Tải bản đầy đủ (.pdf) (28 trang)

Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ, thành phần loài sán lá gan nhỏ, sán lá ruột nhỏ tại hai huyện kim sơn và yên khánh, tỉnh ninh bình (2016 2019) tt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (920.57 KB, 28 trang )

1
KHÁI QUÁT CHUNG CỦA LUẬN ÁN
1. Tính cấp thiết
Sán lá gan nhỏ (SLGN), sán lá ruột nhỏ (SLRN) là hai loại sán quan trọng
gây bệnh ở người và hiện tại vẫn còn là vấn đề sức khỏe cộng đồng. Ước tính
có hơn một tỷ người có nguy cơ bị nhiễm sán lá và khoảng 50-60 triệu người
bị bệnh sán lá. Tuy nhiên, con số này được cho là thấp hơn so với số người
nhiễm thực sự vì các triệu chứng lâm sàng không đặc trưng, trứng của các loài
SLGN, SLRN lại khá giống nhau nên ở một số nơi trong một thời gian dài,
SLRN không được phát hiện và trứng bị nhầm lẫn với SLGN.
Tính đến nay, tại Việt Nam đã phát hiện được 7 loài SLN nhiễm ở
người.Tại nhiều địa phương, tỷ lệ tái nhiễm giun sán nói chung và sán lá
nhỏ nói riêng khá cao trong đó có Ninh Bình với 2 huyện Kim Sơn, Yên
Khánh, nơi người dân có thói quen ăn gỏi cá còn phổ biến và có nhiều bệnh
nhân nhiễm SLGN, SLRN. Các nghiên cứu trước đây chủ yếu sử dụng kỹ
thuật xét nghiệm phân, xác định loài bằng phương pháp hình thái để phát
hiện tình trạng nhiễm sán mà chưa nhiều nghiên cứu xác định chính xác tỷ
lệ nhiễm từng loài SLGN, SLRN trong cộng đồng.
Để tiếp tục bổ sung các dữ liệu khoa học giúp cho việc phòng chống
sán lá nhỏ tại Việt Nam có hiệu quả, chúng tôi thực hiện đề tài “Nghiên
cứu một số đặc điểm dịch tễ, thành phần loài sán lá gan nhỏ, sán lá ruột
nhỏ tại 2 huyện Kim Sơn và yên Khánh, tỉnh tỉnh Ninh Bình năm 20162019”.
2. Mục tiêu
2.1. Xác định một số đặc điểm dịch tễ sán lá gan nhỏ, sán lá ruột nhỏ
tại 2 huyện Kim Sơn và Yên Khánh tỉnh Ninh Bình, năm 2016.
2.2. Xác định thành phần loài sán lá gan nhỏ, sán lá ruột nhỏ bằng hình
thái và kỹ thuật sinh học phân tử tại điểm nghiên cứu.
3. Tính khoa học, tính mới và tính thực tiễn của luận án
3.1. Công bố số liệu vào bản đồ dịch tễ nhiễm sán lá nhỏ của Việt Nam
về thực trạng nhiễm, yếu tố liên quan, phân loại sán lá gan nhỏ, sán lá ruột nhỏ



2
của 4 xã thuộc 2 huyện Kim Sơn, Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình, góp phần xây
dựng chiến lược phòng chống bệnh sán lá nhỏ tại các khu vực có thói quen ăn
gỏi cá của 02 huyện trên có hiệu quả.
3.2. Xác định thành phần loài sán lá gan nhỏ, sán lá ruột nhỏ trên người
áp dụng kỹ thuật sinh học phân tử từ trứng sán trong phân lần đầu tiên tại
Việt nam.
3.3. Đánh giá được một phần thực trạng nhiễm ấu trùng SLGN, SLRN
ở cá tại điểm nghiên cứu. Tập trung vào khảo sát các loài cá hay được sử
dụng ăn gỏi như cá chép, cá trắm, cá mè đặc biệt cá mòi (là một loài cá
nước lợ cũng được sử dụng ăn gỏi) có ý nghĩa quan trọng trong tuyên truyền
hạn chế ăn gỏi cá hay áp dụng các biện pháp an toàn thực phẩm trong phòng
chống sán lá gan nhỏ, sán lá ruột nhỏ tại cộng đồng.
CẤU TRÚC LUẬN ÁN
Luận án gồm 125 trang được chia thành các phần sau: Đặt vấn đề (2
trang), tổng quan tài liệu (35 trang); Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
(24 trang); Kết quả nghiên cứu (34 trang); Bàn luận (27 trang); Kết luận (2
trang); Kiến nghị (0,5 trang). Luận án có 43 bảng, 24 hình và 176 tài liệu
tham khảo (42 tài liệu tiếng Việt và 137 tài liệu tiếng Anh).
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Đặc điểm dịch tễ sán lá gan nhỏ, sán lá ruột nhỏ
Ngày nay, hơn 100 loài sán lá đã được ghi nhận gây nhiễm cho con
người tập trung vào 6 nhóm chính gây bệnh tương ứng là: bệnh sán máng
(schistosomiasis), bệnh sán lá gan lớn (fascioliasis), bệnh sán lá phổi
(paragonimiasis), bệnh SLGN (opisthorchiasis, clonorchiasis), bệnh SLRN
(intestinal trematodes).
Các loài SLGN, SLRN lây truyền qua cá và sự phân bố của chúng ở
người liên quan chặt chẽ tới thói quen ăn cá sống, cá nấu chưa chín kỹ của
người dân. Chúng rải rác trên khắp thế giới nhưng các khu vực lưu hành

chính nằm ở Đông Nam, Châu Á và vùng Viễn Đông. Nơi có tỷ lệ lưu hành
cao là Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Hàn Quốc, Malaysia, Philippines hoặc


3
Thái Lan, Lào... Hiện nay có khoảng 45 triệu người trên thế giới nhiễm
SLGN, trong đó Châu Á có ít nhất 35 triệu người mắc, 200 triệu người có
nguy cơ lây nhiễm, chủ yếu C. sinensis, O. viverrini. SLRN có khoảng 7 triệu
người nhiễm trên thế giới và cũng có tỉ lệ nhiễm song hành với SLGN do tính
chất lây truyền và dịch tễ tương đối giống nhau. Tại Việt Nam SLGN C.
sinensis và O. viverrini lưu hành nhiều nơi. Chưa có báo cáo thống kê cụ thể
về số người nhiễm sán lá ruột nhỏ nhưng đã phát hiện người nhiễm H.
pumilio, H. taichui, C. formosanus và một số loài khác ở Đồng bằng sông
Hồng.
Khoảng 26 loài sán thuộc họ Heterophyidae được thông báo nhiễm ở
người. SLRN Heterophyidae phân bố trên khắp thế giới. Một số loài SLRN
Heterophyidae ký sinh ở người và phân bố của chúng có nhiều điểm khác
nhau
Tại Việt Nam: Những nghiên cứu gần đây cho thấy nhiễm SLRN chủ
yếu là các loài thuộc họ Heterophyidae. Do có nhiều vật chủ chính nên SLN
có thể hoàn thiện vòng đời không phụ thuộc vào giai đoạn phát triển ở cơ
thể người. Vì vậy, mầm bệnh SLGN, SLRN luôn tồn tại ở trong tự nhiên.
Người dân không bỏ được thói quen ăn gỏi cá là nguyên nhân làm cho công
tác phòng chống nhiễm SLN gặp nhiều khó khăn, thách thức.
Các yếu tố liên quan tới nhiễm sán lá gan nhỏ, sán lá ruột nhỏ
Yếu tố nguy cơ lớn nhất của nhiễm SLGN, SLRN là ăn gỏi cá, ăn cá nấu
chưa chín. Có nhiều yếu tố liên quan đến hành vi này.
- Tuổi: Nói chung nhiễm sán lây truyền qua cá thường gặp ở người lớn, với
tỷ lệ và cường độ nhiễm tăng theo tuổi
- Giới: Đa số nghiên cứu cho thấy tỷ lệ và cường độ nhiễm ở nam cao hơn

nữ. Tại Việt Nam đa số các kết quả đều ghi nhận tỷ lệ nhiễm SLGN, SLRN
ở nam giới cao hơn so với nữ giới.
- Kiến thức: Nghiên cứu tại Trung Quốc thấy kiến thức phòng chống có
liên quan đến tình trạng nhiễm SLGN/ SLRN. Nhiều tác giả khuyến cáo sự
cần thiết của nâng cao nhận thức của người dân. Nghiên cứu tại Nga Sơn,


4
Thanh Hóa thấy có mối liên quan giữa kiến thức, thái độ, thực hành sử dụng
nhà tiêu hợp vệ sinh với tình trạng nhiễm SLGN. Nghiên cứu của Nguyễn
Văn Chương và cộng sự kết hợp điều trị đặc hiệu, can thiệp truyền thông
giáo dục đã làm tăng hiểu biết của người dân về SLGN tại xã can thiệp tỷ lệ
nhiễm sán O. viverrini giảm 74,1%; cường độ nhiễm giảm 76,75% so với
trước can thiệp.
- Thái độ: Mặc dù có thể phòng chống SLGN, SLRN đơn giản bằng cách
chỉ ăn cá đã nấu chín, tuy nhiên rất khó khăn để hàng triệu người thay đổi
thói quen ăn uống qua nhiều thế kỷ.
- Ăn gỏi cá: Tất cả các nghiên cứu về hành vi, thới quen, tập quán nuôi cá,
ăn rau sống trên thế giới và Việt Nam đề thống nhất ăn gỏi cá là yếu tố nguy
cơ nhiễm SLGN/ SLRN.
Một số công trình nghiên cứu tại Hàn Quốc, Trung Quốc… cũng thấy sự
liên quan giữa ăn gỏi cá với nhiễm sán lá gan nhỏ nói riêng và sán truyền
qua cá nói chung. Tại Trung Quốc thấy ăn cá nước ngọt hoặc tôm sống nấu
chưa chín là yếu tố nguy cơ chính truyền C. sinensis [89].
Một số nghiên cứu ở Việt Nam cũng cho thấy ăn gỏi cá là yếu tố nguy cơ
nhiễm sán lá gan nhỏ. Nghiên cứu tại Tân Thành và Yên Lộc, huyện Kim
Sơn
Một số yếu tố liên quan đến hành vi ăn gỏi cá như địa điểm, chủng loại cá…
có ảnh hưởng đến nguy cơ nhiễm sán. Ăn cá ở nhà hàng được coi là có nguy
cơ bị nhiễm sán lá gan nhỏ cao hơn do phần lớn gỏi cá được chế biến từ cá

được nuôi trồng, đánh bắt tại địa phương.
- Điều kiện vệ sinh môi trường: Blanton R. (2007) nghiên cứu nhà có ao
nuôi cá cũng được coi là yếu tố nguy cơ [91]. Những người sống gần nguồn
nước ngọt tỷ lệ nhiễm cao hơn gấp 2,15 lần. Chuồng lợn, nhà vệ sinh gần
ao, hệ thống cống rãnh dẫn nước xuống ao, hồ làm cho ao hồ ô nhiễm phân.
Việc sử dụng phân người và động vật tươi nuôi cá liên quan tới nhiễm sán.
Vật dự trữ mầm bệnh của sán lá gan nhỏ gồm người, chó, mèo, lợn, chuột


5
và nhiều loại động vật ăn cá khác. Kiểm soát nhiễm sán ở động vật đóng vai
trò phòng nhiễm ở người [93].
1.2. Các phương pháp phát hiện và xác định loài Sán lá gan nhỏ và sán
lá ruột nhỏ.
Có thể áp dụng nhiều phương pháp khác nhau để chẩn đoán nhiễm SLN
như tìm trứng trong phân, xét nghiệm miễn dịch hay sinh học phân tử.
Xác định nhiễm sán lá gan nhỏ, sán lá ruột nhỏ dựa vào đặc điểm hình
thái học của trứng sán lá nhỏ trên kính hiển vi quang học. Các đặc điểm cần
phải xác định như hình dạng trứng sán, kích thức trứng, đặc điểm lớp vỏ,
các đặc điểm đặc trưng như có nắp, có vai nho cao, có mấu và có phôi phát
triển trong trứng.
- Kỹ thuật định danh sán trưởng thành: Chẩn đoán định danh loài sán có
thể thực hiện sau khi tẩy sán và thu sán trưởng thành [109]. Các đặc điểm
chính giúp phân loại sán theo hình thái là hình dáng, kích thước, đặc điểm
giác bụng, giác miệng, các cơ quan nội tạng chủ yếu là cơ quan sinh dục.
- Kỹ thuật định danh ấu trùng sán: Ấu trùng sán có thể định danh nhờ
vào các đặc điểm hình thái. Các đặc điểm thường được ứng dụng trong định
danh là giác bụng và giác miệng, răng xung quanh giác, hầu, thực quản và
ruột, tế bào lửa, tuyến bài tiết và lỗ bài tiết, mầm sinh dục: tinh hoàn, buồng
trứng, chất noãn hoàng, gonotyl, ống sinh dục và cơ quan tiếp nhận, gai

miệng, vỏ gai ....
- Kỹ thuật sinh học phân tử: Do phân bố trùng nhau và sự giống nhau về
hình thái SLGN, SLRN định danh chính xác bằng hình thái rất khó khăn.
Sinh học phân tử có tiềm năng lớn ứng dụng trong định dan SLGN, SLRN.
Các kỹ thuật sinh học phân tử thường hay được sử dụng để xác định thành
phần loài sán lá nhỏ như: Kỹ thuật PCR với mồi đặc hiệu của loài; PCR đa
mồi; PCR-RFLP và Giải trình trình tự gen. Các đoạn gen nhân như ITS1,
ITS2…và gen ti thể như COX1 là những gen thường hay được sử dụng để
thẩm định thành phần loài, xác định cây phả hệ (cây chủng loại phát sinh)
các loài sán lá gan nhỏ và sán lá ruột nhỏ.


6
1.3. Triệu chứng, chẩn đoán và điều trị SLGN, SLRN
Triệu chứng lâm sàng khi nhiễm SLGN phụ thuộc vào số lượng sán
nhiễm trong đường dẫn mật. Những bệnh nhân nhiễm nhẹ thường không có
triệu chứng. Những trường hợp nhiễm nặng biểu hiện lâm sàng thường rõ
với các triệu chứng khác nhau.
Chẩn đoán nhiễm SLGN ở người cần dựa vào các yếu tố như: tiền sử ăn
gỏi cá và sống trong vùng dịch tễ nhiễm sán, các triệu chứng lâm sàng và
xét nghiệm phân hoặc dịch tá tràng. Các kỹ thuật chẩn đoán nhiễm SLGN
bao gồm tìm trứng trong phân, xét nghiệm miễn dịch và sinh học phân tử.
Praziquantel là thuốc có hiệu quả được lựa chọn trong điều trị.
Nhiễm Heterophyidae nhẹ thường không biểu hiện lâm sàng gì đặc biệt.
Bệnh thường có diễn biến nhẹ và nhanh. Trường hợp nhiễm nặng có thể gặp
các triệu chứng như tiêu chảy, phân nhầy, đau bụng, chán ăn, khó tiêu, buồn
nôn và nôn. Các triệu chứng thường tự giảm dần sau 1 tháng nhưng cũng có
thể kéo dài tới 1 năm. Chẩn đoán nhiễm Heterophyidae dễ dàng nhờ phát
hiện trứng trong phân. Praziquantel là thuốc có hiệu quả và được lựa chọn
cho tất cả các loài sán Heterophyidae.

1.4. Phòng chống sán lá gan nhỏ và sán lá ruột nhỏ
Đối với SLN, việc phòng chống nên tập trung vào các biện pháp nhằm
giảm và loại bỏ các yếu tố làm tăng khả năng lây truyền bệnh: Chủ động
phát hiện và điều trị người nhiễm; Bảo vệ ao nuôi cá và các hệ thống nuôi
trồng thủy sản khác trước nguy cơ nhiễm bẩn từ các nguồn đào thải trứng;
Quản lý, xử lý đúng cách phân người, chó mèo và các động vật nhiễm khác
sẽ giảm được các nguy cơ nhiễm trứng vào nguồn nước qua đó giúp phòng
chống được nhiễm SLGN; Kiểm soát ốc trong các ao hồ; Tăng cường hoạt
động giáo dục truyền thông để loại bỏ thói quen ăn cá sống, chế biến và sử
dụng cá đúng cách.
CHƯƠNG 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
- Đối trượng nghiên cứu cho nghiên cứu đặc điểm dịch tễ :


7
+ Người dân sống tại 2 huyện Kim Sơn và Yên Khánh của tỉnh Ninh Bình.
Người dân từ 15 tuổi trở lên không phân biệt nam, nữ, nghề nghiệp, dân tộc
sống tại điểm nghiên cứu, tự nguyện tham gia nghiên cứu. Có khả năng trả
lời phỏng vấn. Đồng ý tham gia nghiên cứu và cung cấp mẫu phân.
+ Năm loài cá nước ngọt và 1 loài cá nước nợ tại các điểm nghiên cứu.
- Đối tượng nghiên cứu cho nghiên cứu xác định thành phần loài sán lá gan
nhỏ, sán lá ruột nhỏ:
+ Trứng sán lá từ người nhiễm sán.
+ Sán lá trưởng thành thu được từ người nhiễm.
+ Ấu trùng sán lá gan nhỏ, sán lá ruột nhỏ thu được từ cá.
2.2. Thời gian thực hiện:
Nghiên cứu được triển khai từ năm 2016 đến năm 2018.
2.3. Địa điểm nghiên cứu
- Thực địa: Nghiên cứu được tiến hành tại xã Kim Đông, xã Kim Tân thuộc

huyện Kim Sơn và xã Khánh Thành, Khánh Thủy thuộc huyện Yên Khánh,
tỉnh Ninh Bình.
- Phòng thí nghiệm: Khoa Ký sinh trùng, Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn
trùng Trung ương; Labo giun sán bộ môn Ký sinh trùng, Học viện Quân y:
Labo của phòng Vi sinh và các mầm bệnh sinh học, Viện Nghiên cứu Y
dược học, Học viện Quân Y.
2.4. Thiết kế nghiên cứu
- Nghiên cứu mô tả điều tra cắt ngang xác định tình hình nhiễm sán và một
số yếu tố liên quan đến nhiễm sán lá gan nhỏ và sán lá ruột nhỏ trên người
và trên cá.
- Nghiên cứu mô tả xác định thành phần loài sán lá gan nhỏ và sán lá ruột
nhỏ bằng hình thái và sinh học phân tử.
2.5. Cỡ mẫu nghiên cứu
2.5.1. Nghiên cứu dịch tễ học
- Mẫu nghiên cứu tỷ lệ nhiễm SLGN, SLRN trên người và phỏng vấn KAP


8

Trong đó, n: cỡ mẫu tối thiểu của 1 huyện cần đạt được trong nghiên cứu.
Z1-α/2 = 1,96; p = 0,145 và ε = 0,35. Tính được n = 184,9 và làm tròn 185
người/huyện. Thực tế điều tra tại 2 huyện 4 xã nghiên cứu là 400 người,
trong đó người tham gia nghiên cứu vừa được xét nghiệm phân đồng thời
vừa được phỏng vấn KAP.
2.5.2. Mẫu nghiên cứu tỷ lệ nhiễm SLGN, SLRN trên cá nước ngọt
Cỡ mẫu theo công thức (1). Trong đó, Z1-α/2 = 1,96; p = 0,66. ε=0,25.
Tính toán được n = 31,6 làm tròn 32 cá thể/loài cá. Thực tế xét nghiệm 345
con cá thuộc 6 loại cá người dân địa phương hay dùng ăn gỏi gồm 6 loài cá
nước ngọt ( Mè, Trôi, Trắm, Chép, Rô phi) và 1 cá nước lợ (Cá mòi).
2.5.3. Nghiên cứu xác định loài sán lá nhỏ tại điểm nghiên cứu bằng

sinh học phân tử
- Xét nghiệm phân 400 trường hợp cho cho 78 mẫu phân dương tính nhưng chỉ
có 70 mẫu đủ phân để tách chiết DNA và xét nghiệm PCR. Tỷ lệ mẫu cho sản
phẩm PCR là 42,85%.
- Tẩy đãi phân thu con sán trưởng thành và cặn phân cho 10 trường hợp có
cường độ nhiễm SLGN, SLRN cao nhất:
- Mẫu sán trưởng thành: đều là mẫu sán lá gan nhỏ phân tích đồng thời bằng
kỹ thuật PCR và giải trình tự để thẩm định kết quả.
- Xét nghiệm 345 mẫu cá của 6 loài cá cho 152 mẫu cá nhiễm nang ấu trùng
SLGN, SLRN.Thu được 18.323 nang ấu trùng của 3 loài sán trong đó có
2426 nang ấu trùng của H. Pumilio, 7 nang ấu trùng H. Taichui, 2 nang ấu
trùng C. sinensis.
2.6. Nội dung nghiên cứu:
+ Xác định tỷ lệ, cường độ nhiễm SLGN, SLRN trên người tại điểm nghiên
cứu: xét nghiệm tìm trứng và sán trưởng thành trong phân.
+ Một số đặc điểm dịch tễ học SLGN, SLRN: kiến thức, thái độ, thực hành
phòng chống SLGN, SLRN của người dân tại địa điểm nghiên cứu, các yếu


9
tố liên quan nhiễm SLGN, SLRN
+ Xác định tỷ lệ, cường độ nhiễm nang sán ở vật chủ trung gian (cá)
+ Xác định thành phần loài trứng sán thu được trong phân; xác định thành
phần loài sán trưởng thành thu được từ người nhiễm và xác định loài nang
ấu trùng thu được từ cá dựa vào đặc điểm hình thái học
+ Xác định loài nang ấu trùng thu được từ cá, trứng sán lá và sán lá trưởng
thành thu được từ người bằng sinh học phân tử sử dụng cặp mồi cho vùng
gen nhân ITS2 và gen ti thể COX1.
2.7. Các chỉ số đánh giá:
+ Đặc điểm nhân chủng học của đối tượng nghiên cứu: tuổi, giới, trình độ

học vấn, nghề nghiệp...
+ Tỷ lệ nhiễm sán: số người xét nghiệm có trứng sán lá nhỏ trên tổng số
người xét nghiệm, tính bằng tỷ lệ phần trăm (%).
+ Cường độ nhiễm sán: tính bằng số trứng trong một gam phân (EPG), phân
loại thành 3 mức là nhiễm nhẹ (< 1.000), trung bình (1.000 - 10.000 EPG)
và nặng (>10.000 EPG).
+ Kiến thức thái độ thực hành phòng chống SLGN, SLRN của người dân
địa phương.
+ Yếu tố liên quan nhiễm SLGN, SLRN trên người tại điểm nghiên cứu
+ Tỷ lệ cá nhiễm nang ấu trùng: (số cá nhiễm nangấu trùng)/(tổng số cá xét
nghiệm) x100
+ Tỷ lệ từng loài cá nhiễm nang ấu trùng: (số cá cùng loài nhiễm nang ấu
trùng)/(tổng số cá cùng loài xét nghiệm) x 100.
+ Cường độ nhiễm: (số nang ấu trùng thu được)/(tổng số gam cá xét
nghiệm).
+ Một số dặc điểm hình thái học về trứng, con trưởng thành và nang ấu
trùng của sán lá gan nhỏ và sán lá ruột nhỏ.
+ Một số đặc điểm sinh học phân tử của trứng, con trưởng thành và nang ấu
trùng sán lá gan nhỏ dựa trên gen nhân ITS2 và gen ti thể COX1. So sánh tỉ
lệ tương đồng của các gen nghiên cứu với số liệu trên gen bank.


10
2.8. Các kỹ thuật sử dụng trong nghiên cứu
- Kỹ thuật xét nghiêm phân Formaline Ether
- Kỹ thuật phỏng vấn người tham gia nghiên cứu bằng bộ câu hỏi (KAP).
- Kỹ thuật tiêu cơ cá để thu ấu trùng sán lá.
Kỹ thuật thu hồi sán trưởng thành và kỹ thuật nhuộm sán trong carmin.
- Kỹ thuật tách DNA của trứng sán trong phân, trong con trưởng thành và
trong ấu trùng metacercaria thu được từ cá.

- Kỹ thuật PCR xác định loài sán sử dụng đặc điểm phân tử của gen ITS2
-

và COX1
- Kỹ thuật giải trình tự thẩm định loài
2.9. Sai số và biện pháp hạn chế sai số
Sai số có thể gặp trong phỏng vấn và các tha tác kỹ thuật. Để hạn chế sai số,
chọn các điều tra viên được tập huấn thành thạo, áp dụng các quy trình chuyên
môn chuẩn của các phòng thí nghiệm đạt chuẩn ISO.
2.10. Đạo đức trong nghiên cứu
Nghiên cứu đã thực hiện nghiêm túc các quy định về đạo đức của Hội
đồng đạo đức trong nghiên cứu y sinh của Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn
trùng Trung ương.
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Xác định tỷ lệ, kiến thức, thái độ thực hành và một số yếu tố liên
quan nhiễm sán lá gan nhỏ, sán lá ruột nhỏ tại hai huyện Kim Sơn và
Yên Khánh, Ninh Bình 2016-2017.
Đã có 400 người dân tham gia nghiên cứu, nam giới 244 người
(61,0%), nữ giới 156 người (39,0%). Tỷ lệ người dân dưới 25 tuổi chiếm tỷ
lệ thấp nhất, nhóm tuổi 45 – 55 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất. Tuổi trung bình
của đối tượng nghiên cứu là 46,8 ± 11,57 tuổi.
Đa số đối tượng nghiên cứu là nông dân 316 trường hợp (79%); trình
độ học vấn hạn chế, hầu hết mới là trung học cơ sở 195 trường hợp (48,8%);
Trung học phổ thông 169 trường hợp (42,3%); Trung học, đại học chiếm 4
trường hợp (1%).


11
Đa số nhà có sử dụng hố xí hợp vệ sinh 349 trường hợp (87,25%).
Phần lớn người dân sống gần sông 269 trường hợp (67,25%), nhà có ao nuôi

cá 228 trường hợp (57%), nhà nuôi chó 286 (71,5%), nuôi mèo 253
(63,25%).
Bảng 3.1. Tỉ lệ hiểu biết về hành vi liên quan nhiễm sán lá gan nhỏ, sán
lá ruột nhỏ (n=400)
Số lượng
275
233
75
11

Hành vi
Ăn gỏi cá
Ăn rau sống
Qua da
Không biết

Tỷ lệ (%)
68,8
58,3
18,8
2,8

Nhận xét: Có 275 trường hợp trả lời nhiễm SLGN, SLRN qua ăn gỏi
cá (68,8%); 233 trường hợp trả lời qua ăn rau sống (58,3%); 75 trường hợp
cho rằng nhiễm SLGN, SLRN qua da (18,8%) và 11 trường hợp trả lời
không biết (2,8%).
Bảng 3. 2: Tỉ lệ tuổi, giới biết ăn gỏi cá sẽ nhiễm sán lá nhỏ
Nhóm đối tượng
15 - 29
Tuổi

30 - 39
n = 400
40 - 49
50 - 59
≥ 60
Giới
Nam
n = 400
Nữ

n
30
70
120
132
48
244
156

Số biết
18
45
84
92
36
166
109

Tỷ lệ (%)
60,00

64,29
70,00
69,70
75,00
68,03
69,87

P
0,336

0,782

Nhận xét: Tỷ lệ biết ăn gỏi cá nhiễm sán lá gan nhỏ, sán lá ruột nhỏ
tăng dần theo nhóm tuổi tuy nhiên sự khác biệt chưa có ý nghĩa thống kê.
Không có sự khác biệt về tỉ lệ nhiễm giữa hai giới.
Bảng 3. 3: Tỉ lệ người biết ăn cá chín có thể phòng nhiễm sán nhỏ
Nhóm đối tượng
15 - 29
Tuổi
30 - 39
n = 400
40 - 49
50 - 59
≥ 60
Giới
Nam
n = 400
Nữ

n

30
70
120
132
48
244
156

Số biết
18
45
84
92
36
166
109

Tỷ lệ (%)
60,00
64,29
70,00
69,70
75,00
68,03
69,87

P
0,336

0,782


Nhận xét: Có 69,3% đối tượng biết ăn chín có thể phòng được sán lá


12
gan nhỏ, tỷ lệ này có xu hướng tăng theo tuổi và ở nữ giới tuy nhiên khác
biệt chưa có ý nghĩa.
Bảng 3.4. Tỉ lệ hiểu biết các tác hại của sán lá gan nhỏ, sán lá ruột nhỏ
Tác hại

Số lượng
212
166
66
60
52
54
41

Đau bụng
Đau vùng gan
Thiếu máu
Viêm đường mật
Ung thư đường mật
Sỏi mật
Ngứa

Tỷ lệ (%)
53,0
41,5

18,0
15,0
13,0
13,5
10,3

Nhận xét: Tác hại của sán lá gan nhỏ được biết nhiều nhất là: Đau
bụng với 212 trường hợp trả lời (53%): Đau vùng gan với 166 trường hợp
trả lời (41,5%) nhiều hơn so với các tác hại khác và có ý nghĩa thông kê với
P < 0,05.
Bảng 3. 5: Thái độ người dân với bệnh sán lá nhỏ
Thái độ
Thái độ xử trí
nếu biết nhiễm
SLGN, SLRN
Thái độ nếu biết
ăn gỏi cá có thể
nhiễm bệnh

Đi khám bác sĩ
Tự mua thuốc
Để tự khỏi
Vẫn ăn
Không ăn
Giảm số lần ăn

Số lượng
387
9
4

13
297
90

Tỷ lệ (%)
96,8
2,2
1,1
3,3
74,3
22,4

Nhận xét: Có 387 trường hợp chiếm đa số (96,8%) chọn: “Đi khám
bác sĩ” nếu biết mình bị nhiễm sán. 297 trường hợp trả lời sẽ không sẽ
không ăn gỏi cá nếu biết bị nhiễm bệnh nguy hiểm (74,3%).
Bảng 3. 6: Tỷ lệ người dân có ăn gỏi cá tại địa điểm nghiên cứu
Ăn gỏi
Huyện
Kim Sơn (1)
Yên Khánh (2)
Tổng

Số lượng
Tỷ lệ (%)
Số lượng
Tỷ lệ (%)
Số lượng
Tỷ lệ (%)



154
77,4
139
69,2
293
73,3

Không
45
22,6
62
30,8
107
26,7

Tổng
199
100
201
100
400
100

p1-2
> 0,05

Nhận xét: Có 73,3% trường hợp ăn gỏi cá tại địa điểm nghiên cứu, tỷ
lệ ăn gỏi cá giữa hai huyện khác biệt chưa có ý nghĩa thống kê.



13
Bảng 3. 7: Tỷ lệ người dân có ăn gỏi cá theo nhóm tuổi, giới (n=400)
n

Số người
ăn gỏi

Tỷ lệ (%)

15 – 29

30

18

60,00

30 – 39

70

53

75,71

40 – 49

120

90


75,00

50 – 59

132

94

71,21

≥ 60

48

38

79,17

Nam

244

209

85,7

Nữ

156


84

53,8

Nhóm

Nhóm
tuổi
Giới

p

> 0,05

< 0,001

Nhận xét: Tỷ lệ ăn gỏi cá ở các nhóm tuổi khác biệt chưa có ý nghĩa. Tỷ lệ
nam giới ăn gỏi cá (85,7%) cao hơn nữ giới (53,8%) có ý nghĩa p < 0,001.
Bảng 3. 8: Lý do và địa điểm ăn gỏi cá

Lý do

Nơi ăn

Yếu tố
Thích ăn
Uống rượu
Được chiêu đãi
Tiếp khách

Ở nhà
Ở quán
Ở đầm nuôi cá
Nhà bạn
Nơi khác

Số lượng
110
107
67
50
233
124
23
3
56

Tỷ lệ (%)
27,50
26,75
16,75
12,50
58,25
31,00
5,75
0,75
14

Nhận xét: Lý do ăn gỏi cá là vì thích là ăn (27,5%), lý do ăn gỏi để uống
rượu (26,8%). Địa điểm thường ăn gỏi cá: Ở nhà (58,25%); Ở quán (31%).

Bảng 3. 9: Tần suất ăn gỏi cá theo giới
Tần suất
1 lần /tháng
2 - 3 lần /tháng
≥ 4 lần /tháng
Tổng
p

Nam (n=209)
n1
%
137
65,55
53
25,36
19
9,09
209
100,00
0,032

Nữ (n=84)
n2
%
55
65,48
28
33,33
1
1,19

84
100,00

Tổng
n
192
81
18
2
293

%
65,53
27,65
6,14
0,68
100

Nhận xét: Đa số người dân được điều tra ăn gỏi cá ăn 1 lần/tháng 192
trường hợp (65,6%); Ăn hàng tuần (≥ 4 lần /tháng) chỉ 6,14%.


14
Nam giới có xu hướng ăn nhiều lần hơn so với nữ (p<0,05).
Bảng 3. 10: Tỷ lệ nhiễm sán lá nhỏ của đối tượng nghiên cứu
Nhiễm sán
Huyện
Kim Sơn (1)
Yên Khánh (2)
Tổng


Số lượng
Tỷ lệ (%
Số lượng
Tỷ lệ (%)
Số lượng
Tỷ lệ (%)

Dương
tính
40
20,1
38
18,9
78
19,5

Âm
tính
159
79,9
163
81,1
322
80,5

Tổng

p1-2


199
100
201
100
400
100

0,861

Nhận xét: Tỷ lệ nhiễm sán tại địa điểm nghiên cứu là 19,5%, tỷ lệ
nhiễm ở Kim Sơn là 20,1%; ở Yên Khánh là 18,9%; Sự khác biệt tỉ lệ
nhiễm giữa hai huyện không có ý nghĩa thống kê.
Bảng 3. 11: Cường độ nhiễm sán lá nhỏ ở đối tượng nghiên cứu
Nhóm
Toàn bộ
Mức độ
nhiễm
Huyện

n (%)

78 (100)
Nhẹ
68 (87,17)
Trung bình 10 (12,83)
Nặng
0 (0)
Kim Sơn
40
Yên Khánh

38

Trung bình
(Trứng/gam phân,
Mean ±SE)
517,06 ± 124.9455

723,00 ± 231.5450
396,84 ± 75.6782

p

0,194

Nhận xét: Cường độ nhiễm sán trung bình chung 2 huyện là 517,06
(trứng/gam phân). Kim sơn 723,00 (trứng/gam phân); Yên Khánh 396,84
(trứng/gam phân. Sự khác biệt chưa có ý nghĩa thống kê.
Mức độ nhiễm: Nhẹ 68 trường hợp (87,17%); Trung bình 10 trường
hợp (12,83%); Nhiễm nặng không có trường hợp nào.
Bảng 3. 12: Liên quan giữa ăn gỏi cá với nhiễm sán lá nhỏ
Nhiễm sán
Ăn gỏi


Số lượng
Tỷ lệ (%)
Không Số lượng
Tỷ lệ (%)

Có Không Tổn

p
nhiễm nhiễm
g
73
220
293
24,9
75,1 100
<
5
102
107 0,001
4,7
95,3 100

OR
(CI 95%)
6,769
(2,655 –
17,259)

Nhận xét: Tỷ lệ nhiễm sán ở người ăn gỏi cá (24,9%) cao hơn so với


15
người không ăn gỏi cá (4,7%). Người ăn gỏi cá có nguy cơ nhiễm sán cao
hơn 6,8 lần so với người không ăn gỏi cá (OR = 6,769; p < 0,001).
Bảng 3. 13: Liên quan giữa tần suất ăn gỏi cá với nhiễm sán lá nhỏ

107


Số
nhiễm
5

Tỷ lệ
(%)
4,67

1 lần /tháng (2)

192

43

22,40

2 – 3 lần /tháng (3)
≥ 4 lần/tháng (4)

81
20

21
9

25,93
45,00

Số lần ăn


n

Không ăn (1)

p
p1-2;3;4 < 0,05
p2-3 > 0,05;
p2-4 < 0,05
P3-4 < 0,05
p1;2;3;4 < 0,05

Nhận xét: Tần suất ăn gỏi cá có liên quan đến tỷ lệ nhiễm sán.
Tỷ lệ nhiễm sán ở người ăn gỏi cá nhiều lần (≥ 4 lần/tháng; 45,00%)
cao hơn có ý nghĩa so với người ăn ít lần hơn (p<0,05).
Bảng 3. 14: Liên quan giới và tỷ lệ nhiễm sán lá nhỏ
Huyện/ Giới
Kim sơn
Nam
Nữ
Yên
Nam
khánh
Nữ
Chung
Nam
n = 400
Nữ

Nhiễm

81
78
98
65
179
143

Không
nhiễm
31
9
34
4
65
13

Tổng
112
87
132
69
244
156

OR
(CI95%)
3,32
(1,48 – 7,42)
4,44
(1,51 – 13,03

3,99
(2,12-7,54)

p
0,004
0,001
<
0,001

Nhận xét: Kết quả cho thấy ở cả 2 huyện tỷ lệ nhiếm sán lá nhỏ của
nam giới đều cao hơn nữ giới; tỷ lệ nhiễm chung cả hai huyện cao gấp 3,99
lần (26,6% so với 8,3%; OR 3,99; CI95% 2,12- 7,54), sự khác biệt này có ý
nghĩa thống kê với p<0,001).
Bảng 3. 15: Liên quan giới, ăn gỏi cá và nhiễm sán lá nhỏ
Ăn gỏi cá/ Giới
Có ăn gỏi cá Nam
Nữ
Không ăn
Nam
gỏi cá
Nữ
Chung
n = 400

Nam
Nữ

62
11
3


Không
nhiễm
147
73
32

2
65
13

70
179
143

Nhiễm

Tổng
209
84
35
72
244
156

OR
(CI95%)
2,799
(1,390 – 5,636)
3,281

(0,522 –
20,607
3,99
(2,12-7,54)

p
0,003
0,196

<0,00
1

Nhận xét: Kết quả cho thấy, ở những người không ăn gỏi cá, tỷ lệ


16
nhiếm sán lá nhỏ của nam giới và nữ giới khác biệt chưa có ý nghĩa, tuy
nhiên ở người ăn gỏi cá, tỷ lệ nhiễm sán lá nhỏ của nam giới cao hơn nữ
giới 2,799 lần, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p<0,01).
Bảng 3. 16: Tỷ lệ nhiễm nang ấu trùng sán trên cá
Loài cá

Số nhiễm nang ấu trùng
Số
xét
sán
Giá trị p
nghiệm
Số lượng
Tỷ lệ (%)


Mè (1)

87

58

66,7

Trôi (2)

53

8

15,1

Trắm (3)

51

40

78,4

Chép (4)

52

45


86,5

Rô phi (5)

52

1

1,9

Mòi

50

0

0

Tổng

345

152

44,1

(1-3) > 0,05
(3-4;1) > 0,05
(2-4;5) < 0,05

(2-3;5) < 0,05
(1-2;5) < 0,05
(2-5) > 0,05

Nhận xét: Tỷ lệ nhiễm nang ấu trùng 44,1%. Cả 5 loài cá nước ngọt
đều nhiễm nang ấu trùng. Tỉ lệ nhiễm cao nhất: Cá chép (86,5%); Cá trắm
(78,4%); Cá mè (66,7%). Cá mòi không nhiễm nang ấu trùng sán.
Bảng 3. 17: Cường độ nhiễm nang ấu trùng sán trong cá nước ngọt
(nang ấu trùng/gam cá xét nghiệm )
Số cá XN

Số nang sán
Trung bình
của cái gì

Độ lệch chuẩn

Giá trị p

Mè (1)

87

0,1529

0,4056

Trôi (2)

53


0,0585

0,3443

Trắm (3)

51

6,3769

11,8058

Chép (4)

52

0,4677

0,5706

Rô phi (5)

52

0,0004

0,0028

(1-2) > 0,05

(1-3;4) < 0,001
(1-5) < 0,01
(2-3; 4) < 0,001
(2-5) > 0,05

Tổng

295

1,2406

5,4208

Loài cá

(3-4;5) < 0,01
(4;5) < 0,01

Nhận xét: Mật độ nang ấu trùng sán lá nhỏ là 1,24 nang ấu trùng/gam
cá; Cao nhất ở cá trắm 6,38 nang ấu trùng/gam cá, thấp nhất là cá trôi 0,56
nang ấu trùng/gam cá.


17
3.2. Xác định thành phần loài sán lá gan nhỏ, sán lá ruột nhỏ bằng hình
thái và kỹ thuật sinh học phân tử.

Hình 3.1. Hình ảnh trứng sán lá nhỏ trong phân
Nhận xét: Quan sát hình dạng trứng sán lá nhỏ trong phân thấy:
+ Trứng có hình bầu dục, hơi nhỏ hơn ở một đầu, giống hình hạt vừng;

+ Vỏ trứng mỏng, bề mặt vỏ trứng nhìn không rõ thô ráp hay trơn nhẵn;
+ Đầu thóp nhỏ có nắp và có vai nhô cao rõ ràng bao quanh nắp;
+ Có một núm nhỏ (gai, knob) hình dấu phẩy ở đầu to hơn bên kia;
+ Trong trứng có hình ảnh phôi.
+ Kích thước trung bình 28,6 (D) x 16,3 (R) phù hợp với trứng sán C.
sinensis và trứng sán lá ruột nhỏ.
Giác miệng

Tuyến
noãn
hoàn

Giác
bụng

Tử
cung

Buồng
trứng

A

Tinh hoàn

B
Hình 3. 2: Hình ảnh sán trưởng thành
(Hình A sán tươi chưa nhuộm, Hình B sán nhuộm carmine)



18

Hình 3.3. Hinh ảnh điện di sản phẩm PCR trong mẫu phân
Band 1: 50 bp DNA marker), band 2: chứng âm, band 3-5: mẫu.
Nhận xét: Hình ảnh điện di cho sản phẩm có kích thước khoảng 400 bp.

Hình 3. 4: Cây phả hệ trứng sán lá nhỏ ở người dựa vào ITS2
Nhận xét: Cây phả hệ sán lá nhỏ được xây dựng dựa vào chuỗi ITS2
trong luận án và một số chuỗi từ GenBank (KJ137228, JQ048601,
AY584735, DQ513407, JX532156, AY245706, KP165440, EF6124489) tất
cả các mẫu cho kết quả tách chiết DNA ở người đều là sán C. sinensis.


19
Bảng 3.18. Một số chuỗi gen ITS 2đã được đăng ký trên ngân hàng gen
Mã mẫu
59-NB
102-NB
119-NB
TX1-NB

Loài
Clonorchis sinensis
Clonorchis sinensis
Clonorchis sinensis
Clonorchis sinensis

Mã trên ngân hàng gen
MN128615
MN128616

MN128617
MN128618

Nhận xét: Kết quả cho thấy tất cả các mẫu sán cho kết quả tách chiết
DNA ở người đều là sán lá gan nhỏ C. sinensis
Bảng 3. 19: Mức độ tương đồng mẫu 115 với một số chuỗi gen
Số TT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10

Tên chuỗi

Nguồn

EU652407
MN116478
MN116477
MN116476
MN116475
KY564177
KJ204622
KJ204600

KJ204582
KJ204590

Việt Nam
Nga
Nga
Nga
Nga
Korea
Việt Nam
Việt Nam
Nga
Nga

Mức độ tương
đồng (%)
99,52
99,01
99,01
99,01
99,01
99,01
99,01
99,01
99,01
99,01

Tên loài
C. sinensis
C. sinensis

C. sinensis
C. sinensis
C. sinensis
C. sinensis
C. sinensis
C. sinensis
C. sinensis
C. sinensis

Nhận xét: Chuỗi gen cox1 của mẫu 115 trùng hợp > 99,0% với một
số chuỗi của sán lá gan nhỏ C. sinensis.

Hình 3.5. Cây phả hệ trứng sán lá nhỏ ở người dựa vào CoxI
Nhận xét: Tất cả các mẫu trứng sán ở người đều là SLGN C. sinensis.


20
3.2.2. Thành phần loài sán lá gan nhỏ, sán lá ruột nhỏ ở cá

Hình 3.6. Nang ấu trùng sán lá ruột nhỏ ở cá
A H. pumilio; B H. taichui; C-D C. sinensis
Nhận xét: Nang ấu trùng H. pumilio (A), và ấu trùng nang của H.
taichui (B) có những gai nhỏ hình chữ I xếp bên trong giác bụng. Nang ấu
trùng của C. sinenis (C-D) giác bụng không có gai bám.

Hình 3.7. Hình ảnh sản phẩm PCR trong nang ấu trùng sán
M. Marker 50 bp, 1. Đối chứng âm, 2. H. taichui, 3. H. pumilio, 4. C. Senisis.

Nhận xét: Sau khi tách chiết DNA, các mẫu được PCR bằng cặp mồi ITS2
với các kích thước mong đợi lần lượt là 530 bp (H. taichui), 380 bp (H.

pumilio), 390 bp (C. sinensis).


21
Bảng 3. 20: Các chuỗi gen ấu trùng sán đã đăng ký trên ngân hàng gen
Mã trên ngân hàng gen

Loài

Mã mẫu

MK453254

Haplorchis pumilio

2T43

MK453255

Haplorchis pumilio

218

MK780187

Clonorchis sinensis

30T1C

MK790157


Haplorchis taichui

33T1

Nhận xét: Kết quả trên cá phát hiện được 3 loại nang ấu trùng SLGN:
C. Sinensis và SLRN: H. pumilio, H. taichui .

Hình 3.8. Cây phả hệ nang ấu trùng SLGN, SLRN dựa vào ITS2
Nhận xét: Một số chuỗi gen từ nang ấu trùng trong nghiên cứu này
cùng với một số chuỗi khác trên ngân hàng gen (JX532156, AY245706,
AY584735, DQ513407, KJ137228, JQ048601, KP165440, KX815126,
EF612489) được sử dụng để xây dựng cây phả hệ, bằng phần mềm MEGA
7 theo phương pháp Neighbor joining. Kết quả phát hiện được nang ấu
trùng của SLGN: C. Sinensis và SLRN: H. pumilio, H. taichui .


22
KẾT LUẬN
1. Xác định một số đặc điểm dịch tễ sán lá gan nhỏ, sán lá ruột nhỏ tại 2
huyện Kim Sơn và Yên Khánh tỉnh Ninh Bình, năm 2016
1.1. Đặc điểm dịch tễ nhiễm sán lá gan nhỏ, sán lá ruột trên người:
Qua nghiên cứu 400 người từ 15 tuổi trở lên, sinh sống lâu dài tại địa
phương, nghiên cứu có một số kết luận sau:
- Tỷ lệ và cường độ nhiễm
+ Tỷ lệ nhiễm sán lá gan nhỏ, sán lá ruột nhỏ là 19,5%; Huyện Kim Sơn tỉ
lệ nhiễm 20,1%; Huyện yên Khánh 18,9%. Không có sự khác biệt tỷ lệ
nhiễm giữa hai huyện. Tỷ lệ nhiễm ở nam giới (26,6%) cao hơn ở nữ (8,3%)
(p< 0,001).
+ Cường độ nhiễm sán trung bình là 517,06 trứng/g phân; đa số (87,2%) đối

tượng nhiễm nhẹ, không có đối tượng nào nhiễm mức độ nặng. Cường độ
nhiễm sán trung bình ở nam cao hơn ở nữ.
- Kiến thức, thái độ, thực hành của người dân về phòng chống sán lá gan
nhỏ, sán lá ruột nhỏ tại địa điểm nghiên cứu
+ Tỉ lệ dân đã từng nghe thông tin về sán tương đối cao (72,5%) trong đó:
68,8% biết sán lây truyền qua ăn gỏi cá, 69,3% biết ăn cá chín có thể phòng
bệnh, tỷ lệ biết về tác hại của sán còn thấp. 74,3% đối tượng sẽ không ăn
gỏi cá nếu biết ăn sẽ nhiễm bệnh nguy hiểm.
+ 73,3% đối tượng ăn gỏi cá, tỷ lệ nam giới ăn gỏi cao hơn nữ giới. Các loài
cá thường được sử dụng để ăn gỏi là cá mòi (62,25%), cá mè (52,75%), cá
chép (34,75%), cá trắm (32%). Người dân ăn gỏi cá vì nhiều lý do, ở nhiều
địa điểm cũng như cá ở nhiều nguồn khác nhau.
- Yếu tố liên quan nhiễm sán lá gan nhỏ, sán lá ruột trên người
+ Người ăn gỏi cá có nguy cơ nhiễm sán cao gấp 6,8 lần không ăn gỏi cá.
+ Chưa thấy sự liên quan giữa nhóm tuổi, nghề nghiệp, trình độ học vấn,
điều kiện sống (sống gần ao hồ, sông; có hố xí hợp vệ sinh, nuôi chó mèo);
các hành vi ăn rau sống; uống nước lã, đi chân đất; vệ sinh xuống ao với


23
nhiễm sán.
1.2. Đặc điểm dịch tễ nhiễm nang ấu trùng sán lá gan nhỏ, sán lá ruột
nhỏ trên cá tại hai huyện Kim Sơn và Yên Khánh, Ninh Bình
- Nghiên cứu 345 con cá thuộc 6 loài (cá chép, mè, trắm, trôi, rô phi, mòi),
kết quả cho thấy: Tỷ lệ nhiễm nang ấu trùng chung là 44,1%. Cá chép
(86,5%): Cá Trắm (78,4%): Cá mè (66,7%) là 3 loài cá có tỷ lệ nhiễm cao
nhất. 5 loài cá nước ngọt đều nhiễm nang ấu trùng. Cá mòi không nhiễm ấu
trùng sán.
- Cường độ nhiễm sán trên cá là 1,24 nang ấu trùng/gam cá; Cao nhất ở cá
trắm: 6,4 nang ấu trùng/gam, thấp nhất là cá trôi: 0,0004 nang ấu trùng/gam.

2. Thành phần sán lá gan nhỏ, sán lá ruột nhỏ tại hai huyện Kim Sơn
và Yên Khánh, Ninh Bình
2.1. Thành phần SLGN, SLRN ở người
- Kết quả định danh dựa vào đặc điểm hình thái và sinh học phân tử
(42,85% mẫu phân cho sản phẩm PCR, phân tích hai chỉ thị ITS2 và cox1)
tất cả trứng sán thu được đều là Clonorchis sinensis.
- Kết quả định danh hình thái và sinh học phân tử (phân tích gen vùng ITS2)
sán trưởng thành thu được là sán lá gan nhỏ Clonorchis sinensis.
2.2. Thành phần SLGN, SLRN ở cá
Thu thập được 18.323 nang ấu trùng của 5 loài cá nước ngọt định danh
phát hiện được 3 loài sán, trong đó nang ấu trùng của SLRN Haplorchis
pumilio chiếm 99,84%, SLRN Haplorchis taichui 0,14% và SLGN
Clonorchis sinensis 0,02%.
Nang ấu trùng của SLRN Haplorchis pumilio xuất hiện trên cả 5 loài
cá nước ngọt; Riêng cá trắm xuất hiện nang ấu trùng của cả ba loài sán
Haplorchis pumilio, Haplorchis taichui, Clonorchis sinensis.
Cường độ nhiễm cao nhất là của Haplorchis pumilio (1,0591 nang ấu
trùng/gam cá), thấp nhất là của Clonorchis sinensis (0,0002 nang ấu
trùng/gam cá).


24
KIẾN NGHỊ
- Cần tăng cường truyền thông giáo dục sức khỏe về nguy cơ nhiễm
bệnh, cách phòng chống sán lá để nâng cao kiến thức người dân, giảm các
hành vi liên quan đến sự lây truyền sán lá gan nhỏ, sán lá ruột nhỏ trong
cộng đồng, đặc biệt là an toàn vệ sinh thực phẩm ‘ăn chin, uống chin, không
ăn cá chưa nấu chín’ góp phần nâng cao sức khỏe cho người dân.
- Tăng cường ứng dụng các kỹ thuật có khả năng định danh chính xác
sán lá gan nhỏ, sán lá ruột nhỏ ở các giai đoạn khác nhau như kỹ thuật sinh

học phân tử để có hiểu biết chính xác, khoa học hơn về tình hình dịch tễ của
các loại sán ở Việt Nam.


25
Công trình hoàn thành tại
VIỆN SỐT RÉT - KÝ SINH TRÙNG - CÔN TRÙNG TRUNG ƯƠNG

Cán bộ hướng dẫn khoa học:
1. PGS.TS. Lê Trần Anh
2. PGS.TS. Lê Thị Hồng Hanh

Phản biện 1: …………………………….
Cơ quan: ………………………………..
Phản biện 2: …………………………….
Cơ quan: ………………………………..
Phản biện 3: …………………………….
Cơ quan: ………………………………..

Luận án được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Viện, họp tại
Viện Sốt rét-Ký sinh trùng-Côn trùng Trung ương vào hồi
Hà Nội, ngày …. tháng …. năm 2020

Có thể tìm đọc luận án tại:
- Thư viện quốc gia Việt Nam
- Thư viện Viện Sốt rét-Ký sinh trùng-Côn trùng Trung ương


×