GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ NGÂN
HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI
GÒN (SCB)
1.1. Sự hình thành và phát triển của ngân hàng:
- Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Sài Gòn (SCB) tiền thân là ngân hàng Thương
Mại Cổ Phần Quế Đô, thành lập theo quyết định số 00018/NH-GP ngày
06/06/1992 của thống đốc ngân hàng nhà nước Việt Nam với vốn điều lệ ban đầu
10 tỷ đồng. Sau hơn 10 năm hoạt động kinh doanh, ngân hàng Thương Mại Cổ
Phần Quế Đô vẫn không có bước tiến triển và lâm vào tình trạng thua lỗ kéo dài.
Tổng tài sản có của ngân hàng TMCP Quế Đô chỉ đạt 224 tỷ đồng, nợ quá hạn
không có khả năng thu hồi trên 37 tỷ và lỗ luỹ kế gần 21 tỷ đồng chưa có nguồn bù
đắp.
- Với quyết tâm cải tổ toàn bộ cơ cấu bộ máy tổ chức, hoạt động và tên gọi của ngân
hàng, ngày 08/04/2003 ngân hàng TMCP Quế Đô chính thức đổi tên thành ngân
hàng TMCP Sài Gòn theo quyết định số 336 QĐ-NHNN của thống đốc ngân hàng
nhà nước. Từ những nổ lực đổi mới, ngân hàng TMCP Quế Đô đã hoàn toàn thoát
xác và hồi sinh với một thương hiệu mới: Ngân hàng TMCP Sài Gòn – SCB.
- Sau 3 năm đổi mới tình hình tài chính của SCB đã từng bước lành mạnh hoá và
hoạt động kinh doanh liên tục có lãi, năm sau cao hơn năm trước.Các chỉ tiêu tổng
tài sản, nguồn vốn huy động, dư nợ đầu tư tín dụng đều có mức tăng trưởng cao và
ổn định. Năm 2004 SCB đã bắt đầu chia cổ tức cho cổ đông là 8,04%. Năm 2005,
mức cổ tức là 12%.
- Đến cuối năm 2005, vốn điều lệ SCB đạt 271,788 tỷ đồng với 235 cổ đông. Mạng
lưới tổ chức của SCB gồm hội sở chính, khối giao dịch kinh doanh, Quỹ Tiết Kiệm
Trung Tâm, 12 chi nhánh và phòng giao dịch, điểm giao dịch tại thành phố Hồ Chí
Minh, Hà Nội và An Giang…
- “SCB luôn hướng đến sự hoàn thiện. Thành công của khách hàng là mục tiêu của
chúng tôi” là phương châm hoạt động tác nghiệp kinh doanh từ lãnh đạo điều hành
đến đội ngũ cán bộ nhân viên toàn hệ thống SCB. Hướng đến sự hoàn thiện đồng
nghĩa với ý chí quyết tâm xây dựng nội bộ đoàn kết thống nhất; phát huy những
thành quả đã đạt được, ra sức nhanh chóng khắc phục những tồn tại yếu kém; kiên
trì thực hiện lộ trình theo chiến lược xây dựng SCB trở thành ngân hàng thương
mại đa năng bậc vừa trong hệ thống các tổ chức ngân hàng thương mại Việt Nam,
giữ vững hoạt động kinh doanh trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa của đất nước Việt Nam đổi mới, mở cửa và hội nhập…
1.2. Sơ đồ tổ chức của ngân hàng:
(1)
CÁC
CHI
NHÁNH
VÀ
PHÒNG
GIAO
DỊCH
KHỐI
VĂN
PHÒNG
HĐQT
BAN
TƯ VẤN
(2)
(3)
(1)
(2)
KHỐI
THAM
MƯU
QUẢN
LÝ
HỘI ĐỒNG
QUẢN TRỊ
(HĐQT)
BAN
ĐIỀU HÀNH
HỘI ĐỒNG
CỔ ĐÔNG
BAN
KIỂM
SOÁT
BAN THƯ
KÝ
HĐQT
KHỐI
KINH
DOANH
P.Hành chính
quản trị
Phòng xử lý
thông tin
BAN
quản trị
Nghiên
cứu
CNTT
Phòng kỹ
thuật &
Quản trị
P.Tổng hợp
pháp chế
P.Tổ chức
nhân sự
P.Kiểm tra
Kiểm soát
nội bộ
P.Nghiên
cứu phát
triển
BAN
Nghiên
cứu
chiến
lược
P.Quan hệ
Đối ngoại
P.Tiếp thị
& Quan hệ
P.Tín dụng
Đầu tư trực
tiếp
P.Quản lý
thẻ
BAN
Tín dụng
đầu tư
trực tiếp
(3)
1.3. Định hướng phát triển của ngân hàng trong thời gian tới:
- Để phát huy những thành quả đạt được trong năm 2005 và thực hiện thắng lợi
kế hoạch kinh doanh năm 2006, SCB tập trung sức thực hiện 5 định hướng lớn
sau:
+ Định hướng 1: Tiếp tục phát huy những thành quả đã đạt được và khắc
phục triệt để những tồn tại, yếu kém của năm trước, làm cơ sở vững chắc cho
sự phát triển của SCB trong năm 2006 và những năm tiếp theo.
+ Định hướng 2: SCB phải tiếp tục thực hiện lộ trình tăng vốn điều lệ để cải
thiện năng lực tài chính, tạo điều kiện trang bị thêm cơ sở vật chất, kỹ thuật
công nghệ nhằm nâng cao vị thế và sức cạnh tranh trên thị trường tài chính
trong nước.
+ Định hướng 3: Đẩy mạnh công tác phát triển mạng lưới.Xem công tác phát
triển mạng lưới là mục tiêu quan trọng hàng đầu trong năm 2006.SCB phải
nhanh chóng mở thêm các chi nhánh, phòng giao dịch tại các trung tâm kinh tế
và các khu vực giàu tiềm năng, trong đó địa bàn Hà Nội và TPHCM là chủ
yếu.Cùng với sự phát triển cơ sở mới vẫn phải duy trì, củng cố chất lượng và
hiệu quả hoạt động của những đơi vị hiệu hữu. Mọi đơn vị kinh doanh của
SCB đều phải đảm bảo an toàn và có lãi ổn định, ngày càng tăng cao.
+ Định hướng 4: Tăng cường phát triển các dịch vụ ngân hàng, đặc biệt là
các dịch vụ ngân hàng hiện đại để cung cấp nhiều tiện ích dịch vụ phục vụ
khách hàng.Việc phát triển các dịch vụ ngân hàng sẽ cải thiện đáng kể hình
ảnh SCB trong công chúng, đồng thời tạo điều kiện cho ngân hàng tăng tỷ
trọng thu dịch vụ trong cơ cấu thu nhập của mình.Trong đó, khẩn trương xin
P.Tín dụng &
Bảo lãnh
Phòng
Quản trị vốn
P.Kế toán
Giao dịch
BAN
Quản trị
vốn
P.Kinh doanh
ngoại tệ &
DV đối ngoại
P.Ngân quỹ
Quỹ tiết kiệm
Trung tâm
Trung tâm
thanh toán
BAN
Tài chính
kế toán
P.Kế toán
Tài chính
tổng hợp
P.Thanh toán
quốc tế
phép ngân hàng nhà nước triển khai dịch vụ thanh toán quốc tế, kinh doanh đối
ngoại vào năm 2006 phải xem là một bước đột phá trong kinh doanh dịch vụ
ngân hàng.
+ Định hướng 5: Đẩy mạnh quá trình hiện đại hoá ngân hàng.Đổi mới trang
thiết bị tin học phục vụ cho việc ứng dụng các kỹ thuật công nghệ tiên tiến và
tiếp cận với công nghệ hiện đại nhằm phục vụ tốt cho mục tiêu quản trị, điều
hành ngân hàng an toàn, hiệu quả cao.
- Để thực thi những định hướng cơ bản nói trên, SCB tập trung thực hiện đồng
bộ và mạnh mẽ các giải pháp kinh tế nghiệp vụ lớn sau:
+ Cải thiện mô hình tổ chức bộ máy phù hợp với nhu cầu quản lý và tình
hình thực tế hoạt động, trên cơ sở tăng cường tính chủ động, linh hoạt cho các
đơi vị trực tiếp kinh doanh đồng thời nâng cao vai trò tham mưu cho ban điều
hành của các bộ phận quản lý.Riêng tại hội sở chính, tách bạch giữa hoạt động
kinh doanh và tham mưu – giám sát; trên cơ sở đó, xin phép thành lập sở giao
dịch.
+ Đẩy mạnh công tác huy động vốn, tiếp tục nghiên cứu, triển khai các sản
phẩm huy động mới; chú trọng công tác tiếp thị thu hút nguồn vốn từ các tổ
chức kinh tế và dân cư, nhất là tại Hà Nội và các tỉnh phía Bắc.Tăng cường
mối quan hệ với các định chế tài chính, bảo hiểm trên cơ sở thiết lập quan hệ
hợp tác toàn diện để vừa có thêm nguồn vốn hoạt động, vừa cải thiện nguồn
thu dịch vụ ngân hàng.
+ Tăng cường tín dụng gắn liền với củng cố và nâng cao chất lượng. Thường
xuyên rà soát, kiểm tra lại hồ sơ tín dụng, hồ sơ tài sản đảm bảo nợ vay; kịp
thời chỉnh sửa những sai sót.Thực hiện tốt vai trò tự kiểm tra, giám sát trong
suốt quá trình cho vay, đảm bảo việc sử dụng vốn vay đúng mục đích và có
hiệu quả.Tích cực tiếp thị khách hàng, đặc biệt là các khách hàng mục tiêu
theo đúng chính sách tín dụng.
+ Tiếp tục phát triển, định vị sản phẩm, thương hiệu ngân hàng TMCP Sài
Gòn – SCB trên thị trường.Đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường, tạo điều
kiện đưa ra những sản phẩm mới đáp ứng yêu cầu của khách hàng.Không
ngừng hoàn thiện và nâng cao phong cách phục vụ khách hàng.Tổ chức các
khoá học về kỹ năng giao tiếp và chăm sóc khách hàng cho nhân viên.Tạo
những nét đặc trưng riêng về văn hoá giao dịch cũng như sản phẩm dịch vụ
của SCB.
+ Tiếp tục rà soát, chỉnh sửa, bổ sung các quy chế, quy định nghiệp vụ đáp
ứng yêu cầu nhiệm vụ, phù hợp với các quy định mới của ngân hàng nhà nước
và tiêu chuẩn quốc tế.
+ Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ.Triển khai thực hiện các
biện pháp quản trị rủi ro, nhất là rủi ro lãi suất, rủi ro thanh khoản và rủi ro tín
dụng để đảm bảo hoạt động luôn an toàn, hiệu quả.
1.4. Giới thiệu về quỹ tiết kiệm trung tâm:
1.4.1. Vài nét cơ bản về quỹ tiết kiệm trung tâm: