Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

THỰC TRẠNG ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC CỦA TỔNG CÔNG TY LẮP MÁY VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (118.99 KB, 11 trang )

Lớp K15 QTKD Trường Đại học kinh tế

THỰC TRẠNG ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC CỦA TỔNG CÔNG
TY LẮP MÁY VIỆT NAM
2.1. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ TỔNG CÔNG TY LẮP MÁY
VIỆT NAM
2.1.1. Qúa trình hình thành và phát triển
Tổng công ty Lắp máy Việt Nam (tên gọi tắt là LILAMA, có trụ sở ở
124 Minh khai - Hai bà trưng - Hà Nội. Tel: (84-4) 8.633.067; 8.632.059;
8.637.747. Fax: (84-4) 8.638.104; 8.633.068) là một doanh nghiệp nhà nước,
hoạt động trong lĩnh vực xây lắp, chế tạo thiết bị cho các công trình công
nghiệp và dân dụng công ty có đội ngũ cán bộ, kỹ sư, công nhân lành nghề,
trình độ khoa học kỹ thuật cao, với những kỹ thuật dụng cụ thi công chuyên
nghành tiên tiến.
Qúa trình hình thành và phát triển của Tổng công ty Lắp máy Việt
Nam có thể chia thành những giai đoạn sau:
Giai đoạn 1960-1975: Ngày 1-12-1960 công ty lắp máy được ra đời
với tên gọi là Công ty Lắp máy Hà Nội được hình thành từ 3 đơn vị lắp máy
lớn nhất ở Miền Bắc lúc đó là công ty Lắp máy Hà Nội (Tiền thân là cục cơ
khí điện nước), công trường Lắp máy Hải Phòng, công trường Lắp máy Việt
Trì. Được hợp nhất thành với 591 cán bộ công nhân viên (CBCNV), trong
đó 2 kỹ sư cơ khí và 8 kỹ thuật viên lắp máy với phương tiện thô sơ, thiết bị
lạc hậu đã thực hiện lắp đặt thành công nhiều công trình công nghiệp, dân
dụng và quốc phòng quan trọng như nhà máy nhiệt điện: Vinh, Hàm Rồng
(Thanh Hoá), Việt Trì (Phú Thọ), nhà máy Phân Đạm Hà Bắc, xi măng Hải
Phòng, khu công nghiệp điện, đường, giấy, hoá chất Việt Trì.
Đến 1975: Công ty Lắp máy đã có gần 10000 CBCNV với tay nghề
cao, tham gia lắp đặt hầu hết các công trình trọng điểm lớn nhỏ ở Miền Bắc
SV: Trịnh Thị Huyền GVHD: Hoàng Văn Hải
1
1


Lớp K15 QTKD Trường Đại học kinh tế

ví dụ như Đài phát thanh, nhà máy thuỷ điện Thác Bà, chế tạo xà lan, xây
dựng sân bay, các bể ngâm phục vụ quốc phòng, cầu phao quân dụng…
Giai đoạn 1975-1995: Từ 1975-1979 là giai đoạn công ty Lắp máy
điều chỉnh sắp xếp lại lực lượng, phát triển lực lượng lao động và thành lập
thêm 1 số xí nghiệp mới.
Năm 1979 công ty lắp máy chuyển thành Liên hiệp các xí nghiệp Lắp
máy. Đến năm 1986 nền kinh tế nước ta chuyển sang kinh tế thị trường,
cạnh tranh gay gắt thì Liên hiệp các xí nghiệp lắp máy gặp nhiều khó khăn
nhưng Liên hiệp các xí nghiếp Lắp máy đã thi công được nhiều công trình
đáp ứng được sự phát triển của đất nước như nhà máy giấy Bãi Bằng, lắp
trạm biến áp và trạm bù hệ thống đuờng dây 500kv như trạm BA Hoà Bình,
Đà Nẵng, Playcu,….
Thành tích nổi bật trong giai đoạn này của LILAMA là bên cạnh việc
lắp đặt trọn gói nhiều công trình đã chế tạo hàng ngàn tấn thiết bị các loại
cho các dự án lớn, hiện đại như nhà máy xi măng Chinh Phong, nhà máy
điện Yaly,…. Đặc biệt là chế tạo được các bình, bồn chứa khí gas, dầu,…đạt
tiêu chuẩn chất lượng quốc tế cho các dự án như Shell Gas Hải Phòng, Sài
Gòn Petro, Petro Việt Nam,…
Giai đoạn 1995 đến nay: Thực hiện chủ trương đổi mới sắp xếp lại các
doanh nghiệp nhà nước, ngày 1/12/1995 nghành lắp máy lại 1 lần nữa
chuyển đổi mô hình hoạt động, theo đó liên hiệp các xí nghiệp lắp máy được
đổi thành Tổng công ty Lắp máy Việt Nam. Đây là bước ngoặt, một sự thay
đổi lớn về chất cho các doanh nghiệp lớn của nhà nước nói chung và của
Tổng công ty Lắp máy Việt Nam nói riêng. Nhà nước đã trao quyền nhiều
hơn để các Tổng công ty chủ động kinh doanh, tự chịu trách nhiệm bảo toàn
và phát triển vốn.
SV: Trịnh Thị Huyền GVHD: Hoàng Văn Hải
2

2
Lớp K15 QTKD Trường Đại học kinh tế

Giai đoạn này là giai đoạn xây dựng cơ sở vật chất, tăng cường năng
lực lắp máy. Khẳng định ưu thế của lắp máy trong nước và trong khu vực.
Kết quả mà lắp máy đạt được lớn nhất trong những năm vừa qua là từ lắp
máy đơn thuần đến nay đã chế tạo và lắp đạt được các thiết bị một cách đồng
bộ. LILAMA trở thành nhà tổng thầu EPC đầu tiên của Việt Nam khi trúng
thầu các gói thầu số 2&3 nhà máy lọc dầu Dung Quất số 1, nhiệt điện Uông
Bí 300MW, nhiệt điện Cà Mau 720MW.... Đây cũng chính là sự kiện đánh
dấu sự đổi ngôi từ làm thuê sang làm chủ, từ chỗ làm thầu phụ cho các tập
đoàn nước ngoài trở thành nhà thầu chính.
Hiện nay, với hơn 20.000 CBCNV của 20 công ty thành viên; 1 Viện
nghiên cứu công nghệ Hàn; 4 công ty cổ phần về Tư vấn thiết kế hợp tác với
Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài loan; 2 trường cao đẳng nghề LILAMA, với đội
ngũ trên 2500 kỹ sư và 2000 thợ hàn có chứng chỉ quốc tế yêu cầu nghề
được trang bị đầy đủ phương tiện thiết kế, chế tạo, thi công tiên tiến và áp
dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001-2000 ở Tổng
công ty, ISO 9002 tại các công ty thành viên. Như vậy phần lớn số cán bộ
công nhân viên là nắm vững khoa học kỹ thuật, tay nghề cao, có khả năng
đáp ứng được công việc. Ngoài việc phát triển kỹ thuật thì hiện nay Tổng
công ty cũng đang tích lũy vốn để hình thành tổ chức tài chính có khả năng
chủ động điều phối các nguồn vốn trong và ngoài Tổng công ty.
Hướng phát triển trong giai đoạn tiếp theo Tổng công ty là trở thành
một Tập đoàn công nghiệp xây dựng của đất nước và khi có đủ năng lực về
tài chính để mở rộng đầu tư các dự án trong mọi lĩnh vực của ngành kinh tế,
từng bước trở thành nhà đầu tư chuyên nghiệp, tiến tới phát triển thành một
tập đoàn kinh tế. Quá trình hình thành và phát triển của Tổng công ty Lắp
máy Việt Nam trải qua nhiều giai đoạn ảnh hưởng đến chiến lược nguồn
SV: Trịnh Thị Huyền GVHD: Hoàng Văn Hải

3
3
Lớp K15 QTKD Trường Đại học kinh tế

nhân lực của Tổng công ty Lắp máy Việt Nam. Giai đoạn từ 1996 đến nay là
giai đoạn ổn định và phát triển đã tạo điều kiện thuận lợi cho công tác lập kế
hoạch đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của Tổng công ty, do vậy mà cần
hoàn thiện công tác đào tạo nguồn nhân để kịp thời có được đội ngũ cán bộ
công nhân viên phù hợp với sự phát triển của sản xuất kinh doanh của Tổng
công ty.
2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ, đặc điểm kinh doanh của Tổng công ty Lắp máy
Việt Nam
2.1.2.1. Chức năng
Chức năng của Tổng công ty Lắp máy là chế tạo một số thiết bị phi
tiêu chuẩn, kết cấu thép và lắp đặt toàn bộ các thiêt bị công nghệ mà nhà
nước giao cho cũng như tổng công ty thầu được.
Tổng công ty được phép đàm phán ký kết với các doanh nghiệp nước
ngoài các hợp đồng kinh tế về xuất nhập khẩu các thiết bị công nghiệp.
Tổng công ty có quyền đầu tư liên doanh liên kết, góp cổ phần mua
một phần hay toàn bộ tài sản của doanh nghiệp khác theo qui đinh, đồng thời
có quyền chuyển nhượng, cho thuê, thế chấp, cầm cố tài sản thuộc quyền
quản lý của tổng công ty.
2.1.2.2. Nhiệm vụ
Quản lý sử dung vốn kinh doanh và cơ sở vật chất theo đúng chế độ
cộng sản nhằm đạt được lợi nhuận tối đa và hiệu quả kinh tế cao nhất.
Chấp hành đầy đủ cơ sở chế độ pháp luật của nhà nước và các qui
định của thành phố, của ngành.
Thực hiện chỉ đạo sản xuất kinh doanh và lưu chuyển hàng hoá trong
và ngoài nước, thực hiện các hợp đồng xuất nhập khẩu đồng thời áp dụng
SV: Trịnh Thị Huyền GVHD: Hoàng Văn Hải

4
4
Lớp K15 QTKD Trường Đại học kinh tế

những khoa học kĩ thuật tiến bộ tham gia xây dựng, đầu tư vào công việc lắp
đặt và chế tạo sao cho hiệu quả hơn.
Hợp tác đầu tư, liên doanh, liên kết với các thành phần, các chủ thể
kinh tế trong và ngoài nước theo qui đinh của pháp luật Việt Nam để mở
rộng thị trường kinh doanh nhằm nâng cao vị thế của Tổng công ty trên thị
trường.
Chủ động điều tiết hoạt động kinh doanh và quản lí các đơn vị trực
tiếp thuộc theo phương án tối ưu nhất nhằm thực hiện tốt các mục tiêu đã đề
ra và chính sách chế độ qui định của nhà nước.
Quản lí đội ngũ cán bộ công nhân viên chức theo chế độ chính sách
của nhà nước, chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho cán bộ công nhân
viên. Bồi dưỡng và nâng cao cho họ về tinh thần văn hoá và chuyên môn
nghiệp vụ.
2.1.2.3. Đặc diểm kinh doanh
Tổng công ty Lắp máy Việt Nam là một doanh nghiệp nhà nước có
qui mô lớn nhất toàn ngành lắp máy. Hoạt động kinh doanh chủ yếu của
Tổng công ty là thi công lắp đặt, chế tạo các thiết bị công nghệ. Để hoạt
động kinh doanh có hiệu quả hơn Tổng công ty đang tiến hành cổ phần hoá
các công ty thành viên, hiện tại đã cổ phần hoá hầu hết các công ty thành
viên.
Để phục vụ cho công việc của mình Tổng công ty cũng đã phải nhập
khẩu một số thiết bị, máy móc, vật tư của nước ngoài. Trong một số năm gần
đây Tổng công đã xuất khẩu được một số thiết bị công nghệ như lò hơi, thiết
bị cơ khí, máy xây dựng, các thiết bị lọc bụi…
Hiện nay Tổng công ty Lắp máy Việt Nam là một trong những đơn vị
hàng đầu trong ngành xây dựng. Luôn ứng dụng khoa học công nghệ mới

SV: Trịnh Thị Huyền GVHD: Hoàng Văn Hải
5
5

×