Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

THỰC TRẠNG MỞ RỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG CỦA NHCT CHI NHÁNH NAM THĂNG LONG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (188.09 KB, 22 trang )

THỰC TRẠNG MỞ RỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG CỦA NHCT CHI
NHÁNH NAM THĂNG LONG
2.1 Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của NHCTVN chi nhánh Nam Thăng
Long
● Lịch sử hình thành
Ngân hàng Công Thương Nam Thăng Long là một chi nhánh cấp một của ngân
hàng Công Thương Việt Nam, được thành lập theo quyết định số 018/QĐ –
HĐBT/NHCT1 của hội đồng quản trị NHCT và chỉ thị số 218/CT – HĐBT/NHCT1 có trụ
sở chính đặt tại 117A Hoàng Quốc Việt, quận Cầu Giấy, Hà Nội.
Trước tháng 3/2001, NHCT VN chi nhánh Nam Thăng Long có tên là NHCT Cầu
Giấy, thuộc về NHCT quận Ba Đình thực hiện nhiệm vụ chính được giao là vừa kinh
doanh tiền tệ, tín dụng và thanh toán, đồng thời đảm bảo nhu cầu về vốn cho các đơn vị
ngoài quốc doanh và các tập thể trên địa bàn quận Ba Đình
Ngày 20/3/2001, NHCT Cầu Giấy chính thức tách khỏi NHCT Ba Đình để trở thành
một chi nhánh của NHCT VN.
Đến 15/04/2008, NHCT Cầu Giấy đổi tên thành NHCT VN chi nhánh Nam Thăng
Long.
Chi nhánh Nam Thăng Long là một đơn vị hạch toán độc lập nhưng tương đối
phụ thuộc vào NHCTVN. Chi nhánh có quyền tự chủ kinh doanh, có con dấu riêng và
được mở tìa khoản giao dịch tại NHNN cũng như các tổ chức tín dụng khác trong cả nước.
Kể từ khi thành lập cho đến nay, chi nhánh Nam Thăng Long đã và đang hoạt động kinh
doanh trên cơ sở tự kinh doanh, tự bù đắp và có lãi.
Trải qua gần 10 năm hoạt động, chi nhánh Nam Thăng Long đã hòa nhập chung vào
hoạt động của cả hệ thống ngân hàng trong nền kinh tế thị trường, phát triển tương đối
nhanh và toàn diện. Hiện nay, chi nhánh Nam Thăng Long không chỉ đứng vững trong
cạnh tranh mà còn không ngừng mở rộng và phát triển với hiệu quả ngày càng cao, luôn
đảm bảo an toàn vốn và lợi nhuận hợp lý, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
● Cơ cấu tổ chức và nhiệm vụ các phòng ban
Mô hình bộ máy tổ chức NHCT chi nhánh Nam Thăng Long
Ban giám đốc
Khối kinh


doanh
Khối quản lý
rủi ro
Khối tác
nghiệp
Khối hỗ trợ Phòng
giao dịch
P. khách
hàng DN
lớn
Phòng/tổ
quản lý rủi ro
Kế toán
giao dịch
Phòng/tổ
tổng hợp
P. khách
hàng DN
vừa và nhỏ
Phòng/ tổ
quản lý nợ có
vấn đề
Phòng tiền
tệ và kho
quỹ
Phòng tổ
chức hành
chính
P. khách
hàng cá

nhân
Phòng/tổ
thanh toán
XNK
Phòng/tổ
thông tin
điện toán
Quỹ tiết
kiệm/điểm
giao dịch
● Tình hình hoạt động kinh doanh của NHCT chi nhánh Nam Thăng Long trong
những năm gần đây
Hoạt động huy động vốn
Huy động vốn là chức năng cơ bản, nhiệm vụ hàng đầu của ngân hàng. Đây là hoạt động
tạo nguồn vốn cho ngân hàng thương mại, đóng vai trò quan trọng và ảnh hưởng tới chất
lượng hoạt động của ngân hàng. Ngân hàng là tổ chức kinh doanh tiền tệ nên vốn chính là
đối tượng kinh doanh chủ yếu. Mặt khác vốn tự có của ngân hàng thường chiếm tỷ lệ nhỏ,
không đáp ứng đủ nhu cầu kinh doanh, do đó việc huy động vốn từ các nguồn khác như
huy động tiền gửi, tiền vay…sẽ đáp ứng nhu vốn trong nền kinh tế, từ đó ngân hàng sẽ
thực hiện tốt các hoạt động, nâng cao uy tín và sức cạnh tranh trên thị trường.
Là chi nhánh cấp một của NHCT VN, chi nhánh rất chú trọng đến hoạt động huy động
vốn, luôn có gắng tăng cường huy động vốn để đảm bảo hoạt động kinh doanh. Sau đây là
tình hình huy động vốn của chi nhánh từ năm 2007 đến 6 tháng đầu năm 2010
Bảng 2.1 Lượng vốn huy động các năm
Đơn vị: triệu đồng
Năm 2007 2008 2009 6 tháng đầu 2010
Tổng nguồn vốn huy
động
2,538,186 2,702,245 3,150,758 1,969,223
( Nguồn : Báo cáo kết quả kinh doanh của NHCT chi nhánh Nam Thăng Long)

- Tổng nguồn vốn huy động bình quân năm 2008 là 2,702,245 triệu đồng tăng 164,059
triệu đồng so với năm 2007, tốc độ tăng trưởng bình quân năm 2008 là 6,46% so với
năm 2007.
- Năm 2009 chi nhánh huy động được 3,150,758 triệu đồng tăng 448,513 triệu đồng so
với năm 2008, tốc độ tăng trưởng bình quân 16,6% so với năm 2008
- Sáu tháng đầu năm 2010 chi nhánh huy động được 1,890,455 triệu đồng, tỷ lệ tăng
trưởng dự kiến năm 2010 là 25%
Hoạt động sử dụng vốn.
Theo chỉ đạo của NHNN, NHCT VN đã chủ động cho vay các doanh nghiệp, không phân
biệt thành phần kinh tế, trong đó chú trọng đến các dự án sản xuất sản phẩm hàng hóa có
chất lượng cao, có sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế, các dự án đầu tư
xây dựng, mua sắm, cải tiến dây chuyền máy móc thiết bị phục vụ cho việc nâng cao chất
lượng, giá thành sản phẩm, nâng cao khả năng cạnh tranh. NHCT chi nhánh Nam Thăng
Long đã đề ra nhiều biện pháp để có thể vừa cho vay doanh nghiệp nhà nước vốn là khách
hàng truyền thống, vừa mở rộng đối tượng khách hàng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ,
doanh nghiệp ngoài quốc doanh, nhưng việc mở rộng tín dụng vẫn phải dựa trên cơ sở
tuân thủ chặt chẽ các quy định và chế độ tín dụng.
Với sự nỗ lực đó chi nhánh đã đạt nhiều kết quả đáng khích lệ, điều này được thể hiện
qua bảng sau:
+ Phân tích theo đối tượng cho vay.
Bảng 2.2 Tình hình sử dụng vốn tại NHCT chi nhánh NTL phân theo đối tượng cho
vay những năm gần đây
Đơn vị : triệu đồng
Năm 2007 2008 2009
6 tháng đầu
2010
Tổng dư nợ cho vay NKT 441,153 673,276 1,163,767 1,047,390
Doanh nghiệp quốc doanh 282,112 314,421 337,492 174,057
Doanh nghiệp ngoài quốc
doanh

159,041 358,856 826,275 873,333
( Nguồn : Báo cáo kết quả kinh doanh của NHCT chi nhánh Nam Thăng Long)
Qua bảng 2.1 ta có thể thấy tổng dư nợ cho vay nền kinh tế năm 2007 là 441,153 triệu
đồng, năm 2008 là 673,276 triệu đồng tăng 232,123 triệu đồng bằng 52.62% so với năm
2007, năm 2009 là 1,163,767 triệu đồng tăng 490,491 triệu đồng tương ứng 72.85% so với
năm 2008. Đến 6 tháng đầu năm 2010 tổng dư nợ cho vay nền kinh tế là 1,047,390, dự
đoán tốc độ tăng trưởng năm 2010 là 80%. Tổng dư nợ cho vay nền kinh tế của NHCT chi
nhánh Nam Thăng Long những năm gần đây đều tăng với tốc độ rất nhanh. Cụ thể:
- Năm 2007 dư nợ cho vay đối với doanh nghiệp quốc doanh là 282,112 triệu đồng
chiếm 63.95% tổng dư nợ cho vay nền kinh tế, dư nợ cho vay đối với doanh nghiệp
ngoài quốc doanh là 159,041 triệu đồng chiếm 36.05% tổng dư nợ.
- Năm 2008 dư nợ cho vay đối với doanh nghiệp quốc doanh là 314,421 triệu đồng, tăng
32,309 triệu đồng, tăng 11.45% so với năm 2007 chiếm 46.7% tổng dư nợ cho vay nền
kinh tế. Dư nợ cho vay đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh là 358,856 triệu đồng,
tăng 125.64% so với năm 2007 chiếm 54.3% tổng dư nợ cho vay.
- Năm 2009 dư nợ cho vay đối với doanh nghiệp quốc doanh là 337,492 triệu đồng, chỉ
tăng 7.3% so với năm 2008, dư nợ cho vay đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh là
826,275 triệu đồng tăng 130.25% so với năm 2008, chiếm 71% tổng dư nợ cho vay nền
kinh tế.
Tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tăng rất
nhanh, tăng trên 100% mỗi năm. Nhóm nợ này ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong tổng
dư nợ cho vay nền kinh tế, năm 2007 chiếm 36.05%,năm 2008 chiếm 46.7%, năm 2009
tăng lên 71%. Dư nợ cho vay đối với doanh nghiệp quốc doanh thì chuyển dịch theo
hướng ngược lại.
+ Phân tích theo cơ cấu cho vay
Bảng 2.3 Tình hình sử dụng vốn tại NHCT chi nhánh NTL phân theo cơ cấu cho
vay
Đơn vị: triệu đồng
Năm
Ngắn hạn Trung hạn Dài hạn

Tổng
vốn
Tỷ trọng
Tổng
vốn
Tỷ trọng
Tổng
vốn
Tỷ
trọng
2007 161,374 36.58% 39,064 8.85% 240,715 54.57%
2008 162,345 24.11% 178,184 26.47% 332,748 49.42%
2009 466,414 40.07% 293,723 25.24% 403,630 34.69%
( Nguồn : Báo cáo kết quả kinh doanh của NHCT chi nhánh Nam Thăng Long)
- Năm 2008 dư nợ cho vay ngắn hạn là 162,345 triệu đồng tăng 0.6% so với năm 2007.
Đặc biệt năm 2009 dư nợ cho vay ngắn hạn là 466,414 triệu đồng tăng 304,069 triệu
đồng, tăng 187.3% so với năm 2008.
- Dư nợ cho vay trung hạn năm 2007 là 39,064 triệu đồng, chỉ chiếm 8.85% tổng dư nợ
cho vay. Năm 2008 dư nợ cho vay trung hạn tăng lên 178,184 triệu, tăng 356.13%
chiếm 26.47% tổng dư nợ cho vay trong nền kinh tế. Sang năm 2009 tốc độ tăng trưởng
dư nợ cho vay trung hạn chậm lại chỉ tăng 64.84% so với năm 2008.
- Tỷ trọng dư nợ cho vay dài hạn của chi nhánh trong những năm gần đây có xu hướng
giảm. Năm 2007 là 54.57%, năm 2008 là 49.42%, đến năm 2009 chỉ còn 34.69%. Tốc
độ tăng trưởng dư nợ dài hạn năm 2008 là 38.23%, năm 2009 là 21.3%
Qua các số liệu trên cho thấy dư nợ ngắn hạn và dư nợ dài hạn của chi nhánh luôn
chiếm tỷ lệ cao trong tổng dư nợ cho vay nền kinh tế. Những năm gần đây tỷ trong dư nợ
ngắn hạn và dư nợ trung hạn có xu hướng tăng lên, trong khi tỷ trọng dư nợ dài hạn lại
giảm xuống. Nguyên nhân là do nền kinh tế bất ổn định nên chi nhánh hạn chế cho vay
doanh nghiệp với các dự án lớn đòi hỏi thời gian dài mà chú trọng cho vay trung và ngắn
hạn, đặc biệt là ngắn hạn.

Kết quả kinh doanh
Những năm gần đây nền kinh tế thế giới nói riêng và nền kinh tế Việt Nam nói chung
không ổn định, nền kinh tế rơi vào tình trạng suy thoái,khủng hoảng. Mặc dù thị trường có
nhiều biến động, nhưng nhờ sự nỗ lực và cố gắng không ngừng của cán bộ công nhân viên
của chi nhánh, NHCT chi nhánh Nam Thăng Long vẫn có lợi nhuận dương, vượt chỉ tiêu
NHCT VN đề ra.
Bảng 2.4 Kết quả kinh doanh những năm gần đây của NHCT chi nhánh NTL
Đơn vị: triệu đồng
Năm 2007 2008 2009
Thu nhập 223,773 328,971 254,100
Chi phí 176,995 216,439 197,077
Lợi nhuận 46,779 112,531 57,023
( Nguồn : Báo cáo kết quả kinh doanh của NHCT chi nhánh Nam Thăng Long)

Nhìn vào bảng 2.3 ta thấy lợi nhuận năm 2007 của chi nhánh là 46,779 triệu đồng, năm
2008 là 112,531 triệu đồng tăng 65,752 triệu đồng, tương ứng tăng 140.55% so với năm
2007.
Năm 2009 lợi nhuận của chi nhánh giảm xuống còn 57,023 triệu đồng, giảm 55,508
triệu đồng, tương ứng giảm 49.33% so với năm 2008. Nguyên nhân của sự sụt giảm lợi
nhuận là do đầu năm 2009, NHNN định hướng tăng trưởng tín dụng cả năm là khoảng 21
– 23% , nhưng đến cuối năm tăng trưởng lên tới 37.73%. Tuy nhiên dù nhiều đất để phát
triển tín dụng hơn dự kiến nhưng lợi nhuận nửa cuối năm 2009 sụt giảm do chênh lệch lãi
suất; lãi biên từ khoảng 2.7 – 3% trước đó chỉ còn xoay quanh 1%.
2.2 Thực trạng mở rộng cho vay tiêu dùng của NHCT chi nhánh Nam Thăng Long
2.2.1 Số lượng sản phẩm cho vay tiêu dùng
Các sản phẩm cho vay tiêu dùng hiện nay của chi nhánh:
- Cho vay chi phí du học
- Cho vay chứng minh tài chính
- Cho vay mua ô tô
- Cho vay mua nhà dự án

- Cho vay đối với người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài
- Cho vay tiêu dùng đối với cán bộ công nhân viên
- Cho vay tiêu dùng có bảo đảm bằng số dư tài khoản sổ thẻ tiết kiệm, giấy tờ có giá
- Cho vay tiêu dùng thông thường
- Cho vay mua nhà ở, nhận quyền sử dụng đất ở
- Cho vay xây dựng và sửa chữa nhà ở.
Ban đầu chi nhánh chỉ có các sản phẩm như cho vay mua nhà, cho vay mua ô tô và cho
vay tiêu dùng thông thường. Nhưng với sự phát triển của nền kinh tế, và nhu cầu của khách
hàng, trên cơ sở các sản phẩm cho vay cũ, ngân hàng đã triển khai thêm các sản phẩm cho
vay tiêu dùng ngày càng chi tiết cụ thể và phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng hơn. Ví
dụ như từ sản phẩm cho vay mua nhà, nay chi nhánh đưa ra các sản phẩm cho vay mua nhà
dự án, cho vay mua nhà ở và nhận quyền sử dụng đất, cho vay xây dựng và sửa chữa nhà
ở. Việc đa dạng hóa sản phẩm cho vay mua nhà tạo nhiều thuận lợi cho khách hàng cũng
như ngân hàng. Đáp ứng nhu cầu học tập và làm việc của người dân, ngân hàng đã đưa ra
sản phẩm cho vay chi phí du học và cho vay chứng minh tài chính, cho vay với người đi
làm ở nước ngoài…
2.2.2 Doanh số từ hoạt động cho vay tiêu dùng
Mặc dù là chi nhánh mới thành lập năm 2001, nhưng với sự cố gắng không ngừng của
cán bộ công nhân viên chi nhánh, đồng thời với lợi thế địa lý nằm ở khu vực khu dân cư
phát triển, vì thế hoạt động cho vay tiêu dùng của chi nhánh phát triển rất mạnh qua các
năm. Doanh số từ hoạt động cho vay tiêu dùng không ngừng tăng trong nhưng năm gần
đây.
Bảng 2.5 Doanh số cho vay tiêu dùng từ 2007-2008 của NHCT chi nhánh NTL
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
Số tiền
Tỷ
trọng
Số tiền

Tỷ
trọng
Số tiền
Tỷ
trọng
Doanh số CVTD 81,234 10.15% 97,987 9.24% 120,415 8.86%
Tổng doanh số 800,335 100% 1,060,465 100% 1,359,085 100%
Giá trị tăng trưởng
tuyệt đối
- - 16,753 - 22,428 -
Giá trị tăng trưởng
tương đối
- - - 20.62% - 22.90%
( Nguồn: báo cáo hoạt động tín dụng của phòng khách hàng cá nhân)

×