Tải bản đầy đủ (.docx) (81 trang)

THỰC TẾ KIỂM SOÁT QUY TRÌNH CHO VAY KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (778.36 KB, 81 trang )

Khóa luận tốt nghiệp: Kiểm soát nội bộ quy trình cho vay khách hàng doanh nghiệp
THỰC TẾ KIỂM SOÁT QUY TRÌNH CHO VAY KHÁCH HÀNG
DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN
BẮC QUẢNG BÌNH
2.1. Giới thiệu về Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Bắc Quảng Bình
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển
Bắc Quảng Bình
Chi nhánh NH ĐT&PT Bắc Quảng Bình – tiền thân là Chi điểm Bắc Quảng Bình -
được thành lập tháng 4/1965. Tháng 7/1989, Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư & Xây dựng
Ba Đồn được thành lập sau khi tách tỉnh Bình Trị Thiên. Năm 1993, đổi tên thành NH
ĐT&PT Ba Đồn theo Quyết định số 69/QĐ-NH5 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước
Việt Nam. Đến tháng 11/2006 Chi nhánh NH ĐT&PT Ba Đồn được nâng cấp thành Chi
nhánh cấp 1 và chính thức đổi tên thành Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Bắc
Quảng Bình (thành lập theo QĐ 888/2005/QĐ-NHNN của NHNN)
Từ khi thành lập tới nay, Chi nhánh không ngừng mở rộng địa bàn, cụ thể:
+ Tháng 06/2007 Chi nhánh mở Phòng giao dịch Thanh Hà mở rộng phạm vi
hoạt động sang phía Bắc Huyện Bố Trạch, chủ yếu là từ phía Nam cầu Gianh đến phía
Bắc Thị trấn Hoàn Lão.
+ Tháng 01/2008 Chi nhánh mở Phòng giao dịch Roòn phục vụ hoạt động ở phía
Bắc huyện Quảng Trạch. Đặc biệt là khu công nghiệp Cảng Hòn La tương lai là khu
Cảng biển hoạt động tấp nập.
+ Tháng 05/2008 Chi nhánh tiếp nhận Phòng giao dịch Tuyên Hoá từ Ngân hàng
Đầu tư & Phát triển Quảng Bình mở rộng hoạt động trên 02 địa bàn huyện Tuyên hoá và
huyện Minh Hoá.
+ Tháng 10/2009 Chi nhánh mở Quỹ tiết kiệm Ba Đồn nhằm đáp ứng nhu cầu
của khách hàng nhanh, kịp thời, đảm bảo chất lượng, giảm lượng giao dịch tại Hội sở.
2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Bắc Quảng Bình
Chi nhánh NH ĐT&PT Bắc Quảng Bình là thành viên của BIDV, có chế độ hạch
toán phụ thuộc, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, theo các quy định của pháp luật và
theo điều lệ tổ chức hoạt động của BIDV. Chức năng của NH ĐT&PT Bắc Quảng Bình
là huy động vốn nhàn rỗi để cho vay đối với mọi thành phần kinh tế và thực hiện các


sản phẩm dịch vụ khách hàng.
Sinh viên: Hoàng Thị Hà Thu 1 Lớp K40 Kiểm toán
Khóa luận tốt nghiệp: Kiểm soát nội bộ quy trình cho vay khách hàng doanh nghiệp
Xuất phát từ yêu cầu Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá đất nước và nhu cầu phát
triển kinh tế - xã hội trong phạm vi cả nước cũng như trên địa bàn huyện; đồng thời
trên cơ sở vốn huy động được, Chi nhánh NH ĐT&PT Bắc Quảng Bình bám sát mục
tiêu phát triển kinh tế của Huyện, kế hoạch sản xuất kinh doanh của các thành phần kinh
tế, chủ động phân tích, nghiên cứu thị trường, tìm kiếm các phương án khả thi để mở
rộng cho vay nhằm hỗ trợ, khai thác mọi tiềm năng thế mạnh của địa phương. Chi
nhánh đã đa dạng hoá sản phẩm, mở rộng các mối quan hệ với khách hàng, hoạt động
theo phương châm: chia sẻ cơ hội, hợp tác thành công.
2.1.3. Cơ cấu tổ chức
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức
Ph.
Kế hoạch tổng hợp
Ph.
Quản lý rủi ro
Ph.
Dịch vụ khách hàng
Ph.
Quản trị
tín dụng
Ph.
Tài chính kế toán
Tổ Điện toán
Ph. Giao dịch Ba Đồn
Ph. Giao dịch Thanh Hà
Tổ quản lý và dịch vụ kho quỹ
Ph. Giao dịch Roòn
Ph. Quan hệ khách hàng

Ph. Giao dịch Tuyên Hoá
Giám đốc
PGĐ
Sinh viên: Hoàng Thị Hà Thu 2 Lớp K40 Kiểm toán
Khóa luận tốt nghiệp: Kiểm soát nội bộ quy trình cho vay khách hàng doanh nghiệp
PGĐ
Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban:
 Phòng Quan hệ khách hàng: là phòng nghiệp vụ thực hiện công tác tiếp thị và phát triển
quan hệ khách hàng để khai thác nguồn vốn VNĐ và ngoại tệ. Thực hiện các nghiệp vụ
liên quan đến tín dụng, quản lý các sản phẩm tín dụng phù hợp với chế độ, thể lệ hiện
hành và hướng dẫn của NH ĐT&PT Việt Nam. Thực hiện về thanh toán xuất nhập khẩu
và kinh doanh ngoại tệ tại Chi nhánh theo quy định của NH ĐT&PT Việt Nam
 Phòng Quản lý rủi ro: là phòng nghiệp vụ thực hiện công tác quản lý tín dụng, rủi ro tín
dụng và rủi ro tác nghiệp, quản lý hệ thống chất lượng ISO, phòng chống rửa tiền và
thực hiện công tác kiểm tra nội bộ
 Phòng Kế hoạch tổng hợp: có chức năng tổ chức triển khai và theo dõi tình hình thực
hiện kế hoạch kinh doanh; giới thiệu các sản phẩm huy động vốn, sản phẩm kinh doanh
tiền tệ với khách hàng. Đề xuất và tổ chức thực hiện điều hành nguồn vốn; chính sách
biện pháp, giải pháp phát triển nguồn vốn và các biện pháp giảm chi phí vốn để góp
phần nâng cao lợi nhuận.
 Phòng Dịch vụ khách hàng: là phòng nghiệp vụ quản lý tài khoản và giao dịch với
khách hàng. Thực hiện công tác phòng chống rửa tiền đối với các gia dịch theo quy định
Sinh viên: Hoàng Thị Hà Thu 3 Lớp K40 Kiểm toán
Khóa luận tốt nghiệp: Kiểm soát nội bộ quy trình cho vay khách hàng doanh nghiệp
của Nhà nước và của NH ĐT&PT Việt Nam; chịu trách nhiệm về tính pháp lý, tính đầy
đủ và đúng đắn của các chứng từ, các quy trình nghiệp vụ.
 Phòng Quản trị tín dụng: thực hịên tác nghiệp và quản trị cho vay, bảo lãnh; tính toán
trích lập rủi ro theo kết quả phân loại nợ; lưu trữ chứng từ giao dịch , hồ sơ nghiệp vụ
tín dụng, bảo lãnh và tài sản đảm bảo nợ; quản lý thông tin (thu thập, xử lý, lưu trữ, bảo
mật, cung cấp) và lập các loại báo cáo, thống kê về quản trị tín dụng theo quy định.

 Phòng Tài chính - Kế toán: là phòng quản lý và thực hiện công tác hạch toán kế toán chi
tiết và kế toán tổng hợp; thực hiện nhiệm vụ quản lý và giám sát tài chính. Chịu trách
nhiệm về tính đúng đắn, chính xác, kịp thời, hợp lý, trung thực của số liệu kế toán, báo
cáo kế toán, báo cáo tài chính.
 Phòng Tổ chức – Nhân sự: là đầu mối tham mưu, đề xuất, giúp việc cho Giám đốc về
triển khai thực hiện công tác tổ chức nhân sự và phát triển nguồn nhân lực tại Chi
nhánh; tổ chức triển khai, thực hiện và quản lý công tác thi đua khen thưởng. Quản lý hồ
sơ cán bộ và chuẩn bị nhân sự cho mở rộng mạng lưới, phát triển kênh phân phối sản
phẩm.
 Tổ quản lý và dịch vụ kho quỹ: là phòng thực hiện các nghiệp vụ về quản lý kho và xuất
nhập quỹ; đảm bảo các điều kiện về an toàn kho quỹ và an ninh tiền tệ; phát triển các
dịch vụ và kho quỹ.
 Tổ điện toán: đảm bảo hệ thống tin học tại Chi nhánh vận hành liên tục, thông suốt
trong mọi tình huống, phục vụ yêu cầu kinh doanh của Chi nhánh và toàn hệ thống. Bảo
mật thông tin, đảm bảo an ninh mạng, an toàn thông tin của Chi nhánh, góp phần bảo vệ
an ninh chung của toàn hệ thống.
 Bốn phòng giao dịch: là một bộ phận trực thuộc cơ cấu tổ chức của Chi nhánh NH
ĐT&PT Bắc Quảng Bình, có con dấu riêng, thực hiện chế độ hạch toán, chế độ báo cáo
theo đúng quy định của Giám đốc chi nhánh; nhận tiền gửi và cho vay đối với các thành
phần kinh tế và dân cư; thực hiện công tác thanh toán, tiền tệ kho quỹ; đảm bảo an toàn
tuyệt đối về vốn và tài sản. Trực tiếp quảng cáo, tiếp thị, tư vấn, giới thiệu và bán các
sản phẩm của NH cho khách hàng.
2.1.4. Môi trường hoạt động kinh doanh
Nhận định môi trường bên ngoài:
Sinh viên: Hoàng Thị Hà Thu 4 Lớp K40 Kiểm toán
Khóa luận tốt nghiệp: Kiểm soát nội bộ quy trình cho vay khách hàng doanh nghiệp
 Thời cơ: Chi nhánh hoạt động trên địa bàn khu vực trên 40 năm, đã tạo dựng được uy
tín và thương hiệu đối với khách hàng sở tại là cơ hội để chi nhánh triển khai các họat
động kinh doanh và mở rộng phạm vi hoạt động. Bên cạnh đó, nhiều dự án kinh tế trọng
điểm, dự án đầu tư cơ sở hạ tầng đang và sẽ được triển khai trên địa bàn là cơ hội tốt để

chi nhánh đẩy mạnh hoạt động kinh doanh.
 Thách thức: Do hoạt động trong địa bàn khu vực nông thôn, trình độ dân trí chưa cao
do đó các sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại chưa được khách hàng đón nhận nhiệt
tình hoặc đón nhận không đầy đủ, nên Chi nhánh gặp nhiều khó khăn khi triển khai sản
phẩm mới đến khách hàng. Bên cạnh đó, nhiều tổ chức tín dụng đã mở Phòng giao dịch
như VP bank, Sacombank, Viettinbank, Quỹ tín dụng... tạo nên một môi trường kinh
doanh ngày càng khốc liệt, thị phần của chi nhánh không tránh khỏi bị chia sẽ.
Nhận định môi trường bên trong:
 Thuận lợi: Ban lãnh đạo cùng toàn thể cán bộ công nhân viên đoàn kết, đồng lòng cùng
gắng sức nâng quy mô chi nhánh ngày một lớn hơn. Số lượng cán bộ trẻ chiếm tỷ trọng
cao, nhạy bén và năng động trong việc tiếp thu những ứng dụng mới vào hoạt động kinh
doanh tại chi nhánh.
 Khó khăn: Do là một chi nhánh mới được nâng cấp, do cơ chế chia tách, với quy mô về
tài sản, tín dụng, huy động vốn quá thấp nên chi nhánh gặp rất nhiều khó khăn trong
phát triển. Hơn nữa, số lượng cán bộ trẻ nhiều, nên còn thiếu kinh nghiệm công tác do
đó trong quá trình tác nghiệp dễ dẫn đến sai sót.
Đánh giá về cạnh tranh trong hoạt động tại địa bàn:
Địa bàn hoạt động của Chi nhánh chủ yếu là khu vực phía bắc của Tỉnh Quảng
Bình. Trên địa bàn hiện có 8 tổ chức tín dụng đang hoạt động bao gồm: Chi nhánh
NHNo&PTNT, BIDV Quảng Bình, VP Bank, Ngân hàng Công Thương, Ngân hàng
Ngoại Thương, Sacombank, Quỹ tín dụng TW, Quỹ tín dụng cơ sở, Ngân hàng Chính
sách Xã hội. Mỗi tổ chức tín dụng đều có thế mạnh riêng trong hoạt động ngân hàng nên
môi trường cạnh tranh tương đối cao.
Khả năng cạnh tranh trên địa bàn của các ngân hàng được thể hiện qua bảng sau:
Sinh viên: Hoàng Thị Hà Thu 5 Lớp K40 Kiểm toán
Khóa luận tốt nghiệp: Kiểm soát nội bộ quy trình cho vay khách hàng doanh nghiệp

Toàn
tỉnh
NH

NNo
CS
XH
BIDV
QB
Quỹ
TD
TW
Quỹ
TD
CS
NH
NT
NH
CT
BIDV
BQB
Sacom
bank
VP
Bank
Thị
phần
huy
động
vốn
100 29,7 0 27,7 4,5 4,5 7,3 3,9 7,7 8,9 5,8
Thị
phấn
dịch vụ

100 15,4 0 44 4,3 0 8,1 5,7 12,4 6,9 3,1
Thị
phần
dư nợ
tín
dụng
100 25,8 12,4 29,3 3,3 2,8 6,6 6,4 6,2 4,2 3,0
Bảng 2.1. Thị phần tại tỉnh Quảng Bình: đến 31/12/2009: (ĐVT: %)
(Nguồn: Đánh giá tổng kết kết quả kinh doanh năm 2009 và kế hoạch kinh
doanh năm 2010 )
Sinh viên: Hoàng Thị Hà Thu 6 Lớp K40 Kiểm toán
Khóa luận tốt nghiệp: Kiểm soát nội bộ quy trình cho vay khách hàng doanh nghiệp
2.1.5. Tình hình lao động
Bảng 2.2. Tình hình lao động tại NH ĐT&PT Bắc Quảng Bình từ 2007 - 2009
ĐVT : Người
Năm
Chỉ tiêu
2007 2008 2009
So sánh
2007/2008 2008/2009
SL % SL % SL % +/- % +/- %
TỔNG SỐ
52 100 59 100 64 100 7 13,5 5 8,5
Trình độ học vấn
- Đại học
40 77 47 79,7 51 79,7 7 17,5 4 8,5
- Cao đẳng
5 9,6 5 8,5 6 9,4 0 0 1 20
- Trung cấp
7 13,4 7 11,8 7 10,9 0 0 0 0

Giới tính
- Nam
30 57,7 35 59,3 39 61 5 16,7 4 11,4
- Nữ
22 42,3 24 40,7 25 39 2 9,1 1 4,2
Phân theo độ tuổi
- Từ 23 - 30 tuổi
30 57,7 35 59,3 40 62,5 5 16,7 5 14,3
- Từ 31 - 50 tuổi
17 32,7 19 32,2 19 29,7 2 11,8 0 0
- Trên 50 tuổi
5 9,6 5 8,5 5 7,8 0 0 0 0
(Nguồn: Phòng Kế hoạch - Tổng hợp )
Số lượng nhân viên của Chi nhánh tăng lên qua 3 năm. Năm 2008 tăng thêm 7
người, tương ứng tăng lên 13,5% so với năm 2007. Năm 2009 tuyển dụng thêm 5 người,
tương ứng tăng 8,5% so với năm 2008. Trong năm 2008 và 2009, Chi nhánh chủ yếu
tuyển dụng người có trình độ Đại học, để nâng cao năng lực, chất lượng nhân viên, đáp
ứng yêu cầu công việc.
Số lượng nhân viên nam luôn nhiều hơn nhân viên nữ. Năm 2007, số lượng nhân
viên nam là 30 người, chiếm 57,7% tổng số lao động; năm 2008 là 35 người, chiếm
59,3% tổng số lao động; năm 2009 là 39 người, chiếm 61% tổng số lao động.Nhân viên
của Chi nhánh đa số còn trẻ. Nhân viên từ 23 – 30 tuổi năm 2007 là 30 người, chiếm
57,7% tổng số lao động; năm 2008 là 35 người, chiếm 59,3% tổng số lao động; năm
2009 là 40 người, chiếm 62,5% tổng số lao động.
2.1.6. Tình hình hoạt động kinh doanh
2.1.6.1. Hoạt động huy động vốn
Trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng hoạt động huy động vốn chiếm vị trí
then chốt và là cơ sở cho các hoạt động khác được tiến hành có hiệu quả cao. Nhận thức
Sinh viên: Hoàng Thị Hà Thu 7 Lớp K40 Kiểm toán
Khóa luận tốt nghiệp: Kiểm soát nội bộ quy trình cho vay khách hàng doanh nghiệp

được tầm quan trọng của công tác nguồn vốn, BIDV nói chung và Chi nhánh NH
ĐT&PT Bắc Quảng Bình nói riêng luôn coi huy động vốn là nhiệm vụ hàng đầu quyết
định sự tồn tại và phát triển của NH. NH thực hiện phương châm “Huy động vốn để cho
vay, chủ động lo nguồn vốn tại chỗ” nên luôn chủ động tìm kiếm khách hàng, đa dạng
hoá các hình thức huy động vốn, áp dụng nhiều biện pháp thúc đẩy nhanh tốc độ của
nguồn vốn. Ngoài loại hình huy động vốn truyền thống như: huy động tiền gửi không kì
hạn, tiền gửi có kỳ hạn của các tổ chức kinh tế, của dân cư, Chi nhánh còn huy động
nhiều sản phẩm tiền gửi như huy động tiền gửi tiết kiệm dự thưởng, tiết kiệm lãi suất
linh hoạt, tiết kiệm lãi suất bậc thang, chứng chỉ tiền gửi… với nhiều thời hạn khác nhau
như 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng, trên 1 năm. Để thu hút người gửi tiền, Chi nhánh luôn
điều chỉnh lãi suất các loại tiền phù hợp với lãi suất trên thị trường. Để thấy được tình
hình thực hiện công tác huy động vốn của NH ĐT&PT Bắc Quảng Bình ta nhìn vào
bảng sau:
Bảng 2.3. Tình hình huy động vốn của Ngân hàng ĐT&PT Bắc Quảng Bình
Chỉ tiêu
Năm
2007
Năm
2008
Năm
2009
Năm 2008/2007 Năm 2009/2008
Số tiền
Tốc độ
tăng
giảm
(%)
Số tiền
Tốc độ
tăng

giảm
(%)
Tổng vốn huy
động.
266.743 377.237 501.014 110.494 41,42 123.777 32,81
1. TG của TCKT 25.266 31.241 21.541 5.975 23,65 (9.700) -31,05
2. TG của dân cư 228.289 326.172 452.731 97.883 42,88 126.559 38,80
3. TG của các
TCTD.
13.188 19.824 26.742 6.636 50,32 6.918 34,90
ĐVT: triệu đồng
(Nguồn: Phòng Kế hoạch - Ttổng hợp)
Nhìn vào bảng 2.1 ta thấy: tổng vốn huy động tăng đều qua các năm. Năm 2008
tổng vốn huy động tăng 110.494 triệu đồng, tương ứng với tốc độ tăng 41,42%. Trong
đó, TG của TCKT tăng 5.975 triệu đồng, TG của dân cư tăng 97.883 triệu đồng, TG của
TCTD tăng 6.636 triệu đồng. Năm 2009 tổng vốn huy động tăng 123.777 triệu đồng,
Sinh viên: Hoàng Thị Hà Thu 8 Lớp K40 Kiểm toán
Khóa luận tốt nghiệp: Kiểm soát nội bộ quy trình cho vay khách hàng doanh nghiệp
tương ứng với tốc độ tăng 32,81%. Trong đó, TG của dân cư tăng 126.559 triệu đồng,
TG của các TCTD tăng 6.918 triệu đồng, nhưng TG của TCKT giảm 9.700 triệu đồng.
Trong tổng nguồn vốn, nguồn gửi tiết kiệm dân cư vẫn là chủ yếu, chiểm tỷ trọng
nhiều nhất và tốc độ tăng cũng cao nhất. Đây là nguồn vốn rất ổn định để chi nhánh chủ
động đầu tư cho vay.
2.1.6.2. Hoạt động tín dụng
Hoạt động tín dụng là hoạt động chủ yếu mang lại lợi nhuận cho NH. NH
ĐT&PT Bắc Quảng Bình trong những năm qua luôn ý thức được tầm quan trọng của tín
dụng nên hoạt động với phương châm: vượt khó, tranh thủ thời cơ, giữ vững nhịp độ
tăng trưởng, nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng, phát huy tính chủ động sáng tạo
của tập thể, cá nhân và có những giải pháp tích cực nhằm mở rộng tín dụng.
a) Cơ cấu dư nợ:

Nhằm đáp ứng nhu cầu tăng trưởng của nền kinh tế trên cơ sở nguồn vốn huy
động được, NH ĐT&PT Bắc Quảng Bình sử dụng vốn dưới nhiều hình thức như: cho
vay, bảo lãnh, kinh doanh ngoại hối. Trong đó hoạt động cho vay là hoạt động chủ yếu
và thường xuyên nhất. Hoạt động này đã đem lại nhiều lợi nhuận nhất cho ngân hàng.
Sinh viên: Hoàng Thị Hà Thu 9 Lớp K40 Kiểm toán
Khóa luận tốt nghiệp: Kiểm soát nội bộ quy trình cho vay khách hàng doanh nghiệp
Bảng 2.4. Cơ cấu dư nợ của NH ĐT&PT Bắc Quảng Bình
ĐVT: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm
2007
Năm
2008
Năm
2009
Năm 2008/2007 Năm 2009/2008
Số tiền
Tốc độ
tăng
giảm
(%)
Số tiền
Tốc độ
tăng
giảm
(%)
Tổng dư nợ. 236.107 464.739 680.003 228.632 96,83 215.263 46,32
1. Dư nợ tín dụng theo
thành phần kinh tế:
236.107 464.739 680.003 228.632 96,83 215.263 46,32

a. Doanh nghiệp NN 23.158 88.314 - 65.156 281,35 (88.314) -100
b. Doanh nghiệp ngoài
QD
167.907 316.425 507.003 148.518 88,45 190.578 60,23
c. Hộ kinh doanh. 45.042 60.000 173.000 14.958 33,21 113.000 188,33
2. Dư nợ tín dụng theo
thời hạn vay:
236.107 464.739 680.003 228.632 96.83 215.263 46,32
a. Dư nợ ngắn hạn. 118.054 209.133 272.001 91.079 77.,15 62.868 30,06
b. Dư nợ trung và dài
hạn.
118.054 255.607 408.002 137.553 116,52 152.395 59,62
3. Dư nợ TD phân theo
tài sản đảm bảo:
236.107 464.739 680.003 228.632 96.83 215.263 46,32
a. Có TS đảm bảo. 231.707 459.739 674.003 228.032 98.41 214.263 46,61
b. Không có TSĐB 4.400 5.000 6.000 600 13,64 1.000 20
(Nguồn: Phòng Kế hoạch - Tổng hợp)
Qua bảng 2.2 ta thấy:
 Dư nợ theo thành phần kinh tế:
- Dư nợ của DN Nhà nước năm 2008 tăng 65.156 triệu đồng, tương ứng với tốc độ
tăng 281,35%. Nhưng đến năm 2009 thì không có dư nợ của DNNN. Nguyên nhân là do
các DNNN chuyển đổi hình thức doanh nhgiệp sang công ty cổ phần.
Sinh viên: Hoàng Thị Hà Thu 10 Lớp K40 Kiểm toán
Khóa luận tốt nghiệp: Kiểm soát nội bộ quy trình cho vay khách hàng doanh nghiệp
- Dư nợ của DN ngoài quốc doanh năm 2008 so với năm 2007 tăng 88,45%; năm
2009 tăng 60,23% so với năm 2008
- Dư nợ của Hộ kinh doanh năm 2008 tăng 33,21% so với năm 2007; năm 2009
tăng vượt bậc 188,33% so với năm 2008, từ 60.000 triệu đồng lên 173.000 triệu đồng
 Dư nợ theo thời hạn:

- Dư nợ cho vay ngắn hạn năm 2008 so với năm 2007 tăng 77,15%; năm 2009 so
với năm 2008 tăng 30,06%.
- Dư nợ cho vay trung và dài hạn năm 2008 so với năm 2007 tăng 116,52%; năm
2009 so với năm 2008 tăng 59,62%. Tuy tốc độ tăng giảm nhưng về số tuyệt đối năm
2009 so với năm 2008 tăng nhiều hơn năm 2008 so với năm 2007. Năm 2008 tăng
137.553 triệu đồng
 Dư nợ phân theo TSĐB:
- Dư nợ có TSĐB năm 2008 tăng 98,41% so với năm 2007; năm 2009 tăng
46,61% so với năm 2008.
- Dư nợ không có TSĐB năm 2008 tăng 13,64% so với năm 2007; năm 2009 tăng
20% so với năm 2008.
b) Chất lượng tín dụng:
Từ tháng 11/2006 Chi nhánh được nâng cấp thành Chi nhánh cấp 1, không còn
trực thuộc BIDV Quảng Bình, cho nên Chi nhánh bắt đầu mở rộng phát triển cho vay.
Năm 2007 và 2008, các khoản tín dụng ngắn hạn tốt, còn các khoản tín dụng dài hạn
chưa đến hạn, khách hàng trả lãi đúng kỳ hạn nên Chi nhánh không có nợ xấu, nợ quá
hạn. Đến năm 2009, các doanh nghiệp vẫn bị ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế
năm 2007-2008 nên tình hình tín dụng không tốt lắm, phát sinh nợ xấu. Nợ xấu là 1.458
triệu đồng chiếm tỷ lệ 0,21% tổng dư nợ.
Tuy Chi nhánh vẫn có nợ xấu nhưng chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong tổng dư nợ. Đó là do
Chi nhánh đã có nhiều biện pháp quản lý hiệu quả các khoản tồn đọng, tích cực trong
việc thu hồi nợ quá hạn.
c) Công tác trích lập rủi ro và thu hồi nợ
Trong các quý, việc phân loại nợ, trích lập và xử lý rủi ro được tổ chức thực hiện
nghiêm túc, đúng quy định. Hàng tháng, cán bộ tín dụng phân tích nguyên nhân, đánh
Sinh viên: Hoàng Thị Hà Thu 11 Lớp K40 Kiểm toán
Khóa luận tốt nghiệp: Kiểm soát nội bộ quy trình cho vay khách hàng doanh nghiệp
giá khả năng thu hồi nợ. Đặc biệt, Ban chỉ đạo thu hồi nợ tồn đọng của Chi nhánh tích
cực chỉ đạo và tìm các biện pháp thực hiện tốt việc thu hồi nợ.
2.1.6.3. Công tác kế toán

Trong các năm qua ngân hàng đã thực hiện tốt công tác kế toán tại đơn vị, đảm bảo
hạch toán đầy đủ, chính xác các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, chấp hành đúng theo chế
độ kế toán hiện hành và theo chuẩn mực kế toán. Ngân hàng thường xuyên quan tâm tổ
chức kiểm tra mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh, đối chiếu giữa hạch toán chi tiết và hạch
toán tổng hợp, kiểm tra bảng cân đối kế toán, kiểm tra việc chấp hành chế độ về luân
chuyển chứng từ, mở và đóng tài khoản cho khách hàng. Các cán bộ kế toán đã thực
hiện tôt nghiệp vụ, chất lượng các dịch vụ thanh toán tốt.
2.1.6.4. Hoạt động dịch vụ
Tổng thu dịch vụ năm 2009 đạt 3.623 triệu đồng, tăng 63,2% so với năm 2008,
hoàn thành 106,6% kế hoạch Hội sở chính giao (HSC giao 3.400 triệu). Trong đó, thu từ
hoạt động bảo lãnh và tài trợ thương mại chiếm 45,9%, thu từ hoạt động thanh toán
chiếm 34,1%, thu từ hoạt động kinh doanh ngoại tệ chiếm 6,1%, thu từ dịch vụ thẻ
chiếm 2,1%, thu phí tín dụng chiếm 0,8%, thu phí BSMS chiếm 2,8%, còn lại thu từ các
dịch vụ khác chiếm 7,5%.
Hoạt động chuyển tiền kiều hối Western Union tại chi nhánh chủ yếu là các giao
dịch chi trả; năm 2009 đạt 1.542 giao dịch với doanh số xấp xỉ 1.285.000 USD, mức phí
đạt 11.673 USD, trong đó giao dịch tiền USD chiếm trên 90% tổng số phát sinh giao
dịch.
Doanh thu khai thác phí bảo hiểm năm 2009 đạt 1.155 triệu đồng, tăng 28,3% so
với năm 2008, hoàn thành 115,5% kế hoạch Hội sở chính giao (HSC giao 01 tỷ đồng).
Phí hoa hồng bảo hiểm năm 2009 đạt 12 triệu đồng, hoàn thành 109,1% kế hoạch
Hội sở chính giao (HSC giao 11 triệu đồng).
Hoạt động phát hành thẻ ATM: số thẻ phát hành trong năm 2009 đạt 2.092 thẻ.
2.2. Kiểm soát quy trình cho vay khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng Đầu tư và
Phát triển Bắc Quảng Bình
2.2.1. Quy trình chung cho vay khách hàng doanh nghiệp
Sơ đồ 2.2: Quy trình cho vay khách hàng doanh nghịêp
Sinh viên: Hoàng Thị Hà Thu 12 Lớp K40 Kiểm toán
Khóa luận tốt nghiệp: Kiểm soát nội bộ quy trình cho vay khách hàng doanh nghiệp
Chuyển Bộ phận QLRR thực hiện Bước 2

Khách hàng
Thu thập, phân tích thẩm định khách hàng/dự án Lập BCĐXTD
Tiếp thị và tiếp nhận các nhu cầu về tín dụng từ KH
Phù hợp với các chính sách và Quy định của BIDV
Trình Lãnh đạo Phòng QHKH/ GĐ PGD
Trình PGĐ
QHKH phê duyệt đề xuất TD
Chuyển thực hiện Bước 4
Bước 1: Tiếp thị khách hàng và Lập đề xuất tín dụng (Tại chi nhánh)
Phòng
Quan
hệ
khách
hàng/
Phòng
giao
dịch
Không







(1)

Sinh viên: Hoàng Thị Hà Thu 13 Lớp K40 Kiểm toán
Khóa luận tốt nghiệp: Kiểm soát nội bộ quy trình cho vay khách hàng doanh nghiệp
Phòng

Quản

rủi
ro
(2)

(1) Các Khách hàng thuộc Nhóm B - Khoản 2 - Điều 2
(2) Các Khách hàng thuộc Nhóm A - Khoản 2 - Điều 2 và các khách hàng có nhu cầu tín dụng vượt thẩm quyền Phòng giao dịch.
Sinh viên: Hoàng Thị Hà Thu 14 Lớp K40 Kiểm toán
Khóa luận tốt nghiệp: Kiểm soát nội bộ quy trình cho vay khách hàng doanh nghiệp
Bước 1: Tiếp thị khách hàng và Lập đề xuất tín dụng (Tại Hội sở chính)
Khách hàng
Thu thập, phân tích thẩm định khách hàng/dự án Lập báo cáo đề xuất TD
Tiếp thị và tiếp nhận các nhu cầu về tín dụng từ KH
Chuyển Bộ phận QLRR thực hiện Bước 2
Phù hợp với các chính sách và Quy định của BIDV
Trình
Lãnh đạo Phòng QHKH/TTDA
Trình cấp có thẩm quyền phê duyệt đề xuất TD
Không
Ban
Quan
hệ
khách
hàng
Doanh
nghiệp







Sinh viên: Hoàng Thị Hà Thu 15 Lớp K40 Kiểm toán
Khóa luận tốt nghiệp: Kiểm soát nội bộ quy trình cho vay khách hàng doanh nghiệp
Ban
Quản

rủi
ro


Sinh viên: Hoàng Thị Hà Thu 16 Lớp K40 Kiểm toán
Khóa luận tốt nghiệp: Kiểm soát nội bộ quy trình cho vay khách hàng doanh nghiệp
Bước 1: Tiếp nhận và Lập đề xuất tín dụng tại Hội sở chính – Trường hợp dự án vượt thẩm quyền của Chi nhánh
Dự án vượt thẩm quyền của Chi nhánh
Thu thập, phân tích, tái thẩm định khách hàng/dự án Lập báo cáo đề xuất TD
Tiếp nhận Đề xuất và các hồ sơ có liên quan từ
Chi nhánh
Chuyển Bộ phận QLRR thực hiện Bước 2
Phù hợp với các chính sách và Quy định của BIDV
Trình
Lãnh đạo
Phòng TTDA
Trình cấp có thẩm quyền phê duyệt đề xuất TD
Ban
Quan
hệ
khách
hàng

Doanh
nghiệp
Không






Sinh viên: Hoàng Thị Hà Thu 17 Lớp K40 Kiểm toán
Khóa luận tốt nghiệp: Kiểm soát nội bộ quy trình cho vay khách hàng doanh nghiệp
Ban
Quản

rủi
ro


Sinh viên: Hoàng Thị Hà Thu 18 Lớp K40 Kiểm toán
Khóa luận tốt nghiệp: Kiểm soát nội bộ quy trình cho vay khách hàng doanh nghiệp
Bước 2: Thẩm định rủi ro (Tại Chi nhánh)
Phòng
Quan
hệ
khách
hàng/
Phòng giao
dịch
Chuyển báo cáo đề xuất TD và Hồ sơ
Cán bộ QLRR tiếp nhận Hồ sơ và thực hiện thẩm định rủi ro theo quy định

Lập Báo cáo thẩm định rủi ro
Trình Lãnh đạo Phòng kiểm soát
Cấp có thẩm quyền phê duyệt rủi ro
Sinh viên: Hoàng Thị Hà Thu 19 Lớp K40 Kiểm toán
Khóa luận tốt nghiệp: Kiểm soát nội bộ quy trình cho vay khách hàng doanh nghiệp
Phòng
Quản

rủi
ro




Sinh viên: Hoàng Thị Hà Thu 20 Lớp K40 Kiểm toán
Khóa luận tốt nghiệp: Kiểm soát nội bộ quy trình cho vay khách hàng doanh nghiệp
Bước 2: Thẩm định rủi ro (Tại Hội sở chính)
Ban
Quan
hệ
khách
hàng DN/
Chi nhánh
Chuyển báo cáo đề xuất TD và Hồ sơ
Cán bộ QLRR tiếp nhận Hồ sơ và thực hiện thẩm định rủi ro theo quy định
Lập Báo cáo thẩm định rủi ro
Trình Lãnh đạo Phòng kiểm soát
Cấp có thẩm quyền cao hơn phê duyệt rủi ro
Báo cáo đề xuất TD vượt giới hạn dư nợ cho vay, số dư bảo lãnh đối với một khách hàng của Chi nhánh
Trình Lãnh đạo Ban QLRRTD

Phê duyệt
rủi ro
Sinh viên: Hoàng Thị Hà Thu 21 Lớp K40 Kiểm toán
Khóa luận tốt nghiệp: Kiểm soát nội bộ quy trình cho vay khách hàng doanh nghiệp
Ban
Quản

rủi
ro




Sinh viên: Hoàng Thị Hà Thu 22 Lớp K40 Kiểm toán
Khóa luận tốt nghiệp: Kiểm soát nội bộ quy trình cho vay khách hàng doanh nghiệp
Bước 3: Phê duyệt cấp tín dụng tại Chi nhánh
(Trường hợp khách hàng thuộc Nhóm 2 - Khoản 2 Điều 2)
Phòng
Quan
hệ
khách
hàng
Báo cáo đề xuất tín dụng của Phòng QHKH
Phê duyệt
cấp tín dụng
Chuyển thực hiện Bước 4
Phó giám đốc phụ trách QHKH
Bước 3: Phê duyệt cấp tín dụng tại Chi nhánh
(Trường hợp thuộc thẩm quyền phê duyệt rủi ro của Giám đốc/Phó giám đốc phụ trách QLRR)
Phòng

Quan
hệ
khách
Sinh viên: Hoàng Thị Hà Thu 23 Lớp K40 Kiểm toán
Khóa luận tốt nghiệp: Kiểm soát nội bộ quy trình cho vay khách hàng doanh nghiệp
hàng/
Phòng giao dich
Phê duyệt rủi ro của Giám đốc/
Phó Giám đốc phụ trách QLRR

Phê duyệt đề xuất tín dụng của PGĐ phụ trách QHKH
Phê duyệt
cấp tín dụng
Chuyển thực hiện Bước 4
Phòng
Quản

rủi
ro

Sinh viên: Hoàng Thị Hà Thu 24 Lớp K40 Kiểm toán
C p có ấ
th m quy n phêẩ ề
duy tệ
Khóa luận tốt nghiệp: Kiểm soát nội bộ quy trình cho vay khách hàng doanh nghiệp
Bước 3: Phê duyệt cấp tín dụng tại Chi nhánh
(Trường hợp thuộc thẩm quyền của Hội đồng tín dụng)
Phòng
Quan
hệ

khách
hàng/
Phòng giao dich
Phê duyệt rủi ro của Giám đốc/
Phó Giám đốc phụ trách QLRR
Phê duyệt đề xuất tín dụng của PGĐ phụ trách QHKH
Phê duyệt
cấp tín dụng
Chuyển thực hiện Bước 4
Hội đồng tín dụng Chi nhánh
Sinh viên: Hoàng Thị Hà Thu 25 Lớp K40 Kiểm toán

×