phát triển các
KCN, KĐT, xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội diễn ra rất nhanh. Đi liền với
xu hƣớng này là việc thu hồi đất bao gồm đất ở và đất nông nghiệp của một bộ phận
dân cƣ, chủ yếu là các vùng ven đô, vùng có tiềm năng và điều kiện phát triển kinh
tế - xã hội. Điều đó, đòi hỏi Nhà nƣớc phải có một hệ thống chính sách đồng bộ để
vừa đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế - xã hội của địa phƣơng, của đất nƣớc, vừa
đảm bảo đƣợc lợi ích của ngƣời lao động thuộc diện thu hồi đất.
Nghệ An là một tỉnh nghèo thuộc đồng bằng duyên hải miền Trung. Việc phát
triển các KCN và KĐT sẽ giúp Nghệ An đẩy nhanh tốc độ tăng trƣởng kinh tế, tạo
thêm nhiều việc làm và cải thiện đƣợc đời sống cho ngƣời lao động trong tỉnh.

Trong những năm qua, việc quy hoạch lại các khu dân cƣ, chỉnh trang đô thị, xây
dựng, nâng cấp kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đã tạo điều kiện thuận lợi cho phát
triển kinh tế- xã hội và là một trong những chính sách lớn của các cấp ủy đảng,
chính quyền và nhân dân trong tỉnh. Tuy nhiên, vấn đề giải quyết việc làm và bảo
đảm đời sống cho ngƣời dân có đất do Nhà nƣớc thu hồi còn gây ra nhiều vấn đề
kinh tế - xã hội rất bức xúc. Đó là, tình trạng ngƣời dân sau khi bị thu hồi đất phải
thu hẹp diện tích canh tác, mất việc làm truyền thống, phải chuyển đổi nghề nghiệp,
thay đổi chỗ ở. Trong khi đó, tỉnh lại chƣa chuẩn bị tốt những điều kiện cần thiết
cho ngƣời dân có đất bị thu hồi chuyển đổi nghề nghiệp, gây nên tình trạng một bộ
phận dân cƣ không có khả năng tìm kiếm cho mình một công việc mới. Bởi vì, họ
chỉ có nghề làm ruộng, trình độ văn hóa thấp, trình độ CMKT không có, nên khó
tìm kiếm đƣợc việc làm trong các ngành nghề khác hay vào làm trong các khu công

1


nghiệp. Do đó, tình trạng thiếu việc làm, thất nghiệp không chuyển đổi đƣợc nghề
nghiệp, khó khăn trong cuộc sống của ngƣời dân sau khi bị thu hồi đất đã và đang
diễn ra khá phổ biến.
Tình trạng này càng đặc biệt khó khăn đối với bộ phận nông dân bị thu hồi đất
nông nghiệp. Việc thu hồi đất của nông dân thƣờng không gắn liền với giải quyết
việc làm và bảo đảm đời sống, đã đẩy một bộ phận nông dân vào tình trạng rất khó
khăn, làm giảm hiệu quả của công cuộc đổi mới. Tình trạng này đã và đang làm nảy
sinh nhiều vấn đề kinh tế - xã hội gay gắt. Mặt khác, việc đền bù khi thu hồi đất
nông nghiệp mới chỉ chú ý đến mặt lƣợng, mà bỏ qua mặt chất. Mặc dù, số tiền mà
Nhà nƣớc phải bỏ ra để đền bù cho những ngƣời dân về những thiệt hại mà họ phải
gánh chịu là không nhỏ, nhƣng trong nhiều trƣờng hợp số tiền đó không những
không giúp cho ngƣời nông dân thiết lập một cuộc sống tốt hơn, mà còn gây nên
những tác động xã hội tiêu cực. Nhiều hộ nông dân không có khả năng sử dụng số
tiền đền bù vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Đời sống của những ngƣời bị thu

hồi đất vốn đã khó khăn càng trở nên khó khăn hơn.
Thời gian qua, Nghệ An đã giải quyết vấn đề trên một cách rất tích cực, đã xác
định một số ngành trọng điểm để thu hút và đầu tƣ đúng hƣớng, gia tăng liên kết và hợp
tác trong và ngoài nƣớc tăng cƣờng xuất khẩu lao động nhằm giảm sức ép việc làm,
tham quan, học hỏi kinh nghiệm các tỉnh trong quá trình CNH, ĐTH...Tuy nhiên, tình
trạng thiếu việc làm, thay đổi chỗ ở vẫn gây rất nhiều bức xúc, khi nhu cầu hiện tại chƣa
đƣợc thỏa mãn, mà quá trình CNH, ĐTH vẫn còn tiếp diễn. Xung quanh vấn đề này còn
nhiều việc phải làm trong đó việc khắc phục những yếu kém trong quy hoạch tổng thể,
sự chồng chéo, kém hiệu lực trong các văn bản, chính sách dẫn đến đầu tƣ kém hiệu quả,
chƣa có cơ cấu đào tạo nghề phù hợp để đáp ứng nhu cầu bức thiết của xã hội.
Do đó, giải quyết việc làm và bảo đảm đời sống cho ngƣời lao động khi thu
hồi đất để phục vụ CNH, HĐH và ĐTH là một trong những vấn đề cấp bách đặt ra
đối với tỉnh Nghệ An. Từ thực tiễn trên, tác giả chọn vấn đề “ Giải quyết việc làm
và bảo đảm đời sống cho người lao động sau khi bị thu hồi đất trong quá trình
công nghiệp hoá, đô thị hoá ở tỉnh Nghệ An” làm đề tài nghiên cứu cho luận án
tiến sĩ, chuyên ngành kinh tế chính trị.

2


2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Phân tích, đánh giá thực trạng giải quyết việc làm và bảo đảm đời sống
cho ngƣời lao động bị thu hồi đất trong quá trình CNH, ĐTH ở tỉnh Nghệ An giai
đoạn từ năm 2001 đến nay, chỉ ra những hạn chế, yếu kém và nguyên nhân, từ đó đề
xuất quan điểm và giải pháp nhằm giải quyết việc làm và bảo đảm đời sống cho
ngƣời lao động sau khi bị thu hồi đất có hiệu quả trong quá trình CNH, ĐTH ở tỉnh
Nghệ An thời gian tới.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hoá lý luận về giải quyết việc làm và bảo đảm đời sống cho ngƣời

lao động bị thu hồi đất trong quá trình CNH, ĐTH.
- Nghiên cứu kinh nghiệm giải quyết việc làm và bảo đảm đời sống cho ngƣời lao
động bị thu hồi đất của một số địa phƣơng và rút ra bài học kinh nghiệm đối với Nghệ An.
- Phân tích, đánh giá thực trạng giải quyết việc làm và bảo đảm đời sống cho
ngƣời lao động sau khi bị thu hồi đất trong quá trình công nghiệp hoá, đô thị hoá ở
tỉnh Nghệ An, chỉ ra những kết quả đạt đƣợc cũng nhƣ những tồn tại, hạn chế và
nguyên nhân trong giải quyết việc làm và bảo đảm đời sống cho ngƣời lao động sau
khi bị thu hồi đất trong quá trình công nghiệp hoá, đô thị hoá ở tỉnh Nghệ An từ
năm 2001 đến nay.
- Đề xuất quan điểm và giải pháp nhằm giải quyết có hiệu quả hơn vấn đề này
ở tỉnh Nghệ An trong thời gian tới.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Vấn đề giải quyết việc làm và bảo đảm đời sống cho ngƣời lao động sau khi bị
thu hồi đất trong quá trình công nghiệp hoá, đô thị hoá ở tỉnh Nghệ An.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Về không gian nghiên cứu là tỉnh Nghệ An, tập trung nghiên cứu ở 7 huyện,
thành thị xã: Thành phố Vinh, Thị xã Cửa Lò, Nghi Lộc, Diễn Châu, Quỳnh Lƣu,
Hƣng Nguyên, Nghĩa Đàn là những nơi có tỷ lệ thu hồi đất nông nghiệp cao nhất,

3


tốc độ ĐTH nhanh, đang phát triển nhiều KCN nhằm tìm ra đặc điểm chung về giải
quyết việc làm và bảo đảm đời sống cho ngƣời lao động sau khi bị thu hồi đất trong
quá trình CNH, ĐTH. Từ đó cho thấy số ngƣời nông dân bị mất việc làm phải
chuyển đổi nghề nghiệp rất lớn và khó có khả năng tìm đƣợc việc làm mới để bảo
đảm đời sống. Vì vậy, nếu không giải quyết đƣợc vấn đề này sẽ tạo ra nhiều vấn đề
xã hội bức xúc nảy sinh, ảnh hƣởng đến mục tiêu phát triển bền vững của Nghệ An.
Về thời gian, từ năm 2001 đến nay (2013) đây là thời kỳ CNH, ĐTH nhanh ở

tỉnh Nghệ An.
4. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Cơ sở lý luận
Luận án nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin, tƣ tƣởng
Hồ Chí Minh và quan điểm, chủ trƣơng của Đảng, chính sách của Nhà nƣớc về giải
quyết việc làm và đảm bảo đời sống cho ngƣời lao động bị thu hồi đất trong quá trình
CNH, ĐTH. Ngoài ra, luận án còn kế thừa và phát triển những quan điểm lý luận của
các nhà khoa học về những nội dung liên quan.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
- Luận án sử dụng tổng hợp các phƣơng pháp nhƣ: phƣơng pháp của chủ nghĩa
duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, phƣơng pháp trừu tƣợng hóa khoa học để phân
tích các vấn đề lý luận và thực tiễn về giải quyết việc làm và đảm bảo đời sống cho
ngƣời dân bị thu hồi đất trong quá trình CNH, ĐTH;
- Phƣơng pháp phân tích, tổng hợp, lôgíc kết hợp với lịch sử đƣợc sử dụng trong
việc phân tích và tổng hợp, kinh nghiệm của một số địa phƣơng trong việc giải quyết
việc làm và đảm bảo đời sống cho ngƣời dân bị thu hồi đất trong quá trình CNH,
ĐTH và có sự đối chiếu, so sánh với tỉnh Nghệ An để rút ra những bài học kinh
nghiệm và giải pháp.
- Phƣơng pháp thố ng kê mô tả về thƣ̣c tra ̣ng về đời số ng của các hô ̣ bi ̣thu hồ i
đất. Sƣ̉ dụng phƣơng pháp phân tić h tổ ng hơ ̣p số liê ̣u thu thâ ̣p đƣơ ̣c tƣ̀ các nông hô ̣ .
So sánh đời số ng các hô ̣ nông dân trƣớc khi bị thu hồi đất và sau khi bị thu hồi đất
để thấy đƣợc tác động của việc thu hồi đất khi ngƣời dân không còn đất sản xuất.

4


- Phƣơng pháp thu thập thông tin : Số liê ̣u thƣ́ cấ p lấ y tƣ̀ các sở , ban ngành để
tìm hiểu thực trạng tổng quan của tỉnh Nghệ An. Đồng thời nắm bắt đời sống của
ngƣời lao động bi thu
hồ i đấ t hiê ̣n nay . Số liê ̣u sơ cấ p bằ ng cách phỏng vấ n ngẫu

̣
nhiên một số hô ̣ bị thu hồ i đấ t.
- Để có cơ sở cho việc đánh giá thực trạng giải quyết việc làm và bảo đảm đời
sống cho ngƣời lao động sau khi bị thu hồi đất trong quá trình CNH, ĐTH ở tỉnh
Nghệ An, tác giả đã tiến hành thực hiện cuộc khảo sát thu thập thông tin về tình
hình giải quyết việc làm và bảo đảm đời sống cho ngƣời lao động sau khi bị thu hồi
đất ở những địa phƣơng có diện tích đất nông nghiệp thu hồi nhiều nhất. Đối tƣợng,
địa bàn khảo sát: ngƣời lao động có hộ khẩu thƣờng trú ở địa bàn 7 huyện, thành
thị: Thành phố Vinh, Thị xã Cửa Lò, Huyện Hƣng Nguyên, Huyện Nghi Lộc,
Huyện Quỳnh Lƣu, Huyện Diễn Châu, Huyện Nghĩa Đàn. Là những địa bàn có diện
tích đất nông nghiệp bị thu hồi tƣơng đối nhiều. Phƣơng pháp chọn mẫu: ngẫu
nhiên có hệ thống.
Phƣơng pháp điều tra: điều tra chọn mẫu gián tiếp thông qua bảng hỏi kết hợp
với phƣơng pháp quan sát trực tiếp về tình hình giải quyết việc làm, bảo đảm đời
sống cho ngƣời lao động sau khi bị thu hồi đất ở các địa bàn điều tra. Cơ sở khoa
học trong việc chọn mẫu và quy mô mẫu điều tra là căn cứ vào mục đích và phạm
vi nghiên cứu nghiên cứu vấn đề đặt ra.
Về đối tƣợng, mục đích, nội dung điều tra đã đƣợc tác giả trình bày trong phụ
lục 2 của luận án. Tại mỗi Huyện tác giả điều tra 50 hộ nông dân, tuy nhiên, trong
quá trình xử lý số liệu, có nhiều phiếu không đƣợc sử dụng do các hộ nông dân
không đƣa ra phƣơng án trả lới đầy đủ. Do các phiếu điều tra đƣợc phát ngẫu nhiên
trƣớc khi thu hồi nên tác giả không sử dụng mô hình SPSS để xử lý số liệu mà tác
giả chỉ sử dụng phƣơng pháp thống kê, phân tích số liệu. Khi tác giả sử dụng số liệu
bằng phƣơng pháp thống kê, tùy từng câu hỏi khác nhau sẽ có số mẫu trả lời khác
nhau. Tuy vậy, tác giả cho rằng với phạm vi và đối tƣợng nghiên cứu của mình, các
số liệu mẫu điều tra của tác giả mang tính đại diện và đảm bảo độ tin cậy cho kết
quả nghiên cứu.

5



5. Những đóng góp mới của luận án
- Qua đánh giá tổng quan các công trình nghiên cứu, điều tra thực tế có liên
quan đến đề tài luận án, tìm ra những khoảng trống cần tiếp tục nghiên cứu về giải
quyết việc làm và đảm bảo đời sống cho ngƣời dân bị thu hồi đất trong quá trình
CNH, ĐTH.
- Khảo sát sự thay đổi về việc làm và đời sống của những ngƣời nông dân sau
khi bị thu hồi đất.
- Phân tích ảnh hƣởng của việc thu hồi đất qua việc làm, thu nhập, chi tiêu,
trình độ dân trí, điều kiện sống và sinh hoạt, … Từ đó thấy đƣợc mặt tích cực cũng
nhƣ mặt tiêu cực của việc thu hồi đất đến việc làm và đời sống của ngƣời nông dân
sau khi bị thu hồi đất.
- Phân tích những kênh tác động trực tiếp của việc thu hồi đất đến việc làm và
đời sống của ngƣời lao động bị thu hồi đất nhằm đánh giá chính xác hơn đời sống
hiện tại của ngƣời nông dân khi không còn đất. Từ đó đƣa ra giải pháp giải quyết
việc làm và bảo đảm đời sống cho ngƣời lao động bị thu hồi đất đạt hiệu quả cao.
Đồng thời trong quá trình phân tích, đánh giá phát hiện ra những mặt mạnh cũng
nhƣ điểm yếu trong công tác quản lý, giải quyết đền bù giải tỏa, tái định cƣ, vấn đề
việc làm cho ngƣời lao động bị thu hồi đất.
6. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án
đƣợc kết cấu thành 4 chƣơng 11 tiết.
Chƣơng 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu về giải quyết việc làm và bảo đảm đời
sống cho ngƣời lao động sau khi bị thu hồi đất trong quá trình CNH, ĐTH ở nƣớc ta.
Chƣơng 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn về giải quyết việc làm và bảo đảm đời
sống cho ngƣời lao động bị thu hồi đất trong quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa.
Chƣơng 3: Thực trạng giải quyết việc làm và bảo đảm đời sống cho ngƣời lao
động bị thu hồi đất trong quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa ở tỉnh Nghệ An.
Chƣơng 4: Phƣơng hƣớng và giải pháp chủ yếu nhằm tăng cƣờng giải quyết
việc làm và bảo đảm đời sống cho ngƣời lao động bị thu hồi đất trong quá trình

công nghiệp hóa, đô thị hóa ở tỉnh Nghệ An.

6


Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ GIẢI QUYẾT
VIỆC LÀM VÀ BẢO ĐẢM ĐỜI SỐNG CHO NGƢỜI LAO
ĐỘNG SAU KHI BỊ THU HỒI ĐẤT TRONG QUÁ TRÌNH
CNH, ĐTH
1.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM VÀ BẢO
ĐẢM ĐỜI SỐNG CHO NGƢỜI LAO ĐỘNG SAU KHI BỊ THU HỒI ĐẤT
1.1.1. Tổng quan một số công trình nghiên cứu ở nƣớc ngoài về giải quyết
việc làm và bảo đảm đời sống cho ngƣời lao động sau khi bị thu hồi đất
Liên quan đến vấn đề bảo đảm đời sống đối với ngƣời dân có đất bị thu hồi có
khá nhiều nhà khoa học nƣớc ngoài nghiên cứu, trong đó đáng chú ý là một số công
trình sau đây:
- Mô hình thu nhập dự kiến về sự di cƣ nông thôn - thành thị (Hanis - Todaro) [77]
Do quá trình đô thị hoá diễn ra đồng thời với quá trình công nghiệp hoá, hiện
đại hoá. Chính vì vậy, việc dân cƣ ở khu vực nông thôn, ngoại thành di chuyển
vào thành thị là một xu hƣớng có tính quy luật trong quá trình phát triển của tất cả
các nƣớc, đặc biệt là đối với các nƣớc phát triển trong giai đoạn hiện nay. Theo
mô hình này thì ngƣời di cƣ sẽ xem xét các cơ hội khác nhau trong thị trƣờng lao
động dựa vào tối đƣa hoá lợi ích dự kiến có đƣợc từ việc di cƣ bằng cách so sánh
mức thu nhập dự kiến có đƣợc trong một khoảng thời gian nhất định ở thành thị
với mức thu nhập trung bình đẳng có ở nông thôn. Lúc này nếu thu nhập dự kiến
(thu nhập kỳ vọng) cao hơn thu nhập thực tế hiện có thì họ sẽ quyết định di cƣ.
Thu nhập dự kiến thu đƣợc của lao động di chuyển tuỳ thuộc vào khả năng có thể
kiếm đƣợc việc làm ở thành thị, mức lƣơng ở đó cũng nhu độ tuổi của ngƣời di cƣ.
Lúc này Tòa án đã đề xuất với Chính phủ giảm mức lƣơng ở thành thị, xoá bỏ

những ảnh hƣởng đến giá cả của các nhân tố sản xuất, tăng việc làm ở nông thôn,
áp dụng công nghệ và có chính sách phù hợp sẽ là biện pháp tạo thêm việc làm.

7


Khi áp dụng mô hình này vào các nƣớc đang phát triển cho thấy bên cạnh khu vực
kinh tế hiện đại ở thành thị (khu vực chính quy) còn có một khu vực kinh tế thu
hút một số ngành nghề nhƣ: thợ thủ công, dịch vụ sửa chữa nhỏ buôn bán nhỏ tự
tạo việc làm hoặc kinh doanh có thuê nhân công và thoả thuận ngoài hệ thống luật
pháp chính thức với giá nhân công rẻ. Đây chính là khu vực hiện nay đang thu hút
một lực lƣợng lao động rất lớn của những nƣớc này vào làm việc - khu vực phi
chính thức. Thực tế cho thấy, việc phát triển khu vực kinh tế phi chính thức đã,
đang và sẽ có những tác dụng rất to lớn trong việc GQVL, tăng thu nhập, làm
giảm tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị. Đồng thời phải không ngừng đầu tƣ phát triển
cho khu vực nông thôn để nâng cao mức sống của họ, tăng cƣờng cơ sở vật chất
kỹ thuật, giảm bớt khoảng cách về thu nhập giữa khu vực thành thị và khu vực
nông thôn cũng nhƣ phát triển nhiều mô hình sản xuất kinh doanh phù hợp với
khu vực nông thôn để tạo thêm nhiều việc làm ở khu vực này.
- Mô hình lựa chọn công nghệ phù hợp, khuyến khích giá, tạo việc làm [77]
Mô hình này chỉ ra rằng để sản xuất ra một sản lƣợng mong muốn, các nhà sản
xuất sẽ phải đứng trƣớc những lựa chọn lớn: một là để mua các yếu tố của quá trình
sản xuất nhƣ lao động, nguyên vật liệu...thì có nhiều mức giá khác nhau, do đó phải
lựa chọn mức giá nào cho phù hợp để có chi phí sản xuất là thấp nhất. Hai là để đạt
đƣợc lợi nhuận cao nhất các nhà sản xuất sẽ phải lựa chọn loại công nghệ phù hợp,
đó có thể là công nghệ hiện đại thì sẽ phải chi nhiều vốn hay công nghệ ở một mức
độ để sử dụng nhiều lao động. Nếu công nghệ hiện đại, tốn nhiều vốn so với giá lao
động thì nhà sản xuất sẽ lựa chọn công nghệ sử dụng nhiều lao động. Ngƣợc lại, nếu
giá lao động tƣơng đối cao thì các hãng sẽ lựa chọn công nghệ sử dụng nhiều vốn.
Việc áp dụng mô hình này ở các nƣớc đang phát triển sẽ tạo đƣợc nhiều việc

làm cho ngƣời lao động vì ở các nƣớc này lực lƣợng lao động dồi dào nhƣng lại
thiếu vốn vì vậy công nghệ mà họ thƣờng sử dụng là công nghệ sử dụng nhiều lao
động để nhằm tận dụng tối đƣa lợi thế này. Chính vì vậy, Chính phủ ở các quốc
gia này cần đƣa ra những chính sách nhằm điều chỉnh lại giá cả, thông qua việc hạ
thấp giá trị tƣơng đối của sức lao động sẽ góp phần không chỉ tạo thêm nhiều việc
8


làm hơn mà còn sử dụng tốt hơn các nguồn vốn khan hiếm nhờ áp dụng công nghệ
phù hợp.
- ADB, (2007). Agricultural land conversion for industrial and commercial
use: Competing interests of the poor. In ADB (Ed.), Markets and Development
Bulletin (pp.85-93). Hanoi, Vietnam: Asian Developmen Bank. Chuyển đổi đất
nông nghiệp để sử dụng công nghiệp và thƣơng mại: Cạnh tranh lợi ích của ngƣời
nghèo. Trong Ngân hàng Phát triển Châu Á (Ed.), Thị trường và Phát triển (pp. 8593). Hà Nội, Việt Nam: Asian Developmen Bank. Đã đề cập trong bối cảnh của sự
mất mát ngày càng tăng của đất nông nghiệp do đô thị hóa và công nghiệp hóa ở
nhiều vùng ngoại vi các thành phố lớn của Việt Nam, làm mất công ăn việc làm của
ngƣời lao động nông nghiệp và đe dọa an ninh lƣơng thực, ảnh hƣởng đến sinh kế
của hộ gia đình nông dân. Vì vậy chính sách của chính phủ có thể giúp các hộ gia
đình bị mất hoặc đất thay đổi đa dạng hóa sinh kế của họ bằng cách cung cấp cho họ
với một lô đất ở vị trí đắc địa để làm kinh doanh . Những ngƣời mất nhiều hơn 30
phần trăm đất nông nghiệp của họ sẽ đƣợc bồi thƣờng bằng một thửa đất phi nông
nghiệp, có thể đƣợc sử dụng nhƣ một tiền đề cho hộ kinh doanh nhƣ mở một cửa
hàng, hoặc để cho thuê chỗ ở để duy trì đời sống các hộ gia đình bị mất đất.
- Tác động của việc mất đất nông nghiệp phân phối thu nhập của các hộ gia
đình ở các khu vực ven đô Hà Nội, Việt Nam của tác giả Tuyên Quang
Trần ( ) MPRA giấy từ Thƣ viện Đại học Munich, Đức.
Nghiên cứu này đã cung cấp những bằng chứng kinh tế đầu tiên mà mất đất do đô
thị hóa và công nghiệp hóa không ảnh hƣởng đến xác suất của một hộ gia đình
thuộc nhóm thu nhập đặc biệt nhƣ ngƣời nghèo, tầng lớp trung lƣu hay giàu có

trong khu vực ven đô thị Hà Nội, Việt Nam. Kết quả cũng cho thấy rằng đất nông
nghiệp giữ đƣợc không tƣơng quan thống kê với khả năng của các hộ gia đình đang
ở trong một nhóm có thu nhập nhất định. Tuy nhiên, các yếu tố khác, bao gồm giáo
dục của hộ gia đình, tiếp cận tín dụng, tài sản và đặc biệt là sự tham gia của phi
nông nghiệp của họ trƣớc khi bị mất đất nông nghiệp, đã đƣợc tìm thấy để tăng cơ
hội của các hộ gia đình di chuyển lên các bậc thang thu nhập.

9


- Mối quan hệ giữa đất đai và sinh kế nông thôn ở Việt Nam. (Tuyen, T.Q.,
Lim, S., Cameron, M. P., & Huong, V.V. (2014). Farmland loss and livelihood
outcomes: a mocroeconnometric analysis of household surveys in Vietnam. Journal
of the Asia Pacific Economy, 19 (3), 423-444. Tác giả đã sử dụng dữ liệu mới thiết
lập từ khảo sát hộ gia đình của tác giả trong một khu tiểu đô thị của Hà Nội, Việt
Nam, nghiên cứu này là lần đầu tiên sử dụng phƣơng pháp kinh tế lƣợng để điều tra
mối quan hệ giữa mất đất nông nghiệp (do đô thị hóa và công nghiệp) và chiến lƣợc
sinh kế của hộ gia đình. Kết quả từ mô hình logit đã cung cấp các bằng chứng kinh
tế đầu tiên mà mất đất tăng với khả năng của các hộ áp dụng một chiến lƣợc chuyên
về một hoạt động phi nông nghiệp duy nhất (không chính thức công ăn việc làm
hoặc các doanh nghiệp hộ gia đình trả tiền) hoặc đa dạng hóa trong nhiều hoạt
động. Điều này cho thấy nhiều hộ gia đình đã chủ động đối phó với các cú sốc mất
đất. Nhƣ vậy chiến lƣợc thích ứng trong bối cảnh mới có thể giúp giảm thiểu sự phụ
thuộc vào đất nông nghiệp cũng nhƣ có thể giúp đỡ nâng cao phúc lợi của họ. Vì
vậy, một ý nghĩa có thể ở đây là tăng của mất đất không nên đƣợc xem nhƣ một
hiện tƣợng hoàn toàn tiêu cực bởi vì nó có thể cải thiện phúc lợi hộ gia đình bằng
cách thúc đẩy các hộ gia đình để thay đổi hoặc đa dạng hóa sinh kế của họ. Bên
cạnh đó, một số biến liên quan đến tài sản hộ gia đình nhƣ giáo dục, nông nghiệp,
và thứ vị trí của ngôi nhà đã đƣợc tìm thấy có liên quan chặt chẽ với sự tham gia
vào các hoạt động phi nông nghiệp. Dựa trên bằng chứng từ các phân tích kinh tế,

nghiên cứu đề xuất một số khuyến nghị chính sách có thể giúp đa dạng hóa các hộ
gia đình hoặc chuyên hoạt động phi nông nghiệp hấp dẫn, trong bối cảnh đất nông
nghiệp bị thu hẹp do đô thị hóa nhanh chóng trong khu vực tiểu đô thị của Hà Nội.
1.1.2. Một số công trình nghiên cứu tiêu biểu trong nƣớc về giải quyết việc
làm và bảo đảm đời sống cho ngƣời lao động sau khi bị thu hồi đất trong quá
trình CNH, ĐTH
1.1.2.1. Một số công trình nghiên cứu tiêu biểu trong nước về giải quyết việc
làm cho nông dân sau khi bị thu hồi đất trong quá trình CNH, ĐTH
- Về cuốn sách ảnh hƣởng của đô thị hóa nông thôn ngoại thành Hà Nội (Thực

10


trạng và giải pháp) do GS.TS Lê Du Phong , TS Nguyễn Văn Áng và Hoàng Văn
Hoa đồng chủ biên. (Trƣờng Đại học kinh tế quốc dân phát hành năm 2002).
Ngoài việc hệ thống hóa những vấn đề về lý luận cơ bản, nhóm tác giả bƣớc
đầu xới xáo những tác động tiêu cực của quá trình đô thị hóa. Trong đó giành đáng
kể dung lƣợng để đề cập tình trạng một bộ phận nông dân bị mất đất sản xuất nông
nghiệp, tạm thời họ bị xáo trộn cuộc sống, đồng thời nêu lên những bức xúc trong
quá trình đền bù khi Nhà nƣớc thu hồi đất.
Nhóm tác giả cũng đề xuất hai giải pháp tổng quát, đó là: Bù đắp thiệt hại về
đất sao cho ngƣời nông dân không cảm thấy thiệt thòi; Có chính sách hỗ trợ ngƣời
nông dân trong quá trình chuyển sang các nghề phi nông nghiệp.
Từ hai giải pháp định hƣớng, tác giả đã đề xuất khá thuyết phục về chính sách
đền bù thiệt hại về đất và căn cứ để xác định mức hỗ trợ chuyển đổi nghề cho nông
dân. Những đề xuất đó rất thiết thực, là căn cứ để các cơ quan trung ƣơng nghiên cứu
khi ban hành chính sách. Tuy nhiên, có thể do khuôn khổ thời gian và phạm vi nghiên
cứu, nhóm tác giả mới quan tâm đến những ngƣời lao động nông nghiệp trong độ
tuổi. Còn lại số ngƣời nông dân hết tuổi lao động trong khi trƣớc đây họ vẫn tham gia
sản xuất nông nghiệp để tự nuôi sống mình đến nay họ chƣa biết trông cậy vào đâu

thì chƣa đƣợc đề cập. Họ rất cần sự hỗ trợ từ phía Nhà nƣớc và cộng đồng thông qua
chính sách an sinh xã hội. Đây là vấn đề cần đƣợc tiếp tục nghiên cứu.
- Sách “Về chính sách giải quyết việc làm ở Việt Nam” của PTS. Nguyễn Hữu
Dũng, PTS. Trần Hữu Trung [17] tác giả đã khẳng định chính sách việc làm là một
trong những nội dung cơ bản của công bằng xã hội và góp phần nâng cao chất
lƣợng cuộc sống. Cùng với các chính sách xã hội khác, chính sách việc làm góp
phần ổn định, phát triển và tiến bộ xã hội. Bởi vậy chính sách việc làm mang tính
chất xã hội, nhân văn và nhân đạo sâu sắc. Công bằng xã hội trong lĩnh vực việc
làm thực chất là nhà nƣớc tạo điều kiện cho mọi ngƣời có cơ hội nhƣ nhau trong tìm
kiếm và tự tạo việc làm. Do đó việc nghiên cứu chính sách giải quyết việc làm có ý
nghĩa rất thiết thực. Phƣơng hƣớng cơ bản có tính chất chiến lƣợc để sử dụng có
hiệu quả nguồn lao động và giải quyết việc làm ở nƣớc ta là thực hiện tốt chiến lƣợc

11


phát triển kinh tế - xã hội, tổ chức lại toàn bộ lao động xã hội để phát huy tiềm năng
các thành phần kinh tế; kết hợp giải quyết việc làm tại chỗ là chính với phân bố lại
lao động theo vùng lãnh thổ, xây dựng các vùng kinh tế - xã hội, dân cƣ mới để gắn
lao động với đất đai và tài nguyên của đất nƣớc; đồng thời mở rộng sự nghiệp đƣa
lao động đi làm việc có thời hạn ở nƣớc ngoài. Tổ chức đào tạo, đào tạo lại đội ngũ
lao động hiện có và phổ cập nghề nghiệp cho lao động xã hội, trƣớc hết là cho thanh
niên, nhằm hình thành đội ngũ lao động có cơ cấu, số lƣợng và chất lƣợng phù hợp
với cấu trúc của hệ thống kinh tế mới và yêu cầu của thị trƣờng lao động. Đa dạng
hóa việc làm, đa dạng hóa thu nhập, phát triển các hình thức tổ chức sản xuất - kinh
doanh phong phú và đa dạng trong mối quan hệ đan xen giữa các thành phần kinh
tế; coi trọng khuyến khích các hình thức thu hút đƣợc nhiều lao động và phù hợp
với quy luật phát triển nền kinh tế thị trƣờng ở nƣớc ta.
- " Việc làm của nông dân trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá vùng
đồng bằng sông Hồng đến năm 2010" (2010) do tác giả Trần Thị Minh Ngọc làm

chủ biên. Trên cơ sở phân tích, đánh giá những thuận lợi, khó khăn cũng nhƣ những
thành tựu, hạn chế trong quá trình GQVL cho nông dân vùng đồng bằng sông Hồng
trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, từ đó nhóm tác giả đề ra phƣơng hƣớng và giải pháp cụ thể nhằm thực hiện có hiệu quả vấn đề GQVL cho nông dân:
điều chỉnh cơ cấu đầu tƣ, phát triển các ngành kinh tế nhằm GQVL; đồng thời tác
giả cũng đƣa ra các biện pháp nhằm nâng cao năng lực cho ngƣời lao động để tăng
cơ hội tìm kiếm đƣợc việc làm và các giải pháp hoàn thiện các chính sách của Nhà
nƣớc về việc làm cho ngƣời lao động [49].
- Cuốn sách do tác giả Nguyễn Thị Thơm và Phí Thị Hằng đồng chủ biên.
Cuốn sách đã đƣợc các tác giả đã bàn về những vấn đề này sinh do quá trình công
nghiệp hoá, hiện đại hoá, đô thị hoá, các khu công nghiệp, cụm công nghiệp mọc
lên khắp nơi đã làm cho đất đai sản xuất nông nghiệp bị thu hẹp, ngƣời nông dân
mất tƣ liệu sản xuất chủ yếu đồng nghĩa với việc mất hoặc thiếu việc làm, gây nên
nhiều , song trọng điểm vùng đồng bằng sông Hồng, nhóm tác giả đã đƣa ra một số
dự báo và giải pháp trong việc GQVL cho lao động nông nghiệp trong quá trình đô

12


thị hoá: Nâng cao hiệu quả quy hoạch, mở rộng cầu lao động, nâng cao chất lƣợng
cung lao động, phát triển thị trƣờng lao động và giải pháp hoàn thiện cơ chế chính
sách đối với lao động nông nghiệp bị thu hồi đất [90].
- "Báo cáo nghiên cứu về việc Làm nông thôn tại Việt Nam ", do Văn Phòng
Hỗ trợ Tƣ vấn Phản biện và Giám định Xã hội (OSEC) trực thuộc Liên hiệp các Hội
Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) thực hiện với sự hỗ trợ về tài chính và
kỹ thuật của Văn phòng Tổ chức Lao động Quốc tế tại Việt Nam (ILO) thông qua
Cục Việc làm thuộc Bộ Lao động Thƣơng binh và Xã hội (MOLISA). Báo cáo gồm
2 phần chính: Phần I đƣợc xây dựng dựa trên việc phân tích kết quả điều tra lao
động việc làm Việt Nam năm 2009 (LFS 2009) của Tổng cục Thống kê (GSO).
Ngoài ra, báo cáo cũng dành một phần nội dung đáng kể để đánh giá tổng quan về
hệ thống chính sách có liên quan.

Phần II của báo cáo là kết quả khảo sát tại 9 tỉnh gồm: Yên Bái, Hà Nam, ĩnh
phúc, Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Ngãi, Bình Dơng, Vĩnh Long và Đồng Tháp
nhằm tiếp tục nghiên cứu, đánh giá về các vấn đề có liên quan tới tình hình lao
động, việc làm tại nông thôn Việt Nam để bổ sung cho các kết quả phân tích từ số
liệu điều tra LFS 2009. Báo cáo: "Tác động của công nghiệp hoá và đô thị hoá đến
sinh kế nông dân Việt Nam.' trƣờng hợp một làng ven đô Hà Nội" do TS Nguyên
Văn Sửu Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội đã tập
trung phân tích về các tác động của việc thu hồi đất nông nghiệp đến sinh kế của
ngƣời nông dân. Tuy chỉ nghiên cứu một trƣờng hợp điển hình tại một làng ven đô
Hà Nội, song báo cáo cũng chỉ ra nhiều đặc trừng cũng nhƣ những tác động phổ
biến của việc thu hồi đất nông nghiệp đến sinh kế ngƣời dân. Thực tế đã có những
đổi thay rõ rệt trong thu nhập, cơ cấu ngành nghề của nhiều hộ gia đình. Tuy
nhiên, chiều hƣớng của sự chuyển dịch không đáp ứng đƣợc sự kì vọng của các cơ
quan quản lý cũng nhƣ các hộ gia đình. Những giảm sút thấy rõ của thu nhập từ
ngành nông nghiệp, và những hƣớng sinh kế mới chuyển đổi lại thiếu bền vững là
những hệ. quả đƣợc nhận diện rõ rệt nhất. Thêm vào đó, những hệ quả xã hội khác
từ việc thu hồi đất nông nghiệp của các hộ gia đình cũng diễn ra khá phức tạp nhƣ
sự bất ổn, rủi ro và bất bình đẳng, phân hoá giàu nghèo gia tăng.

13


- Đề tài: Giải pháp chuyển đổi nghề nghiệp, đào tạo việc làm cho dân cƣ sau
khi Nhà nƣớc thu hồi đất phát triển các khu công nghiệp tập trung và đô thị tại
Bắc Ninh trong những năm tới của tác giả Vũ Đức Quyết, Trƣởng ban quản lý các
khu công nghiệp tỉnh Bắc Ninh năm 2005. Tác giả đã tập trung đánh giá khá kỹ về
thực trạng chuyển đổi nghề nghiệp, đào tạo việc làm cho dân cƣ vùng Nhà nƣớc
thu hồi đất để phát triển các khu công nghiệp tập trung và đô thị. Trên cơ sở
những tồn tại về công tác đào tạo nghề, công tác giải quyết việc làm tại địa
phƣơng, tác giả đã đề xuất 3 mô hình sản xuất cho các hộ nông dân sau khi thu hồi

đất phục vụ cho các khu công nghiệp và đô thị. Đề xuất thí điểm 3 dự án tại Bắc
Ninh trình Chính phủ phê duyệt và Quốc hội thông qua. Song thời gian để các dự
án đƣợc duyệt khá lâu (khoảng 7-10 năm). Trong thời gian chờ các dự án đƣợc
phê duyệt, tác giả mạnh dạn đề xuất cho phép tỉnh Bắc Ninh đƣợc thí điểm thực
hiện: Một là, thí điểm giao cho Ban quản lý các khu công nghiệp Bắc Ninh tham gia
xây dựng trƣờng đào tạo nghề với sự tham gia của các doanh nghiệp…Hai là, thí
điểm việc giao cho tổ chức Khuyến Công thực hiện việc thành lập và đƣa vào vận
hành vƣờn ƣơm công nghiệp, giao cho tổ chức Khuyến Nông thực hiện và đƣa vào
vận hành vƣờn ƣơm về nông nghiệp đô thị. Ba là, thí điểm việc thực hiện cơ chế,
chính sách bồi thƣờng chuyển đổi nghề nghiệp và đào tạo việc làm thay cho chính
sách bồi thƣờng và hỗ trợ thu hồi đất trƣớc đây.
Các đề xuất của tác giả là khá mạnh dạn. Tuy nhiên, khi nghiên cứu các giải
pháp, cá nhân tôi nhận thấy: Công tác đào tạo nghề là hết sức cấp bách, song vấn đề
là ở chỗ sau đào tạo làm ở đâu và có làm đúng nghề mình đƣợc học hay không? đây
là vấn đề bất cập đang diễn ra tại các địa phƣơng đang trong quá trình công nghiệp
hóa, trong đó có Bắc Ninh. Vì vậy, phải làm sao xác định đƣợc nhu cầu lao động cả
về số lƣợng và ngành nghề, độ tuổi từ đó mới tìm ra quy mô đào tạo sát thực tế, bảo
đảm phần lớn ngƣời đƣợc đào tạo sẽ có việc làm ổn định và làm đúng nghề.
Qua đề tài này nhận thấy: Những kiến nghị và đề xuất các giải pháp là rất đáng
trân trọng, góp phần đẩy mạnh mục tiêu thu hút đầu tƣ. Tuy nhiên trong vấn đề đào
tạo nghề và giải quyết việc làm cho ngƣời nông dân khu vực thu hồi đất để phát

14


×