LỜI MỞ ĐẦU
Ngày nay, cả thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đang chuyển mìn đi lên
và phát triển – tiếp nhận nhwngx thành tựu khoa học mới. Bên cạnh đó nền kinh
tế cũng thay đổi và đi lên theo một bước tiến mới. Với chính sách của nhà nước
và sự đầu tư của nước ngoài, nền kinh tế của nước ta đã phát triển một cách
nhanh chóng. Vì vậy, trong hoạt động kinh doanh thương nghiệp tiêu thụ hàng
hóa là vấn đề rất quan trong, có tiêu thụ hàng hóa doanh nghiệp mới đạt được
doanh thu và trang rtair các chi phí bỏ ra trong quá trình kinh doanh, thực hiện
cá nghĩa vụ với nhà nước và tạo tích lũy tái sản xuất mở rộng.
Trong điều kiện kinh tế thị trường có sự điều tiết của nhà nước, ở nước ta hiện
nay, với nền kinh tế mở của, nhu cầu sản phẩm đa dạng, nhiều doanh nghiệp
trên cùng một địa phuơng cùng kinh doanh những sản phẩm hàng hóa giống
nhau nen sự cạnh tranh xảy ra ngày càng gay gắt nên việc tiêu thụ trở nên khó
khăn hơn. Vì vậy, để tiêu thụ được sản phẩm, hàng hóa đạt lợi nhuận cao thì các
doanh nghiệp phải thường xuyên theo dõi tình hình biến động thị trường, đưa ra
các chiến lược tiêu thụ để chính lý kịp thời những sảnh hưởng bất lợi đến lợi
nhuận.
lợi nhuận doanh nghiệp là kết quả hoạt động kinh doanh, kết quả hoạt động đầu
tư tài chính và lợi nhuận bất thường khác. lợi nhuận càng cao thì tình hình tài
chính càng ổn định. vấn đề đặt ra với các doanh nghiệp là làm sao để đạt được
lợi nhuận cao.
Do vậy cuối kỳ doanh nghiệp phải xác đinh kết qảu kinh doanh xem lãi hay lỗ từ
đó có biện pháp quản lý daonh nghiệp thích hợp.
Trung tâm kinh doanh xuất nhập khẩu và dịch vụ tổng hợp Đà Nẵng là một
trong những chi nhánh lớn của thành phố ta đứng vững trong cơ chế thị trường.
Trung tâm đã nhiều năm hoạt động hiệu quả.
Từ khảo sát thực tế về những thành công cũng như những tồn tại ở Trung Tâm.
Trong giới hạn chuyên đề tốt nghiệp em muốn đi sâu tìm hiểu về vấn đề “ Kế
toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh tại Trung Tâm kinh doanh
XNK & DVTH Đà Nẵng”. Với trình độ lý luận còn thiếu chặt chẽ, kiến thức
thực tiễn còn non yếu nên đề tài chắc chắn còn nhiều sai sót. Do vậy em mong
nhận được sự giúp đỡ bổ sung khiếm khuyết của quý thầy cô giáo, các cô chú
anh chị trong đơn vị thực tập kế toán cùng các bạn trong lớp tạo điều kiện cho
đề tài được hoàn chỉnh hơn. EM xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của
thầy cô giáo, đặc biệt cô giáo Nguyễn Thị Phương Thảo và anh chị trong phòng
ban kế toán đã hướng dẫn tận tình trong suốt quá trình thực tập và soạn thảo đề
tài.
PHẦN I
ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH CHUNG TẠI ĐƠN VỊ THỰC TẬP
I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TRUNG TÂM.
1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty.
Trung tâm kinh doanh xuất nhập khẩu và dịch vụ tổng hợp Đà Nẵng là đơn vị
thực tập thuộc công ty Thực phẩm Miền Trung được thành lập ngày 18-10-1996
trên cơ sở hợp nhất các cửa hàng đã có trước đây. Mức vốn kinh doanh tại thời
điểm ban đầu mới thành lập 1,516,000,000 đồng (một tỷ năm trăm mười sáu
triệu đồng chẵn) với lượng nhân viên là 22 người trong đó 5 người có trình độ
đại học còn lại là trung cấp và công nhân lành nghề. Tuy mới được hình thành
Trung Tâm đã có uy tín trên thị trường. Trung Tâm là đơn vị mạnh so với các
đơn vị cùng cấp thuộc công ty Thực phẩm Miền Trung.
Là đơn vị có tư cách pháp nhân, có tài khoản riêng tại các ngân hàng công
thương Đà Nẵng, được sử dụng con dấu riêng theo ưuy định của nhà nước.
Tên đơn vị: Trung Tâm kinh doanh xuất nhập khẩu và dịch vụ tổng hợp Đà
Nẵng.
Trụ sở chính: 93 Phan Chu Trinh – Thành phố Đà Nẵng.
Loại hình doanh nghiệp: doanh nghiệp nhà nước.
Tuy thành lập không lâu sau song Trung Tâm thực sự chiếm ưu thế về mặt hàng
kinh doanh tại Miền Trung và đến nay mức vốn kinh doanh của Trung Tâm đã
lên đến 6,779,136,195 (sáu tỷ bảy trăm bảy mươi chin triệu một trăm ba mươi
sáu nghìn một trăm chin mươi lăm đồng chẵn) và số lượng cán bộ nhân viên lên
đến gần 30 người trong đó 11 người có trình độ đại học. Hiện nay Trung Tâm đã
và đang tạo điều kiện nâng cao trình độ cho cán bộ công nhân góp phần kinh
doanh có hiệu quả bổ sung vào nguồn vốn kinh doanh.
2. Chức năng và nhiệm vụ của công ty.
2.1. Chức năng.
Trung tâm kinh doanh xuất nhập khẩu và dịch vụ tổng hợp Đà Nẵng là nhà phân
phối chính thức các mặt hàng thực phẩm và các mặt hàng thực phẩm và các mặt
hàng khác thuộc danh mục hàng hóa được phép kinh doanh của công ty thực
phẩm miền Trung. Do vậy, chức năng chính của Trung Tâm là lưu chuyển và
tiêu thụ hàng hóa theo phương thức bán buôn và bán lẻ.
2.2. Nhiệm vụ.
Nghiên cứu khả năng và nhu cầu tiêu dùng của thị trường để xây dựng các kế
hoạch và phương pháp kinh doanh của Trung Tâm theo quy định hiện hành và
theo sự hướng dẫn của công ty Thực phẩm Miền Trung, thực hiện đầy đủ các
nghĩa vụ với Nhà nước, bảo tồn và phát triển vốn theo quy định của Nhà nước
và công ty Thực phẩm miền Trung.
II. ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC QUẢN LÝ KINH DOANH CỦA CÔNG TY
1. Tổ chức bộ máy quản lý của Trung Tâm.
2. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý.
Lưu ý:
Quan hệ trực tuyến
Quan hệ chức năng
2. Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận.
Giám đốc: là người đứng đầu Trung Tâm, có toàn quyền quyết định và điều
khiển mọi hoạt động của Trung Tâm theo chế độ của một thủ trưởng. Là người
lãnh đạo Trung Tâm thực hiện kinh doanh có hiệu quả. Giám đốc chỉ đạo trực
tiếp tái chính. Ngoài ra, Giám đốc còn chăm lo đời sống kinh tế vật chất và tinh
thần của cán bộ công nhân viên và chịu trách nhiệm hành vi phạm pháp luật của
Trung Tâm.
Phòng kinh doanh: Đảm nhận rất nhiều công việc, từ nghiên cứu thị trường để
lập kế hoạch kinh doanh, phương án kinh doanh, khai thác thêm nguồn hàng,
nguồn tiêu thụ để đảm bảo cho hoạt động kinh doanh luôn ổn định. Phòng kinh
doanh còn có trách nhiệm quản lý các của hàng, tổ lưu động.
Phòng kế toán: là bộ phận phản ánh, giám sát toàn bộ hoạt động của Trung
Tâm, tham mưu cho giám đốc mọi lĩnh vực về hoạt động tài chính cung cấp
thông tin cho Phòng kinh doanh. Có nhiệm vụ thực hiện những công việc theo
điều lệ của kế toán, theo quy định của Nhà nước và công ty Thực phẩm Miền
Trung.
Cửa hàng: Ở mỗi của hàng được bố trí 3 nhân viên. Mỗi của hàng trưởng chịu
trách nhiệm trước giám đốc, phòng kinh doanh về việc tổ chức mua bán, dự trừ
hàng hóa. Mỗi nhân viên có nhiệm vụ lập đầy đủ các chứng từ nhập kho, xuất
kho, viết hóa đơn, bảng kê bán hàng định kỳ gửi lên phòng kế toán Trung Tâm
và hàng ngày nộp tiền cho thủ quỹ và một người làm nhân viên bán hàng thu
tiền. Trung Tâm chỉ có một cửa hàng ở 93 Phan Chu Trinh.
Kho: Tại đây hàng hóa được cất giữ và xuất kho cho các cửa hàng, tổ lưu động
và khách hàng khi có yêu cầu của phòng nghiệp vụ. Định kỳ nộp các chứng từ
nhập và xuất kho hàng hóa lên phòng kế toán. Trung Tâm có 2 kho.
Tổ lưu động: Nhiệm vụ chính là nghiên cứu thị trường và đồng thời đi bán cho
khách hàng mua sỉ. Định kỳ nhân viên phải nộp tiền và chứng từ về Trung Tâm.
Giám đốc
Tổ lưu độngKho Cửa hàng
Phòng kế toánPhong kinh doanh
3. Đặc điểm công tác kế toán tại Trung Tâm kinh doanh xuất nhập khẩu và dịch
vụ tổng hợp Đà Nẵng.
3.1. Tổ chức bộ máy kế toán tại Trung Tâm.
Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán tại Trung Tâm.
Ghi chú:
Quan hệ trực tuyến
Quan hệ chức năng
Chức năng, nhiệm vụ các bộ phận:
Kế toán trưởng: Là người chịu trách nhiệm trước pháp luật và giám sát việc chỉ
đạo thực hiện, tổ chức công tác kế toán, tham mưu cho giám đốc trong việc huy
động vốn phục vụ sản xuất kinh doanh. Là người điều hành trực tiếp hoạt động
tại văn phòng trung tâm. Đồng thời kế toán công nợ có nhiều nhiệm vụ phải mở
số chi tiết cho từng cửa hàng và khách hàng.
Kế toán hàng hóa và chi phí: Có nhiệm vụ theo dõi tình hình biến động hàng
hóa ở Trung Tâm về số lượng, đơn giá hàng nhập kho, số lượng giá vốn hàng
bán vào cuối kỳ và theo dõi chi phí mua hàng và chi phí quản lý phát sinh trong
kỳ kinh doanh.
Kế toán tổng hợp và doanh thu: Có nhiệm vụ thực hiện công tác kế toán ở giai
đoạn cuối cùng là tổng hợp và lập báo cáo kế toán, đồng thời kiêm kế toán tạm
ứng, tiền lương, kế toán vốn bằng tiền và cũng là kế toán doanh thu nên phải
theo dõi doanh thu bán hàng của từng cửa hàng, tổ lưu động cho Trung Tâm.
Thủ quỹ: Chịu trách nhiệm trước kế toán trưởng và giám đốc về tiền mặt, tiền
quỹ hàng ngày. Mở sổ theo dõi các chứng từ phát sinh hàng ngày. Cuối mỗi
tháng thủ quỹ phải lập báo cáo quỹ để đối chiếu kiểm tra với kế toán tổng hợp.
3.2. Hình thức sổ kế toán áp dụng tại Trung Tâm.
Trung Tâm kinh doanh xuất nhập khẩu và dịch vụ tổng hợp Đà Nẵng áp dụng
hình thức “Nhật ký chứng từ”. Với hình thức này cả nhật ký chứng từ và bảng
kê của một tài khoản được thiết kế trên một tờ sổ.
a. Sơ đồ trình tự ghi sổ.
Kế toán trưởng
Thủ quỹKế toán tổng
hợp và doanh
thu
Kế toán hàng
hóa và chi phí
Ghi chú:
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Ghi cuối kỳ
Đối chiếu
b. Trình tự ghi sổ
sổ ghi nhận chứng từ - bảng kê là dạng tổng hợp, được thiết kế một quyển sổ
vừa ghi có vừa ghi nợ.
* Hàng ngày căn cứ vào các chứng từ kế toán đã được kiểm tra lấy số liệu ghi
trực tiếp vào các nhật ký chứng từ hoặc bảng kê, sổ chi tiết có liên.
- Đối với các loại chi phí kinh doanh phát sinh nhiều lần hoặc mang tính chất
phân bổ, các chứng từ gốc trước hết được tập hợp và phân loại trong các bảng
phân bổ, sau đó lấy số liệu kết quả của bảng phân bổ ghi vào bảng kê và nhật ký
chứng từ có liên quan.
- Đối với các nhật ký chứng từ được ghi căn cứ vào các bảng kê, sổ cái chi tiết
thì căn cứ vào số liệu tổng cộng của bảng kê, số chi tiết, cuối tháng chuyển số
liệu và các nhật ký – chứng từ.
* Cuối tháng khóa sổ, đóng số liệu trên các nhật ký – chứng từ, kiểm tra đối
chiếu số liệu trên các nhật ký – chứng từ với các sổ các thẻ kế toán chi tiết có
liên quan và lấy số liệu tổng cộng của các nhật ký – chứng từ ghi trực tiếp vào
sổ cái.
Đối với các chứng từ có lien quan đến các sổ, thể kế toán chi tiết thì được ghi
trực tiếp vào các sổ, các thẻ lien quan. Cuối tháng cộng các sổ hoặc các thẻ kế
toán chi tiết và căn cứ vào sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết các Bảng tổng hợp chi tiết
theo từng tài khoản để đối chiếu với sổ cái.
Số liệu tổng hợp ở sổ cái và một số chỉ tiêu chi tiết trong nhật ký –chứng từ,
Bảng kê và các Bảng tổng hợp chi tiết dung để lập Báo cáo tài chính.
Chứng từ gốc
Các sổ, thẻ
chi tiêt
Nhật ký chứng từ
-bảng kê
Bảng tổng
hợp chi tiết
Số cái
Báo cáo kế toán
Bảng kê chứng từ